Bỗng dưng Phan nhớ lại gương mặt đầy nước mắt, thê thảm của Vi ở đêm mưa, cô đến gào khóc tại nhà anh.Mọi việc đã xảy ra bất ngờ làm anh choáng váng lẫn tức giận, đêm ấy anh đã mất bình tĩnh, đã la toáng lên, đã xô đuổi những người xa lạ lần đầu trong đời anh biết đến ấy, một cách thô bạo lẫn phủ phàng. Để đến bây giờ, khi nhận ra Vi và nói chuyện với cô, Phan vẫn cố nghĩ rằng tất cả những gì anh chứng khiến ở buổi tối tang thương đó, là một màn kịch phi lý được người ta dựng lên trên cái chết của ba anh để làm tiền.Mấy tháng qua đi rồi, anh không gặp lại "Họ". Anh tưởng đã quên hết tất cả những đau đớn đắng cay ấy. Nhưng hôm nay vết thương cũ lại bị chọc vào cho chảy máu. Phan đang ráng bình tĩnh đối xử với Vi bình thường như hai người chưa hề biết nhau, thì chính cô lại muốn anh nổi khùng lên. Phan cau mặt, khi bắt gặp đôi mắt khiêu khích, cái nhìn ngoan cố của Vi. Cô nhìn y như cái nhìn của ba khi ông giận.Giọng Vi lạnh lùng cắt ngang suy nghĩ của PHan:- Nói để nói thế thôi. Hoa là bạn rất tốt của tôi, tôi đâu muốn nó nghĩ xấu về gia đình tôi. Tóm lại, tôi im vì ba mình chớ không phải vì dòng họ rất tồi của nhà anh đâu.Phan ngồi sững trên ghế. Thường ngày anh rất mồm mép và hoạt bát, khi bước vào nhà Hoa, nhìn thấy Vi ngồi chễm chệ trên salon, anh đã bối rối. Có lẽ Vi cũng như anh thôi, đôi tay không ngừng đan vào nhau của cô đã chứng minh cô đang xao động, có điều Vi vẫn chua ngoa vì cô là đàn bà. Trong trường hợp giận dữ, xúc động đàn bà vẫn bản lĩnh hơn đàn ông ở chỗ biết sử dụng tối đa mồm mép độc địa của mình. Vi đang thể hiện tốt việc đó làm Phan chợt nhớ tới mẹ và em gái. Nếu hai người ấy có mặt, chắc "bi kịch đêm mưa" sẽ tái diễn. Mẹ và em anh không đời nào tha thứ cho bất kỳ ai dám động vào ba. Còn anh thì sao? Đêm đó anh đã thể hiện tính ích kỷ của mình rất cao. Anh vì ba anh, vì anh hay vì cái gì đó gọi là tiếng tăm, danh dự của gia đình mà đã thẳng tay với những người mới gặp lần đầu tiên? Sau chuyện đó, mẹ anh và Thúy Cầm luôn nói rằng người ta bịa đặt để làm tiền gia đình, để hạ uy thế giòng họ này. Phan đã tin như vậy, vì dầu sao tin điều này vẫn đỡ khổ hơn tin vào những gì đã xảy ra.Thần kinh căng thẳng, Phan dựa người ra ghế, anh tự hỏi Vi đã nói dối với bao nhiêu người rằng cô ta là con gái của ông Minh TIến rồi. Phan không muốn có thêm người biết chuyện tai tiếng đã xảy ra đêm ba mình chết.Anh ngập ngừng rồi thẳng thắn hỏi:- Tôi vẫn muốn gặp riêng Vi để làm cho sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến ba tôi và danh dự của gia đình.Vẫn bằng giọng điệu chua chát, mỉa mai, Vi khẽ nhếch môi:- Chỉ có đầu óc anh tăm tối thôi, chớ mọi việc từ lâu vẫn sáng như ban ngày, khổ nỗi mẹ anh không chịu chấp nhận sự thật nên muốn các con mình u mê theo... Phan nóng người vì câu nói hỗn hào của Vi, anh hầm hầm ngắt lời cô:- Đồ mất dạy! Nếu thật sự như vậy, cô không xấu hổ vì mình là con không cha sao?Vi bình tĩnh lạ thường, bao uất ức lâu nay bỗng tuông ra cay độc:- Tôi có cha, tên ổng không nằm trong tờ khai sanh nhưng vẫn luôn luôn nằm trong tim tôi. Còn mẹ con anh thì sao? Ba không hề yêu thương các người, các người chỉ nắm được phần xác của ba mà thôi, những gì ông từng làm cho các người chẳng qua là bổn phận. Bao nhiêu năm nay chúng tôi không đòi hỏi, không làm phiền, thậm chí luôn luôn mang