Phần thứ nhất
Chương 11

    
hững cuộc phê đấu lớn ở thị trấn Lưu chúng tôi càng ngày càng nhiều, trên bãi tập trường trung học, cứ y như trẩy hội, bắt đầu từ sáng sớm đến tối mịt. Tống Phàm Bình sáng sớm nào, cũng xách một cái biển gỗ to đùng ra khỏi nhà, khi đến cổng trường trung học, liền treo biển lên cổ, cúi đầu đứng ở cổng trường. Chờ những người tổ chức đại hội phê đấu đều đi vào, anh mới tháo biển gỗ, cầm chổi quét phố lớn trước trường học. Khi mỗi cuộc phê đấu két thúc, anh liền trở lại cổng trường, đeo biển gỗ, cúi đầu đứng tại chỗ, người bên trong ào ào đổ ra như nước thuỷ triều, họ đá anh, chửi anh, nhổ bọt vào anh, anh hết xiêu sang đông, lại ngả sang tây, cứ im thin thít. Tiếp theo, một cuộc phê đấu khác bắt đầu, Tống Phàm Bình cứ phải chờ sau khi trời tối mịt, tin chắc không còn ai trên bãi tập trong trường, mới xách biển gỗ và chổi về.
Lúc đó Lý Trọc và Tống Cương liền nghe thấy tiếng bước chân nặng trịch, Tống Phàm Bình bước vào cửa,  vẻ mặt đầy mệt mỏi.  Tống Phàm Bình về nhà, thường ngồi im lặng một lúc trên ghế, sau đó đứng lên, múc nước giếng rửa mặt, lại lấy dẻ lau sạch bụi bặm, vết chân và đờm dãi trẻ con trên tấm biển gỗ. Lúc này Lý Trọc và Tống Cương đều không dám nói chuyện, chúng nín nhịn chờ đợi, chúng biết sau khi bố rửa mặt và lau sạch biển gỗ,  lại trở thành một người vui vẻ, sẽ nói với hai con rất nhiều chuyện vui.
Lý Trọc và Tống Cương không biết năm chữ “địa chủ Tống phàm Bình” trên biẻn gỗ, nhưng chúng biết năm chữ này làm cho bố mình xúi quẩy. Khi không có năm chữ ấy,Tống Phàm Bình đứng trên cầu phất cờ đỏ oai phong lẫm liệt, có năm chữ này, ngay đến đứa con nít cũng nhổ bọt và đái vào người. Một hôm, cuối cùng hai đứa con không nhịn nổi,  hỏi bố:
Đây là chữ gì hả bố?
Lúc này  tống Phàm Bình vừa lau sạch biển gỗ của anh, sau khi nghe con hỏi, ngẩn người một lát, rồi anh cười, bảo các con:
Qua mùa hè này, các con sẽ đi học, bố dạy các con học chữ trước, bắt đầu từ năm chữ này…
Đây là bài học đầu tiên  của Lý Trọc và Tống Cương, Tống Phàm Bình dạy hai con ngồi xuống, người phải thẳng, tay phải để ngay ngắn, anh đã treo biển gỗ lên tường, lại còn phải đi cầm chiếc đũa người thượng cổ đã dùng đến, công việc chuẩn bị dạy hai con học chữ mất gần ba mươi phút, khiến Lý Trọc và Tống Cương vô cùng xúc động, khiến hai cậu nóng lòng chờ đợi buổi học tiếp sau đó.
Tống Phàm Bình đứng trước tấm biển gỗ, ho ba tiếng, nghiêm chỉnh  nói:
Bắt đầu giảng bài, tuyên bố trước hai điều kỷ luật, một là, không được đùa nghịch, hai là, phát biểu phải dơ tay trước.
Tống Phàm Bình dơ chiếc đũa người thượng cổ dùng lên, chỉ vào chữ đầu tiên trên tấm gỗ:
Chữ này đọc là “địa”, các con nghĩ xem “ địa” có nghĩa gì?  Xem con nào biết?
