gười Nga và người Mỹ đều không tìm thấy Boris Bodnariuk. Hắn biến đi không để lại dấu vết.Pierre Pillat và Marie ở lại bệnh viện Mỹ. Khi Doina Australia được hai tuần, họ được lệnh gọi triệu tập của Hội đồng Úc. Những người di dân phải đến trình diện cấp tốc để xuống tàu đi Hambourg.Marie, Pillat và đứa bé rời khỏi bệnh viện ngay hôm đó.Họ được biếu thật nhiều quà. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân đã biếu kẹo và đồ dùng cho Marie và em bé.Con gái Pillat sinh vào một ngày tốt lành. Đó là đứa bé duy nhất sinh ra trong bệnh viện này. Nó được sinh ra trong một bệnh viện phất phới lá cờ sao của nền dân chủ Hoa Kỳ.Marie, Pierre Pillat đã đến bệnh viện bằng xe của Milan Paternik và chỉ với mấy cái xách du lịch của họ. Bây giờ họ có hành lý quan trọng. Họ được một xe bệnh viện đưa đến nhà ga.Họ nhận được vé xe lửa, đồ ăn, tiền và họ đi đến Hambourg như những kẻ được số mệnh ưu đãi.Báo chí vẫn tiếp tục nói đến vụ mất tích của Boris Neva, phi công Xô Viết nhưng không ai biết gì về hắn. Marie và Pillat không quan tâm đến hắn. Họ quan tâm đến cuộc hành trình, đến em bé và quê hương mới của họ.- Đừng bao giờ nói là quá trễ. - Pillat nói - Cách đây vài tháng, khi tất cả các Hội đồng di dân từ chối chúng ta, hình như chúng ta chỉ còn nước tự tử. Hôm nay, tất cả các giấc mơ của chúng ta sắp trở thành hiện thực. Rồi chúng ta cũng sẽ gặp lại bố Kostaky vào một ngày đẹp trời nào đó.Họ cảm ơn Thượng đế đã cứu giúp họ. Họ đến Hambourg lòng khuây khỏa. Đến nhà ga, họ thuê một chiếc ta xi vì họ có tiền và đến trình diện trước Hội đồng Úc.- Ba ngày nữa, tàu sẽ nhổ neo. - Anh nhân viên nói - Ông bà có thể đi ngay. Hãy đến trình diện Hội đồng kiểm tra.Pillat trình giấy xác nhận họ được chấp thuận cho di dân.Anh ngồi trên ghế dài và đợi. Anh nghĩ là trong một giờ nữa thôi, gia đình anh, cả ba người đều lên tàu.Một nhân viên mời họ vào văn phòng. Marie ẵm bé Doina Australia và con búp bê lớn. Hội đồng gồm ba người.- Pillat Marie. - Một thành viên của Hội đồng gọi.- Thưa tôi đây. - Marie trả lời.Cô mỉm cười, dịu hiền và hãnh diện.- Pierre Pillat. - Nhân viên gọi.- Thưa chính là tôi. - Pillat trả lời.Các thành viên của Hội đồng nhìn chòng chọc vào Pillat im lặng. Rồi mắt của cả ba người trong văn phòng đều nhìn về phía con búp bê Marie đang ẵm trong tay. Con búp bê cũng lớn bằng đứa bé.- Đây là con búp bê do vị chỉ huy bệnh viện Mỹ tặng. - Marie nói.- Không phải con búp bê mà là đứa bé kia. - Người ngồi giữa nói.Cả ba người đều nhìn Doina Australia đang ngủ trong tay Marie như thể họ nhìn một đứa bé bằng cao su.- Em bé tên là Doina Australia. - Pillat nói - Chúng tôi đặt tên cho bé là Doina vì đây là tên một bài hát về sự lưu đày ở quê hương tôi và Australia là quê hương mới của chúng tôi.- Trên danh sách những người di dân qua Úc, trên danh sách chính thức, chỉ có hai người. - Người ngồi giữa nói - Một cái tên được ghi là Pierre Pillat. Chính là ông. Một tên khác là Marie Pillat. Chính là bà.Cùng lúc với việc ông ta gọi tên họ, ông ta nhìn chằm chặp vào Pierre và Marie như muốn đóng đinh họ tại chỗ.- Không còn người nào khác trên danh sách.- Doina Australia là con chúng tôi. - Pillat nói.- Tôi rất tiếc, nhưng tên em không có trong danh sách. - Nhân viên nói.- Con chúng tôi mới sinh được hai tuần, tại đây, trong khi chúng tôi đợi tàu đến.- Tên em bé không có trong danh sách.Im lặng khá lâu, ngột ngạt.- Ông muốn gì? - Người nhân viên hỏi. Ông ta có một bộ râu đỏ, cắt ngắn.Pillat nhìn vào mắt ông ta. Anh không còn gì để trả lời ông ta nữa. Anh nhìn Marie, nhìn Doina Australia, nhìn con búp bê, nhìn ông nhân viên có bộ râu đỏ.- Chúng tôi phải có một quyết c;i xin Ngài ráng giúp cho tôi việc này”.Búa, đinh, tiền đô la, tất cả đã để sẵn trên bàn. Motok chờ Ante Petrovici trả lời.- Anh lính Schueith biết có ông trong thùng gỗ không? - Petrovici hỏi.- Không, thưa Ngài. - Motok trả lời - Anh ta đã nhận lời tôi với những điều kiện sau đây: Tôi phải cho anh ta 500 đô la tiền chuyên chở. Cái hòm không nặng quá 100 kilô và không đựng đồ bị cấm, ai đó phải mang chiếc hòm từ phòng ra xe “Jeep”. Tôi đã hứa với anh ta sẽ tôn trọng tất cả các điều kiện trên. Anh ta sẽ đến đây lúc sáu giờ. Bà Blanche Schueith là mẹ anh ta nhưng cái hòm sẽ nằm đợi ở phi trường New York cho đến khi người nhận đến lấy nó ra.- Ông tự xem mình là một đồ vật mà chính quyền cho phép lính Mỹ gửi về gia đình họ thay thế cho những chiến lợi phẩm của cuộc “viễn chinh” để giải phóng Châu Âu sao?- Những thùng chiến lợi phẩm không bị mở ra ở phi trường. - Motok nói - Các thùng hàng được kiểm soát bằng quang tuyến X. Tôi đã dò hỏi kỹ rồi. Qua quang tuyến X người Mỹ thấy hết tất cả những gì có trong thùng gỗ.