CHUYỆN Ở PAI-LIN
Tác giả: Dạ Ngân

    
hưa bao giờ tôi thích nhìn cô bạn mỏng manh của tôi, bằng buổi tối ấy. Cô nàng ngồi trên băng ghế, lọt thỏm giữa tôi và bác sĩ Quang, tiểu đoàn phó tiểu đoàn quân y của đoàn N. Bên kia bàn là Chánh, trưởng đoàn chúng tôi cúng với thiếu úy Chất, cán bộ tuyên huấn của đơn vị. Trên chiếc bàn dã chiến chôn chân giữa lán tranh, mặt bàn ghép bằng ván thùng đạn B.40, lùm lùm những chùm nhãn do một y tá trẻ vừa hái xuống trong ánh sáng đèn pin. Vài tháng trước, vùng này là vùng tranh chấp giữa chính quyền cách mạng Campuchia và bọn Pôn Pốt ở mật khu Tà Sanh gần đó. Bọn lính áo đen nay được thay bằng áo xanh Tô Châu Trung Quốc, đêm đêm mò ra vơ vét lúa gạo và tranh với dân bất kể thừ trái gì ăn được trong những mảnh vườn ngày xưa sầm uất giờ rậm rạp, hoang vu. Lúc chúng tôi đến thăm đoàn N. nhân dân đã lác đác trở về cùng lúc với mùa nhãn chỉn tơi. Tuy vậy chim chóc vẫn tha hồ phè phỡn trên vùng đất thiên nhiên biệt đãi cho những loại cây ăn trái cao cấp mà không cần nhiều công, nhiều nước như xoài, mãng cầu dai. Tháng tám, tháng của những cơn gió đêm bất thường lồng lộn mang vào nhà mùi trái chín ngoài vườn hoang. Có những giây lát gió ngừng, hương nhãn đột nhiên lắng lại, như có cô tiên vừa dừng bước trước cửa lán và để tràn vào cái hương thơm quyến rũ của nàng.
Cô bạn Sa của tôi sung sướng nhận từ tay bác sĩ Quang trái nhãn đã bóc nửa vỏ rưng rưng nước rồi xoay xoay nó giữa những ngôn tay lung tung. Đôi mắt sâu, hàng mi đẹp chớp chớp nhìn anh chàng bác sĩ có gương mặt hơi gân guốc và dừng lạl vào đôi tay rất nhỏ, rất mềm của anh. Quả anh có đôi tay như sinh ra là để cầm dao mổ. Trước khi đến bệnh xá, thiếu úy Chất đã cho tôi nghe mấy giai thoại chung quanh bàn tay của bác sĩ Quang. “Ra trận mã biết phía sau có bác sĩ Quang là yên tâm ngay”. Anh em chiến sĩ bảo vậy.
Trong khi Quang nói về bịnh sốt rét, về con muỗi ba vòi, về thời tiết trái tính trái nết của Pai lin, Sa vẫn không rời mắt khỏi Quang, khó mà biết cô nàng đang quan tâm cái gì hơn: ban tay của bác sĩ Quang hay những con muỗi truyền bệnh?
Tôi nhìn sâu vào đôi mắt long lanh của cô bạn trong khi nó nói năng ríu rít, cả hai dấu hiệu đều không bình thường. Thinh thoảng, cô nàng nhìn sang phía Chánh, cái nhìn so sánh, đầy ý nghĩa. Hình như Chánh xanh xao hơn, phần vì hai ngày đường vất vả vừa qua, phần vì cái nhìn ấy của Sa - Dù mới quen Chánh qua đoạn đường ba trăm cây số từ Phôm Pênh đến đay, nhưng từ lâu tôi đã biết anh. Tôi nhìn thấy anh ở nhưng cuộc hội nghị phụ nụ tỉnh mà tôi thường là đại biểu đại diện cho thị hội thị xã Cần Thơ. Tôi còn nhìn thây anh rõ hơn qua quan hệ giữa anh va Sa, đề tài mỗi khi chúng tôi gặp nhau trong những buổi tối.
