Về đến Paris, chúng tôi trở lại căn phòng nhỏ ở lầu tám, nơi nương náu duy nhất của chúng tôi và Georges ra sức kiếm việc làm. Anh đến gõ cửa tất cả những nơi nào có lời rao cần một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng. Trong những ngày đầu tiên kể từ ngày chúng tôi trở về Paris, tôi đợi anh, nằm dài trên ghế đi văng, với một quyển sách mua vài francs tại một tiệm sách cũ. Tôi đọc từ sáng đến tối, nhưng chỉ cần ngẩng đầu lên là buồn nôn buộc lòng phải chạy dọc theo hành lang đến phòng vệ sinh. Tôi đói, đói một cách khẩn thiết, một cách dữ dội, khó mà thoả mãn được. Nhưng chúng tôi có rất ít tiền, đến nỗi tôi không dám đặt chân vào các nhà hàng sang trọng ở chung quanh toà nhà nơi chúng tôi đang ở. Tôi phải cùng di với Georges đến tận đường Passy và ở đó, với năm mươi francs, chúng tôi mua tại một tiệm tạp hóa dầu ăn, xà lách, khoai tây và thỉnh thoảng mới mua được một miếng thịt lợn. Nhưng trong những buổi chiều dài đăng đẳng, tôi TT những bàn ăn dọn rất mỹ thuật, có hoa rải rác trên một tấm khăn bàn thêu, những bộ đồ ăn bằng bạc sáng loáng dưới ánh đèn màu. Và trên cái bàn sang trọng ấy, tôi thay đổi thực đơn gồm toàn những món ăn ngon. Trước khi chúng tôi đi qua Đức, chúng tôi còn một phần tư lít nước chống nôn, nhưng từ khi trở về, thứ thuốc nước ấy là một xa xỉ phẩm quá đắt tiền đối với chúng tôi.Đôi khi tôi cảm thấy trong người hơi khoẻ, trong lúc Georges vắng mặt, tôi đến tựa cửa sổ nhìn các mái nhà của Paris. Lúc bấy giờ mới đầu mùa xuân, hoàng hôn rũ bóng nhanh, nhưng cũng có những lúc cái mái nhà được tô điểm màu hồng và tháp Eiffel giống như một bức tranh hoạ của trẻ con vẽ bằng bút lông. Ôi, từ cái cửa sổ ấy, Paris hình như rất xa! Tôi bị giày vò bởi ý nghĩ rằng tôi sẽ chết sau khi sinh con. Trong bốn tháng còn lại của cuộc đời, tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết khác. Nhưng tôi không đủ sức khoẻ để viết, tôi đau lưng không thể chịu đựng nổi và tôi luôn luôn đói bụng. Georges về lúc trời đã tối Lòng tôi tràn đầy lo âu, nhưng làm sao tôi có thể kể lể với chàng trai kiệt sức ấy, trở về nhà, mặt mày xanh xao và chán nản sau một ngày đi kiếm việc làm nhưng không có kết quả? Tôi đinh ninh rằng cuộc đời sau này của tôi, nếu tôi còn sống sót sau khi sinh nở, chỉ là một cuộc sống buồn tẻ, sống khổ sống sở, vô tri vô giác như cỏ cây.Ban đêm, khi đứa con đạp trong bụng tôi, tôi cảm thấy được ngón chân nhỏ bé và nhọn của nó và trong bóng tối, tôi thì thầm lập lại rằng mẹ muốn con khoẻ mạnh, thật khoẻ mạnh.Tôi không thể xd được thái độ của tôi đối với Georges. Kể từ lúc nào tôi đã bắt đầu im lặng? có lẽ tôi là một người ích kỷ không muốn bị đau khổ hay là một người tự cao tự đại không bao giờ chịu thú nhận sự thất bại của mình? Tôi muốn giữ chặt niềm hạnh phúc của tôi, mặc dù đó chỉ là hạnh phúc bề ngoài và khi anh ngủ, Georges nằm ngủ trên một tấm nệm để dưới đất gần một bên giường của tôi, tôi cảm thấy tôi có trách nhiệm đối với anh. Bây giờ tôi có thói quen sắp xếp áo quần đồ đạc của anh cho có ngăn nắp, như thể tôi là bảo mẫu của anh hồi anh còn thơ ấu và để tự an ủi, tôi phải lặp đi lặp lai những