- Thật là phi lý, ấu trĩ và không thể thực hiện được. - Ante Petrovici nói - Trước hết, ông quên rằng cơ thể con người chứa đựng nhiều kim loại và muối khoáng có thể nhìn thấy được qua quang tuyến X. Cơ thể con người cũng có xương. Cảnh sát ở phi trường sẽ thấy bộ xương của ông. Cảnh sát sẽ không nhìn thấy thịt ông, máu ông, tim ông và nỗi tuyệt vọng của ông. Họ chỉ nhìn thấy bộ xương của ông. Phần còn lại nghĩa là thịt, máu, não, da của một người không làm cho các ngài cảnh sát thích thú đâu. Cảnh sát không gắn cho những thứ ấy một cái giá nào hết. Chỉ có bộ xương của ông và sọ não của ông họ thích. Họ sẽ khám phá ra cột sống của ông, xương hàm, sọ não, tất cả những gì có chất kim loại hoặc chất vôi. Chính quyền sẽ không nhìn thấy tim ông, tôi biết rõ lắm nhưng cảnh sát hiện tại cùng với máy móc tinh vi của họ, sẽ khám phá ra bộ xương của ông trong cái hòm gỗ và như thế là ông không được chấp nhận trong máy bay. Những bộ xương người không thể vượt biên giới, ít nhất đó là điều tôi đang nghĩ.Motok mở nắp hòm gỗ, phía trong được dán bằng giấy kẽm bạc gỡ ra từ mấy bao thuốc lá hay sôcôla.- Người ta không thể thấy sọ não cũng không thấy được xương sống qua giấy kẽm bạc. Bộ xương của tôi sẽ tối đi.Ante Petrovici nín thinh.- Cái thùng gỗ được đóng theo kích thước của tôi. - Motok nói - Trong thùng tôi có sẵn cà phê, vitamin và rượu Conjoe. Tôi có đủ mọi thứ cho cuộc hành trình. Kiên nhẫn tôi cũng sẽ có. Tôi chỉ cần một chút xíu may mắn. Tôi đã nghiên cứu kế hoạch trong nhiều tuần nay. Ý định chợt đến với tôi khi tôi đọc thấy một cô gái trẻ đã muốn qua Mỹ trong một hòm gỗ được gửi đi như một thùng hàng bình thường, đơn giản nhưng ngay trước lúc phi cơ chưa khởi hành, cô ta đã bị ngạt và kêu cứu.- Tôi không nhận giúp ông được. - Ante Petrovici nói - Tôi không muốn làm những gì ông yêu cầu tôi. Giả sử rằng ông sẽ đến được Hoa Kỳ, không bị phát giác và còn sống sót, đối với tôi điều này thật đáng nghi ngờ, thì ông sẽ ra sao ở New York? Chỉ một giờ sau là ông sẽ bị bắt và bị đưa trả lại đây. Hoa Kỳ đã trả về nước như thế hàng triệu người di cư bất hợp pháp. Hàng ngày có nhiều tàu bè chở đầy người bất mãn hoặc người trốn đi bí mật, rời cảng Mỹ để cập bến Châu Âu.Sau tất cả những cố gắng của ông, ông sẽ chỉ được bắt bỏ lên một chiếc tàu rào dây kẽm gai và được trả lại nước ông. Đại Tây Dương đầy rẫy những thuyền bè như thế, những nhà tù nổi bồng bềnh chở tù nhân đến Châu Âu. Từ ngày Chiến thắng, không chỉ mặt đất mới có nhà tù mà biển cả và đại dương cũng có nhà tù nổi, ông muốn rời khỏi nhà tù trên đất cạn để rồi bị nhốt vào nhà tù nổi à?- Ông từ chối làm tôi buồn khổ quá. - Motok nói - Nhưng thật sự tôi không thể nhờ một ai khác đóng nắp thùng két cho tôi được. Bạn bè tôi đã biến hết. Isaac Salomon tự vận. Varlaam đang ở Palestine, Aurel Popesco đã trở thành một công chức cao cấp không có thể gặp được nữa. Pillat là một con người tình cảm. Tôi không thể nhờ ông ta việc này. Tại sao Ngài từ chối tôi, thưa tiến sĩ?- Bởi vì đối với tôi, việc này cũng đồng nghĩa với một vụ tự sát. Tôi không thể hoàn thành nó được... Hãy tha thứ cho tôi, Motok. Tôi cảm thấy, một nỗi xót xa đối với con người, không chỉ đối với riêng ông hay với tôi đâu mà đối với tất cả những người bị buộc phải đi đến những giải pháp tuyệt vọng như thế.Trên mặt địa cầu đã có hơn một trăm triệu người đã phải dùng đến các giải pháp tuyệt vọng như ông. Ông hãy nghĩ coi, một trăm triệu. Một nửa dân số Hoa Kỳ, hai lần dân số Pháp. Những con người lang thang, tuyệt vọng, không còn quyền lợi nào cả. Chưa bao giờ có một thứ vô sản tối tăm nhất, khốn nạn nhất mà quả đất phải cưu mang. Do những thỏa ước và hiệp định được ký kết giữa phương Tây với phát xít Đức rồi sau đó với những người Xô Viết mà bây giờ hàng trăm triệu người bị trấn lột tài sản, bị ném xuống đường và phải kiếm tìm trong tuyệt vọng một nơi nào đó để bám víu. Tôi không có can đảm để giúp ông điều ông yêu cầu.Ante Petrovici muốn rời khỏi phòng Motok.- Cũng có thể chính quyền cấp giấy phép xuất ngoại ngay cả khi người ta khám phá bộ xương của ông trong thùng két. Một khi các chiến binh can trường kia có quyền gửi về cho mẹ họ nào kiếm, nào áo đồng phục, nào khiên chương, nào cúc áo kẻ thù đã ngã gục để trang trí, làm đẹp nhà cửa họ thì tại sao họ lại không gửi một sọ não hay một bộ xương như chiến lợi phẩm? Nếu các chiến sĩ đó gửi cho mẹ họ hay vợ họ một bộ xương toàn vẹn của kẻ thù thì lòng dũng cảm của họ càng được thuyết phục hơn nữa. Những chiến lợi phẩm có giá trị hơn cả được các binh lính viễn chinh gửi về nước họ là những sợi dây người ta dùng để treo cổ các nhà lãnh tụ đối địch. Nếu họ gửi được những sợi dây thắt cổ thì tại sao họ không gửi những bộ xương? Cũng có thể xảy ra cái điều hi hữu là họ không làm phiền ông trong chiếc quan tài di động của ông và đánh giá ông cao như là một chiến lợi phẩm? Ôi, có thể tôi dễ bị điều khiển bởi lòng hận thù. Hãy tha thứ cho tôi, Motok, hồn tôi quá nổi loạn.- Nếu Ngài không muốn giúp tôi, tôi sẽ kiếm một người khác Motok nói (ông ta xem giờ) - Tôi phải chui vào trong thùng két đóng đinh. John Schueith sẽ đến vào lúc sáu giờ đúng.
