13. Luận chơi về Hàn Tín

Đến đây tôi chợt nghĩ viễn vông chuyện bên Tàu chuyện xưa đời Hớn, vả xin viết lại để quên buồn. Vua Cao tổ Lưu Bang, có nàng phi là Thích phu nhơn, có con trai là Như Ý, tước là triệu Vương, hai mẹ con vẫn không toàn tánh mạng, và đều chết trong tay Lữ hậu, (cho nên tôi tin là có số mạng: số mạng Hàn Tín, thắng được người danh nhứt đời ấy là Hạng Võ, nhưng chết vì tay một đàn bà yếu đuối là Lữ Hậu (cũng như việc triều nhà Nguyễn, biết phòng xa, không phong Hoàng hậu (sợ đàn bà chuyên quyền), không lấy Trạng nguyên, không phong Tể tướng (sợ bầy tôi làm lớn chuyên quyền, nhưng buổi loạn, mọc ra Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết gần trọn dòng Nguyễn Phúc, nào biết mà ngờ trước được)? Nhắc lại Thích phu nhơn, nhơn hầu Cao đế, đem con là Như Ý ký thác cho vua. Cao đế nghĩ ngợi hàng nửa ngày không nói lời nào, chỉ thở dài rồi bảo phu nhơn gõ sênh để vua hát giải sầu. Đến khi Trương Lương mời được bốn ông già có cao danh về giúp Thái tử (con bà Lữ hậu), Cao đế mới trả lời Thích phu nhơn rằng: “Trẫm muốn thay đổi, nhưng nó (phe Lữ hậu) có vây cánh quá mạnh, không làm gì được nữa”. (Gẫm lại đã làm vua mà vẫn còn sợ vợ, vì vua lúc ấy đã quá già, và binh quyền vẫn ở trong tay “không phải của vua nữa”, không khéo, vua cũng bị hại, chớ đừng mong giúp đứa con người vợ bé). Thích phu nhơn mũi lòng, khóc... Cao đế rằng: “Khanh múa lối Sở, trẫm hát giọng Sở, bài hát như sau:
“Hồng hộc cao phi hề, nhất cử thiên lý,
Vũ dực dĩ thành hề, hoành tuyệt tứ hải.
Hoành tuyệt tứ hải hề đương khải nại hà?
Tuy hữu tăng trước hề, thượng an sở thi”.
Dịch:
“Con hồng hộc ba cao vậy, cất một cái cao ngàn dặm,
Nó đã mọc vây cánh vậy, ngang dọc bốn bể.
“Ngang dọc bốn vậy làm sao bây giờ
“Dẫu có tên có dây vậy, cũng phải chịu thôi!
(theo bản dịch “Nguyễn Quang Oánh, Tình sử, in năm 1931, trang 173)
Tôi thuở nay ngu dốt, nhưng vẫn thích thơ có ý nghĩa và nhớ trong sách nào để khi có việc lấy ra xét đời. Chuyện kể tiếp, khi Cao đế mất rồi, Lữ hậu sai bắt Thích cơ gọt đầu và giam vào ngục, cho mặc áo tù và bắt giã gạo. Thích phu nhơn vừa giã gạo vừa hát bài như sau:
Tử vi vương,
Mẫu vi tù.
Chung nhật thung bạc mộ,
Thường dữ tử vi ngũ.
Tương ly tam bách lý,
Đương sử thuỳ cáo chữa
Dịch:
Con làm vua, mẹ ở tù.
Suốt ngày phải giã gạo,
Cùng với lũ phải tội chết.
Mẹ con xa cách nhau ba trăm dặm,
Khiến ai báo tin cho con hay”
(Trang 174 bản đã dẫn).
Đã thân trong tù mà không biết nhịn, lại sính làm thơ. Mình tự giết lấy mình. Lữ hậu đã ghét ghen sẵn, hay được, giận lắm, bèn sai đòi Triệu vương Như Ý về, đánh thuốc độc cho chết, rồi chặt cụt hai chơn Thích phu nhơn, lúc sắp chết, Thích phu nhơn thề rằng: “Cầu xin cho Lữ hậu kiếp sau làm chuột, thiếp làm con mèo, đời đời kiếp kiếp, ăn thịt mi mới đã”.
Lời bàn: Đời ấy, mỗi mỗi đều có người học lại. Lữ hậu nghe nhưng giả điếc, khi Cao đế khóc than với nàng Thích thị, đến phiên Thích thị làm thơ than khóc, thì như lửa chế thêm dầu. Ngày xưa không có luật nhơn đạo, để cho xuất ngoại, và mỗi việc đều chém rơi đầu gọi trừ căn rễ, xét ra quá độc, quá ác.