nặng mặc cảm khi nghĩ về gia đình bên đó, nhưng tại sao các người ác đến mức không cho chúng tôi dự đám ma cha. Người chết rồi vẫn còn khổ, chỉ có mẹ con anh là vui thích. Anh thích lắm phải không?Tái mặt, Phan hét nhỏ:- Không được hỗn. Cô tưởng mình là ai vậy? Cô muốn làm giặc ở đây à? Tốt hơn hết cô nên xéo đi cho sạch mắt tôi, lúc nào bọn nhà cô cũng muốn nặng chớ không muốn nhẹ. Nếu đây là chỗ ở của tôi, tôi đã xách cổ cô ném ra đường rồi.Vi thách thức:- Ở Đây anh vẫn dư sức khỏe và... uy tín để làm điều đó mà. Hay anh sợ Hoa chê mình là vũ phu?Phan im lặng, anh thấy mình dại dột khi nói tay đôi với con bé lốc chốc như Vi, cách nói ngang ngang không nhường người khác, cùng cái nhìn đầy khiêu khích ngoan cố giống ba anh của Vi đã làm anh rối trí. Dù không chấp nhận sự thật, dù chối mối quan hệ ruột rà, Vi vẫn là bằng chứng sống, chứng minh ba anh có một người vợ khác, có những đứa con khác. Phan không phải là thằng con trai duy nhất, là đứa cháu đích tôn của giòng họ này, ngoài Vi ra, anh còn một người em trai khác mẹ nữa. Đêm đó, chính anh đã vớ cái ghế đẩu ném vào đầu thằng em ấy đến đổ máu.Tại sao anh lại có hành động như côn đồ vậy? Tại thằng Thanh Vi xô anh trước, hay tại anh quá hốt hoảng, quá bất ngờ trước "bọn người" mà mẹ anh gọi là kẻ cướp, kẻ lừa đảo ấy?Bỗng dưng Phan khổ sở lắc đầu. Sâu xa hơn hết là tại anh ích kỷ, cố chấp, nhỏ mọn. Anh đã hụt hẫng, choáng váng, không chịu đựng nổi ý nghĩ ba mình có một gia đình khác gia đình ông đang có. Ba anh đã là một người chồng tốt, người cha hết lòng thương yêu con. Nhưng lẽ nào tất cả những cái đó là một màn kịch? Suốt bao nhiêu năm, ông đã lén nuôi nấng, lo lắng cho một gia đình khác nữa của ông. Suốt 20 mấy năm, Phan đã tưởng mình hiểu rõ cha, thoáng một cái ông gần như người xa lạ. Ông yêu bà vợ nào, những đứa con nào của ông nhiều hơn?Câu hỏi thật khó chịu vì mang đầy những ganh tỵ, nghi ngờ bỗng lại xâm chiếm tâm hồn Phan làm anh bực bội ghê gớm. Anh không nhỏ mọn đến mức oán thù sâu sắc như Cầm, nhưng anh cũng không sao giang tay ôm hôn thắm thiết những đứa em không mong mà có này. Với anh, "Họ" là người xa lạ.Hoa khệ nệ bưng khay nước lên cô ríu rít:- Bữa nay ba mẹ gì cũng đi vắng hết. Anh Phan đừng chê em không được chu đáo nghen.- Anh không dám chê đâu. Vì chê, biết đâu lần sau đến, em không cho anh uống nước lã... Bưng ly cam tươi để trước mặt Vi, Hoa hỏi:- Hai người... hiểu nhau tới đâu rồi?Vi nhún vai:- Đủ để biết người, biết ta.Phan cười cười:- Bạn em không đơn giản chút nào Hoa à. Anh vẫn thích nói chuyện với những người luôn làm thần kinh mình căng thẳng.Tròn mắt lên một cách đầy ngạc nhiên, Hoa nói có vẻ hơi ganh tỵ:- Em không nghĩ Vi làm anh vận dụng trí óc nhiều đến như vậy. Vi chỉ thích đùa thôi mà.Vi bưng ly nước lên uống một ngụm, cô thấy khổ sở vì cái nhìn của Hoa, con bé đã quá yêu nên luôn nghi ngờ, lo sợ. Hoa hiểu lầm câu nói lấp lửng của Phan rồi.Nhẹ nhàng nhưng cương quyết, cô đứng dậy:- Xin lỗi... quí vị nhe, tôi phải về, công chuyện ở nhà còn hằng đống. Nghĩ tới nó, ngồi đây không thoải mái tý nào. Anh Phan ở chơi với Hoa nhé!Ngần ngừ một giây, Hoa đứng dậy theo Vi, cô vã lã:- Mày kỳ thật, tự nhiên bỏ về làm tao hết vui.Dẫn chiếc xe đạp ra cổng, Vi nói:- Tao luôn thật tình với bạn bè, tao hiểu mày, nhưng mày không hiểu tao đâu. Thôi vào đi, đừng để hắn ta chờ.