Năm tháng qua đi
Tác giả: Nguyễn Thị Như Trang
(Kính tặng các đồng chí quân tình nguyện)

     ình cờ tôi gặp chị Sáu. Chị nói:
-Anh mới ở bên chiến trường biên giới Thái về. Anh biết một cái gì đi.
Tôi đáp:
-Chỉ đôi bữa, tôi đã phải sang lại bên ấy chị ạ. Trận đánh ngày 25 tháng 3 năm nay diệt một sào huyệt của bọn Pol Pot, thì năm ngoái cũng vào mùa khô, ta tấn công sào huyệt này không thành.
Chị ngạc nhiên ư? Trong chiến đấu, thuận lợi và khó khăn đan vào nhau, có nhiều trận thành và cũng có trận không thành, đó là chuyện thường tình. Nhưng, ở trường hợp nào người lính cũng đòi hỏi mình phải thực. Sau khi thành và cả sau khi không thành người lính phải trả lời Tổ quốc vì sao? Cái vì sao ấy cho ta sự chiêm ngưỡng chói chang, cái vì sao ấy có lúc cho ta vị đắng cay ngấm tan vào cơ thể suốt đời. Cũng có cái vì sao làm ta bừng tỉnh, gieo mầm trong trí tuệ ta một chân lý giản dị mà lắm khi kẻ đứng ngoài cuộc chặc lưỡi cười cợt ngỡ rằng chẳng cần nhúng tay cũng có thể thừa sức nhận biết.
Vậy vì sao trận năm ngoái không thành?
Cái thành bao giờ cũng do một nguyên nhân tổng hợp. Cái không thành càng lại không bao giờ do một nguyên nhân đơn.
Câu chuyện mà tôi thuật cho chị dưới đây chỉ là một khía cạnh nhỏ. Ở khía cạnh nhỏ ấy, chị Sáu ạ, chị nói đúng: khát làm cho người lả đi. Còn đối với một đội quân, khát tựa như một chùm bom tấn ném trúng vào đội hình đang tập hợp làm đội hình tan vỡ. Năm ngoái, có chiến sĩ hy sinh trên mình mấy không tìm thấy một thương tích nhỏ nào.
Ở đơn vị thắng trận vừa rồi có một anh chiến sĩ tên là Thà. Thà quê ở một thành phố phía Nam. Thà kể:
Từ hồi học tiểu học chưa bao giờ Thà nghĩ rằng có thể xa thành phố một tuần. Thế mà bây giờ xa thành phố đã hơn hai năm. Xa lạ làm người ta bỡ ngỡ. Lúc đầu bỡ ngỡ đủ thứ. Sao mùa mưa có thể dài đến thế. Rừng lênh láng nước. Nhìn rừng cứ có cảm giác như hàng trăm thứ cây rừng kia vẫn mọc trên mặt nước như vầy từ lâu lắm. Mùa khô nghe ve kêu đến sợ, nó rền rĩ như một người điên đang khát. Những cánh rừng không dân im ắng gợi nhớ quay quắt. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ biển. Những ngọn sóng vỗ bờ ngã vào lòng cát, tan ra, chườm vào mặt cát rồi lùi lại. Thà có thể nhìn sóng suốt ngày. Sóng nhảy, sóng đùa, sóng trầm ngâm, sóng giỡn cợt với bờ, sóng trò chuyện, sóng nói một điều gì đó, âm vang dội đi dội về, có thể lắng nghe có thể tình tự, có thể vụt nhảy lên giang hai tay ôm lấy một tảng mây bồng bềnh và bay liệng.
-Có bãi biển nào mà sóng không vỗ bờ hả?
Một hôm đang lau súng Thà chợt hỏi.
Chính từ hôm ấy mà Thà thân với Thiệt-Các ông quân lực nào khéo ghép, trung đội 3 đã có thằng Thà lại thêm thằng Thiệt.
Thiệt quê ở Hà Nội, học hết lớp mười hai, cùng nhập ngũ một năm với Thà. Trán dô, mắt to, miệng lúc nào cũng liến thoắng, Thiệt nổi tiếng là chàng thích nói ngược.
-Trận tấn công năm ngoái, em đi đánh cùng với Thiệt. Vẫn lời Thà kể: Chúng em hành quân mấy ngày liên, đi về hướng rặng Đăng-rếch. Đăng-rếch, tiếng Campuchia có nghĩa là đòn gánh.
Ba ngày đầu, rừng che khuất không thấy đỉnh núi. Đến ngày cuối bắt đầu nhận ra nó, một vệt xanh mờ thấp nhổ ở phía xa. Vào gần hơn, thấy nó cao dần. Thực ra nó không cao đâu. Đó là một dãy núi dài, chạy từ Bát-đom-boong qua Xiêm Riệp-Ốt-đô-miên-chay rồi đến Prết-vi-hia, mút ở phía Bắc là Ba Biên, tức là ba biên giới. Ở Bát-đom-boong, độ cao rặng Đang-rếch quãng chừng ba trăm ngang Xiêm Riệp cao dần, cho đến Prết-vi-hia có bình độ năm sáu trăm thước.
Từ chân núi lài ra là là những cánh rừng thưa, bằng lăng, mã tiền, khộp và biết bao cây lạ mà em không biết tên mọc xen nhau trên triền dốc thoải.
-Các thủ trưởng biết cây mã tiền chưa? Lạ dễ sợ. Quả vàng như quả Campuchia, nhưng da không mướt như da Campuchia. Mùa khô, quả mã tiền chín ối, đi rừng quả mã tiền thằng Thiệt cứ mơ đến cam. Cuối mùa, quả chín rụng, rữa ra trong nắng trong sương. Dưới gốc, phơi trần trên mặt đất khô vô số là hạt mã tiền màu trắng mốc.
Leo theo triền dốc thoải ấy quãng một tiếng đồng hồ thì gặp rừng già với những tảng đá khổng lồ, nhìn xa như những mái nhà lớn. Dốc rất đứng. Các bạn trinh sát muốn vượt triền Đăng-rếch phải dùng dây quăng buộc vào các gốc cây lớn rồi đun nhau leo lên, có khi phải dùng thang làm sẵn. Thang hàng mấy chục bậc ấy, chứ không phải thang xoàng xoàng trèo dừa, trèo mít như ở thành phố đâu.
Những hòn đá lớn, phẳng lì, thằng Thiệt đặt chân lên đó như đặt chân lên một cái chảo rang. Hắn hếch mũi, nó uể oải:
-Hừ, đá phẳng quá, hèn nào nước chảy qua trôi tuột đi, không đọng lại được một vũng nhỏ.
ình cờ tôi gặp chị Sáu. Chị nói:
-Anh mới ở bên chiến trường biên giới Thái về. Anh biết một cái gì đi.
Tôi đáp:
-Chỉ đôi bữa, tôi đã phải sang lại bên ấy chị ạ. Trận đánh ngày 25 tháng 3 năm nay diệt một sào huyệt của bọn Pol Pot, thì năm ngoái cũng vào mùa khô, ta tấn công sào huyệt này không thành.
Chị ngạc nhiên ư? Trong chiến đấu, thuận lợi và khó khăn đan vào nhau, có nhiều trận thành và cũng có trận không thành, đó là chuyện thường tình. Nhưng, ở trường hợp nào người lính cũng đòi hỏi mình phải thực. Sau khi thành và cả sau khi không thành người lính phải trả lời Tổ quốc vì sao? Cái vì sao ấy cho ta sự chiêm ngưỡng chói chang, cái vì sao ấy có lúc cho ta vị đắng cay ngấm tan vào cơ thể suốt đời. Cũng có cái vì sao làm ta bừng tỉnh, gieo mầm trong trí tuệ ta một chân lý giản dị mà lắm khi kẻ đứng ngoài cuộc chặc lưỡi cười cợt ngỡ rằng chẳng cần nhúng tay cũng có thể thừa sức nhận biết.
Vậy vì sao trận năm ngoái không thành?
Cái thành bao giờ cũng do một nguyên nhân tổng hợp. Cái không thành càng lại không bao giờ do một nguyên nhân đơn.
Câu chuyện mà tôi thuật cho chị dưới đây chỉ là một khía cạnh nhỏ. Ở khía cạnh nhỏ ấy, chị Sáu ạ, chị nói đúng: khát làm cho người lả đi. Còn đối với một đội quân, khát tựa như một chùm bom tấn ném trúng vào đội hình đang tập hợp làm đội hình tan vỡ. Năm ngoái, có chiến sĩ hy sinh trên mình mấy không tìm thấy một thương tích nhỏ nào.
Ở đơn vị thắng trận vừa rồi có một anh chiến sĩ tên là Thà. Thà quê ở một thành phố phía Nam. Thà kể:
Từ hồi học tiểu học chưa bao giờ Thà nghĩ rằng có thể xa thành phố một tuần. Thế mà bây giờ xa thành phố đã hơn hai năm. Xa lạ làm người ta bỡ ngỡ. Lúc đầu bỡ ngỡ đủ thứ. Sao mùa mưa có thể dài đến thế. Rừng lênh láng nước. Nhìn rừng cứ có cảm giác như hàng trăm thứ cây rừng kia vẫn mọc trên mặt nước như vầy từ lâu lắm. Mùa khô nghe ve kêu đến sợ, nó rền rĩ như một người điên đang khát. Những cánh rừng không dân im ắng gợi nhớ quay quắt. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ biển. Những ngọn sóng vỗ bờ ngã vào lòng cát, tan ra, chườm vào mặt cát rồi lùi lại. Thà có thể nhìn sóng suốt ngày. Sóng nhảy, sóng đùa, sóng trầm ngâm, sóng giỡn cợt với bờ, sóng trò chuyện, sóng nói một điều gì đó, âm vang dội đi dội về, có thể lắng nghe có thể tình tự, có thể vụt nhảy lên giang hai tay ôm lấy một tảng mây bồng bềnh và bay liệng.
-Có bãi biển nào mà sóng không vỗ bờ hả?
Một hôm đang lau súng Thà chợt hỏi.
Chính từ hôm ấy mà Thà thân với Thiệt-Các ông quân lực nào khéo ghép, trung đội 3 đã có thằng Thà lại thêm thằng Thiệt.
Thiệt quê ở Hà Nội, học hết lớp mười hai, cùng nhập ngũ một năm với Thà. Trán dô, mắt to, miệng lúc nào cũng liến thoắng, Thiệt nổi tiếng là chàng thích nói ngược.
-Trận tấn công năm ngoái, em đi đánh cùng với Thiệt. Vẫn lời Thà kể: Chúng em hành quân mấy ngày liên, đi về hướng rặng Đăng-rếch. Đăng-rếch, tiếng Campuchia có nghĩa là đòn gánh.
Ba ngày đầu, rừng che khuất không thấy đỉnh núi. Đến ngày cuối bắt đầu nhận ra nó, một vệt xanh mờ thấp nhổ ở phía xa. Vào gần hơn, thấy nó cao dần. Thực ra nó không cao đâu. Đó là một dãy núi dài, chạy từ Bát-đom-boong qua Xiêm Riệp-Ốt-đô-miên-chay rồi đến Prết-vi-hia, mút ở phía Bắc là Ba Biên, tức là ba biên giới. Ở Bát-đom-boong, độ cao rặng Đang-rếch quãng chừng ba trăm ngang Xiêm Riệp cao dần, cho đến Prết-vi-hia có bình độ năm sáu trăm thước.
Từ chân núi lài ra là là những cánh rừng thưa, bằng lăng, mã tiền, khộp và biết bao cây lạ mà em không biết tên mọc xen nhau trên triền dốc thoải.