câu cũ rích như thế này "Đàn ông luôn luôn vẫn là một đứa trẻ".Nhưng khi nhìn tháp Eiffel, tôi không ngừng nghĩ đến lần tôi cùng Georges leo lên tháp ấy cách đây một năm và con quái vật bằng đăng ten sắt ấy làm cho tôi khâm phục nhưng đồng thời cũng làm cho tôi khiếp đảm.Trong tình cảnh hầu như tuyệt vọng ấy, chúng tôi có được một hy vọng mong manh. Một trong những người bạn Hungari của chúng tôi phải toan tính một chuyện khó khăn, vận động để chúng tôi được định cư tại nước Bỉ. Trong thâm tâm, tôi rất buồn phiền khi nghĩ rằng để có thể sống được, chúng tôi phải rời khỏi nước Pháp và tôi biết rằng nước Pháp đích thực, nước Pháp êm đềm và niềm nở, còn chưa bày tỏ bộ mặt thật của nó đối với chúng tôi. Đôi khi tôi muốn kêu lên, hỡi nước Pháp, tôi đang ở đây, tôi yêu mến người, tôi ngưỡng mộ người, tôi muốn viết tiểu thuyết bằng tiếng Pháp, tôi muốn nước Pháp là tổ quốc thứ hai của tôi, bởi nước Pháp lớn lao và tuyệt vời, vì sao người không muốn biết rằng tôi đang ở đây?Những mái nhà và những làn khói màu xám bốc lên một bầu trời điềm nhiên không trả lời tôi.Xưa kia, không bao giờ tôi nghĩ rằng người ta có thể đói khát và nhìn các món đồ ăn trưng bày trong một cửa hàng tạp hoá một cách thèm thuồng. không xa toà nhà chúng tôi ở bao nhiêu, có một cửa hàng như thế và một hôm tôi thấy trong tủ kính có treo một nải chuối. Các trái chuối mới đầu còn xanh, nhưng ôi thôi, giá của chúng đắt khủng khiếp! Mỗi ngày chúng càng vàng hơn. Đôi khi tôi đi ngang qua thật nhanh trước cửa hàng ấy, tôi thấy bà chủ tiệm cắt bốn hay năm trái với một con dao thật to. Quả thật tôi rất muốn được ăn một trái.Một hôm Georges trở về với một tin mừng. Anh đã tìm được việc. một người Hungari làm nghề thợ mộc, lập nghiệp ở Pháp đã lâu, muốn người vợ Pháp của ông học tiếng Hungari. Thế là ông thuê Georges dạy cho vợ ông mỗi ngày một bài trong thời gian một giờ với thù lao hai trăm francs. Điều khó khăn duy nhất là họ ở gần Invalides, mà chúng tôi thì ở tận Passy, nếu đi tàu điện ngầm thì tiền vé ngốn gần hết tiền thù lao. Georges quyết định đi bộ. Sáng hôm sau là ngày anh ấy dạy bài đầu tiên, tôi đi theo anh đến nhà người thợ mộc. Người ta đã nói nhiều với chúng tôi rằng nếu một người có thai mà đi bộ nhiều ẽ đẻ dễ dàng hơn.Trong lúc Georges giảng bài, tôi ngồi chơi trong xưởng mộc trên một cái ghế đẩu. Tôi thở thật sâu để chịu đựng mùi keo dán gỗ tạt vào mũi tôi như những làn sóng nhỏ tan ra khi vỗ vào một tảng đá.Người thợ mộc, diêm bào lên đến mắt cá, thỉnh thoảng nói với tôi: Bà khoẻ chứ? – rồi ông ta cúi xuống chăm chú bào tiếp. Ông ta nói với tôi những câu ngắn gọn và không đợi tôi trả lời – Bởi vì tình yêu, thưa bà, đó là sự sống, sau tình yêu là đứa con, những lo âu, những niềm hạnh phúc nho nhỏ. Bà có một người chồng trẻ trung, ông ấy sẽ thành công, nhưng không dễ dàng khi người ta sống xa quê hương xứ sở…Tôi, tôi ở đây đã hai mươi năm, tôi đã tranh đấu trong bao nhiêu năm ấy, tôi có quốc tịch Pháp, vợ tôi người Pháp, các con tôi là dân Pháp, chúng không biết một tiếng Hungari nào. Tôi biết làm sao được, chúng biết tiếng Pháp, đó là điều tự nhiên. Bà thấy đó, tôi đâu có thời giờ. Tôi là người ở Szeged…Chắc bà biết Szeged? Thành phố đẹp. và Budapest. Mẹ tôi mới chết cách đây hai năm. Bà không bao giờ hiểu được làm sao người ta lại có thể chung sống với một người không phải là người Hungari. Mẹ tôi, bà rất gan dạ, tám đứa con và hai lần đẻ non. Không phải để làm cho bà sợ, nhưng sinh đẻ không phải là chuyện dễ..