ĐƯỜNG QUA PHUM THA KHÂY
Tác giả: KHUẤT QUANG THUỴ

     gười dân vùng biên giơi này vẫn thướng nói “Đi đâu mà chẳng phải qua Kha Thây". Câu nói ấy nếu chỉ xét về góc độ vị trí địa lý thì chưa hẳn là đúng, mặc dù Tha Khây cũng là một phum có vị trí quan trọng trong vùng. Sở dĩ có câu nói ấy, có lẽ bởi xưa nay Tha Khây vẫn là phum của những lục thum (ông lớn). Muốn đi đâu, làm gì, người trong vùng đều phải qua đây xin phép các ông lớn và hỏi ý kiến sư thầy chùa Tha Khây. Thời nào Tha Khây cũng có ngươi làm quan to. Nhưng có lẽ bởi vậy mà mỗi cuộc đổi thay triều đại, Tha Khây cũng là nơi phải chịu nhiều đau thương nhất. Những kẻ tiếm quyền, sau khi loại trừ những ông lớn và gia đình họ, lập tức không quên quài tay dao tay búa sang hàng xóm, láng giềng của họ để thêm hả cơn giận và để trừ hậu họa. Láng giềng của kẻ thù của mình không thể coi thường được.
Thời Pôn Pốt, Tha Khây cũng có một vài lục thum cỡ tỉnh, cỡ huyện. Các ông lớn này bèn bàn nhau mở một con đường về Tha Khây và cẩn thận hơn, kéo thêm một đoạn gần hai chục cây nữa ra tận biên giới Thái Lan, để, nếu có chuyện gì thì... Mối lo xa của mấy ông này quả là không thưa. Người dân Tha Khây đã được chứng kiến cái cảnh bọn tàn quân Pôn Pốt đạp xéo lên nhau chạy trốn trên con đường này để chuồn sang Thái Lan sau này mồng bảy tháng một năm bảy mươi chín. Trước khi rút khỏi Tha Khây, bọn tàn quân Pôn Pốt vẫn còn kịp đốt sạch Tha Khây và cho nổ tung cái khu hậu cần lúc nào cũng ăm ắp súng đạn bên cạnh Tha Khây. Sau cuộc đào tẩu ấy ít ngày, những người dân Tha Khây còn sống sót ở các công xã lóp ngóp kéo nhau trở về. Dù sao cũng không thể bỏ Tha Khây được. Người ta bắt đâu dựng tạm những túp lều trên đống tro tàn. Một Tha Khây mới lại hình thành. Người dân Tha Khây gọi làng mới của mình là Tha Khây Thơ mây (Tha Khây mới) để phân biệt với Tha Khây cũ xanh tươi trù phú và cùng là để ghi nhớ một thời tao loạn nhố nhăng, nồi da xào thịt.
Gia đinh ông Niết chỉ có hai người trở về Tha Khây, đó là ông và Niết Xan, đứa con trai út mười sáu tuổi. Bà lão, hai đứa con gái và hai anh con trai đầu tiên cùng vợ con họ đều lần lượt gục ngã trên những ruộng nương, trại chăn nuôi, công trình thủy lợi của các công xã mà họ bị lùa tới. Ngoài những người đã chết và Niết Xan, ông Niết còn một đứa con trai nữa trên Niết Xan, tên là Niết Him, nó bị bắt vào lính Pôn Pốt, nhưng đã làm việc ngay trong cái kho súng đạn bên cạnh Tha Khây kia. Bạn bè của nó còn sống sót kể lại rằng, thằng Niết Him là một trong nhũng đứa được phân công đặt mìn phá kho và đã không chạy kịp khi cái khối bom đạn kia bùng nổ như một núi lửa vừa bục lên. Thôi... thế cũng còn là phúc đức. Dù sao thì nó cũng còn được chết trên mảnh đất quê hương của mình. Ông Niết tự an ủi mình như vậy mỗi khi nghĩ tới Niết Him.
Tha Khây Thơ mây chưa kịp hơi sinh thì một đêm, bọn tàn quân Pôn Pốt từ bên kia biên giới tràn sang. Chúng ập vào những túp lều mới dựng, giết gần hết số dân Tha Khây mới trở về. Trước khi rút đi, chúng đốt sạch những túp lều mới dựng rồi bỏ lại những tờ truyền đơn với những lời de dọa: “Hỡi dân Tha Khây! Có cái nồi nhỏ hãy nhớ cái nồi to (của công xã), mặc cái xà rông màu hãy nhớ cái xã rông đen. Coi chừng trăm ngươi chôn chung một hố! Muốn sống ăn cơm Phật uống nước Trời, hãy chạy qua biên giới".
Những ngươi còn sống sót nháo nhác vài ba ngày. Một số ngươi lén lút dắt díu nhau đi về phía biên giới. Số còn lại vẫn ở lại Tha Khây, trong đó có bố con ông già Niết. Một lần nữa, những người còn sóng sót quyết tâm xây dựng lại Tha Khây. Họ càng vững tâm hơn khi có một đại đội quân tình nguyện Việt Nam tơi đóng quân ngay trong phum và bắt đầu làm lại cầu, sửa lại con đường ra biên giơi để ngăn chặn bàn tay đẫm máu của bọn Pôn Pốt. Cùng với sự xuất hiện của bộ đội Việt Nam, chủ tịch Xa May tập họp dân làng lại và nói: "Đã đến lúc chúng ta phải cầm lấy vũ khí mà bảo vệ con cái ta, phum sóc ta chứ, cứ ngồi mà đợi bọn Pôn Pỗt nó sang để nó cầm búa nện vào đầu à?”. Một trung đội dân quân của Tha Khây đã ra đời. Niết Xan xin cha cho mình được vào du kích, ông già Niết ngẫm nghĩ một hồi rồi gật đầu: “Được thôi? Mình không bắn nó thi nó sẽ bắn mình. May hãy học bắn cái súng cho giỏi vào".