Chánh là trưởng văn phòng của Tỉnh hội phụ nữ, chỗ Sa công tác. Anh sống chỉn chu, tận tụy với chức trách của mình. Mới mấy ngày đường vừa qua, tôi còn khám phá ra anh là người tận tụy trong tình yêu. Hôm ấy, để cho Sa đỡ xóc trên băng ghế chiếc GMC không mui, băng mọi cách, kể cả việc phải trả ơn cho những anh bộ đội đi cùng bằng nụ cười cố định, khi họ cố moi từ trong đống sách báo ra cái túi xách để Chánh lấy cái mền. Anh buộc Sa phải ngồi lên cãi mền ấy và Sa bé bỏng đã ngoan ngoãn nghe theo như đứa trẻ. Hầu như lần nào xe nghỉ, anh cũng lượn lờ quanh cô dù Sa của tôi đã bị vây giữa những anh bộ đội đồng hành. Lên xe, anh nhanh nhẹn trèo qua thành ghế, chiếm chỗ đâu băng, ý tứ chừa ra một chỗ hẹp cho Sa và khi cô ngồi ghé xuống, cánh tay bôi hồi của anh hết đặt lên thành ghế sau lưng Sa rỗi lại thu về, những ngón tay trắng trẻo lúa vào mái tóc thật mượt. Giờ đây, vẻ xanh xao làm cho anh thành bạch tạng giữa thiếu úy Chất xám xịt sốt rét và bác sĩ Quang phong trần. Anh đã bắt gặp những dấu hiệu không bình thường ở Sa nhưng anh vội dời mắt về chỗ cũ, như sợ những giây phút lơ đãng thì gương mặt nhỏ nhắn xinh xinh của cô bạn tôi sẽ thuộc về người khác! Mắt anh vừa mơn man âu yếm trên gương mặt Sa như vừa to ra khổ sở vì thấy phút chốc mình bị lu mờ, bị quên bỏ. Từng lúc, cái gờ không bình thường trên sóng mũi anh như nhô lên hơn, toàn bộ nét mặt thu lại trông có phần tồi tội. Nhưng khi mắt Sa lướt lên nó thì nó lập tức giãn ra, luống cuống như nó rứa phạng lỗi. Khi bác sĩ quang nói, Chánh vừa quan sát anh vừa coi chừng Sa, gương mặt thoắt thu lại trong vẻ ganh tị, thoắt giãn ra để được rạng rỡ, để được hài lòng. Trông anh vất vả như một diễn viên đóng một lúc hai vai kịch khó khăn.
Thêm một dấu hiệu không bình thường: Sa nhìn khiêu khích Quang, ánh mắt bạo dạn tinh nghịch, miệng chúm chím một câu nói hóm:
- Coi anh có phần đỏ đắn, bộ có thuốc riêng để chống sốt rét sao?
Quang bật cười rung cả vai, thích thú vì câu hỏi đùa có duyên và thẳng thắn của cô bạn tôi. Anh nói:
- Bởi vì tôi chưa vào Tà Sanh. Nhưng thứ sốt rét nầy, không chỉ chống lại nó bằng thuốc mà phải băng ý chí và công việc lao động đúng thời điểm trước khi cơn sốt quật anh xuống giường. Nói thì đơn giản nhưng giây phút trước khi làm cữ, mình bải hoải khó chịu lắm. Lúc đó, anh phải huy động toàn bộ ý chí mà vùng dậy, cầm lấy bất cứ cái gì, leng xẻng, dao búa làm cho anh toát mồ hôi để chiến thắng cơn bịnh. Thời gian thử thách đó giống khoảnh khắc người lính ngồi trong công sự, phía trước anh là địch đang giăng hàng ngang xáp vô, trong khi tai anh căng thẳng lùng bùng chờ một tiếng súng lịnh và tiếng thét xung phong của chỉ huy. Đó là giây phút lưỡng lự bản năng, là nên ngồi hèn nhát trong công sự hay là dũng cảm xông lên.
Trong khi bác sĩ Quang vui vẻ nói anh đã chiến thắng các cơn cữ như thế nào. tôi thích thú được nhìn cô bạn tôi dán ãnh mắt vào gương mặt gân guốc của anh, vừa thích vừa hồi hộp. Tôi hiệu được tâm trạng ấy của Sa và không khỏi lo âu. Trên đường dây, tình cảm phiêu lưu nầy, cô bạn tôi đang lò dò bước, liệu sẽ được gì hay chỉ đem về nỗi khổ như lần trước. Chuyện ấy đã xa, rất xa, nhưng mỗi khi nhớ lai, chính tôi cũng cảm thây bùi ngùi...
Hôm ấy, chiều cuối năm. Sa đến mà không nói trước bằng điện thoại như mọi lẫn. Cô nàng mặc qua loa, cãi quần tây đen, cái áo sơ mi trắng của ngay thường. Giữa căn phòng có mai có cúc của tôi, cô ta bèo nhèo như tờ lịch cũ rơi rớt. Tưởng cô nàng đã về quê ăn tết với má nên sự xuất hiện bất ngờ nãy làm tôi sửng sốt. Sa đáp lại tiếng reo của tôi bằng nụ cười mệt mỏi. Nó nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế mây bên bàn tiếp khách hai tay lập nhập mãi hai vạt áo, cái cỏ rụt lại giữa đôi vai xương xương. Điệu bộ này là tôi sắp được nghe mọt chuyện long trọng đây. Ngay việc Sa đến với tôi trong chiêu ba mươi cũng đủ báo cho tôi mức độ đáng lo của sự cố rồi. Có những chuyện tâm tình, người ta không san sẻ cho má, cho chị em trong nhà được!
Tôi cũng ngồi xuống chiếc ghế mây đối diện im lặng chờ. Qua cử chỉ, chúng tôi đọc được ý nghĩa của nhau vô ý tư chờ đợi người kia tự nói ra điều muốn nói.
- Hôm kia, anh Trung, tới chỗ mình - Sa nói.
- Có chuyện gì rồi hả? - Tôi hỏi, và đẩy về phía Sa ly nước lọc. Giây lâu Sa mới trả lời:
- Ảnh nói qua tết sẽ đi phép về ngoài kia chuyển mẹ với thằng nhỏ vô.
