Trong ba năm, chúng tôi sống một cách khiêm tốn, tại ngôi nhà nhỏ của mình. Chúng tôi đã lần hồi làm quen được với hoàn cảnh. Nhưng sự thanh trừng đã bắt đầu hoành hành và lan rộng chung quanh như một bệnh dịch đậu mùa. Chúng tôi phải quyết định liều chết và vượt biên trước khi quá chậm. Ngạn ngữ có câu, không liều thì không bao giờ được gì hết.Ngay trước ngày chúng tôi ra đi, tôi cưỡi xe đạp tới một ngôi làng xa, nơi không ai biết tôi. Tôi vào trong nhà thờ nhỏ chói lọi dưới ánh sáng mặt trời mùa thu để cầu nguyện. Về sau, dù tôi đã tham quan được các nhà thờ đẹp hơn hết ở châu Âu, các nhà thờ ấy vẫn không thể làm cho tôi quên ngôi nhà thờ nhỏ mà tôi đã vào cầu nguyện hôm ấy. Các vị Thánh được vẽ bởi một bàn tay chất phác mỉm cười với tôi từ trên các bức tường trắng, một bà già nhà quê cắm hoa tươi trên bàn thờ, lặp bặp đọc kinh với cái miệng sún răng. Quỳ gối nơi hàng ghế cuối cùng, tôi chợt thấy vị linh mục đang ngồi nơi phòng xưng tội. Vì sáo cái cảnh tượng ấy lại khơi dậy nơi tôi một sự xúc dộng mãnh liệt đến như thế? Như tiếp xúc với một dòng điện, một cái rùng mình đột ngột làm sống lại nơi tôi toàn thể các kỷ niệm, cuộc sống trong hầm, lễ kết hôn của Eve và Grabiel, cái chết của người hùng Pista. Và bây giờ đây, ngày mai chúng tôi sẽ rời bỏ ngôi nhà nhỏ thân thương của chúng tôi. Đôi khi, định mệnh thúc đẩy những công dân hiền lành hơn hết đảm đương những trách vụ anh hùng. Một cách hầu như vô thức, tôi đến quỳ gối xuống ghế xưng tội bằng gỗ trắng.Vị linh mục liếc nhìn tôi một cái rất nhanh và ngài đưa bàn tay lên che hai mắt của ngài lại.Tôi thì thầm: Thưa Cha, con không định xưng tội, con chưa dọn mình sẵn, con chưa suy nghĩ đến các tội lỗi của con. Có một điều mạnh hơn con thúc đẩy con tin cậy vào Cha. Nếu Cha biết co nlà ai, con sẽ nói với Cha rằng ngày mai con sẽ vượt biên với bố mẹ con. Con rất sợ làm cho Cha bị liên luỵ. Nhưng con từ xa đến đây, con đã vào đây một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, vì thế con có thể trình bày với Cha chúng con sắp làm điều gì. Thưa Cha, con quá sợ. Con cầu nguyện nhưng không hết sợ hãi. Sau những lời cầu nguyện của con, chỉ có hư vô. Làm sao Chúa nghe được lời của con? Giọng của con yếu ớt, những tiếng kêu sẽ không bao giờ đến được tận Người. Vả lại, con có tội, vì con đã khóc bởi rất nhiều điều nhỏ nhặt trong suốt ba năm vừa qua. Trong lúc người ta chết chung quanh chúng con, con bất bình vì không bao giờ được khiêu vũ, vì con đã không thể đi chơi đâu dó với hai má hồng hào hân hoan. Ban đêm có những bóng ma ngồi nơi đầu giường con, những ảo ảnh rùng rợn thay thế co những giấc mộng đẹp của con và sáng sớm hôm sau, con không biết đó là những cơn ác mộng hay thật sự những người chết đã hiện hồn về để lôi kéo con xuống âm ty cùng với họ. Thưa Cha, con bất bình vì đã không thể biết được thế nào là sự vô tư lự của thời niên thiếu. Thời gian sung sướng của tuổi ấu thơ đã hoàn toàn tan biến trong ký ức của con. Tất cả đều đen tối chung quanh con. Không có gì khác ngoài sự lo âu. Khi một người nào dừng lại trước nhà, con tưởng tượng đó là một tên mật thám. Nếu con nghe có tiếng chân phía sau lưng con, con tưởng là con bị theo dõi. Tất cả