Có bộ đội, có du kích Tha Khây yên ổn được một thời gian. Những ngôi nhà mới lại dựng lên. Người ta bắt đầu trồng cây và nghĩ đến chuyện sống lâu dài ở Tha Khây Thơ mây.
Nhưng rồi con đường ra biên giới liên tiếp bị gài mìn, bị phục kích. Bộ đội Việt Nam buộc phải phân tán thành từng trung đội, tiểu đội đi chốt đường, đi lùng sục trong rừng để tiêu diệt bọn tàn quân Pôn Pốt vượt biên giới sang quấy phá. Xã đội trưởng Su Prên tập hợp du kích lại, rồi nói:
- Bộ đội Việt Nam đi chốt đường, đi chiến đấu, chúng ta cũng phải chia nhau đi với họ để vừa tham gia chiến đấu vừa học cách đánh giặc chứ!
Mới người đều giơ tay xung phong. Niết Xan cũng giơ cao cánh tay khỏe khoắn trẻ trung của mình. Xã đội trưởng Su Prên liền phân công Niết Xan vào tiểu đội của Nuôn Chiết ra chốt ở đầu cầu Tà Ngươn với bộ đội Việt Nam.
Con trai đi rồi, ông già Niết đánh chiếc xe bò của mình lên gặp xã đội trưởng Su Prên:
- Tao già rồi, không còn vào du kích để đi chốt đường được, nhưng tao có cái xe này. Hàng ngày tao sẽ chở nước đi các chốt dọc đường, chia cho bộ đội và du kích để chúng nó khỏi phải đi gùi xa hàng buổi đường. Mày coi có được không?
Xã đội trưởng Su Prên vỗ vai ông già, cười vang:
- Tốt quá! Tốt quá!... Người già bao giờ cũng khôn ngoan hơn người trẻ. Đang đau đầu vì cái chuyện nước nôi cho các chốt mà chưa nghĩ ra thí bố già đã nghĩ hộ rồi. Có bố già chở nước cho bộ đội cho du kích chốt đường thì bọn Pôn Pôt đừng hòng phá nổi con đường qua thum Tha Khây. Phải không bố già?
Trung đội trưởng Thông trực tiếp nằm với tiểu đội chốt ở cầu Tà Ngươn, điếm chốt xa nhất của trung đội, cách Tha Khây hơn chục cây số. Đây cũng là một quãng đường thường xuyên bị bọn địch từ bên kia biên giới mò sang gài mìn hay phục kích xe của bộ đội ta chở hàng ra tiếp viện cho các chốt tiền tiêu ngoài đường biên, trong đó có cả những xe téc chở nước. Đã từng chiến đấu ở nhiều chiến trường nhưng chưa ở đâu "vấn đề nước” lại được đặt ra gay gắt không kém gì súng đạn và lương thực thực phẩm như ở chiến trường này. Mùa khô ở xứ này sao mà khắc nghiệt. Trên đầu trời lúc nào cũng xanh ngằn ngặt còn mặt đất thì bị nắng trời thiêu đốt suốt ngày nóng hừng hực như trong lò nướng bánh mì. Gió cũng nóng, nó không hầm hập quạt lửa vào mặt như gió lào nhưng dai dẳng day dứt suốt từ sáng sớm tới nửa đêm. Trung đội đã bị ghẻ suốt lượt vì đã hàng tháng trời không được tắm rửa. Đã vậy, hàng ngày họ phải phơi mặt ra mà hưng cái thứ bụi xám của con đường này. Người ngợm lúc nào cũng dấp dính như được phết hồ. Ngứa ngáy đến khốn khổ. Có lẽ vì thế mà suốt ngày anh nào anh nấy lúc nào cũng cau cau có có như bị táo bón, chỉ vào lúc vắng mặt trời là mọi người đều vui vẻ, mặt mày rạng rỡ. Họ kéo ra đứng trên cầu chờ chiếc xe chở nước của ông già Niết lọc cọc lăn tơi.
Khi chiếc xe bò của ông vừa dừng bánh bên kia cầu là tiêu đội trưởng Trực chạy ùa tới, hét váng lên:
- Nước tới! Nước muôn năm! Chào bố già. Chúng con mong bố còn hơn mong Phật bà Quan âm đi chợ về đấy!
Ông lão cười khơ khơ rối trình trọng thả mấy can nước xuống. Có nước, cả tiểu đội vui vẻ náo nhiệt hẳn lên. Mọi người quây quần trước cửa lán, mỗi người cầm trên tay một chiếc ca hoặc bát, hoặc những cái mũ sắt ngửa ra, háo hức gấp triệu lần những tay nghiện ngập đứng xếp hàng trước quầy bia ở Hà Nội. Ví von như thế có lẽ vẫn chưa hẳn đúng, vẫn ít nhiều xúc phạm tới sự thiêng liêng của nước lã ở chốn này. Vì ở Hà Nội, dù bia có khan hiếm đến mấy, nhưng hễ có tiền là vẫn có để mà say sưa. Nhà nước không có thì uống "bia chui". Nhưng ở đây, bố già mà không tới thì không thể "chui" ở đâu mà ra nước được. Đó là lời bình luận của Ca, một "công tử Hà Nội" chính cống vừa được bổ sung vào trung đội hơn một tháng nay (và cũng đã ghẻ một cách "toàn diện triệt để” như cánh cựu binh).