Đóng cổng lại, Hoa bước vội vào nhà, trái tim cô bỗng nhói một cái khi thấy Phan trầm tư bên khói thuốc. Từ lúc quen anh tới giờ, Hoa chưa lần nào thấy Phan ngồi bất động như thế, anh luôn luôn sôi nổi, ồn ào, và vui nhộn kia mà. Hoa ngồi xuống kế bên, cô bỗng thấy mình nhút nhát và thiếu tự tin một cách lạ kỳ. Uống một ngụm nước, cô rụt rè hỏi:- Anh đang nghĩ gì vậy?- À... không. Bạn em về rồi à?- Dạ về rồi.Phan tiếp tục nhả những vòng khói tròn lên không. Hoa sốt ruột nhìn những sợi khói mong manh ấy tan loãng, mãi một lúc sau, Phan mới lên tiếng:- Em thân với Vi lắm hả?Hoa trả lời bằng cái gật đầu, rồi như thấy làm thế là không nên, cô nói thêm:- Tụi em học chung ở cấp 3, ngồi chung bàn mà, chuyện gì lại không kể cho nhau nghe. Vi dễ thương lắm đó.Hơi gục gật đầu, Phan chợt hỏi:- Vậy em biết gì về gia đình Vi?Có lẽ vì bất ngờ, Hoa ấp úng:- À... thì nhà Vi có hai chị em, cha mới vừa chết, mẹ bị đau tim, gia đình nghèo lắm, nhưng bản thân con bé rất ham học, nó đang vừa đi làm, vừa học thêm ban đêm... - Em biết nhà Vi không?- Em biết... Mà anh hỏi chi vậy?Phan xua xua tay, thái độ của anh làm Hoa tự ái. Cô chợt ân hận khi cố giữ Vi ở lại để gặp Phan. Nhưng Vi là bạn thân của cô mà. Tại sao vậy? Chẳng lẽ mới gặp nhau lần đầu mà Phan và Vi đã có tình ý rồi à? Họ coi thường cô đến thế sao? Bàng hoàng vì bị xúc phạm, Hoa lắc đầu và nhếch miệng cười cay đắng. Khó ai biết được chữ ngờ lắm. ° ° ° ° °Huy ngồi dậy khi nghe tiếng chổi xột xoạt ngoài sân. Hôm nay khá lạnh, những ngày lập đông mặt trời mọc trễ, nên đã năm giờ mấy sáng rồi mà vẫn tối như ban đêm.Bước xuống giường đến bên cửa sổ, Huy nhìn ra sân, nơi có ánh lửa và những tiếng nổ tí tách của cành khô bị đốt cháy. Anh thấy một dáng nhỏ ngồi yên bên đống lửa. Cô gái này là người duy nhất trong xí nghiệp anh chưa có dịp nói chuyện riêng để tìm hiểu, thăm hỏi hoàn cảnh gia đình. Vi luôn tránh né anh làm Huy cũng không tự nhiên khi bất ngờ phải chạm mặt cô.Nhớ tới lần nhìn thấy Vi bụm mặt la lên thất thanh, Huy tủm tỉm cuòi. Đúng là trớ trêu cho... giám đốc và oái oăm cho nhân viên, lại là nữ nhân viên mới vào làm còn rất trẻ nữa chớ. Hôm ấy đúng là anh bất cẩn, anh không nghĩ có người vào phòng lúc sáng sớm, nên đã quá tự nhiên. Người tạp vụ trước đây luôn luôn dọn phòng làm việc và phòng ngủ của anh vào buổi chiều, buổi sáng chị ta lúc nào cũng tới trễ với trăm ngàn lý do, để rồi sau đó dọn dẹp qua loa mặc cho ly tách ám vàng màu nước trà, bàn làm việc đóng bụi cả lớp, cửa kính lu mờ, nước thì hôi khói, nguội ngắt, lạnh tanh, chị ta ngồi kè bên Cầm để nói láo. Vì chị ta là người quen của Cầm nên dù khó chịu, cũng không ai dám góp ý gì. Cầm vẫn hay nói với Huy về hoàn cảnh khó khăn của chị ta. Anh vừa thông cảm vừa nể nang Cầm nên giả lơ không biết. Đến khi bảo vệ xí nghiệp bắt gặp chị ta ăn cắp 10 sợi dây sên, thì Huy buộc phải cho nghĩ việc.