những điều ấy chỉ là ảo tưởng, nhưng con bị gìay vò. Con mong muốn được sung sướng xiết bao…. Cha không biết con là ai, cũng không biết con từ đâu đến. Một người trong hàng trăm ngàn người. Cũng như con nói nhân danh tất cả hàng trăm ngàn người. nếu con vượt biên được, bổn phận của con là kể lại những gì đã xảy ra tại đất nước này. Nhưng con hãy nhớ, công lý và nhân đạo quý hơn hết mọi sự. Vả lại tất cả những gì xảy đến cho chúng ta ở trần gian không phải là điều quan trọng lắm, bởi vì cuộc sống đích thực đang chờ đợi chúng ta ở thế giới bên kia trong cõi vĩnh hằng.Bà già đã làm xong công việc cung kính của mình và quỳ gối cầu nguyện dưới ngọn đèn dâu cháy trước bàn thờ. Tôi đi ra khỏi nhà thờ. Mặt trời lặn và bóng của cây Thánh giá đã lớn lên đến nỗi hình như nó trải dài ra đến tận tít mù và bao phủ toàn thể đất nước.Bóng đêm đã rủ xuống khi tôi về đến nhà. Trời mưa và tay nắm của cánh cửa cổng vườn lạnh ngắt. Tôi rùng mình khi bàn tay tôi tiếp xúc với nó.Tôi vào nhà, bố tôi hỏi: Con ở đâu về? Con đi dạo – tôi trả lời một cách mập mờ để thoái thác, rồi tôi ngồi xuống một cái ghế, nhìn thẳng trước mặt tôi.Bố tôi cầm giấy tờ nơi tay, mẹ tôi xếp áo quần vào một cái va ly. Cửa các tủ đều mở toang và trong một xó góc, một thùng sách đầy đến một nửa. Khi nào chúng ta ra đi? – tôi hỏi và hơi run vì nghĩ phải đi ra khỏi nhà dưới cơn mưa tầm tã như thế này. Tối mai, con ạ - mẹ tôi nói với tôi với giọng mà tôi thấy như giọng quở trách.Tôi ngồi co mình gần bên lò sưởi, tôi không có sức mà cũng không muốn nhúc nhích. Hơi ấm của lò sưởi đã làm cho tôi tê mê và tôi có cảm giác như mình đang ở trong một rạp chiếu bóng mà trong đó bố mẹ tôi chuyển động trên một màn hình rất lớn. thật là kỳ lạ, tất cả những gì chúng tôi có.Khi chúng tôi đến nơi này, cách đây ba năm, chúng tôi đã phải ra sức làm lụng như những người đi khẩn hoang ở miền Far West [1]. Chúng tôi đã đóng đinh vá víu lại các cánh cửa bị hư hỏng. Chúng tôi đã tìm kiếm các dụng cụ nhà bếp vứt bừa bãi trong vườn phía sau nhà..Mới đầu các người nhà quê đã nhìn chúng tôi với ánh mắt nghi ngờ, như thể chúng tôi không phải là những con người sống, mà là những con ma không chịu biến đi sau một cuộc biểu diễn pháp thuật. Khi họ gặp chúng tôi ngoài đường, chúng tôi thấy họ muốn sờ thử chúng tôi và sau lưng chúng tôi họ trầm trồ với vẻ vừa sợ hãi vừa khâm phục rằng chúng tôi là những người còn sống sót sau cuộc vây hãm Budapest. Rồi dần dần họ đã quen thuộc với chúng tôi. Một hôm, một người, trước chiến tranh thường bán sữa cho chúng tôi, đã đem đến cho chúng tôi một con gà mái đang ấp và trứng.Ông ta nói: Bây giờ cô lớn quá.Tôi lấy làm ngạc nhiên khi biết rằng sống trong hầm, tôi đã lớn lên thay vì chết.Thỉnh thoảng có những người đến đây từ Budapest. Đó là những con người ốm nhom ốm nhách vì đói, phần nhiều họ phải trốn bên trên trần các toa xe lửa. Họ kể những chuyện khủng khiếp gây ra bởi hậu quả của mùa hè nóng bức và tác hại của mặt trời làm thối rữa các xác chết. Chúng tôi im lặng như thể chúng tôi xấu hổ vì không còn có thể cảm thấy sợ hãi, rùng rợn, ghê tởm.