Tống Phàm Bình chỉ ngón tay xuống đất trước, sau đó dậm chân xuống đất,  lại còn luôn luôn đưa mắt mách Lý trọc và Tống Cương. Lý Trọc tranh trả lời trước Tống Cương, cậu thò tay chỉ xuống đất một cái,  nói:
Con biết rồi…
Chờ một chút --- Tống Phàm Bình ngắt lời cậu—Phát biểu phải dơ tay trước.
Lý Trọc vừa dơ tay vừa nói:
ở dưới là “đất”, chúng ta đang ở trên “ đất”
Đúng! – Tống Phàm Bình khen – Con thông minh lắm.
Sau đó Tống Phàm Bình chỉ chữ thứ hai nói:
Chữ này khó hơn, đọc là “chủ”, nghĩ xem, trước đây các con đã nghe chữ “chủ” bao giờ chưa?
Lý Trọc lại tranh dơ tay trước Tống Cương, lần này Tống Phàm Bình không để cậu trả lời, anh bảo:
Con vừa nói rồi, lần này để Tống Cương nói trước. Tống Cương, con nghĩ xem đã nghe nói chữ “ chủ” bao giờ  chưa?
Tống Cương rụt rè trả lời:
Có phải chữ “chủ” của ba chữ Mao chủ tịch không ạ?
Đúng! – Tống Phàm Bình khen – Con thông minh lắm.
Lý Trọc lúc này lên tiếng:
Anh Cương vẫn chưa dơ tay…
Tống Phàm Bình bảo Tống Cương:
Phải, vừa giờ con chưa dơ tay, bây giờ dơ tay đi.
Tống Cương vội vàng dơ tay, đồng thời không an tâm hỏi:
Bây giờ dơ tay còn kịp không ạ?
Tống Phàm Bình cười trả lời:
Đương nhiên kịp.
Hôm nay hai đứa con đã học được năm chữ, đầu tiên là chữ “ địa” của hai chữ  địa thượng (trên đất), sau đó biết chữ “ chủ” của ba chữ Mao chủ tịch. Cuối cùng hai cậu bé đã biết trên biển gỗ là chữ gì, chúng thầm nghĩ,  nối lại với nhau, sẽ là Mao“chủ” tịch  đích “ địa” thượng ( Mao chủ tịch trên đất),  đằng sau là“ Tống Phàm Bình”.
Những ngày sau đó, ngày nào Tống Phàm Bình cũng xách tấm biển gỗ to đùng của mình sáng đi tối về, y như những người đàn bà xách chiếc làn mua thức ăn khi đi làm và lúc tan tầm. Lý Trọc và Tống Cương vẫn chui luồn khắp nơi như chó dái, hai cậu bé đi khắp lượt huyện lỵ, chỉ cần chỗ nào người đến được là chúng đến, chỉ cần nơi nào gà, vịt, mèo, chó đi được là chúng cũng đi được. Cờ đỏ và người trên phố lớn vẫn dầy đặc như lông bò lông trâu, ngày nào cũng nghìn nghịt như tan buổi chiếu phim, những người đội mũ chóp cao và đeo biển gỗ to, cũng càng ngày càng đông, lúc mới bắt đầu, chỉ có một mình Tống Phàm Bình quét đường phố trước trường trung học, mấy ngày sau lên đến ba người. Có hai nhà giáo cũng đeo biển gỗ to, đứng cùng Tống Phàm Bình, ba người cao lùn gầy béo, cúi đầu đứng tại chỗ. Trong số đó có một ông già xương xương đeo kính, cũng viết hai chữ “địa chủ”trên biển treo trước ngực, y hệt Tống Phàm Bình. Điều này khiến Lý Trọc và Tống Cương vô cùng thích thú, hai cậu nói với ông giáo già:
Thì ra ông cũng là Mao “chủ” tịch trên “địa”.
:
Con là địa chủ, là kẻ xấu, các ngài mau mau đánh con đi, mau mau mắng con đi, mau mau phê đấu con đi...
