am dẫn Thương Huyền, vợ chồng con Ngọc Lan và cháu Gion cùng bố mẹ bước vào khu vực dành cho đại biểu có ghế ngồi mái che. Mới bảy giờ sáng nắng đã rừng rực, từ khắp các nẻo đường từng đoàn người xếp hàng tiến về quảng trường trước cửa ủy ban nhân dân xã. Cả khoảng sân rộng trước trụ sở Đảng Uỷ được căng bạt trang trí làm nơi đón tiếp các đại biểu từ xa về dự ngày hội đón danh hiệu anh hùng. Trong không khí tràn ngập niềm vui. Tiếng loa phóng thanh vang vang lần lượt giới thiệu cac đại biểu cá nhân, tập thể lên tặng hoa, tặng quà cho xã. Phóng viên quay phim chụp ảnh lần lượt ghi hình nhoay nhoáy. Cả rừng người lặng phắc khi nghe tiếng loa giới thiệu nhà tỷ phú Đào Kinh, môt người con quê hương làng Đoài đi xa quê làm ăn thành đạt lên tặng hoa và trao số tiền mười triệu đồng mừng ngày hội.Đào Kinh kiêu hãnh buông tay con Măng bước lên trong bộ comle màu nâu xám như một chính khách. Đào Kinh bắt tay trao hoa cho đồng chí bí thư đảng ủy. Người làng Đoài lâu nay đã nghe tiếng Đào Kinh nhưng nay mới được nhìn tận mắt sự đổi thay của ông. Trong tâm trí lớp già làng như lão Khi, lão Hào vẫn còn nhớ mãi cảnh dân làng đốt đuốc rực trời, khua chiêng khua trống xua đuổi Đào Kinh không được chôn xác người mẹ mắc bệnh hủi trên cánh mả Rốt làng Đoài. Cả làng xã rủa mẹ Đào Kinh “Đồ con hủi thối tha” Đào Kinh phải đóng bè chuối đưa cái xác thối rữa của mẹ sang sông để chôn trên đám ruộng của gia tộc Hoàng Kỳ. Hình ảnh Đào Kinh hai mươi năm trước dưới con mắt người làng Đoài chỉ là kẻ nát rượu vô tích sự. Hoàng Kỳ Nam vẫn còn nhớ bài vè nói ngược cái Măng hay hát: ớt ngọt đường cay- uống vào say khướt nhìn gà hóa cuốc - nhìn muôi thành thìa- đong đếm ăn chia- nong nia thành mẹt - bốc phét thành thần... Tới giờ phút này dân làng Đoài mới kinh hoàng nhận ra Kinh đâu phải hạng người bốc phét. Cả tỉnh này giờ đã ai bằng Đào Kinh- nhà tỷ phú tài danh. Kinh cười rạng rỡ trước khuôn hình máy quay phim, máy ảnh liên tiếp bấm rèn rẹt toé ra những tia sáng xanh lét. Đào Kinh lúc này mới rõ xứng danh người anh hùng của làng Đoài. Trong giờ khắc được tôn vinh, Đào Kinh dõi ánh mắt tìm lại gương mặt những người mà mình quan tâm. Trong đoàn người đông nghẹt ùn ùn từ các ngả kéo đến, Đào Kinh không nhìn thấy nàng Cam Quýt Mít Dừa đâu. Cả Đào Vương, thằng con quý tử của Đào Kinh cũng không thấy xuất hiện trong giờ khắc trọng đại này. Số thằng Đào Vương rõ hẩm hiu đen bạc, đi bộ đội đánh đông dẹp bắc huân chương đầy ngực oai hùng như vậy tại sao giờ này lại vắng mặt. Có lẽ nó mặc cảm phải ngồi xe lăn ru rú xó nhà bao năm nay nên ngại không muốn đến. Lẽ ra nó phải đến, nó mới thực sự là người con anh hùng. Và cả mẹ nó nữa cũng phải đến. Mẹ nó đến để chứng kiến phút giây Đào Kinh được vẻ vang với làng với xã. Bất ngờ Đào Kinh thoáng nhìn thấy Trần Tăng đang ngồi cùng đoàn cán bộ trên tỉnh trên huyện về. Có lẽ Trần Tăng mới là nhân vất Đào Kinh quan tâm. Trần Tăng luôn là cái bóng cao vòi vọi chiếu lên suốt cuộc đời Kinh. Trần Tăng, một cán bộ cao cấp quyền uy lồng lộng, một nhân vật tiền bối của xã, có mối quan hệ mật thiết với làng Đoài, có công lao to lớn gây dựng nên xã Chiến Thắng ngay từ thời cải cách ruộng đất đánh đổ một loạt địa chủ cường hào ác bá như Hoàng Kỳ Bắc làng Đoài. Đào Kinh bắt tay trao quà trao hoa cho đồng chí bí thư đảng uỷ, thong dong bước xuốn đến đứng sững trước mặt Trần Tăng.Nam còn đang phân vân sắp đến lượt mình được giới thiệu lên trao tặng phẩm cho Tuyết trước bao ánh mắt dân làng Đoài. Tiếng loa lại vang lên lời giới thiệu tiếp theo là Đào Thị Măng giám đốc công ty liên doanh Việt Mỹ.Măng ôm hoa bước lên bắt tay Tuyết, hai người ôm nhau thắm thiết. Cả Măng và Tuyết nở nụ cười sáng rực trước bao ánh mắt ngưỡng mộ của dân làng Đoài. Nam nắm chặt tay Thương Huyền.- Chị Tuyết cũng tuyệt vời đấy, Thương Huyền nói với Nam.Đến lượt tiếng loa vang lên giới thiệu nhà văn Hoàng Kỳ Nam lên tặng hoa. Nam ôm bó hoa bước lên gữa tiếng vỗ tay âm vang và tiếng ai đó hét lên:- Ôm hôn nhau đi! hôn nhau đi. Mặt Nam nóng bừng. Tuyết bắt tay Nam:- Em chúc anh hạnh phúc.- Anh cũng chúc mừng em.Tuyết đón nhận bó hoa Nam trao. Nam nhìn sâu trong mắt Tuyết phảng phất buồn vui lẫn lộn. Bước về chỗ Thương Huyền Nam thấy Đào Kinh và Măng đứng sững trước mặt.- Cậu là thằng làm báo nửa vời. Đào Kinh bắt tay Nam nói, trai làng Đoài không được phép lùi bước trước khó khăn.- Bố không hiểu gì về anh Nam cả. Măng cười nhìn Nam thân thiện. Nam giới thiệu Thương Huyền và các cháu với Đào Kinh và Măng. Măng bắt tay tất cả mọi người. Nam ngỡ ngàng khi Măng bắt tay chồng con Ngọc Lan, Măng nói tiếng Anh thông thạo đến nỗi vợ chồng con Ngọc Lan sung sướng như thể gặp được người thân từ Mỹ về.- Cô nói tiếng Anh giỏi lắm. Con Ngọc Lan khen.Mọi người hơi bất ngờ thấy Đào Kinh bế bé Gion con của Ngọc Lan thơm vào má nó. Kinh đưa tay móc túi lấy ra tờ 100 USD, nói:- Cụ có quà cho cháu đây. Con Ngọc Lan xúc động.- Ôi cụ cho cháu nhiều thế?Đào Kinh cười xoa đầu con Ngọc Lan:- Các cháu không hiểu đâu, không bào giờ hiểu được ông bà nội cháu và bố Hoàng Kỳ Nam của cháu với ta đây có một mối quan hệ hết sức đặc biệt, nó mang một dấu ấn sâu đậm, một dấu ấn bi hùng của thời đại.- Ôi ông còn nói hay hơn cả nhà văn. Con Ngọc Lan reo lên. Đào Kinh nao nao quay sang Thương Huyền, ta nói với cháu lời này cháu hãy nhớ, Hoàng Kỳ Nam là người đàn ông “vàng” đấy, cháu hãy giữ lấy cho mình. Đào Kinh quay sang Nam, dù sao ta vẫn buồn cho anh đã buông bút giữa dòng.- Anh ấy chưa buông bút đâu, Thương Huyền nói, rồi chú sẽ được đọc những gì anh ấy viết.- Vậy hả? Đào Kinh nói, trai làng Đoài phải thế chứ.Đào kinh kéo tay Nam như ra lệnh:- Tối nay tất cả mọi người đến thăm thằng Vương nhà chú nhá. Nhớ đấy! Lần này ta phải làm được gì đấy cho nó. Bắt nó phải thay đổi.Tiếng loa lại vang vang giới thiệu gia đình bà Bùi Thị Cháo cùng các con Lại Thị Mây, Lại Thị Mẫn, Lại Thi Thuần lên trao quà và hoa. Có ai đó nói to bên tai Nam:- Làng Đoài mình những người tài giỏi đều bỏ làng ra đi hết. Nam quay lại nhận ra lão Khi. Lão đã quá già, râu tóc trắng phớ mà giọng vẫn sang sảng. Nam chạy tới nắm tay lão Khi:- Cháu chào cụ Khi, cụ còn nhận ra cháu không, cháu là con bố Hoàng Kỳ Trung đây - Lão nhận ra anh rồi- Lão Khi cười khà khà, con cháu nhà Hoàng Kỳ lão ngưỡng mộ từ đời còn ông Hoàng Kỳ Bắc.Tiếng loa lại vang vang thông báo: A lô, a lô...Đã đến giờ khai mạc chính thức, mời các vị trong đoàn chủ tịch lên ngồi vào vị trí đại biểu của mình. Đại diện các tổ chức ban ngành đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ, đội nhạc, đội võ thuật, cùng các cháu học sinh về đúng vị trí quy định để buổi lễ được bắt đầu. Tất cả một rừng người đủ sắc màu chuyển động. Trên các hàng ghế hai bên cánh gà sân khấu, các đại biểu, khách mời từ khắp các tỉnh thành về dự ngồi đông ngẹt cả quảng trường. Tiếng trống của đoàn quân nhạc rùng rùng cất lên, đội hình các khối dân quân tự vệ, phụ nữ, các cháu học sinh lần lượt diễu hành qua khán đài. Trong đoàn chủ tịch ngồi thành một hàng trang trọng trên khán đài, Nam nhận ra nhân vật ngồi giữa là Trần Tăng. Trấn Tăng lúc nào cũng ngồi ở vị trí Thái Thượng Hoàng. Lúc này trông ông già đi nhưng dáng vẻ vẫn uy quyền như xưa. Cạnh Trần Tăng là tướng Hoàng Kỳ Trung, gương mặt ông rạng ngời hạnh phúc, ngực sáng ngời huân chương lấp lánh oai hùng. Quả đúng như lời mẹ Yến Quyên nói với Nam, bố mãi mãi là người không bao giờ thay đổi. Ngồi cạnh tướng Hoàng Kỳ Trung là đồng chí phó chủ tịch tỉnh phụ trách văn xã. Tiếp đến là Tuyết, và một số đại biểu đại diện cho các ban ngành đoàn thể...Là chồng Tuyết bao năm nhưng chưa bao giờ Nam thấy Tuyết xuất hiện sống động trước công chúng đầy tự tin như lúc này. Khuôn mặt Tuyết thăng hoa, từng trải và đẹp đến lạ lùng. Tuyết bước lên đọc diễn văn khai mạc ngày hội. Giọng Tuyết âm vang hào hùng nói tới truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân xã nhà. Mỗi lần Tuyết xuất hiện Thương Huyền lại níu tay Nam bảo:- Chị Tuyết rõ là một người phụ nữ tuyệt vời, một nhân vật tiêu biểu của thời đại anh hùng. Vậy mà không hiểu tại sao anh lại không biết giữ gìn tình yêu với chị ấy?- Tuyết là người của thời đại chứ không phải là tình yêu của anh. Nam khẽ nói với Thương Huyền. Anh cần một người bạn tình tâm giao, cần một người yêu thương, một người vợ hiền chứ không cần một người tiểu biểu như Tuyết.- Hoá ra anh cũng là kẻ ích kỷ. Thương Huyền nói.- Ba má mất trật tự quá. Con Ngọc Lan níu tay Nam nhắc.Yến Quyên luôn nhận trách nhiệm trông coi thằng Gion. Dù Yến Quyên biết con Ngọc Lan không phải là con đẻ của Hoàng Kỳ Nam nhưng bà vẫn thấy nó gần gũi như máu mủ ruột thịt của mình. Từ tối qua, đã mấy lần Nam nói với me Yến Quyên, Thương Huyền vẫn có thể sinh cho mẹ một thằng cháu đích tôn nối dõi gia tộc Hoàng Kỳ nhà ta.Gió từ sông Đình thổi lên từng cơn, những tấm phông trên nền kỳ đài gợn sóng lăn tăn. Rừng cờ sao rung rinh rực rỡ sắc mầu. Gương mặt tướng Hoàng Kỳ Trung sáng ngời. Trần Tăng lồng lộng uy quyền ngồi lặng nhìn mọi người mà như không nhìn gì cả. Nam bỗng thấy gai gai nghĩ tới Vương và cô Cam. Nam đưa mắt tìm Vương và cô Cam lần nữa mà không thấy. Tại sao trong giờ phút huy hoàng này hai mẹ con Vương lại không có mặt.Kết thúc buổi lễ đầy sôi động, đến tối, Đào Kinh dẫn Nam và Thương Huyền cùng vợ chồng con Ngọc Lan và cả bốn mẹ con bà Cháo cùng vào nhà Vương. Trải qua một ngày sôi động, Nam như đang bay giữa quá khứ và hiện tại đan xen lẫn lộn. Những gương mặt đã hằn in tâm trí Nam từ xa xưa lúc này đang sống động hiển hiện trước mắt mà Nam ngỡ như mình đang mơ. Hiện tại nghiệt ngã đang phơi bày trước ánh sáng của ngọn đèn cao áp sáng loá trong nhà Vương. Gương mặt Vương lúc này nhăn nheo sau bao năm ngồi trên chiếc xe lăn sáng lạnh màu kim loại. Bàn tay Vương run run cứ miết đi miết lại lên thành chiếc xe lăn sáng bóng. Thân hình Vương còng xuống dính bết trong lòng chiếc xe lăn. Không rõ lý do gì hai mẹ con Vương không có mặt trong buổi lễ? Tuyết hối hả từ ngoài cửa bước vào đại diện cho nhân dân xã anh hùng ôm quà và bó hoa tươi rói đến trao tặng cho Vương.