ột quả đạn ĐKZ chẻ toác cành cây săng lẻ trước mặt tôi, nửa thân cây cùng quầng lá quặn gãy, đổ vật nhào. Vầng sáng của ánh mặt trời xòa xuống mặt đát bị vụn nát. Liên tiếp hai quả đạn pháo 105 ly cày tung cái ụ mối phía sau, kéo theo một loạt cây xanh đổ xuống đất đá bắn tung rào rào. Đạn pháo, đạn K56, đạn 12,7 ly... thi nhau nổ đinh tai, nhức óc. Tôi và đại đội trưởng Bình vội nhét chiếc máy điện thoại vào hốc cây lớn chỉ huy bộ đội đột phá.Sau hai ngày kịch chiến, thương vong của trung đoàn lên tới con số 50. Nay là ngày thứ ba, trung đoạn hạ quyết tâm bằng giá nào cũng phải chọc thủng tuyến phòng thủ của địch giải phóng nhân dân trong thị xã Kô Kông.Trong làn đạn dày đặc, anh em khiêng về một thương binh. Đó là Xuân, một cán bộ trung đội dũng cảm, mới được thưởng huân chương chiến công trận trước. Xuân bị một viên đạn xuyên từ ức vào trong ngực, một viên khác phá bung đầu gối phải. Toàn thân Xuân tím ngắt, nhưng đôi mắt lại tỉnh. Xuân nói như trăng trối:- Đệ ơi! Tao còn mấy tháng phụ cấp, mày thanh toán rồi gửi về cho má tao nhá.Đệ cúi xuống sát mặt Xuân vừa rãnh làn đạn, vựa để nói rõ cho Xuân nghe:- Ừ, mày yên tâm...Một số chiến sĩ chạy đến vĩnh biệt Xuân, vì ai cũng hiểu rằng chỉ ít phút nữa là Xuân "đi". Cũng biết vậy Xuân nhìn tôi và Bình nói như sợ hết thời gian:- Anh Minh, anh Bình phải không? Em còn nhìn rõ... thôi, em chào các anh. Các anh ở lại chiến đấu trả thù cho em nhé.Lạ thay, Xuân nói không một lời vấp váp, không một tiếng hụt hơi. Mặc pháo gầm, đạn réo các chiến sĩ vẫn vây quanh Xuân như làm lễ truy điệu.- Xuân chào tất cả anh em... Đệ ơi, mày về nói với má là tao đã hoàn thành nhiệm vụ - Xuân nói, rồi nhắm mắt, giọng tha thiết như niệm Phật:- Má ơi! Con đã hoàn hành nhiệm vụ với Tổ quốc... Thân ơi! Em đi lấy chồng đi em nhá. Anh thương em lắm... Má ơi! Thân ơi!Chúng tôi đều biết má chỉ có mình Xuân, cha anh là liệt sĩ, còn Thân là vợ chưa cưới của anh.Kết thúc trận chiến, chung tôi chạy về trạm phẫu của trung đoàn xem sức khỏe của Xuân ra sao. Nếu có mệnh hệ gì cũng còn gặp nhau phút cuối.Trạm phẫu là một căn lán dựng tạm trong rừng cao su xanh rợp, thi thoảng có tiếng nổ lốp bốp của trái cây cao su và tiếng cành cây khô rơi gãy. Chúng tôi ùa vào lán và mừng quá vì Xuân vẫn còn sống. Nhưng để cứu Xuân, bác sĩ quyết định phải phẫu thuật cắt bỏ chân phải của anh trước khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Ca phẫu thuật được tiến hành ngày. Ba mươi phút sau y tá mang ra khúc chân của Xuân vừa tháo khớp gối. Chao ơi! Một chiếc chân còn nguyên vẹn, ống chân thẳng, bắp thon dài, bàn chân nhỏ, gót đã chuyển thành màu tím nhợt.Chúng tôi bảo nhau xin được mang cái chân của Xuân về đơn vị, chôn cất. Anh em gói “liệm" vào chiếc “quan tài" nhỏ bằng gỗ tốt rồi đưa lên đồi. Trên đỉnh đồi cao lộng gió có một ngôi mộ nhỏ có vòng hoa nhỏ, có hương thơm và được đánh dấu chu đáo.Hai ngày sau, chúng tôi được tin Xuân hy sinh trên đường chuyển viện vì vết thương quá nặng. Nhưng xót hơn là tin xe chở thi hài về nước qua phà bị tụt xuống sông và xác Xuân bị nước cuốn mất.Mười năm sau, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, theo thỏa thuận của Chính phủ hai nước, chúng tôi được trở về Tổ quốc. Tôi bàn với anh em là phải mang “thi hài" Xuân về trao cho người mẹ. Hôm ấy màu trời xanh như mùa thu ở Việt Nam, cuối chân trời có những vệt mây màu đỏ. Trên đỉnh đồi hoa lau trắng như bông, lắc lư vẫy gọi. Chúng tôi đứng xếp hàng ngang trước ngôi mộ nhỏ. Đệ thắp ba nén hương, rồi quỳ xuống cung kính khấn vái. Mọi nghi lễ xong xuôi, chúng tôi đào lên. Khi mở nắp ra, thật lạ: Chiếc chân sau 10 năm hầu như còn nguyên vẹn, năm