ình cờ tôi gặp chị Sáu. Chị nói:-Anh mới ở bên chiến trường biên giới Thái về. Anh biết một cái gì đi.Tôi đáp:-Chỉ đôi bữa, tôi đã phải sang lại bên ấy chị ạ. Trận đánh ngày 25 tháng 3 năm nay diệt một sào huyệt của bọn Pol Pot, thì năm ngoái cũng vào mùa khô, ta tấn công sào huyệt này không thành.Chị ngạc nhiên ư? Trong chiến đấu, thuận lợi và khó khăn đan vào nhau, có nhiều trận thành và cũng có trận không thành, đó là chuyện thường tình. Nhưng, ở trường hợp nào người lính cũng đòi hỏi mình phải thực. Sau khi thành và cả sau khi không thành người lính phải trả lời Tổ quốc vì sao? Cái vì sao ấy cho ta sự chiêm ngưỡng chói chang, cái vì sao ấy có lúc cho ta vị đắng cay ngấm tan vào cơ thể suốt đời. Cũng có cái vì sao làm ta bừng tỉnh, gieo mầm trong trí tuệ ta một chân lý giản dị mà lắm khi kẻ đứng ngoài cuộc chặc lưỡi cười cợt ngỡ rằng chẳng cần nhúng tay cũng có thể thừa sức nhận biết.Vậy vì sao trận năm ngoái không thành?Cái thành bao giờ cũng do một nguyên nhân tổng hợp. Cái không thành càng lại không bao giờ do một nguyên nhân đơn.Câu chuyện mà tôi thuật cho chị dưới đây chỉ là một khía cạnh nhỏ. Ở khía cạnh nhỏ ấy, chị Sáu ạ, chị nói đúng: khát làm cho người lả đi. Còn đối với một đội quân, khát tựa như một chùm bom tấn ném trúng vào đội hình đang tập hợp làm đội hình tan vỡ. Năm ngoái, có chiến sĩ hy sinh trên mình mấy không tìm thấy một thương tích nhỏ nào.Ở đơn vị thắng trận vừa rồi có một anh chiến sĩ tên là Thà. Thà quê ở một thành phố phía Nam. Thà kể:Từ hồi học tiểu học chưa bao giờ Thà nghĩ rằng có thể xa thành phố một tuần. Thế mà bây giờ xa thành phố đã hơn hai năm. Xa lạ làm người ta bỡ ngỡ. Lúc đầu bỡ ngỡ đủ thứ. Sao mùa mưa có thể dài đến thế. Rừng lênh láng nước. Nhìn rừng cứ có cảm giác như hàng trăm thứ cây rừng kia vẫn mọc trên mặt nước như vầy từ lâu lắm. Mùa khô nghe ve kêu đến sợ, nó rền rĩ như một người điên đang khát. Những cánh rừng không dân im ắng gợi nhớ quay quắt. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ biển. Những ngọn sóng vỗ bờ ngã vào lòng cát, tan ra, chườm vào mặt cát rồi lùi lại. Thà có thể nhìn sóng suốt ngày. Sóng nhảy, sóng đùa, sóng trầm ngâm, sóng giỡn cợt với bờ, sóng trò chuyện, sóng nói một điều gì đó, âm vang dội đi dội về, có thể lắng nghe có thể tình tự, có thể vụt nhảy lên giang hai tay ôm lấy một tảng mây bồng bềnh và bay liệng.-Có bãi biển nào mà sóng không vỗ bờ hả?Một hôm đang lau súng Thà chợt hỏi.Chính từ hôm ấy mà Thà thân với Thiệt-Các ông quân lực nào khéo ghép, trung đội 3 đã có thằng Thà lại thêm thằng Thiệt.Thiệt quê ở Hà Nội, học hết lớp mười hai, cùng nhập ngũ một năm với Thà. Trán dô, mắt to, miệng lúc nào cũng liến thoắng, Thiệt nổi tiếng là chàng thích nói ngược.