Đang nghĩ ngợi lan man, Huy bỗng nghe tiếng thì thầm khe khẽ:"Tôi Tôi Tôi và TôiNhững điều lấp lữngNhững chuyện đào sâuTôi thương xót tôi vấp ngãTôi chịu đựng tôi giả tráTôi nguyền rủa tôi đớn hènTôi dày vò tôi những bí ẩnTôi phơi trần tôi bằng sự thật trắngTôi ngọt ngào cay đắngNhận ra tôiMảnh cuộc sống ngọt như lưỡi daoRạch từng luồng ký ứcTôi ngơ ngác nhìn tôiRạch vào đời thựcNhững đường dao bén ngót phận ngườiNhững đường dao đánh thức tim tôi... "Huy ngạc nhiên vô cùng khi nghe dứt lời như thơ ấy. Hình như cô gái này đang tự than thì phải. Những lời than thân rõ là một bài thơ được đọc ngắt đoạn rất hay. Trong khung cảnh âm âm bên ánh lửa bập bùng chỉ có gió và nhờ gió đưa những tiếng thì thầm riêng tư tới tai Huy, anh bỗng xúc động khi thấy dáng nghiêng nghiêng của Vi trông lẻ loi cô quạnh làm sao.Theo lời nói rất dửng dưng của Cầm, thì Vi là một cô gái "ít học, ù lì, nói năng cộc lốc cho làm tạp vụ là đã chiếu cố hoàn cảnh gia đình rồi... ". Bấy lâu nay Huy không để ý, nên cho là Cầm nói đúng, nhưng đâu phải như vậy. Mọi người đều có thể thích thơ, thậm chí làm cả ra thơ, có điều đọc một cách đầy xúc cảm bài thơ có chiều sâu như vầy, không thể nào là người ít học, ù lì (nếu không muốn nói là đần độn) được. Vi phải là người thông minh, nhạy cảm và, có tâm hồn và có cả ăn học. Ngoài ra cũng có thể cô có nỗi niềm riêng, mà không nói được với người khác.Nhìn Vi dùng que khơi khơi đống lửa, Huy không hiểu sao mình lại tò mò muốn biết về Vi. Cô ta làm việc mà giống đang đùa chơi. Anh tìm hộp thuốc lá rồi mở cửa bước ra ngoài sân. Sương đêm từ những cành cây cao rơi trước mặt anh lành lạnh. Huy đã đến sau lưng Vi rồi cô vẫn không hay.Anh lên tiếng:- Tôi có thể xin chút lửa chớ!Vi quay phắt lại, cô để tay lên ngực hốt hoảng. Môi há ra như sắp la. Thái độ của cô làm Huy buồn cuòi. Anh cao giọng:- Sao! Cô định la nữa à! Tôi có làm gì đâu nào?Vi đỏ mặt khi hiểu ý câu nói của Huy. May là trời còn tối nên anh không nhìn ra sự bối rối của cô. Vi ấp úng:- Ông... Ông làm tôi hết hồn.Ngồi xuống cầm một cành khô đang cháy lên, Huy bập một hơi thuốc và nói:- Không biết với mọi người thì sao, chứ với tôi khó ai khiến tôi hoảng hồn đến lần thứ hai lắm. Yếu bóng vía đâu làm nên việc lớn.Ngó chằm chằm vào ngọn lửa, Vi làm thinh. Lần đầu "lão" giám đốc nói chuyện với mình, đừng khó chịu khi nghe cách nói tự cao tự đại của lão. Dầu sao giám đốc cũng phải hơn người thuờng chớ. Chịu khó ngọt đi... Vi nhỏ nhẹ lãng sang chuyện khác:- Thưa... còn sớm lắm, sao ông không ngủ?- Nhân viên đã làm việc rồi, làm sao tôi ngủ được. Bữa nay cô quét sân, đốt lá sớm quá làm tôi dậy sớm theo.Giọng Vi kêu lên lo lắng:- Chết rồi! Tôi đã phá giấc ngủ của ông. Thường người ta hay có những giấc mơ tuyệt đẹp lúc trời hừng đông. Tôi làm giám đốc mất cả... cơ hội chiêm bao rồi. Ông đừng giận nhe.Huy bật cười. Cô bé này lém lỉnh chớ không ù lì như Cầm nhận xét đâu. Anh nói:- Thật vậy sao? Nếu vậy khi phải thức sớm hơn cả tôi, cô có uổng những giấc mơ đẹp của mình không?Vứt một chiếc lá khô vào lửa và nhìn nó cong queo trước khi cháy đỏ. Vi trả lời:- Với tôi, những giấc mơ không thiết thực bằng chén cơm. Người ta đâu có sống bằng chiêm bao, nên tôi cũng khôn hồn không biết nằm mơ, để khỏi phải tiếc rẻ gì hết.