XIII
Ante Petrovici từ chối không đóng đinh thùng gỗ trong đó có bạn ông.Motok tìm một người nào khác làm việc đó giúp ông ta.Đến bảy giờ, cái thùng trong đó có Motok đã được chở tới phi trường, gần chiếc máy bay đi New York cùng với nhiều thùng chiến lợi phẩm khác. Máy kiểm soát không phát giác Motok. Vậy là người ta sẽ chở ông đi. Ông nghe tiếng chong chóng phi cơ, mệnh lệnh của mấy nhân viên, tiếng nói chuyện của hành khách. Hai người lại gần thùng gỗ trong đó có Motok. Họ nói tiếng Nga, Motok biết rõ đó là những hành khách sẽ cùng đi một chuyến tàu với ông. Ông chăm chú lắng nghe cuộc tranh luận của họ. Một người tên là Igor, người kia có tên Anatole Barsov. Hai người đó đang cãi nhau. Motok theo dõi cuộc cãi vã. Ông hiểu ra đó là những phi công Xô Viết đào ngũ và được người Mỹ mang về Hoa Kỳ.- Cậu chỉ là một thằng ngốc. - Người có tên Igor nói - Nếu cậu cứ tiếp tục nói với người Mỹ rằng cậu không trốn đi vì những lý do chính trị thì họ sẽ trả cậu về lại ngay.- Tớ không thể nói láo được. - Anatole Barsov nói.- Cậu phải kể lại với người Mỹ những gì họ muốn nghe.- Igor Poltarev nói - Người Mỹ không cần sĩ quan Nga đến ở nước họ vì các sĩ quan đó cãi lộn với vợ hoặc không trả được nợ nần. Người Mỹ tiếp nhận chúng ta và đối xử với chúng ta như những ông hoàng vì họ xem chúng ta đã chạy trốn với tư cách là kẻ thù của chế độ thay vì nói với các nhà báo về Staline, về Boris, về sự khủng bố của Cộng sản, cậu chỉ muốn lập đi lập lại như một thằng khùng rằng cậu cãi lộn suốt ngày với vợ, với chỉ huy phi đội và cậu bị thương như thế nào ở chiến trường. Điều đó không thể làm cho người Mỹ thích thú được. Họ muốn cậu nói với họ về Staline.- Tớ chẳng biết gì về Staline hết. - Barsov nói - Tớ chưa bao giờ thấy ông ta, vậy thì cậu muốn tớ kể gì về ông ta đây?- Cậu chỉ cần nói với họ là cậu nhìn thấy ông ta từ xa, trong một cuộc diễn binh nhưng không ai có thể lại gần ông ta được vì có cả một đội quân khoảng vài trăm tên lính người Caucase cao hai mét và được vũ trang đến tận chân răng, luôn canh gác, bảo vệ ông ta. Nói giống như tớ đã nói với họ vậy. Cậu không để ý là người Mỹ thích nghe loại chuyện như thế này biết chừng nào à?- Tớ không thể làm được chuyện đó. - Barsov nói.- Ít nhất cậu cũng phải nói với họ là cậu bỏ trốn vì lý do chính trị, vì sự khủng bố không giới hạn của người Xô Viết, vì không ai có thể sống tại nước Nga. Ít nhất cậu phải nói với họ rằng thuốc điếu sĩ quan Nga dùng quá dở, rằng chúng ta thiếu lương thực.- Tớ có thể nói với họ là lương thực và thuốc lá không đủ - Barsov nói - Vì đó là sự thật.- Cậu hãy nói với người Mỹ rằng cậu ngây ngất vì quá thán phục xe hơi của họ, đồng phục của họ, đồ ăn của họ, sô-cô-la của họ và rằng các thứ đó không có tại Nga Xô. Người Mỹ là những thương gia vì thế họ rất thích được nghe ca tụng, tán dương và đối xử như những nhà quân sự và ngoại giao. Nếu cậu nói với họ như thế, cậu sẽ giàu có ngay.- Tớ ấy à? Tớ có lương tâm. - Barsov nói - Tớ không phải là một thằng đối trá, đê tiện, còn cậu, cậu có thể là một thằng đê tiện.- Cậu là một thằng ngu. - Igor nói - Nếu cậu không nghe lời khuyên của tớ, thì mọi việc sẽ xui xẻo đối với cậu thôi.Mấy người thợ nâng cao cái hòm gỗ trong đó có Motok và cẩn thận dùng ròng rọc đưa nó lên máy bay, không dám đụng mạnh vào nó. Mấy người thợ thấy rõ trên mặt hòm gỗ có đề chữ “Chiến lợi phẩm” và họ biết rõ là cần phải di chuyển cẩn thận và khéo léo các chiến lợi phẩm.
XIV
Boris Bodnariuk bay trên mây để đi đến xứ Slaves phía Nam. Hai đại tá Xô Viết ngồi im lặng. Boris cũng thế.Cả ba tỏ ra như mơ màng nhưng thật sự cả ba người đều suy nghĩ một kế hoạch ám sát vị thống soái mê chó đó.Viên đại tá thứ nhất - Ông mập - nhai kẹo bạc hà. Ông ta đến gần Bodnariuk, mời hắn một viên kẹo xanh trị ho và nói nhỏ vào tai hắn:- Đến trưa, sẽ có một bữa tiệc nhân danh Ngài tại lâu đài vị thống soái mê chó. Chúng ta sẽ phải để súng lại trong phòng gửi quần áo. Một người của chúng ta sẽ lén bỏ súng khác vào túi áo chúng ta. Như vậy ở bàn ăn, chúng ta sẽ là năm người có vũ khí.Im lặng! Viên đại tá nhìn những tảng mây đang bao quanh máy bay.- Quân của chúng ta bắt đầu đổ vào nước Slaves phía Nam.Boris Bodnariuk nhổ viên kẹo, viên đại tá cho vào chiếc khăn tay.- Từ đây đến tối, vị thống soái mê chó sẽ bị giết. - Viên đại tá nói - Quân chúng ta sẽ nắm trọn xứ này trong tay. Quân chúng ta sẽ chỉ còn cách Vatican vài trăm cây số. Việc thanh toán thống soái mê chó mở cửa cho Hồng quân vào Ý, vào Paris, vào London. Công tác chúng ta sắp hoàn thành hôm nay là một trong những công tác quan trọng nhất của lịch sử. Tất cả đều phụ thuộc ở sự khéo léo của chúng ta. Phân đội quân Albania đã vào trong tường thành tòa lâu đài.Viên đại tá nhìn đồng hồ và mỉm cười.