-Trận tấn công năm ngoái, em đi đánh cùng với Thiệt. Vẫn lời Thà kể: Chúng em hành quân mấy ngày liên, đi về hướng rặng Đăng-rếch. Đăng-rếch, tiếng Campuchia có nghĩa là đòn gánh.Ba ngày đầu, rừng che khuất không thấy đỉnh núi. Đến ngày cuối bắt đầu nhận ra nó, một vệt xanh mờ thấp nhổ ở phía xa. Vào gần hơn, thấy nó cao dần. Thực ra nó không cao đâu. Đó là một dãy núi dài, chạy từ Bát-đom-boong qua Xiêm Riệp-Ốt-đô-miên-chay rồi đến Prết-vi-hia, mút ở phía Bắc là Ba Biên, tức là ba biên giới. Ở Bát-đom-boong, độ cao rặng Đang-rếch quãng chừng ba trăm ngang Xiêm Riệp cao dần, cho đến Prết-vi-hia có bình độ năm sáu trăm thước.Từ chân núi lài ra là là những cánh rừng thưa, bằng lăng, mã tiền, khộp và biết bao cây lạ mà em không biết tên mọc xen nhau trên triền dốc thoải.-Các thủ trưởng biết cây mã tiền chưa? Lạ dễ sợ. Quả vàng như quả Campuchia, nhưng da không mướt như da Campuchia. Mùa khô, quả mã tiền chín ối, đi rừng quả mã tiền thằng Thiệt cứ mơ đến cam. Cuối mùa, quả chín rụng, rữa ra trong nắng trong sương. Dưới gốc, phơi trần trên mặt đất khô vô số là hạt mã tiền màu trắng mốc.Leo theo triền dốc thoải ấy quãng một tiếng đồng hồ thì gặp rừng già với những tảng đá khổng lồ, nhìn xa như những mái nhà lớn. Dốc rất đứng. Các bạn trinh sát muốn vượt triền Đăng-rếch phải dùng dây quăng buộc vào các gốc cây lớn rồi đun nhau leo lên, có khi phải dùng thang làm sẵn. Thang hàng mấy chục bậc ấy, chứ không phải thang xoàng xoàng trèo dừa, trèo mít như ở thành phố đâu.Những hòn đá lớn, phẳng lì, thằng Thiệt đặt chân lên đó như đặt chân lên một cái chảo rang. Hắn hếch mũi, nó uể oải:-Hừ, đá phẳng quá, hèn nào nước chảy qua trôi tuột đi, không đọng lại được một vũng nhỏ.ình cờ tôi gặp chị Sáu. Chị nói:-Anh mới ở bên chiến trường biên giới Thái về. Anh biết một cái gì đi.Tôi đáp:-Chỉ đôi bữa, tôi đã phải sang lại bên ấy chị ạ. Trận đánh ngày 25 tháng 3 năm nay diệt một sào huyệt của bọn Pol Pot, thì năm ngoái cũng vào mùa khô, ta tấn công sào huyệt này không thành.Chị ngạc nhiên ư? Trong chiến đấu, thuận lợi và khó khăn đan vào nhau, có nhiều trận thành và cũng có trận không thành, đó là chuyện thường tình. Nhưng, ở trường hợp nào người lính cũng đòi hỏi mình phải thực. Sau khi thành và cả sau khi không thành người lính phải trả lời Tổ quốc vì sao? Cái vì sao ấy cho ta sự chiêm ngưỡng chói chang, cái vì sao ấy có lúc cho ta vị đắng cay ngấm tan vào cơ thể suốt đời. Cũng có cái vì sao làm ta bừng tỉnh, gieo mầm trong trí tuệ ta một chân lý giản dị mà lắm khi kẻ đứng ngoài cuộc chặc lưỡi cười cợt ngỡ rằng chẳng cần nhúng tay cũng có thể thừa sức nhận biết.Vậy vì sao trận năm ngoái không thành?Cái thành bao giờ cũng do một nguyên nhân tổng hợp. Cái không thành càng lại không bao giờ do một nguyên nhân đơn.Câu chuyện mà tôi thuật cho chị dưới đây chỉ là một khía cạnh nhỏ. Ở khía cạnh nhỏ ấy, chị Sáu ạ, chị nói đúng: khát làm cho người lả đi. Còn đối với một đội quân, khát tựa như một chùm bom tấn ném trúng vào đội hình đang tập hợp làm đội hình tan vỡ. Năm ngoái, có chiến sĩ hy sinh trên mình mấy không tìm thấy một thương tích nhỏ nào.