- Câu trả lời thật lý thú. Tôi là người rất thực tế, dù tôi cũng rất thích nằm mơ. Tôi có thể giúp gì được cho cô?Nhớ những lời Hoa kể với mình: "Anh Huy khen mày có giang buôn bán... " Vi bỗng thấy vừa ghét, vừa khinh người đàn ông trước mặt. Ông ta giả vờ đãi bôi đó thôi nếu thật ông ta tốt đến mức giúp mình thật thì đã không cho mình làm công việc vào sớm, về muộn hơn mọi người này rồi. Với người như giám đốc Huy, tốt nhất nên yên thân với việc làm, đừng xin xỏ nhờ vã mà ân hận. Biết đâu "lão" ta sẽ cho mình nghĩ việc rồi nói với Hoa rằng mình hết giang buôn bán rồi, đã vậy còn làm thất thoát tiền. Anh em với nhau, họ phải tin nhau chớ... - Sao! Suy nghĩ gì lâu thế? Trời sáng rồi kìa. Tôi có thể giúp gì cho cô!Vi giật mình:- Chết! Tôi phải đi nấu nước, lau hành lang, rửa ly tách. Tôi cám ơn ông đã nhận tôi vào làm. Cám ơn nhiều lắm.Huy xua tay:- Làm gì gấp gáp dữ vậy. Cô chưa trả lời tôi mà.Vi chớp mắt, cô vờ ngơ ngác:- Dạ trả lời về cái gì?- Cô không muốn làm tạp vụ phải không?- Ồ! Không! không đâu! Chào giám đốc tôi đi làm việc, kẻo trễ nãi cô Cầm sẽ la đó.Nhìn Vi hấp tấp bỏ đi, Huy chợt nhớ những lời cô đọc lúc nãy:"Tôi Tôi Tôi và Tôi... Tôi dày vò tôi những bí ẩn đen... "Anh bâng khuâng, thắc mắc.Tại sao một cô gái lạ lùng như vậy lại chịu khó làm lao công cho xí nghiệp của anh. Cô ta khó khăn đến mức chịu khổ, chịu cực như vậy sao. Đúng là "Mảnh cuộc sống ngọt như lưỡi dao". Anh cho hai tay vào túi áo pijama và lững thững bước vào phòng. Sáng nay Huy đã bỏ một buổi tập thể dục, tâm hồn anh lại lâng lâng kỳ cục. Nhất định anh phải xem lại hồ sơ của Vi xem hoàn cảnh gia đình cô như thế nào mới được.Đợi lúc không có Thu Hạnh kế bên, Vi hỏi bâng quơ:- Chị Hà! Giám đốc Huy không có cha me, anh em gì sao?Đang bằm một thớt ớt. Hà hỏi vặt:- Ai nói vậy?- Em hỏi chị, chớ ai mà nói.Ra vẻ bí mật, Hà xuống giọng:- Cậu ta có mẹ và ông anh hai ở nước ngoài.- Ủa! Vậy ba ổng đâu? Chết rồi hả?Hà hất mặt lên:- Nói tầm bậy cũng nói. Ổng còn sống nhăn. Có điều không ở chung với vợ con.- Nghĩa là sao chớ.- Mày hỏi chi vậy?Gãi gãi đầu, Vi cười gượng ngập:- Tò mò thôi!Hà lắc đầu:- Thôi, chả nên tò mò làm gì ranh con à! Cầm nó xé em ra đó.Nghe đến tên Cầm, Vi thấy ghét trong bụng, cô nói:- Lạ thật. Gia đình giám đốc có liên hệ gì tới Cầm, để cô ta muốn xé ai thì xé.- Sao lại không. Đi tới đâu Cầm cũng rao lên rằng mình là hôn thê, hôn thiết gì đó của giám đốc. Ai mò mò, tọc mạch chuyện gia đình cậu Huy thì y như rằng bị kêu lên văn phòng để làm khó làm dễ.Nhíu mày lại, Vi hấp tấp hỏi:- Nhưng thật ra Cầm có phải vợ sắp cưới của giám đốc không?Ngừng tay lại, cầm con dao dứ dứ về phía Vi, Hà nghiêm nghị:- Thật thì sao, mà không thật thì sao? Em làm gì quan tâm đến mức... cà lăm vậy? Coi chừng mất sở làm vì tội đèo bòng đó.Sững ra một chút, Vi kêu lên:- Xời ơi! Chị nghĩ bậy quá. Em rất thực tế, nên chả ngu dại gì mơ tưởng đến giám đốc. Em chỉ tội nghiệp ông ta thôi, nếu ông ta ưng một người như Cầm thì thật uổng đời.Hà nhún vai:- Lo làm chi cho ốm. Cậu Huy kén lắm. Cầm ăn thua gì, với cậu ấy giàu có không phải là tiêu chuẩn lớn đâu, vì cẩu bây giờ cũng giàu nứt vách, đổ tường.- Giàu nứt vách nhà nên phải vào ở luôn trong xí nghiệp để khỏi xây nhà khác.- Em giỏi tào lao thật! Cậu Huy có nhà riêng chớ sao không. Thuờng cậu ấy vẫn ở đây, trừ những đêm đi chơi về khuya hay là về với một cô nàng nào đó, cậu ta mới về nhà để nhỡ sáng dạy trễ cũng không quê với công nhân. Đàn ông mà, ai không vậy.Liếc Vi một cái, Hà nhỏ giọng:- Nhưng việc đi đêm không muốn về nhà vì sợ phiền, chỉ là cái cớ nhỏ thôi. Nguyên nhân sâu xa là tại trước đây cậu Huy và bà mẹ đã không hợp nhau. Bà ta nguyên tắc, quyền hành, cậu này lại bướng không thích nghe lời người khác. Mẹ con như nước với lửa ấy mới khổ, bởi vậy cậu ấy mới không xuất cảnh theo mẹ.Vi không giấu sự tò mò, cô hỏi tới:- Sao chị biết?Mặt Hà hất lên đầy tự hào:- Chị với cậu Huy là bà con mà. Ông nội cậu ấy với ông nội chị là anh em ruột. Nhưng ông nội chị chết sớm nên ba chị học hành dang dở tới đời con, đời cháu nghèo rớt mùng tơi. Ở dưới quê đi cày thuê cày mướn cực lắm, may nhờ chú Hoài đem hai chị em lên đây, cho vào làm ở xí nghiệp này ấy chớ.Vi thắc mắc:- Chú Hoài là ai?