13. Kéo dài sự sai lầm là một điều kì cục
Với Leclerc, con đường đi đến nhục hình
Với D’Argenlieu, người nắm những bí mật của những ngày đen tối, con người thích xun xoe, cố chấp đã chiến bại trước Dakar tại Mouméa, ít kinh nghiệm chiến đấu, nhưng lại được may mắn vượt lên trước Leclerc; là vị tướng đã chiến thắng giải phóng Paris và Strasbourg, con người cục mịch nhưng hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, đã gặp nhiều may mắn và đã liên tiếp thành công từ tháng 7-1940 đến tháng 7-1945.
Tướng de Gaulle đã quên chăng những điều ông viết năm 1932 trong cuốn hồi ký Lưỡi kiếm của mình:
“Những người làm chính trị hay người lính, những con người tuyệt đối trung thành với tổ quốc ấy thường không phải là những con người mềm dẻo. Những lãnh tụ thường phải có cái dấu ấn riêng của con người lãnh tụ. Phải thấy là một sai lầm trong tính toán khi cúng ta gạt ra ngoài việc quyền lực những con người mà chúng ta cho là kẻ khó tính. Có khi vì những sự khéo léo trong giao tiếp ban đầu mà chúng ta đã mất những vốn quý khi thời cơ lớn đến”.
Nhiều người lấy làm ngạc nghiên, và cũng như ông Pierre Lefranc, một người sùng bái De Gaulle lại không hiểu cội nguồn của sự việc.
Jean Lacouture bình luận quyết định này như sau: “Mâu thuẫn giữa D’Argenlieu và Leclerc bắt nguồn ngay từ những lần gặp gỡ ban đầu, không phải là do họ trái ngược nhau về quan điểm chính trị hay ở nhận thức chiến lược quân sự, mà do ở sự xung khắc về xúc cảm và về lí tính. Leclerc thì nóng nảy, thích sáng sủa và lộng lẫy. Còn D’Argenlieu thì tính toán thận trọng, nhỏ nhặt và trịnh trọng. Đem anh này cưỡi lên đầu anh kia, thì trước sau cũng xảy ra sự đổ vỡ”.
Hai sự bổ nhiệm trên, làm nhiều người ngạc nhiên, bắt nguồn từ … một việc làm độc đoán. Ngày 15-8 đối với De Gaulle không thể là ngày dễ quân, con người tốt số “người đã gửi cuộc đời mình vào đất thánh - mẹ Maria”. Ngyà 17-8, tưởng tượng đến sự thất vọng của Leclerc, de Gaulle hỏi dò đô đốc: “Leclerc có yên tâm không?”, D’Argenlieu trả lời là sáng nay, ông vừa gặp Leclerc, và với tinh thần của một người kháng chiến và cũng vì để phục vụ nước Pháp, mọi việc có vẻ êm”. De Gaulle nói: “Thế thì tốt”(1).
Mọi việc đã xong xuôi, kể cả việc gia đình (ông chỉ gặp được gia đình hai tuần từ năm 1939), cuộc lên đường của Leclerc đã được xác định vào sáng 18-8 tại sân bay Bourget. Leclerc chỉ có một ít thời gian cho xe về Tailly ở Picardie để đón bà Hauteclocque chiều ngày 17-8.
Trưa ngày 18-8-1945, Leclerc lên đường, không một ai nhắc đến tiếng Việt Nam, dù là nửa tiếng Việt Minh, và chắc chắn cả đến tên tướng Blaizot. Ông không biết tin gì về sự phân chia xứ Đông Dương theo quyết định của Hội nghị Potsdam, và lệnh của tướng Mác Arthur không được làm bất cứ việc gì trên vùng đất mà quân Nhật chiếm đóng trước khi cùng làm lễ chính thức đầu hàng. Như trước đây hồn năm 1940, ở Sát, ông đi vào vùng đất lạ, trong vài tuần, ông phải tự quyết định mọi việc. Điều ấy không làm ông lo nghĩ.
Leclerc và cả Bộ tham mưu của ông, đi trên hai chiếc C47 (Dakota), trong điều kiện tiện nghi tương đối cho một chuyến đi dài. Một cựu chiến binh của 2eDB, đại tá Jacques Well, đã kể lại cho Guy Pedroncini trong một cuộc Hội thảo lấy tên là: ”Leclerc và Đông Dương” năm 1990, là phái đoàn của tướng Leclerc không được thông tin gì về việc đảo chính ngày 9-3 của Nhật. Trên máy bay tướng Leclerc đọc Hồi ký của Paul Doumer.
Viên chánh văn phong xác nhận là Leclerc lên đường không có tài liệu gì, một giấy tờ gì, hay là một bản tổng kết trong tay. Ông chỉ có một bức thư của Đô đốc, đề ngày hôm trước, viết một cách vội vàng, bao gồm những chỉ thị hướng dẫn lỗi thời so với thực tế. Trong thư người đọc có thể cảm thấy ý tứ của một ý thức hằn học và ghen tức có từ thời xảy ra sự kiện Gabon.