- Anh mới thực sự là người anh hùng nhất của làng Đoài ta, Tuyết vừa trịnh trọng vừa thân tình trao gói quà cho Vương, giọng ngân nga. Tại sao trong giờ phút thiêng liêng mà người hùng của chúng ta lại không có mặt?Vương vờ như không nghe thấy câu hỏi của Tuyết, cứ ngồi lặng ngơ ngác nhìn mọi người. Nam là thằng bạn tri âm, là người đồng đội cùng chung chiến hào với Vương đã bao năm nay hào hiệp đóng trọn vai người chồng của Thương Huyền, người bố của Ngọc Lan hiểu Vương hơn cả. Măng, cô em gái cùng mẹ khác cha của Vương tỏ ra nhanh nhẹn chủ động pha trà, rót nước mời mọi người:- Chị Tuyết hôm nay thể hiện rõ bản chất của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Măng nói.Đào Kinh đứng lặng sau Nam nhìn Vương. Nam cảm nhận được hơi nóng phả ra từ lồng ngực của Đào Kinh. Ông đang xúc động. Rõ thương thay cho nhà tỷ phú bao năm sống trong sự giàu sang nhưng lúc nào cũng nơm nớp mong có ngày được về vui vẻ với người con trai duy nhất của mình. Trong số người vây quanh Đào Vương, Mây là người vô tư nhất tiếp xúc với Vương lúc này. Mây có thân hình rực lửa và ánh mắt đa tình đã cuốn hút Vương vào trò hư đốn ngày xưa, cô bé Muôi ngày xưa đã dễ dàng cho thằng Đào Vương sờ ty. Mây đang đứng cạnh Vương lúc này đã là người đàn bà trải qua bao thăng trầm, đã từng phải đi làm đĩ để kiếm sống. Kỷ niệm trong sáng xưa thức dậy, Mây nắm chặt bàn tay Vương giọng xúc động:- Anh Vương có còn nhớ em không đấy? Em là con bé Muôi ngày xưa đây mà. Cặp mắt Vương u buồn chợt lóe lên niềm vui. Bàn tay Vương cuống quýt run rẩy nắm cổ tay Mây.- Muôi đây ư? Vương nói- Thằng Vương láu cá của Muôi xưa giờ đã thành kẻ tàn phế rồi.Mấy mẹ con bà Cháo xúc động đến quây quần quanh Vương.- Cậu còn nhớ chúng tôi không- bà Cháo nói, đây là cái Muôi, cái Muỗng, cái Thìa ngày xưa đấy.Vương ngước mắt nhìn vào gương mặt của mấy mẹ con bà Cháo xúc động.- Hôm nay là ngày vui, Nam nói, tất cả mọi người đến thăm Vương, giờ xin phép cô Cam cho cháu nói với Vương vài lời. Nhân danh tình bạn, tình đồng đội, tình quê hương, xin có lời mong Vương hãy bỏ qua mọi chuyện quá khứ đi. Bao năm nay chú Kinh mong mỏi chờ đợi phút giây này.Bất chợt Vương sầm mặt rướn người lăn chiếc xe lao ra khỏi cửa. Mọi người sững sờ. Nam ra hiệu cho mọi người hãy ngồi lại trong nhà để mình Nam đến với Vương. Vương giận dữ lăn chiếc xe ra khỏi cổng như trốn chạy.- Ông là thằng khùng! Nam gắt, ông đã làm khổ chính mình, làm khổ mọi người. Ông không chấp nhận người bố đã đẻ ra mình, đã bao năm nuôi nấng ông. Ông có nhận ra ai hôm nay đã đến với ông không?Vương ngơ ngác nhìn Nam.- Ai?.- Thương Huyền đấy, ông không còn nhận ra nàng sao? Nàng đang đứng cạnh mẹ ông kia kìa.Vương bất ngờ níu chặt tay Nam cuống quýt.- Thương Huyền thật sao? trông khác quá! Ông đã nói gì với nàng chuyện của chúng mình?- Chưa! Lúc này ông có đồng ý để tôi nói rõ mọi chuyện? Tôi nói để ông biết, không chỉ riêng Thương Huyền mà cả con Ngọc Lan, con gái ông đấy. Nó đã từ bên Mỹ về đây mang theo cả chồng cả con nó về mà ông cư xử như một thằng khùng. Tới lúc này chúng vẫn chưa biết ông lại là cha chúng.Vương chợt như bừng tỉnh dồn hết sức lực còn lại lăn cho chiếc xe trườn vào trong nhà. Vương ngồi bần thần hai tay từ từ lăn cho chiếc xe đến cạnh Thương Huyền.- Thương Huyền hồi này khác quá anh không nhận ra, giọng Vương lạc đi, hãy tha lỗi cho anh. Anh là thằng đàn ông khốn nạn, hèn hạ nhất trên thế gian này.Tất cả mọi người ngỡ ngàng thấy thái độ Vương thay đổi bất thường. Thương Huyền ngơ ngác không hiểu lời Vương vừa nói. Vương quay sang nhìn chằm chằm con Ngọc Lan, nhìn chàng trai người Mỹ cũng đang đứng ngây ra không rõ chuyện gì. Vương xà tới chỗ Yến Quyên nắm lấy cổ tay bé Gion giọng xúc động: Ôi! chính là thằng cháu của ông đây sao? Đào Vương gần như thốt lên thành lời. Thằng bé không biết lạ, nó xà vào lòng Vương. Vương ôm ghì bé Gion vào lòng không nén nổi xúc động tu lên khóc. Thằng bé bỗng sợ hãi cũng khóc theo. Bé Gion nhào ra khỏi lòng Vương. Ngọc Lan ôm lấy bé Gion vỗ về cho nó nín.- Ôi ông làm con hãi đấy mà. Giọng con Ngọc Lan dửng dưng. Nó vẫn không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra. Nam cúi xuống thì thào vào tai Vương:- Ông bình tĩnh đã nào, đừng sướt mướt thế. Thương Huyền chẳng hiểu gì đâu. Ông đừng để cô ấy xúc động. Chú Kinh đâu, mang bia ra đây, tối nay chúng ta phải uống chúc mừng ngày gặp mặt.Chú Kinh sai Măng ra xe lệ khệ bê vào két bia và vô khối quà cho cô Cam, cho Vương. Măng nói:- Con mua cho mẹ bộ quần áo, cho anh Vương bộ đầu đĩa điện tử.- Bà đi lấy cho tôi ít cốc để mọi ngưòi uống bia, Đào Kinh khấp khởi nói. không khí trở lại vui vẻ khác thường. Yến Quyên bảo:- Chú Kinh đưa xe về đón được ông nhà tôi sang đây thì tuyệt quá.- Để cháu đi cùng với chú Kinh, Tuyết nhanh nhảu, đối với vị tướng về hưu này phải dùng mệnh lệnh của chính quyền.Đào Kinh và Tuyết ra xe. Thương Huyền lại nói nhỏ với Nam:- Có phải hai anh vẫn giấu em chuyện chi phải không?- Để lúc khác anh giải thích, tối nay phải để cho chú Kinh và gia đình cô Cam đoàn tụ vui vẻ.- Hạnh phúc nhất hôm nay là cả gia đình ta đã vui vẻ trở lại, Nam nói.- Thương Huyền còn nhớ bữa cơm mừng chiến thắng ngày nào, thoắt cái đã hơn hai chục năm rồi, Vương thủ thỉ với Thương Huyền. Tôi cứ ngỡ sẽ không bao giờ còn được gặp lại Thương Huyền. Chị Thu Cúc hồi này có khỏe không? Mắt Vương cứ đăm đăm nhìn con NgọcLan... Ngoài trời đêm làng Đoài vắng lặng. Mãi vẫn chưa thấy tiếng xe của chú Kinh và Tuyết đón tướng Hoàng Kỳ Trung về. Có lẽ mẹ Nam nói đúng, Hoàng Kỳ Trung là người mãi không bao giờ thay đổi được. Ngoài cửa bất ngờ có tiếng trưởng thôn Vũ Đình Đáo oang oang:- Xin có lời chào tất cả bà con ngưới Làng Đoài ta đi xa nay trở về mừng ngày hội. Tôi vừa ở nhà tướng Trung, gặp cả ông Đào Kinh và cô Tuyết bên đó, xin đặc biệt thông báo tin mừng cho bà con thôn Đoài ta biết, trên huyện đã chấp nhận cho ta lấy lại cái tên làng Đoài rồi.- Thôn Đoài hay làng Đoài? Bà Cam hỏi.- Thôn hay làng đếu thế cả, miễn sao có tiếng“Đoài” là được. Tôi chúa ghét cái từ “đội” nghe hách dịch bỏ mẹ. Bà con có thấy thế không? Tiếng thôn tiếng làng nghe nó dịu hiền êm ái bao nhiêu, nghe tiếng Đội cứ đểu đểu thế nào.- Mời trưởng thôn ngồi xuống đây uống nước đã. Đào Vương hào hứng nói.- Nước non làm gì, từ trưa tới giờ rượu đã đời rồi, trưởng thôn Đáo cười hỉ hả, tôi phải uống mừng thay cho cả làng đấy. Bữa liên hoan ở xã trưa nay, các đội họ chúc mừng làng mình đi tiên phong cho phong trào đấu tranh đòi “trả lại tên làng cho em” ha ha sướng thật. Chính vì lẽ đó, tôi thay mặt cho bà con trong thôn, trân trọng kính mời tất cả bà con làng Đoài ta đi xa về, đúng mười giờ trưa mai đến nhà văn hoá thôn Đoài dự bữa cơm liên hoan. Bữa cơm liên hoan trưa mai mang đầy ý nghĩa trọng đại mừng xã ta anh hùng, mừng thôn ta được trả lại tên thôn Đoài, mừng bà con đi xa về gần đoàn tụ.- Danh hiệu anh hùng, trưa nay mừng rồi đấy thôi. Bà Cháo nói.- Trưa nay xã mừng, ngày mai thôn mừng. Cái bà này rõ là...Trưởng thôn huơ tay giải thích. Danh hiệu vẻ vang này là của tất cả mọi người dân trong đó có thôn Đoài chúng ta. Nhà Văn Hoàng kỳ Nam đi lâu ngày có còn nhớ câu ca người thôn Đoài ta xưa nay ai cũng thuộc không? Trưởng thôn Đáo nghêu ngao hát “Trai Đoài gái Đông, sông cạn đá mòn- lòng chung thuỷ sắt son một dạ...” Báo cáo với nhà văn, với bà Cháo, cô Muôi cô Muỗng cô Thìa, chương trình ngày mai của thôn mục đích chính là gặp mặt chào đón những người con của quê hương đi xa trở về, chúng tôi cũng đã bàn bạc cùng với anh Thanh, bí thư chi bộ rồi, ý định ban đầu cũng chỉ định mời một số cán bộ trong thôn đại diện thôi, nhưng vừa lúc nãy ông Đào Kinh đã khích lệ ủng hộ toàn bộ kinh phí, nên bữa trưa mai tất cả các gia đình làng Đoài ta tắt bếp. Cả làng tắt bếp! Ai già cả, yếu đau không đến được đều có phần mang về. Ôi quả là kỳ diệu, kỳ diệu...Tôi phải về cho tổ thông tin thông báo tin vui này trên đài thôn cho bà con mừng. Chào cả nhà! Làng Đoài ta xưa nay bao giờ cũng đi tiên phong, ha ha...Bóng trưởng thôn nghiêng ngả bước lên dốc cầu Đình Đoài. Chỉ loáng sau tiếng trưởng thôn đã vang vang trên loa phóng thanh:- A lô, alô, tôi trưởng thôn Vũ Đình Đáo xin thông báo tin vui, thật là vui...Sáng dậy, Nam bảo mẹ Yến Quyên sắm lễ cùng Thương Huyền và vợ chồng con Ngọc Lan đi thăm viếng ngôi chùa cậu Hiền vừa mới bỏ tiền ra xây dựng lại. Nam thắp hương cầu trời khấn phật cho Nam có lòng tin nghị lực để nói ra điều bí mật với Thương Huyền. Điều bí mật giừa Nam và Vương lâu nay luôn làm Nam băn khoăn. Nam nhìn những pho tượng đỏ chon chót tươi rói màu sơn mới.