Dịch giả: Tĩnh Hà - Kiều Oanh
Lời nói đầu

 

Tối ngày 1 tháng mười năm 1969, tôi rảo bước nhanh qua phòng bảo vệ của Công ty Rand(°) ở Santa Monica, tay xách một vali chứa đầy tài liệu tối mật mà tôi dư tính sẽ sao chụp trong đêm hôm đó. Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7.000 trang liên quan tới các quyết định của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi quen thuộc là Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại nằm trong két đựng tài liệu ở văn phòng của tôi.
Tôi quyết định sao chụp toàn bộ và đưa ra công chúng bộ hồ sơ này, hoặc là thông qua các cuộc điều trần tại Thượng viện hoặc là qua báo chí nếu tôi thấy điều đó là cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì việc làm này. Cuốn hồi ký này sẽ tập trung mô tả quá trình hành động công bố tài liệu của tôi.
Trong 11 năm, từ giữa năm 1969 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng Năm năm 1975, tôi cũng như rất nhiều người Mỹ khác đặc biệt quan tâm tới sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vào thời gian đó, thoạt tiên tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là một thảm hoạ về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác. Ba phần đầu của cuốn sách tương ứng với ba giai đoạn phát triển về nhận thức của tôi.
Những sai phạm và hành động sau đó của tôi đã phản ánh quá trình thay đổi nhận thức đó. Khi nhận thức cuộc xung đột chỉ là một vấn đề tôi đã cố gắng góp sức để giải quyết nó, khi nhận ra sự bế tắc, chúng ta (Nước Mỹ - ND) đã cố gắng tư giải thoát mà không gây phương hại tới lợi ích của quốc gia khác, và tôi đã nỗ vạch trần và chống lại cuộc chiến khi ý thức mách bảo nó đã trở thành một tội ác với hy vọng chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Qua quá trình nhận thức trên, tôi đã vận dụng nhiều cách khác nhau nhằm tránh khả năng chiến tranh leo thang lên cao hơn. Nhưng gần đến giữa năm 1973, khi tôi phải ra trước Toà án liên bang vì nhũng hành động của tôi vào cuối năm 1969, tôi đã nói không ai, kể cả tôi, thành công trong mục đích và cố gắng của mình. Những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột - cho dù nó được nhìn nhận như là một cuộc kiểm nghiệm bị thất bại, một vũng lầy hay một sai phạm về mặt đạo lý - dường như cũng chẳng thấm vào đâu so với những cố gắng để chiến thắng trong cuộc xung đột đó. Vì sao?
Như sau này tôi nhận thấy, chỉ cần chống thôi chưa đủ, chúng ta còn cần phải hiểu về chiến tranh. Ba mươi năm sau tôi vẫn tin điều đó là sự thật. Cuốn sách này thể hiện nỗ lực cho đến tận ngày hôm nay của tôi - những nỗ lực còn xa mới hoàn tất - trong việc giúp các bạn hiểu về cuộc chiến tranh của đất nước chúng ta ở Việt Nam, và bản thân tôi là một phần của cuộc chiến đó và tại sao cuộc chiến tranh đó cũng như những nỗ lực của tôi lại kéo dài đến như vậy.
Trong thời gian ba năm bắt đầu từ giữa năm 1964 - với ngạch bậc dân sự cao nhất, tôi đã giúp chính quyền theo đuổi một cuộc chiến tranh mà tôi tin ngay từ khi bắt đầu là nó sẽ bị thất bại. Làm việc tại Washington bên cạnh những nhà hoạch định chính sách tối cao trong những năm 1964-1965, tôi đã chứng kiến họ bí mật đẩy đất nước này vào một cuộc chiến tranh qui mô lớn mà không hề có lấy một khả năng thành công. Sự bi quan của tôi trong những năm đó không thay đổi, và trong vòng khoảng một năm - từ mùa Xuân năm 1965 tới mùa Xuân năm 1966 - tôi đã kỳ vọng và làm hết sức để trông chờ một sự thắng lợi nào đó. Sự kỳ vọng đó đặt vào vị tổng thống, người mà bất chấp nhiều mối nghi ngại, vẫn đẩy chúng ta lún sâu vào vũng lầy của cuộc chiến. Khi nước Mỹ đã dính líu toàn diện vào cuộc chiến tranh, vào giữa năm 1965 tôi tình nguyện tới phục vụ ở Việt Nam như một nhân viên của Bộ Ngoại giao. Công việc của tôi là đánh giá tình hình "bình định" ở vùng nông thôn. Thời gian này, tôi đã sử dụng vốn kiến thức của một sĩ quan chỉ huy pháo binh của lực lượng lính thuỷ đánh bộ, để quan sát cuộc chiến tranh một cách toàn diện. Trước đây câu hỏi liệu chúng ta có một quyền gì đó, bất kể quyền gì cao hơn người Pháp tới chúng ta, để theo đuổi cuộc chiến bằng lửa đạn và sắt thép ở Đông Dương, những mục tiêu mà các nhà lãnh đạo của chúng ta đã lựa chọn, chưa bao giờ khiến tôi phải bận tâm. Trong hai năm ở Việt Nam, ấn tượng về những người dân và hoàn cảnh của họ đã trở nên chân thực với tôi hơn, chân thực như những binh lính Mỹ mà tôi cùng hành quân, như chính đôi bàn tay của tôi, mà trong một khía cạnh nào đó, đã khiến việc tiếp tục theo đuổi cuộc chiến vô vọng đó trở nên không thể tha thứ được.