- Ba cậu Huy chớ ai. Ổng tốt với họ hàng, bà con lắm. Có điều ổng không ở gần đây.- Ủa! Vậy ổng ở đâu?Thay vì trả lời câu hỏi của Vi, Hà đứng dậy bưng thau mắm xuống cho ớt và tỏi bằm vào. Chị vừa trộn dưa vừa hít hà:- Thơm thật! Nội chợ có hàng mắm của bà 5 là ngon nhất. Cậu Huy khoái món này lắm.Đang ấm ức vì thắc mắc, Vi chém vào câu Hà vừa nói:- Ông ta ăn dưa mắm cũng như chúa Trịnh ăn món Mầm Đá của Trạng Quỳnh vậy thôi. Có gì đâu chị xuýt xoa.- Này! Này! Chưa biết nhiều về người ta, sao lại nhận xét vội vàng thế! Cậu Huy ăn dưa mắm vì thích, vì đã quen ăn, chớ không phải vì chán sơn hào hải vị nên đổi món dân giả đâu.Vi dài giọng:- Nhà giàu có ăn tương cũng khác nhà nghèo chị ơi! Tương của họ ít ra cũng xào mỡ... - Con khỉ này, sao lúc nào em cũng cay cú, người ta có được ngày nay vì ngày xưa cũng từng ăn mắm quẹt. Cậu Huy không phải dân giàu từ trứng giàu ra đâu. Trước đây cậu ấy cũng từng bị sa cơ thất thế. Đi làm công cho người ta phải biết trên, biết dưới, chị thì dễ rồi, nhưng bà Hạnh không dễ đâu. Nãy giờ mà có bả là em bị sạt... đầy bình luôn.Cười hì hà, Vi nịnh:- Bởi vậy khi có chị Hạnh ở đây em đâu dám hó hé. Chị hợp với em hơn chỉ nhiều. Thôi, em đi lau cửa kính đây, không bà Cầm lại hét bụi bặm, dơ dáy. Khổ em lắm.Hà bĩu môi:- Xì! Trước đây con mụ Sa, bà con gì đó với nó làm tạp vụ sướng như tiên, chị có bao giờ thấy mụ ta lau cửa kính, quét mạng nhện. Cầm vẽ chuyện để "đì" em thôi. Làm gì phải sợ, được đằng chân nó sẽ lấn đằng đầu ấy.Vân Vi nhăn nhó:- Khổ quá. Em không có họ hàng với giám đốc như chị, nên em sợ bị nghĩ việc oan mạng lắm.- Sợ gì chớ. Xin vào đây làm khó thật đó. Nhưng nếu em làm việc tốt, Cầm không dám tự ý cho em thôi việc đâu. Bất quá nó chỉ là Trưởng phòng hành chánh, phụ trách luôn khâu nhân sự Quyền hơn giám đốc sao?Chưa kịp nói lời nào, Vi đã nghe tiếng giày lộp cộp giận dữ của Cầm. Cô ta hầm hầm nét mặt, chống nạnh hất hàm:- Làm ăn gì vậy? Đốt lá rồi không hốt tro bụi bay tùm lum. Nước nấu thì hôi khói giám đốc có khách, cho khách uống nước đó, em coi được không?Hà bênh vực:- Người ta chỉ có một đầu, hai tay, hai chân thôi, làm gì cũng từ từ. Nó đâu có thời gian ngồi lê đôi mách như bà Sa trước đây. Còn nước pha trà ấy à? Chị Hạnh đã đề nghị nhiều lần rồi, có ai ứng tiền mua rề sô đâu mà nấu nước cho đừng hôi khói. Chắc thiên hạ sợ tụi này ăn chận, uống bớt dầu hôi.Cầm hậm hực:- Tôi không nói tới chị Còn cô em nữa. Hừ. Lên văn phòng gặp tôi.Dứt lời Cầm quay lưng đi một nước. Vi cắn răng làm thinh. Hà tưởng cô sợ, nên động viên:- Nó làm bộ, làm tịch đấy. Lên đó nếu nó nặng lời, em cứ trở xuống đây, chị nhất định nói với cậu Huy dùm em.Vi khẽ lắc đầu:- Em cũng có khuyết điểm mà.