- Những pho tượng này cậu Hiền đặt mua mãi tận làng nghề Bắc Ninh, mẹ Yến Quyên khoe. Các con không được chứng kiến cảnh hôm làm lễ rước tượng vào chùa đông vui lắm, ai cũng cảm động, từ nay xã mình có chỗ cho các già vui vầy nơi cửa phật. Ngày xưa còn bé, mẹ cũng thường theo bà ngoại lên chùa này. Giờ các con thắp hương cầu xin các ngài quan âm bồ tát phù hộ độ trì cho toàn thể gia đình ta mạnh khoẻ.Mẹ Yến Quyên cùng Thương Huyền và vợ chồng con Ngọc Lan đứng lặng nhìn các pho tượng, Nam cảm nhận thấy sự linh thiêng nhiệm mầu toả ra từ làn khói hương thơm ngan ngát. Nam kính cẩn đặt những đồng tiền lẻ vào các cửa. Cậu Hiền giống một ông tiên, vận bộ quần áo nhà chùa mầu nâu tươi từ cửa bước vào. Cậu giới thiệu để mọi người biết rõ về lịch sử từng pho tượng. Nam không ngờ cậu Hiền lại hiểu biết về đạo phật nhiều đến thế. Thương Huyền đứng lặng nhìn vào chốn hư vô chăm chú nghe cậu Hiền nói. Nam hoang mang không biết Thương Huyền đang nghĩ gì? Suốt bao năm, Nam luôn phải dằn vật với số phận nghiệt ngã của mình. Nhiều khi mệt mỏi, chán chường, Nam thấy mỉa mai cho thân phận mình, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng lại phải đi tìm sự bình an trong lòng nơi cửa phật. Cậu Hiền đã leo lên gác chuông từ khi nào. Những sợi nắng vàng xiên qua vòm cây Đại chiếu sáng lên mái tóc bạc trắng của cậu Hiền. Cậu Hiền lồng lộng trên tháp chuông vung tay thỉnh từng hồi chuông âm vang ngân dài mãi trong thinh không. Bao năm nay Nam sống trong khao khát dằn vặt, lúc căm thù, lúc dận hờn với Tuyết, với Vương, lúc lại u mê đắm đuối với Thương Huyền. Tuyết không có tội. Vương cũng không có tội. Lòng Nam ngổn ngang trăm mối. Cuối đời Nam mới lại đến được với Thương Huyền, Nam cầu mong sẽ có được đứa con trai với Thương Huyền.Từ trong chùa ra, mẹ Yến Quyên bảo phải ra thắp hương mộ ông bà nội để còn kịp về dự bữa liên hoan. Cả đoàn lại lên xe ta xi chạy bon trên con đường thẳng tắp ra cánh mã Rốt. Cậu Hiền rõ là nhìn xa trông rộng đã bỏ tiền ra làm con đường này. Từ bây giờ, toàn dân xã Chiến Thắng từ lớn bé, già trẻ, người sống, người chết vẫn phải mãi mãi đi về trên con đường này. Giờ ai còn dám bảo cậu Hiền là kẻ phản bội tổ quốc nữa. Buổi sáng Cánh đồng làng Đoài rực nắng vàng. Dòng sông Đình bao quanh đồng lúa trải dài mênh mông bất tận. Từ cánh đồng nhìn về phía làng Đoài lúc này vẫn còn một rừng cờ sao đỏ rực, dư âm ngày hội vẫn còn vang vọng. Cánh mả Rốt, nơi đấu trường xử bắn ông nội Nam xưa giờ không còn dấu tích. Những ngôi mộ cỏ năm nào giờ mọc lên từng hàng bia mộ dày di dít với đủ kiểu dáng cao thấp sắc màu đen đỏ trắng vàng rực rỡ. Mộ ông bà nội Nam nằm mãi cuối cánh mả Rốt sát bờ sông Đình. Từ bao năm nay ông bà nội Nam vẫn nằm đấy. Hồi sang cát cho ông bà nội, bố mẹ Nam đặt lại hướng mộ cho ông bà quay đầu về ngôi nhà của dòng tộc Hoàng Kỳ. Bên kia sông, Hoàng Kỳ Nam nhận ra một lăng mộ cao lồng lộng sáng rực cả khoảng trời. - Đấy là lăng mộ mẹ nhà tỷ phú Đào Kinh vừa mới xây đấy, mẹ Yến Quyên nói.Ký ức dội về, Hoàng Kỳ Nam lại nhớ câu chuyện làng Đoài xa xưa cả làng chiêng trống khua vang đổ ra xua đuổi không cho Đào Kinh chôn xác người mẹ mắc bênh hủi trên đồng đất làng Đoài. Cũng trên đồng đất làng Đoài, bao năm nay vong hồn ông bà nội Nam vẫn thấy rõ mọi biến cố, mọi đổi thay của thời cuộc đang diên ra từng ngày. Nam xúc động run run đặt lên mộ ông bà những lễ vật mẹ Yến Quyên mua sắm: Nào tiền vàng, áo quần, giầy mũ và cả cỗ xe ngựa để ông bà đi về dưới cõi âm. Cỗ xe ngựa của ông Hoàng Kỳ Bắc xưa có mui rèm màu xanh bay lất phất trong gió. Mỗi lần ông nội về làng, Nam cùng lũ trẻ cắm cổ vừa chạy vừa gào “Hoàng Kỳ Bắc về! Hoàng Kỳ Bắc đã về” Đến tối dân làng Đoài lại được xem hát cô đầu, thả đèn giời. Những ngọn đèn giời bay tít lên trời cao cùng chị hằng tỏa sáng khắp thế gian.Và lúc này mặt trời đã lên cao, nắng lung linh trên mộ ông bà Hoàng Kỳ Bắc, khói hương thơm bay lan toả đồng đất làng Đoài. Mẹ Yến Quyên và Thương Huyền hoá tiền vàng cho ông bà. Lửa cháy rừng rực, những đồng tiền, là vàng cháy thành than đen cuộn lên theo gió bay khắp cánh đồng. Mẹ Yến Quyên bảo Ngọc Lan mang mấy chiếc thuyền rồng thả xuống sông Đình Đoài cho các ngài đi xuống thuỷ cung. Nhứng chiếc thuyền giấy cuốn theo dòng nước trôi qua cầu Đá Bạc, trôi ra sông Cái để về với biển cả.
***
Được trưởng thôn phân công nằm trong ban dao thớt của bữa tiệc ngày mai, bà Cam tung tẩy ra lò vịt của lão Cảo ngay trong đêm để bắt vài chục vịt kẻo sáng ra lão Cảo lùa ra đồng hết. Con chó vàng sủa ông ổng mấy tiếng, nhận ra bà Cam, nó cong đuôi mừng quýnh.- Ông Cảo này rõ thật là, bà Cam hắng giọng, cả làng Đoài mọi người đangụôn rã ăn mừng, chỉ mỗi mình ông nằm chổng dái lên ngủ khì thế này a?- Bà đấy à, lão Cảo tỉnh giấc nghe tiếng bà Cam bật dậy. Bà ăn mừng vì tay Đào Kinh nó về, còn tôi thì ăn thủ mỡ gì mà mừng. Bà không ở nhà với nó còn mò ra đây làm gì?- Ông rõ thật là chầy cối, chán đây rồi ha. Tôi ra đây bữa nay là việc dân việc nước chứ hám gì cái của nợ của ông suốt ngày dính đầy bùn đất với cứt vịt hôi sì. Ông định bữa mai không đi đánh chén sao? Trưa mai cả làng tắt bếp.- Bà định ra vận động bắt thằng này góp vịt chứ gì?- Rõ cái đồ kẹt xỉ. Ai thèm bắt nhà ông phải đóng góp vịt. Ông chưa biết tin gì thật sao? Đào Kinh nhà tôi tình nguyện đãi cả làng.- Thế cơ à, tay này khá thật.- Khá chứ sao không. Nghĩ tới ông, tôi mới ưu tiên nhận mua của ông vài chục vịt, cho tính giá cao tột đỉnh sướng chưa.- Có thế chăng, chẳng gì mình cũng đã...Lão Cảo ôm ghì lấy bà Cam. Cuối cùng bà vẫn thương tôi nhất.- Ông tưởng Đào Kinh về là tôi không thương ông nữa sao? Lâu nay ông coi tôi là loại đàn bà nào?- Cho tôi xin lỗi. Thế từ bữa qua tay Kinh vẫn không hỏi han gì sao?- Hỏi gì mà hỏi, Đào Kinh về mục đích chính muốn thể hiện với dân làng Đoài, muốn làm lành với thằng Vương chứ với tôi thì còn gì. Ngưới ta sống ngoài thành phố, thiếu gì gái non và đẹp.- Bà nói có lý, đã thế thì bà cũng đếch cần đến nó nữa. Chúng mình cứ đến với nhau thế này chả sướng.Lão Cảo vừa nói vừa rờ rẫm lột quần áo bà Cam ném cả vào đầu con chó đang nằm hóng câu chuyện lạ của cặp tình già. Con chó giật mình cụp đuôi chạy vụt đi, kéo theo cả chiếc quần lót của bà Cam ra tới cửa lều. Trong làng đã nghe váng tiếng bò rống, tiếng lợn bị chọc tiết, bà Cam vùng dậy bảo lão Cảo bắt vịt xâu làm hai dây để gánh về. Lão Cảo cố lấy sức nâng hai xâu vịt lên vai bà Cam.- Ông nhớ trưa mai phải đi đánh chén nhá. Bà Cam nấn ná dặn, cả đời người mới có một ngày vui. Ban tổ chức quyết ngả một bò, ba lợn, cộng chừng này con vịt của ông, cứ gọi tha hồ mà vùng vẫy. Ông còn nhớ cái thời hợp tác xã, Đào Kinh nhà tôi còn làm chủ nhiệm, tới kỳ đại hội xã viên, bữa liên hoan chỉ thịt mỗi con trâu già dai nhách không đủ dính mép.Bà Cam túng tấng gánh hai xâu vịt về giao cho ban dao thớt. Sân nhà văn hoá thôn được bắc rạp, điện sáng trưng. Một con bò và ba chú ỉn đã bị mổ phanh bụng trắng nhẫy nằm chềnh ềnh giữa sân. Lò bếp than được đắp ngay ngoài trời, lửa đỏ rừng rực. Các tay dao thớt được dịp biểu diễn tài nghệ nấu nướng. Đêm nay trưởng thôn Vũ Đình Đáo rõ thoáng với cánh dao thớt cho phép súc miệng trước món tiết canh để lấy sức thức trắng đêm. Tiết canh phải kèm theo món tửu. Hoan hô trưởng thôn sáng suốt. Có chất men cay xúc tác, các tay dao băm chặt chí chát dồn dập khí thế phừng phừng sôi động. Mấy tay bợm rượu rõ thính, không nằm trong ban dao thớt cũng tỏ ra hăng hái thức đêm lăng xăng chạy vòng ngoài cổ vũ để ké bát tiết canh sụn giòn cạu chả sướng hơn về nhà nằm ôm mụ vợ già những da với xương dai nhách. Hoan hô Đào Kinh. Ngẫm đến cùng, hoá ra những kẻ ngỡ như bỏ đi, những kẻ bị coi rẻ như mấy mẹ con bà Cháo, giờ lại hả hê mát mặt. Đến như Đỗ Hiền, là kẻ phản dân hại nước, ác ôn khét tiếng trong chính quyền nguỵ mà bây giờ lại có những nghĩa cử cao đẹp lạ thường, làm cả đường, xây cả chùa cho dân. Những phần tử xấu bây giờ lại được trọng vọng hơn cả tướng Hoàng Kỳ Trung. Từ bữa tướng Trung về hưu thử hỏi đã đãi làng được gì? Bà Cam đâu, từ rầy nhiệm vụ bà phải khôn khéo chiều chuộng Đào Kinh để thi thoảng ông ấy còn muốn về làng. Đào Kinh mà về, bà vừa được sướng cánh này cũng sướng hớ hớ...Thấy cánh đàn ông tếu táo, bà Cam cười thầm trong lòng. Bà chả cần cánh mày râu phải dạy khôn. Đào Kinh chẳng về bà cũng sướng, Đào Kinh về bà càng sướng. Các người giờ mới khen Đào Kinh, có ai còn nhớ tới cái đêm cả làng đốt đuốc khua chiêng xua đuổi Đào Kinh...Mấy bà vặt lông vịt nghe cánh đàn ông nhắc tới Đào Kinh mới ngớ ra giục bà Cam về: - Bao năm nay lão Kinh mới về sao giờ này bà còn ở đây. Ông trưởng thôn rõ thật là... chẳng tâm lý chút nào.- Bà ấy xung phong tình nguyện chứ ai bắt. Trưởng thôn Đáo phân giải.- Thôi, việc để đấy chị em tôi làm, giờ bà về ngay đi.Các người chả biết gì sất, lão Kinh về có bao gìơ lão ngủ ở nhà đâu. Mà có muốn ngủ ở nhà cậu Vương cũng không cho ngủ. Lúc tối khuya, tôi thấy Đào Kinh đi cùng xe với mấy mẹ con bà Cháo xuống phố huyện. Nghe nói họ lên huyện ngủ trong nhà khách có điều hoà nhiệt độ chả sướng hơn sao.- Thật vậy sao? Cái cậu Vương cũng rõ gàn. Thử hỏi cả làng cả xã cả huyện cả tỉnh này, đã ai làm ăn giàu có và hào phóng tốt bụng được như Đào Kinh. Mẹ kiếp, thử hỏi bao nhiêu cán bộ chức tước lớn nhỏ làng này vênh vang đi về lắm tiền nhiều của đã ai đãi làng được bữa nào hay chỉ giỏi vơ vét bổng lộc và ăn chặn của dân. Có chén rượu với bát tiết canh vào, lão Khi nói năng lưu loát, lão khom người đưa mũi dao nhọn sáng loáng rạch một đường vòng quanh cổ con lợn với động tác rất điệu nghệ. Cái đầu lợn rời ra, lão nhấc bổng ném oạch xuống mặt bàn.- Lão Khi sòng phẳng thế cũng phải. Tay Tiêu hùa theo, Chẳng nhìn đâu xa, như Trần Tăng, tuy không phải người làng mình nhưng tiến thân cũng bắt đầu từ làng mình, giờ làm to, tiếng tăm lẫy lừng thiên hạ, đi đến đâu đều được đón rước long trọng, nhưng thử hỏi Trần Tăng đã làm được đếch gì thiết thực cho dân làng Đoài mình. Tôi nhìn lão ngồi lù lù trên hàng ghế chủ tịch đoàn mà thấy ghét.- Ông chỉ dám nói sau lưng người ta, lão Khi nói khích, bữa tiệc trưa mai Trần Tăng thế nào cũng có mặt, tôi thách ông dám.- Tôi sợ đếch gì mà không dám.