Ở đơn vị thắng trận vừa rồi có một anh chiến sĩ tên là Thà. Thà quê ở một thành phố phía Nam. Thà kể:Từ hồi học tiểu học chưa bao giờ Thà nghĩ rằng có thể xa thành phố một tuần. Thế mà bây giờ xa thành phố đã hơn hai năm. Xa lạ làm người ta bỡ ngỡ. Lúc đầu bỡ ngỡ đủ thứ. Sao mùa mưa có thể dài đến thế. Rừng lênh láng nước. Nhìn rừng cứ có cảm giác như hàng trăm thứ cây rừng kia vẫn mọc trên mặt nước như vầy từ lâu lắm. Mùa khô nghe ve kêu đến sợ, nó rền rĩ như một người điên đang khát. Những cánh rừng không dân im ắng gợi nhớ quay quắt. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ biển. Những ngọn sóng vỗ bờ ngã vào lòng cát, tan ra, chườm vào mặt cát rồi lùi lại. Thà có thể nhìn sóng suốt ngày. Sóng nhảy, sóng đùa, sóng trầm ngâm, sóng giỡn cợt với bờ, sóng trò chuyện, sóng nói một điều gì đó, âm vang dội đi dội về, có thể lắng nghe có thể tình tự, có thể vụt nhảy lên giang hai tay ôm lấy một tảng mây bồng bềnh và bay liệng.-Có bãi biển nào mà sóng không vỗ bờ hả?Một hôm đang lau súng Thà chợt hỏi.Chính từ hôm ấy mà Thà thân với Thiệt-Các ông quân lực nào khéo ghép, trung đội 3 đã có thằng Thà lại thêm thằng Thiệt.Thiệt quê ở Hà Nội, học hết lớp mười hai, cùng nhập ngũ một năm với Thà. Trán dô, mắt to, miệng lúc nào cũng liến thoắng, Thiệt nổi tiếng là chàng thích nói ngược.-Trận tấn công năm ngoái, em đi đánh cùng với Thiệt. Vẫn lời Thà kể: Chúng em hành quân mấy ngày liên, đi về hướng rặng Đăng-rếch. Đăng-rếch, tiếng Campuchia có nghĩa là đòn gánh.Ba ngày đầu, rừng che khuất không thấy đỉnh núi. Đến ngày cuối bắt đầu nhận ra nó, một vệt xanh mờ thấp nhổ ở phía xa. Vào gần hơn, thấy nó cao dần. Thực ra nó không cao đâu. Đó là một dãy núi dài, chạy từ Bát-đom-boong qua Xiêm Riệp-Ốt-đô-miên-chay rồi đến Prết-vi-hia, mút ở phía Bắc là Ba Biên, tức là ba biên giới. Ở Bát-đom-boong, độ cao rặng Đang-rếch quãng chừng ba trăm ngang Xiêm Riệp cao dần, cho đến Prết-vi-hia có bình độ năm sáu trăm thước.Từ chân núi lài ra là là những cánh rừng thưa, bằng lăng, mã tiền, khộp và biết bao cây lạ mà em không biết tên mọc xen nhau trên triền dốc thoải.-Các thủ trưởng biết cây mã tiền chưa? Lạ dễ sợ. Quả vàng như quả Campuchia, nhưng da không mướt như da Campuchia. Mùa khô, quả mã tiền chín ối, đi rừng quả mã tiền thằng Thiệt cứ mơ đến cam. Cuối mùa, quả chín rụng, rữa ra trong nắng trong sương. Dưới gốc, phơi trần trên mặt đất khô vô số là hạt mã tiền màu trắng mốc.Leo theo triền dốc thoải ấy quãng một tiếng đồng hồ thì gặp rừng già với những tảng đá khổng lồ, nhìn xa như những mái nhà lớn. Dốc rất đứng. Các bạn trinh sát muốn vượt triền Đăng-rếch phải dùng dây quăng buộc vào các gốc cây lớn rồi đun nhau leo lên, có khi phải dùng thang làm sẵn. Thang hàng mấy chục bậc ấy, chứ không phải thang xoàng xoàng trèo dừa, trèo mít như ở thành phố đâu.Những hòn đá lớn, phẳng lì, thằng Thiệt đặt chân lên đó như đặt chân lên một cái chảo rang. Hắn hếch mũi, nó uể oải:-Hừ, đá phẳng quá, hèn nào nước chảy qua trôi tuột đi, không đọng lại được một vũng nhỏ.Thằng Thiệt, không biết mới nghĩ ra điều gì vui vui lai rụt cổ rúc rích một mình.Em hỏi:-Gì vậy bồ?