- Thằng nhỏ nào? - Tôi kêu lên
Tiếng kêu của tôi như xé lòng cô bạn yếu đuối. Nó ngã ngất ra lưng ghế, cắn căn môi, mắt nhắm nghiền, một giọt nước lăn xuống thái dương. Tôi đứng dậy, đặt bàn tay bạn chiếc khăn rồi ngoảnh mặt đi, không dám nhìn đôi môi run run bị kềm chát dưới hàm răng. Phút chốc, tôi vã cả thế giới nãy như không còn tồn tại mà chắc trong đầu bạn tôi chi lơ lửng hai tiếng thằng nhỏ khó hiểu nào đó.
Họ quen nhau trong kháng chiên, lúc anh là lính pháo binh còn chị là giao liên nội thành. Thật ra, khi mới quen biết Trung, người cán bộ của quân đội, Sa đã yêu anh. Đó không phải là tình cảm lãng mạn mà là tình cảm của một cô nữ sinh trong vùng tạm chiếm lần đầu tiếp xúc với sách báo cách mạng đã gặp ngay con người lý tưởng của mình. Sa yêu Trung bằng tình yêu thiêng liêng như yêu lý tưởng. Khi được may mắn gặp Trung trong đơn vị của anh bên bờ sông Nước Đục, Trung đã tức khắc đi sâu vào trái tim cô bởi phong cách dung dị, tình cảm thâm trầm. Cô yêu đơn phương, mòn mỏi vì tình yêu ấy cho đến ngày hòa bình. Càng ngày Sa càng héo hon vì yêu mà không được tình yêu chăm bón.
Chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, khoảng cách hai người dài ra theo chiều lăn của xe pháo. Sa vẫn lặng lẽ nuôi hy vọng, vẫn âm thầm chờ, sự chờ đợi nhẫn nại hiếm có tuy đôi lúc cô ta chạy đến khóc rưng rức với tôi vì tủi thân và vô vọng.
Một hôm, họ tình cờ gặp nhau trong Đại hội anh hùng và chiến sĩ quyết thắng trong toan quân khu. Bây giờ, họ mới có địa chỉ của nhau, anh ở Tham mưu quân khu và chị ở Tỉnh hội phụ nữ. Bằng linh cảm con gái, Sa biết mình cũng được yêu. Nhưng thái độ lừng khừng của Trung trong những lần đến thăm dè xẻn làm Sa băn khoăn. Và, khi Trung đã không kềm chế tình cảm của mình nữa, thi cô lại lo toan chuyện khác, cái điêu bất cứ cô gái nào cũng chờ đợi với nỗi hồi hộp êm đềm. Nhưng Trung vẫn im lặng một cách có tính toán. Vì sao vậy?
Không chờ được nữa, một hôm, Sa kéo tôi cùng đi đến chỗ Trung. Cô cố mặc giản dị nhưng chiếc áo màu hoa cà bên trong cái áo khoác mỏng bằng nỉ sọc ca rô trông cô tươm tất một cách kín đáo. Đến gần cánh cổng sắt đồ sộ, Sa ra hiệu bảo tôi đạp dấn lên trước. Suốt đoạn đường từ cơ quan tôi đến khu tập thể quân khu, Sa chỉ ậm ờ theo câu chuyện của tôi, đầu óc nó lơ mơ và miệng lúc nào cũng sẵn sàng cười. Đấy là lân đầu tiên nó xông đến nhà người yêu nên đôi chân lập cập thế nào mà chiếc xe ngã ra đất. Cô ta trả công tôi đã đến đỡ chiếc xe lên bằng cái đấm yêu vào lưng.
Người lính gác cho biết Trung đã có bạn rước đi chơi. Chúng tôi hỏi nhà người đó và cũng quyết đi xem ông bạn Tư Mồ của Trung là người như thế nào. Đây là dịp tìm hiểu người minh yêu qua bạn bè của anh ấy.
Kiếm ngôi nhà của Tư Mồ không khó nhưng cái khó là lý do khiến chúng tôi xông tới chỗ đó và nếu gặp Trung, chúng tôi sẽ nói gì. Hai đứa lưỡng lự ngoài chiếc cổng rào xộc xệch bằng kẽm gai. Sa chỉ cho tôi thấy cái ót vạm vỡ của Trung trong khi anh đang múa may thoải mái giữa ba người đàn ông ngồi quây quần trên nền gạch bông, giữa có chén đĩa lổng chổng và một cái chai ba xị đùng đục nước. Sa nói khổ đau:
- Gần đây anh Trung hay uống rượu ghê? - Vầng trán cô ta cau lại nặng nề. Nó ngước nhìn tôi băn khoăn - Nè, sao cái tên Tư Mồ nghe chợ trời quá!
Thấy vẻ khổ sở của cô bạn, vì bị giằng xé giữa nỗi khao khát gặp mặt Trung và nỗi lo mình bị coi thường, vì hành động bồng bột hôm nay, tôi bạo dạn lên tiếng. Trung ngoái nhìn ra, mắt nheo nheo như bị chói đen. Hình như Trung đã nhận ra dáng Sa nên anh mau mắn đứng lên, vừa đi vừa xỏ tay vào chiếc áo trắng. Anh hỏi tôi một câu trớt quớt:
- Hồng không có đi công tác hả?