- Thôi thôi, tôi khuyên các ông, trưởng thôn Đáo nhắc nhở, nhanh tay lên, kẻo không kịp...Tới chín gờ sáng, cánh dao thớt đã hòm hòm công việc, chỉ còn nhiệm vụ bày cỗ sao cho đẹp. Quan trọng là đón khách, cả như bà con ở nhà chỉ cần cỗ đầy là sướng chẳng cần phải bàn ghế sang trọng. Được cái thời nay bàn ghế, mọi thứ đều sẵn. Sáng ra loáng cái đám thanh niên đã mượn được đầy dủ bàn ghế, bát đũa, mâm chén, tất tần tật toàn đồ Trung Quốc.Mới mười giờ kém, cả làng Đoài già trẻ trai gái đã háo hức nườm nượp kéo đến dự bữa tiệc vui chưa từng có xưa nay ở làng Đoài. Vui chứ sao không, chẳng phải đóng góp gí, chẳng lễ lạt thủ tục rườm ra gì, chẳng phải chịu phiền luỵ ơn sâu nghĩa nặng ai, chỉ vài bước chân là được đánh chén no say, tha hồ phát ngôn bình đẳng. Rõ sướng đời thằng mục. Sân nhà văn hoá thôn không đủ chỗ phải bày ra cả sân mấy nhà xung quanh tới vài chục mâm. Ưu tiên cho những vị khách đặc biệt được ngồi trong nhà, mâm bát, cỗ bàn trông cũng sang hơn.Hoàng Kỳ Nam và Măng thuyết phục mãi Vương không chịu đi dực tiệc.- Đã chết đói đâu mà phải đi ăn miếng ăn của những kẻ phản dân hại nước. Vương gắt lên.- Anh đến là thể hiện lòng mình với bà con làng xóm chứ đâu phải vì miếng ăn, anh giận bố chứ đâu giận cả làng. Măng nói và đặt vào lòng Vương chiếc áo Măng mới mua tặng anh hôm qua. Bữa nay anh phải thể hiện chí khí của mình trước bà con làng Đoài.- Ông là thằng bảo thủ nhất trần đời, Nam gay gắt giải thích, nếu Thương Huyền và con Ngọc Lan nó không về, tôi chả cần phí lời với ông. Tới nước này có cả Măng đây, tôi đành phải nói thật với ông, nhân buổi tiệc mừng hôm nay tôi quyết định sẽ công khai mọi bí mật giữa tôi và ông với Thương Huyền, với con Ngọc Lan trước tất cả bà con làng mình. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất để nói ra điều này với Thương Huyền. Nhiệm vụ của tôi phải nói ra sự thật, trước sau gì con Ngọc Lan vẫn là giọt máu của ông, giọt máu họ Đào nhà ông. Cũng giống như Măng đây, cô em gái ông đây vẫn mang dòng máu họ Trần, cô ấy vẫn là con gái Trần Tăng.- Rồi hậu quả sẽ đi tới đâu? Vương lo lắng nói.- Đi tới đâu là do Thương Huyền tự quyết định. Anh chẳng nói với thương Huyền thì cũng đã khối người biết Ngọc Lan là con gái anh rồi, chỉ có điều họ ngại anh họ không nói.- Anh Vương, Con Ngọc Lan chính là con gái anh thật sao? Măng ngỡ ngàng thốt lên vui sướng. Em cũng đã nghe anh Nam nói nhưng chưa tin. Vậy là anh đã có con, thật tuyệt vời hơn cả tuyệt vời. Con Ngọc Lan lại là cháu em? Ơn trời đất, vậy là mẹ Cam, bố Kinh cũng đã có cháu nội từ bao năm nay mà vẫn không ai biết gì. Chuyện tuyệt vời như vậy mà anh còn ngần ngại gì nữa.- Mẹ Cam đã biết từ lâu rồi, nhưng không dám công khai. Anh ngại Thương Huyền, anh sợ cô ấy không chịu nổi sự thật này, sợ cô ấy không cho con Ngọc Lan nhận anh là cha nó. Vương lo lắng ngồi ngây trên xe lăn. Cô không biết hết được chuyện này đâu. Thương Huyền không yêu anh, cô ấy yêu Hoàng Kỳ Nam.- Ra là thế. Măng nói, yêu một người nhưng lại có con với người khác. Đàn bà thường thế. Cái cô Thương Huyền này cũng đa tình đa đoan. Cũng phải thôi, cô ấy đẹp thế cơ mà. Đàn bà đẹp thường thế...- Không phải thế! Vương gắt, cô thì biết gì. Tội lỗi này tất cả là do anh gây ra cô hiểu không. Anh chính là thằng đàn ông khốn nạn.- Thôi, nói chuyện cũ làm gì, bữa nay tôi muốn ông phải là nhân vật trung tâm được bà con làng Đoài quý mến ngưỡng mộ, ông phải để Thương Huyền và vợ chồng con Ngọc Lan nhìn nhận ông như một vị anh hùng, ông rõ chưa. Mặc quần áo cho đẹp vào đã.- Thôi được, tôi để mặc ông lo liệu, Vương nói, đã thế cô Măng vào lấy cho anh bộ quân phục...Đúng mười giờ, chiếc xe con sáng bóng đỗ xịch ngoài cổng, Đào Kinh và mấy mẹ con bà Cháo, có cả chàng rể người Tầu là anh Sáng, chồng con Mây từ trong xe bước ra áo quần lộng lẫy sang trọng. Những ánh mắt thán phục, những lời thì thào rộ lên, ai mà ngờ những kẻ thất cơ lỡ vận phải bỏ làng Đoài ra đi giờ lại phong lưu thế kia. Thế mới gọi là cuộc đời. Mẹ kiếp cứ ru rú ở làng mọt kiếp chẳng khá lên được...Đào Kinh dẫn phái đoàn từ thành phố về bước vào vẫy tay chào dân làng Đoài. Trưởng thôn Đáo nhanh nhảu dẫn đoàn vào trong nhà. Tiếp đến là đoàn càn bộ xã do Tuyết dẫn đầu, theo sau là Trần Tăng.- Xin chào tất cả bà con, Tuyết cười rõ tươi, tôi không ngờ làng Đoài ta lại tổ chức được ngày hội vui vẻ thế này. Bà con ta phải cố gắng hơn nữa, đợt này làng ta sẽ được nhận danh hiệu làng văn hoá mới.Trưởng thôn Vũ văn Đáo xắp xếp cho Trần Tăng và chủ tịch Tuyết cùng ngồi cạnh Đào Kinh, và vợ chồng tướng Hoàng Kỳ Trung. Hoàng Kỳ Nam ngồi cùng mâm với Thương Huyền và mấy mẹ con bà Cháo. Tiếng trưởng thôn lại vang lên trong loa phóng thanh treo trên nóc nhà văn hoá: Tôi Trưởng Thôn Vũ Đình Đáo có lời chào mừng tất cả các vị đại biểu và bà con. Lời trưởng thôn Vũ Đình Đáo đầy hào hứng mời tất cả cùng nâng cốc. Rượu vào lời ra, không khí bữa tiệc mỗi lúc một sôi động. Lời chúc tụng của bà con làng Đoài rộ lên từ trong nhà ngoài sân nhà văn hoá thôn.Trong suốt cuộc đời mình, Trần Tăng đã từng được trọng vọng mời dự không biết bao nhiêu bữa tiệc quan trọng, nhưng bữa tiệc hôm nay thực sự làm Trần Tăng bất ngờ.- Một bữa tiệc thật đặc biệt, Trần Tăng nói với tướng Hoàng Kỳ Trung, anh cũng thật tốt số, được hạ cánh về sống với quê hương làng xóm đầy tình nghĩa thế này thật là hạnh phúc.Đào Kinh khoái chí đọc được ý nghĩ Trần Tăng.- Còn anh Không vui sao? Đào Kinh hỏi.- Cuối đời ai cũng mong được trở về quê cha đất tổ. Trần Tăng nói, tôi lại không có được may mắn này. Suốt cuộc đời tôi chỉ mải mê công việc chả có thời giờ nghĩ đến quê hương làng xóm, giờ cuối đời sao dám vác mặt về làng.- Anh sống ở Thủ Đô chả sướng hơn.- Chỉ sướng lúc đang còn quyền chức, khi về già cậu sẽ thấy. Tôi nói thế có đúng không tướng Hoàng Kỳ Trung? Trần Tăng nói, bắt gặp ánh mắt Tuyết đang nhìn mình.- Tôi thì khác gì anh, Hoàng Kỳ Trung uống cạn chén rượu nhìn Yến Quyên, cả cuộc đời trận mạc, cũng may mà có bà xã ở nhà giữ cho cái tổ để bây giờ có chỗ mà quay về. Trần Tăng nhíu cặp lông mày nhìn Yến Quyên, chạnh lòng nhớ lại đã một thời ông đắm đuối vì người đàn bà đẹp nhất làng này. Bao lần ngồi đối diện trước Yến Quyên, nhưng chưa bao giờ ông chiếm được trái tim người đẹp.- Tướng Hoàng Kỳ Trung rõ tốt số mới có được bà phó tướng làng Đoài giỏi dang chẳng kém vương phi Ỷ Lan. Trần Tăng nói.- Xưa nay ông Trần Tăng vẫn luôn là người nổi tiếng tài ba mà bây giờ lại phàn nàn không dám về làng thì thật khó nghe quá. Yến Quyên cười nhìn mọi người. Cũng chẳng khác tướng Hoàng Kỳ Trung nhà tôi, đường đường là nhà quân sự tài ba, bây giờ về làng lại ngơ ngác như ngươi rừng. Ngẫm đến cùng chỉ mỗi ông Đào Kinh lại sướng nhất. Ai mà ngờ làng Đoài mình lại có nhà tỷ phú tài danh khắp nước.- Tài ba cái con khỉ, Đào Kinh nói, chẳng qua do thời cuộc tạo nên thôi. Bà còn nhớ tụi trẻ làng này đặt vè diễu tôi là cái thằng khố rách áo ôm nên mới phải bỏ cái làng này mà đi, may mà không chết đói. Nhờ giời cũng làm được bát ăn bát để nên mới dám vác mặt về tạ lỗi với bà con làng Đoài xí xoá cho cái vụ phải mượn lợn của bà con thả vào trại lợn hợp tác để đón phái đoàn của anh Trần Tăng về thăm quan hớ hớ... Giờ nghĩ lại chuyện ấy nó nực cười chết đi được.- May mà ông Trần Tăng đã sáng suốt nhận ra cái tội háo danh của ông Đào Kinh nên mới không bỏ tù tôi, Yến Quyên nói, cái thời khốn khó ấy qua đi, giờ các anh còn ngồi được với nhau thế này cũng là tốt rồi- Thôi, chuyện quá khứ cho qua, Tướng hoàng Kỳ Trung gạt đi, bữa liên hoan hôm nay tôi muốn mọi người quan tâm đến đồng chí Đào Vương.Mọi ánh mắt dồn vào Đào Vương đang ngồi cùng mâm với Hoàng Kỳ Nam và mấy mẹ con Thương Huyền. Tâm trí Đào Vương đang bấn loạn luôn lén nhìn hai mẹ con Thương Huyền. Chiến tranh đã làm què quặt con người ta cả thể xác lẫn tâm hồn.- Thưa bà con, trong ngày vui hôm nay tôi đề nghị tất cả chúng ta cùng nâng cốc chúc sức khoẻ Đại uý Đào Vương, đây mới thực sự là người anh hùng của làng Đoài ta.Mọi ngươi nhất loạt hô to:- Chúc mừng đại uý Đào Vương! Chúc Mừng, chúc mừng.- Chúc mừng đại uý năm nay cưới được vợ.- Cưới vợ chứ sao không.- Gái làng Đoài đứa nào tình nguyện lấy Đào Vương, làng sẽ đứng ra tổ chức ăn to hơn hôm nay. Trưởng thôn Đáo tuyên bố hùng hồn.- Chẳng đến lượt trưởng thôn phải lo, bố Đào Kinh ngồi kia, không chừng bố xây cả nhà lầu cho mà ở ấy chứ. - Đúng thế, lũ con gái làng Đoài đứa nào vớ được Đào Vương chả sướng hơn chán vạn những thằng con trai khoẻ mạnh to cao mà đói rã họng chẳng làm nên công cán gì.- Không cần đến mọi người mai mối đâu, ngoài sân có ai đó nói chõ vào, Đào Vương đã có được người thầm yêu trộm nhớ rồi đấy.- Ai thích Đào Vương mà kín đáo thế nhỉ?- Người làm to nhất xã Chiến Thắng này chứ còn ai nữa.Mọi người ớ ra. To nhất xã này là cô Tuyết chủ tịch.Mặt Tuyết nóng bừng. Mọi ánh mắt ngỡ ngàng nhìn vào Tuyết. Thằng cha nào mà đùa ác thế. Nhưng kể ra câu nói đùa cũng thật sắc. Tuyết mà lấy Đào Vương cũng được chứ sao. Ai chứ chủ tịch Tuyết mà lấy Đào Vương, uy tín của Tuyết sẽ lên như diều gặp gío. Chủ tịch tình nguyện lấy thương binh ai mà không kính nể. Với lại người như Tuyết cũng đã một đời chồng, quá lứa rồi, vớ được Đào Vương chả sướng.Mọi người nhao đến vây quanh Vương nâng cốc chúc mừng. Con Ngọc Lan ghé tai Hoàng Kỳ Nam:- Bác Vương trông tội tội giống bác Thịnh con.Hoàng Kỳ Nam không ngờ câu chuyện bỗng dưng lại xoay ra hướng khác khiến cho mọi dự tính phải tạm dừng. Rượu vào, cánh dao thớt ngồi ngoài sân nhao vào vây quanh chúc rượu Đào Vương.- Suy cho cùng, ông lại là thằng sướng nhất ông Vương ạ. Chúc mừng ông! Ông uống một chén bõ công cánh dao thớt này thức suốt đêm qua. Mẹ kiếp, chẳng việc gì ông phải buồn, thử hỏi cả làng Đoài này giờ có ai được vẻ vang, được kính nể hơn ông.- Đúng vậy, ông cứ tự hào ngồi mà hưởng thụ, chẳng phải làm gì cũng có ăn. Lành lặn khoẻ mạnh như cánh này mài mặt ra đồng nắng mưa gió rét cả ngày cũng vẫn còn đói dài.- Hưởng chứ sao không, ai dám so bì công trạng đánh Nam dẹp Tây của ông.- Đúng! Đồng chí chủ tịch không yêu ông, làng Đoài này cũng khối đứa ngấp nghé đấy, tôi mà là đàn bà tôi xung phong liền.