-Chị tớ học hết Tổng hợp Văn. Bố tớ giữ thư viện đến cụ là hai đời. Anh tớ đi công nhân, khoe đã đọc hết 200 quyển sách khoa học. Còn tớ, sách thần thoại tớ ngốn hết. Có đủ loại thần: Thần tình yêu, Thần sắc đẹp, Thần thời gian, Thần chết… thế mà tớ chưa nghe nói đến Thần khát cậu ạ… Chuyến này tớ ráng bắt ba thằng tù binh, được thưởng phép một tháng về Hà Nội, thế nào tớ cũng tìm thầy Khảo dạy Thần thoại Hy Lạp hỏi thầy xem có Thần Khát không?Em nguýt nó nhưng rồi lại đấu dịu: “Mình tin rằng có”.-Thế cơ sở đâu mà cậu tin như vậy?-À… đời sống con người có bao nhiêu ước vọng và khổ đâu thì có bấy nhiêu vị thần.-Thế thì cậu bảo Thần Khát người ta biểu tượng thế nào?Em phì cười. Chiến tranh, cả trong những giờ căng thẳng như thế này vẫn có lúc rảnh rỗi.-À… có thể Thần Khát là một ông già cao lớn, ngực nở, bụng thóp, xung quanh lưng quàng đầy những ống lồ ô đựng nước, cổ dài hơn thân hình, lưỡi thè ra như một mái hiên, tay cầm ngọn giáo hàng mấy trăm sải phóng lên mặt trời đỏ ối, khối lửa đỏ rực ấy bị đâm toạc, từ đó tuồi ra một dòng nước lớn, trong lênh láng.-Không phải. Tớ cho rằng Thần Khát phải biểu tượng bằng một người mẹ, đôi mắt hiền và sâu, mũi cao, cằm bằng, môi mím lại, chan chứa suy tư. Đôi vú mẹ mênh mông và nhọn. Qua Tây Ninh cậu có chú ý núi Bà Đen không. Tớ ngang qua đó hai lần. Tớ cứ nghĩ rằng hòn núi mang tên một người mẹ đó tựa hệt như núm vú của trái đất. Bà mẹ ấy đi, tóc dài chấm gót, xoã theo những gợn gió mùa khô, hoa khộp rơi, bay xoay tròn theo gió rồi đậu trên tóc bà. Đất nứt nẻ và khô căn ở dưới chân. Cây rừng chết xơ xác. Hoa không nở. Không thấy màu xanh, chỉ có màu nâu chết, màu bạc xám, màu tím đen, màu đỏ bầm như máu khô sấy nắng. Từ đôi vù bà chảy mãi một dòng sữa ngọt. Dòng sữa ấy giỏ vào gốc cây, cây tươi lại, giỏ vào cành, lá non mọc, giỏ vào ngọn, những chiếc nụ nở thành hoa. Dòng sữa ấy giỏ lên đất, cỏ vụt lớn xanh rì. Giỏ vào lưng con ve, ve rừng đang kêu thảm thiết, ngỡ rằng tiếng rền rĩ triền miên ấy có thể làm chổ mát lạnh, ve thôi kêu và hoá thành một chim én. Dòng sữa ấy giỏ vào mặt trời, mặt trời bỗng hoá mặt trăng…-Thế Thần Khát là một vị cứu tinh à? Cứ cho môi vị thần đều là một kẻ cứu tinh thế thì mình đoán Thần Khát chính là chị Sáu Hiền của mình, muối chanh giỏi hết xảy, trắng bóc, cứ hôm nào đi học về, khát nươc, chị thưởng một cốc có đá là mát lịm cả người…Đêm đã xuống, nhanh thế. Trăng hiện qua một lớp sương mỏng, bạc và dịu. Tưởng ánh trăng và đêm có thể làm nguôi cơn khát, nhưng không. Cổ càng khô quánh. Thằng Thiệt hết muốn nói. Nó nằm ngửa thở phì phò.