Đôi khi tôi bị xâm chiếm bởi một nỗi sợ hãi thầm kín, nhưng đó chỉ là một sợ hãi về thể chất. Trong những lúc đó, tinh thần của tôi hình như chẳng có gì lêin hệ đến thân thể tôi.Những ngày trôi qua sau cuộc vây hãm, tôi đã cảm thấy như bị lừa gạt và phản bội. Tôi đã rời căn hầm tràn đầy hy vọng. Một đứa trẻ chết trong đó, nó tiếp tục sống như một người lớn. Tôi ao ước người ta sẽ hân hoan chào đón tôi. Nhưng người ta chỉ quan tâm đến bản thân họ và mặt trời mơn trớn vuốt ve đôi cánh tay mảnh khảnh và khuôn mặt xanhxao của tôi với sự thờ ơ như thể tôi chỉ là một cọng cỏ. Đối với tôi, thời gian đã trôi qua trong sự lặng ngắm cảnh hồ Balaton và trong sự chờ đợi một người chưa hề quen biết và người ấy sẽ yêu tôi. Nhưng chẳng có gì xảy ra cả. Chỉ có các mùa nối tiếp nhau trôi qua…Lúc bố mẹ tôi báo cho tôi biết chúng tôi sắp vượt biên, đối với tôi đó là tia hy vọng mới. Cuối cùng rồi cuộc đời mới có thể bắt đầu.Nhìn chung quanh tôi tự hỏi tôi có thể mang theo những gì. trước khi Budapest bị vây hãm, tôi có nhận được một cái áo ngủ, bằng lụa dài phết đất. Đó là cái áo con gái đầu tiên của tôi. Chưa bao giờ tôi mặc cái áo ấy. Tôi quyết định mang nó theo.Tôi hỏi đột ngột: Còn con chó, nó sẽ ra sao? – nghe tôi hỏi, mẹ tôi đang xếp quần áo vào va ly liền ngừng tay lại ngay lập tức.Chắc con chó đoán biết tôi đang nói về nó, vì nó đi ra khỏi cái xó góc nơi nó đang nằm và ngúc ngoắc đuôi. Nó là một con chó tạp chủng, nhưng vô cùng khôn ngoan và thông minh. Mỗi cử chỉ của nó phản ảnh sự khiêm tốn, như thể nó mnxl vì nó xấu xí. Nó nhìn chúng tôi một cách chăm chú và hình như nó mỉm cười. Chắc nó tin rằng chúng tôi nói những điều tốt lành về nó.Phản bội một con chó con còn độc ác hơn phản bội một con người, vì nó không biết rõ người ta nói tốt hay nói xâu về nó, mà chỉ xét đoán dựa theo giọng nói và vẻ mặt của người nói. Nếu người ta nói với nó những lời độc ác hơn hết, nhưng với vẻ mặt tươi cười và với một giọng dịu dàng, nó sẽ đến liếm tay một cách biết ơn. Tôi không muốn phản bội con chó tội nghiệp của chúng tôi. Rồi con chó sẽ ra sao? – tôi hỏi lại với một giọng giận dữ, để cho nó ý thức được nó đang bị đe doạ, nhưng nó không ngừng ngúc ngoắc đuôi. Hay là đem nó cho ông công chứng viên? – mẹ tôi nói. Nhưng vừa nói xong, mẹ tôi đã thấy là không thể được, vì chúng tôi không thể nói với bất cứ ai rằng chúng tôi sắp rời khỏi nơi này. Với lý do gì mà chúng tôi phải gởi con chó tội nghiệp này cho một người nào đó?Vấn đề ấy chưa được giải quyết. Tôi đi đến tủ và điểm qua các đồ đạc của tôi. Tôi có một cái áo vải trắng để mặc mùa hè. Tôi sẽ mang nó theo vì bây giờ là tháng mười một và trời mưa. Tôi có một cái áo nhung màu rượu vang đỏ cắt may từ một tấm màn phòng khách. Chiếc áo ấy luôn luôn nhắc nhở tôi nhớ đến tấm màn và tôi không bao giờ chịu mặc nó, chỉ còn lại bộ đồng phục học sinh, cái áo thun và cái váy mà ngày nào tôi cũng mặc ở đây. Bộ đồng phục ấy bây giờ đã ngắn lại chật. Tôi có giày cao gót. Ngày mai chúng tôi phải cuốc bộ. Tôi chỉ cần đôi giày đế bằng mà tôi thường mang. Trong đáy tủ còn có sách vở của tôi và quyển nhật ký mà tôi đã viết trong thời gian Budapest bị vây hãm. Tôi phải đem đi hay để lại? Tôi còn thì giờ để quyết định. Có cả một đêm để suy nghĩ. Nhưng tối hôm ấy chúng tôi đi ngủ trễ. Cả nhà