- Chẳng phải ai xa lạ, bà Cháo đây còn cô Muỗng, cô Thìa, cô nào xung phong?- Cái nhà ông Thịn này chẳng biết gì cả, các cô ây đã đổi tên là cô Mây, cô Mẫn, cô Thuần từ tám hoánh rồi mà cứ muôi với thìa mãi.- Thế hả, xin lỗi, tôi thì chỉ thích cái tên cũ của các cô ngày xưa nghe cứ lanh ca lanh canh vui nhộn ngọt ngào như canh ngao canh hến sông Đình làng ta. Người làng Đoài mình cho dù có tới chân trời góc bể, cũng vẫn giữ cái tình cái nghĩa về với quê hương xóm làng.- Tay Thịn này nói phải, ông Nhinh ghé sát vào tai Hoàng Kỳ Nam, người làng Đoài mình cho dù thế nào cũng vẫn tình nghĩa chứ chả như cái loại ở đẩu ở đâu về cầm đầu cưỡi cổ ăn trên ngồi trốc mãi, dân làng mình xưa nay đã nhờ vả chó gì hắn, hắn chỉ gây tai hoạ cho đàn bà con gáí. Lần nào hắn về, xã cũng đón rước linh đình, hôm qua nhìn hắn ngồi ngễu ngện trên ghế đoàn chủ tịch mà ngứa mắt. Hắn đã bắn ông nội cậu mà chả hiểu làm sao cha mẹ cậu vẫn ngồi vui vẻ với hắn thế kia?- Chuyện quá khứ bỏ qua mà bác, Hoàng Kỳ Nam nói.- Bỏ qua là thế nào, phải bắt hắn có lời xin lỗi chứ.- Xin lỗi kiểu gì?- Thì cũng làm một bữa gọi là...- Đúng vậy, ông Thịn nói, ít ra cũng phải cư xử được như Đào Kinh hôm nay.Ông Thịn cầm cốc rượu trên tay tợp một hơi cạn, chệnh choạng bước tới mâm có Trần Tăng.- Cánh dao thớt này xin có lời chào cảm ơn ông Đào Kinh. Ông Thịn mặt phừng phừng như muốn chém người ta. Đào Kinh à, ông tuy là dân ngụ cư làng Đoài nhưng chơi rất đẹp, chứ chả như ai đó chỉ biết hành người ta mà không có được lời xin lỗi. Cánh này chẳng qua nể đồng chí chủ tịch, nể vợ chồng tướng Trung, nể Đào Kinh và nể cả cái tuổi già...chứ không bữa nay cánh dao thớt này cứ gọi là xơi tái chứ chả đùa.- Bác Thịn, bác say rồi. Tuyết vội cầm tay kéo ông Thịn ra cửa, hôm nay là ngày vui, bác nhắc chuyện xưa làm gì.- Cô còn nể hắn sao. Mẹ kiếp, loại như hắn cứ phải thẳng tưng cho hắn tỉnh ra. Hắn đã làm khổ dân hại nước mà cứ ta đây là cán bộ cao cấp. Nếu đảng mình không có loại cán bộ như hắn thì đất nước bây giờ tiến xa rồi. Tôi nói thế có đúng không bà con. Bữa nay thế mà vui hớ hớ... Đào Kinh thế mà biết chơi đẹp hớ hớ...- Cái ông Trần Tăng kia đã giết ông nội anh sao? Thương Huyền hỏi nhỏ Nam. Hoá ra cuộc sống ngoài Bắc mình xưa cũng dữ dội chả kém gì trong em.- Bữa liên hoan hôm nay bà con làng Đoài đề nghị nhà văn nhà báo Hoàng Kỳ Nam phải viết một bài thật hay, Đào thị Măng cười lúng liếng cúi xống nhìn Nam nhắc anh hãy công bố câu chuyện bí mật của Đào Vương cho cả làng được biết. - Tình thế này không thể nói chuyện ấy được, Hoàng Kỳ Nam nhìn Măng nói khẽ. Măng hiểu ý, quay sang Thương Huyền và con Ngọc Lan:- Cái ông Hall người Mỹ lần này sao không về hả cháu Ngọc Lan? Lần trước ông ta hứa với cô sẽ về thăm làng Đoài.- Ông ấy muốn má con sang Mỹ, nhưng má con không nghe.- Chuyến này về qua Hà Nội em mời chị Thương Huyền và các cháu vào nhà em chơi. Lần đầu chị ra Bắc, chị thấy có vui không?- Vui chứ, bà con sống với nhau thiệt lòng.Từ lúc biết sự thật con Ngọc Lan là con đẻ anh Vương, Măng mừng tíu tít. Măng không ngờ con Ngọc Lan lại là cháu mình. Con bé đẹp đến lạ lùng. Điều Măng thấy còn lạ lùng hơn, Thương Huyền là người mẹ đẻ ra con Ngọc Lan mà tại sao chị ấy vẫn không biết anh Vương là cha đẻ của của nó? Nếu bây giờ Thương Huyền biết sự thật, liệu Thương Huyền có chịu để cho Ngọc Lan nhận người bố đẻ què cụt đang ngồi trước mặt nó đây? Càng nghĩ, Măng càng thấy xốn xang trong lòng. Bao năm nay Măng cứ ngỡ Hoàng Ký Nam với Tuyết là một cặp vợ chồng lý tưởng, ai ngờ đùng một cái hai người ly hôn. Hoàng Kỳ Nam đã phải bỏ cả cơ quan báo vào sống với Thương Huyền, đủ biết tình cảm của họ chắc sâu nặng lắm. Còn Trần Tăng, cha đẻ của Măng kia, sao lại có thể lăng nhăng với Tuyết được. Và cả Tuyết nữa, đã là cô chủ tịch xã danh giá làm sao lại có thể phản bội Nam để cuộc đời lỡ dở...Thế mới biết uy quyền của Trần Tăng lớn tới chừng nào. Ông trời đã đặt số phận Tuyết làm dâu gia tộc Hoàng Kỳ, làm vợ Nam, nhưng Trần Tăng còn cao hơn cả ông trời. Tuyết tự nguyện hiến dâng tấm thân còn trinh trắng ngọc ngà cho Trần Tăng cũng là lẽ thường tình. Còn Trần Tăng, ông biết quá rõ Tuyết là cô gái đầy tham vọng.Với nàng Cam, trong cái đêm hè mát rượi trên đồi phi lao ì ầm sóng vỗ ấy, nàng không bắt gặp Trần Tăng và Tuyết tình tọt với nhau thì làm sao nàng Cam phải lồng lộn hứng tình lên ngủ với tay Cảo lò vịt.Với Tuyết, suy cho cùng, được cái chức Chủ tịch xã như ngày nay, Tuyết đã phải trả bằng cả hạnh phúc đời mình. Và giờ đây, cho dù Trần Tăng có thế nào Tuyết vẫn coi ông là người đã dẫn dắt mình từ thuở còn là cô gái đầy tham vọng cầu danh nông nổi. Lúc này Tuyết nhìn rõ thấy sự già nua tuổi tác ở mái tóc pha mầu sương khói của Trần Tăng. Có ai mà ngờ rằng một con người đấy quyền uy như Trần Tăng lại đang phải ngồi lặng đi chịu sự phán quyết của dân làng Đoài. Trần Tăng đọc rõ được ý nghĩ trong ánh mắt đượm buồn của Tuyết. Ông đã vẫy vùng khắp thiên hạ nhưng bao giờ bước chân về Làng Đoài ông cũng thấy mình bé nhỏ đi. Ông nhận ra tội lỗi lớn lao của mình trước dân làng Đoài, trước gia tộc Hoàng Kỳ, trước Tuyết, trước nàng Cam và cả Đào Kinh. Chính ông cũng không hiểu được mình đã chẳng làm nên trò trống gì cho cái làng này nhưng ông vẫn cứ đau đáu thích được về chốn này. Ông thích được về để cho thiên hạ nó chửi vào mặt mình. Phải chăng đó là vì ai? Vì Yến Quyên? Vì nàng Cam Quýt? Hay vì Tuyết. Giờ đây Tuyết đã ly hôn với Hoàng Kỳ Nam. Ôi Trần Tăng, mãi mãi ngươi vẫn không muốn rời xa làng Đoài, mãi mãi vẫn đam mê như những kẻ nghiện không sao cai được khi mà liều độc dược nó đã ngấm vào máu ông từ những ngày xa xưa.Trần Tăng tự rót cho mình chén rượu uống một ngụm rồi đưa tay nắm chặt bàn tay Đào Kinh. Giọng Trần Tăng nghèn nghẹn:- Xin có lời với tất cả chúng ta ngồi đây, bữa cơm hôm nay, bữa cơm đặc biệt trong cuộc đời tôi, tôi nhận ra rằng, xưa nay tôi chưa hề chịu khuất phục bất kỳ ai mà bây giờ tôi thấy mình đã thua kém Đào Kinh. Đúng thế, Đào Kinh, chính Đào Kinh đây mới xứng đáng là nhân vật tiêu biểu của làng Đoài. Tôi là người thấu tỏ Đào Kinh hơn bất kỳ ai. Và hôm nay có đầy đủ mọi người, cho tôi được nói lời xin lỗi Đào Kinh, xin lỗi gia đình tướng Trung, xin lỗi...- Thôi mà anh Trần Tăng, Yến Quyên gạt đi, mọi chuyện ta cho qua, điều quan trọng bữa nay chúng ta cùng ngồi được với nhau thế này là điều vô cùng tốt đẹp rồi. Nhân có cuộc vui hôm nay, tôi mời anh Trần Tăng, anh Đào Kinh ở lại, trưa mai gia đình tôi mời cơm mọi người nhân cháu Hoàng Kỳ Nam nó đưa vợ con nó về. Thôi thí cái số chúng nó vất vả, trước kia nó và con Tuyết đây chẳng đứa nào chịu đứa nào nên bây gìơ giang dở thế.Tướng Hoàng Kỳ Trung suốt bữa ăn không nói lời nào. Đầu óc ông quay cuồng trước mọi diễn biến thời cuộc. Ông không ngờ rằng cái cô gái làm trong sở Mỹ xưa, nay lại chính thức là con dâu mình. Nó đang ngồi kia, vừa ngơ ngác vừa bàng hoàng. Và ông cũng không thể ngờ đứa con gái đẹp như thiên thần kia lại có thể là con của Đào Vương. Ai mà ngờ anh chàng người Mỹ trẻ trung mắt xanh mũi lõ kia lại là con rể của Đào Kinh và bà Cam làng Đoài mình. Ai ngờ mẹ con bà Cháo đói rách ngày nào phải ở nhờ ngôi nhà ngang nhà mình bây giờ có ô tô về làng như bà hoàng bà chúa. Cậu con rể người Tầu ngồi cạnh cậu con rể người Mỹ chẳng biết nói với nhau câu nào thỉnh thoảng chúng lại nhìn nhau cười ngây ngô.- Kính thưa bà con làng Đoài ta, trưởng thôn Đáo mặt đỏ gay hào hứng phát biểu: Hôm nay có mặt đầy đủ bà con trong làng, tôi dám cam đoan với tất cả các vị khách quý, cam đoan với đồng chí chủ tịch xã rằng thì là làng Đoài chúng tôi quyết đi đầu trong mọi phong trào xây dựng làng văn hoá mới. Thử hỏi đã có thôn nào tổ chức được buổi liên hoan vui vẻ như thế vầy. Có ai mà ngờ cái ngày xã Chiến Thắng đón danh hiệu anh hùng, cái làng Đoài nhỏ bé của chúng ta này lại đón được cả khách từ trong Nam ngoài Bắc, từ Mỹ tới Tầu về dự. Đề nghị tất cả chúng ta hoan hô.Tiếng vỗ tay rào rào tán thưởng lời trưởng thôn.- Hôm nay trưởng thôn bốc thế.- Hoan hô trưởng Thôn.- Hoan hô Đào Kinh.- Đề nghị trật tự, trưởng thôn Đáo lại gào lên, nhân buổi liên hoang gặp mặt đông đủ này, tôi đại diện cho bà con xin phát động một phong trào gây quỹ khuyến học để động viên các cháu học cho giỏi. Thế hệ chúng tôi trước kia đa phần thất học nên phải chịu một đời u mê. Thế hệ con cháu ta có học giỏi thì xóm làng quê hương mới mở mày mở mặt ra được. Xưa kia xóm làng tăm tối nên nhiều người đã phải bỏ làng ra đi như ông Đào Kinh, như mấy mẹ con bà Cháo kia...- Trưởng thôn ta thật tuỵêt vời.- Tôi xin ủng hộ một trăm ngàn.- Hoan hô.- Tôi xin đóng năm chục ngàn.- Hoan hô.- Tôi hai chục.- Tôi mười ngàn- Tôi còn đúng bảy ngàn nhẵn túi.- Hoan hô tinh thần nhiệt tình của tất cả bà con. Đào Kinh đứng lên trịnh trọng:- Kính thưa bà con làng Đoài, Đào Kinh tôi xin công bố từ năm nay, tôi còn có một phần thưởng hai triệu đồng giành cho những cháu nào đạt được giải thưởng các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, năm triệu đồng giành cho cháu nào đạt cấp quốc gia ở tất cả các bộ môn.- Hoan hô ông Đào Kinh!- Xin có lời nói thêm, Đào Kinh hào hứng, sau này những cháu nào nhận được phần thưởng của tôi, học xong ra trường nếu có nguyện vọng làm việc cho tôi, tôi nồng nhiệt đón nhận và có phần ưu tiên đặc biệt. Không gì bằng người của quê hương làng Đoài mình. Tôi nói thế có phải không bà con?- Thật tuyệt vời.- Số điện thoại của tôi là 0912269999. Hàng năm hội khuyến học thôn tổng kết, có cháu nào đạt được thành tích, chỉ điện cho tôi theo số máy này, tôi lập tức về ngay trao phần thưởng cho các chàu.- Hoan hô ông Đào Kinh.- Xin thưa ông Đào Kinh, giải khuyến khích có được không ạ?- Được tất, nghĩa là cứ có giấy chứng nhận đóng dấu đỏ là được. Đào Kinh cười rạng rỡ trước bà con và các cháu làng Đoài.