Hàn Tín liệu việc đều hơn người, mà thua trí đàn bà. Cao đế hèn nhát, giả việc đi săn lánh mặt để cho Lữ hậu gạt Hàn Tín vào cung sát hại, Tín chết rồi, Cao đế tiếc và nhỏ mấy giọt nước mắt cá sấu, thật là giả dối đáng ghét. Hàn Tín khi Cao đế hỏi, đã không xuống nước, lại còn giữ tật cũ, khoe tài: (đoạn nầy, truyện dịch rất khéo, tôi xin viết lại đây giải buồn: “Tướng với tướng hại lẫn nhau: “Tuỳ Hà chạy sớ, kẻ vạch với Cao đế việc Hàn Tín, từ đặng phong đất Sở, đoạt ruộng của dân, nuôi binh mã và giấu tướng giặc là Chung ly Mụi, là ý không lành. (Tôi với tôi kẻ nhau).
Cao đế hỏi kế, quần thần đều hăm hở xin đi đánh, Trần Bình rằng Tín trí mưu không ai lường được, binh không đánh nổi, và bày kế vua giả đi chơi nơi đầm Vân mộng, chờ Tín tay không đến yết kiến, sẽ bắt dễ hơn. (Tôi với tôi ganh tài, hại nhau, bạn với bạn, hạ nhau để lập công). Tín được chiếu chỉ, vào nói với Chung ly Mụi, Mụi đáp: “Xin chớ lầm, hôm nay giết tôi, chẳng mấy ngày sau Cao đế sẽ luôn tay giết tướng quân”, Tín không nghe, rằng như vậy Hớn đế phụ ta, chớ nay ta quyết tỏ lòng ta không bội phản Hớn đế! Mụi rút dao tự vận, Tín nạp đầu bạn cho vua nơi Vân mộng, Cao đế sai bắt trói, buộc tội oa trữ tôi giặc, nay lỡ cơ chớ thiệt không lòng giết Mụi, và tội mang lòng phản khó chối. Tín kêu oan, Cao đế bắt tội: tội đoạt ruộng của dân, tội dàn dá binh đao lúc thái bình, tội giấu đảng nghịch làm nha trảo. Tín thưa: Xưa hàn vi rất vi khuẩn, nay đặng phong vương, phải làm hiển tôn cha mẹ, ấy là hiếu, không phải tôn trọng; nay trần binh là vì phe đảng của Sở hãy còn, phải thị oai cho thiên hạ biết mà tránh, là củng cố oai vua, không phải tội, còn như Chung ly Mụi, vốn là cựu giao, xưa Mụi cứu khỏi chết, nay muốn ơn đáp nghĩa đền, Mụi là tướng có tài, định đem ra tâu lên để vua dùng, ân xá tội kia, tỏ ra biết thâu dụng hiền tài, không ngờ vì lời gièm siểm nên phải ra tay cho bệ hạ khỏi nghi, chớ không lòng nào phản nghịch.
Cao đế hỏi: “Xưa đi đánh Tề, sao chẳng đoái công Lịch sanh dụ hàng, lại kiểu chiếu giết đi, đặt mình làm Tề vương giả, phái chăng ý đã muốn soán? Tội thứ hai là khi trẫm bị binh Sở vây nơi Thành Cao, ghe phen cầu ngươi đến cứu, nhưng ngươi đành lòng ngồi chờ xem thắng bại, không có lòng cứu viện; tội thứ ba là khi trẫm phong ngươi qua Sở, ngươi trọn ngày buồn bực, có phải đã manh tâm phản phúc, nay trẫm ra tuần Vân mộng, biết ngươi sao sao cũng đến, nên bắt ngươi, để lâu sanh loạn, ngươi còn lời nào biện bạch?”