Sau khi nhận bàn giao xong, tiểu đội trưởng Trực bắt đầu chia nước. Tiêu chuẩn mỗi người được một ca đầy, sử dụng theo sở thích từ bây giờ đến trưa mai. Riêng những người vừa đi "bừa đường" về (cái chuyện bừa đường này sẽ kể sau thi được ưu tiên thêm một ca nữa để rửa mặt, khéo léo cơ chỉ ra thì còn có thể lau mình qua một lượt. Trung đội trưởng Thông cũng chỉ lĩnh một khẩu phần nước. Hôm đầu tiên ra đây, tiểu đội trưởng Trực cũng đã múc thêm cho anh lưng ca nữa để bày tỏ sự tôn trọng cấp trên, nhưng Thông vội gạt đi. Nhìn thấy cảnh ấy, Nuôn Chiết liền cười, hỏi: “Làm lục thum mà cũng chi hưởng một ca nước như mọi người thì làm lục thum làm cái quáy gì, anh Thông?”. Thông vội xua tay “Cậu lầm rồi, Nuôn Chiết, mình không phải là lục thum đâu. Mình chỉ là đồng chí chỉ huy trung đội thôi. Nuôn Chiết lắc đầu “Ở Campuchia chưa có cái lệ làm ông lớn mà lại hưởng thụ như tất cả những người binh thường”. Thông cười: “Vậy Trực hãy chia cho ông lớn của tiểu dội du kích Tha Khây thêm một ca nữa”. Nuôn Chiết giẫy nảy "Không! Nếu vậy thì... tôi đi du kích làm cách mạng làm cái quái gì!".
Chuyện ấy đã trở thành chuyện vui của tổ chốt hỗn hợp cầu Tà Ngươn, nhưng anh em bộ đội Việt Nam từ đó vẫn đùa thỉnh thoảng lại gọi Nuôn Chiết là "lục thum".
- Niết Xan! Ra lĩnh nước đi? “lục thum" đang gọi kìa.
Nghe “Ca Hà Nội" nhắc, Niết Xan lẳng lặng xách cái ống tre vẫn thường dùng đựng nước thốt nốt ra cửa lán. Hôm nào Niết Xan cũng nấn ná để ra lĩnh nước sau cùng. Chú ngại mời người nhìn thấy cảnh cha con chú gặp nhau. Cha chú lại hay hỏi lẩn thẩn hoặc níu chú lại và căn dặn đủ điều, làm như chú là trẻ nít không bằng. Vả lại, sống với anh em bộ đội Việt Nam xa gia đình chú cảm thây dường như mình có lỗi vì ngày nào cũng được gặp cha. Chú muốn đi xa, ra tận chốt biên giới để cha chú không còn ngày ngày tới mà hỏi han xét nét đủ điều nữa.
- Niết Xan! qua đây tao hỏi cái đã.
Ông già khoát tay nói như ra lệnh khiến Niết Xan không dám lừng khừng. Cậu vừa bước qua cầu vừa lủng bủng trong miệng ngày nào cũng hỏi với han... lắm chuyện!
- Mày đội cái mũ lệch thế kìa mà được à?
- Giờ nghỉ... tôi có quyền...
“Lý lẽ mới cả bố nó đấy. Cứng cổ gớm nhỉ?”. Ông Niết vừa thầm nghĩ vừa ngắm nhìn gương mặt cau có của con trai. Nó cũng dày dạn nhiều rồi đấy. Cái cây trong vườn và cái cây ngoái rừng có khác nhau thật.
- Cha nói cãi gì thi nói đi. Sắp có công tác gấp đấy.
- Tối rồi, còn công tác gì?
- Tối có công tác tôi chứ! Ăn cơm xong còn họp rồi đi tuần đường. Hôm nay chúng nó lại gài mìn nữa đấy. May mà bộ đội gỡ được hết. Ở nhà... có gì mới không cha?
- Mới thêm nhiều chứ. Nhà Su Khơi mới về. Cũng chỉ con hai mẹ con thôi. Con bé Khơi Ha-san nó hỏi thăm anh đấy (ông Niết bỗng đổi cách xưng hô).
- Nó còn con nít mà - Niệt Xan vội nói như muốn cho qua chuyện con bé Khơi Ha-san, nhưng thâm tâm là muốn được nghe thêm nữa.
- Anh tưởng nó còn con nít mãi sao? Khơi Ha-san nó sắp lên tận Phnôm Pênh học, rồi về làm cô giáo dạy chữ cho lũ con rút ở Tha Khây ta đấy.
- Ồ - Niết Xan thốt lên vì ngạc nhiên - Khơi Ha-san vắt mũi chưa sạch. Đòi dạy ai?
- Nó lớn lắm rồi. Múa romvông đẹp như bã Su Khơi ngày xưa ấy.
Vậy ra Khơi Ha-san đã về Tha Khây Thơ-mây, đã đi múa romvông với lũ con trai. Thế mà nói nhớ Niết Xan. Vui quá nhớ cái nỗi gì? Nhưng thôi, hãy dẹp cái đám con gái qua một bên. Mình còn bận lo nhiều công tác nữa mà.
- Cha nói với... với bà Su Khơi rằng con vẫn nhớ bà ấy. Cầu Trời Phật phù hộ cho bà ấy sống lâu.
- Thế con... Ha-san? Ông Niệt hỏi và khẽ nheo mắt, cười.
- Không có... con chẳng có gì để nói vơi con bé ấy. Nhưng cha có thể nói với cô ấy rằng... Niết Xan bận đánh giặc. Cô ấy cứ việc đi mà múa romvông với đám con trai.