- Đấy, chúng mày nghe rõ chưa, bên ngoài có tiếng lao xao, nhà nghèo phải cố mà học cho giỏi để được nhận phần thưởng của ông Đào Kinh.- Nhưng mà khó lắm bu ơi, làng mình toàn đứa học dốt lâu nay đã đứa nào đạt được giải gì đâu?- Có mà được mấy cái giải rút thắt bụng cho chặt để đi cuốc đất ngoài đồng.- Thế ta mới cần phải phấn đấu. Ăn nói thiếu xây dựng. Trưởng thôn Đáo đứng dậy nói, Kính thưa bà con, Kính thưa ông Đào Kinh, tôi thay mặt cho bà con làng Đoài xin có lời cảm ơn tất cả những ai đã nhiệt tinh đóng góp xây dựng quỹ kuyến học của làng Đoài ta. Đặc biệt biểu dương ông Đào Kinh đã có sáng kiến đặt ra một giải thưởng đặc biệt giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần, coi trọng người tài, động viên các cháu quyết tâm phấn đấu học tập đạt thành tích cao. Đề nghị chúng ta hoan hô.Tiếng vỗ tay rào rào.- Sau đây tôi xin công bố danh sách những người đóng góp cho quỹ: Một là...Hai là...ba...bốn...tiếp đến thứ hai mươi mốt là chị Mây con bà Cháo ba triệu đồng.- Tiếng vỗ tay lại dậy lên.- Hoan hô chị Mây- Có thế chứ- Người làng Đoài mình ra đi ai cũng khá- tiếng xì xầm khen ngợi hỏi không biết chị Mây là ai.- Ngày xưa ở nhà nó tên là cái Muôi đấy thôi, Cô Lùn giải thích. Tôi đã một thời đi ở trông con cho nó.- Sao bảo có thới nhà nó cũng khốn khó lắm. Nghe nói mấy chị em nó phải đi làm đĩ.- Cái thời ấy cả nước khốn khó đâu riêng nhà nó.- Cái ngày kinh hoàng ấy nó đã phải đưa thằng chồng người Hoa trốn biệt trong rừng mấy năm liền nên vợ chồng con cái chúng nó bây giờ mới được đoàn tụ thế kia.- Thật phúc đức cho nhà nó.- Tiếp theo là chị Đào Thị Măng, tiếng trưởng thôn Đáo vẫn vang vang. Chị Đào Thị Măng, nhà doanh nhiệp tài giỏi nhất nhì trong nước từ Hà Nội về xin đóng góp cho quỹ năm triệu đồng.- Hoan hô chị Măng.- Hoan hô cả bà Cam nữa chứ.- Làng mình thế mà oai thật. Toàn những người tài giỏi.- Giỏi đánh đĩ thì có, mụ Cỏn thì thầm vào tai cô Lùn, nó mà không phải con gái Trần Tăng thì bây giờ cũng cắm mặt cấy gặt ngoài đồng như mình lấy tiền đâu mà đóng với chả góp.- Cái mụ này ăn nói rõ bạc, nó đánh đĩ nhưng có lòng, chả hơn cả đời chả ai moi đước ở mụ một xu.- Tao nghèo nhưng trong sạch.- Đề nghị mọi người trật tự, giọng trưởng thôn Đáo phừng phừng khí thế, tôi nhiệt liệt biểu dương tinh thần của cô Ngọc Lan dã đóng hai trăm đô la Mỹ. Hai trăm đô đổi ra được bao nhiêu tiền mình nhỉ?- Mình nhà quê biết sao được, hỏi ông Kinh ấy.- Hai trăm đô Mỹ được hơn ba triệu. Có ai đó nói.- Thế cơ đấy, những hơn ba triệu.- Cô Ngọc Lan là con cái nhà ai vậy?- Cái bà này thật là...Cô ấy là con gái nhà văn Hoàng Kỳ Nam mới dẫn về giới thiệu với gia đình hôm kia đấy thôi. Mẹ nó là người đàn bà ngồi cạnh nó đấy. Đẹp như tiên thế kia.- Thảo nào Hoàng Kỳ Nam nó bỏ cô chủ tịch xã nhà mình cũng phải.- Nghe đâu Hoàng Kỳ Nam léng phéng với cô ta từ ngày còn chiến tranh.- Văn nghệ sỹ mà.- Ôi, chẳng cứ văn nghệ sĩ, mình mà vớ được người đẹp như Kiều thế kia cũng sướng cả một đời khớ khớ...Lão Nhinh nghe lỏm được câu chuyện của hai bà ngồi cạnh cười ngặt ngẽo.- Đồ dê cụ, mụ Sót nhà lão để cho chó nó gặm à.- Ôi sướng nhỉ, nghe các bà nói chuyện hay hơn phim, chúng ta cạn với nhau một chén nữa nào. Chả mấy khi cánh mình lại được thoả thích thế này hớ hớ...uống đi, rượu chứ có phải nước lã đâu.- Uống thì tha hồ uống, nhưng ông đã xì ra cho các cháu đồng nào chưa?- Tao móc đâu ra tiền mà cho cái lũ trẻ ranh làng này toàn loại ba que mách qué, học thì dốt như bò lại tinh tướng. Đấy nhìn mấy đứa con nhà Miêu, con nhà Thoại cậy có tý chữ chạy chọt vào được cơ quan nhà nước về làng vênh cái mặt lên không thèm chào hỏi ai. Mẹ kiếp, học hành như loại ấy vào được cơ quan nhà nước cũng lại tìm cách đục khoét tiền dân thôi.- Lão Nhinh nói chí phải, ông Thịn vẻ sâu cay lý sự nói năng văng mạng, qua cuộc hội ngộ lịch sử này mới rõ mặt anh hào. Những kẻ luôn lên giọng cao đạo hoá ra lại vô tích sự chẳng bao giờ nghĩ đến ai ngoài chăm lo cho bản thân, còn những người mà ta cho là xấu xa hèn mọn lại làm nên mọi chuyện hay ra trò. Thì cứ nhìn vào bản danh sách này cũng nói lên tất cả.- Thế mới gọi là đời. Đời có thế mới vui, đã sinh ra trên cõi đời này chẳng thằng nào muốn xấu, chẳng qua là thời cuộc khốn cùng nó dồn đẩy làm con người ta cứ hèn đi.- Gớm chửa, mới có mấy chén mà đã chửi đời vung toé loe.Cả trong nhà ngoài sân, mâm nào cũng nhốn nháo nhỏ to đủ lời, đủ chuyện trên trời dưới biển. Riêng có mâm của Trần Tăng vẫn giữ được vẻ lịch sự thư thái. Trần Tăng cố ra vẻ thản nhiên không quan tâm tới những lời to nhỏ xung quanh, nhưng thực chất ông nghe thấu mọi chuyện. Ông hứa với vợ chồng Yến Quyên ở lại ngày mai. Tuyết nhận ra từ khi về làng Đoài, Trần Tăng có gì đó khang khác. Tuyết cảm nhận thấy con người Trần Tăng đang có gì đó biến động. Sự biến động chắc chắn không phải do rượu.Bữa tiệc tan, cậu lái xe và Tuyết dìu Trần Tăng bước lên xe. Chiếc xe lao vào sân uỷ ban xã. Ông lặng lẽ bước theo Tuyết vào phòng khách. Dư âm của ngày hội vẫn còn váng vất trong tâm trí ông. Trần Tăng đã đi qua một đời quan chức, giờ quay lại nơi này, không ngờ mọi chuyện cũ xưa vẫn ám ảnh ông. Tuyết pha cho ông cốc nước chanh để ông uống cho dã rượu. Ông cầm cốc nước đứng dậy đến bên cửa sổ nhìn sang khu nhà Đảng uỷ. Khu nhà Đảng uỷ nằm trên nền đình Đoài xưa, mái ngói đã ngả mầu rêu phong. Chiếc cột cờ phơi sương nắng từ bao năm, vừa được sơn lại mầu xanh hoà bình chào mừng ngày hội. Chiếc cột cờ vẫn kiêu hãnh đứng sừng sững giữa trời đất. Cái sân khấu ngoài trời kia, sáng qua ông đã kiêu hãnh ngồi trên hàng ghế đoàn chủ tịch trước cả rừng người, rừng cờ hoa rực rỡ mà giờ chỉ còn trơ lại độc cái khung sắt trần trụi. Xa xa phía bên kia cầu là ngôi nhà của hai mẹ con bà Cam. Trần Tăng nhận ra bà Cam đang khom người đẩy chiếc xe lăn vào cổng đưa Đào Vương về. Đào Vương ngồi ngắc ngư trên chiếc xe lăn sáng loáng. Nắng rừng rực trên mặt sông Đình.- Điều gì làm ông không vui? Tuyết nhìn ông lo lắng hỏi.- Tuyết lo cho tôi sao? Cảm ơn. Tôi phải thú nhận rằng chưa bao giờ tôi ở bên Tuyết mà thấy thanh thản như lúc này. Có lẽ trước đây tôi bị mặc cảm tội lỗi và chưa bao giờ thực lòng mà chỉ lợi dụng Tuyết.- Chuyện của chúng ta là do tôi chủ động gây nên tôi phải chịu hậu quả rồi. Dù sao mọi chuyện cũng đã qua, ông không phải bận lòng.- Thật tiếc, tới lúc này tôi mới nhận ra mọi chuyện rõ ràng sáng tỏ hơn bao giờ hết. Có lẽ con người ta về già mới dễ xúc động, dễ bị đánh gục. Niềm kiêu hãnh của tôi đã bị dân làng Đoài đánh gục.- Tôi cũng như ông thôi, tôi nhận ra mình tự nguyện hiến dâng cho ông ngày ấy cũng bởi tôi ngưỡng vọng ở ông thứ uy quyền mọi người không có. Ông có một thứ hào quang toả sáng làm tôi chói loà. Thực lòng một thời tôi cũng đắm say kiêu hãnh được gần ông. Ông đã cho tôi những giây phút cuồng nhiệt mà Hoàng Kỳ Nam chồng tôi không có. Ông đã phát sáng con đường công danh sự nghiệp tôi có được ngày hôm nay. Tôi biết rõ nếu không hiến dâng đời mình cho ông thì tôi cũng chỉ là con đàn bà chân đất lội ruộng làm dâu gia tộc Hoàng Kỳ đến già vẫn không có nổi được tình yêu chân thực của Hoàng Kỳ Nam. Tôi biết Hoàng Kỳ Nam không yêu tôi ngay từ ngày anh ấy vào Nam chiến đấu. Và câu chuyện tôi tắm đêm suýt chết đuối trên ao Đình được Hoàng Kỳ Nam cứu vớt ngày ấy mãi mãi là câu chuyện buồn gieo vào cuộc hôn nhân bất hạnh giữa tôi và Hoàng Kỳ Nam.- Tuyết hận anh ta vậy sao?- Không bao giờ, chúng tôi đã chia tay nhau vui vẻ. Tuyết bất ngờ nắm chặt tay Trần Tăng cười, kể cả ông nữa, tôi cũng không ân hận điều gì, thưa ông người tình to lớn của em! Tôi là Tuyết, chủ tịch xã Chiến Thắng, đại diện cho nhân dân trong xã chân thành cảm ơn tấm lòng nhiệt tình của ông đã về với bà con trong ngày vui trọng đại này.- Thôi mà, cô định làm trò gì thế?- Trần Tăng, em nói thực đấy, em không trách cứ gì ông, những lỗi lầm to lớn của ông, những trò ma mãnh, những mưu mô toan tính quền lực của ông cũng chỉ là tai nạn của thời đại. Những tai nạn nó làm méo mó què quặt tâm hồn con người. Từ ngày ly hôn với Hoàng Kỳ Nam, em đã nhận ra mình là con đàn bà hư hỏng nên phải trả giá. Mọi chuyện qúa khứ đã xong, em không ân hận, không vấn vương. Em nghĩ kỹ rồi, đã có lúc định vứt bỏ hết tất cả, cả gia đình, cả cái chức chủ tịch xã này để làm một người nông dân lội ruộng bình thường như những người làng Đoài mà ông vừa chứng kiến. Họ vứa tình nghĩa, vừa thật thà đáng thương. Cuối đời, em lại muốn làm điều gì đó thực sự có ích giúp cho họ có được cuộc sống tốt đẹp mà lâu nay ta đã làm khổ họ. Em đã chủ động bàn với bên Đảng uỷ ủng hộ thiện chí của ông Đỗ Hiền, kẻ phản bội tổ quốc giờ muốn hối cải với xóm làng đã xin làm được con đường ra cánh mả Rốt và xây lại được ngôi chùa làng Đông mà xưa kia chính ông đã chỉ đạo cho đội du kích của Đào Kinh phá đi. Chỉ có em mới dám nói thẳng tưng ra với ông chuyện này. Ông có dám thú nhận không? Ông là một thủ lĩnh dẫn dắt đoàn quân bước những bước đi sai lầm không dễ gì chối bỏ được. Hậu quả đã xảy ra, thực tế đã chứng minh, chỉ nhìn ở góc độ nhỏ hẹp của một làng quê nơi đây hôm nay ông đã nhận ra từng gương mặt, từng số phận con người nằm trong vòng quay của ông trong suốt năm mươi năm qua. Chiến công đầu tiên, cũng là lỗi lầm đầu tiên của ông là giết chết ông bà Hoàng Kỳ Bắc, phá tan gia tộc Hoàng Kỳ, phá tan chùa Đông, phá tan Đình Đoài. Để đến bây giờ kẻ phản bội tổ quốc như Đỗ Hiền lại phải về xin được xây dựng lại. Để đến bây giờ người dân làng Đoài đang đấu tranh đòi chính quyền phải trả lại cái tên làng Đoài, trả lại nền đình Đoài xưa mà bây giờ chính là khu nhà đảng uỷ kia. Ông có thấy đau đớn khi thấy chính bàn tay của kẻ thù lại xây dựng lại những cái mà ông đã đập phá đi? Và những sai lầm tiếp theo thì không nói ông cũng rõ rồi. Ông đã biến người nông dân cần cù thành lũ lười nhác làm ăn dối trá phá tan nền móng gốc rễ làng quê, để dân tình đói rách phải bỏ làng mà đi như Đào Kinh như mấy mẹ con bà Cháo. Ông có biết ông đã đẩy hai thằng con rể người Tầu của bà Cháo phải bỏ về bên kia để hai đứa con gái bà ta phải goá chồng cho tới bây giờ. May mà đứa con gái lớn nhà bà Cháo nó đã bất chấp giấu được chồng con trong rừng chứ không thì cũng chịu hậu quả như hai cô em nó. Có lẽ chúng căm thù tới tận xương tuỷ, nhưng may cho ông là chúng đâu có biết chính ông lại là kẻ chủ mưu phá tan gia đình chúng.