Tục ngữ Pháp, nịnh đầm, có câu: “Ce que femme veut, Dieu le veut” phải dịch sao cho vừa ý mọi người, vừa thấu thoát vừa không trái nguyên văn: a) dịch: đàn bà muốn cái gì, ông trời muốn theo cái nấy. Câu chữ Tây thâm trầm dịch như vậy, nôm na quá, lại mắc tội bỏ rơi Chúa. b) dịch “Nữ nguyện như thử như thử, thiên tùng vị nhiên vị nhiên!” dịch thế ấy mắc tội nhại văn Tam quốc chí, nói Nho ba rọi, c) dịch: “Đàn bà muốn sao, Đức Chúa trời muốn theo”? dịch thế nầy, cho đi du lịch La mã khỏi tiền, nhưng cũng trở lại câu (a) không khác mấy. Thôi đành chịu và xin chừa cho các cử tân khoa. Ký sự của và V.A, chấm dứt tức và đột ngột làm sao. Không khác cỡi xe đạp, bánh vá, đường gồ ghề, từ làng ra tới chợ, thấy đó mà không vô được, tại bà V.A. muốn. Tôi không có quyền đặt chuyện viết thêm, vì làm như vậy là tiếu thuyết hoá một sự tích có thật. Những gì tôi biết về cô BA TRÀ, tức TRÂN NGỌC TRÀ huê khôi số Một ở Sài Gòn, khoảng 1920-1935. Trong quyến “Hồi ký 50 năm mê hát” xuất bản năm 1968 (nhà xuất bản, Phạm Quang Khải, 29 Yên Đổ, Sài Gòn, nơi trương 109, có mấy hàng như sau: “Để thấy cái ngông cái gàn của kẻ nầy, xin nhắc một việc cũ nay -nhớ mà còn thẹn thẹn. Quả không có cái gì mà tôi không muốn không ham. Thậm chí, tiền không có, bề thế cũng không, mà đèo bòng nhiều việc lếu. Ngày mồng một tháng ba dương lịch 1924 đĩ xem hát cải lương tại rạp MODERN, đường d’Espagne (Sài Gòn). Lá lay tôi được ngồi gần cô Ba Trà, lúc ấy đang sáng chói trong tiền, trong nhan sắc, và sắm xe hơi có tài xế phụ, để dành mở cửa. Cô Ba ngồi một dãy ghế thượng hạng với bản sĩ Lê Quan Trinh ông toà Trần Văn Tỷ và thầy Sáu Ngọ, tức Paul Daroll, “vua cờ bạc lừng danh thuở ấy”. Trớ trêu thay, bên tay mặt và sát ghế cô(1) là ghế của kẻ nầy. Cô ngồi xem mà mùi nước hoa làm tôi ngây ngất và khi nửa chừng cô ra về, tôi hết biết trên sân khấu hát ca những gì. Cô Ba Trà vụt vụt lên như diều gặp gió lên xe xuống ngựa mấy chục năm trường tôi thì một rương sách, một túi áo quần, để sau còn đùm đề thêm ba cái đồ sành cũ ưa bể và nứt rạn... Bỗng mấy chục năm sau, y như trong giấc chiêm bao, cô Ba Trà và tôi, tình cô gặp lại, nơi một sòng tài xỉu ở nhà xét Đại thế giới Chợ Lớn, sau trận phong ba 1945. Tôi thì đầu đã điểm sương, nhưng rắn rỏi phong trần già giặn. Cô thì đã mất phong độ năm nào nhưng sau khi tay bắt mặt mừng, cô hỏi nhỏ tôi nhan sắc cô nay kém hơn trước tới bực nào. Tôi đáp tỉnh bơ: “Đối với tôi, tôi chỉ biết cô là người y như hình chụp treo trong tủ kiếng trước cửa nhà “photo Khánh Ký” đường Bonard, lúc tôi còn học trường Chasseloup mà mặc trời mưa trời gió, chúa nhựt