ôi gởi tiền vào ngân hàng và đăng ký máy bay. Trước đó tôi đã gởi một lá thư cho Sở Địa chính Queensland để cho biết tôi sẽ đến gặp họ nhằm xin mua hoặc thuê mướn một hòn đảo ở vị trí đã nếu trên địa bạ. Rồi tôi thu xếp hành lý, thanh toán tiền phòng và đáp phà tàu qua Lane Cove để gặp Nino Ferrari.Nico là một anh chàng người Ý lực lưỡng, với nước da rám năng và nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt. Trước đây, anh ta là người nhái trong quân đội Ý, rồi sau đó sang định cư ở Úc. Anh có một xưởng nhỏ cạnh bờ biển, chuyên sản xuất các dụng cụ lặn cho hải quân, thợ săn dưới nước và khách du lịch muốn ngắm cảnh thủy cung. Dụng cụ lặn của Nino khá tốt, hơn nữa, anh cũng rất am hiểu về những kỹ thuật cần thiết cho những chuyên lặn sâu.Tôi cho Nino biết tôi cần một bộ đồ lặn và những bình hơi.Bằng một giọng nghiêm túc anh ta hỏi tôi:- Signor Lundigan cần những thứ ấy để làm gì? Để lặn chơi hay để làm việc dưới nước?- Có gì khác biệt giữa hai điều đó đâu, Nino?- Khác nhiều lắm chứ.- Khác thế nào?Nino nhún vai xòe hai bàn tay ra:- Đơn giản thôi. Nếu mua đồ lặn vì mục đích thể thao và giải trí... thì ông sẽ tìm một nơi không sâu lắm, gần các mỏm đá và ông có thể lặn nhiều giờ liền. Ông sẽ trải qua những ngày nghỉ giữa biển xanh và nắng trời, ông sẽ khám phá những rạn san hô đầy màu sắc, ông có thể săn bắn dưới biển... chỉ cần đề phòng cá mập và tuân thủ một số nguyên tắc sơ đẳng để tránh xảy ra tai nạn là ổn thôi. Nhưng nếu ông tính mua đồ lặn để làm việc dưới biển...Nino ngưng nói. Sau một lúc chờ đợi, tôi hỏi nhỏ:- Nếu để làm việc thì sao, Nino?- Nếu vậy thì ông cần phải qua một khóa huấn luyện.- Thú thật, tôi không có thời giờ.- Thế thì, ông có thể mất mạng như chơi.Câu nói của Nino khiến tôi ngỡ ngàng. Nino không đùa: anh hiểu rõ những gì mình nói và anh chẳng mất mát gì khi cho tôi biết sự thật. Tôi tự hỏi, phần tôi, nếu nói ra sự thật, liệu tôi có rắc rối gì không. Ánh mắt cương trực của Nino cho tôi hiểu rằng tôi có thể tin tưởng ở anh ta.Tôi nói:- Nino à, tôi muốn tìm một con tàu đắm.- Để trục vớt ư?- Không, để tìm kho báu.Nino mỉm cười, không còn vẻ căng thẳng:- Ông biết tọa độ của con tàu chứ?- Tôi biết nơi con tàu hẳn đã chìm xuống.- Ông có thể nói rõ cho tôi?Tôi kể cho Nino về những gì mà tôi nghĩ đã xảy đến cho con tàu Dona Lucia: nó đã đắm khi va vào mỏm đá ngầm của hòn đảo hai-sừng, phía hướng ra biển.Nino chăm chú nghe, thỉnh thoảng gật đầu trước những chứng cứ mang tính lịch sử do tôi nêu ra. Khi tôi nói xong, anh ta cầm lấy tập giấy vẽ và cây bút chì rồi hỏi:- Hòn đảo của ông là một rạn san hô hình vành khuyên?- Không. Nó ở xa đất liền. Nó là một hải đảo với một bên là vách đá và bên kia là bãi biển. Mỏm đá ngầm san hô chỉ mới nổi lên sau này.- Ở đó có con lạch nào không?- Không thấy trên bản đồ địa chính, nhưng theo tôi biết thì có một con lạch. Tôi đã phát hiện nó cách nay nhiều năm.Nino nhanh chóng phát họa hòn đảo: một cái núi nhỏ nhô lên mặt biển, một bãi cát dài với rạn san hô viền bên ngoài và ở bên kia rạn sang hô, một dãi đất ngắn hơn, lún sâu xuống biển. Rồi Nino trao cho tôi xem bức vẽ.- Phải như vậy không?- Đúng thế.- Tốt lắm.Nino cầm lấy cây bút chì và vẽ tiếp trong khi nói:- Như vậy, hai điều có thể xảy ra. Giả thuyết thứ nhất là: con tàu đã va vào đá ngầm trong thời tiết tương đối êm ả, vỏ tàu bị vỡ và tàu chìm xuống thềm lục địa... Theo ông, nơi đó sâu khoảng bao nhiêu thước?- Tôi không rõ. Đó là điều mà tôi cần biết.