- Thôi thôi, đừng nói nữa, Trần Tăng khẽ rên lên run rẩy, cô tưởng tôi bảo thủ không biết những việc làm tội lỗi của mình sao? Tôi biết hết, biết ngay từ khi mình đang làm. Nhưng tôi cũng biết, nếu tôi không làm thì thằng khác cũng làm, mà thằng khác làm có khi hậu quả còn tồi tệ hơn cả tôi cô hiểu chưa?- Vậy là cuối cùng ông vẫn đổ cho thời cuộc?- Đúng vậy! Thời cuộc nó thế nên tôi đành thế. Có thế tôi mới là Trần Tăng hôm nay.- Nhưng tôi lại cho rằng xã hội không có những người như ông thì thời cuộc sẽ khác, con người sẽ bớt khổ.- Ôi không ngờ cô chủ tịch xã của tôi lại có được tư tưởng lớn đến vậy.- Không, em nói nghiêm túc. Con người ta ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn họ có nhận ra và biết sám hối. Nhất là những người giữ cương vị quan trọng như ông.- Tôi đã già thế này còn làm được gì.- Lời sám hối không bao gìơ thừa, trước giờ nhắm mắt, con người vẫn còn mong được sám hối.- Em nói phải, từ khi bước chân về lại nơi này, tôi cảm nhận thấy mình cũng thật là tệ, mong làm được gì đó. Chuyện này Đào Kinh giỏi hơn tôi, thành công hơn tôi.- Chẳng qua ông không thiện tâm với làng xóm, Tuyết nói, có lẽ số phận đã ban phát cho ông quá nhiều quyền lực nên ông đã không cần đến ai.Trần Tăng xúc động nhìn Tuyết bằng ánh mắt tin cậy thú nhận. Ngẫm đến cùng, Trần Tăng thấy Tuyết nói đúng. Ông ngang dọc suốt một đời say sưa quyền lực mà vẫn bị bố mẹ, vợ con nguyền rủa. Người gần gũi quan tâm tới Trần Tăng bây giờ lại chính là con Măng, đứa con gái lang chạ với vợ Đào Kinh. Ngày bố mẹ ông còn sống, Trần Tăng về lần nào cũng bị bố chửi, giờ ngẫm lại mới hãi câu nói của ông cụ như một lời nguyền độc “Mày sống bạc, chết không có người thắp hương.” Hồi xưa nghe bố mắng, Trần Tăng cười tự đắc bởi cậu con trai trong ngành công an đang phất lên như diều. Ai ngờ đùng một cái thằng Trần Tung bị dính vào chuyện làm ăn, nếu không có con Măng lo lót thì cũng tù mọt gông. Tưởng nó qua được cái nạn ở tỉnh, lo lót chạy về Hà Nội, nó lại chứng nào tật ấy cậy bố làm to coi trời bằng vung bị dân bụi đời thù hận xịt một phát chết tươi. Những rủi ro ập đến quá nhanh làm Trần Tăng hãi hùng. Đã lâu lắm rồi Trần Tăng không dám mò về với quê hương xóm làng. Có lẽ từ giờ tới lúc chết Trần Tăng vẫn bị ám ảnh bởi sự ghẻ lạnh của dân làng nơi ông sinh ra. Đến như cái làng Đoài này chỉ là nơi Trần Tăng tụt tạt qua đường mà dân tình xem ra cũng coi Trần Tăng như một tên quan lại chuyên hành hạ dân lành. Bữa nay về đây, động cơ lớn nhất của ông vẫn là Tuyết, là Yến Quyên, là nàng Cam, là con Măng và cả Đào Kinh lôi kéo. Ông muốn gặp lại người phụ nữ đã từng làm cho đời ông vừa chao chát vừa đắm say xao động tâm hồn. Tuy Trần Tăng đã hưu nhưng quyền uy lúc này vẫn toả sáng trên chính trường mà thâm tâm ông thấy mệt mỏi chán chường. Nghĩ lại những người đàn bà đi qua đời mình giờ còn lưu lại day dứt trong tâm ông vẫn là Tuyết. Từ bữa Trần Tăng nghe con Măng nói Tuyết đã ly hôn với Hoàng Kỳ Nam, trong lòng ông bỗng xao động. Ông thực sự thương cho số phận dang dở của Tuyết. Đời Tuyết dang dở là tại ông, tại cơn ghen nồng của mụ Cam ngày ấy nên câu chuyện tình ái vụng trộm trái ngang giữa Trần Tăng và Tuyết mới bị bại lộ. Cuộc gặp mặt đồng hương xã Chiến Thắng tại trung Tâm du lịch Hoàng Thiên Long, Trần Tăng đã muốn nói với Tuyết những suy nghĩ này nhưng chưa có cơ hội. Lúc này ngồi bên Tuyết, Trần Tăng đã không còn ngần ngại, biết đâu cuộc đời Trần Tăng chỉ duy nhất lần này còn được ngồi bên Tuyết. Quá hiểu tâm trạng Trần Tăng lúc này, Tuyết muồn dành cho ông một tình cảm chân thực. Tuyết ân cần chăm sóc ông, muốn đi cùng ông lên huyện gặp gỡ số cán bộ đã một thời nhờ ông giúp đỡ mà nay họ đã chức này chức nọ.- Đồng chí chủ tịch định đưa tôi đi dối già sao? Trần Tăng cười tếu táo.- Đừng nói gở, ông sẽ còn sống trăm tuổi.Lời Tuyết nói ông thấy vui vui. Huyện lỵ ngèo xưa đường đất gập ghềnh giờ đã thay đổi thành khu phố sầm uất. Con đường được mở rộng tới ba chục mét rải nhựa bóng loáng chạy thẳng ra cảng sông Bằng. Ông giục cậu lái xe đi chậm lại để ông nhìn ra rừng phi lao xanh ngút ngàn trước biển. Những con sóng bạc đầu cuộn lên gợi lại trong ông nhớ lại đêm nào Tuyết đã tự nguyện hiến dâng đời con gái cho ông trên đồi phi lao cát trắng kia. Thoắt cái đã mấy chục năm. Cuộc đời quả ngắn ngủi. Ngẫm lại từ cái thời ông còn làm chủ tịch huyện, rồi chủ tịch tỉnh tới giờ ông chẳng làm được gì tốt đẹp cho miền đất này. Cái dự án phưu lưu quai đê lấn biển của ông ngày ấy thất bại đau đớn phải trả giá quá đắt bằng mồ hôi công sức của hàng vạn con ngươi chỉ vì sự ngu dốt, cộng với sự hứng chí háo danh của ông. Ông đã bắt dân đắp đê lấn biển chắn sóng trên cát. Công trình của ông chẳng khác công dã tràng xe cát biển Đông. Nhìn những con sóng bạc đầu từ biển xa liên tiếp xô vào bãi cát khiến ông rờn rợn.- Có lẽ ta tìm nơi nào ngồi uống nước nghỉ chút đã, ông nhìn Tuyết nói và thấy người rã rời không muốn gặp lại bất kỳ ai trong cơ quan huyện lúc này. Cậu lái xe hiểu ý ông, cho xe đỗ lại trước một nhà hàng lộng gió gần bãi biển. Tuyết nhận ra chính nhà hàng này, Tuyết và Hoàng Kỳ Nam đã dẫn nhau ra đây ăn bữa cơm chia tay cuối cùng hôm hai người nhận giấy ly hôn từ toà án. Một Kỷ niệm buồn gợn trong lòng Tuyết. Nơi đây nhìn ra cảng Sông Bằng chỉ chừng vài trăm mét, tầu thuyền san sát hối hả lên xuống hàng. Từ ngày nhà nước có chính sách mở cửa làm ăn buôn bán với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu nơi đây sôi động hẳn. Các cửa hàng buôn bán tạp hoá, nhà hàng ăn uống vui chơi giải trí, nhà nghỉ, khách sạn mọc lên san sát hai bên đường ra cảng Sông Bằng. Tuyết và Trần Tăng còn đang ngó nhìn cảnh quan thật hữu tình nơi này thì bất ngờ một chiếc xe bóng loáng từ phía cầu cảng lao tới đỗ sịch gần xe Trần Tăng. Tuyết và Trần Tăng ngỡ ngàng nhận ra Đào Kinh và mấy mẹ con bà Cháo từ trong xe bước ra. Mọi người ngỡ ngàng nhận ra nhau cười bởi sự tình cờ không hẹn mà gặp. Trong Đoàn người từ trong xe bước ra còn có một người đàn bà Trần Tăng và Tuyết không biết. Người đàn bà vóc dáng đoan trang, gương mặt phúc hậu lặng lẽ tự tin bước tới bắt tay Trần Tăng và Tuyết.- Hoá ra cánh mình cũng nhiều duyên phận với nhau nhỉ. Đào Kinh nhanh nhảu thể hiện đúng phong cách một đại gia. Tuy không hẹn mà gặp, ta vào cả đây cho vui.Nhân viên nhà hàng mang ra đĩa mực nướng còn nóng rầy rót bia mời mọi người. Đào Kinh cươì vui nhìn Trần Tăng, nhìn Tuyết.- Mấy mẹ con bà chị tôi đây thì mọi người biết cả rồi, Đào Kinh cười nói, còn người phụ nữ này tôi xin được giới thiệu vời ông Trần Tăng, và cô chủ tịch đây là bà Mai, nhân vật rất quan trọng trong cuộc đời tôi mà ông Trần Tăng và cô Tuyết đã từng nghe tên nhưng nay mới biết mặt.- Thưa chị Tuyết và ông Trần Tăng, bà Cháo nhanh nhảu tiếp lời Đào Kinh, Cô Mai Đây là ân nhân của tất cả chúng tôi ngay từ những năm tháng chúng tôi rời làng Đoài ra đi. Ông Trần Tăng và cô Tuyết không thể tưởng tượng ngày ấy chúng tôi khốn khổ tới mức nào đâu. Cũng may mà được cô Mai tận tình giúp đỡ. Từ xưa tới nay chúng tôi vẫn gọi cô là cô Mai Tầu.- Chắc hai người ngạc nhiên tại sao nhân vật này lại có mặt tại đây đúng không? Đào Kinh thanh minh, xin thưa rằng nhân tiện chuyến về quê này chúng tôi dự định cho nhà doanh nghiệp Mai Tầu này về ngó qua cảng Sông Bằng xem lợi thế có thể đầu tư làm ăn lâu dài ở đây được không?- Sở dĩ chúng tôi không để cô Mai về làng Đoài là không muốn mẹ cậu Vương, cô Măng phải nghĩ ngợi gì. Bà Cháo Thanh minh, chỉ là ý tứ với dân làng tý thôi. Thực tình cô Cam cậu Kinh cũng đã từ lâu không còn tình cảm vợ chồng. Tôi nói thế có phải không? Còn xin giới thiệu với cô Mai Đây là Ông Trần Tăng cán bộ trung ương về dự ngày hôi, còn đây là cô Tuyết chủ tịch xã của chúng tôi đấy.- Xin chào, bà Mai gật đầu chào, đưa mắt nhìn Trần Tăng và Tuyết, tôi cũng đã nghe mọi người nói về hai người, hôm nay hân hạnh được gặp mặt. Thú thực, ngày xưa tôi cũng đã mấy lần đưa thuyền về bến sông Đình làng Đoài mua chuối về Trung Quốc bán. Tôi cũng tình cờ gặp được ông Đào Kinh từ ngày ấy. Cuộc đời tôi cũng buôn ba khổ cực lắm. Nhờ trời phật hai nước Việt Nam Trung Quốc lại kết tình hữu hảo nên tôi lại có dịp về nơi này. Tôi phận đàn bà chỉ nghĩ thế nào nói vậy chứ chẳng chính trị chính em chi. Hàng xóm láng giềng không kể giàu nghèo nhìn nhau tay bắt mặt mừng thế này là sướng rồi. Hai nước láng giềng hễ quay lưng lại với nhau thì dân tinh chỉ có khổ. Tôi đang có ý định nếu ông Đào Kinh dàn xếp vui vẻ được với gia đình cậu Vương bà Cam, tôi sẽ cùng bỏ vốn cho xây dựng một cầu cảng ngay tại bến sông Đình làng Đoài ta.- Ôi, một ý tưởng tuyệt vời, Tuyết nắm chặt tay người đàn bà Tầu reo lên sung sướng, bao năm nay tôi cũng đã nhìn ra điều này nhưng địa phương mình còn quá nghèo, lực bất tòng tâm.Câu chuyện không ngờ vui vẻ đến vậy. Trần Tăng lại thấy gai gai người bời câu nói của người đàn bà Tầu đã bị chính Trần Tăng xua đuổi chạy dạt về bên kia biên giới năm nào. Bây giờ sự trở lại làm ăn ào ạt của người Tầu cứ như những cái tát rát bỏng vào mặt Trần Tăng. Trần Tăng đâu có ngờ chính cái bến cảng Sông Bằng cách nay nửa thế kỷ gia tộc Hoàng Kỳ Bắc đã từng làm ăn buôn bán với cả người Tầu, người Pháp, người Nhật. Trần Tăng có biết đâu, những chuyến thuyền chở thuốc lào của ông Hoàng Kỳ Bắc đã bắt đầu từ cảng Sông Bằng này toả đi muôn nơi. Hoàng Kỳ Bắc đã từng được đón bộ trưởng bộ ngoại thương Phan Anh ngồi trên xe ngựa về Làng Đoài khen ngợi sự làm ăn giỏi giang của gia tộc Hoàng Kỳ. Thời gian thì trôi đi, những dữ kiện cứ đầy lên trong tâm trí con người...Mấy chị em cô Mây cô Mẫn cô Thuần cứ ríu rít từ bữa về lại làng Đoài. các cô cũng không ngờ quê hương lại đổi thay nhanh chóng đến vậy.