- Từ đây đến một giờ chiều, con chó của Ngài thống soái sẽ mồ côi. Một con chó không có thống soái?Viên đại tá lại lấy thêm một viên kẹo bạc hà.Phi cơ bay ở độ rất cao. Hình như nó hơi nghiêng về phía bên phải.Bodnariuk mệt mỏi.Một trong những phi công quay lại và la lớn:- Cháy!Boris Bodnariuk kiểm tra lại dù nhảy. Hắn nhìn qua cửa sổ. Phi cơ tiếp tục bay nhưng hơi nghiêng. Boris nắm tay để đập bể kính. Hắn muốn hỏi mấy anh phi công cần phải làm gì. Hắn giữ chặt nắm tay co quắp như hồi mười lăm tuổi hắn đã giữ chặt như thế khi nhảy xuống sông Dniestr. Tất cả đều giống như hồi đó.Phía bên ngoài người ta chỉ thấy mây trắng, Boris Bodnariuk không sợ hãi. Hắn chuồi chiếc cặp xuống dưới bộ đồng phục và choàng tréo áo măng tô da lên ngực.Hắn nghĩ là hắn và mấy người kia đang ở phía bên trên nước Đức. Nếu phi cơ không thể hạ cánh thì hắn phải nhảy dù thôi. Chỉ có một điều làm hắn bực mình: mùi kẹo bạc hà. Hắn ho, chỉ muốn nôn ra. Cái mùi bạc hà đó làm hắn hết sức khó chịu. Máy bay đầy khói.Bodnariuk dùng tay mang găng đập vỡ kính. Kính vỡ nhưng không khí bay vào ngột ngạt, khó thở. Bodnariuk đứng lên. Khói lan cùng hết, phủ ngập hết. Boris tìm cửa. Khung cửa sổ tròn quá nhỏ, Boris không thể nhảy xuống bằng cửa ấy. Hắn kéo sát áo vào ngực, hối hận đã không tìm cửa ra trước khi máy bay ngập khói. Hắn không tìm được cửa. Bao tử lại phản hắn. Mùi bạc hà làm hắn nôn mửa. Hắn cúi gập tưởng như sụp xuống, té xỉu. Hắn không ngửi thấy mùi bạc hà lơ lớ, ngon ngọt nữa. Hắn cảm thấy như bị đắm, chìm.Hắn không thể đứng thẳng lên được. Ai đó kêu lớn. Hắn không trả lời được và không nghe người ta nói gì với hắn. Hắn cúi xuống, cảm thấy chìm vào trong đêm tối và trong sự buồn nôn ghê tởm của mùi kẹo bạc hà.“Ôi cái kẹo khốn kiếp!” Bodnariuk nghĩ.Sự buồn nôn đã biến thân xác hắn thành hư không và rồi không còn gì nữa cả. Cơ thể Bodnariuk đã phản bội hắn. Đâu đâu cũng chỉ có phản bội, phản bội khắp nơi. Anatole Barsov phản bội hắn. Thống soái mê chó phản bội hắn. Bản thân cơ thể Boris Bodnariuk phản bội hắn.Kinh tởm, hắn nhắm mắt lại. Hắn không còn nghe mùi vị bạc hà nữa. Hắn kinh tởm cả kẹo lẫn sự phản bội. Kinh tởm tất cả mọi sự phản bội nhưng nhất là sự phản bội của chính thân xác hắn.Chỉ còn là một sự buồn nôn, một sự sụp đổ trong vực thẳm và hư vô.Khi mở mắt ra. Boris chỉ nhìn thấy một màu trắng xung quanh hắn. Ánh sáng rực rỡ làm hắn chảy nước mắt. Hắn khép mắt lại và cảm thấy chìm đắm trong bóng đêm.“Lại một sự phản bội nữa”.Hắn tự bảo. Hắn thử đưa một chân lên cao, cái chân như đã chết. Hắn lại thử đưa tay lên, cánh tay cũng thế, nó đã chết.“Kẻ thù của những người Xô Viết, chắc chắn đã biết được nhiệm vụ công tác của ta vì thế bọn chúng đã gây ra tai nạn”. Boris nghĩ thầm.Hắn lại mở mắt ra. Hắn đang ở trên núi, tuyết rơi. Hắn chết cóng trên tuyết. Hắn muốn cử động nhưng thân xác hắn không nghe lời hắn nữa, chỉ có lý trí và con mắt là còn phục tùng hắn nhưng con mắt thì chỉ nhìn thấy màu trắng khi mở ra và màu đen khi nhắm lại. Mà chỉ một con mắt còn vâng lời, con mắt kia nhắm kín, chết.Có lẽ nó đã rời khỏi ổ mắt.Boris Bodnariuk lại nhắm con mắt “sống” lần nữa, hắn chỉ thấy màu đen. Hắn lại mở con mắt “sống” ra. Xung quanh hắn, chỉ toàn màu trắng. Không phải tuyết trắng mà là những người đàn bà mặc đồ trắng, những người đàn ông mặc đồ trắng, những bức tường trắng, những khăn trải giường trắng.“Ta chỉ còn một con mắt thôi”. Hắn tự nhủ. “Giống như Angelo. Và với con mắt này ta chỉ thấy màu trắng và màu đen thôi. Hai màu đen và trắng lại không phải là màu sắc”.Boris Bodnariuk lục tìm trong trí nhớ mình một màu sắc khác. Ngay cả trong trí nhớ, hắn cũng chỉ thấy có màu đen và màu trắng. Tất cả những gì hắn đã nhìn thấy trong quá khứ chỉ là màu đen và màu trắng. Boris Bodnariuk đã không nhận ra rằng, đúng lúc này đây, hắn đã đạt tới lý tưởng mà vì lý tưởng đó, Đảng và các thành viên của Đảng đã đấu tranh. Chia vũ trụ ra làm hai màu: màu đen và màu trắng. Cũng giống như khi nhắm mắt, hắn thấy màu đen và khi mở mắt hắn thấy màu trắng, nhiều người sẽ nhìn thấy sự vật trắng hay đen tùy theo sự cần thiết, sự đòi hỏi và lịch sử. Đó là lý tưởng: Một vũ trụ sáng sủa, rõ ràng không màu sắc. Màu sắc là vô bổ, vô dụng và phức tạp - trắng đen là đủ rồi. Có và không, đồng ý và không đồng ý là đủ rồi. Vũ trụ không cần câu trả lời nào khác ngoài “có” hoặc “không”. Những câu trả lời khác đều phản động. Những câu trả lời khác là sắc thái, cấp độ.Boris cảm thấy một vật thể lạ dính vào lỗ tai. Sau đó hắn nghe nhiều tiếng động. Hắn quên bẵng đi là hắn có thính giác. Thời gian sau này hắn không nghe gì nữa cả. Hắn sống nhưng hoàn toàn điếc. Hắn không còn cảm thấy những đau đớn nữa, vậy mà giờ đây, mi mắt hắn đã cho hắn lại sự đau khổ.