Niết Xan nói vậy rồi vùng vằng trở về lán, làm như chính Ha-san đang đang ở bên kia cầu Tà Ngươn vậy. Tuy hơi bực một chút thật, nhưng có lẽ Niết Xan vui là chính. Bởi vậy vừa bước vào cửa lán Nuôn Chiết đã hỏi luôn:
- Có chuyện gì mà vui thế, Niết Xan?
- Ồ… vui vì Tha Khây đang có nhiều cái mới đấy, anh Nuôn Chiết ạ. Tha Khây sắp có trường học, sắp cô cô giáo dạy chữ cho lũ trẻ đẫy. Cô giáo mới trên tỉnh vê à?
- Không... cô giáo của Tha Khây chứ! Bộ đội Việt Nam đã làm cho trường học thì người Tha Khây phải đi học về mà làm cô giáo chứ.
- Ai thê?
- Bí mật!
- Ghê nhỉ? Hãy nhét cái bí mật của cậu vào bụng đi, kẻo không ăn được cơm với mắm bò hóc đâu. Ngày mai đến lượt cậu đi "bừa đường” với bộ đội rồi đấy!
- Thật chứ, anh Nuôn Chiết? Đúng rồi, phải cho tôi đi làm nhiệm vụ chứ. Tôi có mặc xà rông đâu mà chỉ ngồi nhà nấu cơm hoài?
Họ gồm ba người, trung đội trưởng Thông, Ca Hà Nội và Niết Xan. Cả ba dàn hàng ngang, cùng gò lưng bước những bước nặng nề, chân ngập sâu dưới lớp bụi màu xám tro. Trên vai mỗi người đều ghi một sợi dây võng dài nối tới những bó gai to. Khi kéo đi, bó gai chà trên đường sục tung lớp bụi lên. Từ xa nhìn lại sẽ thấy một đám mây bụi vần lên, tựa hồ trên đuờng đang có cả một đoàn kỵ binh phi nước đại. Một công việc thật kỳ quặc, giống như một trò nghịch ngợm của trẻ con. Mỗi ngày hai lần. các tiểu đội chốt đường đều thay nhau làm cái việc kỳ quặc đó để kiểm tra xem địch có gài mìn dưới lợp bụi ngập tới lưng ống chân kia không. Sau đó họ mới báo cáo thông đường và cho phép các chuyến xe chở hàng ra các chốt tiền tiêu đi qua. Dạo này địch hay dùng các loại mìn vỏ nhựa do Trung Quốc sản xuất nên các loại máy dò mìn trở nên bất lực. Vì vậy mà cái phương thức thủ công nguy hiểm nay đã ra đời. Có thể chính những người đang gò lưng bước đi trên mặt đường ngập bụi kia sẽ đạp phải mìn. Nếu họ không đạp phải thì đến lượt những bụi gai kia sẽ khơi chúng lên, gây nổ. Khoảng cách từ bó gai đến những người kéo chúng đi chỉ là khoảng cách an toàn về mặt lý thuyết. Biết bao điều bất trắc có thể xảy ra?
Nhưng họ vẫn bước đi, quả quyết và kiên nhẫn.
Mặt trời vừa lên mà không gian đã hầm hập nóng. Trung đội trưởng Thông thở phì phò, mồ hôi tuôn ra đẫm áo. Mồ hôi chảy tới đâu bụi bám tới đõ, dính bết lại, nhão ra, nhớp nháp khắp cơ thể. Bên phải anh, Niết Xan vẫn lầm lì bước, không một lời phàn nàn. Ngược lại, Ca đi bên trái thì luôn miệng ho khậm khoặc, rồi rên rầm:
- Bụi ơi là bụi? Sống ở xứ này lấy ba cái mùa xoài rụng là ho lao mất.
- Vậy mà tớ đã sống qua bốn mùa xoài rụng rồi đấy!
- Thế thì Quốc hội cũng chả nên tiệc anh cái danh hiệu anh hùng làm gì. Cũng là đì bộ đội đánh giặc... tưởng thế quài nào chứ! Giặc giã chả thấy chỉ thấy bụi... Thà rằng bom đạn ầm ầm suốt ngày còn sướng hơn cứ ngày nay qua ngày khác đi cào đường mà hít bụi. Khoặc!... hừ... Đầy mồm bụi rồi! Nước thì không có mà rửa cái lỗ mũi nữa. Xứ sở quái quỷ thật! Lại còn cái thứ gì nhỉ... à, mắm bồ hóc! Giời Phật! Mới ngửi thấy là muốn ói rồi. Đến xuống lỗ tôi cũng không quên được hai thứ "đặc sản” của xứ này là bụi và mắm bồ hóc.
Trung đội trưởng Thông ngước nhìn Niết Xan. Khi tin chắc Niết Xan không đủ vốn tiếng Việt để nghe những lời ca cẩm của Ca Hà Nội, anh mới yên tâm. Bụi thì có thể chê được… chứ mắm bồ hóc mà chê thì người Campuchia tự ái ngay. Mà suy cho cùng, nó có kém gì mắm tôm ở bên ta kia chứ? Kể ra cũng thương Ca thật Tới bữa anh em thì ăn mắm bồ hóc, cậu ta cứ muối trắng đánh rền, "công tử Hà Nội" mà ăn uống kham khổ thế, lại hàng tháng không được tắm gội, kể cũng khó chịu thật.