-Các thủ trưởng biết cây mã tiền chưa? Lạ dễ sợ. Quả vàng như quả Campuchia, nhưng da không mướt như da Campuchia. Mùa khô, quả mã tiền chín ối, đi rừng quả mã tiền thằng Thiệt cứ mơ đến cam. Cuối mùa, quả chín rụng, rữa ra trong nắng trong sương. Dưới gốc, phơi trần trên mặt đất khô vô số là hạt mã tiền màu trắng mốc.
Leo theo triền dốc thoải ấy quãng một tiếng đồng hồ thì gặp rừng già với những tảng đá khổng lồ, nhìn xa như những mái nhà lớn. Dốc rất đứng. Các bạn trinh sát muốn vượt triền Đăng-rếch phải dùng dây quăng buộc vào các gốc cây lớn rồi đun nhau leo lên, có khi phải dùng thang làm sẵn. Thang hàng mấy chục bậc ấy, chứ không phải thang xoàng xoàng trèo dừa, trèo mít như ở thành phố đâu.
Những hòn đá lớn, phẳng lì, thằng Thiệt đặt chân lên đó như đặt chân lên một cái chảo rang. Hắn hếch mũi, nó uể oải:
-Hừ, đá phẳng quá, hèn nào nước chảy qua trôi tuột đi, không đọng lại được một vũng nhỏ.
Thằng Thiệt, không biết mới nghĩ ra điều gì vui vui lai rụt cổ rúc rích một mình.
Em hỏi:
-Gì vậy bồ?
-Chị tớ học hết Tổng hợp Văn. Bố tớ giữ thư viện đến cụ là hai đời. Anh tớ đi công nhân, khoe đã đọc hết 200 quyển sách khoa học. Còn tớ, sách thần thoại tớ ngốn hết. Có đủ loại thần: Thần tình yêu, Thần sắc đẹp, Thần thời gian, Thần chết… thế mà tớ chưa nghe nói đến Thần khát cậu ạ… Chuyến này tớ ráng bắt ba thằng tù binh, được thưởng phép một tháng về Hà Nội, thế nào tớ cũng tìm thầy Khảo dạy Thần thoại Hy Lạp hỏi thầy xem có Thần Khát không?
Em nguýt nó nhưng rồi lại đấu dịu: “Mình tin rằng có”.
-Thế cơ sở đâu mà cậu tin như vậy?
-À… đời sống con người có bao nhiêu ước vọng và khổ đâu thì có bấy nhiêu vị thần.
-Thế thì cậu bảo Thần Khát người ta biểu tượng thế nào?
Em phì cười. Chiến tranh, cả trong những giờ căng thẳng như thế này vẫn có lúc rảnh rỗi.
-À… có thể Thần Khát là một ông già cao lớn, ngực nở, bụng thóp, xung quanh lưng quàng đầy những ống lồ ô đựng nước, cổ dài hơn thân hình, lưỡi thè ra như một mái hiên, tay cầm ngọn giáo hàng mấy trăm sải phóng lên mặt trời đỏ ối, khối lửa đỏ rực ấy bị đâm toạc, từ đó tuồi ra một dòng nước lớn, trong lênh láng.
-Không phải. Tớ cho rằng Thần Khát phải biểu tượng bằng một người mẹ, đôi mắt hiền và sâu, mũi cao, cằm bằng, môi mím lại, chan chứa suy tư. Đôi vú mẹ mênh mông và nhọn. Qua Tây Ninh cậu có chú ý núi Bà Đen không. Tớ ngang qua đó hai lần. Tớ cứ nghĩ rằng hòn núi mang tên một người mẹ đó tựa hệt như núm vú của trái đất. Bà mẹ ấy đi, tóc dài chấm gót, xoã theo những gợn gió mùa khô, hoa khộp rơi, bay xoay tròn theo gió rồi đậu trên tóc bà. Đất nứt nẻ và khô căn ở dưới chân. Cây rừng chết xơ xác. Hoa không nở. Không thấy màu xanh, chỉ có màu nâu chết, màu bạc xám, màu tím đen, màu đỏ bầm như máu khô sấy nắng. Từ đôi vù bà chảy mãi một dòng sữa ngọt. Dòng sữa ấy giỏ vào gốc cây, cây tươi lại, giỏ vào cành, lá non mọc, giỏ vào ngọn, những chiếc nụ nở thành hoa. Dòng sữa ấy giỏ lên đất, cỏ vụt lớn xanh rì. Giỏ vào lưng con ve, ve rừng đang kêu thảm thiết, ngỡ rằng tiếng rền rĩ triền miên ấy có thể làm chổ mát lạnh, ve thôi kêu và hoá thành một chim én. Dòng sữa ấy giỏ vào mặt trời, mặt trời bỗng hoá mặt trăng…
-Thế Thần Khát là một vị cứu tinh à? Cứ cho môi vị thần đều là một kẻ cứu tinh thế thì mình đoán Thần Khát chính là chị Sáu Hiền của mình, muối chanh giỏi hết xảy, trắng bóc, cứ hôm nào đi học về, khát nươc, chị thưởng một cốc có đá là mát lịm cả người…
Đêm đã xuống, nhanh thế. Trăng hiện qua một lớp sương mỏng, bạc và dịu. Tưởng ánh trăng và đêm có thể làm nguôi cơn khát, nhưng không. Cổ càng khô quánh. Thằng Thiệt hết muốn nói. Nó nằm ngửa thở phì phò.
ĐK địch vẫn bắn. Nó chọc vào mấy khẩu 82 đang tập trung khu hoả điểm dưới sườn.
Tiếng ông Bảy Hử:
-Tản ra, củng cố thêm công sự. Trụ lại, chờ đưa thêm hoả lực và bộc phá lên đánh tiếp.
Thằng Thiệt rút xẻng. Hắn xúc hai lát rồi bỏ xuống. Hừ, có còn là cánh tay nữa đâu. Mềm quá bã đậu! Nó nói một mình rồi quay sang em:
-Kệ, ta thử đi tìm nước đi. Mấy ông trinh sát gà mờ sợ ĐK không dâm mò vào đúng chỗ cũ, chứ cái quái gì lại không có nước.
Nó quay sang phải nói với An, tiểu đội trưởng:
-Tôi với thằng Thà đi tìm nước nhé. Bộc phá mà khuân lên đây cũng là khuya.
Em cũng khát như nó, e rằng, còn khát hơn cả nó. Nhưng em nhát. Em lắc đầu.
-Ông Bảy Hử-chúng tôi thường gọi tiểu đoàn trưởng chúng tôi như vậy, vì điều gì ông không đồng ý là ông hử, ông mà đã bực mình là ông hử luôn chục tiếng, anh lính nào cũng xanh mặt-ổng mà tóm được thì chết…
-Thế ở đây chịu khát à? Không chừng lại lập công đấy chứ. Tớ mà tìm được nước thì ông Bảy không hử lấy một hử, còn vồ tớ, xốc tớ lên, hôn đùn đụt, thưởng phép, gởi giấy về gia đình nữa.
Thiệt quay sang An:
-Hai đứa tôi đi nhé. Bình tông ông đâu, đưa thêm đây… này, đi…
Thế là chúng em lén đi.
Em và Thiệt đi sâu mãi về phía cụm rừng xanh, men theo một con suối.
Mùa khô nắng đã đun cạn hết nước suối. Hoạ hoằn giữa lòng suối còn sót lại một vũng nước. Một vũng nước đọng. Lá cây ven suối rơi xuống tụ dưới đáy suối mùa khô nát thối. Mùi nước hôi nồng nặc, rửa tay, sau một buổi vẫn còn ngửi thấy mùi thối. Nhưng những anh em trinh sát, những chiến sĩ đi phục, những người lính vận tải đường xa, và bây giờ là chúng em trong mùa khô khắc nghiệt vẫn hằng ước ao được may mắn bắt gặp và uống thứ nước đọng ấy.
Mỗi lần gặp nhau như vậy, người ta reo: nước: Người tháo bình tông, người chuẩn bị khăn mặt. Hằng mấy tiểu đội sẵn sàng cởi tuột áo quần lấy mũ cứng làm gàu ập đến chen nau múc giội tới tấp lên đầu lên cổ, vừa kỳ cọ vừa nhăn mũi: Thơm quá, thơm quá!
-Cứ được một vũng nước bằng bàn tay là đạt yêu cầu rồi! Thiệt vừa rạp người đi vừa nói.
Lâu lâu, sợ em nóng lòng rủ về, Thiệt lại khích lệ:
-Không chừng ở dưới này một tẹo có nước. Đây này… chỗ này mới cạn sạch cách đây đôi ngày, đất hình như còn ẩm.
Cứ thế, cái khát và một ao ước mơ hồ đẩy chúng em. Một con mễn chạy qua, một quả mìn nổ phía trước. Tiềng mìn đạp nổ cũng đanh như tiếng ĐK.
-ĐK hay mìn hở Thà? Thiệt hỏi.
-Có lẽ mìn. Em nói.
Em thấy rờn rợn. Dưới mặt đất kia, bây giờ đã trở nên mát dịu đang ẩn náu đâu đây những kẻ thù bí mật. Em nói nhỏ với Thiệt, tựa như sợ bọn thù bí mật kia có thể nghe:
-Thôi ta về, không kiếm được đâu. Gặp mìn nguy hiểm.
Thiệt gàn, đầy tự tin:
-Thằng địch gài mìn ở đây là bẫy chúng mình đi tìm nước đấy. Vậy thì chắc là có nước. Có mìn thì ta gỡ ta đi chớ, sợ gì!
Một con thú lại chạy hoảng qua. Một tiếng mìn nữa nổ. Em khẩn khoảng:
-Thôi, Thiệt à. Chụ khát còn hơn. Mà hình như đã khuya lắm.
Em nghĩ đến đơn vị. Em nghĩ đến trận đánh tiếp cả tiểu đoàn đang hì hục sửa soạn. Tiểu đội trưởng An chắc đang hớt hải chờ hai đứa. Không biết anh ta sẽ báo cáo thế nào với trung đội.
Em định bước một bước. Nhưng tự nghĩ: không chừng dọc lòng suối mình đi qua cũng có mìn, em bảo Thiệt:
-Mình mệt quá, dù có đi hay trở về, cũng ngồi xuống đây nghỉ đã.
Theo thói quen của người lính ở chiến trường khắc nghiệt này, em lấy tay dò mìn. Năm ngón tay với vào lòng suối. Lòng suối lạn cạn cuộn pha cát. Có lẽ những lớp cát bồi che giấu dưới bụng bó những quả mìn đạp. Em nghĩ vậy và ráng đào. Ôi, một quả mìn thật.
-Có mìn, Thiệt ơi.
-Thế ư?
-Ừ… Nó đáp gọn và cúi xuống rà.
Thiệt bỗng vớ được một quả mìn. Nó đưa quả mìn dứ dứ về phía em rồi ngồi bịch xuống.
Đêm qua lúc nào không biết. Tiếng súng thưa dần rồi im hẳn. Cả tiếng ĐK của địch trên sườn Đăng-rếch cũng vậy. Hay là họ đã rút?
Sau này trong bao nhiêu nguyên nhân vì sao ta cần ngừng tấn công, có một nguyên nhân em được biết: súng đang còn, đạn đang còn, và người cũng đang còn, nhưng không còn nước, cho nên chỉ còn những con người mệt lả, không lê vững đôi chân mỏi nhừ, và bởi thế cũng không đủ sức chạy lên chạy xuống đánh tiếp những quả bộc phá sào dài ngoằn và nặng trịch. Lui quân đi chưa toàn thắng là điều mà người ra trận không một ai muốn. Nhưng người chỉ huy của chúng em hôm ấy đã cho lui quân, và cho lui quân hôm ấy là đúng.