- Mốc xì! Vạch lá tìm sâu, bảo sao không thấy lỗi. Như tụi chị, lắm khi cho cả xí nghiệp ăn cơm vừa khê vừa sống vì củi lửa mắc dịch, vậy mà nó có dám động vào đâu. Nhất thân, nhì thế. Em không có ai đỡ đầu lại không nịnh bợ, nên nó đì em đó.Vi bước vào phòng làm việc của Cầm. Cô ta đang cùng mấy nữ nhân viên săm soi ba bốn sấp vải, màu thật đẹp. Làm như không thấy Vi đứng xớ rớ... Cầm nói:- Màu thì đẹp thật, nhưng mình vải vẫn chưa vừa ý. May đồ nhiều quá cũng chán, vì chả biết may kiểu gì, quần áo chất đầy tủ, có cái chỉ mặc qua một lần rồi xếp bỏ xó. Mẹ mình la hoài chớ gì. Nhưng la thì la, tiền của để làm chi mà không mua sắm, đến hồi chết có mang theo được đâu. Như ba mình chẳng hạn, chết là hết, đám ma thật to cũng chỉ nở mặt người sống. Tro bụi trở về cùng tro bụi, quả là thật đúng.Không hiểu Cầm muốn giở trò gì đây. Vi vớ cây chổi lông gà quét cái tủ sắt. Cô không muốn nghe, nhưng giọng điệu khoe khoang hợm hĩnh của Cầm vẫn vang vang lên tai.- Hồi còn sống, ba cưng mình nhất. Muốn gì được nấy mà. Đồ chơi chất đầy phòng tới bây giờ mình vẫn còn cất.Tiếng ai đó hùa theo:- Chị Cầm chơi kỹ quá nên mới không bị hư chớ gì.- Có hư chớ, nhưng mình chả đành lòng vứt đi. Bây giờ nhìn lại những món đồ chơi đó mình như thấy ba mình, thấy lúc ông vừa cuòi vừa đưa đồ chơi cho mình. Trên đời này ông thương mình nhất, mình dám chắc như thế.Thì ra Cầm kêu Vi lên đây để cô phải nghe những lời dối trá đó. Cầm muốn cô khổ sở khi nghe cô ta kể lể khoe khoang, hạnh phúc của mình đây mà.Tay cầm chổi lông gà, Vi xăm xăm bưóc đến gần Cầm, giọng cô ôn hoà:- Chị gọi tôi lên đây có chuyện gì không?Lừ mắt, Cầm vặn vẹo:- Người ta đang nói chuyện chờ một chút thì chết hay sao hả? Đúng là... là... Vi uất nghẹn, tay cầm chổi run lên. Cô thèm vụt một cái vô gương mặt son phấn bảnh bao của Cầm quá sức. Nhưng chỉ có thể quét tiếp cái tủ đựng hồ sơ ở góc phòng, và tiếp tục nghe những lời đưa đẩy cho vừa lòng nhau... - Lần này chị may màu tím Huế đi, chị trắng, mặc vào nổi lắm đó. Em sẽ dắt chị Cầm đi may và thêu luôn một thể.- Còn xấp màu lá cây này may sườn xám nhe? Em biết một tiệm chuyên may sườn xám vừa đẹp, vừa rẻ. Bảo đảm chị Cầm ưng ý khi may ở đó.Vi mím môi cố đẩy những lời không liên quan tới mình ra khỏi tai. Từ lúc còn nhỏ cô đã nghe mẹ tập thói quen không bao giờ hỏi han, tò mò gì về cái gia đình riêng của bạ Cô để ý thấy ông thường bối rối lẫn khó chịu khi cô hay Thanh Vi vô tình nhắc đến những người đó. Vi không hề biết mặt, biết tên hai người con của ông, dù ở chung một thành phố với họ. Trước đây cô vẫn nghĩ họ cũng sống giản dị, nếu không muốn nói là nghèo khó như cô. Nhưng thật sự không phải vậy. Qua cách ăn xài, khoe khoang, hợm hĩnh của Cầm, cộng thêm thú mê đua môtô của PHan, Vi hiểu những gì mình tưởng tượng trước đây về họ là hoàn toàn sai. Họ chẳng biết nghèo là thế nào đâu... Buông cây chổi lông gà xuống bàn, Vi quyết định đi xuống bếp, cô không muốn nghe một lời nào nữa hết. Nào ngờ mới bước được hai bước Vi đã nghe Cầm chì chiết:- Tôi chưa phân công việc dám bỏ đi à! Hay là không muốn làm nữa?Vi lờ đi như chẳng nghe thấy gì. Cô bận quay nhìn qua cửa sổ nên không thấy Huy vào phòng. Giọng anh vừa ngạc nhiên vừa bực bội:- Chuyện gì đây? Phòng làm việc sắp biến thành chợ vải Soái Kình Lâm rồi chắc.Vừa ngoái đầu lại, Vi đã đụng phải đôi mắt hơi nheo đầy khó hiểu của Huy:- Có cả cô nữa à! Đúng là đàn bà con gái, già trẻ, giàu nghèo gì cũng mê vải vóc.Vi thấy Cầm thay đổi thái độ khi thấy Huy. Cái vẻ hách dịch kênh kiệu của cô ta được nhanh chóng thay bằng một điệu bộ gợi tình mà Vi chắc chắn là giả dối. Cầm rời khỏi bàn chạy đến kế bên Huy và bắt đầu nói bằng một giọng nhão nhoẹt:- Anh thật không hiểu tâm lý phụ nữ gì hết. Người ta thường nói “Đẹp nhờ lụa” mà. Ai lại không muốn làm đẹp cơ chứ! Lãnh lương ra đi mua mấy xấp vải về khoe, anh cũng rầy. Lẽ ra anh phải ủng hộ tụi em làm đẹp mới đúng.