- Tốt hơn hết là cậu hãy kể chuyện Hà Nội đi. Chuyện gì cũng được
- Dẹp!... tốt hơn hết là ngậm miệng lại kẻo bụi nó xộc vào tận lục phủ ngũ tạng - Nói vậy nhưng mồm mép Ca vẫn tía lia – mà sao anh có vẻ... say Hà Nội thế nhỉ? Có cô hãng bún ốc nào thèm mê anh kia chứ? Giả sử bây giờ vù một cái, có một cơn lốc cực mạnh cuốn cả anh và tôi lên trời, rồi ném xuống một đường phố Hà Nội thì... lập tức người ta sẽ đổ xô đến xem. Các ngã ba đường sẽ tắc nghẽn ngay. Người Hà Nội vốn hiếu kỳ mà! Người ta sẽ lập tức thông báo khắp các quàn chè chén ở Hà Nội rằng có hai thằng người vừa ở một hành tinh khác rơi xuống Hà Nội. Các nhà khoa học ở HÀà Nội sẽ ào đến cạo trắng chúng ta đi để tranh nhau lấy mỗi người một vốc bụi mang về những phòng thí nghiệm đầy chai lọ và mẩu thuốc lá cuốn của họ để nghiên cưu. Báo chí sẽ tranh nhau chụp ảnh, phỏng vấn viết bài bình luận. Và, ông cụ nhà tôi sẽ lập tức chạy bộ ra bưu điện, tranh nhau với lũ nhóc để xếp hang mua bẵng được một số báo. Rồi ông sẽ về phòng của mình, đóng cửa lại, pha một ấm trà và bắt đầu nhấm nháp các bài bình luận và xuýt xoa “chà... chà! Một sự kiện cực kỳ trọng đại". Nhưng đến khi nhìn sang bức ảnh chụp hai thằng người thì... ha ha! Ông già bật ngửa người ra, cái kính lão rơi tuột xuống nền nhà và...
Một loạt tiếng nổ dậy đất cắt ngang những lời thao thao bất tuyệt của Ca. Cả ba người cùng một lúc, theo phản xạ tự nhiên nằm vật xuống đường. Một lát sau, trung đội trưởng Thông lồm cồm bò dậy vừa rũ đầu, rũ tóc vừa hét lên:
- Không sao cả chứ?
Niết Xan cũng lập túc đứng dậy, mặt đầy đất, nhìn Thông cười ngây ngô. Ca vẫn còn nằm rốn thêm một lát có lẽ vì cẩn thận, rồi cái đầu bắt đầu ngúc ngoắc và sau đó là những tiếng rên rầm: “Đất vào đầy mồm lính rồi, trnng đội trưởng ơi!" Nhìn bộ dạng Của Ca, Thông và Niết Xan cùng phì cưỡi. Lúc này mà rơi xuống đường phố Hà Nội thì đúng là...
- Thôi dậy đi. Tan cha nó cả ba bó gai. Ta lại kiểm tra xem sao rồi đi chặt gai bó lại để tiếp tục công việc.
Họ ngược trở lại nơi mìn vừa nỏ. Thông nhận ra nhay thủ đoạn gài mìn của kẻ địch. Chúng gai mìn vỏ nhựa KP2 kèm với mìn vướng nổ, cũng may mà cả ba không ai vấp phải dây vướng nổ. Nếu không thì không thể đứng nhìn mặt nhau lấm bụi mà cười được nữa. Anh liền tranh thủ giảng giải điều ấy cho cậu lính mới của mình. Ca nghe một cách lơ đãng, rồi kết luận:
- Tóm lại... là nó nổ rất to. Lần đầu tiên tôi thấy mìn nổ gần thế đấy Được một quả này mà thả xuống Hồ Tây thì tha hồ mà ăn cá. Anh không biết chứ, hồi nhỏ tôi câu cá trộm ở Hồ Tây vào loại sừng!
Trong khi hai người còn loay hoay bên mấy hố mìn thì Niết Xan đã chạy tới một lùm tre gai ven đường, tay cầm một con dao phát rừng.
- Cẩn thận đấy, Niết Xan!
Nhưng chậm rồi. Một tiếng nổ lộng óc. Một vệt lửa nhoáng lên. Họ thoáng nhìn thấy trong lan khói bóng Niết Xan loạng choạng rồi ngã vật xuống.
- Nhanh lên! chuẩn bị vũ khí!
Thông hét lên rồi lao về phía bờ tre nơi Niết Xan vừa ngã xuống.
- Chú ý cảnh giới hai bên sườn!
Anh ra lệnh cho Ca rồi thận trọng bước tới bên Niết Xan. Nhìn quanh bụi tre gai một lượt, anh chợt hiểu. Thằng địch đã nắm vững quy luật hoạt động của các anh và đã tính toán tất cả. Chúng gài mìn ngoài đường, nếu các anh không đạp phải thì khi kéo chà gai qua mìn sẽ nổ, những bó gai sẽ tung lên. Và sau đó, để tiếp tục công việc, các anh nhất định sẽ vào đây chặt thêm cành tre gai. Chúng đã tính toán rất kỹ. “Còn ta - Thông bỗng buông tiếng thở dài - ta đã không dự kiến phương án này. Niết Xan hy sinh là lỗi tại ta". Anh đau xót nhìn Niết Xan nằm tròng vũng máu và tự oán trách mình, một lát sau, anh lặng lẽ cúi xuống nâng Niết Xan lên vai. Những dòng máu đỏ tươi trên thân thể Niết Xan vẫn thánh thót nhỏ xuống thấm vào áo, vào cơ thể anh, rơi từng giọt, từng giọt xuống mặt đất khô cằn của quê hương.