Thế là hai đứa em ở lại một mình dưới chân Đăng-rếch, giữa lòng suối mà Thiệt đặt hết ao ước với một bãi mìn dày lẩn khuất quanh quẩn vây lấy chân.
Chúng em lết từng bước vừa đi vừa rà mìn, vừa đi vừa nghe ngóng địch. Có tiếng súng con của chúng ở vị trí chỉ huy của ông Bảy Hử ngày hôm qua. Chúng em quay tìm đường khác. Ba ngày như thế. Khi không thể cất nổi chân, chúng em ngồi lại đầu óc trống không, ngực nóng như cả mặt trời lửa đặt vào đó, bụng thở thoi thóp, cổ đắng, cố ứa ra một tí nước bọt, nhưng làm gì có được của quý ấy.
Lúc đơn vị tìm thấy chúng em, tiểu đội trưởng An nói lại, thân thể chúng em mềm và nóng hâm hấp như hai trái chuối luộc. Hai ngày sau vẫn không nói ra tiếng. Lưỡi tụt đi đâu mất.
Tôi nói với chị Sáu:
-Chị ạ, trận đánh vào sào huyệt bọn Pol Pot vừa rồi tôi có được đến đơn vị Thà. Bảy Hử đã làm trung đoàn phó. Anh dẫn tôi đi chơi thăm anh em. Thà làm tiểu đội trưởng thay An đi học. Còn Thiệt, trung đội phó quyền trung đội trưởng, da ngăm hơn trước, anh đã tự nhận như thế, miệng liến thoắng, đôi mắt vẫn mở to như ngờ ngệch.
Bảy Hử chỉ tay về phía Thiệt:
-Bố mẹ đẻ anh ta cái miệng ra trước, nhưng lại không biết khóc. Bà đỡ bợp cho một cái, anh ta thét đủ bảy ngày bảy đêm, nên bây giờ cái miệng rộng đến mang tai.
Thiệt đang tập hợp trung đội để kiểm tra khối lượng mang vác từng chiến sĩ.
-Ông Yên… Súng 7 cân này, xẻng 1 cân rưỡi này, đạn 4 cân này, gạo sấy lương khô 3 cân này, sao lại đến 35 cân? À, tham ô nước.
Anh chiến sĩ này đã lấy các bao đựng đạn B40 cũ cho nước vào dán lại, bỏ và ruột nghé để mang thêm ngoài tiêu chuẩn 6 lít một người.
-Ông Văn… 36 cân. Quái nhỉ! Lại tham ô nước… Cái gì đây? Đào đâu ra mấy cái ống nhựa này? Phổ biến rồi mà không chịu quán triệt. Đoàn sẽ tổ chức hai trạm bơm. Sẽ bơm từ hậu cứ rồi tải theo đường quân sự làm gấp. 100 cây số có nghĩa lý gì, đưa nước đến vị trí tập kết 1. Ở đó hậu cần đã lót sẵn những túi ni lông lớn dùng làm bể tạm thời, nước sẽ chứa vào đấy. Vận tải và một phần ba quân số của tiểu đoàn, nghĩa là tất cả đại đội dự bị sẽ áp nước theo chúng. Ngoài mỗi người 6 lít tự mang, chúng ta có một triệu lít nữa. Thế mà không tin. “Thủ trưởng ơi-Thiệt quay lại nói với Bảy Hử, lễ xuất quân chiều nay đề nghị trên cho dàn toàn bộ đội hình vận tải nước với toàn bộ dụng cụ, khí tài, cái “Binh chủng đặc nhiệm của mùa khô” này quan trọng lắm”…
Sau khi kiểm tra xong, có lệnh cho trung đội giải tán, tôi giữ Thiệt và Thà ở lại nói chuyện chơi. Tôi đùa:
-Nè, qua trận khát năm ngoái cuối cùng Thiệt nhận ra ông Thần Khát được biểu tượng thế nào?
Thà cướp lời:
-Nhất định phải là một ông thần tụt lưỡi, toàn thân mềm và nóng như chuối hấp.
Thiệt hứ một tiếng, mím đôi môi hóm:
-Chớ khiêu khích… Trải qua cái trận chết khát đó mà cũng nghĩ ra được lắm cái hay.
-Thế à, nói cho tôi nghe với nào.
-Qua trận khát ấy, em cứ nghĩ các nhà khoa học thật tài. Này nhé… Họ nói rằng giữa sự sống và cái chết có một trạng thái trung gian, nghĩa là có một quãng thời gian trong đó sự sống không còn nữa nhưng cái chết cũng chưa đến… Giỏi thật. Em cứ nghiên cứu mãi hôm đó không biết em đã ở trong trạng thái trung gian ấy chưa? Có thể rồi, vì em cảm thấy tim không đập nữa, ngực không thở nữa, chân tay không cựa quậy nữa. Nhưng cũng có thể là chưa. Vì em cứ còn đang mơ.
-Lại xạo rồi. Thà cười.
-Không, thật đấy.
Tôi hỏi:
-Thế lúc ấy mơ thấy gì nào?
-Mơ thấy lửa đang táp cháy cả người em bỗng vụt tắt. Quanh em nhân dân trong phum quây quần làm lễ chúc phước. Các cô gái té nước ướt đẫm mình mẩy. Em hét: coi chừng ướt liều phóng B40, coi chừng ướt gạo sấy, gạo sấy giao tôi mang mà nở phình ra thì cả đại đội tập trung lại ăn không hết đấy. Chẳng ai thèm để ý đến lời em. Họ vẫn té nước ào ào. Nước chảy mát rượi qua đầu, qua mắt, qua hai gò má, qua mũi, em hơi sặc một chút, rồi qua môi, qua ngực, qua bụng, chảy trên những bắp thịt cánh tay và đôi chân trần mệt mỏi. Em chẳng uống một giọt nào.
Lát sau, một bà mẹ Campuchia đến, bà mẹ cao lớn lạ thường. Trên vai bà một chiếc đòn gánh khổng lồ. Bà quẩy một đôi thúng lớn, to gấp mấy chục lần cái khoanh thuyền của quân khu ấy. Tay phải của bà đặt lên mấu đòn gánh, ở đấy em thấy hiện lên ngôi đền Prết-hi-via. Tay trái bà đong đưa, như mẹ em quẩy nước giếng ở nhà. Bà đi học theo triền Đăng-rếch. Qua mỗi đoạn bà lại nâng đôi thúng, trút nước xuống. Nước chảy trên những tảng đá mái nhà, mài nhẵn nó, xoáy vào đất, làm thành những con suối. Bà nói: Từ nay suối ơi, mày giữ nước trong lòng mày mãi chớ để nước cạn.
Em nghe bà nói, em mừng quá em reo: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con là coong-tóp (tiếng Campuchia nghĩa là bộ đội) Việt Nam sang đây đánh Pol Pot giúp dân, đi đánh trận hết nước, khát quá, mẹ cho con một hớp!
Bà mẹ Campuchia lấy tay hất tấm khăn Cà-ma trên đầu. Bà nói: Con! Thương con quá! Con chịu khổ, chịu cực, chịu khát… bà mẹ vục một ống nước nữa vào thúng đưa cho em. Em uống một hơi, ôi, nước thốt nốt, ngọt ơi là ngọt.
Em định gào: Mẹ ơi, cho con một ống nữa thì có tiếng đập vào người. Mở mắt ra, thấy ông An tiểu đội trưởng và anh em trung đội đi tìm.
Em nhắm nghiền mắt. Em gào, em lại mơ tiếp: Biển Hồ ơi! Biển Hồ hiện ra, dềnh dàng, lắc lư như một mảng trời màu cánh sen đưa võng trước mắt em. Em vội vàng nói: Biển Hồ ơi, người ta bảo ước gì Biển Hồ là đôi mắt em để anh bơi, còn tôi, tôi ước gì đôi mắt em là Biển Hồ để tôi uống…
Đám chiến sĩ vẫn còn vây quanh chúng tôi cười ầm ầm muốn tốc cả mái tranh.
Thế đấy, sáng hôm sau họ lên đường. Các tiểu đoàn lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và các đơn vị quân tình nguyện sát bên nhau. Tổ quố, hai Đất nước và Đời mãi mãi ghi lại hình dáng người lính khi lên đường. Trên vai chất đủ thứ: súng đạn, áo quần, lương khô, gạo sấy, võng tăng, dây trói tù binh, xẻng và nước. Bên lưng một bình tông nước, trước ngực một bình tông nước và sau lưng một can nước nữa. Đầu hơi lao về trước, trán nhô tới, chân bước chậm và chắc. Tôi nghe rõ tiếng Thiệt đùa:
-Các cậu ơi, người ta nói mùa khô ở đất nước bạn chỉ có ba nơi có nước: Biển Hồ, cây thốt nốt và vú sữa người mẹ. Bỗng mùa khô năm nay có một dòng suối vĩ đại, dòng suối trong vắt ấy chảy trên vai người lính, ngược lên triền Đăng-rếch, nhận chìm tất cả bọn Pol Pot.
Thiệt lấy điệu đưa tay vừa vuốt ve chiếc bình tông 5 lít lủng lẳng trước ngực vừa nói: Tổ quốc ở bên cạnh thế này sao lại không chiến thắng.
Tôi nghe rõ tiếng cười khúc khích của Thà và từng chuỗi cười hồn nhiên, sảng khoái của lớp lớp lính trẻ.
Thắng trận xong, tôi gắng leo lên cho đến đỉnh núi. Đứng trên cao ấy nhìn về nam, lớp lớp cánh rừng dày và dợn xanh trông tựa biển. Nếu là biển, thì sông biển ở đây cũng không vỗ vào bờ. Dưới những cánh rừng biển bạt ngàn im lặng và xao động, một thế hệ chiến sĩ đang nở sinh. Những chiến công, những phẩm giá đang được sinh nở ở đây cùng với lúa gạo, tôm cá, dầu và điện, gỗ và than của mẹ cha, anh chị bên nước ngày ngày vắt mồ hôi và trí tuệ tạo ra khẳn định sự trường tồn của tình nghĩa hai đất nước ruột rà anh em.
Tôi nói với chị Sáu:
-Chị nói rất phải: Người lính bao giờ cũng muốn tâm sự với hậu phương dù đương lúc rối bận nhất.
Chị Sáu cười:
-Còn tôi, tôi nhớ câu nói đùa của Thiệt quá.
Tôi chia tay chị, thầm cảm ơn ngôn ngũ cha ông đã cho ta một từ sâu thẳm: NƯỚC!
ác chiến sĩ d5 bộ binh gọi chị là “nhà văn trẻ”. Cái danh hiệu trịnh trọng đó làm Nguyên Bình hơi ngượng. Với một người, chị thường tự nhận là một người làm báo.
Họ đang ở nơi đóng quân dã ngoại của tiểu đoàn ở gần biên giới Campuchia, trong một vườn cây ăn trái khá rộng. Dưới những gốc xoài lâu năm, những cánh võng màu cỏ úa chăng mắc đây đó hệt những cánh bướm khổng lồ đang đậu im trên mặt đất thấp thoáng những vệt nắng vàng xộm. Trái cây đang mùa chín rộ. Mùi xoài thơm ngan ngát. Những con bọ rầy cứ nhảy tanh tách trên những cành lá mùa lục già. Và, một khoảng trời biên giới xanh ngắt in trong lòng chiếc mũ sắt còn chừng nửa bát nước trước cưa lán tiểu đoàn bộ… Cảnh vật yên tĩnh và vui mắt nữa nếu không có những khẩu súng cất cao nòng nghiêm khắc nhìn ra mé vườn, sẵn sàng nhả đạn bất cứ lúc nào.