Đọc đến đây, tôi xếp sách lại, nghĩ tội nghiệp cho Hàn Tín. Khi Hạng Võ còn, Võ xin cầu hoà, “chia ba thiên hạ”, Tín không nghe, quyết giết cho được Võ, gom giang san về tay Cao đế, buổi nào còn là Tam Tề Vương, cả Hạng lẫn Lưu đều sợ và muốn làm thân, nay Hạng Võ chết rồi, Lưu Bang không nghĩ ơn, lại bắt trói và lên án đòi giết. Nơi đây Hàn Tín than một câu bất hủ: “Lời xưa nói không lầm: “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tân, lương cung tàng; đếch quắc phá, mưa thần vong” (chồn thỏ hết, thì chó săn chết; chim rừng hết thì cung nõ dẹp; nước giặc phá, thì mưu thần mất). Nay thiên hạ đã định, thì tôi phải chết!”. Cao đế dụ dự, chưa nỡ giết, bèn thâu ấn Sở vương, trói Hàn Tín bỏ vào xe sau, giải về triều. Truyện nói khi xe giá đi ngang rừng, có kẻ tráng sĩ núp quyết giết Cao đế để trả ơn Tín, thư vậy Tín còn có người mến, sau nhờ Điền Khản tâu nài, Cao đế xét lại, tha tội chết cho Tín, phong Hoài âm hầu, để xem chừng động tịnh, một hôm nọ cho đế đòi Tín vào chầu, vua tôi tâm sự:
- Đã lâu không thảy mặt khanh, nay nì lớ nên triệu vào thăm một bữa.
- Thần, lúc phá Sở, nhiều khi hơn mười ngày chưa đặng ăn một bữa gọi no; nhơn tích trữ lâu, nay sanh bịnh, bay giờ vì ở không bịnh cũ lại phát, chớ thần cũng hằng nhớ tưởng thiên nhan, vì hiềm chẳng đặng thường thường triều kiến.
- Nếu khanh có bịnh, thì phải rước thầy điều trị, chẳng nên để lâu?
- Thần vì vô sự ở nhà không nhưng nên sanh bịnh, khi nào có việc làm thì ắt khỏi.
- Khanh là người có tài, đáng để dùng, khanh hay làm xong việc, không nên bỏ luông.
Nhơn lúc thung dung, Cao đế hỏi ý kiến Tín về các tướng tá, người nào ngăn được giặc, người nào trị được binh, nhiều ít và hay giỏi thế nào, Tín nhứt nhứt tâu bày, lời trần thiết đều hợp ý vua, vua lại hỏi:
- Như trẫm đây, trị binh được bao nhiêu?
Câu nầy là câu Cao đế hỏi dò ý Tín, nhưng rủi cho Tín quá trực ngôn, đáp:
- Bệ hạ trị binh, bất quá, tới mười muôn mà thôi!
- Còn như trẫm với khanh, thế nào?
- Muôn tâu, thần, đa đa ích biện nhỉ (Tôi thì nhiều nhiều lại càng thêm hay).
Cao đế cười lớn:
- Nhiều nhiều thêm hay, sao còn bị ta bắt?
Tín nhè nhẹ tâu nhưng đã lỡ:
- Bệ hạ không hay dùng binh nhưng có thực tài trị tướng. Vì vậy tôi mới bị bệ hạ bắt. Vả lại, bệ hạ là mạng của trời cho, chẳng có sức người nào bì kịp.
Một lời nói luỵ mát dạ vua nhưng không gỡ được mối hoài nghi của một Cao đế vừa ganh tài, vừa sợ Tín, và không muốn để một kẻ lợi hại như vậy sống chung một thời. Trực ngôn quá không nên, năm xưa tòi viết về Đỗ thập nương, tiếc cho nàng gặp chồng không xứng đáng, nay luận về Hàn Tín, quả ông không nỡ phụ vua, mà vua đã phụ người bề tôi tài quá cao, và Hàn Tín có tài thấy xa hiểu rộng mà xét lòng Cao để không thấu, và cái gì Cao đế không nỡ làm thì giả đi vắng để cho Lữ hậu ra tay, tay đàn bà dữ thật, và làm vua như Cao đế, nay đọc thấy chán cho vua chúa quá. Tuy vậy có sách để đọc cũng tiêu khiển được phần nào, và đọc qua sách Pháp tân thời lại thấy một gương na ná: (viết đến đây ngày 15-11-83).
Trong một quyển sách mua ở Chợ Trời, giá không hơn một tô phở, mà dạy khôn không ít.