Ca lặng lẽ bước theo sau trung đội trưởng và Niết Xan. Anh vẫn cặp súng ngang người, ở tư thế sẵn sàng nhả đạn, gương mặt anh thoắt trở nên trang nghiêm, sâu lắng hơn. Đây là lần đầu tiên Ca nhìn thấy một chiến sĩ đã nằm xuống như thế nào? Ôi! Sao mà bất ngờ. Dường như cái chết của những người chiến sĩ ở mặt trận bao giờ cũng bất ngờ. Ca chợt hiểu rằng trước cái chết, trước sự hy sinh, trước những dòng máu đang nhỏ thánh thót xuống đất đai kia, mọi sự gian nan, vất vả, thiếu thốn, mọi điều còn ngổn ngang bề bộn ở đời này đều trở nên nhỏ bé, tầm thường.
Ông già Niết vung roi giục bò rảo bước. Chỉ còn hơn một cây số nữa thôi là đến chốt đầu cầu mà sao ông bỗng sốt ruột lạ thường. Khác với mọi ngày, hôm nay ông quyết định đi chở nước vào buổi sáng chứ không đợi được đến chiều. Ông muốn nhanh chóng gặp Niết Xan. Có một việc hệ trọng... Dù sao cũng phải bàn bạc với nó. Nó đã lớn, đã vào du kích rồi chứ đâu còn trẻ nít? Ngoài nó ra, ông cũng chẳng biết bàn bạc với ai. Mà cái sự việc này... tự ông đã không thể quyết định nổi. Suốt đêm qua ông đã suy nghĩ mà cũng chẳng biết nên ra sao? Cuối cùng, ông quyết định phải bàn với Niết Xan. Nó là một đứa con ngoan, nó đã trưởng thành, nó có thể gánh đỡ ông một nửa cái gánh nặng này.
Vừa dong bò đi vừa chìm đắm trong suy nghĩ, chiếc xe của ông đã tới đâu cầu Tà Ngươn mà ông cũng không hay. Tới đúng chỗ mọi bữa, con bò dừng lại rống lên một tiếng. Ông già bỗng choàng tỉnh. Ông uể oải bước xuống nhìn sang bên kia cầu. Nhưng... lạ chưa kìa? Không thấy chúng nó ùa ra đón ông như mọi khi. Không nghe tiếng chúng cười đùa, hò hét. Cả khu vực đầu cầu lặng như tờ. Dường như cũng sốt ruột trước sự lặng lẽ khác thương ấy, con bò lại rống lên một tiếng nữa. Một người... rồi hai người nhô ra cửa nhìn về phía ông rồi lại vội vã thụt vào. “Sao thế? Ta mang nước ra cho chúng mày dùng chứ có mang quỷ sa tăng tơi đâu? Hay là... chúng nó biết tất cả rồi?”. Ông già bỗng chột dạ... Nhưng kia rồi, thằng Thông trung đội trưởng đã bước ra rồi đến Nuôn Chiết. A, toàn cấp chỉ huy cả. Họ định nói chuyện gì với ông đây? Hay vì cái chuyện ấy? Thôi được... cũng chẳng sao. Cuối cùng rồi chúng nó cũng sẽ biết cả. Nhưng... nếu như để ông bàn bạc với Niết Xan đã?..
Trung đội trưởng Thông đã tới trước mặt ông lão. Anh định nói nhưng miệng anh như cứng lại. Thấy vậy, Nuôn Chiết vội đỡ lời:
- Thưa bố già... chúng con mang đến cho bố chuyện buồn đau. Em Niết Xan... đã... hy sinh... vì... vì dân làng Tha Khây ta rồi...
- Hở - Đôi mắt ông lão như lồi hẳn ra, giọng ông lão lạc hẳn đi… - Ma... mày... nói... cái miệng mày có nhầm lẫn không đấy?
- Vâng... thưa bố... - Thông vội ngước lên, nhìn thẳng vào đôi mắt đã thất thần của ông già - Em Niết Xan bị... trúng mìn của bọn...
- A!... ấy... trúng mìn... Niết Xan con trai tao… A... mầy... mày đừng... đừng có mà... có phải mày... mày định đùa giỡn người già khốn khổ này không?
Hỏi vậy nhưng ông bỗng ôm mặt khóc nấc lên, khiến Thông và Nuôn Chiết chưa biết xử sự ra sao. Bỗng ông già nhảy vọt lên càng xe rồi rịt lên:
- Niết Xan!... Thôi rồi, chính nó giết... giết con tôi rồi... Pôn Pốt... Pôn Pốt... ông bỗng hét lên - ơi bộ đội, ơi du kích... Pôn Pốt ở ngay tại... tại...
Lưỡi ông líu lại, rồi ông ngã vật xuống ngất lịm đi.
Niết Xan được đưa lên chiếc xe bò kéo để trở về thum Tha Khây. Nuôn Chiết thay ông già điều khiển chiếc xe. Tâm và Ca hai chiến sĩ bộ đội tình nguyện Việt Nam và hai đội viên du kích, nai nịt gọn gàng súng tiểu liên quấn trước ngực đi kèm hai bên thành xe. Trên xe trung đội trưởng Thông và ông già Niết ngồi bên cạnh thi hài của Niết Xan. Ông già đã tỉnh lại, ngồi im lìm như đá nhìn cái dáng câm lặng đó của người cha, Thông biết không nên nói một câu gì nữa.
