Dịch giả: Nguyễn Sỹ Nguyên
Chương 11

     húng tôi vẫn chẳng biết gì cả. Mỗi ngày tôi đều sai bác làm vườn đế nhà mẹ tôi thăm hỏi sức khỏe của người và xem có tin tức gì về anh tôi không. Từ nửa tháng nay, tôi chỉ nhận được một câu trả lời giống nhau:
"Lệnh bà nói bà không đau ốm gì, nhưng theo các thị tỳ thì bà đang kiệt sức, bà không ăn uống gì được nữa. Riêng phần công tử, vẫn chẳng có tin tức gì về cả. Chắc chắn chính vì vậy nên sức khỏe bà cứ cạn dần đi vì nỗi buồn phiền trong trí làm hao gầy thân thể. Tuổi bà đã cao nên khó chịu đựng được lo âu khắc khoải".
Ôi! Tại sao anh tôi không viết thư? tôi đã nấu những món ăn ngon cho mẹ tôi đựng trong chén kiểu, và sai gia nhân đem về biếu mẹ tôi với hàng chữ:
"Xin mẹ dùng món ăn này, tuy chẳng ngon gì lắm nhưng do chính tay con làm biếu mẹ. Vì vậy, xin mẹ dùng món ăn này".
Người nhà nói rằng mẹ tôi nhúng môi một chút rồi bỏ đũa xuống. Bà không cởi bỏ được lo âu vây hãm tâm tư bà.
Lẽ nào trời đất lại đặt định cho anh tôi giết mẹ như vậy sao? Anh tôi hẳn phải biết mẹ mình không thể nào chịu nổi cái thói bất hiếu của T6ay phương. Quên bổn phận làm con như thế, anh tôi thật đáng trách lắm!
Tôi suy nghĩ mãi xem anh tôi sẽ quyết định thế nào. Thoạt tiên, tôi đinh ninh rốt cuộc anh tôi cũng phải tuân theo lời mẹ. Thân thể, da dẻ, tóc tai anh tôi là do mẹ tạo ra, lẽ nào anh tôi lại làm hoen ố huyết thống thiêng liêng ấy bằng cách chung chạ với một người đàn bà ngoại quốc.
Hơn nữa, ngay từ tấm bé anh tôi đã dược dạy câu đạo lý này của đức Khổng Tử: "Đạo làm người đầu tiên là phải nhất nhất tuân theo lời cha mẹ trong mọi việc". Chừng cha tôi đi xa về và biết được ý định của anh tôi, cha tôi sẽ thu xếp mọi việc đâu vào đó. Nghĩ như thế nên tôi yên tâm.
Lúc đầu tôi suy luận như vậy, nhưng giờ đây, tôi hoang mang dao động.
Chính chồng tôi vì hết lòng hết dạ thương yêu tôi, đã khiến tôi nghi ngờ sự khôn ngoan của thói tục cũ. Tối qua, chồng tôi nói cho tôi nghe nhiều chuyện lạ lắm, tôi xin kể chị nghe.
Vợ chồng tôi đang ngồi ngoài hiên quay về hướng nam. Con trai tôi ngủ trên lầu, trong chiếc giường tre. Bọn gia nhân lo dọn dẹp ở nhà sau. Đúng theo phép tắc con nhà gia giáo, tôi ngồi ngay ngắn trên cái đôn bằng sứ, hơi xa chỗ chồng tôi nằm trên cái ghế bằng mây. Vợ chồng tôi cùng nhau ngắm trăng thanh đang lơ lửng trên trời. Gió thổi hiu hiu, mây bạc nối đuôi nhau bay nhanh trên trời như đàn chim trắng, khi thì che khuất ánh trăng, lúc lại để mặt trăng lộ nguyên hình trắng ngà huyền diệu. Mây bay nhanh đến nỗi ta cứ tưởng như chính mặt trăng bay trên ngọn cây vậy. Cảnh đẹp yên vui tràn ngập tom tôi. Đột nhiên tôi hài lòng cuộc đời mình. Tôi ngước mắt lên và bắt gặp chồng tôi đang ngắm tôi. Tôi vừa thẹn thùng, vừa vui sướng.