Trong một quyển sách mua ở Chợ Trời, giá không hơn một tô phở, mà dạy khôn không ít L’Affaire Toukhatchevsky, của Victor Alexandrov (Robert Laffont, Paris) kể một chuyện không khác chuyện Hàn Tín cho lắm. Trận đệ nhị thế chiến 1939, ông trùm đỏ Staline sai hành quyết Thống chế Marcchal Toukhatchevsky và bao nhiêu tướng tài khác là do Hiler thi hành độc kế trừ bớt các tướng ấy trước khi ra tay quyết thâu đoạt Nga quốc. Câu chuyện tóm tắt như sau: Hai bạn chiến tranh từng cam khổ, gặp nhau, người bạn kết luận với Thống chế Toukhatchevsky: “Mầy (hai người quá thân lên xưng hô thư lúc ở chiến trường), Mầy, người ta đồn rất giống đế Napoléon 1erè, nhưng tao xem không giống chút nào - Sao vậy - Vì mầy không biết “làm đảo chánh!” – Ý, đừng nói bậy mà chết cả đám! “Nó” giỏi hơn tao - Ừ! Mầy lẫn kiêng mãi mà quên rằng “Nó” không dung tha mấy: một là mầy có thực tài hay giỏi hơn “Nó” nhiều; hai là mấy danh vọng hơn nó nhiều, mầy “công cao, đức dày” hơn Nó, và mấy chớ quên: một khi mình lấn lướt vừa về tài, vừa về quyền lực, thì “nó” khó dung tha mấy được. Và sở dĩ tao nói cho mầy để mầy tiên liệu là vì, nếu mầy bị hạ, thì tao đây “nó” cũng hạ luôn, và hỏi tao nói cho mầy lo cho mầy là tao nói cho tao và lo cho đời tao đây vậy”.
Và mặc dầu có người cho hay trước nhưng Toukhatchevsky do dự và rốt lại bị “nó” giết trước cho tiệt hậu hoạ, và chẳng những Toukhatchevsky bị giết mà mấy muôn tướng giỏi của Nga cũng bị hạ sát, chẳng qua là lầm kế Hitler bày phản gián kế ấy để trị bớt tướng có tài lực trước khi dấy binh đánh Nga khiến cho trận đệ nhị thế chiến ấy đã làm cho bốn chục triệu sanh linh của hoàn cầu, trong ấy có mười bảy triệu sanh linh Nga chôn vùi nơi bãi chiến trường - riêng tướng Toukhatchevsky, công trùm thiên hạ, 27 tuổi đã cực phẩm nguyên suý đến năm 1936, nước Nga đặt ra chức Thống chế (Maréchal) là để thưởng công các đại công thần phe võ thì Toukhatchevsky là Thống chế trẻ trung nhứt để rồi chết non chết yểu y hệt Hàn Tín mấy ngàn năm trước, và phải đợi kỳ đại hội 22è congrès, Khrouchtchev phanh phui việc kín ấy ra, mới phục hồi danh dự lại thì đã quá trễ tràng, nơi đây tôi không muốn lê thê dài dòng và xin mời độc giả tìm xem nguyên văn vẫn khoái trá hơn. Duy tôi xin nhắc chuyện nầy sao mà rất giống chuyện Khoái Triệt khuyên khéo Hàn Tín mà tiếc thay Tín không nghe, thật uổng, và câu chuyện tôi kể lại như vầy: Khoái Triệt, một mưu sĩ, nhơn thấy thiên hạ quyền cả đều vào tay Hàn Tín, một hôm thừa dịp vào dinh, bàn riêng với Tín rằng:
- Ngày trước, tôi có gặp một dị nhơn dạy tôi coi nghề tướng, vậy nay tôi xin xem tướng cho đại vương. Và như tướng của đại vương đây: Xem trước mặt của ngài, bất quá thì đặng phong hầu, còn xem cái lưng của ngài, thì sang chẳng biết đâu mà nói(1).
Hàn Tín giả chước không hiểu, hỏi:
- Tiên sanh nói như vậy, nghĩa là sao?
Triệt thưa:
- Xưa lúc thiên hạ mới dấy, khó mà ra sức duy lo miễn sao dứt được nhà Tần là đủ. Nay Sở, Hớn tranh hùng, làm cho thiên hạ mật gan đều thoa dưới đất, thây phơi ngoài đồng vô số kể, người nước Sở thừa dịp quét sạch năm nước, oai rúng đâu đâu, song nay Sở bị bức nơi Tây San, không bước tới đặng nữa, còn Hớn vương chiếm chỗ bền, cách trở núi sông, một ngày đánh mấy trận mà chẳng có công chi, ấy là lúc nhị vương đều khốn, mạng vận đều treo trong tay túc hạ, chi bằng lấy hai chỗ lợi cho mình, chia ba thiên hạ, đứng riêng một cõi, cái thế chẳng ai dám động đến, túc hạ chiếm chỗ cường là nước Tề, gồm dân nước Yên, nước Triệu, choán phía Tây thì thiên hạ ắt theo nhiều, vả lại “trời cho mà chẳng lấy thì bị tội, thời tới mà không nắm, thì ắt có ngày bị hại”, xin túc hạ hãy nghĩ xét cho chính”.
