Dịch giả: Văn Hoà – Nhất Anh
P 2 - Chương 15

Chúng tôi không có thể có nhiều bạn bè. Tuy nhiên, một phép lạ đã xảy ra. Một trong những bà bạn hiếm hoi của chúng tôi đã cho tôi mượn cái phòng nhỏ của cô người làm, nơi mà bà tạm lánh mặt khi nào bà hờn dỗi con trai và con dâu của bà. Là một bà mẹ chồng có tính hay tự ái, thay vì hành hạ con trai và con dâu, bà tưởng họ ngược đãi bà. Tôi có quen biết con trai bà, một người lịch thiệp, trí thức và con dâu bà ngoan ngoãn, tận tuỵ. Nơi họ, tôi không bao giờ thấy có một dấu hiệu nhỏ nhặt nào là họ có ác cảm với bà, nhưng theo bà nói với tôi, cuộc đời của bà chỉ là đau khổ.
nói – nhưng với một điều kiện, ngày nào tôi cần đến nó, cô hãy dọn đi ở nơi khác nội trong ngày ấy. bởi vì, cô biết không, bây giờ tôi rất hoà thuận với chúng nó, nhưng nếu chúng làm phật lòng tôi, lập tức tôi lánh mặt vào đấy và tôi đợi chúng đến năn nỉ tôi trở lại với chúng. Thật sự, chúng không thể nào sống mà không có tôi, nhưng chỉ cần sự vắng mắt của tôi mới làm cho chúng cảm thấy chúng cần tôi đến mức nào.
tôi hoàn toàn đồng ý với bà bạn của tôi. Lẽ tất nhiên, tôi muốn biết ngày nào phải ra đi, hơn là ở trong cái tình trạng bâp bênh ấy. Nhưng thôi, được ngày nào hay ngày ấy. Tôi có thói quen thở thật sâu, tôi giữ không khí lại trong lồng ngực để trấn áp cơn buồn nôn không ngớt. Bà bạn tốt của tôi không biết tôi có thai vì bà tiến bước trong hành lang, dẫn tôi tới cái phòng nhỏ ấy với  vẻ yên tâm của những người có lỗ mũi không thính. Nhưng tôi…
cái tầng trệt ấy nằm tại một trong những toà nhà rất lớn của khu phố cổ Passy dọc theo sông Seine trôi lững lờ. Theo sở hiếu đặc biệt của một kiến trúc sư, trong tầng trệt ấy có vài phòng của các cô giúp việc ở. Mặt tiền sang trọng của toà nhà hướng về một phía một ngã tư đường nhộn nhịp. Còn các phòng nhỏ cho các cô giúp việc ở, trông ra một con đường nhỏ. Có những cửa sau dành cho tôi tớ ra vào. Bà bạn của tôi dẫn tôi đi vào một trong những cửa sau ấy. chúng tôi chạm phớt qua vài cái thùng rác đậy kín nắp, bà cũng đã chỉ bảo cho tôi thấy cái đồng hồ có cái rờ le định giờ cho một bóng đèn điện tắt hay đỏ, gắn bên phía tay mặt cửa ra vào. Ở đây tối thui ngay cả ban ngày và có đủ thứ mùi hôi làm tôi phải lấy khăn tay bịt miệng.
Bà quay sang tôi hỏi:
Cô bị cảm lạnh à?
Tôi gật đầu.
 Chúng tôi đi vào trong một căn phòng tối tăm có một cửa sổ trông ra một cái sân vuông nhỏ xíu, chung quanh có tường bao bọc.
Mùa hè ở đây có rất nhiều ánh nắng -  bà khẳng định một cách quả quyết như thể bà muốn bán căn phòng này cho tôi. Bà sờ nhẹ cánh cửa sổ và nói thêm – Cô thấy đó, mùa hè luôn luôn cửa sổ được mở rộng và tôi để các chậu cây của tôi ra ngoài trời. Tôi không bao giờ thấy buồn ở đây cả.
Bà mở cửa sổ và tôi vội vã thò đầu ra ngoài để nhìn, nhưng không có cách nào để thấy được một mảnh trời xám hay xanh.