Ở đây, tôi bị xâm chiếm bởi cảm giác của một cuộc đời bất diệt, tồn tại đời đời, một cuộc đời êm đềm, một cuộc đời hạng ba, đơn giản và nhân hậu. Ở đây ấm áp, phòng kế cận có những tiếng thì thầm, một người khách hàng hiêm hoi đến để nói chuyện hơn là để đặt hàng. Nhưng người thợ mộc không ngừng làm việc, mà tôi nhìn ông ta với vẻ khâm phục. Đó là một người đàn ông có một phòng ngủ, một cái bàn ăn, bát đĩa và thức ăn đủ nhu cầu. Ở đây tôi có một sự khát khao tột độ muốn có một chỗ ở nho nhỏ, một cái tủ với ít nhất hai cái áo dài và một chiếc áo măng tô thật rộng và thật ấm. con tôi sẽ sinh ra ở đâu? Ở trong cái nhà nào và ở đât nước nào?Sau bài học, bà vợ ông thợ mộc đãi chúng tôi một ly cà phê nóng hổi. Cả hai vợ chồng người thợ mộc tưởng rằng Georges đi dạy suốt ngày, họ không bao giờ ngờ rằng chúng tôi sống hàng ngày với hai trăm francs của họ. Bảy giờ tối chúng tôi ra về. Trong lúc lội bộ trở về, tôi có cảm tưởng thành phố rộng mênh mông và các con đường dài vô tận. Bám chặt vào cánh tay của Georges, tôi đi một cách cẩn thận từng việc chầm chậm và đều đặn, tôi không muốn làm động đứa con trong bụng tôi.Georges nói: Em sẽ sinh nó ra dễ như người ta bỏ một bức thư vào hộp thư…Tôi không thích anh so sánh như thế, cái kiểu so sánh ấy hơi chạm lòng tự ái của tôi, tôi không hiểu vì sao, nhưng giả vờ vui vẻ, tôi đáp: Ừ.Tuy nhiên trong thâm tâm tôi chuẩn bị để chịu một thảm trạng. một cách vô tâm, tôi sống trong hàng ngàn cuộc hấp hối tưởng tượng. Tôi thấy Georges goá vợ, với một người vợ khác còn trẻ hơn tôi nữa kia. Tôi không bao giờ có thể hiểu được cái tính kỳ cục của anh, chỉ thích những người trẻ trung, chính anh cũng trẻ trung biết bao. Đối với anh, một người ngoài ba mươi tuổi đã là một người lớn tuổi và nếu đó là một người đàn bà, thì ôi thôi, tốt hơn là đừng nói đến nữa. một người đàn bà ba mươi tuổi! thật là kỳ cục, có một lần anh nói với tôi rằng tôi còn bảy năm nữa để mặc những áo dài màu sắc rực rỡ, bởi vì sau tuổi ba mươi thì phải coi chừng. Không nói ra, tôi biết rõ rằng tôi sẽ từ giã anh trước cái tuổi ba mươi bất hạnh ấy. Nhưng tôi cũng biết rằng tôi sẽ nỗ lực một cách phi thường để không chêt khi lâm bồn. Tôi muốn đích thân nuôi con tôi.Ban đêm, Georges nằm xuống là ngủ được ngay, tôi tưởng tượng những cảnh rất cảm động và buồn cười, làm cho tôi cười hay khóc trong bóng tối. Tôi thấy Georges đội một cái mũ cối hình tròn và cao, có vành và mặc áo jacket đi đưa đám tang của tôi và tôi run sợ khi nghĩ rằng anh sẽ nói với đứa con của tôi "Ôi, má của con rất dễ thương, bà viết tiểu thuyết. một hôm, bố không hiểu vì sao, má con đã biểu thợ cắt ngắn đầu tóc dài màu hung của bà". Và tôi cũng thấy ảnh của tôi đầy bụi bặm. Sau những loại ảo ảnh ấy, tôi ngồi dậy trong cái giường hẹp của tôi, ôm