Hàn Tin dùn thẳng không quyết, lại nói:
- Hớn vương đối đãi ta rất hậu, há vì ham lợi, mà bội nghĩa hay sao?
Triệt thưa:
- Xưa Trương Nhĩ và Trần Dư kết bạn rất hậu, sau cũng vì tranh nhau việc Trương Am và Trần Trạch, mà Trương Nhĩ giết Trần Dư nơi phía Nam sông Đế Thuỷ, đầu mình phân ra hai xứ, nay túc hạ cùng Hớn vương có hậu cho bằng hai người ấy sao? Còn việc thì vẫn lớn hơn việc của Trương Am và Trần Trạch nhiều, nên tôi lo thầm cho túc hạ. Túc hạ tin chắc rằng Hớn vương chẳng hại, thì là lầm to. Phàm thú rừng tiệt thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo xa mới đặng. Vả lại dũng lược mà rúng chúa thì ắt có ngày mình phải khốn. Công trùm thiên hạ, ấy là việc chặng thường. Túc hạ nay mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng biết sao mà thưởng, như thế mà muốn cho đặng an thân mãi hay sao?
Thật là lời lời châu ngọc, tiếc thay Hàn Tín có lẽ lúc ấy cũng đã mệt mỏi, muốn toạ hưởng và không lo xa, mãi tin nơi lòng tốt của Hớn vương nên hẹn cho mình suy nghĩ. Ít ngày sau, Triệt lại đến ra mắt, rằng: “Vả chăng “thời” là đầu mối việc, “kế”, là máy mọi việc. Hay nghe theo kế thì mình đặng an bền, việc ấy ít có lắm. Kẻ có trí thì phải quyết đoán mau lẹ, suy xét nhiều vẫn có hại. Phải biết xét cái kế nào mà máy mún, mà cái nào do số lớn trong thiên hạ thì chẳng nên bỏ qua, kẻ trí biết rồi mà chẳng dám làm, còn cái thời thì khó đặng, mà lại dễ mất. Thời ôi! Thời ôi! chẳng đến nữa? (Câu nầy bên chữ ắt là thâm thuý lắm, tiếc cho tôi chưa gặp). Hàn Tín không khác con cù lần, do dự mãi, không nỡ bội Hớn, lại nghĩ mình ghe phen lập nhiều công lớn, ắt Hớn vương không lẽ phụ mình, và cái đất Tề nầy cũng đủ mãn nguyện, miễn được lâu dài...
Khoái Triệt vừa muốn nói thêm, bỗng dưới trướng có mưu sĩ Đại phu Lục Cổ, nạt và bàn:
- Hễ muốn nói việc chi, trước phải xem cái thế, sau xem cái hình. Dầu cái thế mạnh mà cái hình yếu, thì đó chẳng phải là yếu; trái lại, cái thế thì mạnh mà cái hình thì suy, thì chưa phải là suy. Lấy theo lúc nầy mà luận, thì Sở mà thắng thì đó là cái hình thắng, còn Hớn mà yếu, thì do là cái hình yếu. Nay Nguyên soái (Hàn Tín) đứng giữa mạnh yếu thắng suy, thì còn chưa định. Nay Hớn vương tuy bất lợi, chẳng qua nhứt thời mà thôi, chớ cái thế trong thiên hạ thì đã rõ rệt đặng tám chín phần rồi, lòng người đã theo, mạng trời đã giúp dưới trướng Hớn vương vừa giúp đã có thêm Tiêu Hà đủ tài làm tể tướng mà lòng trung phong đổi, kẻ mưu kế có Trương Lương, Trần Bình, cơ biến khó lường, dõng có Anh Bố, Bành Việt, Phàn Khoái, cường có Châu Bột, Vương Lăng, Quán Anh, thảy đều là phúc đức chi tướng, ấy là cơ nghiệp muôn đời, Khoái Triệt là người gì, sao chẳng xem hình thế, lại dám lấy miệng lưỡi mà xúi điều bất chánh? Quả là vẽ hùm không nên lại hoá chó đây?
Khoái Triệt liệu nói không nghe, nên rút lui và giả điên cho khỏi hoạ.