- Chúng tôi muốn ở lại một mình với bệnh nhân. - Một giọng nói bằng tiếng Anh rất khó nghe, phát ra.Cái máy được gắn vào tai Bodnariuk lạnh tanh. Hắn tưởng như gặp phải cái cảm giác lạnh tanh đó lần đầu tiên. Sau khi hắn nhớ lại là cũng có cảm giác nóng nhưng lúc này hắn chỉ cảm thấy cái lạnh.Hắn mở con mắt “sống” ra. Trong phòng chỉ còn lại hai sĩ quan Xô Viết. Họ có vẻ đen ngòm. Những người đàn ông và đàn bà trắng đã đi rồi.- Nhờ chích thuốc Ngài sẽ tỉnh một giờ. - Vị sĩ quan Xô Viết nói (bây giờ hắn ta nói tiếng Nga). - Ngài hãy cho chúng tôi biết Ngài có thể nghe và hiểu chúng tôi hỏi không, nếu Ngài không thể nghe được thì chúng tôi sẽ chích thêm cho Ngài một mũi kim nữa. Chúng tôi phải hỏi Ngài. Chúng tôi được Bộ tư lệnh Xô Viết tại Vienne gửi đến.Họ đưa trả giấy chứng minh nhân dân cho Boris xem hắn có thể đọc được không và xem hắn có hiểu được điều hắn đọc không.Bodnariuk nhìn thấy con dấu của công an Xô Viết chìm. Hắn cảm thấy an toàn.- Ngài đang ở trong một quân y viện Hoa Kỳ. - Viên sĩ quan thứ nhất nói - Ngài có nhớ điều gì đã xảy đến với Ngài không?- Ngài đã khởi hành từ Piatra bằng máy bay. - Viên sĩ quan nói - Máy bay bị rơi trên núi. Ngài là người sống sót duy nhất. Tất cả mấy người kia đều chết hết. Người Mỹ đã chở Ngài về đây. Chúng tôi được thông báo về tai nạn của Ngài.Suốt hai tuần nay chúng tôi đã thử nói chuyện với Ngài nhiều lần nhưng đều thất bại. Người ta nói rằng trong tình trạng bị chấn động, Ngài đã khai tên là Boris Neva. Chính dưới cái tên này mà Ngài được ghi danh vào sổ sách bệnh viện, thật hoàn hảo. Hãy giữ y lời khai của Ngài. Tốt hơn không nên để cho người Mỹ biết rõ lý lịch của Ngài. Thật ra, Ngài có biết rõ tên Ngài không?- Boris Bodnariuk. - Hắn nói.- Chúng tôi có thể đưa Ngài trở về nước trong mười ngày nữa. - Viên đại tá nói - Trong khi chờ đợi, xin Ngài cứ giữ y tên Ngài là Boris Neva. Bây giờ xin Ngài lặp lại những gì chúng tôi vừa nói.- Tôi bị rơi cùng với máy bay. - Boris lặp lại - Tôi được chở đến một bệnh viện Hoa Kỳ, tại đây tôi xưng tên là Boris Neva. Trong mười ngày nữa tôi sẽ được trở về Tổ quốc. Tôi không được tiết lộ lý lịch thật của tôi.Bàn tay viên đại tá vỗ về thân mật lên vai Boris. Lần đầu tiên hắn cảm nhận được cái vai của chính hắn.- Tôi rất tiếc vì chưa thể đưa Ngài đi ngay được. - Viên sĩ quan thứ nhất nói - Người Mỹ quả quyết rằng Ngài còn trong tình trạng chưa thể di chuyển được. Chúng tôi sẽ đến thăm Ngài đều đặn.- Một sự phá hoại à? Hay một sự phản bội? - Boris hỏi.- Kẻ có tội sẽ bị trừng phạt, thanh toán. - Viên sĩ quan vừa nói vừa đi ra.- Tốt lắm, nếu bọn chúng đã được “thanh toán”. - Boris nói - Rất tốt.Hắn nhắm mắt và lại rơi vào trong bóng đêm.XV
Vài ngày sau, mấy sĩ quan Xô Viết lại đến thăm Boris ở bệnh viện. Cả ba thảo luận thật lâu.- Tai nạn máy bay này là một tai họa lớn. - Viên đại tá nói - Lão thống soái các quốc gia Slaves phía Nam đã không bị thanh toán. Lão đã công khai hóa sự phản bội của lão. Những người Xô Viết đã mất Địa Trung Hải, cửa ngõ vào phương Tây, mất biển Adriatique. Đây là một thảm họa. Ta phải sửa chữa, vớt vát những gì có thể còn sửa chữa được. Giờ đây, lão thống soái mê chó đã trở thành tên đày tớ của bọn phương Tây rồi. Tất cả những tai họa này đã xảy ra vì cậu không đến nơi được đúng lúc để tiêu diệt lão. Cậu làm chủ tình hình nhưng cậu lại bị rơi cùng với máy bay. Nói một cách hợp lý, chính cậu là người có trách nhiệm sửa sai tai họa này. Cậu bị tổn thất nhưng bộ óc và phổi của cậu hãy còn, và với óc và phổi thì cậu có thể tiếp tục phục vụ.Mấy sĩ quan kể lại cho Boris Bodnariuk hay rằng những người Xô Viết không từ bỏ dự kiến ám sát lão thống soái mê chó nhưng bây giờ việc đó còn gặp khó khăn.- “Việc thanh toán” đòi hỏi thời gian. - Viên đại tá nói - Chúng tôi đã cho hoạt động ngay một hệ thống hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ “thanh toán” lão thống soái mê chó. Đó là điều khẳng định nhưng phải có thời gian, lâu, rất lâu. Ngay lúc này, về mặt tinh thần, tư tưởng chúng ta phải hủy diệt lâu dài.- Về mặt chính trị, Trosky đã bị giết chết rất lâu trước khi bị hạ về mặt thể chất. - Boris nói - Trong nhiều trường hợp phản bội, khi bị can cứu được cuộc sống của hắn, việc “thanh toán” mấy tên đồng lõa và việc kết nối hắn về mặt tinh thần và chính trị đã biến hắn thành đồ rác rưởi, một tên sợ sệt, một...- Đối với việc kết án Trosky, chúng ta phải cần đến những vụ án năm 1938. - Viên đại tá nói.- Điều đó có thể lập lại. - Bodnariuk nói - Ngay cả tuyệt đối cần thiết nữa, các nước Cộng hòa mới, Rumani, Bulgaria, Hungary đầy rẫy những tên đồng lõa, a tòng thật và giả. Vụ án của lão thống soái mê chó sẽ lành mạnh hóa các nước Cộng hòa non trẻ này, sẽ tẩy rửa chúng hết sạch mọi độc hại chính trị. Ngay sau khi ra khỏi đây, tôi sẽ đề nghị một vụ kiện lớn chống lại những tên phản loạn, chủ mưu.