nào tôi cũng phải ra trường đến ngắm tiên dung rối mới trở về trường ăn ngủ được “và” đã khiến tôi thành thi sĩ, xin lỗi, thành thợ thơ nọ”. Nhờ câu ấy, cô cười, hai hàm răng vẫn trắng đẹp như xưa, và cũng từ đó, cô thâu dụng tôi làm “bí thư không nhận lương” suốt một thời gian khá lâu, khi thì nhơn danh cô, viết thư cho bà toà T.V. Tỷ, khi thì mượn danh bà trị bịnh trĩ Lê Minh Đường, cũng gởi thơ khẩn thiết nhắc việc cũ, tiền ân cựu ngởi, khi thì gởi cho đôi ba người khác, thơ đi thì tôi viết, thơ trả lời thì cô nhận mà không bao giờ cho viên bí thư nầy biết, nhưng có lẽ kết quả làm cho cô vừa lòng, nên tuy không trả lương nhưng thoảng cô cũng ban bố huệ ân mưa móc đủ mát lòng đây! Nếu tính sơ sơ theo cuốn nhựt ký hằng ngày năm q952, tôi gặp cô những lần sau đây: - chiều chúa nhật 4 mai đến 5 giờ sáng, nằm tiệm X... - đến chiều thứ tư 14-5, chờ mãi ở viện bảo tàng, cô hẹn mà không đến. - thứ hai 19-5, năm giờ chiều cô lại musée lấy bức đánh máy thơ viết ký L.M.Đ gởi bà Tỷ, - thứ sáu 23-5, cô ghé V.B.T. nhờ đánh máy lại bức thơ riêng... - sau đó, suốt bốn năm tháng, vẫn gặp thường thường trước ở sòng Đại Thế Giới, cùng với kỹ sư Phạm Kim Bảng, rồi bộ ba chạy xe vô động hút khu đất thánh nhà, nằm nghe cô vừa kéo ống ro ro vừa kể tâm sự, tỷ tê... rồi đến lượt tôi kể vài đoạn éo le trong Tam Quốc Chí, đến một hai giờ khuya, Bảng mới lái xe đưa ai về nhà nấy, nhưng cô vẫn xuống xe góc Trần Hưng Đạo khu Hoà Bình, không cho biết nhà... Cô thuật tiểu sử cho tôi lấy notes, vừa thấy hay hay, kế cô cho biết vì không tiền mua cơm đen, cô đã bán thiên tài liệu về cuộc đời cô cho một ông bạn nhà văn (cố giao Trần Tấn Quốc lấy viết trong báo TIẾNG DỘI từ tháng 5-1952 (dương lịch), làm 70 bài dài lần lượt tôi sẽ ghi lại nơi sau. Nghe vậy, tôi dửng dưng xin chép chuyện “Tiểu sử nhơi bã mía, và chỉ giữ lại cho đến hôm nay hình bóng một người tuyệt sắc từng vãi bừa bạc trăm bạc ngàn qua cửa sổ, hại sạt nghiệp không biết bao nhiêu tim can..., nay không còn một xu ten “để cạo gió” và vẫn nuốt cơm trắng cơm đen kéo dài cái kiếp sống thừa, không biết cho đến ngày nào?(2) Chú thích: (1) Đây là mật cách nịnh đầm: Họ nhường cô Ba ngồi sát tôi, vì như vậy cô ngó ngay lên sân khấu, thầy Sáu là anh cả nên ngồi bìa, Trinh và Tỷ là tình địch đang tranh thủ trái tim nàng đẹp (2) Mấy năm sau, tôi gặp Ba Lưu, một bạn cố tri quen nhau từ ở Sốc Trăng, lên đứng đầu phòng cho luật sư Nguyễn Văn Lúc, rồi Đoàn Ý Lưu cho tôi hay Trà mất đã lâu, chết trong tăm tối, Đạm Tiên không khác. Tôi không có một nén hương tiễn biệt, nay có chút hương lòng, xin cô nơi chín suối nhận cho