Tôi ngu dốt, hiểu chẳng qua: đều có căn số, mấy ông mưu sĩ nói nhiều để lậu sự, và cái gương Hàn Tín là cái gương ngàn đời soi chmg, nói hoài khỏng dứt. Đàn bà có Đỗ Thập Nương lấy chồng không xứng, đàn ông xưa nay có Hàn Tín, oan ức trùm trời, bấy lâu mãi ham chức trọng quyền cao, chớ làm tôi phò vua không sướng chút nào, vì mấy ông vua, lúc hoạn nạn thì ôm vế, ngủ trên bắp đùi quan, khi sung sướng chỉ ham có vợ nhiều để sanh con bất tài và ít có vua nào được thọ, vì mãi ham tửu sắc.
Sau đây, tôi xin chép bài “Hàn Vương tôn phú” như sau, quyển sách nhỏ nầy, tôi mua năm xưa ở Hà nội gởi vô, giá 0$06 và do Xuân Lan (tức biệt hiệu của Nguyễn Văn Vĩnh), nay ít người còn giữ: nơi bìa in là “Hàn Vương tôn phú”(transcrit en quốc ngữ ét publié par XUÂN - LAN, 1ère édition, - prix 0$06, - Hà Nội, Hải Phòng, Imprimerie Văn Minh, Nguyễn Ngọc Xuân, 1913, - gồm sáu trương giấy khố 14 x 11):
Hàn vương tôn, Hàn vương tôn
Vũ phúc giáng thần, kim kê giáng thuỵ
Kinh sử năm xe chua chất, ngang trời dọc đất ấy kinh luân;
Tôn Ngô bảy quyền làu thông, đè sóng xông mây là chí khí;
Hội chiến tranh ếch đã vang tai,
Bề thao lược ngọc còn giấu vẻ;
Một cần trúc vắt ngang dòng Lệ thuỷ, Hồng xích Lưu trong
phảng phất lẫn bên thành,
Ba thước gươm cầm lại chợ Hoài Minh, Hươu Hàm Cốc tưởng
đinh ninh nằm chốc đáy.
Đồ phong vân trước mắt ngắm nhơn nhơn,
Túi thao lược bên mình đeo nhẹ nhẹ!
Mùi tư vị thiếu gỏi Tần nem Hạng, nặng vì đường tri kỷ
Bữa sâng siu (tâng tiu) nên lỡ mấy mụ già
Bước trần ai còn áo Lã cơm Hề, xem hẳn cũng kiêm (sic) nhân,
Lời nheo nhuốc sá chấp chi con trẻ.
Thông sao nơi huỷ hạ hẹp hòi,
Xá chi chít lang trung thỏ tí.
Hăm hở quyết lòng theo giúp Hán,
Hang sâu chưa kịp nức mùi lan;
Ngậm ngùi đấu trí nhớ về Đông,
Đất cũ lại thẳng dong vô ký
Ngòi Hàn Khê từ giở (sic) bạn phượng loan,
Đất Ba Thục lại dứt đường phú quí:
Đủng đỉnh lên đàn Đại tướng,
Ba quân trông mặt khiếp uy thanh,
Khoan thai lĩnh ấn Nguyên nhung
Thiên tử nghiêng mình trao tiết chế.
Chín lần bàn bạc thâm mưu,
Muôn dặm danh đường trọng ký.
Đắp thành mở đường cố đạo, tịch quyến Tam Tần,
Hậu quân dương mặt đông quan, sấm vang bốn bề.
Dưới màn hằng tư tưởng Di Ngô,
Trên ngựa những băn khoăn Bạch Khỉ
Thuyền san sát khắp bầy sông Lâm tấn,
Nguỵ quanh thành quân kéo đen sì.
Trống long tong qua ải Tỉnh hình,
Triệu bốn mặt cờ bay đỏ choé.
Áng giáp dùng bài nhu viễn,
Lấy gang tấc dấy nẹt cường bang,
Quyết nang bày trận công nhân,
Đem bảy mươi thành dâng Xích đế;
Đứa Long Thư cương rắn hết hung hăng,
Thằng Vũ Thiệp lưỡi mềm khôn thỏ thẻ.
Tước lộc trót nhờ cơm áo Hán,
Đuổi tỳ hưu mong bắt lại đền ơn;
Giàu sang bao quản nước non Tề,
Xua muông cẩu kẻo ra lòng bội nghĩa;
Gẫm kim cổ so ba tướng cỏn xa.
Sức chiến đấu đọ bách phu nào ví.