Chiếc xe chậm rãi lăn bánh trên con đường ngập bụi. Nuôn Chiết cố gắng điều khiển để con bò đi những bước đều đặn và cố tránh những ổ gà để xe khỏi xóc, làm kinh động giấc ngủ của Niết Xan. Anh không thể ngờ người chiến sĩ du kích đầu tiên của thum hy sinh lại là Niết Xan, chứ không phải ai khác. Biết ăn nói thế nào với Su Prên đây. Giá như người nằm kia chính là anh, là Thia Lơn hay Plêt Chan thì lại đi một nhẽ... Đằng này lại chính là Niết Xan, người trẻ nhất trung đội du kích! Bấy nay anh vẫn cố ý tránh lao những việc nguy hiểm cho Niết Xan. Tất cả anh em trong tổ đêu đã đi rà mìn với bộ đội Việt Nam. Riêng Niết Xan hôm nay mới đi lần đầu! Cái số phận của nó tệ hại quá. Nó còn trẻ, cuộc đời nó đang còn là buổi sáng chứ chưa đền buổi trưa... Dân làng sẽ nghĩ sao đây? Người Tha Khây đã quá quen với cái chết, nhưng chưa ai quen với sự hy sinh. Nhận một nhát búa vào đầu rồi ngã gục và tự nguyện chiến đâu hy sinh nơi mặt trận là hai việc khác nhau. Ở Tha Khây đã ai biết chuyện chẳng lành này mà chuẩn bị đón Niết Xan chưa nhỉ? Nghĩ tới đó, anh vội nhảy xuống, đi bên cạnh xe thế vào chỗ của Thia Lơn rồi ghé vào tai Thia Lơn, nói khẽ:
- Cậu hãy chạy về Tha Khây trước đi, chạy thật nhanh, báo cho xã đội, báo cho ủy ban, báo cho dân làng biết để họ chuẩn bị đón Niết Xan.
Thia Lơn khẽ gật đầu rồi chạy vụt đi. Bụi xám tung lên theo bước chạy của Thia Lơn, trông xa Thia Lơn giống như một quả đạn khói vạch đường, luồng khói xám ấy đang lao về phía phum Kha Thây, báo tin dữ.
Khi chiếc xe chở Niết Xan về tới Tha Khây thì dân làng đã tụ tập đông nghịt trước trụ sở ủy ban. Chủ tịch Xa May và xã đội trưởng Su Prên dẫn một đoàn gồm cán bộ các ngành, các giới cùng với sư thầy chùa Tha Khây và các cụ già trong phum ra đón tận đâu đường. Khi chiếc xe tới, chủ tịch Xa May hét lên một câu gi đó. Tất cả lặng lẽ cúi đầu. Sư thầy lầm rầm đọc kinh, có tiếng ai đó bỗng khóc nấc lên rồi tiếng xã đội trưởng Su Prên quát khẽ:
- Im đi nào. Khơi Ha-san!
Tin dữ như có cánh truyền rất nhanh tơi tất cả các nóc nhà. Thum Tha Khây sôi sục cả lên. Mọi người đêu đổ ra đường. Cái chết chẳng có gì là mới. Nhưng đây là sự hy sinh. Chiếc xe bò lọc cọc lăn bánh trên con đường lầm bụi của phum Tha Khây, Tha Khây chưa kịp trồng lại những hàng dừa, hàng thốt nốt để che mát những con đường. Tha Khây mới chỉ kịp trồng những gì có thể nuôi sống người. Điều đó thì Niết Xan đã biết. Người Tha Khây cũng chưa ai có quần áo đẹp, kể cả Ha-san. Nhưng tất cả những ai con sống sót đến ngày hôm nay nhất định sẽ đến với anh, điều ấy Niệt Xan cũng biết rất rõ.
Mọi người xúm cả lại bên chiếc xe bò. Những tiếng sụt sịt. Những lời cầu kinh lầm rầm hòa theo giọng sư thầy. Những lời giảng giải của chủ tịch Xa May.
Các chiến sĩ du kích bắn một loạt tiểu liên lên trời.
Người ta bắt đầu đưa Niệt Xan vào trụ sở ủy ban.
Tất cả mọi người đều xúm quanh Niết Xan, không ai kịp chu ý tới ông già Niết đau khổ. Ông đã lần được qua đám đông rồi ông chạy như bay về ngôi nhà mình. Ông chỉ sợ có ai đó nhìn thấy. Ông vội lắm! Phải thật nhanh, thật nhanh lên mới kịp.
Đây rồi. Ngôi nhà của ông đây. Cái lu nước, hòn đá mà mỗi sáng Niết Xan vẫn thường ngồi, ánh cửa bằng liếp nứa sơ sài. Ông lao về phía đó, rút phắt con rựa cài trên bếp, đạp cửa lao vào nhà như một cơn lốc. Ông lao sâm vào một người. Ông khựng lại, hét lên:
- Niết Him! Mày có biệt chuyện gì xảy ra không?
- Con... nghe tiếng súng nổ. Có lẽ...
- Mày không phải là con tao! Mày là thằng Pôn Pốt! Mày đã giết em mày rồi!
- Không... Con không định giết nó!
- Mày giết nó rồi! Ông rít lên rồi vung dao phang tới. Sạt! Dường như ông đã chém trượt. Niết Him kêu ối một tiếng, loạng choạng ngơ ngác rồi hắn lao vụt ra ngoài. Ông vội lao ra theo vừa rượt vừa la lớn:
- Pôn Pốt! Bắt lấy nó... thằng giết người!...
Niết Him bị chém xả vai trái, máu chảy ướt đẫm áo, nhưng hắn vẫn cố chạy. Nghe tiếng ông la, hắn hốt hoảng sững lại. Rồi đột ngột, hắn rút phắt khẩu súng ngắn ở lưng quần ra:
- Dừng lại! Nêu ông còn kêu nữa, tôi bắn!
- A - ông già đứng sững, há hốc miệng nhìn thằng con trai đang chĩa súng vào mình - Mày giết em mày... mày... định giết cả cả bố mày nữa sao? Thằng phản phúc!
- Để cho tôi yên. Tôi sẽ đi ngay. Nếu ông bước tới một bước nữa. Tôi bắn!
- Tao không sợ chết! Để xem mày có dám bắn vào cha mày không?