Cuối cùng chàng hân hoan nói:
"Em dạo khúc đàn tranh đi".
Tôi ghẹo chàng:
"Theo lời người xưa chế ra cây đàn tranh thì đàn tranh có sáu điều không hạp và bảy điều cấm kỵ. Đàn sẽ không kêu khi có đám tang hoặc có nhiều tiếng đàn tiếng trống hội hè đình đám; khi người dạo đàn bất xứng hoặc đang có chuyện buồn trong lòng, khi người ta không đốt trầm mới trong lư trầm, hoặc trước một người nghe thiếu thành tâm. Nếu đêm nay đàn không ra tiếng, thì đó là do ở điềui không hạp nào?"
Chàng trầm ngâm nói:
"Tôi nhớ có đêm đàn không lên tiếng vì tôi thiếu thành tâm. Nhưng hôm nay đây chắc không giống hôm xưa? Em hãy để cho ngón tay em gảy khúc nhạc tương tư của thi nhân ngày trước đi".
Tôi đứing dậy đi lấy cây đàn đặt trên cái bàn bằng đá ở bên chàng, tôi đứng trước cây đàn vuốt nhẹ dây tơ và tìm bài hát. Cuối cùng, tôi hát như sau:
Gió thu lành lạnh
Trăng thu trong xanh,
Lá thu buông cành,
Quạ sầu năm canh.
Chàng biệt nới đâu?
Có còn thấy nhau?
Hồn em nức nở
Một mình đêm thâu!
Điệp khúc buồn ấy còn vang mãi trong dây tơ rất lâu, sau khi ngón tay tôi thôi nhấn phím.
"Một mình đêm thâ…âu…âu…" Gió quyện âm thanh mang đi và cả vườn hoa ngập trong tiếng đàn nức nở. Âm ba vang dội trong tôi, gợi lại nội buồn tôi vừa quên đi, nỗi buồn của mẹ tôi.
Đặt tay lên dây đàn cho bặt tiếng ngân than, tôi nói:
"Tối nay chính em mới không thích hợp với đàn. Người khảy đàn có tâm sự buồn nên tiếng đàn cũng rên xiết theo".
Chàng đứng dậy bước lại nắm tay tôi:
"Sao mà buồn?"
Tôi đánh liều dựa đầu lên cánh tay chàng, nói rất nhỏ:
"Vì mẹ em. Mẹ em buồn nên nỗi buồn của bà vọng qua tiếng đàn. Về việc ông anh của em. Em cảm thấy tối nay mẹ em lo âu, khắc khoải chờ anh của em về. Giờ đây mẹ em chỉ còn có một mình anh ấy mà thôi. Từ lâu rồi, giữa mẹ em và cha em chẳng còn tình nghĩa gì nữa, còn chính em lại thuộc về gia đình anh rồi".
Thoạt tiên chồng tôi không nói gì. Chàng rút thuốc lá ngoại quốc trong túi ra hút, đoạn chàng dịu dàng bảo em:
"Tốt hơn, nên nhìn thẳng vào sự thật. Rất có thể là ông anh của em không tuân lời mẹ em đâu".
Tôi rụng rời tay chân:
"Trờiđi, mẹ còn nghĩ đến nó như một đứa con hiếu thảo".
Vậy là tôi hiểu mẹ muốn nói chuyện về anh tôi, nhưng tôi vẫn chờ để biết rõ hôn chiều hướng ý nghĩ của bà. Lát sau, bà nhìn tôi, nói:
"Con có nhận được thư mẹ rồi?"
Tôi nghiêng mình, đáp:
"Sáng nay vú Vương trao thư của mẹ cho con".
Mẹ tôi lại thở dài và đứng dậy đi lấy một lá thư khác trong ngăn kéo bàn viết. tôi đứng dậy chờ mẹ trở lại. Khi bà chìa lá thư cho tôi, tôi đỡ bằng hai tya. Mẹ nói:
"Đọc đi".
Đó là thư người bạn anh tôi, tên là Chu Quốc Tinh, cùng anh tôi từ Bắc Kinh qua Mỹ du học. Người bạn anh tôi cho biết: theo lời yêu cầu của anh tôi, anh ta viết thư cho cha mẹ tôi, báo tin rằng anh tôi đã hứa hôn theo phong tục Tây phương với con gái một vị giáo sư, thầy học của anh tôi tại trường đại học. Anh tôi xin dâng kính ý lên cha mẹ tôi và van xin cha mẹ tôi hồi hôn với cô gái nhà họ Lý, vì cuộc hứa hôn này vẫn là việc khiến anh tôi khổ sở bấy lâu nay. Anh tôi xin cam chịu tội bất hiếu, tuy nhiên không thể nào thành hôn vói vị hôn thê theo lễ tục Trung Hoa được, anh tôi đã là con người mới rồi và đã quyết định theo phương thức hôn nhân tân tiến, hoàn toàn tự do theo mình lựa chọn.
Lá thư kết thúc bằng ngững lời lẽ kính cẩn, hiếu đễ, phục tòng, nhưng vẫn không mảy may giấu diếm quyết định anh tôi đã chọn, như vậy cốt để tránh ra một sự thách thức trực tiếp giữa anh tôi và cha mẹ tôi. Đọc thư xong, tôi hết sức bất bình anh tôi. Tôi xếp thư lại, trao trả mẹ mà không nói lời nào.
Mẹ tôi nói:
"Anh con nó điên rồi, mẹ có đánh dây thép cho nó, bắt nó phải trở về ngay".
Bấy giờ tôi mới thấy rõ nỗi buồn phiền của mẹ, vì mẹ là người đàn bà Trung Hoa hết sức tồn cổ.
Ngày trước, khi người ta trồng ngoài đường những cái trụ cao giăng dây sắt như nhện giăng tơ trên cây, mẹ tôi đã phản đối:
"Ông bà tổ tiên chúng ta xưa nay vẫn dùng cái bút cái nghiên có sao đâu, chúng ta là hàng con cháu, chúng ta nào có nói được gì thêm vào lời vàng ngọc của tiền nhân đâu mà phải hấp tấp vội vàng đến thế?"
Và khi được biết người ta gửi điện tín vượt mặt biển, bà nói:
"Cần gì phải liên lạc với bọn man ri mọi rợ ấy chứ? Thánh thần đã dùng biển cả để ngăn cách chúng khỏi chúng ta, bây giờ chúng ta lại kết hợp điều mà thần thánh đã ngăn cách, có phải là đại bất kính không?"
Nhưng bây giờ thì chính bà thấy cần phải hấp tấp vội vàng. Bà buồn rầu nói:
"Mẹ những tưởng chẳng khi nào phải dùng đến cái thứ phát minh ngoại quốc ấy.Và nếu anh con nó cứ ở tại nước nhà thì chẳng khi nào mẹ phải dùng. Một khi đã "đánh đu với tinh" là đố tránh khỏi đem tinh về ngự trị ở nhà".
"Thưa mẹ, xin mẹ chớ quá buồn phiền, anh con là người hiếu thảo, anh con sẽ vâng theo lời mẹ mà không chạy theo người đàn bà ngoại quốc nọ đâu".
Nhưng mẹ tôi lắc đầu, chống tay lên trán. Thấy vậy, bỗng nhiên tôi lo ngại quá. Mẹ tôi có vẻ đau ốm thật rồi. Tuy xưa nay mẹ vẫn yếu, nhưng bây giờ mẹ gầy hơn và bàn tay đỡ lấy cái trán kia đã run rẩy. tôi nghiêng mình ra phía trước để nhìn rõ mẹ tôi hơn khi bà tiếp tục lên tiếng, giọng nói của bà nhỏ và mệt mỏi:
"Từ lâu rồi, mẹ đã thừa biết một khi say mê đàn bà thì người đàn ông đâm ra mù quáng trong một thời gian chẳng còn thấy gì chung quanh nữa".