Nguyên Bình đưa mắt nhin quanh, nghĩ: “Thế là mình đang ở chiến trường rồi. Hà Nội đã xa xôi đến thế! Giờ này anh Văn làm gì nhỉ? Đọc sách, viết, hay đang bận một cuộc họp? Còn ở đây, sau những khe đất trũng ngoài kia, có thể bọn tàn quân Pol Pot đang ẩn náu”.
Tiểu đoàn trưởng Thắng đang đi đến chỗ Nguyên Bình ngồi, chị vẫn không hay. Thắng dừng lại cách Nguyên Binh mấy bước. Dáng anh cao, gầy, da xạm nắng. Anh mỉm cười, giọng miền Nam rất ấm:
-Không nghỉ chút nào cho đỡ mệt, nhà văn?
Nguyên Bình ngước nhìn nụ cười vui vẻ của Thắng. Từ lúc đến đây, chị xao xuyến như vừa tìm ra được điều gì mới mẻ. Thắng nhận thấy trong đôi mắt to thông minh của Nguyên Bình phản chiếu màu xanh lá cây, long lanh.
Chị đáp giản dị:
-Tôi không ngủ được, còn anh?
-Chúng tôi quen rồi. Những người lính ở chiến trường không có giấc ngủ trưa. Chị đi đường xa thế, chắc vất vả? Chị sẽ ở mặt trận Tây Nam bao lâu?
-Ba tháng, anh ạ. Nhưng chúng tôi mới tới đây được một tuần. Có vất vả gì đâu, anh? Chúng tôi đi máy bay từ Hà Nội-chị cười khẽ. Chẳng bù ngày trước tôi đi Trường Sơn, cũng đeo nặng, đi bộ, lúc nào ngẩng mặt lên chỉ thấy cây lá bịt bùng vây quanh.
Thắng gật đầu:
-Tôi đã được đọc những truyện ngắn chị viết về thanh niên xung phong, bộ đội công binh và các chiến dịch lái xe. Bộ đội thích những truyện ngắn của chị.
Nguyên Bình thành thật:
-Tôi viết còn kém lắm.
Thắng mỉm cười:
-Những người lính chúng tôi không biết nói khéo đâu. Chị Nguyên Bình này, lát nữa chị nói chuyện với bộ đội nhé.
Bình chợt nghĩ: mình không quen nói chuyện trước đông người. Vả lại, mình có chuẩn bị gì đâu. Gay go đây-chị đỏ mặt-cá đồng chí đi cùng tôi sẽ làm việc đó. Còn tôi… anh thông cảm.
Tiểu đoàn trưởng cố nài:
-Hay là… chị hát một bài vậy? Chị không biết chứ, đơn vị ở xa, anh em chúng tôi chưa bao giờ được đón một đoàn văn nghệ như thế này đâu.
Trong lúc hai người trò chuyện, bộ đội từ các ngả đường mòn đang kéo đến vườn xoài. Họ đi trong một đội hình giàn thưa, im lặng, mũi súng nhấp nhô. Những hộp đạn và xẻng cuốc va vào nhau lách cách. Đó là những đại đội đóng ở gần tiểu đoàn bộ. Họ đến để nghe đoàn cán bộ văn nghệ từ thủ đô Hà Nội đến nói chuyện.
Mọi người ngồi ngay trên bãi cỏ, dưới những gốc xoài. Bộ đội để súng ngang đùi. Họ nói chuyện khe khẽ và những đôi mắt sáng lên náo nức khi nghe giới thiệu tên những người viết văn, làm thơ quen biết, bây giờ mới gặp mặt. Nguyên Bình cảm thấy nhiều ánh mắt tò mò nhìn mình, chị mỉm cười ngượng nghịu. Khi những người đi cùng đoàn với chị lên đọc những bài thơ họ vừa viết từ mặt trận, bỗng có tiếng súng vẳng lại nghe rất rõ. Các chiến sĩ ném về phía đó những cái nhìn bực dọc như thể bị quấy rầy không đúng lúc. Nhưng họ vẫn im lặng nghe, rồi vui vẻ, vỗ tay nồng nhiệt. Đến lượt Nguyên Bình, chị bối rối đưa mắt nhìn những khuôn mặt phần nhiều còn rất trẻ, nhưng xanh xao vì sốt rét.
Không khí buổi nói chuyện không giống chút nào như ở Hà Nội quen thuộc của Bình. Ở đó, những tà áo dài màu lộng lẫy trước ánh đèn chói loà, những diễn viên trau chuốt phấn son, một cử tọa chọn lọc lơ đễnh nghe và thản nhiên vỗ tay chỉ vì phép lịch sự. Cũng chẳng giống chút nào như ở toà soạn báo hàng ngày Bình đến làm việc, người ta thường nói những câu khó hiểu để tỏ sự uyên bác, nhưng thực ra, có khi chỉ là những lời nói được nhắc lại, vô thưởng vô phạt. Còn ở đây là những khẩu súng, những khuôn mặt võ vàng nhưng đầy nhiệt tình, linh hoạt là tiếng súng vẳng lại, và một đất nước Campuchia trong nạn diệt chủng với những tội ác khủng khiếp mà các chiến sĩ đang ngồi trước mặt chị đã cứu cả một dân tộc đau thương. Những có thể bất ngờ sẽ có một ai trong số người ngồi đây vắng mặt khi trận đánh sau cùng kết thúc-Nguyên Bình chợt nghĩ và xúc động:
-Thưa các đồng chí thân mến! Giọng chị run run trong sự im lặng bao quanh. Có thể nghe rõ tiếng rụng êm của một trái xoài chín rơi trên nệm cỏ-Ban nãy anh Thắng nói, tôi có thể ngâm thơ, hát, hay nói bất cứ chuyện gì với các anh. Tôi rất tiếc không thể làm vui lòng các bạn. Tôi không biết hát, cũng không biết ngâm thơ. Còn chuyện thì tôi nói rất vụng (có tiếng bộ đội cười, nói lao xao). Tôi là người làm báo và đôi khi, có viết văn. Đấy là một công việc chậm chạp và vô duyên. Tôi cảm thấy rất rõ điều này khi có dịp đi công tác cùng với các nhà thơ và nhạc sĩ. Thật thế, người ta có thể ngâm thơ hoặc hát, những chưa ai đọc truyện ngắn, bút ký, hay một vài chương tiểu thuyết trước đông người. Trừ ở nước ngoài, bên Anh, nghe nói nhà văn Dicken từng đọc những truyện ngắn rất tuyệt của mình, và được công chúng hoan nghênh nhiệt luệt. Vậy thì, tôi tự hỏi, tôi sẽ nói gì với các đồng chí, lúc này…
Nguyên Bình ngừng lời, mắt chớp nhanh:
-Có lẽ, tôi muốn nói với các đồng chí rằng, vì nghề nghiệp làm báo, tôi đã đi nhiều nơi, đến nhiều mặt trận, ở phía Bắc, trong rừng Trường Sơn, ở biên giới Việt Lào… Nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến mặt trận Tây Nam. Ở đây tôi đã được thấy nhiều việc, nghe nhiều chuyện, tôi đã gặp gỡ nhiều người Campuchia từ bên kia biên giới trốn thoát cái chết sang đây với chúng ta. Câu đầu tiên họ đều nói với tôi rằng: “Bộ đội Việt Nam đã cứu sống họ”. Và tôi còn biết thêm rằng, những người đã cứu thoát một dân tộc khỏi nạn diệt chủng cũng chính là những người yêu thích văn nghệ nhất. Tôi đã nhìn thấy những cuốn sách được chuyền tay nhau dọc đường hành quân, bìa rách nát. Những câu thơ chép tay trong những cuốn sổ của thương binh… Sự cổ vũ ấy còn quý hơn mọi lời khen tặng đối với những người làm văn nghệ. Lần này đến đây, chúng tôi lại được các anh chăm sóc rất nhiều, chúng tôi được tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi để làm việc, trong lúc chính các anh đang còn gánh chịu nhiều khó khăn. Sự hy sinh đó nằm ngay trong những nhu cầu sống hàng ngày, trong từng hớp nước uống không đã khát, trong từng ngọn rau xanh của mỗi bữa ăn thiếu hụt, trong tình cảm quê hương, và trong xương máu đồng đội các anh đã đổ xuống mảnh đất ta đang đứng…
Chị nhìn lướt những khuôn mặt đang chăm chú nghe chị nói, nghĩ nhanh: Sao anh không đi cùng em chuyến này, anh Văn? Đến đây, gặp những con người cao thượng này, ắt những vần thơ của anh khỏe khoắn hơn, và biết đâu, hai người sẽ xoá bớt khoảng cách…
Chị thoáng nghĩ đến hình ảnh Văn đang trầm ngâm đi trên hè phố Hà Nội với những câu thơ về tình yêu và nỗi đau khổ của anh. Chị bỗng thấy thương anh. Nhưng rồi hình ảnh Văn nhoà đi rất nhanh trong ánh mắt các chiến sĩ đang nhìn chị, bao dung và náo nức. Chị nói tiếp:
-Tất cả những điều đó đã để lại trong tôi một ấn tượng thật khó quên. Tôi cũng biết tôi làm việc còn nhiều kém cỏi. Nhưng, tôi sẽ viết về các anh. Vâng, tôi sẽ viết, với tất cả khả năng của mình…
Những tràng vô tay ào lên, sôi nổi. Nguyên Bình quay đi nén xúc động. Rồi quay lại, chị mỉm cười:
-Vâng, tôi xin hứa… Còn bây giờ, cho phép tôi thay mạt anh em trong đoàn, xin gửi đến các đồng chí, những bạn đọc thân mến của chúng tôi, lời chào thân thiết nhất.
Buổi nói chuyện kết thúc, Nguyên Bình quay trở về nơi mắc võng, vẫn chưa hết xúc động. Liên lạc viên tiểu đoàn, một chiến sĩ trẻ măng lễ mễ mang tới cho chị một thùng lương khô đựng đầy nước. Tâm-tên cậu liên lạc-vừa nghiêng thùng đổ nước vào chiếc mũ sắt, vừa bắt chuyện với chị nhà văn.
-Em lấy nước cho chị rửa mặt đây. Sao lúc nãy chị nói ít thế?
Nguyên Bình giữ lấy chiếc mũ sắt. Chị kêu lên:
-Nhiều quá! Đừng phí nước thế, Tâm? Chú vừa bảo gì nhỉ?
Có những tiếng chuông điện thoại reo vang trong nắng trưa. Rồi giọng miền Nam rất ấm của Thắng nghe rõ mồn một: “Sông Hàn phải không? Vâng, vâng… Đồng Nai đây!”. Tâm nghiêng đầu lắng nghe rồi trả lời Nguyên Bình rất hồn nhiên:
-Ở vườn xoài mà chị lo thiếu nước? Chúng em chỉ lo nhất mỗi lần thay chốt trong rừng Puleng thôi. Ở đó thì chẳng kiếm đâu ra nước. Chỉ sẵn cây vỏ quạch. Nhiều lúc bọn em phải chặt vỏ quạch nhai cho đỡ khát. Nhưng đến mùa mưa thì rất gay go. Nước sẽ ngập đến tận bờ công sự ấy. Cái xứ sở này thật lạ! Ấy thế mà thủ trưởng Thắng còn làm thơ về tổ chốt đấy. Chị có biết làm thơ không, chị Bình?
-Không. Sao?
-Chẳng sao cả. Nhưng anh em đều muốn nghe chị nói chuyện lâu lâu một tý. Chị có biết không? Tiểu đoàn chúng em có nhêìu nhà thơ lắm tài ra phết đấy.
Nguyên Bình cũng lấy cái vui của chú liên lạc:
-Thế mà chị không được biết tài thủ trưởng của chú đấy. Nào, bây giờ Tâm đọc thơ của anh Thắng cho chị nghe với.