Lý Trọc và Tống Cương  thường trông thấy Tôn Vĩ, Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công tập rê chân ở cạnh đường. Ba học sinh trung học này gần như ngày nào cũng ôm thân cây, quay vòng tròn, tập rê chân dưới bóng một cây ngô đồng cạnh phố. Tôn Vĩ tóc dài đã nghiễm nhiên rê hẳn một vòng quanh cây ngô đồng liền một hơi. Động tác của hắn y như biểu diễn xiếc, mái tóc dài của hắn cũng bay theo gió. Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công chỉ có thể rê chân quanh cây ngô đồng một nửa vòng, không ngồi bệt xuống đất, thì cũng rơi chân dơ lên. Tôn Vĩ đã trở thành huấn luyện viên của hai tên kia. Hắn vừa dơ ngón tay chải mái tóc dài, vừa nhắc lại lời Tống Phàm Bình huấn luyện chúng:
-  Nhanh, nhanh chút nữa, chỉ có nhanh, mới không nhận ra ba động tác trong đó, phải nhanh tới mức khiến người ta cảm thấy chỉ có một động tác…
Khi đi qua bên chúng, Tống Cương và Lý Trọc hý hửng ra mặt, chúng cảm thấy rê chân của ba tên này còn thiếu một miếng, chỉ có bản thân chúng mới là rê chân chính cống, bố chúng không dạy ba tên kia đầy đủ, vẫn giữ lại một  miếng quan trọng nhất dạy chúng. Cho nên chúng dắt tay nhau, luôn luôn cười trộm khi đi qua bên cạnh bọn kia.
Ba học sinh trung học say mê tập rê chân, không để ý đến hai thằng nhóc thò lò mũi thường xuyên cười trộm nhạo báng chúng. Tôn Vĩ tóc dài ham học vô bờ bến, bắt đầu luỵện tập rê chân quanh cây ngô đồng hai vòng. Có lần vì động tác quá nhanh, không điều khiển nổi, đã vập cả người xuống đất.
Lần này Lý Trọc và Tống Cương, cuối cùng không nhịn được đã bật cười khanh khách, thế là ba tên kia trợn mắt đi đến, Tôn Vĩ tóc dài lồm cồm bò dạy, khắp người đầy bụi đất, hắn đến trước mặt hai cậu bé, hằm hằm nói:
Mẹ kiếp, cười gì?
Lý Trọc và Tống Cương không sợ hắn gì hết, Tống Cương vênh mặt bảo:
Cười anh rê chân.
Hư... – Tôn Vĩ tóc dài ngạc nhiên nhìn đồng bọn bảo --  Nó dám chế nhạo bố rê chân?
Tống Cương hỏi Lý Trọc một cách khinh thường:
Rê chân của anh ta thế nào?
Lý Trọc cười khúc khích, cậu cũng hỏi một cách khinh thường:
Rê chân của anh ta ấy ư?
Thái độ và biếủ hiện trên nét mặt của Tống Cương và Lý Trọc khiến ba tên kia hết sức kinh ngạc, chúng chửi:
Mẹ kiếp....
Lúc này Tống Cương nói một cách vênh vang:
Nói cho các anh biết, còn một miếng bố em không dạy các anh, đó là miếng quan trọng nhất, bố em đã dạy chúng em.
Mẹ kiếp... -  Chúng tiếp tục chửi, Tôn Vĩ tóc dài nói --  Vậy là mày cũng biết rê chân?
Tống Cương chỉ Lý Trọc đáp:
Chúng em đều biết.
Ba tên kia phá lên cười ha ha, chúng nhìn Lý Trọc và Tống Cương bảo:
Chúng mày cũng biết rê chân? Dáng chúng mày một mẩu,  không dài bằng cái đầu b. của bọn tao.
Tôn Vĩ tóc dài bảo Tống Cương:
Mày rê thử tao xem.
Tống Cương bảo:
Anh đứng tử tế đã.