- Vụ kiện đã được tổ chức. - Viên đại tá nói - Tháng tới đây chúng ta mở tại Bucarest một phiên tòa và sẽ xét xử mấy tên đồng lõa của lão thống soái mê chó. Chúng ta sẽ chứng minh lão ta làm tay sai cho bọn tư bản phương Tây và từ lâu rồi lão đã đấu tranh để chinh phục các dân tộc đã được người Xô Viết giải phóng khỏi ách thống trị của bọn tư bản Anh-Mỹ. Hàng nghìn tên đồng lõa đã bị bắt. Bọn chúng đã thú nhận, chỉ còn thiếu người tổ chức chính. Một người Cộng sản ưu tú đứng ra nhận tội và trình bày các giai đoạn, các tình tiết bên trong sự phản bội. Chúng ta cần một người như cậu. Chính cậu, cậu là một phó chủ tịch cũ của liên minh vùng sông Danube. Chúng tôi cần một lãnh tụ có giá trị và uy quyền của lão thống soái mê chó, biết thú nhận nhân danh lão ta. Một người nào đó có thể bị xét xử và bị kết án với tư cách là đại diện của lão thống soái mê chó. Đây là những gì chúng tôi đang cần, phần còn lại đã tổ chức xong rồi.- Tôi không bị chết trong tai nạn máy bay. Tôi sẵn sàng làm theo sự sắp xếp của các Ngài. - Bodnariuk nói.- Cậu muốn đến Bucarest buộc tội trong vụ phản nghịch của lão thống soái mê chó à?- Về mặt chính trị, lão ta phải bị “thanh toán”. Kéo dài hay chậm trễ việc kết án lão ta là một trọng tội. Ai có thể hơn tôi việc mang đến cho tên phản bội ấy cú đánh giết người này.Boris Bodnariuk nghĩ đến vận may to lớn, vĩ đại mà một người Cộng sản có được so với những người khác. Hắn chỉ còn là một kẻ tàn tật, vậy mà hắn vẫn tiếp tục phục vụ Đảng một cách đặc biệt, ngoại lệ.- Bị cáo chính phải bị án tử hình. - Viên đại tá nói.Không có hình phạt nào khác đối với một sự phản bội như thế. - Boris Bodnariuk trả lời.Bodnariuk nhắm mắt lại. Hắn lại ở trong bóng tối. Hắn nghĩ rằng cuộc đời của một con người với nhiều màu sắc là cuộc đời của một con người sống một cách ấu trĩ, chưa trưởng thành.Một cuộc sống thượng hạng là một cuộc sống tạo nên bởi “có và không”, bởi màu trắng và màu đen. Đó mới là sự hoàn hảo đích thực của con người.- Chúng tôi sẽ thông báo là cậu yêu cầu đến Bucarest buộc tội nhân danh lão thống soái mê chó chứ?- Lợi ích lịch sử đòi hỏi điều đó. - Boris nói.- Trong lúc này, cậu hãy coi chừng, đừng để bị nhận diện. - Viên đại tá nói.Ông nhét xuống gối của Boris một khẩu súng nhỏ, vỗ vai bệnh nhân và đi ra.“Sợ chết là một thành kiến kiểu tư sản”. Boris Bodnariuk tự nhủ sau khi cánh cửa được đóng lại. “Giờ đây, ta đã quyết định chết, ta không thấy sợ nữa, ngược tại ta cảm thấy nhẹ nhõm, khoan khoái và ta cảm thấy là ta đã sống trong lịch sử. Lần đầu tiên, ta cảm thấy sống trọn vẹn trong lịch sử. Ta sống mãnh liệt với lịch sử. Sợ chết là một thành kiến, một thành kiến đơn giản”.XVI
Suốt buổi chiều, Boris Bodnariuk ngồi bên cửa sổ quân y viện. Hắn chưa hoàn toàn bình phục, tuy hắn có thể bước đi được. Hắn sẽ được đưa về nước vào trưa mốt. Các sĩ quan Bộ tư lệnh Xô Viết tại Vienne hứa sẽ đón hắn lúc mười hai giờ đúng. Bodnariuk nghĩ nhiều về cuộc thử thách mới. Hắn phải trở về, nhận tội, tội phản bội mà hắn không phạm. Nhờ hành động này, một số đáng kể thành phần vô cùng nguy hiểm sẽ bị thanh trừng và vị trí của Đảng sẽ được củng cố vững chắc hơn.Đó là khía cạnh tích cực của cuộc thử nghiệm - khía cạnh tiêu cực sẽ là cái chết, hủy hoại của chính bản thân hắn với tư cách là cá nhân - Boris Bodnariuk tự phân tích một cách nghiêm túc và thành khẩn. Hắn muốn biết xem hắn có sợ chết không. Hắn vẫn nói đến sự khinh thường mà người Cộng sản, với tư cách cá nhân, tỏ ra trước cái chết để cứu Đảng, để Đảng được sống.Về phương diện lý tưởng, Boris Bodnariuk vẫn chấp nhận lý thuyết này và không ngần ngại đề nghị bản án tử hình một cách thành khẩn.Xét về phương diện lý, cái chết còn vô nghĩa hơn là lịch sử, tôn giáo hay văn chương đã nói đến. Trong đồng hoang ở Siberie khi hắn có ý muốn tự tử, hắn đã không sợ. Cử chỉ đó hình như không khó đối với hắn, hắn không lưỡng lự. Bây giờ, hắn khám phá ra là trong con người hắn, có một cái gì đó không thích hợp. Một giọng nói như được che giấu đâu đó nói với hắn: “Sau khi nhận tội, mi sẽ bị kết án nhưng mi sẽ không bị hành quyết”.Boris Bodnariuk cảm thấy xấu hổ vì ý nghĩ đó, tuy vậy, hắn không thể chống cự lại được. Hắn hy vọng rằng, nếu hắn nhận tội, Đảng sẽ không hành quyết hắn, ngược lại, sẽ thưởng cho hắn huân chương danh dự.