Tâm bưng miệng cười:
-Ấy chết, “đem chuông đi đấm nước ngoài”. Ai lại thế… Nhưng.. đọc thì đọc, em chỉ dặn trước là cấm cười, cấm mách lại.
-Đồng ý.
Tâm lên giọng ngâm nga:
Chiếc balô bằng vải bạt thô
Tôi gói bọc rất nhiều kỷ niệm
Vai tôi mang cả vòm trời quê hương
Và tiếng cười em ngân vang trong đêm đầy sao…
Thế nào, nghe được không, chị?
-Tiếp tục.
Tâm cười giòn:
-Em quên mất rồi. Nhưng đại loại như thế. Toàn viết về lính tráng cả. Cây nhà lá vườn thôi, lủng củng một chút, nhưng chúng em đọc, khoái đáo để.
Nguyên Bình trầm ngâm:
-Anh Thắg quê ở đâu, Tâm nhỉ?
-Biên Hoà chị ạ.
-Thảo hèn.
-Chị bảo sao?
-Chẳng là chị chợt nghe mật danh điện thoại của đơn vị mang tên một con sông.
-Đồng Nai phải không? Thủ trưởng chúng em bảo để gọi thế cho đỡ nhớ quê hướng. Còn sông Hàn là điện thoại của bộ phận trinh sát. Họ đang ở trong rừng Puleng. Lúc anh Xuân đang đọc thơ, chị có nghe tiếng súng nổ không?
-Có. Nghe rất rõ.
-Cánh trinh sát đang bám địch đấy. Thủ tưởng chúng em cũng sắp tới đó bây giờ.
-Anh Thắng sẽ đi Puleng ư? Họ ở cách đây bao xa?
-Năm cây số. Thủ trưởng chúng em…
Nguyên Bình nghĩ nhanh: cậu liên lạc này mê thủ trưởng của mình quá thể. Hay thật! Xem nào, từ đây xuống Puleng đi nhanh mất một tiếng. Vị chi năm giờ chiều đến nơi. Sẽ nghỉ lại đó một đêm. Sớm mai đi đoàn 7, kịp chán. Kể cũng hơi mạo hiểm, nhưng không sao. Mình sẽ được gặp anh em trinh sát ở chốt với những con suối cạn, những cây vỏ quạch và một cánh rừng biên giới. Đi thôi! Miễn là anh ấy không phản đối.
Thắng mang thêm khẩu tiểu liên. Anh khoác chéo khẩu súng trước ngực. Nguyên Bình mở to mắt nhìn anh: “Vai tôi mang cả vòm trời… Và tiếng cười em ngân vang trong đêm đầy sao…”. Còn bây giờ, vai anh ấy khoác súng và một bên là cái bình tông nước, chỉ có thế. Một vẻ đẹp giản dị và rất… lính. Nhưng những câu thơ của anh ấy đầy rung động và rất thực. Tất nhiên rất khác với thơ tình của Văn. Anh Văn vẫn mơ ước có một gian buồng ở Hà Nội. Nhỏ thôi. Nhưng là của riêng hai người.
-Anh sẽ ngồi ở đây. Còn bàn làm việc của em thì ưu tiên kê gần cửa sổ. Anh biết tính em khi viết thích có một không gian thoáng đãng. Đúng thế không nào? Nhưng trong lúc làm việc thì không được quấy rầy anh, nghe chưa?
Bình cười buồn:
-Nhưng em chưa biết mình sẽ viết gì nếu chúng ta cứ mãi quẩn quanh ở Hà Nội như bây giờ. Vả lại, căn buồng ấy ở đâu nhỉ?
Văn cáu kỉnh:
-Rồi sẽ có, miễn là em đồng ý. Anh sẽ quẳng cho hắn một ngàn đồng, cùng lắm là ngàn rưỡi hoa hồng. Anh sẽ bán đi cái xe đạp.
Nguyên Bình nhìn anh, thấy thương. Người ta cho Văn là người có tài và đứng đắn. Nhưng lâu nay anh ít đi xa Hà Nội. Anh đau khổ vì Nguyên Bình. Chị biết rõ thế nhưng vẫn cứ e ngại: Anh ấy chỉ nghĩ đến mình, hạnh phúc là thế ư? Khi còn trẻ, người ra quan niệm hạnh phúc như một cái gì sặc sỡ và khó nắm bắt, như một sắc cầu vồng, như mặt  biển với những cồn sóng chạy nghiêng và con tàu trắng lộng lẫy. Nhưng Nguyên Bình đa 27, chị muốn cùng anh chia đều nỗi vất vả của những chuyến đi, muốn cùng anh hoà cái riêng của mỗi người vào ngàn mảnh đời chung để tạo nên những trang viết. Đó cũng là niềm vui, là hạnh phúc. Vất vả đấy, nhưng có niềm say mê thực sự nào lại được vun đắp một cách dễ dàng? Chị cãi yếu ớt:
-Nhưng tháng tám em còn phải đi một đợt. Cơ quan đã phân công…
Văn đứng lên, nóng nảy quẳng điếu thuốc vừa châm vào góc nhà:
-Anh biết em là người có nghị lực. Điều đó quý thật, nhưng cũng cần phải thực tế nữa chứ, em? Ai cũng vậy thôi, cần phải có một gia đình, một tổ ấm. Riêng em sao cứ băn khoăn?
Đó là lần va chạm gần đây giữa hai người trước chuyến đi này. Sau đó, Bình nhận được một bức thư. Nhận ra nét chữ quen thuộc, chị xé phong bì. Một mảnh giấy nhỏ rơi xuống chân chị: “Anh là con đường, em là dòng sông. Em khó hiểu như một con nước chảy…” Bình cắn môi: Trời ơi, chẳng lẽ mình bí ẩn đến thế kia ư?
… Thắng nói:
-Chị nên nghỉ lại tiểu đoàn bộ. Đi, có thể nguy hiểm.
Nguyên Bình phật ý:
-Anh coi tôi như khách lạ.
-Tôi lo trách nhiệm bảo vệ…
-Tính mạng một người chỉ huy như anh đáng giá hơn tôi nhiều.
Thắng bật cười:
-Chị là một cô gái bướng bỉnh-anh nghĩ thêm-bướng bỉnh nhưng chân thành và dũng cảm. Nhưng anh không nói ra những ý nghĩ trên. Còn Nguyên Bình thì nghĩ khác: anh Văn bảo mình khó hiểu. Bây giờ lại còn thêm tính bướng bỉnh nữa kia đấy. Nhưng dù thế nào mình vẫn là mình.
Hai người theo con đường mòn ra khỏi vườn xoài. Ở những tràn ruộng thấp xung quanh, bộ đội đang cuốc đất tăng gia. Chiến trường gì mà kỳ lạ-Nguyên Bình nghĩ-Trong khu rừng kia, không xa, bọn địch đang lẩn trốn, những trận đánh chưa kết thúc. Còn ở đây, chỉ cách một cánh đồng, những luống rau đang được vun bón. Thế rồi người ta chuyển về những người bị thương những tử sĩ…
Nhìn thấy hai người đi ngang qua, các chiến sĩ ngừng quốc đất, nói bâng quơ những lời đùa bỡn: “on sa lanh boòng tê?” (nghĩa là: Yêu anh không em ơi). Một người khác đáp lời, giọng vút cao lên: “Sa lanh ná” (nghĩa là: Yêu lắm). Thắng quay lại giơ nắm tay dấm dứ về phía người vừa nói. Họ cười phá lên. Tiếng cười quấn quít trong khoảng không ngập nắng. Nguyên Bình luống cuống bỗng vấp chân, đau, nhưng chị cố kìm một tiếng rên, hỏi lảng sang chuyện khác:
-Anh học được nhiều tiếng Campuchia không? Dạy tôi vài tiếng thông thường nhé.
-Tiếng Khơ Me khó phát âm, chị ạ. Anh em chúng tôi cũng chịu khó tự học, nhưng mới hiểu được ít tiếng đơn âm.
-Ăn cơm là gì?
-Hốp bai.
-Uống nước?
-Hốp tức.
-Còn cảm ơn.
-Ốc cun.
Nguyên Bình lẩm bẩm:
-Ốc cun. Ốc cun là cảm ơn. Thế còn câu vừa rồi?
-Câu nào nhỉ?
-Đấy, mấy tiếng gì chiến sĩ của anh vừa nói đó.
Thắng lúng túng:
-À, anh em họ đùa, có gì đâu. Chị đừng để tâm.
-Kìa anh Thắng!
Đồng chí tiểu đoàn trưởng đỏ bừng mặt như cậu học trò bị bắt quả tang đang viết thư tình. Kỳ quá! Có nên nói cho cô ta biết? Liệu cô ấy có phật ý không? Nhưng anh không biết nói dối. Anh trả lời nhanh như người mong thoát một gánh nặng:
-Chẳng là, đôi khi chúng tôi phải vào các phum làm công tác dân vận. Bọn họ ưa nói tếu một chút: “Yêu anh không, em ơi!”.
-Ồ. Nguyên Bình cười phá lên. Tiếng cười hôn nhiên của chị khiến Thắng cũng phải bật cười theo. Rồi chị chợt im bặt “On sa lanh boòng tê?”. Nhưng tình yêu đâu có đến dễ dàng thế! Bình và anh Văn biết nhau đã hơn ba năm, nhưng nhiều lúc chị vẫn tự hỏi: Mình thực sự yêu Văn không? Có không? Hay đấy chỉ là một tình thương? Là sự quý trọng? Nhiều lúc bận công việc, chị ngại những cuộc hẹn gặp. Nhưng sau đó chị lại vội đạp xe đến. Nhìn những sợi tóc sớm bạc, nhìn khuôn mặt đẹp một vẻ cao quý ấy. Bình bỗng thương anh đến nghẹn ngào: Em chỉ là một mảnh của cuộc đời anh, chứ không thể là tất cả như anh mong muốn. Chúng ta còn nhiều việc phải làm.
Để tránh những ý nghĩ không vui, Bình quay sang Thắng.
-Tôi biết anh Thắng có làm thơ đấy nhé.
Thắng bật cười. Một lần nữa anh lại đỏ mặt.
-Lại cậu Tâm mách chị hẳn thôi.
-Chú ấy rất mến anh. Mà làm thơ thì có gì cần giấu giếm?
Thắng nói nghiêm trang:
-Không, đấy là một công việc tốt đẹp, rất tốt đẹp là khác. Ngày còn đi học, tôi cũng có làm một vài bài thơ, về một cô bạn cùng học, về nhà trường. Được khe, đã lầm tưởng mình cũng có năng khiếu. Bây giờ, nghĩ lại thấy mình thật ngây thơ đã có những ước vọng ngông cuồng.
Thắng ngừng lời. Nguyên Bình nhìn sang anh. Đôi mắt Thắng long lanh cái nhìn trẻ trung và dào dạt tình cảm bên trong. Chị biết là anh đang nói những điều rất thật, nhưng anh không biết cách diễn đạt thế nào cho khỏi văn vẻ, nên cảm thấy ngượng ngùng.
Thắng nói tiếp:
-Chị không biết đâu. Trong cuộc đời người lính cũng đủ cả niềm vui, nỗi buồn. Chỉ có điều, tất cả những cái đó đều mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn là cuộc sống bình thường. Tôi luôn luôn tự cảm thấy bất lực trước những cảm xúc chứa chất trong lòng. Nói thế không biết chị có hiểu rõ ý tôi?
Nguyên Bình trầm ngâm.
-Có lẽ tôi hiểu.