cẩn thận sửa soạn vali, như thể chúng tôi đi du lịch một cách hợp pháp. Chúng tôi tắt bớt đèn và kéo kín màn lại để bên ngoài không ai có thể nhìn thấy gì.Vì sao tất cả đều có vẻ xa lạ đối với tôi? Như thể tôi chẳng quan hệ gì đến những phút tôi đang sống. Tôi thấy hình như nét mặt của mẹ tôi càng lúc càng hốc hác thêm dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu. Và tôi nhận thấy tất cả những gì mẹ tôi vừa xếp vào trong cái va li, chắc chắn sẽ được bỏ vào tủ trở lại!Tội nghiệp bố mẹ tôi! Con đường ngày mai dẫn chúng tôi tới một tương lai vô định sẽ là một thử thách vô cùng cam go đối với bố mẹ tôi. Đối với tôi thì sao? Tôi, tôi phải hồi sinh để có có thể cảm thấy bất cứ điều gì. Bây giờ đây, tôi đắm chìm trong một trạng thái uể oải, buồn ngủ và bướng bỉnh. Con chó ngủ trong cái xó góc của nó. Tôi phải làm gì với cái đồng hồ báo thức đây? – mẹ tôi hỏi, như thể bà không thể tự mình quyết định được – Có phải đem nó đi theo không? Con không biết – tôi đáp.Mẹ tôi cầm nơi tay một cái cổ áo giả viền đăng ten. Bà nói: Cái này là hàng sản xuất tại Bruxelles. Tôi đã giữ nó suốt trong thời gian Budapest bị vây hãm. Tôi sè không bỏ nó ở lại đây. Hãy đi ngủ đi – đó là tiếng của bố tôi trong phòng kế cận. Nhưng chắc chắn ông ý thức được rằng câu nói của ông không có một ý nghĩa nào trong lúc này.Cuối cùng rồi chúng tôi cũng đi ngủ. Cái gối của tôi trở thành cứng ngắc kể từ khi nó biết chúng tôi sắp đi. Người ta có thể nói rằng nó có thái độ phản đối. tôi thao thức hồi hộp lo âu. Tôi giãy giụa trên giường. Tôi ngồi dậy. Tôi còn sống không đây?Sáng hôm ấy, tôi thức dậy mà chưa hết bàng hoàng. Định thần, tôi thấy các đồ vật đã lấy lại hình dáng và màu sắc hàng ngày của chúng. Chỉ có điều là tất cả đều nặng hơn thường lệ. Tôi hầu như không cầm nổi ly cà phê của tôi. Trọng lực hình như tập trung vào đó. Mẹ tôi từ ngoài vườn trở vào nhà, bà đã ra vườn để cho gia súc, gia cầm ăn. Chúng tôi đã có nuôi chúng. Đó là một nhu cầu. Chúng sắp bị bỏ lại đây với số phận của chúng.Tôi không thể nuốt trôi được miếng bánh mì của tôi. Như thể có một quả bóng bằng sắt trong cổ tôi, tôi càng ăn, nó càng lớn lên. Phải làm một món gì đó để ăn trưa. Thí dụ một con gà, để bớt đi được một con. Tôi mệt nhừ đến nỗi không bắt được một con trong bầy gà. Chúng chạy trốn và kêu inh ỏi. Tôi đàn bỏ cuộc, vì tiếng om sòm huyên náo ấy làm cho tôi không chịu nổi.Trưa hôm ấy tôi hỏi bố tôi: Chúng ta sẽ có một người đưa đường không? Có – bố tôi đáp – Chúng ta chỉ việc đi đến gặp anh ta đúng giờ đã định. Ở đâu? Ở chỗ nhà hẹn trước. Thành phố nào? Làng nào? Tốt hơn là con không nên biết nhiều hơn.Buổi chiều, một trong những cô con gái của ông công tố viên đến thăm tôi. Cô ta xử sự như thể chúng tôi sống trong thời bình. Cô ta đến để nói chuyện, cô ta rất vui vẻ và chúng tôi vây quanh cô ta, chúng tôi vận động như những con rối cột nơi những sợi dây. Chúng tôi hẹn gặp lại nhau trong hai ngày nữa. Tôi để một hồi lâu mới quyết định về giờ giấc, vì cô ta nói năm giờ và tôi nói năm giờ mười lăm phút. Tôi làm bộ như sự khác biệt nhau mười lăm phút ấy là rất quan trọng. Cuối cùng tôi đã tỏ ra thoả mãn khi cô ta chấp thuận giờ hẹn của tôi. Nhưng