Mẹ tôi dừng lại để nghỉ, đoạn nói tiếp trong tiếng thở dài:
"Cha của con chẳng phải là con nhà danh giá đó sao? Vậy mà từ lâu rồi, mẹ phải đành cam chịu thấy cha con điên dại mỗi lần sắc đẹp một người đàn bà gợi lòng thèm muốn của ông ấy. Lúc ấy cha con không còn biết lẽ phải là gì nữa. Cha con từng dan díu với hàng chục bọn con hát, ngòai những cái miệng ăn hại cha con đem về nhà nuôi làm hầu thiếp kia. Hiện giờ nhà ta đã có ba đứa và chắc còn phải nuôi thêm một đứa nữa nếu ông ta không chán con ca nữ ở Bắc Kinh trước khi thương lượng chuộc nó về. Cha đã như vậy thì con trai nào có khác gì? Đàn ông là vậy đó. Ý nghĩ thầm kín của họ luôn luôn như rắn quấn quanh thân hình đàn bà.
Tôi ngồi nghe mà ngẩn ngơ hoảng sợ. Chưa bao giờ mẹ tôi lại nói chuyện với tôi về cha tôi và mấy bà thiếp như vậy. Tôi chợt nhận ra đáy lòng bà chứa đầy đau buồn chua xót. Tôi không biết phải làm sao để an ủi mẹ tôi, giữa khi tôi được chồng yêu. Tôi cố hình dung chồng tôi có vợ bé. Tôi không thể nào nghĩ chuyện đó lại xảy ra. Tôi chỉ nghĩ đến những phút giây ân ái giữa vợ chồng tôi và mắt tôi vô tình liếc nhìn thằng con trai tôi đang ngồi chời đùa với mớ kẹo mè.
Tôi biết dùng lời nào đây để an ủi mẹ tôi bây giờ? Tuy nhiên tôi rất muốn nói điều gì với mẹ. tôi rụt rè:
"Biết đâu người đàn bà ngoại quốc ấy…"
Nhưng mẹ tôi vội ngắt lời tôi:
"Đừng nói đến nó nữa. Mẹ đã quyết định rồi. Bây giờ anh con phải nghe lời mẹ. Nó phải trở về đây cưới con gái nhà họ Lý xưa nay là vị hôn thê của nó, để vợ nó sanh cháu đích tôn cho gia tộc. Một khi làm tròn bổn phận với tổ tiên rồi, nó muốn lấy ai thì lấy, tùy ý nó. Mẹ đâu có nghĩ nó lại hoàn hảo hơn cha nó được? Nhưng thôi, không nói đến chuyện ấy nữa. Cho con ra ngoài. Mẹ mệt rồi. Mẹ cần nằm nghĩ một chút".
Thành ra tôi chẳng nói gì thêm được. tôi thấy mẹ tôi xanh quá; lưng bà còng xuống như thân sậy héo tàn vậy. Tôi bồng con tôi lên và bước ra ngoài.

*

Về đến nhà, tôi khóc và nói cho chồng biết rằng tôi không làm vơi được chút nào nỗi đau buồn của mẹ tôi. Chàng nắm tay an ủi tôi, nói cứ kiên nhẫn chờ anh tôi trở về. Lời lẽ chồng tôi khiến tôi lại tin tưởng vào tương lai. Nhưng sáng hôm sau, khi chồng tôi đi làm rồi, tôi lại lo ngại. Tôi không quên được mẹ tôi.
Giữa bao nhiêu đau buồn trong đời bà, mẹ tôi chỉ còn bám víu vào niềm hy vọng lớn lao này – niềm hy vọng của một người đàn bà đức hạnh: có đứa cháu đích tôn làm chỗ nương tựa tuổi già và cũng là để hoàn tất bổn phận đối với gia tộc. Anh tôi nỡ nào đặt dục tình của mình lên trên mạng sống của mẹ tôi cho được? Tôi sẽ trách móc anh tôi. Tôi sẽ nhắc cho anh tôi nhớ rằng anh tôi là trưởng nam, lại là con một. Tôi sẽ nói thẳng vào mặt anh tôi:
"Phép nhà đâu có cho anh đặt một đứa con lai của một người đàn bà ngoại quốc vào lòng mẹ chúng ta được?"