Tôi bụm miệng cười ngất. Mặt Sa đỏ nhừ. Trung cố kéo chúng tôi vô nhà bạn anh nhưng Sa lắc đầu, tôi thì cương quyết đề nghị anh phải bỏ bàn nhậu về ngay.
Trên đường trở lại chỗ Trung, tôi cố vù lên trước để cho cô bạn rụt rè của tôi tự nhiên hơn với Trung.
Về đến nhà, lát sau, tôi tìm cớ đứng lên để dành không gian cho hai người. Tôi đi bách bộ trong dãy sân hun hút có những cây xoài hình nấm im lìm. Tôi thấy thời gian trôi quá chậm, còn với Sa, chắc chắn nó cảm thấy những giây phút đang vùn vụt như tên.
Khi được Trung "mời" vào, tôi nhìn chăm chăm vào mặt Sa để đoán họ đã nói với nhau những gì. Nhưng tôi đã đọc được sự im lặng cố tình của Trung trên mặt bạn tôi. Trước mặt họ là một chồng sách văn học. Tôi cầm lên hai quyển:
- Trời, Gắng sống đến bình minh - Tôi nhìn hai người đầy ý nghĩa như buông một dấu chấm than - Lại còn Năm 93 nữa. Đợi sao thấu, anh Trung?
Trung cười gắng gượng như đang có cơn đau và Sa cũng cười, nụ cười đi cùng với khóe mắt rơm rớm.
Trên đoạn đường về vắng vẻ, chúng tôi im lặng đi bên nhau. Gần tới chỗ ở, Sa mới lên tiếng:
- Mình linh cảm, mối tình này sẽ không đi đến đâu!
Thái độ khó hiểu mà Trung đã hé ra một cách lờ mờ cho Sa làm hai đứa tôi thức trắng đêm ba mươi tết. Sau khi Sa về, tôi nằm phờ phạc trong phòng suốt buổi sáng mồng một và nghĩ ngợi lan man về mối tình của nó. Đúng lúc đó, Trung gõ cửa phòng tôi như tiếng sét báo hiệu trận mưa, tôi vừa mong đợi vừa lo lắng. Thế là tôi khỏi phải đi tìm anh để "hỏi cho ra lẽ" như tôi đã hứa với Sa.
Trung đến, cùng với mùi rượu đủ để cho người đối diện phải chun mũi. Tôi nghiêm khắc nhìn anh:
- Sao lúc này anh mê man quá vậy?
Không tỏ vẻ nao núng, Trung trầm ngâm nhìn ra bên ngoài cửa sổ.
- Tôi không ghiền đâu Hồng. Nhưng bạn bè nó lôi kéo quá. - Anh nói buồn bã, miệng cười mơ hồ. Tôi nghe thấy cái yếu ớt trong lý lẽ của anh. - Lạ cho tôi là lần nào uống xong, chân tôi cũng muốn đưa tôi đến với Sa...
- Để làm gì? - Tôi hỏi như toà hỏi.
- Tôi không biết để làm gì. Chỉ biết là tôi muốn nhìn thấy Sa...
- Con vợ anh? - Tôi tấn công bất ngờ, vừa hoang mang chờ câu trả lời có thể làm cho trời sập vừa hy vọng Trung sẽ ngơ ngác vì tiếng “vợ" ấy. Nhưng Trung vẫn ngồi trầm ngâm, hai vai trĩu xuống. Anh nói khó khăn:
- Thì cũng là vợ thật dấy. Nhưng tôi có sống với cô ta đâu!
Tôi rụng rơi, không còn đủ sức để hỏi thêm nữa. Tôi chỉ đủ sức chờ đợi Trung tự nói hệt ra. Tôi cưới cô ta trong lần đi phép đầu tiên sau thống nhất. Mẹ tôi muốn có người an ủi, thay thế tôi ở nhà. Mấy năm tôi ở Campuchia, cô ta mấy lần lăng nhăng, cả làng, cả xả biết.
Tôi chợt nghĩ đến thằng nhỏ và kịp nén câu hỏi có thể sẽ là sự gợi ý cho nỗi hoài nghi dày vô anh suốt đợi.
- Anh mấy cháu? - tôi hỏi.
- Một! Đứa con sau ngày cưới.
Tôi thở phào, cảm thấy nhẹ nhàng thay cho anh.
- Rồi anh tính sao?
Lúc này anh như không giấu nổi vẻ khổ sở đang hiện ra đầy đủ trên khuôn mặt khi phải nói ra với tôi cái quyết định chắc đã dày vò anh bao ngày. Cuối cùng anh đã nói:
- Con người, thường cò những lúc lý trí khôn lấn át được bản năng. Tôi hiểu vợ tôi... Thôi thì... cũng phải tha thứ.
- Còn Sa? - Tôi run lên.