đừng bắt tôi đợi đấy – cô ta cười nói.Rồi cô ta kể rằng bố cô ta bị "theo dõi", rằng ban đầu gia đình cô ta thường bị người ta quấy nhiễu, người ta đến chỉ để xem các người trong gia đình có ở nhà hay không. "Chúng tôi đã quen với điều đó", cô ta nói thêm và lại cười, nhưng tiếng cười của cô ta làm cho tôi thấy khó chịu, vì tiếng cười không đúng lúc và tôi nhận thấy mắt cô ta vẫn nghiêm nghị. Mũi là điểm turng lập ở giữa một cái miệng và một cái cằm cười vui, với một vầng trán và đôi mắt nghiêm nghị. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với cô ta rằng vài giờ nữa chúng tôi sẽ không còn ở đây? Ý nghĩ ấy kích động tôi đến nỗi tôi thành phố fđi ra ngoài vườn chốc lát, để hứng gió thổi vào mặt, làm dịu bớt nhiệt lượng nội tâm đang làm hai má tôi nóng bừng. Nếu bây giờ có một người ở bên cạnh tôi, tôi sẽ nói, ngay cả với một người lạ, rằng, trong vài giờ nữa, chúng tôi sẽ lên đường đi vượt biên. Tôi muốn chia xẻ điều bí mật đang đè nặng tôi. Con chó cọ xát vào bắp chân tôi. Nó đã đi theo tôi và uôn cong mình lên như một con mèo.Tôi đi vào nhà, run lập cập. Cô con gái ông công chứng viên đang từ giã bố mẹ tôi. Cô ta ôm hôn tôi và nhắc nhở: Đừng quên nhé, ngày mốt đúng năm giờ mười lăm nhé.Chúng tôi nín thở cho đến khi cửa vườn đã đóng lại. Cũng may là cô ta đã không ở lại chơi lâu hơn – mẹ tôi nói và bà mở một cánh cửa tủ, như thể bà muốn để cho một người đang trốn trong đó đi ra.Bố tôi cẩn thận lấy đồng hồ của ông ra: Tàu sẽ khởi hàng lúc sáu giờ và bây giờ đã bốn giờ năm phút rồi. Chuẩn bị để đi cho kịp.Tôi vội vã đi lấy áo quần. Tôi mặc bên trong cái áo ngủ và cái áo nhung, rồi mặc phủ ra bên ngoài cái áo thun và cái váy thường ngày của tôi. Tôi có vẻ kỳ dị khi bước đi với thân hình phình to như thế. Bố mẹ tôi, cũng ăn mặc một cách lạ đời như thế, vì không thể mang theo nhiều hành lý được. Ngay cả mang một cái túi xách nhỏ đựng thức ăn cũng không được. Phải ăn một chúnt trước khi lên đường, nhưng không ai trong chúng tôi có thể nuốt được bất cứ cái gì. Con chó nãy giờ chạy lăng xăng không chịu ngồi yên tại chỗ, bây giờ đứng nơi cửa, ngúc ngoắc đuôi và nhe cả lợi ra. Hình như nó muốn nói: tôi là người đầu tiên đã sẵn sàng, chúng ta có thể lên đường.Một lần nữa, tôi lại bị xâm chiếm bởi một cảm giác cô đơn. Không có ai nói lời từ giã, không có ai đợi tôi gần hàng rào để hôn tôi và thề nguyền sẽ trung thành với tôi suốt đời. Tôi không có ai mà với người ấy tôi có thể đồng ý về một mật mã để liên lạc bằng thư từ với nhau, để hẹn ngày gặp lại nhau.Tôi đứng yên bên cái tủ. Tôi không khóc. Sự đời đã đến cái mức vô nhân đạo đến nỗi nó không còn để lại một lối thoát nhỏ nào để người ta dịu bớt nỗi lòng phiền muộn, ngay cả một giọt nước mắt cũng không có. Bây giờ tôi muốn chúng tôi đi phứt cho rồi. Mỗi phút còn ở lại thêm trong các bức tường này làm cho tôi suy nhược hơn. Bố mẹ tôi còn chưa hoàn tất việc ăn mặc. Tôi chờ. Trước chuyến đi đến một tương lai vô định này, tôi duyệt lại các kỷ niệm của tôi. Tôi muốn đem theo kỷ niệm của vài người. Nhưng không còn một gương mặt nào còn sống nơi tôi và lúc ấy đột ngột tôi nghĩ đến các tập vở nhật ký của tôi. Tôi liền lấy ra, gấp lại và đút vào các túi áo.Mẹ tôi cố gắng mặc vào chiếc áo măng tô lông thú lên trên nhiều lớp áo. Bà cũng khó khăn lắm mới nhúc nhích được trong lớp áo quần ấy. Thế là một con quỷ trong người tôi, hỏi tất cả những điều kia có thể có ích gì. Vì sao lại phải ra đi? Câu hỏi sâu cay và ác nghiệt. Kể từ lúc chúng tôi rời khỏi căn hầm ở Budapest gia đình tôi vẫn sống trong sự lo sợ. Nhưng bố mẹ tôi đã không bao giờ nói gì với tôi về vấn đề ấy. Đây là phút cuối cùng để thử vượt biên – bố tôi nói một cách dịu dàng. Với câu nói ấy tuy không có ý, bố tôi đã chấm dứt một cuộc bàn bạc mà thật sự chưa được bắt đầu.Tôi đánh liều gợi ý: Ánh mắt của bố tố cáo bố, bố phải đổi ánh mắt đi, bởi vì trong đôi mắt bố phản ảnh sự sợ hãi. Con đừng nói dại – mẹ tôi mắng, với giọng không tự tin lắm và bà nắm cái bàn như thể bà muốn mang nó theo. Cả nhà có vẻ sửng sốt. Bị kéo bởi chính trọng lượng của nó, cánh cửa tủ tự động mở ra. Trên bàn, còn một miếng bánh mì chiên và một bình nước đầy đến một nửa.Mẹ tôi gói miếng bánh vào trong một cái khăn. "Để nó khỏi khô" bà nói. Khắp nơi đều ngăn nắp, một sự ngăn nắp quá tỉ mỉ, một sự ngăn nắp không có người sống ở đây. như thể ngôi nhà đã bị bỏ hoang. Tuy nhiên, chúng tôi còn ở trong đó, dùng dằng lưỡng lự. Bây giờ bất cứ ai cũng có thể vào để tiếp tục sống như chúng tôi đã sống ở giữa các bức tường này. Nhưng có người nào muốn sống cuộc sống ấy không?Khi đi ra, chúng tôi không tắt đèn. Chúng tôi khóa cửa lại.Mẹ tôi nói: Chúng ta hãy giữ chìa khoá. Chúng ta còn có thể trở về. Nếu chúng ta thành công, chúng ta sẽ không còn cần đến chìa khóa nữa và nếu chúng ta thất bại, chúng ta cũng không còn cần đến nó nữa….Giọng nói của bố tôi dịu dàng và xúc động, như thể ông đã đọc câu ấy một trăm lần rồi. Và vung tay thật mạnh, ông liệng chìa khóa ra ngoài vườn. chúng tôi lắng nghe, nhưng không nghe thấy tiếng nó rơi. Như thể có một bàn tay vô hình đã chụp được nó trước khi nó rơi xuống đất.Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của chúng tôi đã được nghiền ngẫm kỹ càng từ nhiều tuần rồi. Chúng tôi biết phải trả lời như thế nào nếu người ta hỏi chúng tôi. Trước hết chúng tôi đi đến ga xe lửa. Chúng tôi chỉ mua vé đến ga kế tiếp để nhân viên bán vé không thể nói đích xác chúng tôi đi đến đâu. Đến ga tiếp theo, bố tôi sẽ mua vé đến thị trấn biên giới. nếu toán tuần tra trên xe lửa hỏi chúng tôi đến làm gì ở Ováres, chúng tôi sẽ nói ở đó có dì Charlotte, một người bà con xa và bà mời chúng tôi đến chơi. Đến Ováres, chúng tôi sẽ cố gắng xuống xe mà không bị người ta để ý lắm và chúng tôi sẽ đến nhà người đưa đường, ở ngoại ô. Chúng tôi sẽ đi theo ông ta. Ông ta sẽ đưa chúng tôi đến ga xe lửa của cái làng đầu tiên của nước Áo. Thế là chúng tôi sẽ đến Vienne. Chúng tôi có đủ tiền để trả công cho người đưa đường và để mua hai ngày Schillings tiền nước Áo. Sau đó sẽ hay. Đó là dự định của chúng tôi. Bây giờ chỉ còn việc là phải thận trọng để mọi sự diễn tiến theo như đã dự liệu.Ra khỏi nhà, chúng tôi đi chậm rãi ngoài đường lớn. Mới năm giờ nhưng trời đã tối thui. Trời mưa. Con chó đi trước. Nó đi, nó chạy, nó dừng lại và quay gót trở lui để chắc chắn là không lạc chúng tôi. Bố tôi đi một cách khó khăn, ông không