Tôn Vĩ tóc dài càng hết sức ngạc nhiên, hắn nói với Triệu Thắng Lợi vàLưu Thành Công:
Nó sai mình đứng tử tế ư? Mẹ kiếp, hắn còn định rê chân mình?
Trong tiếng cười hi hi ha ha, Tôn Vĩ đứng trước mặt Tống Cương, đầu tiên đứng dạng hai chân, sau đó đứng khép lại, sau nữa đứng co lên một chân, hắn hỏi Tống Cương:
Mày đòi tao đứng thế nào?
Tống Cương chỉ xuống đất nói:
Hai chân đều đứng cẩn thận.
Tôn Vĩ cười nhạo, bỏ chân xuống, Tống Cương quay mặt hỏi Lý Trọc:
Em rê trước, hay là anh rê trước?
Lúc này Lý Trọc cảm thấy  mình không chắc chắn, bảo Tống Cương:
Anh rê trước.
Tống Cương lùi mấy bước, chạy lấy đà, rồi rê chân Tôn Vĩ tóc dài, giống như một con thỏ dơ chân đá con chó. Tôn Vĩ tóc dài vẫn hì hì cười, nhưng Tống Cương đã lăn trên đất một vòng như quả bóng đá. Sau khi bò dậy, Tống Cương không biết đã sẩy ra chuyện gì, nhìn Lý Trọc đầy vẻ nghi hoặc, lúc này Lý Trọc đã biết rê chân của mình và Tống Cương là thế nào. Như một đứa ngớ ngẩn, Tống Cương vẫn  không biết đã sẩy ra chuyện gì. Ba tên kia phá lên cười, cười tới mức Lý Trọc cảm thấy rờn rợn. Tôn Vĩ tóc dài cười,  nhấc chân rê một cái, Tống Cương ngã lộn cổ. Hắn nói với Lý trọc:
Thấy chưa, đây mới là rê chân.
Tôn Vĩ nói xong, cũng đá Lý Trọc một cái, khiến cậu ngã lộn cổ. Tiếp theo ba tên học sinh, giống như ba con chó hoang đuổi theo hai chú gà con, đuổi tới mức Lý Trọc và Tống Cương, chạy bán sống bán chết, cứ lao bừa lao phứa. Những cú rê chân của chúng đá lộn đầu lộn cổ Lý Trọc và Tống Cương hết cái này đến cái khác, vừa lồm cồm bò dạy, đã ngã sấp  mặt xuống, mồm ngậm đầy đất. Lý Trọc và Tống Cương vừa chạy, vừa ngã suốt nửa dãy phố. Ba tên kia vừa đuổi rê chân hai  cậu bé,  vừa cười khen nhau, Tôn Vĩ tóc dài nói với Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công:
Hãy cho chúng những cú rê chân liên hoàn.
Thế nào là rê chân liên hoàn? Có nghĩa là sau khi Lý Trọc và Tống Cương bò dạy, đá một phát, khiến hai cậu bé cùng một lúc ngã sấp mặt, mồm ngậm đầy đất. Vậy là  Lý Trọc và Tống Cương, lần nào cũng ngã dúi vào nhau, sau khi chúng toạc  mặt toạc tay, đầu chúng còn va vào nhau, va đến nỗi mắt chúng tối sầm, nẩy đom đóm, va đến nỗi trong đầu chúng toàn là những tiếng kêu xịch xịch của máy kéo.
Một số quần chúng cách mạng của thị trấn Lưu chúng tôi trông thấy ba hoc sinh trung học bắt nạt hai em nhỏ chưa đến tuổi nhi đồng, giận dữ mắng chúng, họ bảo cậy lớn bắt nạt bé, cậy khoẻ lăng nhục yếu, là tác phong quân phiệt của chế độ cũ. Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công nhát gan không dám lên tiếng, Tôn Vĩ tóc dài nói xơi xơi:
Chúng là con trai của địa chủ Tống Phàm Bình, chúng là địa chủ nhỏ.