-Vả lại, từ ngày nhập ngũ, việc trước tiên đối với tôi là lo làm trong nhiệm vụ người lính. Trước mắt chúng tôi luôn luôn là cái sống, cái chết, là quân thù và những viên đạn bắn thẳng, vì thế, xin lỗi chị, tôi nghĩ rằng việc cầm khẩu súng nhằm cho trúng cái đích cần ngắm bắn còn bức thiết hơn việc lo diễn đạt cảm xúc, những ý nghĩ, và tìm tòi những vần điệu đang nằm đâu đó trong tiềm thức-anh nói chậm rãi-Tuy nhiên, trong cuộc đời người lính cũng có lắm điều đáng để chúng ta nhớ, suy nghĩ, và viết về nó. Đây là một công việc nghiêm chỉnh, nhiều khó khăn, rất khó khăn. Tôi biết thế. Nhưng đạt được mục đích ấy là một điều tuyệt diệu.
Rồi anh cười:
-Nhưng đấy là công việc của sau này, khi chiến tranh đã kết thúc.
-Xin anh cứ nói.
-Chắc chị còn nhớ, cách đây không lâu, bọn Pol Pot đã đưa những đơn vị lớn vượt biên giới, đánh giết rất dã man những làng xóm của ta. Tất nhiên chúng ta đã trả lời bọn giặc một cách đích đáng. Đồng thời, để cứu một dân tộc anh em, chúng ta đã tiến quân đến Phnôm Pênh. Nói vậy thì thật đơn giản, chúng ta đã tiến quân đến Phnôm Pênh. Và đúng thế, chị nhỉ, nhưng trong cuộc tiến quân cứu bạn thắng lợi ấy, chúng ta đã chịu những mất mát. Điều đó cũng là tất nhiên. Nói chuyện với nhau bằng súng đạn đâu có phải là một cuộc họp mặt vui vẻ. Riêng tôi, trong trận chiến đấu này, tôi suý mất một thằng bạn thân nhất.
Thắng ngừng lời như để cố nhớ lại những hình ảnh đã qua, một lát, anh nói tiếp:
-Bấy giờ, các đơn vị quân đôi ta đã ém sẵn bên này sông. Bên kia sông là sự phòng thủ ngoan cố của địch và con đường quốc lộ dẫn về thủ đô Campuchia. Đó là vùng đất lạ. Bởi vậy cần có đội trinh sát đi nắm chắc ý đồ và phòng thủ của chúng trước lúc quân ta vượt sôn. Sáu người được cử làm nhiệm vụ ấy, trong đó có tôi và thằng Hoà. Nó cùng đi bộ đội với tôi. Chúng tôi ở cách thị xã Biên Hoà một cây cầu bắc qua con sông Đồng Nai. Con sông khá rộng. Nhưng nó chẳng ăn nhằm gì với sức vóc trai trẻ của hai đứa. Có những buổi chiều đi học về, chúng tôi không muốn qua cầu, bèn rủ nhau bơi. Quần áo buộc túm vào tấm vải nhựa, thế là “hấp”, nhảy ngay xuống nước. Nửa tiếng sau leo lên bờ, núp vào bụi cỏ ke mặc lại quần áo. Vừa chui đầu vào tấm áo nịt thoảng mùi mồ hôi quen thuộc, đã thấy bụng réo sôi lên vì đói, thế là ba chân bốn cẳng chạy một mạch về nhà… Rồi những ngày nghỉ học, hai đứa bơi thuyền ra sông câu tôm. Ở quãng đó vào những buổi sáng và khi mặt trời sắp lặn là buông câu, tôm nhiều vô kể. Tôm câu lên, thả ngay trong lòng thuyền săm sắp nước. Những chú tôm cứ cuống quít búng càng tanh tách, nom thật sướng mắt. Khi đã được kha khá, chúng tôi tạm nghỉ đốt bếp than lên nướng tôm ăn ngay trên thuyền, ăn xong, tôi nằm trên sạp thuyền nhìn trời và sông nước hát nghêu ngao, hoặc hoa tay đọc to lên những câu thơ vừa chợt nghĩ ra. Còn thằng Hoà, bao giờ nó cũng chỉ im lặng mỉm cười nhìn tôi đang trong nỗi vui ngông cuồng của tuổi trẻ, dịu dàng như một cô cái đang yêu. Và chúng tôi yêu nhau thật sự. Một tình yêu chân thành nhưng vụng về của những đứa con trai mới lớn. Nhưng tính nết thì khác nhau quá đỗi. Tôi là đứa hay nói. Còn thằng Hoà thì dút dát. Vì dút dát nên nó khổ. Nó yêu đứa em gái tôi, nhưng cu cậu không dám nói. Yêu mà không dám nói. Cái thằng đến kỳ quặc! Nhưng chơi thân với nó, tôi biết, nó là thằng con trai chân thành và cao thượng.
Cũng vì hai đứa quen sông nước từ bé, nên chúng tôi được chọn vào phân đôi trinh sát. Lựa một đêm tối trời, chúng tôi tính vượt sông bằng những mảng bèo lục bình kết lại. Trong lúc đợt giờ xuất phát, chúng tôi ngồi gần nhau. Mỗi đứa trên người chỉ độc chiếc quần đùi, phần da thịt để hở đã được trát kín bằng nhựa cây trộn bùn. Chẳng biết bạn tôi nghĩ gì lúc ấy. Nó nằm ngửa trên cồn đất nhìn vòm trời loáng thoáng những ngôi sao thưa thớt, mỉm cười yên lặng. Một lát, thằng Hoà ngồi lên choàng tay ôm ngang lưng tôi: “Thắng à, mình vừa nghĩ đến Thuỷ. Không hiểu sao mình không quên được cô ấy”. Tôi mở trong mắt nhìn nó! Ô cái thằng! Thì ra nó vừa nghĩ đến đứa em gái bướng bỉnh của tôi trước lúc làm nhiệm vụ. Điềm gở chăng? Tôi thoáng nghĩ thế, thương bạn, lại bực mình về chuyện đứa em gái vô tình. Đẹp mà vô tình. Nó làm thẳng Hoà thật khổ. Tôi khẽ gắt với nó:
-Đáng lý mày phải gặp nói chuyện với nó từ lâu rồi. Ngại gì. Đã là thằng lính, sống chết còn chẳng sợ, sợ gì một đứa con gái.
Nó cười hiền lành:
-Mình có sợ đâu.
-Sao mày không nói?
-Lần này mình sẽ nói.
Chúng tôi lặng lẽ trườn xuống nước. Trên bè đặt súng, lựu đạn và thủ pháo. Cứ hai người một bè, chúng tôi dìu vũ khí vượt sông. Đã xa bờ một quãng. Bên kia sông bọn địch vẫn im lặng. Những đám mây tiếp tục đùn lên nhanh chóng. Những vì sao thưa thớt như có ngọn chổi thần quét sạch cả. Sắp mưa đến nơi! Chúng tôi độngviên nhau gắng vượt sang bờ trước lúc trời sắp mưa xuống. Chợt, những ánh chớp loè lên, nhìn rõ từng gợn sóng lăn tăn trên mặt sông mênh mông. Tôi lo thắt ruột. Trong chiến đấu thường có những yếu tố bất ngờ. Nhưng yếu tố bất ngờ này thì xui xẻo quá. Quả nhiên bọn địch đã nhìn thấy những mảng bèo trôi khả nghi trên mặt nước. Chúng bắt đầu xả trung liên vào đám lục bình. Tôi nhắc thằng Hoà: “Cẩn thận đấy nhé!”. Hai đứa cố bơi nhanh hơn. Đằng nào cũng đã lộ. Lên bờ mình dễ xử trí hơn. Sáu thằng lính từng trải với vũ khí tốt trong tay và bên kia sông, các cỡ súng quân ta sẵn sàng chi viện. Chúng tôi bất chấp bọn địch một khi đã đạp chân lên đất. Còn chường 1/3 khoảng cách… Bọn địch bờ bên kia càng bắn dữ. Đạn rơi lõm bõm xung quanh chúng tôi. Đang bơi, tôi thấy thằng Hoà chợt lặng đi một giây. Tôi vội hỏi. Tiếng trả lời của nó chìm đi trong những tiếng nổ. Lát sau thằng bạn tôi như bị sặc nước. Nó bơi yếu hẳn đi. “Mày sao thế?”. Không nghe tiếng trả lời. Hoảng quá, tôi lặn một hơi đến bên nó. Vừa ngoi đầu lên, tôi đã nhìn thấy một bên vai thằng Hoà trúng đạn. Vết thương khá lớn. Tôi vòng tay ôm ngang eo nó: “Có sao không, Hoà?”. Nó ngẩng đầu nhìn tôi, lắc đầu. Cái thằng gan góc thế! Tôi chỉ còn viết vừa dìu nó, vừa dìu vũ khí, cố bơi. Khoảng cách giữa chúng tôi và những mảng bè khác xa dần. Chúng nó vẫn bắn. Thằng bạn tôi đã đuối sức. Nó tựa hẳn vào tôi, mắt nhắm nghiền. Chúng tôi nhích lên chậm chạp. Bơi thêm một quãng ngắn nữa, rồi tôi cảm thấy bàn tay nó bấu trên vai tôi lỏng dần. Tôi vội quát: “Bám chặt lấy!”. Rồi lại dịu giọng: “Hoà ơi, sắp tới nơi rồi! Lên bờ tao băng cho”. Nó mở mắt nhìn tôi trong ánh chớp, nói lào phào: “Thắng ơi, cố đưa vũ khí vào bờ. Cho mình gửi lời thăm Thuỷ. Mình… mình sẽ chỉ làm vướng cậu”. Bàn tay nó bóp nhẹ trên vài tôi một lần nữa, rồi lặng lẽ buông ra. Một loạt đạn bắn rất căng. Những làn sóng chồm lên. Tôi quay lại, không thấy thằng Hoà nữa. Tôi cuống quít quờ tìm nó. Tôi bỏ bè mảng lặn xuống, bơi vòng ra xa. Rồi tôi réo gọi tên nó, bất chấp bọn địch có thể nghe thấy.
Kể đến đây. Thắng im bặt. Hai người rời vườn xoài đã khá xa. Họ sắp quan một con mương cạn. Bên kia bờ mương, những cây thốt nốt đen đủi đứng im dưới nắng chiều oi bức. Đến bên con mương, Thắng co chân nhảy gọn qua bờ bên kia, rồi từ đó, anh nghiêng người giơ tay cho Nguyên Bình:
-Chị đưa tay đây. Thế. Cứ mạnh dạn bước qua đi. Đừng ngại. Nào!
Nguyên Bình đặt gọn bàn tay bé nhỏ của mình trong lòng bàn tay cứng rắng của anh. Rồi lấy đà, chị nhảy theo anh. Nhưng bờ đất trơn làm Nguyên Bình lảo đảo. Thắng vội đưa tay kia nắm lấy vai chị. Hai người gần như giáp mặt. Họ nghe rõ cả hơi thở của nhau. Một giây trôi qua, rồi Nguyên Bình rút tay ra.
-Chị mệt chưa, ta nghỉ một lát nhé?
Hai người ngồi dưới bóng cây thốt nốt. Trước mặt họ, đồng ruộng Campuchia khô cằn, vắng vẻ. Bây giờ đang mùa nắng, hòn đất được nghỉ ngơi, đợi những cơnmữa nguồn tưới xuống, người ta sẽ gieo hạt, cấy lúa. Còn lúc này, nhìn xa hút chỉ rặt một loại cỏ đuôi trâu vàng cháy.
Ở một phum canh bờ mương, bên cạnh căn nhà sàn bó nhỏ, một người đàn bà quấn sà rông đen, ở trần, đang lúi húi cạnh chảo nước thốt nốt sôi sùng sục. Mùi đường thơm ngọt theo gió thoảng đến chỗ hai người.
Nguyên Bình nhìn xuống lòng mương nứt nẻ, hỏi khẽ:
-Ánh có tìm thấy bạn không?