thấy rõ trong bóng tối. Mẹ tôi nắm cánh tay tôi. Tôi toát mồ hôi. Nhiều lớp áo quá làm tôi tức thở.Chúng tôi đến ga.Từ xa, đoàn tàu chạy tới gần với tiếng ầm ầm càng lúc càng to hơn. Cuối cùng nó vào ga. Chúng tôi bước lên các bậc chân bằng sắt để lên tàu. Con chó cũng nhảy theo chúng tôi và nó nhảy lên được trên cấp dưới cùng thì một hành khách nôn nóng muốn lên, đã đá nó rớt xuống đất. Con chó lại cố nhảy lên, nhưng các cửa đã đóng lại rồi. Đứng trong hành lang toa tàu tôi không hạ được tấm kính xuống. Tôi cố hết sức kéo nó xuống làm rách cả vạt áo, mồ hôi bắt đầu toát ra sau lưng tôi và hai hàng nước mắt tôi chảy ròng ròng. Tôi áp mặt vào tấm kính cửa sổ toa tàu những người ta không thấy tôi đang khóc và tuyệt vọng, hai mắt tôi mờ đi, qua tấm kính mờ hơi nước, tôi nhìn đăm đăm con chó bị bỏ lại.Con tàu chạy và con chó sủa, nó chạy dọc theo ke ga, một bên toa. Nó chạy nhanh vô cùng và tôi có cảm giác nó sẽ bắt kịp chúng tôi. Nhưng nó càng lúc càng nhỏ đi, nó không còn sủa nữa, nó không còn sức để chạy nữa. nó chỉ còn là cái chấm nhỏ. Tàu đã rời khỏi ga và chạy giữa những cánh đồng tối đen.Tôi đi vào trong phòng. Trong đó ngoài bố mẹ tôi còn có ba người nữa. Hai người đàn ông và một người đàn bà. Hoàn toàn im lặng. Người ta chỉ nghe tiếng tàu chạy. Trước chiến tranh, trong những toa như thế, hành khách nói chuyện rất râm ran. Bây giờ, không ai dám bắt đầu câu chuyện. Câu nói nào cũng có thể nguy hiểm và không tài nào nhận biết được ai là mật thám. Sự im lặng ấy có một cái gì đó thật dễ sợ. Tôi không có đem sách theo. Bên ngoài, tối đen như mực. Tôi nhắm mắt lại và tựa đầu vào lưng ghế. Ánh mắt của người đàn bà ngồi trước mặt tôi xoáy vào tôi làm cho mặt tôi nóng bừng, mặc dù tôi nhắm mắt. Tôi quyết định nhìn lại bà ta, đó là cách duy nhất để làm cho bà ta quay đầu đi.Người soát vé đến. Ông ta đóng dấu vào vé của chúng tôi và không nói gì hết.Bố tôi hỏi: Tới Bélatelep, tàu ngừng lại mấy phút? Chuyến tàu này không ngừng lại ở đó – người soát vé đáp. – Đã từ hai ngày rồi, chuyến tàu đêm không ngừng ở ga ấy nữa.Người đàn bà ngồi trước tôi lại bắt đầu nhìn chúng tôi chằm chằm. Lần này, mẹ tôi đã kéo chúng tôi ra khỏi trạng huống khó xử bằng cách nói với bố tôi: Thế thì tốt hơn hết là chúng ta sẽ đến thăm họ sau khi từ Ováres trở về. Ông có thể mu avé đến tận ga ấy không? Có cách nào kéo dài vé của chúng tôi đến Ováres không? – Bố tôi hỏi người soát vé.Ông ta gật đầu và rút từ trong cái xắc ra một quyển sổ tay với rất nhiều tờ giấy than. Thật là rắc rối khi phải lấy vé trên tàu. Người soát vé phải ghi chép vào ba chỗ khác nhau, nhưng cuối cùng mọi sự cũng ổn thoả và bố tôi cất các vé tàu vào trong túi áo. Chúng tôi rất muốn cởi bớt áo măng tô ra, nhưng không dám làm, sợ người ta để ý. Chúng tôi phải ngồi yên im lặng và không động đậy.Sau một lúc lâu, mẹ tôi lại nói: Hình như trời không mưa nữa.Bố tôi gật đầu và để tàn thuốc rơi xuống áo măng tô của mình mà sau đó ông phủi một cách rất tỉ mỉ.Tàu càng chạy đến gần thành phố biên giới, hành khách lần hồi xuống gần hết. Người đàn bà không mấy dễ thương kia cũng sửa soạn như hai người đàn ông. Chỉ lúc đó chúng tôi mới biết họ đi chung với nhau. Họ cũng đã xuống.Bố