- Chính vì vậy mà tôi đến gặp Hồng. Tôi nhờ Hồng nói với Sa hãy quên tôi đi và đừng lần lữa, vi tuổi tác con gái có thì…
Tôi muốn hỏi rằng sao anh không nói rõ, không dứt khoát từ đầu… nhưng tôi liền thấy không nỡ và, trong lòng chỉ còn cảm giác thương cho cả ba người. Sau đó, Trung còn nói nhiều, rất nhiều về Sa, về những phẩm chất của Sa, về tình cảm và kỷ niệm của hai người và lặp đi lặp lại lơi khuyên Sa hãy đi yêu nói khác. Tôi nghe miễn cưỡng. Tôi muốn đến ngay với cô bạn không may của mình.
Sợ phải nhìn thấy đôi mắt đau đớn của Sa, tôi phải nhờ máy điện thoại. Bên kia đầu dây vang lên giọng nói quả quyết:
- Hồng đó hả? Sa đây!
Đến lúc đó tôi mới hay mình chưa chuẩn bị một câu bắt đầu. Tôi nói ầm ừ:
- Anh Trung vừa... vừa tới chỗ mình.
Đã cảm nhận được cái kết thúc trong giọng nói của tôi nên tiếng Sa bỗng lạc đi:
- Cứ nói đi! Mình đủ can đảm nghe mà!
Chính sự cứng cỏi phi thường ấy làm cho tôi muốn nấc lên. Tôi kể qua qua cho Sa nghe nội dung cuộc gặp gỡ ban nãy. Lúc ấy tôi chỉ ao ước một chiếc máy điện thoại truyền hình để tôi được nhìnthấy cô bạn mảnh khảnh của tôi đang “vật lộn” với cái tay máy vừa mang đến cái tin đau lòng.
- Vậy càng hay! - Câu nói nhẹ tênh nhưng giọng Sa nức nở. Tôi van nài:
- Tôi nay mình tới nghen!
- Thôi! Mình muốn yên tĩnh vài hôm. Tôi nghe tiếng ống máy bên kia ngã ngất xuống.
Trong lúc Sa lao đao, Chánh xuất hiện, như chiếc chiếu manh giữa cơn buồn ngủ. Chánh đến với Sa từ từ, rỉ rả, không ào ạt, đúng như tính cách của anh. Vì vậy mà cô Sa mới bị mềm đi mặc dù Sa thường xuyên nói vơi tôi rằng nó không yên tâm về đối tượng mới này. Nhìn Sa, tôi biết Chánh không phải là thứ mà cái cây héo hon ấy cần. Nhưng Chánh có ưu thế về khoảng cách và lòng kiên trì đến kinh ngạc trong việc chinh phục Sa.
Hôm phái đoàn bốn mươi người của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh còn nằm ở Bộ chỉ huy tiền phương, lúc các đồng chí phụ trách bàn tính chia người sao cho các đơn vị xa xôi nhất cũng có đoàn đến thăm thì Chánh tỏ ra hết sức bồn chôn. "Nữ ít quá, phải chia đều ra". Đồng chí phó tư lệnh nói. Nhưng Chánh đã có lý khi khi anh bảo "Sa ốm yếu, hay bịnh, phải có người biết bịnh Sa đi cùng”. Xem ra đó là lý do chánh đáng đầy tình đồng chí nên đoàn đã phân công Chánh đi với Sa và kèm theo tôi, thành đội hình tam giác lý tưởng. Thế là, có một đoàn không có nữ, và đó là thiệt thòi đáng kể của một đơn vị nào đó.
Ngày đầu, chúng tôi dành cho bệnh xá. Lần lượt, đoàn đến từng lán thương bịnh binh. Chỗ nào hai phụ nữ cũng bị bao tròn như cái nhân bánh. Chỗ nào anh em cũng bày tỏ nguyện vọng giống nhau là có thể hết bịnh liền nếu được nghe các chị hát! Trời đất ơi! Chúng tôi mà hát hả? Chuyện đó tựa như bảo con vịt hãy hót lên. Nhưng ai nỡ từ chối lời đề nghị tha thiết thế kia trong khi những người đó phải nói bằng cái giọng thều thào và đang nằm bốc lửa trong cái mền mỏng tang. Những ánh mắt ngun ngún nhớ thương làm cho chúng tôi dạn dĩ lên. Tôi hát ước, Sa hát sau. Chỉ có tôi mới hiểu vì sao Sa yêu bài Hành khúc ngày và đêm đến thế. Cô hát chuẩn nhưng cái ngực ốm yếu không cho phép tiếng hát bay lên nên tiếng nó ri rỉ như tiếng dế. Thương bịnh binh nín thở thưởng thức và tôi cũng nín thở nghe vì lo sợ cho làn hơi mỏng manh của cô bạn. Nhưng Sa đã làm hài lòng người bịnh. Một bên thích thú được nghe giọng hát dù vụng về nhưng nó gần gũi, có thể nắm được bàn tay của người đó vì tấm lòng của họ. Một bên thì say sưa được cát tiếng lòng giữa những đồng đội của anh ấy. Chừng như đó không phải là tiếng hát mà là tiếng kể lể của trái tim về chuyện cũ.
