Ông chủ xe bụi
Phần 2

Ông chủ xe bụi ấy là Lưu Xuân Tình, giám đốc Công ty Điện máy Gia Lâm. Công việc của anh là kinh doanh xe máy, mà chủ yếu là xe máy Trung Quốc. Nói như ngôn ngữ của anh thì đấy là loại xe... bụi, cũng như cơm bụi, bia bụi. Đó là hàng hoá dành cho người nghèo.
Tôi còn nhớ cách đây chừng sáu, bảy năm gì đó, khi tôi từ nước Nga mới chân ướt chân ráo về đến Hà Nội, nhà văn Lê Lựu đã vỗ vai tôi: Này, mày rỗi không, đi chơi với tao!. Đi đâu?. Thăm một nhân vật tiểu thuyết! - Thăm nhân vật tiểu thuyết? - Tôi ngạc nhiên. - Này, bố có say rượu không đấy? Cái thằng cù lần! Tao đâu có nát rượu. Thằng Trường trong tiểu thuyết Mở rừng, mày nhớ chứ. Nó chính là thằng Tình, Lưu Xuân Tình. Tao cứ tưởng nó vùi xác ở chiến trường rồi kia. Tết nào, tao cũng thầm thắp thêm một nén hương cho nó. Hoá ra nó vẫn sống. Bây giờ cu cậu làm giám đốc Công ty Điện máy ở ngay Gia Lâm thôi.
à thì ra thế. Lưu Xuân Trường là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Mở rừng. Cứ như trong tiểu thuyết thì Trường là đại đội trưởng lái xe dũng cảm. Trong một trận chiến đấu đẫm máu, anh mất hết giấy tờ. Nào ngờ giấy tờ ấy lại rơi vào tay địch. Thế là suất gần một tháng trời, địch cứ ra rả đọc tên anh trong buổi phát thanh Nhịp cầu thương yêu. ở làng anh, có ông thợ cắt tóc chuyên nghe trộm đài địch. Thế là tin tức được bung ra. Ai cũng đinh ninh rằng anh đã chết. Thì chính thằng địch đã nói thế. Nói cả tuổi tên, quê quán, con ông nào, bà nào, ở đội nào. Chết lúc nào. Chôn cất ở đâu. Địch nói cụ thể đến thế thì ai mà chẳng tin. Bà mẹ Trường ốm liệt giường, ốm đến rụng hết cả tóc. Bà cứ sụp xuống mà lạy cô con dâu tương lai, cầu xin cô hãy thương bà mà đi lấy chồng. Bà không thể chịu nổi nếu ngày nào cô cũng qua chăm sóc bà. Con gái sinh nở có thì. Nỡ lòng nào bà bắt nó chết già khi nó vẫn còn rất trẻ và đẹp. Cũng vì thương bà cụ khổ tâm bứt rứt như thế mà cô đành ra đi. Cô lấy một anh chồng thương binh cũng do bà cụ dàn xếp. Khi hai người vừa có một đứa con với nhau thì Trường đột ngột trở về. Anh chồng sợ quá, bỏ trốn khỏi làng vì cứ nghĩ mình có tội, là đã vi phạm chính sách Hậu phương quân đội. Trường đã chủ động tìm gặp anh. Người chồng đau đớn xin được trao lại vợ cho anh. Hỡi ôi. Làm sao lại có chuyện thế được. Trường là một người lính. Thằng lính nào cầm súng ra đi cũng là để bảo vệ sự yên ấm cho mọi gia đình. Làm sao lại giành giật hạnh phúc của kẻ khác, nhất đó lại là người anh yêu mến, thương cảm. Lê Lựu viết chương này khá cảm động. Có thể xem như một màn kịch đặc sắc ở thời điểm ấy. Tôi hỏi Lưu Xuân Tình:
- Tất nhiên khi thành nhân vật tiểu thuyết, nghĩa là đã qua sự nhào nặn, hư cấu của nhà văn rồi thì nguyên mẫu không còn nguyên dạng nữa.
Vậy sự thật của câu chuyện còn lại bao nhiêu?