- Đẹp, ai lại không thích. Nhưng xí nghiệp này mấy ai có điều kiện để làm đẹp như em.Cho rằng lời Huy là khen mình, Cầm cười toe toét:- Vì ít ai có điều kiện, nên em mới đành... hy sinh tháng lương để làm đẹp. Anh không thích nhân viên làm đẹp sao?Huy có vẻ ngượng trước câu hỏi của Cầm, anh nhìn quanh phòng và dừng lại ở chỗ Vi rồi nói trỏng:- Tôi muốn xem hồ sơ của hai nhân viên mới vào làm đầu tháng.Cầm hơi khựng một chút, mắt cô liếc nhanh Vi, giọng thành thật:- Hồ sơ đó em đã giao ngay sau khi anh đi Trung Quốc về mà. Em đâu có cất làm gì.- Giao tôi rồi à! Lạ thật! Sao tôi không nhớ, và cũng không thấy đâu cả. Thử kiếm lại xem. Có là đưa tôi ngay. Nhớ đó!Vi để ý thấy mặt Cầm rất tức giận nhưng cô ta cũng gật đầu. Đợi Huy và những nhân viên khác ra khỏi. Cầm quắc mắt lên:- Mày đã rù rì gì với giám đốc vậy? Định xin đổi công việc sao? Khó lắm đó. Ông ta mà xem hồ sơ của ai, cầm bằng người đó bị nghĩ việc. Nếu không thích đụng mặt nhau. Tốt thôi! Mày sẽ được ở không chơi. Tao cũng chẳng thích thú gì khi phải làm việc chung với mày.Thái độ của Cầm làm Vi nghĩ ngợi. Dầu không biết Huy muốn tìm hiểu gì về mình qua hồ sơ xin việc, nhưng cô tin ông ta không sa thải cô, vì ít ra Vi cũng là bạn thân của Hoa mà.Cô lạnh lùng:- Chị nói xong rồi chớ gì? Nếu không có việc nào ngoài việc cố tình kêu tôi lên để khoe sự giàu có của mình, tôi xuống bếp.- Ai bảo không có việc? Tạp vụ, lao công thì lúc nào cũng sẳn những việc tạp nhạp chờ.Hỉnh chiếc mũi cao kênh kiệu lên, Cầm gằn giọng:- Nghe nè! Bữa nay thứ 7, mày tháo hết màn ở văn phòng ra giặt, làm sao đến sáng thứ hai treo vào y như cũ. Còn nữa, drap giường, màn, ri đô trong phòng giám đốc cũng giặt luôn.Đảo mắt lên trần nhà, Cầm nói tiếp:- Quét màng nhện nữa. Nhớ đó! Bây giờ lo làm là vừa rồi. Để ở 0, mày chúi mũi vào mấy quyển sách trông ngứa mắt quá, học cho lắm cũng chẳng ra gì đâu.Dầu trong bụng sôi lên vì tức, Vi cũng làm thinh. Cô bước vội vàng xuống bếp và ngồi đánh phịch lên ghế.Hà hỏi ngay lập tức:- Cầm kêu em lên làm gì mà lâu vậy?Vi tuôn một hơi:- Giặt màn, giặt drap giường, giặt riđô, quét màng nhện.- Thứ hai hãy làm những việc này, tụi chị phụ cho. Còn chiều nay hai đứa chị xin nghỉ để về quê rồi. Định nhờ em ở lại phân cơm chiều giùm. Có trễ học không?Vi lắc đầu:- Không trễ đâu. Chị cứ về thoải mái. Em phân cơm được mà. Có điều em ghét mấy thằng cha ở nhóm phun sơn quá. Lúc nào thấy em cũng chọc ghẹo khả ố, ăn uống nhồm nhoàm.Hà trấn an:- Chị sẽ nói bà Hạnh cho tụi nó một trận.Nhìn Vi bằng đôi mắt trìu mến, Hà nói tiếp:- Tại ở đây em nhỏ tuổi nhất lại đẹp gái nữa, nên tụi nó mới chọc. Chớ thật ra tụi nó không phải xấu tánh đâu.Hơi đỏ mặt một chút, Vi lầm bầm:- Em mà đẹp cái gì, nghèo quá cũng bị coi thường, ai muốn ghẹo thì ghẹo. Em chán quá!Rồi như sực nhớ tới bổn phận của mình, Vi ngập ngừng:- Chị Hà! Chị vào phòng giám đốc thay drap giường, tháo riđô, màn cửa sổ ra dùm em đi. Em ngán vào đó quá!