chìm trong lớp nhũ màu hồng trông như máu, xung quanh miệng hòm trắng xóa những phấn bông. Tôi bàn với Bình và anh em để nguyên thế nắp lại, dùng vải bọc nhiêu lần, ngoài cùng gói bằng ni lông, cho vào ba lô rồi mang về thủ đô Phnôm Pênh cùng đứng trong hàng quân làm lễ từ biệt đất bạn.Khi về đến thành phố quê hương mới hay tin Xuân hy sinh rồi mất xác là nhầm lẫn. Xuân vẫn sống không những thế mà còn từ thương binh hạng ba cậu ta chạy chọt lên hạng một. Vài năm gần đây Xuân đưa gia đình vào thành phố này để sinh sống và trở thành “ông chủ" rất “kính nể" nhờ làm dịch vụ “thương binh". Nghĩa là Xuân biết làm cho ai dù không thương tật sẽ có thẻ thương binh, hạng nào cũng được miễn là gia dinh họ có đủ tiền cho “dịch vụ".Chúng tôi quyết định mang hòm "thi hài" đến gặp Xuân để cho một bài học, nhất định không để Xuân trượt dài như thế. Tòa nhà 3 tầng nằm chênh ềnh mặt phố Bùi Thị Xuân, chiếc cổng bằng sắt sơn xanh đóng im ỉm khóa bằng chiếc khóa to đùng màu vàng. Tôi thò tay bấm chuông, vài phút sau cổng mở. Một con bẹc giê màu hung to như con bê con đứng ở góc thềm nhảy dựng lên tru tréo, nhưng bị chiếc dây xích kéo giật lại. Một người thiếu phụ mặt buồn như là héo, lặng lẽ đưa chúng tôi vào phòng khách. Pha xong ấm trà, chị ta nói:- Ông chủ đi công chuyện, lát nữa về. Các ông chờ chút.Tôi định đặt chiếc mũ mềm xuống gộc chiếc bàn nhóc, nhưng vội rụt lại đành phải nắm chiếc mũ trong lòng bàn tay để trên đùi bởi dưới tấm kính dày làm mặt bàn chỗ tôi định để chiếc mũ, ông chủ đặt tờ đô la một trăm màu xanh, kế đó là hình một cô gái gần như khỏa thân một trăm phần trăm hớ hênh trơ trẽn.Ngồi chờ, chúng tôi hỏi mới biệt người phụ nữ đang ngồi tiếp chúng tôi chính là Thân vợ Xuân. Từ ngày vao thành phô này, Xuân thành ông chủ, còn Thân thì vẫn không làm mẹ được nên bị “giáng xuống” làm người ở. Thay thế Xuân là người đàn bà khác. Bà má của Xuân cũng ở tại đây, hơn năm nay không biết má bị trúng bệnh gì mà suốt ngày không nói, không rằng. Chúng tôi tỏ ý muốn gặp má. Má từ dưới bếp bước lên, cũng lúc xe hơi chở ông chủ đỗ xịch ở cổng.Xuân xuống xe bước vào, hai cánh tay mũm mìm, cà nhắc vì chiếc chân giả phải đỡ cả thân hình. Xuân xững lại vì vệt mắt của bà mẹ chém ngang. Thân đóng cổng rồi lặng lẽ đi vào trong nhà. Con bẹc giê vẫy chiếc đuôi đến gập thân mình mừng chủ. Xuân thập chễnh đến chỗ con chó, kẹp chiếc ca táp vào đùi móc ra lấy một chiếc kẹo sô-cô-la bóc nhét vào miệng con vật, rồi khom lưng vuốt ve thích thú nhìn nó tợp tợp nhai chiếc kẹo. Xong việc bước vào cửa, Xuân mới biệt nhà có khách. Phải mất khoang một phút thông hiểu ngạc nhiên hay không nhận ra chúng tôi mà Xuân đứng ngây, mãi đến khi Đệ đứng dậy nói như quát:- Tao đây, thằng Đẽ băng vết thương cho mày đây! Tao mang hai tháng phụ cấp trung sĩ của mày về đây mà may cũng quên à?Xuân như chọt tỉnh, rồi giơ hai cánh tay chẳng để làm gì, giọng rất ông chủ:- Ô… ô… các chiến hữu.Sau các thủ tục xã giao, chúng tôi không thể kìm lâu hơn nữa, lúc đầu tuyên bố mục đích chuyên viếng thăm, sau rồi nóng mặt cho một bài học. Xuân ngồi nghe, mặt đỏ nhừ rồi tái thâm như bị chọc tiết. Chúng tôi trao cái hòm "thi hài" cho Xuân. Anh ta đặt lên mặt bàn và bóc từng lợp vải. Khi mở nắp ra cũng lạ thay: Chiếc chân nguyên vẹn năm trong lợp nhũ hồng đã biến đâu mất. Trong hộp chỉ có một khúc xương cẳng chân đuồn đuỗn thâm thì nằm trơ khô khốc.Xuân đứng ngây, mắt như sáng ra. Thân quay đi, hai bàn tay bưng lấy mặt. Bà má thì ôm cái hòm gỗ có khúc xương, bỗng thốt được thành lời:- Ôi! Con tôi, con tôi đây rồi...Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa giải thích được hiện tượng kỳ lạ của cái chân.