ĐK địch vẫn bắn. Nó chọc vào mấy khẩu 82 đang tập trung khu hoả điểm dưới sườn.Tiếng ông Bảy Hử:-Tản ra, củng cố thêm công sự. Trụ lại, chờ đưa thêm hoả lực và bộc phá lên đánh tiếp.Thằng Thiệt rút xẻng. Hắn xúc hai lát rồi bỏ xuống. Hừ, có còn là cánh tay nữa đâu. Mềm quá bã đậu! Nó nói một mình rồi quay sang em:-Kệ, ta thử đi tìm nước đi. Mấy ông trinh sát gà mờ sợ ĐK không dâm mò vào đúng chỗ cũ, chứ cái quái gì lại không có nước.Nó quay sang phải nói với An, tiểu đội trưởng:-Tôi với thằng Thà đi tìm nước nhé. Bộc phá mà khuân lên đây cũng là khuya.Em cũng khát như nó, e rằng, còn khát hơn cả nó. Nhưng em nhát. Em lắc đầu.-Ông Bảy Hử-chúng tôi thường gọi tiểu đoàn trưởng chúng tôi như vậy, vì điều gì ông không đồng ý là ông hử, ông mà đã bực mình là ông hử luôn chục tiếng, anh lính nào cũng xanh mặt-ổng mà tóm được thì chết…-Thế ở đây chịu khát à? Không chừng lại lập công đấy chứ. Tớ mà tìm được nước thì ông Bảy không hử lấy một hử, còn vồ tớ, xốc tớ lên, hôn đùn đụt, thưởng phép, gởi giấy về gia đình nữa.Thiệt quay sang An:-Hai đứa tôi đi nhé. Bình tông ông đâu, đưa thêm đây… này, đi…Thế là chúng em lén đi.Em và Thiệt đi sâu mãi về phía cụm rừng xanh, men theo một con suối.Mùa khô nắng đã đun cạn hết nước suối. Hoạ hoằn giữa lòng suối còn sót lại một vũng nước. Một vũng nước đọng. Lá cây ven suối rơi xuống tụ dưới đáy suối mùa khô nát thối. Mùi nước hôi nồng nặc, rửa tay, sau một buổi vẫn còn ngửi thấy mùi thối. Nhưng những anh em trinh sát, những chiến sĩ đi phục, những người lính vận tải đường xa, và bây giờ là chúng em trong mùa khô khắc nghiệt vẫn hằng ước ao được may mắn bắt gặp và uống thứ nước đọng ấy.Mỗi lần gặp nhau như vậy, người ta reo: nước: Người tháo bình tông, người chuẩn bị khăn mặt. Hằng mấy tiểu đội sẵn sàng cởi tuột áo quần lấy mũ cứng làm gàu ập đến chen nau múc giội tới tấp lên đầu lên cổ, vừa kỳ cọ vừa nhăn mũi: Thơm quá, thơm quá!-Cứ được một vũng nước bằng bàn tay là đạt yêu cầu rồi! Thiệt vừa rạp người đi vừa nói.Lâu lâu, sợ em nóng lòng rủ về, Thiệt lại khích lệ:-Không chừng ở dưới này một tẹo có nước. Đây này… chỗ này mới cạn sạch cách đây đôi ngày, đất hình như còn ẩm.Cứ thế, cái khát và một ao ước mơ hồ đẩy chúng em. Một con mễn chạy qua, một quả mìn nổ phía trước. Tiềng mìn đạp nổ cũng đanh như tiếng ĐK.-ĐK hay mìn hở Thà? Thiệt hỏi.-Có lẽ mìn. Em nói.Em thấy rờn rợn. Dưới mặt đất kia, bây giờ đã trở nên mát dịu đang ẩn náu đâu đây những kẻ thù bí mật. Em nói nhỏ với Thiệt, tựa như sợ bọn thù bí mật kia có thể nghe:-Thôi ta về, không kiếm được đâu. Gặp mìn nguy hiểm.Thiệt gàn, đầy tự tin:-Thằng địch gài mìn ở đây là bẫy chúng mình đi tìm nước đấy. Vậy thì chắc là có nước. Có mìn thì ta gỡ ta đi chớ, sợ gì!Một con thú lại chạy hoảng qua. Một tiếng mìn nữa nổ. Em khẩn khoảng:-Thôi, Thiệt à. Chụ khát còn hơn. Mà hình như đã khuya lắm.Em nghĩ đến