-À, không. Mãi sau ngày Phnôm Pênh giải phóng, tôi mới biết tin nó được một gia đình dân chài Khơ me cứu thoát. Nhưng chính tôi trong chuyến đi ấy lại bị một phen suýt chết khát. Chị uống một chút nước nhé-Anh nói ân cần, rồi nhìn lên những thân cây cao vọi có những bậc thang đơn giản bằng những cành tre buộc áp vào thân cây, anh nói-Đất Campuchia có loài cây này rất quý. Mỗi cây thốt nốt một năm có thể cho người trồng nó gần một tạ đường mà không cần vun bón gì. Khi những quả già rụng xuống, cây con lại mọc lên. Khoảng mười năm sau cây non ra trái lần đầu, và tuổi thọ của nó kéo dài hàng trăm năm. Chị nếm thử nước thốt nốt đi. Cậu liên lạc chuẩn bị cho chị đó.
Nguyên Bình nhăn mặt uống một ngụm nước có mùi men rượu chua chua.
-Chị uống nữa đi.
-Cảm ơn anh.
Thắng cười:
-Người ta nói phụ nữ thường ưa ngọt. Đúng thế không chị? Lần sau chúng tôi sẽ mời chị uống nước thốt nốt vào buổi sáng. Khi chưa có nắng, nước thốt nốt ngọt như nước dừa. Còn tôi, tôi có thể uống một hơi hết cả bình tông nước này. Nhưng ở mặt trận Tây Nam, chúng tôi có thói quen phải tập nhịn khát. Chị sẽ trở lại với chúng tôi chứ?
Nguyên Bình ngước lên. Chị bắt gặp đôi mắt Thắng đang nhìn mình, cái nhìn đầm ấm và thông minh. Một con người rất tế nhị-chị nghĩ và trả lời anh dịu dàng:
-Tôi sẽ trở lại, nhất định thế. Nhưng anh phải kể chuyện lạc rừng bữa đó.
-Có gì đâu, chị. Vắn tắt là thế này: trong ba ngày ròng rã, tôi cứ một mình một khẩu súng với túi gạo rang và bình tông nước, đi xuôi theo dòng sông, vạch những bụi lau lách tìm xác thằng bạn. Không thấy. Tôi buồn vô hạn. Nhưng lương ăn đã cạn. Phải tìm về đơn vị thôi. Biết làm sao được! Tôi cứ nhằm hướng Phnôm Pênh cắt rừng mà đi. Ngỡ rằng thế nào cũng gặp anh em trên đường đuổi giặc. Nào ngờ càng đi càng thấy cây rừng bịt bùng. Hết rừng già lại đến những đồi tranh bạt ngàn. Tôi không sợ cô độc. Nỗi buồn về việc không tìm thấy bạn và kỷ niệm về những ngày hai đứa sống bên nhau còn chứa chất trong lòng tôi. Tôi cũng không sợ thú rừng, nhưng nỗi khủng khiếp nhất là tôi đã bị lạc vào một miền đất hoàn toàn không có nước. Ở những cánh rừng này, lũ ong không tìm được nhuỵ hoa. Chúng cũng khát khốn khổ, cứ bay lừ đù và tìm đậu vào môi và mắt người, ngỡ có thể tỉma chất nước ở đó. Tôi nhịn khát đã ba ngày. Cứ đi lang thang hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, nhưng không tài nào tìm ra dấu vết đơn vị. Chỉ một lần tôi gặp một nhóm tàn quân địch. Chúng có năm thằng đang ngồi quanh một đống lửa cháy rừng rực. Bên trên ngọn lửa, một cái chảo lớn đang bốc khói. Nấp kín sau một gốc lim già, tôi nổ trọn một băng đạn. Ba thằng gục tại chỗ. Còn hai thằng lủi ngay vào rừng. Chẳng còn sức đuổi theo chúng nó, tôi đến bên đống lửa. Nồi cháo vẫn đang sôi. Tôi mừng quá. Tối sẽ có cháo húp, lại giết được mấy thằng giặc cũng bõ công lạc rừng. Nhưng khi nhìn vào nồi cháo tôi bỗng rợn tóc gáy. Thì ra bọn khốn khiếp đang ăn thịt trẻ em!
Thắng nhăn mạt ghê tởm:
-Thế rồi phần vì sức khỏe đã sút kém sau mấy ngày đói khát, phần vì quá xúc động, tôi gục xuống, ngất đi. Trong cơn mê tôi thấy mình gặp lại con sông Đồng Nai. Và tôi thèm khát uống cạn dòng sông với tất cả cá tôm và rong rêu. Lúc tỉnh lại, cảm giác khát càng tăng lên. Hơi thở nóng như người đang sốt. Không còn đủ sức bước đi, tôi cứ bò lết trên mặt đất. Ba ngày sau, hai đầu gối tôi đã sưng tấy lên, mười đầu ngón tay rớm máu. Đầu óc thì lúc tỉnh lúc mê, mỗi lần thiếp đi chỉ toàn mơ thấy nước… Không thấy tôi trở về, đơn vị cử người đi tìm. Anh em thấy tôi nằm ngất lịm bên cái khe cạn, trong miệng còn dính đầy bùn.
Nguyên Bình đưa mắt nhìn anh. Qua bóng tối của vành mũ trùm lên vầng trán rộng, đôi mắt Thắng nghiêm nghị. Tim Nguyên Bình chợt se lại khi nghĩ rằng chỉ ngày mai chị sẽ phải chia tay với anh, một người không quen biết nhưng gần gũi biết bao. Anh đã đưa cho chị một bàn tay vững vàng của người lính khi Nguyên Bình suýt ngã. Và anh đã tin cậy kể cho chị nghe những chuyện buồn vui với một niềm tin độ lượng và vô tư chỉ có ở những người cùng chia sẻ mọi nỗi gian truân trong khói lửa. Điều đó khiến Nguyên Bình cảm động. Bằng một giọng chân thành, chị nói:
-Ban nãy anh nói với tôi rằng, anh luôn bất lực trước những xúc cảm của mình, rằng trước hết, anh lo làm nhiệm vụ một người lính. Còn tôi, tôi cho rằng nếu anh se cầm bút thì thật đáng sợ. Không, xin anh đừng cười. Tất nhiên không phải bây giờ, mà khi cuộc chiến tranh qua đi, tôi tin rằng lúc ấy sẽ có một lực lượng mới rất đáng tin cậy sẽ xuất hiện trong văn học. Những người này còn ai khác nếu không phải là các anh, những người cầm súng có kiến thức, có hiểu biết và từng trải, đã lăn qua sự sống và cái chết, biết cách hiểu cặn kẽ về giá trị con người một cách xác đáng nhất. Còn tôi… tôi luôn luôn có mặc cảm là kẻ nghèo khó đi vay. Tôi đi vay cuộc sống trong những chuyến đi này.
Nguyên Bình bối rối mỉm cười:
-Ở Hà Nội, nếu muốn, tôi có thể sống thoải mái với căn buồng của riêng mình. Một chiếc bàn kê gần cửa sổ với ngọn điện ấm cúng toả sáng trên trang viết. Tôi đọc sách trong những thư viện tốt nhất. Tôi đi dạo chơi với bạn bè trên đường phố, khăn len quàng kín cổ những buổi tối mùa đông, hoặc đi xem những vở kịch mới công diễn. Rồi tôi lấy chồng, được chiều chuộng, và một cuộc sống tương đối dễ dàng phẳng lặng với cái gia đình nho nhỏ và những lo lắng vặt vãnh hàng ngày. Một cuộc sống bình thường, không thể chê trách điều gì được. Thế nhưng tôi vẫn luôn luôn tự hỏi: sống như thế tôi sẽ có ích gì cho cuộc đời này?
Nói đến đây, chị im bặt quay đi. Khi Nguyên Bình quay lại, Thắng chợt thấy đôi mắt chị đã hoe đỏ. Thắng nghĩ: một con người trong sáng và… dễ yêu. Cô ta không giống chút nào như những định kiến người ta thường nghĩ về những người làm văn nghệ, kênh kiệu và khó gần. Mà tại sao trong những lời lẽ chân thành của cô ấy có cái gì như xót xa, như đau khổ! Thế mà mình đã nghĩ, với những truyện ngắn được công nhận, với một tên tuổi đã bắt đầu quen biết, và một bản chất thông minh, cô ấy phải là người hạnh phúc. Cuộc đời thật không đơn giản chút nào.
Hai người im lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng. Lát sau Thắng quay lại, và anh không thể rời mắt khỏi đôi bàn tay mảnh dẻ đã bắt đầu rám nắng của chị. Tự dưng anh muốn nắm lấy đôi bàn tay ấy, muốn nói với chị một lời thân thiết. Nhưng anh không dám. Bất chợt Thắng thấy mình ghen với những người đi cùng Nguyên Bình. Cảm giác này chưa hề gặp trong đời. Có lẽ lúc này, trước mắt chị, anh là một thanh niên đáng mến, và chị cũng có chút ít cảm tình với anh. Nhưng biết đâu, khi chị đã về với đám bạn bè giữa thủ đô tưng bừng ánh điện, lúc đó liệu chị có còn nhớ đến anh?
Thắng đứng lên, anh nói mà không nhìn Nguyên Bình:
-Ta đi nhỉ. Chị giữ lấy khẩu súng ngắn này của tôi và đừng bước khỏi lối mòn. Phải cẩn thận. Rừng Puleng ở trước mặt ta kia rồi!
Sau khi rời Puleng, Nguyên Bình cùng các bạn còn đi nhiều nơi khác ngoài mặt trận. Chị ghi chép nhiêu và viết những bút ký từ mặt trận gửi về toà soạn. Công việc, những cuộc gặp gỡ các tù binh, nói chuyện với các chiến sĩ quân tình nguyện và những ấn tuợng mới đã thu hút nhiều tâm trí Nguyên Bình.
Có một lần, từ một đơn vị ở gần nơi đóng quân của d5, Nguyên Bình gọi điện cho Thắng: “Alô, cho tôi xin nói chuyện với Đồng Nai”. Tiếng điện thoại quay rè rè ở đâu đó vẳng tới trong ống nghe khiến chị cảm thấy sao lâu quá, và Nguyên Bình hồi hộp chờ đợi, tim đập rộn lên. Liệu anh ấy có còn nhớ đến mình không chứ? Và mình sẽ nói gì bây giờ? Rõ thật vớ vẩn? Những ý nghĩa ấy khiến chị bối rối và toan bỏ ống nghe xuống. Đúng lúc ấy, chị bỗng nghe một giọng nói quen thuộc: “Thắng đây. À, Nguyên Bình đấy ư? Chào chị. Có khỏe không? Chúng tôi rất mong chị quay lại đấy”. Nguyên Bình đáp vội vã: “Vâng, vâng”. Rồi tiếng máy im bặt. Ở đâu đó người ta đã cắt dòng điện rồi. Chị ngồi im, vẫn như còn đang nghe thấy giọng nói ấm áp của Thắng. “Chúng tôi rất mong chị quay lại…”. Vậy là Thắng vẫn nhớ đến chị. Nghe giọng nói, có vẻ anh ấy rất vui. Nguyên Bình mỉm cười. Anh ấy có biết rằng chị cũng luôn nhớ đến anh? Tại sao chị không thể quên anh. Một người con trai mới quen biết?
Nguyên Bình trở lại d5 vào một buổi sáng đẹp trời. Đơn vị đã chuyển quân đến một địa điểm khác. Rời con đường quốc lộ, đi tắt qua một ruộng khoai, chị nhìn thấy những dãy lán nhỏ xung quanh ngôi chùa cổ hoang vắng. Bọn Pol Pot đã đập phá hết những tượng Phật ở đây rồi!