Quần chúng cách mạng im de, nhìn Lý Trọc và Tống Cương ngã vật ra đất hết lần này đến lần khác, rất nhiều lần dúi dụi vào nhau, cho đến khi Lý Trọc và Tống Cương mằm lăn ra đất không bò dậy được. Ba tên Tôn Vĩ, Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công, cũng mồ hôi nhễ nhại thở hổn hà hổn hển, xúm quanh Lý Trọc và Tống Cương, vừa cười vừa gọi, bắt hai cậu bé đứng lên. Lý Trọc và Tống Cương mệt lử, không đứng lên nổi, cứ nằm lì dưới đất, chúng nói:
-  Chúng em nằm thế này được rồi....
Nói xong,  chúng biết ngay làm thế nào mới tránh được rê chân của bọn kia, cứ nằm lì ra đất không dạy. Mặc dù ba tên kia tha hồ đá chúng, tha hồ chưỉ chúng, tha hồ doạ nạt chúng, chúng cứ nằm trơ trơ. Cuối cùng, ba học sinh kia đánh lừa chúng:
Chỉ cần chúng mày dạy, sẽ không rê chân chúng mày...
Lý Trọc và Tống Cương không mắc lừa, vẫn nằm chết dí tại chỗ, Tôn Vĩ tóc dài chỉ vào chiếc cột điện trước mặt, dụ giỗ Lý Trọc:
Này, thằng nhóc, mày ra chỗ cột điện làm một chút ham muốn tính dục.
Lý Trọc lắc đầu nói:
Lúc này em không có ham muốn tính dục.
Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công cũng động viên Lý Trọc:
Mày đến cọ mấy cái,  là sẽ có ham muốn tình dục.
Lý Trọc vẫn lắc đầu lia lịa nói:
Hôm nay em không làm, các anh có thích thì đi mà làm.
Mẹ kiếp ---  Bọn chúng chửi bới om xòm, bọn chúng bảo --  Hai thằng nhóc con  này mất dạy, nhóc con mất dạy số một trong thiên hạ. Mẹ kiếp!
Tôn Vĩ tóc dài nói:
Nhấc hai thằng nhóc mất dạy lên,rê tiếp.
Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công đang định nhấc bổng Lý Trọc và Tống Cương, thì Đồng thợ rèn cách mạng, dũng cảm vì việc nghĩa, đã bước tới, quát một tiếng:
Dừng tay!
Tiếng quát của Đồng thợ rèn làm ba tên kia sợ phát run, Tôn Vĩ lẩm bà lẩm bẩm:
Chúng là địa chủ con...
Địa chủ con cái gì? -- Đồng thợ rèn chỉ Lý Trọc và Tống Cương bảo --  Chúng là những bông hoa của Tổ quốc.
Tôn Vĩ tóc dài trông thấy vai nở lưng tròn vạm vỡ của Đồng thợ rèn, không dám nói. Đồng thợ rèn chỉ vào ba tên học sinh, nói:
Chúng mày cũng là  những  bông hoa của Tổ quốc.
Ba học sinh trung học nghe Đồng thợ rèn nói, đứa nọ nhìn đứa kia, sau đó  cười hì hì, chúng cười hì hì bỏ đi. Đồng thợ rèn nhìn ba học sinh bỏ đi, nhìn Lý Trọc và Tống Cương trên đất, cũng quay người đi nốt. Khi đi,  Đồng thợ rèn khí thế hào hùng, giọng nói oang oang:
-  Đều là những bông hoa của Tổ quốc.
Lý Trọc và Tống Cương bò dạy, Tống Cương vết thương đầy người,  nhìn Lý Trọc cũng đầy người vết thương, Tống Cương không hiểu tại sao lúc nãy không rê ngã Tôn Vĩ tóc dài? Cậu hỏi Lý Trọc tại sao? Cậu bảo hay là chưa sử dụng đến miếng quan trọng nhất? Lý Trọc bực tức nói:
Bố anh nói dối chúng ta, chẳng làm đếch gì có miếng quan trọng nhất.