đơn vị. Em nghĩ đến trận đánh tiếp cả tiểu đoàn đang hì hục sửa soạn. Tiểu đội trưởng An chắc đang hớt hải chờ hai đứa. Không biết anh ta sẽ báo cáo thế nào với trung đội.Em định bước một bước. Nhưng tự nghĩ: không chừng dọc lòng suối mình đi qua cũng có mìn, em bảo Thiệt:-Mình mệt quá, dù có đi hay trở về, cũng ngồi xuống đây nghỉ đã.Theo thói quen của người lính ở chiến trường khắc nghiệt này, em lấy tay dò mìn. Năm ngón tay với vào lòng suối. Lòng suối lạn cạn cuộn pha cát. Có lẽ những lớp cát bồi che giấu dưới bụng bó những quả mìn đạp. Em nghĩ vậy và ráng đào. Ôi, một quả mìn thật.-Có mìn, Thiệt ơi.-Thế ư?-Ừ… Nó đáp gọn và cúi xuống rà.Thiệt bỗng vớ được một quả mìn. Nó đưa quả mìn dứ dứ về phía em rồi ngồi bịch xuống.Đêm qua lúc nào không biết. Tiếng súng thưa dần rồi im hẳn. Cả tiếng ĐK của địch trên sườn Đăng-rếch cũng vậy. Hay là họ đã rút?Sau này trong bao nhiêu nguyên nhân vì sao ta cần ngừng tấn công, có một nguyên nhân em được biết: súng đang còn, đạn đang còn, và người cũng đang còn, nhưng không còn nước, cho nên chỉ còn những con người mệt lả, không lê vững đôi chân mỏi nhừ, và bởi thế cũng không đủ sức chạy lên chạy xuống đánh tiếp những quả bộc phá sào dài ngoằn và nặng trịch. Lui quân đi chưa toàn thắng là điều mà người ra trận không một ai muốn. Nhưng người chỉ huy của chúng em hôm ấy đã cho lui quân, và cho lui quân hôm ấy là đúng.Thế là hai đứa em ở lại một mình dưới chân Đăng-rếch, giữa lòng suối mà Thiệt đặt hết ao ước với một bãi mìn dày lẩn khuất quanh quẩn vây lấy chân.Chúng em lết từng bước vừa đi vừa rà mìn, vừa đi vừa nghe ngóng địch. Có tiếng súng con của chúng ở vị trí chỉ huy của ông Bảy Hử ngày hôm qua. Chúng em quay tìm đường khác. Ba ngày như thế. Khi không thể cất nổi chân, chúng em ngồi lại đầu óc trống không, ngực nóng như cả mặt trời lửa đặt vào đó, bụng thở thoi thóp, cổ đắng, cố ứa ra một tí nước bọt, nhưng làm gì có được của quý ấy.Lúc đơn vị tìm thấy chúng em, tiểu đội trưởng An nói lại, thân thể chúng em mềm và nóng hâm hấp như hai trái chuối luộc. Hai ngày sau vẫn không nói ra tiếng. Lưỡi tụt đi đâu mất.Tôi nói với chị Sáu:-Chị ạ, trận đánh vào sào huyệt bọn Pol Pot vừa rồi tôi có được đến đơn vị Thà. Bảy Hử đã làm trung đoàn phó. Anh dẫn tôi đi chơi thăm anh em. Thà làm tiểu đội trưởng thay An đi học. Còn Thiệt, trung đội phó quyền trung đội trưởng, da ngăm hơn trước, anh đã tự nhận như thế, miệng liến thoắng, đôi mắt vẫn mở to như ngờ ngệch.Bảy Hử chỉ tay về phía Thiệt:-Bố mẹ đẻ anh ta cái miệng ra trước, nhưng lại không biết khóc. Bà đỡ bợp cho một cái, anh ta thét đủ bảy ngày bảy đêm, nên bây giờ cái miệng rộng đến mang tai.Thiệt đang tập hợp trung đội để kiểm tra khối lượng mang vác từng chiến sĩ.-Ông Yên… Súng 7 cân này, xẻng 1 cân rưỡi này, đạn 4 cân này, gạo sấy lương khô 3 cân này, sao lại đến 35 cân? À, tham ô nước.Anh chiến sĩ này đã lấy các bao đựng đạn B40 cũ cho nước vào dán lại, bỏ và ruột nghé để mang thêm ngoài tiêu chuẩn 6 lít một người.