Sau vài lần hát, chúng tôi gan lên, nói theo cách nói sân khấu là "dạn đèn”. Nên, khi bác sĩ Quang biếu Sa một trái nhãn đã bóc vỏ nữa, kèm theo lời đề nghị Sa hát một bài, chỉ một bài nữa thôi, thì Sa liên ngồi ngay ngắn lại, chuẩn bị cất tiếng.
Lần nãy, Sa hát công phu, da diết ít hơn mà bồi hồi, xao xuyến. Không, đã có một biến động mơ hồ nào đó trong cô bạn nhụt nhát của tôi.
Bên ngoài, bầu trời như có bàn tay thần diệu đỡ nó cao lên. Màu mực tàu đầu hôm đã ngả sang màu xám tro. Phía chân trời, chỉ một góc trời ấy, tiếng pháo đì đùng vọng về, tiếng pháo của bọn tàn quân Pôn Pôt trú trên đất Thái nã sang.
Chúng tôi phải trở về chỗ nghỉ của Ban tuyên huấn để ngày mai đi xuống đơn vị khác. Thấy Sa nấn ná để là người sau cùng bắt tay Quang, tôi kéo Chánh bước nhanh lên trước và kể cho anh nghe câu chuyện thú vị rằng có một bà má đi sang Campuchia thăm con đã dùng lá thư con làm hộ chiếu.
Dọc đường, chúng tôi gặp chiếc xe Hồng thập tự hối hả lao về phía bệnh xá. Sa đề nghị:
- Mình trở lại đó coi thương binh có nhiều không?
Tôi tán thành ngay, lập tức Chánh thành thiểu số.
Một chiến sĩ trẻ được đưa từ trên xe xuống chân phải bị băng chặt, chân trái lấm lem đất cát. Nghe tiếng miến ngoài của bác sĩ Quang:
- Tà Sanh ra hả? Sao không phẫu trong đó?
Một người nào đó trả lời:
- Mấy bác sĩ trong sốt liệt giường.
Người thương binh được đưa vào lán trực. Một y tá mở băng cho Quang khám. Anh nói khẽ vơi bác sĩ Tường:
- Có dấu hiệu hoại tử. Mổ giải thoát ga rô trong ngày. Ráng nuôi cái chân này.
Anh ra lịnh cho y tá chuẩn bị. Vừa lúc đó có thùng xe bò lộc cộc đi vào sân bệnh xá. Nhiều ánh đèn pin trong lán quét ra. Trên nệm rơm lót sàn xe, một ngươi đàn bà nằm lăn lộn. Không ai, trừ chúng tôi, tỏ vẻ ngạc nhiên, bởi vì mọi cái đều có thể xảy ra trong khu vực chiến sự.
- Một ca đẻ - người y tá trẻ trở vào báo với Quang - bệnh viện Pai-lin đưa tới nhờ anh.
Một người đàn ông, khăn crơ-ma sọc trắng đỏ quấn cổ, quần áo đen mốc, bồng vợ trên tay, thở nặng nhọc bước vào. Vừa đặt lưng xuống giương, sản phụ liền nắm lấy thanh gỗ, như muốn vắt nó ra nước, lát lát lại gồng mình lên chịu đựng cơn đau. Bác sĩ Quang ghé xuống gương mặt đầm đìa mồ hôi của người đàn bà Campuchia, bàn tay anh nhẹ nhàng kéo gấu sà rông của chị xuống kín đùi. Anh mỉm cười thông cảm và ngươi đàn bà bất đông ngôn ngữ phút chốc hiểu ngôn ngữ không lời trên môi anh bộ đội Việt Nam và như được an ủi, chị cũng mỉm cười, nụ cười nhăn nhó đi cùng với tiếng rên.
Thấy người đàn bà đau trở dạ, người thương binh nằm ở giường bên cứ nhìn sang. Anh nói khó nhọc:
- Lo cho người đó đii Có cách nào giúp chị ấy sanh mau mau.
Đầu anh lính trẻ lả trên gối, mặt xanh rớt, ẩm ướt nhưng không còn giọt mồ hôi nào rịn ra được như cơ thể anh đã vét hết cả thứ nước đó để cầm cự với cơn đau. Hai y tá đưa sản phụ vào trong. Quang trở ra nói vơi Tường:
- Ngôi thai còn cao. Lát nữa không có dấu hiệu sanh thì phải mổ ngay.
Tường đo lại huyết áp của anh thương binh. Quang căng thẳng theo dõi mặt số tròn trên mặt chiếu, huyết áp đang tuột một cách đáng lo. Quang ra lịnh truyền dịch. Trong lúc chờ huyết áp lên, anh lui vào phòng phẫu và từ trong đó, tôi nghe bay ra mùi ê te, và tiếng kim loại rổn rảng.
Chúng tôi ngồi trong lán trực của bịnh xá không biết bao lâu. Còn ai nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi trong không khí ấy.