Bị loại khỏi chiến trường vì bệnh viêm gan và quay trở lại Mỹ từ giữa năm 1967 tôi bắt đầu làm tất cả những gì có thể để giúp đất nước tôi thoát khỏi cuộc chiến tranh. Trong hai năm tôi làm việc này với danh nghĩa là người trong cuộc phỏng vấn trực tiếp các quan chức cao cấp, cố vấn cho các ứng cử viên tổng thống và cuối cùng, vào đầu năm 1969, làm trợ lý Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống. Nhưng cùng trong năm đó, tôi nhận ra mình đã phá vỡ kế hoạch đề ra ban đầu nên quyết định chấm dứt sự nghiệp công bộc cho chính phủ.
Một trong những việc làm trên đe doạ xâm hại quyền tụ do của tôi. Năm 1969 và 1970, với sự giúp đỡ của người bạn tên là Anthony Russo - một cựu thành viên của Công ty Rand, tôi bí mật sao chụp toàn bộ 47 tập Hồ sơ Lầu Năm Góc, một văn kiện nghiên cứu tối mật về các quyết định của Mỹ ở Việt Nam từ 1945 đến 1968, làm sở hữu riêng của mình và trao chúng cho Thượng nghị sỹ William Fulbright, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện. Năm 1971, tôi cũng đã trao những bản sao cho tờ Thời báo New York và tờ Bưu điện Washington và cuối cùng, bất chấp tới bốn lệnh cấm của liên bang, một điều chưa có tiền lệ, cho 17 tờ báo khác mà sau đó đã đem công bô nội dung tài liệu của tôi.
Tôi đã không sai khi nhận định về những mối nguy hiểm đối với cá nhân tôi. Ngay sau đó, tôi bị buộc phải ra trước toà án liên bang, tiếp theo là Russo. Tổng cộng, tôi bị quy tới 12 tội và có thể phải chịu tới 115 năm tù với một vài lần hầu toà nữa. Nhưng tôi cũng không sai khi hy vọng rằng vạch trần những bí mật và những điều dối trá của 5 vị tổng thống có thể làm lợi cho nền dân chủ của chúng ta và đó là cái giá xứng đáng cho sự mạo hiểm của mình. Sự thật được tiết lộ sẽ là động lực để thúc đẩy việc đưa ra công luận hàng loạt vấn đề, bao gồm cả những việc làm xấu xa của Nhà Trắng hòng làm mất uy tín của tôi cũng như bắt tôi phải im miệng. Đương nhiên là nếu tôi khuất phục thì họ sẽ bãi bỏ những cáo buộc chống lại tôi và bạn bè của tôi. Nhưng điều quan trọng hơn nhiều là chính những tội ác của Phòng Bầu Dục đã góp phần lật đổ Tổng thống, một bước hết sức cần thiết trước khi đi đến kết thúc chiến tranh.