- Chính nơi mình đang ngồi đây, ngày còn ở nhà đi còng cáy vẫn còn là rừng sú vẹt mọc um tùm, vậy mà giờ đã thành một khu buôn bán sầm uất. Mây vui vẻ khoe với anh chồng người Tầu, Nếu anh đồng ý ta thử về kinh doanh ngay tại đất này có khi lại hay. Không gì bằng quê hương.- Nếu cô Mây về đây, địa phương từ xã đến huyện sẽ tạo điều kiện ưu tiên đặc biệt. Các cô thấy đấy, ngay như cha con ông Đỗ Hiền là kẻ thù chạy sang Mỹ mà cuối đời vẫn mong được trở lại quê nhà. Lát nữa về, tất cả chúng ta vào ngôi chùa làng Đông thăm quan vãn cảnh công trình do ông Đỗ hiền tài trợ. Nay là thế kỷ hai mốt rồi, xoá bỏ mọi mặc càm xưa. Tôi tán thành quan điểm của bà Mai, đừng bao giờ quay lưng lại.- Cô Tuyết nói khôn như rận, đúng là giọng điệu tuyên giáo, Đào Kinh lại tếu táo. Nhân cái chuyện quay lưng đối đầu tôi nhận ra điều này mong nhà chính trị Trần Tăng thông cảm đừng cho là tôi múa rìu qua mắt thợ, xuất phát từ anh cày thuê cuốc mướn, tôi chả hiểu các nhà lãnh đạo lý luận kiểu gì nhưng tôi là người đã thấm thía cái ngày bà Mai này bỏ tôi chạy về bên kia, tôi phải chịu lang thang thất nghiệp, may nhờ con Măng nó xin cho làm cửu vạn ngoài tầu được trực tiếp chứng kiến cảnh tầu Cu Ba vào cảng nhận viện trợ mấy ngàn tấn gạo của Việt Nam về cứu đói cho dân Cu Ba. Thực tình ngày ấy mình cũng đói, nhưng vì tình hữu nghị thắm thiết của hai nước nên chúng ta đã có những nghĩa cử đẹp. Các cụ bảo một miếng khi đói bằng gói khi no. Nhưng ai đã phải trải qua cái đói mới thấm thía, chi tiết đặc sắc nhất của câu chuyện tôi đang kể đây là cảnh hai thằng đói gặp nhau. Tối ấy tổ bốc vác của tôi nhận lệnh ra tầu Cu Ba làm hàng, ngồi chờ mãi mà cảng vụ vẫn chưa làm xong thủ tục làm hàng, đói quá mấy thằng cửu vạn chúng tôi lúc chiều mó xuống sà lan cập mạn tầu Nga vét được ít bột mỳ còn dính lại trong khoang hì hục nhào lặn cán bột rồi thái ra thành sợi nấu canh sì sụp ngồi húp với nhau ngoài boong sà lan. Trong ánh sáng điện vàng mờ, bỗng thấy một tay thuỷ thủ từ trên tầu Cu Ba khom người ròng dây thả xuống chỗ chung tôi đang ngồi ăn một cái cóng bơ rỗng. Lúc đầu chúng tôi ngạc nhiên không hiểu anh ta cần gì. Anh ta đưa bàn tay vớt vớt vào miệng ra hiệu xin ăn. Có lẽ anh ta tưởng chúng tôi có món gì đặc biệt quý hiếm. Đếch phải, anh ta nhìn rõ cả những sợi mỳ chúng tôi đang ăn. Thuỷ thủ tầu to thiếu gì mỳ? Hay là anh ta xin cho chó? một thằng trong tổ chúng tôi nghi ngờ nói thế. Tôi múc cho anh ta đầy cóng bơ canh mỳ nấu muối. Anh ta háo hức kéo lên cầm cóng bơ mỳ húp sùm sụp khiến lũ chúng tôi ngỡ ngàng. Húp hết cóng mỳ anh ta lại khom ngươi cúi xuống nhìn chúng tôi xem chừng anh ta còn đói. Mẹ kiếp, mang tiếng thuỷ thủ viễn dương, cho nó cóng nữa, tôi nói và ra hiệu cho anh thả tiếp chiếc cóng bơ xuống. tôi lại múc cho anh ta cóng mỳ nữa. Nhìn gương mặt rạng ngời của anh ta khi được ăn cóng mỳ nấu muối của chúng tôi cho mà xao lòng. Kính thưa các vị, câu chuyện tôi vừa kể thật trăm phần trăm. Thú thực với các vị có lẽ chính từ câu chuyện này đã làm tôi quyết tâm bằng mọi giá phải phấn đấu làm ăn giàu có. Đã không biết bao nhiêu lần, kể cả lúc phải ngồi trong nhà đá tôi vẫn nghĩ tới hình ảnh cóng mỳ đêm ấy. Và cho tới bây giờ ít nhiều cũng đã thành công trong làm ăn, tôi mới nhận ra trên thế giới này hiện nay bảo thủ nhất vẫn là Triều Tiên và Cu Ba là còn xoay lưng với láng giềng. Đã là đối đầu với láng giềng là đói, là khổ, là khốn nạn.- Không ngờ chú Đào Kinh bữa nay nói chuyện chính trị hay vậy, Mây nháy mắt ra hiệu cho Sáng, chồng Mây rót cho Đào Kinh cốc bia, chú Kinh kể chuyện bông phèng không ngờ lại có ý nghĩa sâu sắc ra trò.- Hôm nay có nhà lãnh đạo cấp cao ngồi đây tao mới nói, chứ nói với các cô các cậu tích sự gì. Thế nào đồng chí chủ tịch xã, chúng ta cùng nâng cốc...Trăm phần trăm...Uống cạn cốc bia, Đào Kinh ghé tai Trần Tăng nói nhỏ:- Giờ đi chơi đâu thì đi, tối nay nghỉ lại trên phố cho khỏe, cái thằng Gió Biển kia, phòng ốc cũng được lắm. Tối qua tôi cũng nghỉ ở đấy.- Cậu không về ngủ ở nhà lấy một tối sao? Trần Tăng khuyên, bà ấy thì chẳng nói làm gì nhưng còn con Măng, thằng Vương.- Tôi về thằng Vương vẫn chưa vui. Để thư thư tôi sẽ nhờ Hoàng Kỳ Nam và con Măng làm tư tưởng cho nó thông. Cái thằng thế mà cũng ghê. Không biết bữa cỗ ngày mai có gì đó rất hệ trọng nên vợ chồng tướng Trung và Yến Quyên bảo tôi bằng mọi giá phải có mặt. Lúc tôi lên đây, con Măng còn ra vẻ quan trọng dặn đi dặn lại tôi phải bảo bằng được ông và cô Tuyết ngày mai phải có mặt. Hình như họ bàn tính cả chuyện gì của thằng Vương nữa đấy.- Bữa tiệc ngày mai coi như làm đám cưới cho Hoàng Kỳ Nam đấy thôi. Tyuết nói.- Cưới cheo gì, Đào Kinh nói, con Ngọc Lan đã lấy chồng sắp có cháu ngoại còn vẽ. Nhưng dù sao ngày mai cánh mình cũng phải đến. Nhất là cô Tuyết lại cần phải đến.- Mấy mẹ con tôi dù sao cũng một thời được họ cưu mang, bà Cháo nói, giờ chẳng mấy khi có dịp về làng đông vui đầy đủ thế này, người ta nhiệt tình mời mình cứ đến. Đây là ý tốt đẹp của vợ chồng tướng Trung đấy.Ngồi nghe những câu chuyện tầm phào mà Trần Tăng cứ giật mình thon thót không còn nghĩ tới chuyện đi thăm thú bạn bè trong cơ quan huyện nữa. Từ bữa về lại làng Đoài, mọi chuyện tình cờ xảy ra liên tiếp làm đảo lộn mọi suy nghĩ của Trần Tăng lâu nay. Cuộc sống sôi động đang diễn ra trước mắt đều là bằng chứng sống chứng minh cho những sai lầm tội lỗi của ông. Chưa bao giờ ông thấy cô đơn chán chường như lúc này. Tuyết nhìn gương mặt già nua u tối của Trần Tăng mà thấy thương cảm.Trần Tăng như bừng tỉnh nghe Tuyết cao giọng gọi điện thoại cho ông Đỗ Hiền hẹn nửa tiếng nữa đoàn khách của xã sẽ đến thăm ngôi chùa làng Đông. Khi Tuyết dẫn Trần Tăng cùng đoàn khách bước vào sân chùa, Đỗ Hiền đã quần áo com lê cà vạt chỉnh tề đứng đợi dưới mái hiên đón khách. Tuyết trịnh trọng giới thiệu khách với ông Đỗ Hiền. Đỗ Hiền ân cần bắt tay Trần Tăng với cử chỉ đặc biệt kính trọng.- Kính thưa các vị quan khách, Đỗ Hiền xúc động nói, tới giờ phút này tôi thực sự mãn nguyện, cảm ơn chính quyền, đặc biệt cảm ơn cô Tuyết và cảm ơn bà con đã cho phép tôi thực hiện mơ ước cuối đời của mình. Tôi nghĩ tiền của có đầy ra đấy nhưng cứ vong vóng nơi đất khách quê người đến lúc chết thì cũng vô nghĩa. Ông Trần Tăng có thấy tuổi già như cánh mình được gần gũi chốn thanh cao này có chết cũng an lòng.Trần Tăng vừa nghe ông Đỗ Hiền nói, vừa ngỡ ngàng nhận ra sự huyền diệu thâm sâu của ngôi chùa này. Cả đời Trần Tăng chưa bao giờ nghĩ tới thế giới tâm linh và tin vào thần thánh. Ông suy đời mình, mọi thành đạt công danh chức quyền đều do sự nỗ lực quyết tâm của chính ông mà có. Ông tuyệt đối tin tưởng vào bản thân mình nên ngày xưa ông mới không ngần ngại cho phá tan ngôi Đình Đoài và ngôi chùa Đông này chỉ trong vài ngày. Trần Tăng nhìn ông Đỗ Hiền thư thái leo lên gác chuông. Tiếng chuông chùa vang lên, Trần Tăng đứng lặng, nhìn kỹ vào từng pho tượng phật óng ánh vàng son yên vị trên các ban thờ. Ông bỗng thây rờn rợn. Ông đang bị chính những pho tượng từ bi kia chất vấn, tố giác ông, nhìn thấu tim ông, coi ông như loài quỷ dữ lạc vào cõi thiêng.- Ta có bước vào thế giới huyền bí này mới thấy mình xưa nay sống vô thần vô đạo, Đào Kinh nói khẽ như đọc được ý nghĩ của Trần Tăng, ông có thấy tay Đỗ Hiền này cũng ghê đấy chứ. Một thằng phản bội ác ôn bỗng dưng thành tiên thành phật.- Ông ta thành tiên thành phật thì tôi với cậu thành gì? Trần Tăng bất ngờ hỏi Đào Kinh.- Ông thành sư tử hay hổ gấu gì thì tự ông rõ hơn ai hết, Đào Kinh cười ha hả, còn tôi, trước sau tôi vẫn là thằng Đào Kinh luôn thẳng thắn, sống hết mình, xưa thì bị ông làm cho thân tàn ma dại, còn bây giờ dù sao tôi cũng đã có danh có phận, có tiền tiêu pha ban phát cho mọi người và quan trọng có người bạn già tri âm là nàng Mai đây ha ha...- Cậu rõ là đồ láu cá nhất xưa nay tôi gặp.- Tôi láu cá nhưng ít ra còn được dân làng kính nể, còn ông? Ông tưởng dân làng sợ hãi cái uy danh của ông chắc. Từ mấy bữa nay tôi nhận ra cuộc đời ông chỉ may mắn còn có được người hiểu và thương ông nhất bây giờ là cô Tuyết và con Măng thôi.- Có phải cô Tuyết yêu thằng Vương nhà ông? Trần Tăng bất ngờ hỏi Đào Kinh nhân lúc Tuyết dẫn mấy mẹ con bà Cháo sang nơi thờ Mẫu.- Dù cho cô Tuyết có yêu Thằng Vương nhà tôi hay yêu ông, kết cục đều bi thảm cả- một thằng què, một lão già khú đế có khác gì nhau? Đào Kinh tỉnh bơ nói lời nghiệt ngã với Trần Tăng.- Hai ông vào chùa mà chẳng giữ gìn, Bà Mai nói, lấy từ trong ví ra tập tiền giấy còn mới cứng loại năm trăm đồng đặt vào các ban thờ thánh, ban cô, ban cậu. Các người có hiểu tại sao trong chùa lại có cả ông thiện ông ác không? Thiện ác có ở khắp mọi nơi trên thế gian này, cả thiên đường và cả địa ngục.- Và tình yêu đẹp cũng có ở khắp mọi nơi ha ha...Đào Kinh nói nhỏ vào tai Trần Tăng, tối nay tôi và ông sẽ vào khách sạn, mỗi người một phòng. Ông phải chứng minh sức mạnh tuổi gìa của ông với cô Tuyết xem có vớt vát được gì. Loại gái bị chồng bỏ là nghê lắm. Xem ra cái ngày ra đi của cả tôi và ông cũng chẳng bao xa. Than ôi, tham vọng thì vô bờ còn cuộc đời lại quá ngắn.Trần Tăng kéo Đào Kinh như chạy trốn ra khỏi cõi hư vô sực nức hương khói linh thiêng. Tiếng chuông trên toà tháp lại ngân lên trong không gian buổi chiều làng quê thanh bình, yên ả.