chặt bụng để con của tôi không cảm thấy sự xúc động vô ích của tôi. Tôi yêu thương con tôi một cách say đắm dữ dội và ban đêm khi quá đói bụng, tôi tự an ủi với sự tin cậy vào định luật tự nhiên, tôi biết rằng đứa con của tôi được nuôi dưỡng bằng máu huyết của tôi. Tôi cảm nhận sự hiện hữu của nó với một niềm vui sôi nổi, đầy xúc động và sợ hãi. Tình trạng đói khổ đến cùng cực trong đó chúng tôi đang sống, làm cho tôi nhắm mắt tin cậy vào Đức Chúa trời. Tôi chờ đợi phép màu nhiệm của Ngài với lòng tin vững chắc của những người không còn lo ngại cho chính bản thân mình, nhưng muốn tái tạo thế giới cho con cháu của mình.Một lần tôi đi với Georges đến nhà người thợ mộc, tôi cảm thấy trong người đau đớn khó chịu vô cùng – chung quanh tôi mọi vật quay cuồng và, đứng tựa vào tường một ngôi nhà, áp khăn che miệng, tôi nói với Georges rằng tôi sẽ không thể ngồi trên một cái ghế trong một giờ được, tuyệt đối tôi phải nằm nhà thôi. Anh không thể đưa tôi đi trở về được, nếu anh bỏ mất giờ dạy, buộc lòng chúng tôi phải nhịn đói. Tôi đành phải mua vé métro để một mình trở về nhà. Chuyến đi ấy dài vô tận, tôi phải luôn luôn đặt khăn tay trước mũi. Ở trước mặt tôi, một người đàn ông ngồi đọc báo, thỉnh thoảng lại liếc mắt nhìn tôi một cái như muốn nói rằng đàn bà đau ốm thì phải ở nhà chứ đi đâu thế này!Tôi loạng choạng chạy từ métro về nhà. Tôi vượt qua cửa vừa run, vừa vội vàng nói lời cám ơn với bà gác cổng – tươi cười sẵn sàng nói chuyện với tôi – về việc bà đã đưa cho tôi một bức thư mà tôi đút ngay vào túi xách tay cũ kỹ của tôi. Tôi băng qua sân để đến cầu thang, nhưng thang máy bị kẹt đâu đó ở trên cao, khiến tôi phải đi bộ lên tận tầng thứ tám. Đến nơi, tôi lục trong túi xách để lấy chìa khoá. Than ôi! Georges đã giữ chìa khoá mất rồi. Tôi thấy cánh cười phòng cao sừng sững như ngọn núi Mont Blanc. Tôi phải đi tới phòng vệ sinh, vì chóng mặt không thể chịu được. Ở đó tôi ngồi bệt xuống sàn nhà và khóc ròng. Tôi quá mệt, không còn chịu đựng được nữa. một hồi lâu sau đó, tôi quay trở lại trước cửa phòng của tôi, bà ở phòng bên canh – tôi chưa hề thấy cho đến ngày hôm ấy – đứng nơi ngưỡng cửa. Bà hỏi tôi: Bà bệnh phải không? Vâng, tôi bị bệnh… tôi không thể nào vào trong phòng được, tôi quên chìa khoá. Vậy bà hãy vào trong phòng của tôi.Bà ta dẫn tôi tới cửa sổ phòng bà và mở cửa sổ ra. Rồi bà giải thích: Bà thấy đó, ở đây có một cái bờ cửa sổ bằng bê tông và ở bên dưới có một cái nóc nhà bằng phẳng. Bà có thể bò đến cửa sổ phòng của bà, nếu cửa sổ ấy mở…Tôi trả lời rằng có thể nó mở.Bà ta giúp tôi leo lên một cái ghế để bước lên bờ cái cửa sổ. Bà ta nắm tay tôi và nói: Bà đừng sợ, nhất là đừng nhìn xuống bên dưới!Tôi nắm chặt bàn tay bà ta nhưng sau đó, tôi phải buông tay bà ra và đi bốn bước thì tới cửa sổ mở của phòng chúng tôi. Tôi có thể vào rồi – tôi reo lên và một lát sau, tôi đã vào được trong phòng.Mở cửa trước ra, tôi cám ơn bà bạn phòng bên, nhưng sau đó kiệt sức, tôi buông mình ngã xuống ghế đi văng. Tôi chóng mặt ghê gớm. Tôi nghe văng vẳng có tiếng thì thầm như từ xa lắm, nhưng đó chính là tiếng của tôi "Sống thật không dễ một chút nào"…