Đây là câu chuyện về sự thay đổi lớn nhất trong đời tôi, nó bắt đầu kể từ khi tôi từ Việt Nam trở về. Sự tan vỡ của nhũng niềm hy vọng mỏng manh mà tôi có. Ở Việt Nam, sự hoài nghi về cuộc chiến tranh đã theo tôi về Mỹ từ giữa năm 1967 không còn xa lạ gì với tôi nữa. Trái lại, nó khiến tôi bi quan trở lại như trong chuyện đi đầu tiên tới Việt Nam năm 1961 và nó lại được nhân lên trong năm đầu tiên tôi làm cho Lầu Năm Góc từ giữa năm 1964. Năm 1967, tâm lý hoài nghi này lan rộng trong chính phủ. Dư luận bên ngoài thậm chí có lẽ còn hoài nghi hơn nữa. Đây chính là thời điểm mà mong muốn chứng kiến cuộc chiến tranh kết thúc của tôi cũng không khác với hầu hết các đồng nghiệp trong chính phủ hoặc trong các cơ sở nghiên cứu do chính phủ tài trơ, dù họ đã hoặc chưa tùng phục vụ ở Việt Nam. Cả một thế hệ sinh ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cũng đều trở nên vỡ mộng như tôi về một cuộc chiến tranh mà họ thấy ở đó sự vô vọng và vô tận.
Tôi cũng từng có chung quan niệm như họ về những giá trị và đặc tính của nước Mỹ, tham gia tích cực vào Chiến tranh lạnh, vào việc chống chủ nghĩa cộng sản, vào việc giữ bí mật, và vào việc ủng hộ chiếc ghế tổng thống. Đến năm 1968, nếu không nói là sớm hơn, tất cả họ, cũng như tôi đều muốn thấy nước Mỹ cần phải thoát ra khỏi cuộc chiến tranh này. Mong muốn này thúc đẩy tôi tìm hiểu câu hỏi. Tại sao chiến tranh lại có thể xảy ra trong những hoàn cảnh như vậy, nhất là sau sự ám ảnh ghê gớm của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân hồi đầu năm 1968 mà cuộc chiến vẫn có thể kéo dài tới bảy năm nữa?
Nội dung chính của cuốn hồi ký này kể một câu chuyện với phần mở đầu là sự chỉ trích của những nhân vật trong chính phủ về chính chính sách của chúng ta, đến chỗ cuối cùng tôi đã vượt lên trên cả những nỗ lực chấm dứt chiến tranh từ vị trí trong ngành hành pháp, sẵn sàng từ bỏ những đặc quyền và mối quan hệ chính trị, cơ hội phục vụ các tổng thống tương lai, toàn bộ sự nghiệp của tôi để thay bằng việc chấp nhận viễn cảnh của một cuộc sống ở chốn lao tù. Cuốn sách tập trung vào những điều mà kinh nghiệm cuộc sống đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện công việc của mình suốt từ năm 1969 đến năm 1972, nhũng điều tôi đang mong muốn tôi (hoặc nhũng người khác) đã làm trong năm 1964 hoặc 1965 đó là: đưa những tài liệu này ra Quốc hội và báo chí để nói ra sự thật.
Thật dễ để nói rằng ý tưởng phanh phui sự thật đơn giản đã không đến với tôi và cũng như bất kỳ ai vào thời điểm đó. Vấn đề còn lại là tại sao điều đó lại không xảy ra? Cũng giống như nhiều người, tôi hoàn toàn tin tưởng vào vị tổng thống của mình (và đối với nghề nghiệp của tôi, những dữ liệu thông tin nội bộ và ảnh hưởng của nó, dù sao chăng nữa, tôi cũng đã lý tưởng hoá mục đích của mình) trên tất cả mọi thứ khác, trên lòng trung thành với Hiến pháp, trách nhiệm với sự thật, với những người bạn Mỹ và với những cuộc sống của những người khác. Đây là một câu chuyện đối diện với sự thật, mà vì nó, tôi luôn biết ơn, của những thanh niên Mỹ đã lựa chọn thà vào tù còn hơn là tham gia vào một cuộc chiến mà họ biết là sai lầm, đã thức tỉnh tôi trước những sự trung thành cao cả này.
Tôi hy vọng, thông qua cuốn hồi ký, đưa ra những bài học cho các quan chức tương lai trong những hoàn cảnh tương tự và cho tất cả mọi người dân, những người sẽ theo dõi trách nhiệm của chính phủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tôi sẽ nêu một bài học thú vị hơn (như mô tả trong Phần IV)l vào thời điểm chuẩn bị kết thúc phiên toà và sau đó, là việc nói ra sự thật, vạch trần những bí mật sai trái được che đậy, có thể đem lại một sức mạnh bất ngờ chưa từng thấy, nó giúp chấm dứt một sai lầm và cứu được những mạng sống.
Chú thích:
(°) Rand là công ty nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Research and Development", nghĩa là "Nghiên cứu và Phát triển" - ND