Nhìn ra ngoài trời, đã thấy màu sương đùng đục như khỏi trắng đặc. Người y tá trẻ, mặt mày chất phác, con trai xứ miền Tây của tôi ngồi cạnh anh thương binh, lo lắng nói với chúng tôi:
- Lát nữa, tới cữ của ông rồi!
- Ông nào? - Sa mau miệng.
- Bác sĩ Quang đó. Bộ thấy ổng dình dàng vậy mấy chị tưởng ổng thoát sao? Sốt rết là thuế rừng mà. - Người y tá cười hồn nhiên.
Tiếng oa oa từ trong phòng phẫu ùa ra. Cha đưa bé, nãy giờ 10 lắng nép bên vách, lao tới nhận con. Một sinh vật ngọ nguậy trong tấm vải quấn trắng tinh, trên tay bác si Tường. Qua vai anh, tôi nhìn thấy bác sĩ Quang. Tôi nhìn thấy đôi mắt bốc lửa của anh và nhũng giọt mồ hôi rịn ra trên trán, dưới vành mũ trắng. Anh không nhìn ai, chỉ nhìn người thương binh đang hướng ánh mắt tin cậy về phía anh. Một y tá trẻ khác nhìn anh chờ đợi rồi lấy gạc chấm mồ hôi cho anh. Tôi nhớ lời anh và biết, lúc này anh thèm cầm búa hơn là cầm dao mổ bởi vì cơn sốt sắp quật anh xuống giường. Nhưng anh đã ra lịnh chuyển thương binh vào và tấm lưng tháo vát của anh biến ngay sau tấm màn trắng tinh của phòng phẫu.
Sa đứng lên, kéo tôi đi vòng ra ngoài vách lán. Một hồi tôi mới biết nó tìm một kẽ hở để nhìn vào phòng mổ. Nghĩ tới phải thấy máu, tôi rùng mình, níu tay Sa đi. Không ngờ cô bạn rụt rè của tôi gan lên một cách đột ngột đã trì tôi đứng lại và còn tỏ ra giận rỗi. Chánh lần theo chúng tôi và đề nghị một cách khó chịu rằng phải trở về Ban tuyên huấn ngay và nhắc chúng tôi “tinh thần tổ chức kỷ luật".
Chúng tôi bước lặng lẽ trên sân cỏ đẫm sương. Buổi sáng, bầu trời Pai-lin nhẹ nhõm nhưng đối với người sốt rét, đó là giờ phút nặng nề nhức nhối họ phải trải qua.
Trên đường đến tiểu đoàn thông tin, chúng tôi gặp cái đầm mênh mông, cạn sợt như hố bom, có thể xắn quần lội qua được. Cả đoàn kể cả thiểu úy Chất, người dẫn đường tháo vát và biết chiếu anh em lội ào xuống, vốc nước rửa mặt. Ở vùng đất không kinh rạch, cái hồ có giá trị như một bóng râm trên sa mạc. Duy chỉ có Chánh, không vì thế mà hấp tấp. Anh cẩn thận xắn quần lên khỏi gối, từ từ bước xuống như đang dò mìn. Đứng ở một góc hồ, cách chỗ Chánh mươi thước, Sa nhìn ngược lên, nhưng không nhìn thẳng vào anh mà nhìn chếch... Đột nhiên, nó khều tôi:
- Nè, sao chân ông Chánh trắng toát vậy?
Nó cau mày, phân vân.
Cũng như khi đến tiểu đoàn quân y, ở đơn vị này, chúng tôi được đón tiếp hết mình. Chúng tôi đã làm những việc như đã làm ở bệnh xá, tức là đi xuống tới tiểu đội, nhìn vào nồi cơm, hộp thịt, gói ruốc của chiến sĩ. Chúng tôi hỏi và ghi chép cẩn thận những suy nghĩ, những kiến nghị của người lính đối với hậu phương. Chúng tôi cũng hát những bài hát anh em thích bằng cái giọng nghiệp dư non nớt của mình.
Tối đó, sau bữa cơm có thịt gà bắt trong chuồng do ban chỉ huy đãi, tôi và Sa kéo nhau ra gốc xoài nói với nhau mấy chuyện của đàn bà. Chánh cũng ra theo. Anh lót dép ngồi trước mặt hai đứa rồi bắt đầu huyên thuyên chuyện cơ quan anh, và, trong những câu chuyện đó, lần nào tôi cũng thấy hiện ra bóng dáng “mẫn cán" của anh.
- Đợt đi phong trào vừa rồi, một mình tôi tổ chức được mười lăm tập đoàn sản xuất trong nửa tháng.
- Anh cũng đi vận động hợp tác hóa nông nghiệp sao? - Tôi hỏi tò mò.
- Tỉnh ủy huy động cán bộ, cơ quan cử tôi. Đi công tác về, nghe tôi báo cáo, nhiều người chịu lăm...
Tôi thấy Sa lại cau mày.
- Anh có biết - tôi nói thân tình - sau khi anh rút thì mười lăm cái tập đoàn đó cũng xẹp luôn không? Tôi sợ anh phát động còn sống sít...
Chánh lại anh xao hơn vì Sa không góp chuyện mà còn phật ý ra mặt.