Người biết hưng vong là thiên số,
Hán tyy chưa mở mang nền bách nhị,
Song mạng trời về có đức,
Vốn ngõ then từ chém rắn hay rồng;
Ai hay thành bại cũng nhơn mưu,
Hán khi còn lững thững đất Ba Xuyên,
Mà deo mình về mái tả;
Đã vén cánh quyết đè hươu bắt khỉ,
Ỏi ác biết lòng du tử,
Vậy khi đồng Định Đào, khi quân Tu Vũ,
Ra vào then khoá chẳng ngờ,
Trung trinh giữ tiết nhơn thần,
Mà dù chơi Vân Mộng, dù được Trần Hi,
Bối rối tóc tơ dám ngại.
Há có lòng nhlt Hi, Bố chút nào,
Tiếc thẹn mặt với Phàn, Đằng một mất.
Cơn tỉnh chấn nghĩ Tề điều biến trá,
Lời tự vương so đổ tiếng trượng phu;
Lúc trần binh e Sở mới thanh bình,
Thư mưu phản khéo oan lòng quốc sĩ;
Ơn nho nhỏ cũng lấy vàng mà báo đáp,
Đỉnh chung nầy đâu có lẽ thờ ơ,
Oán rành rành còn cho tước để sinh dùng,
Giang san ấy há lại lòng ngấp nghé;
Đường phú quí có sức nào chuyển được,
Nọ kẻ trướng màn khuya sớm,
Chốn Cốc thành còn phải lánh mình đi;
Áng công danh hầu ai để giúp đâu,
Kìa người then khoá bấy lâu,
Vườn Thượng lâm cũng còn lây tiếng luỵ;
Nhà thạch thất dẫu nhạt son mòn sắt,
Danh tướng quân đành muôn kiếp còn thơm;
Nền kim đao dù nguội lửa phai vàng,
Công tướng quân dẫu ngàn năm như vẽ.
Lời kết luận:
Tôi nay:
Xem pho cựu sử,
đọc truyện nhơn thần,
Thấy câu:
“Hán đắc thiên hạ, đại để giai Tín chi công”
Chưa từng chăng:
Thâm tích Hàn vương tôn chi anh tài,
Mà thầm trách Hán Cao Hoàng chi sai ky.
(Chung) (khuyết danh tác giả).
Theo khẩu khí và lời lẽ trong bài, tác giả có lẽ cùng tình trạng với Hoài âm hầu Hàn Tín, nên lời lời như oán như than, nói nửa tiếng mà không nói hết. Hàn Tín lúc đắc thời, ít người ưa, đến khi thất thế, thật là khổ tâm: khi còn sống, các tướng đồng liêu đều tránh mặt. Hai ông bạn Tiêu Hà, lúc nào chạy ngựa tìm mời ở lại, ông Trương Lương thì bán gươm dụ hàng; lúc lâm nạn dữ, hai ông không nghe có lời can gián, tệ nhứt là Tiêu Hà, chế ra luật pháp để trói buộc bá quan, và không có câu hờ giảm bớt. Ông Nguyễn Trãi cũng chiếu luật tru di, luật đời xưa là thế (16-11-83)
Tái bút.
Trở lại cái chết của Hoài âm hầu Hàn Tín. Ngày nay có luật nhơn đạo, con ngươi thở đặng nhiều hơn người xưa. Làm việc tày trời, bán dân hại nước, động động lên máy bay chở vàng xuất ngoại, thân yên như bàn thạch. Một tên đồ tể, giết không mấy trăm ngàn, cả triệu sanh linh vô tội, phút chót, thất cơ, trốn qua thế giới khác, cũng sống ung dung trót mấy chục năm rồi mới bị bắt; lại còn phải tốn tiền chở nó về xứ, tốn cơm nuôi nó chờ ngày đưa ra toà, tức nó còn thớ lâu lâu. Không như ngày xưa, có tài kinh thiên động địa như ông nầy, đem giang san làm nên cơ nghiệp cho họ Lưu, được ban chức vụn nơi làng sinh trưởng, Hoài âm hầu, nhưng vẩn bắt ớ lỏng nơi triều, rồi thừa lúc chồng đi vắng, lập mưu với nhau trước, dối gạt Hàn Tín, lức ấy không người nha tráo, theo các quan vào chầu bà Lữ hậu, độc hại nhứt là Tiêu Hà cho các quan ra về, bãi triều, thân đưa Hàn vào cung sâu rằng để cùng bàn việc cơ mật, bỗng hai bên cửa có sẵn mấy chục võ sĩ, bắt Tín trói lại, để phục quì nơi Trường lạc điện.
- Tôi có tội chi mà nương nương trói?