Đi trong chuyến máy bay có một đại uý sĩ quan dự bị tên là Paul Mus. Anh ta là đặc phái viên của tướng de Gaulle được phái sang với lực lượng kháng chiến Đông Dương hồi tháng 2. Anh này mất công giải thích cho mọi người biết là dân Đông Dương không mong đợi gì sự trở về của chúng ta và từ sau ngày 9-3 có những báo hiệu về sự không muốn chấp nhận một chế độ thuộc địa dưới bất cứ hình thức nào.
Trong cuộc dừng chân ở Karachi, Mountbatten gửi điện yêu cầu Leclerc đến gặp ông ở Sri Lanca. Mountbatten thông báo cho Leclerc biết về việc Đồng minh trong Hội nghị Potsdam đã quyết định chia đôi xứ Đông Dương và việc cấm đổ bộ xuống Sài gòn. Leclerc và Bộ tham mưu của ông ta phải dừng chân lại ở Kandy trong một nhà nghỉ của FEFEO.
Ngày 20-8, lần thứ hai, de Gaulle bay qua Mỹ, theo lời mời của Truman tổng thống mới của nước Mỹ. Tổng thống Roosevelt tiếp De Gaulle ở Washington từ ngày 6 đến ngày 10-7-1944. Tướng Pechkoff, đại sứ của Uỷ ban giải phóng dân tộc Pháp ở Trung Quốc từ tháng 6-1943, đã giục De Gaulle nói cho biết những chi tiết về ý định của Mỹ về Đông Dương. De Gaulle trả lời: “Tình trạng về những quan hệ của chúng ta và sự không ăn ý của chúng ta so với những sắp đặt của tổng thống làm cho sự tranh luận về những vấn đề trên trở nên không đúng lúc”.
Sự cách biệt giữa ông và Roosevelt đã bộc lộ trong vài tháng sau; tháng 3-1945, ở Algeri, de Gaulle từ chối không gặp Roosevelt khi từ Yalta(2) về, và ra chỉ thị cho Đông Dương giữ thái độ trung lập khi có sự đổ bộ của quân Mỹ, ngược với thái độ là đón tiếp và giúp đỡ. Việc này làm cho Decoux rất phẫn nộ.
Trước khi mất, ngày 12-4-1945, tổng thống Roosevelt vẫn tiếp tục theo đuổi ý định cũ, ông khẳng định lại quan điểm cho vị đại sứ của mình ở Trung Quốc là không giúp gì cho nước Pháp. Một số nàh ngoại giao Mỹ nói với đại sứ của Pháp ở Dejan: “Nếu Roosevelt không bị chết trước những sự kiện xảy ra tại Hội nghị San Francisco, thì các ngài không đặt được chân lên đất Đông Dương”. Tổng thống kế nhiệm là Truman đã không thực hiện những ý đồ cũ của Roosevelt. Truman suy nghĩ lại và đã thay đổi toàn bộ.
Trong chuyến đi chính thức qua Washington lần hai, tướng de Gaulle có hai cuộc gặp gỡ với tổng thống mới. Lần này De Gaulle và Truman bàn về Đông Dương và bàn một cách chung chung về vấn đề độc lập cho các nước thuộc địa. Theo ông Maja Drestrem, de Gaulle đã khẳng định trong một cuộc đối thoại với tổng thống Truman:
“Thế kỷ XX là thế kỉ trả lại độc lập cho các nước trước đây bị làm thuiộc địa trên thời gian này. Những diễm phúc này chưa ban cho những nước nào chống lại phương Tây”. Sau đó, Truman nói lên sự đồng tình là chính phủ của ông không phản đối việc nhà cầm quyền và quân đội Pháp rở lại Đông Dương.
Ngày 26-8, trong một cuộc họp báo ở New York, de Gaulle đã tuyên bố với các nhà báo những gì mà ông đã bàn với Truman:
“Thái độ của nước Pháp ở Đông Dương rất giản đơn. Nước Pháp có ý định khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương”.
Tổng thống Truman sau này đã có cơ hội chứng kiến những khó khăn và phức tạp của tình thế nước Pháp.
Chú thích:(1) Tính đố kị của De Gaulle được nhiều người công nhận. Có phải là một tính bẩm sinh hay là ảnh hưởng của Philippe Potin, là một hình tượng của ông trong thời kì đầu của năm 1920… Những người trung thành với thống chế hay nhắc là họ có một nguyên tắc là sự đố kị với người hơn mình là biểu hiện của những người cứng rắn… Bởi vậy, năm 1961, de Gaulle có ý nghĩ muốn giải tán đội quân lê dương. Métxmơ đã kịch liệt phản đối chủ trương này. Vài năm sau đến lượt với Tổ chức bảo vệ sức khỏe của quân đội. Người đứng đầu tổ chức này thời kì ấy là tướng quân y Petchot - Baccqué, năm 1995, kể lại là đã mất rất nhiều công sức mới thuyết phục nổi việc từ bỏ ý định ấy.
(2) De Gaulle không tham dự hội nghị: Ông đã báo tin cho Georges Bidault là ông từ chối không đến dự. Trong bức thư trả lời cho Tổng thống Hoa Kỳ, ông lưu ý là phải xin phép quá giang qua Alger, là một thành phố của Pháp.