tôi lấy đồng hồ ra xem. Ông nói: Tàu rất đúng giờ.Chúng tôi đi ra hành lang. Tàu chạy chậm lại và vào ga Ováres. Chúng tôi là những hành khách duy nhất đi xuống. Lúc ấy là chín giờ rưỡi. Ở trên tàu chúng tôi đã toát mồ hôi, bây giờ chúng tôi run lập cập trong gió lạnh và ánh trăng thanh. Một nhân viên hoả xa chạy dọc theo đường sắt, cầm nơi tay một cây đèn lồng dở. Nếu người ta hỏi thì bảo là đi thăm dì Charlotte – bố tôi nhắc.và tay cầm vé, chúng tôi đi tới cửa ra, cuối cùng chúng tôi đã ở trước nhà ga, trên một con đường hầu như hoang vắng. Hai người cảnh sát đứng trên lề đường phía trước chúng tôi. Họ nhìn chúng tôi.Bố tôi bảo tôi: Đừng quay mặt lui. Hãy đi mau lên.Chúng tôi đi theo ông. Ông biết rõ đường xá. Ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng chuyến đi của chúng tôi. Chúng tôi rời khỏi trung tâm thành phố và đi theo các con đường nhỏ ít được chiếu sáng để đi càng lúc càng xa khỏi trung tâm thành phố. Đến vùng ngoại ô, bố tôi gõ cửa một ngôi nhà có cửa sổ sơn màu đen. cửa mở ra ngay và một mùi nồng nực khó chịu bay phả vào mũi chúng tôi. Một người đàn bà đưa chúng tôi vào nhà và dẫn vào một gian phòng được chiếu sáng bằng một bóng đèn sáng đến nỗi làm cho người ta quáng mắt. Các bức màn đều được kéo kín lại rất cẩn thận. Tôi liếc nhìn quanh một vòng. Trên một bếp lò lửa hừng hực, toát hơi nóng, có một cái chảo đang bốc lên mùi hành. Ngồi nơi bạn một người đàn ông đang ăn. Ông ta không thèm đứng dậy khi chúng tôi vào và chỉ ra dấu cho chúng tôi ngồi xuống. Hôm nay không đi được! – Ông ta nói với chúng tôi. Cái cằm ông ta thật bự và tôi muốn thấy ánh mắt của ông ta, nhưng ông chỉ nhìn vào bát xúp của ông. Vì sao? – Bố tôi ngạc nhiên hỏi. Mãi tới lúc ấy, ông ta mới ngẩng mặt lên nhìn chúng tôi. Bà vợ ông ta đặt thêm một đĩa thức ăn lên bàn. Tôi dò xét nét mặt ông ta. Tôi nghe những lời giải thích của ông ta nhưng vì sửng sốt, tôi không hiểu hết ý nghĩa của tất cả những gì ông nói. Tôi chỉ hiểu như thế này, hôm nay không đi được. Có thể ngày mai…không phải vì ông ta. Ông ta không thể ra lệnh cho bà nguyệt được. Rồi ông giải thích cho chúng tôi bây giờ phải tạm lánh đi đâu đó và ngày mai trở lại đây vào lúc chín giờ rưỡi tối. Nhưng biết ở đâu đêm nay và suốt cả ngày mai? – Bố tôi hỏi. chúng tôi không thể đến khách sạn, cảnh sát sẽ được báo động ngay lập tức.Bố tôi đợi người đưa đường cho chúng tôi ở lại trogn nhà ông ta đêm nay. Nhưng ông ta nói rất thẳng thắn và dứt khoát: Tôi chỉ có nhiệm vụ đưa các người vượt qua biên giới, chấm hết, không có vấn đề ở lại trong nhà tôi, cảnh sát thường đi kiểm tra và mấy lúc sau này tôi đã bị họ để ý tới. Tôi chỉ còn làm một hay hai chuyến nữa rồi giải nghệ. Cái nghề này đã trở thành quá nguy hiểm.Bà vợ ông ta nói thêm: Tốt hơn là các người hãy đi ngay lập tức. Tối mai hãy trở lại đúng giờ.Chúng tôi phải đi. Nhưng đi đâu? Tôi đói lắm. Bà có thể cho tôi một chút ít nước không? – tôi nói với hy vọng bà ta cho tôi ăn.Bà ta vội vã rót nước vào một cái ly và đẩy nó vào hai tay tôi. Tôi chỉ uống hai ngụm. Nước âm ấm và có mùi thuốc khử trùng.Chú thích[1] Far West: miền Viễn Tây Hợp chủng quốc Hoa kỳ, từ Mississipi kéo đến bờ biển Thái Bình Dương