- Còn đến 99%. Tôi chẳng biết ông Lựu lần mò ở đâu ra chuyện của tôi. Thực tình, tôi chỉ gặp ông Lựu chừng mươi phút ở Trường Sơn. Lúc bấy giờ đang mùa khô. Chúng tôi bắt đầu vào chiến dịch vận chuyển. Bận tít mù. Khi ấy, ông Lựu trẻ lắm. Tuổi có thể nhỉnh hơn tôi một chút, nhưng quân hàm lại thấp hơn tôi. Ông Lựu là phóng viên báo Trường Sơn. Còn tôi là đại đội trưởng đại đội vận tải thuộc đoàn 559. Chúng tôi gặp nhau loáng thoáng, nói vài câu bổ bã theo kiểu lính tráng. Tôi không tin ông Lựu viết được văn. Nhà văn phải thế nào kia chứ. Chí ít thì mặt mũi cũng phải sáng sủa. Đằng này ông ấy lại nhếch nhác, trông cũng chẳng hơn gì một thằng lính nhọ đít như mình...
- ừ đúng là tớ chỉ gặp Lưu Xuân Tình có một ít phút trong hội nghị Chiến sĩ thi đua ở mặt trận.
- Nhà văn Lê Lựu xác nhận. - Nhưng gặp là tớ mê ngay. Tình đúng là thằng lính chiến. Lúc ấy cu cậu mới là thiếu uý lái xe. Vậy mà lên diễn đàn hội nghị, cậu ta dám choang luôn ông trung tá cấp trên của mình là hữu khuynh, là nhát gan, chưa thấy bom đạn đã sợ vãi đái. Tình là một đại đội trưởng dũng cảm. Người ta đã định phong Anh hùng, nhưng thấy tính cu cậu cứ ngang cành bứa như thế nên lại thôi. Chuyện riêng của Tình, cả tuyến vận tải đều thuộc vanh vách. Tớ biết được chút nào cũng là nghe cánh lính lái xe kể lại. Lúc bấy giờ, Tình như một nhân vật huyền thoại ở Trường Sơn.
Tôi hỏi giám đốc Lưu Xuân Tình:
- Vậy khi đọc truyện Lê Lựu, anh thấy sao?
- Tôi khóc, ông ạ. Lần nào đọc, tôi cũng khóc. Chuyện thực của tôi thì tôi lại thấy bình thường. Trong chiến tranh, có đến hàng ngàn thằng lính có cảnh ngộ như tôi. Vậy mà khi vào văn thì nó lại thấm thía quá! Nó còn thật hơn cả sự thật. Bởi thế mà cảm động. Người yêu tôi bấy giờ tên là Cù Thị Lộc, quê ở Vĩnh Phúc. Cô là công nhân Nhà máy in Tiến Bộ. Đẹp gái lắm. Trắng trẻo. Cao. Các cô hoa hậu bây giờ không thể so được. Chuyện cô với tôi, đúng như ông Lựu viết. Chỉ khác một chút. Khi tôi đột ngột từ cõi chết trở về thì cô đang viết Thiếp mời. Ông Lựu dựng chuyện cô bế con ra đón tôi. Đấy là ông Lựu bịa. Nhưng bịa thế hay hơn, dữ dội hơn. Còn những gì tiếp theo thì hoàn toàn là chuyện thật đúng như ông Lựu viết.
- Có thể công bố chuyện này cho bạn đọc biết được không?
- Xin ông cứ thoải mái. Vì chuyện thật như thế thì có gì đâu mà phải giấu giếm. Ông cứ viết thẳng tên người yêu tôi là Cù Thị Lộc, chứ đừng Cù Thị L. Viết tắt thế kinh lắm. Bà Lộc có đọc được thì tôi tin bà ấy cũng chẳng nỡ trách. Ai lại đi trách quá khứ vàng son thơ mộng của mình. Còn ông chồng bà ấy có biết thì cũng chỉ tự hào hơn về người vợ tuyệt vời của mình...
- Thế còn bà xã anh...
- ồ bà xã nhà tôi thì lại có một cái đức rất hay mà tôi vô cùng kính trọng. Đó là đức không bao giờ đọc sách báo. Thế nên các ông có viết đến mười cuốn tiểu thuyết về !!!36_18.htm!!! Đã xem 87889 lần.


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003