Và ở đây – bà nói tiếp – rất yên tĩnh, tôi có thể khóc mà không bị ai quấy rầy…
Trong phòng có một cái đi văng, một cái bàn nhỏ, hai cái ghế và một cái tủ. Bà bạn tôi đứng ở chính giữa phòng, tươi cười với mái tóc bù xù và cái mũ phớt màu vàng trên đầu.
Tôi nhìn quanh, tôi muốn biết cầu tiêu ở đâu, nước ở đâu để tắm rửa.
Bà đoán được ý nghĩ của tôi.
Nước, ừ, nước không có nước trong phòng, nhưng cô có cái vòi nước ở cuối một hành lang khác, tôi sẽ chỉ cho cái cầu tiêu nhỏ cũng ở đó.
Bỗng tôi cảm thấy khó chịu trong người, tôi bèn ngồi xuống mép đi văng. Bà bạn tôi hớn hở, chuẩn bị để trút bầu tâm sự với tôi, bà cởi áo măng tô và kéo một cái ghế ngồi xuống. Nhưng hình như chợt nhớ ra điều gì, bà lại đứng lên và tìm kiếm cái gì đó trong phòng. Bà lấy ra một cái rề sô cồn. Tôi bắt đầu sợ mùi cồn.
Bà nói:
Trước khi nói chuyện, tôi sẽ pha cho cô một ly cà phê đã.
Bà lấy một cái chai trong một góc tối của gian phòng và rót một ít cồn vào trong rề sô.
Tôi buồn nôn và lấy khăn che miệng, tôi đâm bổ vào trong hành lang tối mờ để tìm cái cầu tiêu nhỏ.
Tôi trở lại căn phòng, mệt lử run  run, với mùi đắng của mật trên lưỡi.
Bà bạn nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên:
Cô đi mau thế, cô đã tìm ra chỗ đó rồi hả?
Uống ly cà phê nóng, ngồi ép mình vào một cái gối, tôi lắng nghe bà ta nói mà không nghe rõ bà nói những gì. Nhưng ráng sức để trở lại với thực tế, tôi nói:
Georges cũng sắp đến đây.
Bà tái mặt:
Ồ không, tôi không muốn đàn ông vào phòng của tôi!
Tôi phản đối một cách yêu ớt:
một người chồng thì khác chứ…
bà hạ thấp giọng để giải thích với tôi:
Những người ở các phòng ở bên tay trái và bên tay mặt, không biết có cô ở đây, họ đã quen thấy tôi…Tôi không muốn họ có những ý nghĩ lệch lạc về tôi. Không thể để cho họ nghe có tiếng đàn ông trong phòng của tôi, danh dự của tôi…
Bà nói thêm:
Nhưng anh ấy có thể đem  cái va li và cái máy đánh chữ đến đây cho cô.. bởi vì cuốn tiểu thuyết của cô khá hấp dẫn. Những phần mà cô đã đọc cho tôi nghe, làm cho tôi rất thích. Cô có tài viết văn. Và cái đề tài cô viết đó cũng hay lắm.
Tôi sung sướng  đến phát run lên khi nghe bà bạn tôi nói thế. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi có một người xem công việc làm của tôi là nghiêm chỉnh. Được nghe những từ có ma lực lôi cuốn kỳ diệu "cuốn tỉêu thuyết của cô", nhìn ánh mắt thuyết phục của bà ấy… Bà không chế nhạo tôi.
Tôi đứng dậy, đến ôm hôn bà. Bà đẩy tôi ra:
Coi chừng cái mũ của tôi!
Nhưng tôi yêu mến bà ấy mãi mãi, suốt đời. Có thể, tôi tự nhủ, thế giới đã mở rộng trước mắt tôi? bà ấy đã nói đến quyển tiểu thuyết của tôi…quyển tiểu thuyết của tôi…
Bà bạn ở lại với tôi rất lâu rồi mới đi, nhưng tôi chịu đựng được cuộc nói chuyện kéo dài ấy. Tôi cảm thấy bớt cô đơn, vì đã có một niềm hy vọng.