“Phải chăng ý nghĩ sợ chết đã cho ta ảo tưởng này?” Hắn tự hỏi. Hắn muốn vứt bỏ ý nghĩ đó. Hắn tự bảo “Ta sẽ yêu cầu án tử hình và ta sẽ bị hành quyết, hành quyết, hành quyết”. Nhưng giọng nói tiếp tục “Đảng sẽ gắn nhiều huân chương cho mi. Đảng không để mi chết đâu. Hành động “tự tố cáo” này sẽ được hoan nghênh, ăn mừng, sùng bái”.Boris Bodnariuk không muốn có ảo tưởng đó. Hắn muốn tự khẳng định là sẽ chết, chết thật theo yêu cầu của hắn. Lý trí nói cho hắn rõ là mọi việc sẽ phải xảy ra như thế nhưng hắn không thể làm im giọng nói, nói với hắn rằng hắn sẽ sống.Một xe hơi dừng lại trước bệnh viện. Một người trẻ tuổi mặc đồ dân sự Mỹ với dáng đi vụng về, bước xuống.Vị bác sĩ điều hành bệnh viện đang đứng trong sân với một bác sĩ khác, ngay dưới cửa sổ của Boris Bodnariuk, người trẻ tuổi tiến lại gần họ. Bodnariuk nghe cuộc nói chuyện.- Tôi là Milan Paternik, cố vấn chính trị Bộ tư lệnh lực lượng Châu Âu. - Người trẻ tuổi nói (anh ta đưa một thẻ căn cước và một bức thư) - Tôi đưa cho các anh một bệnh nhân. Cô ta sắp sinh cháu bé.- Chúng tôi không có khu vực dành cho phụ nữ. - Vị bác sĩ trưởng nói. - Không thể được đâu.- Đây là một trường hợp ngoại lệ. - Milan Paternik nói - Tư lệnh trưởng yêu cầu các ông nhận cô ấy và giúp cho cô ta những chăm sóc cần thiết.Vị bác sĩ đọc bức thư.Marie, gần sinh con, ngồi chờ trong xe. Aurel Popesco đã làm những gì cần thiết cho cô được nhận vào trong quân y viện này vì không có bệnh viện nào khác và Milan Paternik đã đưa cô đến bằng xe hơi.- Bác sĩ của chúng tôi không chuyên về sinh đẻ. Chúng tôi không nhận phụ nữ trong bệnh viện này nhưng một khi đã có lệnh phải nhận cô ta ở đây thì chúng tôi sẽ nhận.- Đây là một trường hợp ngoại lệ. - Paternik lại nói. Boris Bodnariuk lắng nghe chăm chú. Những tiếng “trường hợp ngoại lệ” Milan lập lại nhiều lần làm hắn khó chịu.- Thật là một chuyện phi lý, quá phiêu lưu, tôi không hiểu được - Bác sĩ nói.- Thật điên rồ khi đưa đến bệnh viện chúng tôi một phụ nữ sắp sinh. - Bác sĩ nói - Họ muốn nhạo báng chúng ta.Boris Bodnariuk ngồi lùi vào trong.“Tôi hiểu”. Hắn tự bảo “Tôi hiểu tại sao người ta đưa cô ấy đến đây”.Hắn thấy Pierre Pillat và Milan Paternik giúp Marie bước xuống xe.Trong thâm tâm Bodnariuk, mối nghi ngờ rằng người Mỹ đã nhận dạng được hắn càng trở nên rõ rệt hơn. Ngồi trong phòng máy sau bức tường, hắn quan sát Marie. Hắn không nhận ra cô ta.“Họ đã đưa Pillat đến đây cùng lúc với người đàn bà có thai này để hắn có thể nhận diện ta. Để biết chắc đúng ta là Boris Bodnariuk, người Mỹ đã cho một bạn học cũ của ta đến đây. Hắn là người được đánh giá cao nhất để nhận ra ta, để nói rằng ta đúng là Boris Bodnariuk, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Rumani chứ không phải là công dân Xô Viết Boris Neva”. Boris Bodnariuk nghĩ đến mấy sĩ quan Nga. Họ chỉ dặn dò hắn mỗi một câu “Đừng để bị nhận diện”. Hắn lại nghĩ đến câu nói của vị bác sĩ “Thật là một chuyện điên rồ khi gửi một phụ nữ đến sinh ở đây. Tại sao lại đúng ngay bệnh viện chúng tôi”.Hắn lại nghĩ đến lời năn nỉ của Milan Paternik: “Đây là một trường hợp ngoại lệ, ngoại lệ”.Bodnariuk tin chắc là Pillat được đưa vào bệnh viện Mỹ này để xác minh lý lịch hắn. Hắn tính toán và thấy còn mười sáu tiếng đồng hồ nữa mới đến giờ hắn được trở về nước, nhưng nếu người Mỹ thành công trong việc nhận diện hắn nhờ Pillat thì sự trở về của hắn hứa hẹn đầy khó khăn. Có thể là không thực hiện được - Vụ án kết tội lão thống soái mê chó tại Bucarest sẽ bị hoãn lại ngay và hủy bỏ luôn.“Nhất là cậu đừng để bị nhận diện”. Boris tự bảo. “Đừng để bị nhận diện”.Người ta nghe nhiều tiếng nói ở phòng bên cạnh. Trước tiên là bằng tiếng Anh. Milan Paternik nói chuyện với mấy y tá. Tiếp đến bằng tiếng Rumani. Pierre Pillat nói với người đàn bà mang thai.- Chồng cô ấy sẽ ở lại đây. - Milan Paternik nói ở phòng bên cạnh.Boris lắng nghe, tai gắn sát vào bức vách ngăn.- Ông ấy sẽ ngủ ở đây, trên ghế bành này.“Tại sao lại đúng ngay phòng bên cạnh phòng ta nhỉ”.Boris tự hỏi. “Không còn nghi ngờ gì nữa. Họ đã đưa Pillat đến đây để nhận diện ta. Trong chốc lát nữa thôi, hắn sẽ đến phòng ta, viện một cớ gì đó, hắn đến xem ta, quan sát ta theo những chỉ thị đã nhận được”. Lần đầu tiên Boris nhận thấy cửa phòng hắn không khóa.“Lại thêm một chứng cớ nữa đây”. Hắn tự bảo “Tại sao họ lại lấy chìa khóa phòng ta?” Hắn tiến lại gần cửa sổ. Milan Paternik lên xe và đi một mình. Ở phòng bên cạnh, Marie và Pillat trò chuyện bằng tiếng Rumani, Marie than phiền.“Mỗi lần nói nghe rõ như người ta đang nói ngay trong phòng ta vậy”. Boris Bodnariuk tự nhủ.Mọi việc xảy ra do tình cờ thôi. Hắn không mất bình tĩnh.Hắn biết rõ là không được để bị phát giác, bị nhận diện. Pillat ở phòng bên cạnh và từ đây đến lúc trở về nước, hắn còn mười sáu giờ nữa. Hắn lại nhìn ra cửa.“Hắn có thể giết ta lắm”. Boris Bodnariuk tự bảo. “Người ta có thể xem chuyện đó chỉ là một sự trả thù của Pierre Pillat. Với dư luận quần chúng, cách giải thích này có thể chấp nhận được. Người Mỹ muốn giết ta để ngăn cản việc trở về nước của ta, và để cản trở vụ án phản bội của lão thống soái mê chó. Đó là điều chắc chắn”.Boris Bodnariuk nhìn ra cửa sổ. Cửa sổ không có song sắt.Vườn bệnh viện phủ đầy tuyết. Đường đi cách cửa sổ khoảng hai mươi mét.