- Mai mình rời khỏi đây sớm phải không anh Chánh - Sa hỏi, cô từ tốn.
Chánh gật đầu. Sa tiếp:
- Tôi nghĩ (họ đã tôi với nhau rồi) mình không nên chùm nhum với nhau như vây. Phải tận dụng thời gian quý báu này để ở bên anh em bộ đội.
Chánh thở hắt ra, vội vàng đứng lên, vẻ phục tùng.
Tuần lễ công tác qua đi vùn vụt. Đã đến ngày về. Chúng tôi phải dồn đồ lại, dành một cái túi xách để đựng thư. Trên đường từ Ban tuyên huấn ra chỗ xe đậu, chiếc xe GMC dầu dãi hôm rước, chúng tôi ghé lại bệnh xá, đơn vị duy nhất nằm gần mặt đương. Bác sĩ Trường cho biết Quang đã đi vào Tà Sanh hôm qua, thay mấy bác sĩ đang sốt nặng trong đó. Tôi thấy Sa chòng chành vì cái tin ấy.
Tất cả thương bệnh binh còn đi được đều lần ra cửa lán vẫy chúng tôi. Khi họ gọi ầm lên: "Gửi lời chào Tổ quốc nhá!", tôi chợt giật mình. Câu chào ấy nhắc chúng tôi khoảng cách diệu vợi này là có thật, là chúng tôi đang mỗi khắc mỗi bước về phía hậu phương thanh bình, ấm cúng, đang từ biệt những chiến sĩ và đồng bào của chúng tôi, họ ở lại vùng rừng thiêng núi độc này để làm lá chắn cho hai dân tộc.
Xe đi qua một ngã ba. Đường vào Tà Sanh hun hút, mặt đường cuộn sống trâu, dấu vết của những bánh xe chiến trường. Cô bạn tôi nhìn ngoái lại phía sau, cái nhìn kín đáo chỉ có tôi mới nhận thấy và chắc con đường ấy đang xuyên qua tim nó với tất cả những đợt sóng không bình thương. Lần lượt, Sa không ngồi. Cái khoảng ghế hẹp Chánh ý tứ chừa cho nó bỗng dưng trống rỗng.
Ngay tối hôm đó, tại bộ chỉ huy tiền phương, chờ cho cả đoàn ổn định xong chỗ nghỉ, Sa ngồi vào bàn. Tôi đến bên, giả vờ nhắm mắt trước những trang giấy đặc kín chữ. Sa nói nghiêm trang:
- Mình viết cho ảnh đây!
Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không đến nỗi phải sững sỡ. Vì điều phải xảy ra, đang xảy ra. Thấy Sa vui vẻ, Chánh lại lượn quanh bàn, nhìn Sa dò xét. Sa đáp lại ánh mắt ẩy bằng vẻ mặt nghiêm nghị đến mức Chánh phải lảng ra xa.
Tôi chui vô mùng, miên man nghĩ ngợi. Thỉnh thoảng, nhìn ra, tôi thấy Sa vẫn tần ngần bên bàn. Tôi biết Sa đang lao đến hạnh phúc bằng sự bạo dạn lạ lùng. Viết xong, cô nàng mang cả xấp thư và quyển sổ tay vô mùng. Tôi hỏi:
- Mấy trang? Mùi dữ hôn?
Nó nhụi đâu vô ngực tôi. Hình như có những giọt nước âm ấm rơi xuống. Hãy khóc đi, mình biết bạn đang khóc vì hạnh phúc.
Rồi tôi nhận được thư Quang. Bức thư nhờ chuyển cho Sa. Sau cú điện thoại của tôi, Sa như mọc cánh, bay đến. Cầm cái bao thư sờn Sa lật qua lật lại bẵng bàn tay run run và ngắm nghía mãi hình anh bộ đội trong tem. Tôi trao cho cô nàng cây kéo:
- Thôi, khui đi, còn làm bộ.
Sa cười, giấu mặt sau phong thư. Chưa chi, đôi mắt đã rân rấn.
Tôi đi ra ngoài, hồi hộp với nỗi hôi hộp của bạn tôi. Tôi nhớ đến Trung và hiểu Sa như con chim bị cành cây cong, nó được yêu hay bị khước từ? Rất lâu tôi mới trở vào, hỏi:
- Sao?
Tôi lại kịp nhìn thấy ánh mắt tự tin của Sa hôm chúng tôi về nước. Nó đẩy lá thư cho tôi. Nhìn dòng chữ đầu và tờ lịch trên tường, tôi thốt lên:
- Trời, bốn tháng!
Ngày hạnh phúc hôm nay của Sa đã len lỏi qua sự khắc nhiệt đến ngợp thở của thời gian và chiên tranh. Nhưng tôi đã kịp đọc thấy những hàng chữ đẹp, việt ra bởi một bàn tay đẹp.
Lúc bắt tay em, anh cố xiết thật mạnh cho em đau và nhìn sâu vào mắt em để thăm dò. Đôi mắt ấy đã ánh lên sự cứng cỏi và nỗi dịu dàng chịu đựng. Anh bỗng hiểu ra mình đã gặp một tâm hồn mong đợi từ lâu...