Ông hét lên rồi lao tới. Niết Him lùi lại vài bước rồi quay đầu chạy. Ông giã rượt theo, rồi lại la lên:
- Bắt lấy nó! Pôn Pốt... bắt...
Niết Him bỗng đứng sững lại. Cười gằn. Khẩu súng trên tay nó khẽ giật lên, nhoáng lửa. Ông giã ôm lấy ngực, ngẩn ra trong giây lát rồi ngã vật xuống lề đường.
Ở trụ sở ủy ban, nghe tiếng súng nổ mọi người bỗng sôi sục cả lên:
- Pôn Pốt!
- Bắn chết hết chúng nó đi!
- Yên lặng xem nào?
Trung đội trưởng Thông vội đứng bật dậy, khoát tay ra lệnh cho Tâm và Ca.
- Theo tôi!
Hai chiến sĩ vội lao theo trung đội trưởng, họ chạy về phía vừa có tiếng súng.
- Hướng này! Thông dừng lại để quan sát rồi chỉ về hướng cuối khóm. Một bóng người vừa từ cuối xóm lao vụt ra, cố sức chạy về phía khu nhà đổ nát của khu kho hậu cần thời Pôn Pốt.
- Đứng lại! Hàng thì được sống!
Thông hô lớn bằng tiếng Khơ-me. Thằng địch vẫn chạy. Ca quyết định vọt lên trước trung đội trưởng. “Đoàng” “Đoàng”. Thằng địch bắn lại. Đạn bay vèo trên đầu Ca. Nhưng Ca vẫn lao tới không nổ súng. Tâm bám theo trung đội trưởng vòng về mé bên trái, định chặn đầu. Nhưng vừa tới khu nhà đổ, tên địch bỗng đứng sững lại quay nòng súng về phía Ca, lẩy thêm hai phát nữa rồi leo tót lên trên mảng tường còn sót. Hắn đứng chênh vênh trên mảng tường, cười điên dại. Tiếng hắn rít lên:
- Ê! Bọn Duôn... lại đây!
- Chú ý! Nó có lựu đạn...!
Thông vội hét lên. Ca lao tới chiếm lĩnh một gốc xoài bị đạn tiện cụt, chong súng về phía tên địch. Hắn vẫn ngồi chồm hỗm trên mảng tường, cười sằng sặc như điên. Ca điên tiết xổ một loạt tiểu liên về phía nó. Thằng địch lại cười sằng sặc. Rồi, nó đột ngột đứng dậy hét lên một tiếng nghe rợn người... Tiếp đó là một vệt lửa nhoáng lên kèm theo một tràng nổ long óc "Mẹ kiếp! Nó tự sát rồi!" Ca nghĩ vậy rồi xách súng lao lên. Từ phía bên kia Tâm và Thông cũng chạy tới. Trước mắt họ, thằng địch chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy, nát bấy nằm vắt ngang đống gạch vụn.
Ông già Niệt không chết. Viên đạn bắn chính diện của đứa con phản phúc xuyên thấu ngực phải của ông. Người ta đã kịp thời cấp cứu rồi đưa ông tới bệnh viện của bộ đội tình nguyện Việt Nam. Sau hai tháng điều trị, vết thương của ông đã lành hẳn.
Ông trở lại Tha Khây vào đầu mùa mưa và sống âm thâm trong ngôi nhà của mình. Mùa mưa đã tới, người ta không cần ông chở nước tới các chốt cho bộ đội và du kích nữa. Nhưng rồi một hôm, ông đến nhà xã đội trưởng Su Prên đòi lại con bò và chiếc xe của anh. Sáng hôm sau, con bò lại đưa ông theo con đường cũ ra cầu Tà Ngươn. Sau mấy trận mưa đầu mùa con đường lầm bụi hôm nào nay giống như một dòng sông nhỏ, đặc sánh phù sa. Con bò bì bõm lội trong bùn, kiên nhẫn đưa ông đi, thỉnh thoảng nó lại rống lên một tiếng, biểu lộ nỗi kinh ngạc trước sự thay đổi quá nhanh của thiên nhiên của cảnh vật và cả những con người nữa.
Đến đầu cầu Tà Ngươn, nó dừng lại. Nó chưa quên chỗ phải dừng lại. Từ chiếc lán bên kia cầu, các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam và anh em du kích ùa ra đón ông. Ông tìm mãi trong số anh em bộ đội Việt Nam, nhưng không thấy một gương mặt quen thuộc nào.
- Trung đội anh Thông đã lên chốt tiền tiêu. Chúng con tới thay các anh ấy làm nhiệm vụ ở đây. Anh trung đội trưởng mới rất trẻ đã trả lời ông già như vậy. Đối với họ, ông không phải là người xa lạ. Họ đều biết ông, ông phải nói với họ một câu gì chứ. Trầm ngâm suy nghĩ một lát, ông mới nhẹ nhàng lên tiếng:
- Các em ạ... ta không phải là người bất hạnh nhất ở Tha Khây. Mọi cơn hoạn nạn của đất nước này đều đi qua Tha Khây ta cả. Nhưng các em thấy đấy. Tha Khây của ta vẫn còn, Tha Khây không chết được. Các em cứ ở đây. Mùa khô tới, già lại đánh xe chở nước từ Tha Khây lên cho các em.
Nói xong ông khẽ mỉm cười. Nhưng từ trong hai hốc mắt thâm quầng của ông bỗng ứa ra mấy giọt nước mắt. Những giọt nước mắt như những giọt sương chảy dài trên đôi gò má nhăn nheo của ông rồi rơi lặng lẽ xuống mặt đường ngáp bùn đất, đặc sánh như phù sa.