“Ngay khi trời tối, ta sẽ trốn đi. Ta sẽ tới Vienne trước khi bị phát giác”.Tay hắn xiết chặt khẩu súng trong túi áo ngủ. Hắn mở cửa tủ, quần áo hắn ở trong ấy. Người ta đã để lại cho hắn đồng phục, áo măng tô da và cái quần bị cháy xém.Hắn không có tiền, không có giấy tờ và không biết rõ vùng này.“Cái chính là đi khỏi đây ngay khi đêm xuống, sau đó ta sẽ xoay sở”. Boris Bodnariuk nghĩ. Hắn nhìn qua cửa sổ. Mấy ngón chân hắn bị tê cóng, hắn không thể bước đi được.“Ta sẽ bí mật đi vào ban đêm”.Boris Bodnariuk soi mặt vào gương. Hắn xanh xao và run rẩy. Hắn mặc quần áo mau lẹ, giấu khẩu súng dưới gối và chui vào giường nằm. Khi các bác sĩ và y tá đến thăm bệnh buổi chiều, hắn sẽ than là nhức đầu. Hắn sẽ nói với họ là hắn không ăn, hắn chỉ muốn ngủ thôi. Hắn nghĩ đến kế hoạch trốn thoát - thật là khó tin. Hắn có thể dễ dàng trốn khỏi bệnh viện. Hắn sẽ nhảy qua cửa sổ. Nếu như hắn có tiền để mua một vé xe lửa thì mọi chuyện sẽ hết sức đơn giản, nhưng hắn lại không có tiền, một xu cũng không. Đối với hắn đây là một bất cẩn đáng trách; đáng lẽ ra hắn phải hỏi xin mấy sĩ quan Xô Viết. Khi cô y tá trực đến thăm, hắn làm bộ ngủ say. Ở phòng bên cạnh người ta nghe thấy giọng của Pillat và tiếng rên đau đớn của Marie.Bodnariuk mặc xong quần áo trong bóng tối. Hắn không thể mang giày ống vì các miếng băng. Hắn tháo hết băng nên chỗ chân đau làm hắn nhức nhối. Hắn để nguyên quần áo, chui vào dưới chăn và chờ đợi... rồi lần trong bóng đêm, hắn bước qua cửa sổ, nhảy ra vườn đầy tuyết. Từ đây ra đường chỉ là một trò chơi. Khi mấy cô y tá đến thăm bệnh lúc hai giờ, và bật đèn phòng Boris Neva, họ chỉ thấy cái giường trống không.Người ta tìm thấy dấu chân trên tuyết dưới cửa sổ. Báo động. Người ta báo tin cho các đồn cảnh sát. Điện thoại reo suốt đêm. Người ta lục soát tàu lửa. Tám giờ sáng hôm sau, hai sĩ quan Xô Viết đến bằng xe hơi.- Boris Neva biết rõ là anh sẽ bị đưa về nước lúc mười hai giờ, và anh ta đã chọn tự do. - Vị bác sĩ trưởng bệnh viện nói - Anh ta không muốn trở về lại nước Nga Xô Viết. Hàng chục ngàn người đã làm như anh ta. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Anh ta sợ trở lại với những người Xô Viết.Các sĩ quan Nga không muốn chấp nhận lời giải thích.- Công dân Xô Viết Boris Neva bị bắt. - Viên đại tá nói - Giả thuyết anh ta bỏ trốn phải được loại trừ vì nó hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi đề nghị tiến hành một cuộc điều tra.- Các ông có thể tham dự cuộc điều tra. - Mấy người Mỹ nói.Người ta gọi mấy cô y tá, bác gác cổng và mấy anh lính gác đến. Mọi người đều khai là không biết gì hết: bệnh nhân Xô Viết tỏ ra nôn nóng, không bình tĩnh suốt cả buổi tối. Anh ta từ chối không chịu ăn cũng không chịu gặp bác sĩ. Anh ta đi ngủ sớm. Lúc hai giờ sáng, anh ta đã biến mất. Giường anh ta trống trơn. Lần theo các dấu chân in trên tuyết, người ta có thể kết luận là anh ta đã nhảy qua cửa sổ, băng qua vườn, trèo qua tường và chạy ra đường. Tất cả chỉ có thế.Mấy sĩ quan Xô Viết tức giận. Họ hứa sẽ phản đối bằng con đường ngoại giao và sẽ yêu cầu một cuộc điều tra đặc biệt. Trong lúc đó máy phát thanh bên trong hành lang bệnh viện truyền đi thông báo sau đây:“Chính quyền và dân chúng cần biết rõ là đêm nay, một công dân Xô Viết đã trốn khỏi một bệnh viện đồng minh nơi anh ta đang được chăm sóc các vết thương do một tai nạn máy bay gây ra. Tất cả mọi người, nếu ai biết anh hiện đang ở đâu, thì hãy cấp tốc báo ngay cho chính quyền biết. Đây là diện mạo anh ta: một vết sẹo lớn trên trán, nhiều vết thương còn chưa lành ở ngực và tai, bước đi khó khăn vì bàn chân tê cóng. Quần áo: măng tô da màu nâu, giày ống đen, khăn quàng đỏ”.Các sĩ quan Nga bỏ đi không thèm nghe thông báo. Chín giờ sáng, cửa phòng mổ mở đúng lúc họ đi ngay qua. Một cô y tá nói với Pillat đang đi qua lại trong hành lang.- Một bé gái. Cả mẹ lẫn con đều khỏe. Vài phút nữa ông có thể vào thăm họ được rồi.- Doina Australia. - Pillat nói.Anh thật sung sướng. Chỉ mình anh ta là không để ý tới và không biết gì hết về vụ bỏ trốn của người Xô Viết bị thương.Từ khi đến bệnh viện, chỉ có một điều làm anh lo nghĩ, đó là Marie. Và bây giờ anh ta có hai người: Marie và đứa con gái đầu lòng của anh, bé Doina Australia Pillat. Anh chảy nước mắt vì niềm vui quá lớn này. Anh ước ao được ôm hôn cả hai.“Doina Australia Pillat”. Anh thì thầm. “Cô bé và Marie đều khỏe”.Máy phát thanh tiếp tục loan báo:“Chúng tôi lặp lại các dấu hiệu: áo măng tô da màu nâu, giày ống đen, khăn quàng đỏ”.“Doina Australia! Cả hai đều mạnh khỏe”. Pillat lại thì thầm.Chú thích:[1] Heidelberg: Một thành phố thuộc nước Đức.[2] Tức miền đất Chanaan mà Chúa đã hứa với người Hêbrơ.v