-Ông Văn… 36 cân. Quái nhỉ! Lại tham ô nước… Cái gì đây? Đào đâu ra mấy cái ống nhựa này? Phổ biến rồi mà không chịu quán triệt. Đoàn sẽ tổ chức hai trạm bơm. Sẽ bơm từ hậu cứ rồi tải theo đường quân sự làm gấp. 100 cây số có nghĩa lý gì, đưa nước đến vị trí tập kết 1. Ở đó hậu cần đã lót sẵn những túi ni lông lớn dùng làm bể tạm thời, nước sẽ chứa vào đấy. Vận tải và một phần ba quân số của tiểu đoàn, nghĩa là tất cả đại đội dự bị sẽ áp nước theo chúng. Ngoài mỗi người 6 lít tự mang, chúng ta có một triệu lít nữa. Thế mà không tin. “Thủ trưởng ơi-Thiệt quay lại nói với Bảy Hử, lễ xuất quân chiều nay đề nghị trên cho dàn toàn bộ đội hình vận tải nước với toàn bộ dụng cụ, khí tài, cái “Binh chủng đặc nhiệm của mùa khô” này quan trọng lắm”…Sau khi kiểm tra xong, có lệnh cho trung đội giải tán, tôi giữ Thiệt và Thà ở lại nói chuyện chơi. Tôi đùa:-Nè, qua trận khát năm ngoái cuối cùng Thiệt nhận ra ông Thần Khát được biểu tượng thế nào?Thà cướp lời:-Nhất định phải là một ông thần tụt lưỡi, toàn thân mềm và nóng như chuối hấp.Thiệt hứ một tiếng, mím đôi môi hóm:-Chớ khiêu khích… Trải qua cái trận chết khát đó mà cũng nghĩ ra được lắm cái hay.-Thế à, nói cho tôi nghe với nào.-Qua trận khát ấy, em cứ nghĩ các nhà khoa học thật tài. Này nhé… Họ nói rằng giữa sự sống và cái chết có một trạng thái trung gian, nghĩa là có một quãng thời gian trong đó sự sống không còn nữa nhưng cái chết cũng chưa đến… Giỏi thật. Em cứ nghiên cứu mãi hôm đó không biết em đã ở trong trạng thái trung gian ấy chưa? Có thể rồi, vì em cảm thấy tim không đập nữa, ngực không thở nữa, chân tay không cựa quậy nữa. Nhưng cũng có thể là chưa. Vì em cứ còn đang mơ.-Lại xạo rồi. Thà cười.-Không, thật đấy.Tôi hỏi:-Thế lúc ấy mơ thấy gì nào?-Mơ thấy lửa đang táp cháy cả người em bỗng vụt tắt. Quanh em nhân dân trong phum quây quần làm lễ chúc phước. Các cô gái té nước ướt đẫm mình mẩy. Em hét: coi chừng ướt liều phóng B40, coi chừng ướt gạo sấy, gạo sấy giao tôi mang mà nở phình ra thì cả đại đội tập trung lại ăn không hết đấy. Chẳng ai thèm để ý đến lời em. Họ vẫn té nước ào ào. Nước chảy mát rượi qua đầu, qua mắt, qua hai gò má, qua mũi, em hơi sặc một chút, rồi qua môi, qua ngực, qua bụng, chảy trên những bắp thịt cánh tay và đôi chân trần mệt mỏi. Em chẳng uống một giọt nào.Lát sau, một bà mẹ Campuchia đến, bà mẹ cao lớn lạ thường. Trên vai bà một chiếc đòn gánh khổng lồ. Bà quẩy một đôi thúng lớn, to gấp mấy chục lần cái khoanh thuyền của quân khu ấy. Tay phải của bà đặt lên mấu đòn gánh, ở đấy em thấy hiện lên ngôi đền Prết-hi-via. Tay trái bà đong đưa, như mẹ em quẩy nước giếng ở nhà. Bà đi học theo triền Đăng-rếch. Qua mỗi đoạn bà lại nâng đôi thúng, trút nước xuống. Nước chảy trên những tảng đá mái nhà, mài nhẵn nó, xoáy