Sau khi bà ấy đi rồi, còn lại một mình, tôi đợi Georges. Anh đến vào lúc chín giờ, nói rằng đã được bà Saulner cho phép.
Anh nhìn gian phòng với vẻ chú ý như thể anh đang ở trong một nhà bảo tàng, rồi nói với tôi:
Em thấy thoải mái ở đây chứ?
Vâng..
Kiên nhẫn, tôi đợi anh tỏ một chút trìu mến đối với tôi. Nhưng thay vì những lời dịu dàng, ngọt ngào, anh lại đặt câu hỏi:
Em có chắc có thai không?
Vâng, em chắc chắn, em đã nôn ba lần.
Thật khó tin – anh nói nhưng tôi không thấy trên khuôn mặt anh vẻ ngạc nhiên gây ra bởi tình thế.
Cái giường của em có làm cho em ngủ ngon không?
Em không biết, hôm nay em sẽ ngủ ở đây lần đầu tiên.
À đúng.
Và suy nghĩ một chút, anh nói thêm:
Ngủ một mình ở đây, em không thấy sợ sao?
Tôi muốn khóc lên vì giận. Vì sao anh lại nói đến chuyện sợ hãi?
Tôi sợ run từ khi bà bạn của tôi ra đi, nhưng tôi không bao giờ tự thú nhận điều đó.
Tôi hỏi:
Còn cái bà kia, bà ta làm gì?
Bà kia, tức là bà Saulner.
Georges trả lời một cách khiêm tốn, như thể anh đã kết thân với hạng người giàu có và độc ác ấy.
Chẳng có gì đặc biệt, cũng như thường lệ…
Còn Hélène?
Bà ấy cau có, bà đã phải rửa bát đĩa một mình, còn anh, anh phải ủi quần áo cho ông chủ…
Một sự trìu mến đột ngột xâm chiếm tôi. Anh, một chàng trai biết nói thông thạo năm thứ tiếng, có năng khiếu để trở thành một nhà ngoại giao, ba mươi tuổi, tham tán sứ quán, năm mươi tuổi, tham tán công sứ, bây giờ phải ủi quần áo cho người khác!
Tôi kêu lên:
Một của đời tôi mọi thật kinh khủng! Anh xứng đáng được làm một việc gì cao quý hơn thế!
Nhưng anh triết lý:
Thật không có nghề gì hèn…
Chúng tôi nói chuyện thêm một lát nữa, rồi anh ra đi. Tôi còn lại một mình với ngọn đèn nhỏ đầu giường và quyển "Eugénie Grandet" mà tôi đọc lại nguyên bản bằng tiếng Pháp.
Nhưng chỉ một lát sau tôi tắt đèn và quyết định phải ngủ một giấc cho lại sức. Trong gian phòng tối thui, tôi nghe một tiếng ríu rít lạ lùng, như tiếng chim hót. Đôi khi, tôi cũng nghe một tiếng động chạm, như có một người nào đó va vào cửa. Tôi đứng dậy sợ toát mồ hôi hột, tôi kiểm tra lại các cửa, nó được đóng kỹ lưỡng. Bây giờ, tôi biết tiếng ríu rit phát ra từ đâu, chim hót trong hành lang. Đôi khi chim ngừng hót. Tôi tưởng tượng nhiều điều khủng khiếp. Tôi không dám động đậy nữa. Mồ hôi toát ra và chảy dài xuống trên cổ tôi. Tôi tưởng tượng có một khuôn mặt kỳ dị nhìn tôi qua cửa sổ…
Tôi ngủ thiếp đi một cách mệt nhọc và sáng hôm sau, khi mở cửa  bước ra, tôi thấy một người đàn bà mặc tạp dề xanh đang đóng cửa lại. Bà ta nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên. Tôi nói:
Chào bà buổi sáng.
Cô ở đây à? – bà hỏi tôi.
Vâng, ở tạm vài bữa. Bà có thể cho tôi biết ở đây có tiếng gì ríu rít suốt đêm như tiếng chim không?
Bà ta cười và trả lời:
Đó là chuột cống đấy cô ạ. Ở đây có rất nhiều chuột cống…