- Vua phong ngươi làm đại tướng, sau phong làm Tề vương, rồi cải phong là Sở vương, ngươi định mưu phán, song nghĩ ngươi có công, không nỡ giết, rốt phong ngươi làm Hoài âm hầu, như vậy vua chưa hề phụ ngươi, sao ngươi nỡ sanh tâm mưu với Trần Hi, xúi giặc kéo về đây, ngươi ở trong làm nội ứng, tội đã đành rành còn nói chi nữa?
- Tâu nương nương, lấy chi làm thiệt?
- Đã có đứa tớ của ngươi là Tạ công Trữ cáo.
- Ấy là lời đứa tớ bất trung quyết hại chủ, xin nương lượng xét lại!
- Vì phá dinh Trần Hi, bắt được thơ, quả chữ ngươi viết, chớ hàm hồ.
Hàn Tín không trả lời, Lư hậu sai đem chém, lúc gần thác, Tín than: “Giận vì lúc nọ chẳng nghe theo kế Khoái Triệt, hôm nay chết vì tay một đàn bà”.
Ác nhứt là đã bêu đầu, lại còn sai Tiêu Hà làm văn biểu, sai Lục Cố đem thủ cấp ra Hàm Đan dâng Cao đế, vua thêm giả dối, tiếc thì đã rơi đầu: “Kỳ tài trong thiên hạ, lập được nhiều công lớn, các tướng đây không ai bằng, danh tướng đời xưa cũng không hơn, từ đây chẳng còn ai giỏi hơn nữa...”
Duy một Khoái Triệt dám khóc trước thây thi chủ cũ, vua ban tước không nhận, chỉ xin lãnh đầu Hàn Tín về chôn nơi quê Hoài âm, lập Sở vương như trước, và được giữ phần mộ, tiêu dao ngày tháng, chẳng làm quan...
Tiêu Hà rồi cũng bị tù, may được tha. Bành Việt đã bị bắt tội, bị đày còn chưa biết thân lại kêu van với Lữ hậu để mụ nầy trở về mật tâu với vua, chiếu theo Hàn Tín, chém đầu thị chúng, lại lấy thịt làm mắm gởi nhắn chư hầu, ác không chỗ nói, rồi đến lượt Anh Bố và nhiều tướng khác bị hại, duy một Phàn Khoái, là em rể cột chèo, một Trần Bình, nhờ khéo nói và xét ân tình cũ mà khỏi tội, Lữ hậu lem nhem dâm ác, khen thay Hạng Võ anh hùng lúc Hồng môn không giết Lưu Bình, vì chê như vậy là hèn, lúc bắt được cha và vợ họ Lưu, không giết cũng không dâm loạn, kỳ dư đời ấy chê Tần là bạo, nhưng khi cờ về tay, thảy đều bạo hơn hoặc cũng như Tín: Hạng Võ sát sanh linh, làm tướng đánh giặc như Hàn Tín mấy phen giết người ân: tiều phu chỉ đường, Lịch Sanh tranh công, Chung ly Mụi, bạn cũ, tránh sao khỏi tiếng ác, trách một mình Lữ hậu cũng chưa là đúng. Làm tướng đời nào cũng vậy: Annibal, Tamarlen, Attila Cengs Khen, Napoléon, Staline, Hitler, Bạch Khởi, Ngô Khởi, các danh tướng đều dùng xương máu quân nhơn xây danh vọng cho mình, giết một vài người là sát nhơn, giết vô số người là anh hùng lưu danh thiên cổ, trong quyển binh thơ người Đức (De la Guerre) của Carl Von Clausewits, há chẳng nói “Chiến tranh là phải tàn sát địch thủ; không nói có giới hạn của bạo lực” (le but de la guerre est l'anéantissement de l'adversaire. Il ne peut y avoir de limites à Femploi de la violence). Muốn được nhơn, đừng làm nhà buôn, tránh làm nhà binh, ngồi một chỗ cũng khó tránh đạp nhầm con kiến? Lên cũng Hà, thác cũng Tiêu Hà, oan thay cho Hàn Tín. Nay xét về tài, trong một sách Pháp có nói máy đồng hồ Hàn Tín đã biết và phép điểm binh (Hàn Tín điểm binh) sau chỉ có một Napoleon là tài tương đương. Nhưng “quốc sĩ vô song là ông Hàn Tín” không phải một mình chịu điều oan uổng, duy trách sao từ ấy đến nay, thiếu chi kẻ sĩ, mà vẫn thấy rất ít thơ về Hoài âm hầu, chỉ vì còn sợ oai vua và kẻ cầm quyền (viết ngày 17-11-1983).