Một người lạ mặt bước ra đón Nguyên Bình tận cửa lán. Sau cái xiết tay chặt, anh tự giới thiệu:
-Tôi là Phương, tiểu đoàn phó… chị trở lại thật tốt quá. Mời chị vào nhà đã.
Nguyên Bình nhận thấy có điều gì là lạ trong giọng nói của đồng chí tiểu đoàn phó. Anh đối xử với chị vừa rất thân tình, lại như có vẻ trân trọng khác thường.
Một chiến sĩ trẻ bước vào cửa lán. Nhìn thấy Nguyên Bình, anh đứng sững tại chỗ. Chị quay lại, reo lên mừng rỡ:
-Chú Tấm!
Phương ý tứ đứng lên:
-Tâm tiếp khách giúp anh nhé. Còn gói chè trong túi balô-Rồi quay lại Nguyên Bình-Tôi có chút việc bận. Tôi sẽ quay lại ngay. Chị cứ tự nhiên.
Còn lại hai người. Nguyên Bình hỏi chú liên lạc;
-Anh Thắng đi công tác ư?
-Để em tìm gói chè, pha nước đã-Tâm vội vã đứng lên. Một linh cảm khiến Nguyên Bình e ngại, chị giữ lấy tay Tâm:
-Chị không khát nước đâu. Anh Thắng bao giờ về?
Giọng Tâm bỗng trở nên gắt góng:
-Anh ấy… không về nữa!
-Sao?-Nguyên Bình sửng sốt.
Tâm vẫn không quay lại. Cái gáy cao cúi thấp xuống, chú vặn vẹo bàn tay khiến các đầu khớp xương kêu lên răng rắc:
-Anh ấy hy sinh rồi!
Nguyên Bình lặng đi. Chị không sao thốt ra thêm được một lời nào. Chị bàng hoàng tựa lưng vào vách lán. Ánh mắt Nguyên Bình dừng lại trên khẩu súng ngắn treo nơi đầu võng chú liên lạc. Chị nhận ra ngay chính khẩu súng đã một lần Thắng cho chị mượn khi hai người cùng đi tới cánh rừng Puleng. Khẩu súng như nhắc chị chủ nhân nó đã vắng mặt. Có lẽ nào như vậy?
Lát sau, Nguyên Bình hỏi, tiếng chị khẽ như một hơi gió thoảng:
-Anh Thắng nằm ở đâu?
-Chúng em đã đưa anh ấy về gần đây, trên đồi Cháy.
-Chú có thể… đưa chị đi thăm anh ấy không?
-Vâng.
-Đi ngay bây giờ. Ngày mai chị phải về đoàn rồi.
-Chị đợi em một lát.
Khi Tâm quay về, chú thấy Nguyên Bình đã chải tóc gọn gàng và thay chiếc áo đi đường nhàu bụi. Với chiếc áo trắng đơn giản, trông chị xanh xao hơn ban nãy.
Hai người đi qua một phum thấp thoáng những mái nhà sàn mới dựng. Một hàng cây thốt nốt, rồi một tràn ruộng thấp có những luống cải đang ra hoa lấm tấm vàng.
Đã đến chân đồi Cháy.
-Chị có mệt ta nghỉ một chốc. Tâm nói.
Nguyên Bình lắc đầu không trả lời. Từ lúc nghe tin Thắng hy sinh, chị không còn ý thức được thời gian, cũng không chú ý tới xung quanh, cả tâm trạng mình ra sao chị cũng không tài nào phân tích nổi. Chỉ một ý nghĩ dai dẳng cứ bám riết lấy chị: Mình phải theo sát chú ấy, nếu không sẽ chẳng bao giờ mình đến nơi đâu.
Tâm đưa vào tận tay chị một ca đầy nước. Chiều lòng chú liên lạc, Nguyên Bình đưa ca nước lên môi. Nước có vị ngọt mát. Chị bỗng nhớ đến một câu nói: “Lần sau chúng tôi sẽ mời chị uống nước thốt nhốt vào buổi sáng”. Có lẽ chú Tâm đã làm theo ý Thắng dặn lại?-Chị đau lòng nghĩ.
Hai người dừng lại bên nâm mộ trên đồi. Nguyên Bình nhận thấy xung quanh nấm đất hình như vừa được phát dọn sạch sẽ, và tren vồng đất dưới chân tấm bia gỗ có những chân hương còn mới. Chị cúi đầu thầm nức nở. Anh Thắng, tôi đã trở về đây sáng nay. Nhưng tôi không còn được gặp anh!
Chú liên lạc thì thầm bên tai chị:
-Sau ngày chị rời đơn vị không bao lâu, chúng em được lệnh đi cứu gần hai trăm dân bị bọn tàn quân địch dồn lên núi cao. Khốn khổ, những con người chẳng còn ra hồn người, chẳng khác nào một lũ ma đói. Đơn vị khắp chặt vòng vây, nổ súng. Bọn địch một số bị tiêu diệt, những đứa khác vứt súng, đầu hàng. Nhưng có một thằng khốn nạn trước lú trốn còn vứt bậy một trái lựu đạn vào giữa đám dân thường. Quả lựu đạn xì khói, sắp nổ. Anh Thắng vội lao tới lượm lấy, toan ném nó ra xa, nhưng không kịp nữa… Anh ấy bị thương nặng, chỉ tỉnh lại một lúc. Anh ấy dặn em trao cuốn sổ này cho chị.
Tâm mở cúc áo ngực lấy cuốn sổ nhỏ bìa bọc ni lông, đưa cho Nguyên Bình. Chị đỡ lấy vật kỷ niệm bằng những ngón tay run rẩy:
-Tâm ơi, ai đã thắp những nén hương này?
-Một bà giáo ở Phnôm Pênh chị ạ. Bà mẹ ấy là một trong số người được đơn vị cứu thoát. Tháng trước bà đến đây thăm anh Thắng. Bà ấy khóc ghê quá: “Chúng nó đã giết gần bốn triệu dân Campuchia mà không hề xót thương. Cớ sao một thanh niên trẻ đẹp như con lại chết vì những người không ai buồn đếm xỉa đến!”.
Chúng em phải an ủi bà mẹ! “Mẹ đừng nói thế kẻo anh ấy không vui. Mẹ hãy chăm sóc và dạy dỗ các em phải sống sao cho xứng đáng với người đã hy sinh…”.
Buổi tối Tâm đã sửa soạn cho chị một chỗ ngủ trên chiếc sạp nằm trong lán chỉ huy tiểu đoàn. Gian buồng nhỏ được ngăn riêng bằng những phên liếp sơ sài:
Lúc chiều, đồng chí tiểu đoàn phó nói với Nguyên Bình:
-Chúng tôi đã thu xếp, chị sẽ nghỉ lại ở nhà một chị trong phum, cũng gần đây. Ở đấy yên tĩnh.
Nguyên Bình lắc đầu:
-Anh cho tôi ngủ ở đây thôi. Tất nhiên, nếu tôi không làm phiền…
Phương nói:
-Đối với chúng tôi, bây giờ chị là người của đơn vị.
Rồi anh mang tới cho Nguyên Bình ca nước chè đậm rất nóng, một chiếc bát sắt, và một ngòn đèn bão. Sự chăm sóc chu đáo ấy khiến chị lại rưng rưng muốn khóc.
Nguyên Bình biết rằng cả đêm nay, chị sẽ không tài nào nhắm mắt được. Và chị không muốn làm phiền một gia đình xa lạ. Rất khuya, Nguyên Bình vẫn thức với cuốn sổ giờ này đã trở thành một di vật thiêng liêng đối với chị. Trong đó chị đọc thấy những bài thơ đang làm dở, những tiếng Campuchia có lẽ Thắng đang học, cả những trang ghi chép về công việc. Cuối cùng của cuốn sổ là một bức thư viết cho chính chị.
“Nguyên Bình!
Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ cùng đơn vị đi làm nhiệm vụ. Em đừng nghĩ rằng tôi bi quan. Không. Tôi tin chắc mình sẽ trở về như những lần trước đây. Chính vì vậy tôi viết thư này cho em. Nhưng dâu sao trước lúc bước vào một trận chiến đấu mới, người lính thường hay để cho lòng mình lắng lại với những ý nghĩ chân thực nhất. Tôi nghĩ đến em lúc này và tôi không muốn dối lòng, tôi đã yêu em ngay từ khi mới gặp. Tại sao thế? Tôi không cắt nghĩa nổi điều này. Hãy tha thứ cho tôi nếu em thấy điều tôi vừa nói với em quá đường đột. Nhưng tôi đã suy nghĩ nhiều. sau đây, thế nào tôi cũng sẽ tìm gặp em, dù khó khăn đến mấy. Tôi đã cảm thấy nếu có em, tôi sẽ dễ dàng làm được những công việc khó khăn mà cả em và tôi đều ước muốn-Những việc tốt đẹp có ích cho cuộc đời lâu dài. Và tất nhiên, nếu bây giờ bẫn không có điều ràng buộc cuộc đời em, nếu em cũng yêu tôi và thấy cần có tôi, chúng ta sẽ đem lại hạnh húc cho nhau và cùng nhau làm việc. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa biết bao!
Tôi sung sướng khi nghĩ đến điều đó, và tôi sẽ rất đau khổ nếu biết rằng em chỉ đi qua cuộc đời tôi rồi không  bao giờ trở lại! Em có biết rằng rôi mong cháy lòng phút gặp lại em, đồng thời tôi cũng rất lo sợ giờ phút ấy. Tất cả đều do em định đoạt. Đó là quyền của em. Dẫu sao tôi cũng đã nói với em những điều sâu kín nhất của một người lính trước phút ra trận. Nhưng tôi không cầu xin. Không bao giờ!
Không biết rồi đây cuộc đời sẽ ra sao, nhưng từ bây giờ tôi đã hình dung đến một ngày nào đó, tôi sẽ dẫn em về thăm con sông quen thuộc mà có lần tôi đã kể cho em nghe. Ở quê tôi cũng còn những vườn cây ăn trái bạt ngàn, vườn nọ ngăn với vườn kia chỉ bằng những con mương dần nước bao giờ cũng trôi bập bềnh những trái chín rụng. Em sẽ ngồi dưới những vòm cây trĩu quả nhìn ngắm chúng bằng ánh mắt trầm trò hay sẽ nói chuyện ríu ran? Những người thân của tôi thì vui vẻ lắng nghe em nói giọng Hà Nội nhẹ nhàng. Thằng Hoà thì chỉ mỉm cười, nhưng tôi biết trong lòng nó vui lắm đó. Còn tôi, tôi mang đến cho em một cành chôm chôm đầu mùa, và sẽ thầm hỏi em một câu bằng tiếng Khơ Me mà em đã biết: “On sa lanh boòng tê?” Nhưng em không trả lời, chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng, đằm thắm. Rồi em ăn thử trái lạ và nhăn mặt lại xuýt xoa vì chua…”.
Bên ngoài căn lán nhỏ, những cơn gió sớm đã trở về trên cây si đại thụ trước mảnh sân chùa rộng thênh thang. Những phiến lá mềm và ẩm khẽ đu đưa. Một con chim đang ngủ trong mái hiên ngôi chùa cổ bỗng giật mình cất tiếng hót trong veo.
Đã gần sáng.
Nguyên Bình đặt quyển sổ xuống, mắt đẫm nước. Chị hiểu rằng, hạnh phúc chân chính đã không đến với chị nữa.
Chị lẩm bẩm, đưa tay lên che mắt:
-Em sẽ về thăm quê anh sau chuyến đi này như điều anh mong. Đối với mọi người anh vẫn đang sống, trong những người dân Campuchia anh đã cứu họ, trong lòng đồng đội và những người thân thiết. Và trong lòng em anh không chết. Không bao giừ em có thể quên anh!

26-4-1984