Tống Cương lắc lắc cái mặt bị đánh sưng vù, bảo:
Ông ấy là bố anh, bố không nói dối con trai.
Lý Trọc nói:
Ông ấy là bố anh, không phải bố em.
Hai cậu bé đứng taị chỗ cãi nhau ỏm tỏi, sau đó Tống Cương lau nước mắt, gạt mũi thò lò, giục:
Đi, hỏi bố xem.
ở trong, lại đang tổ chức một cuộc phê đấu nhỏ tại đây. Hai cậu bé lách vào, chen đến trước mặt Tống Phàm Bình, Tống Cương kéo ống tay áo bố hỏi:
Bố ơi, bố dạy chúng con miếng rê chân quan trọng nhất, phải không?
Tống Phàm Bình cúi đầu không nhúc nhích, Tống Cương oan uổng oà khóc, cậu lay lay người bố nói:
Bố ơi, bố hãy trả lời Lý Trọc, bố dạy chúng con...
Tống Phàm Bình vẫn im lặng, lúc này Lý Trọc đã nói to:
Ông nói dối chúng tôi, ông  hoàn toàn không dạy chúng tôi biết rê chân...Ông còn nói dối chúng tôi những chữ trên biển gỗ, rành rành là hai chữ ‘ địa chủ’, ông lại nói là Mao ‘chủ’ tịch trên ‘địa’...
Lúc bấy giờ Lý Trọc không biết câu nói này đã đem lại cho Tống Phàm Bình chuyện gì, cảnh tượng sau đó đã khiến cậu khủng khiếp. Sau khi nghe Lý Trọc nói vậy, bọn người kia ngớ người ra một lát, rồi xúm vào tay đấm chân đá, đánh Tống Phàm Bình nhừ tử, chết đi sống lại. Họ gào thét lên, mấy cái chân cứ nhằm trúng Tống Phàm Bình trên đất, vừa dẫm vừa dọi, bắt Tống Phàm Bình phải  thật thà khai rõ, tại sao công kích Mao chủ tịch – vị lãnh tụ vĩ đại, người thầy vĩ đại, thống soái vĩ đại, tay lái vĩ đại một cách cay độc đến như vậy?
Lý Trọc chưa bao giờ thấy ai bị đánh như thế này, mặt Tống Phàm Bình bê bết máu, mái tóc anh đã bị máu nhuộm đỏ, anh nằm trên đất, không biết có bao nhiêu người lớn, trẻ con dẫm đạp lên người, thân anh bị người ta dẫm tới tấp như lên bậc thềm. Anh không tránh người, anh chỉ tránh mắt, anh tránh mắt là để nhìn thấy Tống Cương và Lý Trọc. Khi nhìn thấy Lý Trọc, hình như  anh đang nói điều gì, mắt anh khiến Lý Trọc vô cùng khiếp sợ. Sau đó Lý Trọc bị chen ra ngoài, không còn nhìn thấy mắt bố dượng nữa, chỉ trông thấy Tống Cương khóc chen vào, lại khóc bị chen bật ra. Cậu bé Tống Cương tám tuổi, ngoài khóc ra, chỉ biết cố sức  chen vào. Người vây xem mỗi lúc một đông, Tống Cương cũng  cách bố dượng mỗi lúc một xa. Cuối cùng, cái mồm há ra của Tống Cương đã  khản đặc, không phát ra tiếng, cậu đến cạnh Lý Trọc, nước mắt nước mũi đầy mặt,  mồm cứ há ra ngậm vào, hình như hét lên với Lý Trọc, Lý Trọc không nghe thấy gì hết. Sau khi hét một thôi một hồi, Lý Cương vung tay thụi Lý Trọc một quả, Lý Trọc cũng đấm lại em  một quả, tiếp theo, hai cậu bé thay nhau đấm, y như đánh tú lơ khơ, tổng cộng đấm tới ba mươi sáu quả.