vào đất, làm thành những con suối. Bà nói: Từ nay suối ơi, mày giữ nước trong lòng mày mãi chớ để nước cạn.Em nghe bà nói, em mừng quá em reo: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con là coong-tóp (tiếng Campuchia nghĩa là bộ đội) Việt Nam sang đây đánh Pol Pot giúp dân, đi đánh trận hết nước, khát quá, mẹ cho con một hớp!Bà mẹ Campuchia lấy tay hất tấm khăn Cà-ma trên đầu. Bà nói: Con! Thương con quá! Con chịu khổ, chịu cực, chịu khát… bà mẹ vục một ống nước nữa vào thúng đưa cho em. Em uống một hơi, ôi, nước thốt nốt, ngọt ơi là ngọt.Em định gào: Mẹ ơi, cho con một ống nữa thì có tiếng đập vào người. Mở mắt ra, thấy ông An tiểu đội trưởng và anh em trung đội đi tìm.Em nhắm nghiền mắt. Em gào, em lại mơ tiếp: Biển Hồ ơi! Biển Hồ hiện ra, dềnh dàng, lắc lư như một mảng trời màu cánh sen đưa võng trước mắt em. Em vội vàng nói: Biển Hồ ơi, người ta bảo ước gì Biển Hồ là đôi mắt em để anh bơi, còn tôi, tôi ước gì đôi mắt em là Biển Hồ để tôi uống…Đám chiến sĩ vẫn còn vây quanh chúng tôi cười ầm ầm muốn tốc cả mái tranh.Thế đấy, sáng hôm sau họ lên đường. Các tiểu đoàn lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và các đơn vị quân tình nguyện sát bên nhau. Tổ quố, hai Đất nước và Đời mãi mãi ghi lại hình dáng người lính khi lên đường. Trên vai chất đủ thứ: súng đạn, áo quần, lương khô, gạo sấy, võng tăng, dây trói tù binh, xẻng và nước. Bên lưng một bình tông nước, trước ngực một bình tông nước và sau lưng một can nước nữa. Đầu hơi lao về trước, trán nhô tới, chân bước chậm và chắc. Tôi nghe rõ tiếng Thiệt đùa:-Các cậu ơi, người ta nói mùa khô ở đất nước bạn chỉ có ba nơi có nước: Biển Hồ, cây thốt nốt và vú sữa người mẹ. Bỗng mùa khô năm nay có một dòng suối vĩ đại, dòng suối trong vắt ấy chảy trên vai người lính, ngược lên triền Đăng-rếch, nhận chìm tất cả bọn Pol Pot.Thiệt lấy điệu đưa tay vừa vuốt ve chiếc bình tông 5 lít lủng lẳng trước ngực vừa nói: Tổ quốc ở bên cạnh thế này sao lại không chiến thắng.Tôi nghe rõ tiếng cười khúc khích của Thà và từng chuỗi cười hồn nhiên, sảng khoái của lớp lớp lính trẻ.Thắng trận xong, tôi gắng leo lên cho đến đỉnh núi. Đứng trên cao ấy nhìn về nam, lớp lớp cánh rừng dày và dợn xanh trông tựa biển. Nếu là biển, thì sông biển ở đây cũng không vỗ vào bờ. Dưới những cánh rừng biển bạt ngàn im lặng và xao động, một thế hệ chiến sĩ đang nở sinh. Những chiến công, những phẩm giá đang được sinh nở ở đây cùng với lúa gạo, tôm cá, dầu và điện, gỗ và than của mẹ cha, anh chị bên nước ngày ngày vắt mồ hôi và trí tuệ tạo ra khẳn định sự trường tồn của tình nghĩa hai đất nước ruột rà anh em.Tôi nói với chị Sáu:-Chị nói rất phải: Người lính bao giờ cũng muốn tâm sự với hậu phương dù đương lúc rối bận nhất.Chị Sáu cười:-Còn tôi, tôi nhớ câu nói đùa của Thiệt quá.Tôi chia tay chị, thầm cảm ơn ngôn ngũ cha ông đã cho ta một từ sâu thẳm: NƯỚC!
26-4-1984