- Đó cũng là điều quan trọng nhất. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau. Nếu biển ở đó không sâu lắm và con tàu không bị san hô ăn mòn, thì cơ may thuộc về ông. Nhưng nếu chiếc Dona Lucia bị bão nhận chìm thì hẳn nó bị đánh tan bởi sóng. Trong trường hợp đó ông chẳng còn cơ may nào. Những hòm đựng tiền vàng cũng vỡ tan như vỏ tàu. Nếu không bị sóng đánh vỡ thì chúng cũng chìm dưới đáy biển và chỉ trong hai năm, chúng hoàn toàn bị san hô nuốt mất.Nino ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt tôi.Tôi hỏi:- Này Nino, nếu ở địa vị tôi anh sẽ làm gì?Nino mỉm cười, lắc đầu:- Nếu là ông và có kinh nghiệm như tôi, tôi sẽ quên đi con tàu đó và không tiêu phí tiền bạc vào chuyện trục vớt kho tàng. Nhưng... nếu ở hoàn cảnh ông vào lúc này, với giấc mộng ấp ủ trong tim và ít bảng Anh trong túi, thì tôi sẽ đi tìm cái kho báu ấy.Nghe Nino nói, tôi bật cười. Không còn chút căng thẳng nào giữa hai chúng tôi và chúng tôi thảo luận về những chi tiết cụ thể.Nino nói:- Trước tiên, ông phải mua hải đồ và ghi nhận các độ sâu của vùng biển kề cận cái hòn đảo đó. Nếu không sâu quá hai mươi sải thì ông có thể làm việc khá thoải mái, với điều kiện là phải dò chừng các đồng hồ giảm áp. Lặn sâu quá hai mươi sải là nguy đấy. Ở độ sâu đó, ta bắt đầu bị ảo giác, bị ngộ độc bởi chính Nitơ do cơ thể ta tiết ra; lúc đó mỗi một cử động đều trở nên nguy hiểm, ngay cả đối với những thợ lặn chuyên nghiệp. Hẳn ông hiểu tôi muốn nói gì chứ.Tôi gật đầu. Tôi đã từng đọc nhửng bài nghiên cứu về chứng mê sảng ở độ sâu, khi nitơ nổ tung như bọt sâm banh trong các khớp và đốt xương khiến nạn nhân bị ảo giác, trò chuyện với cá, giật bỏ mặt nạ bơi lặn, quay cuồng dưới lòng biển như những vũ công điên dại, trong khi thần chết đang chập chờn.Nino lại hỏi:- Hẳn ông hiểu rằng ông không thể thực hiện chuyện này một mình chứ?- Tôi không làm một mình. Tôi có... một người bạn thân.- Một thợ lặn được trang bị đầy đủ?- Không. Lặn mình trần. Anh ta trước đây là thợ mò ngọc trai, dân đảo Gilbert. Ảnh đã từng làm việc với người Nhật và khá thành thạo với các độ sâu.Nino trề môi:- Nếu không có đồ lặn thì ông ta chỉ có thể giúp ông một tay chứ không thể cùng làm việc với ông dưới đáy biển.- Đó là ý định của tôi. Tôi tính lặn xuống dưới đó một mình.Nino nhún vai:- Mặc kệ ông. Đó là chuyện sống chết của ông. Nhiệm vụ của tôi là cảnh báo cho ông những hiểm nguy, thế thôi.- Đúng tôi cần biết về những điều đó.- Vậy thì, tôi xin nhắc lại, ông phải qua một khóa huấn luyện về lặn.- Tôi có thể tự luyện tập được chứ?- À... cũng được. Tôi sẽ nêu ra cho ông một loạt những nguyên tắc và các bài tập. Ông phải nghiêm túc thực hành chúng mỗi ngày, đồng thời dần dà kéo dài những buổi lặn và tuân thủ những chỉ số giảm áp. Dầu gì chăng nữa ông cũng phải tuyệt đối tuân theo những lời chỉ dẫn của tôi và không được bỏ qua bất cứ một buổi tập nào... Ông hiểu chứ? Đó là chuyện sinh tử. Ông sẽ bước vào một thế giới kỳ lạ vì thế ông phải tập làm quen với nó, nếu không ông sẽ cầm chắc cái chết trong tay.Tôi biết mình ngu ngốc khi không theo một khóa huấn luyện của Nino. Nhưng một sự thôi thúc vô hình xô đẩy tôi phải đến hòn đảo ngay. Tôi phải ra tay càng sớm càng tốt trước khi giấc mơ của tôi tan biến và cái vị chua chát của ảo tưởng đã mất dâng lên trên miệng tôi. Nino hiểu tâm trạng tôi nhưng không đồng ý với sự điên rồ của tôi.Anh ta chỉ tôi xem bộ đồ lặn và hướng dẫn cách sử dụng nó. Rồi anh ta giúp tôi mặc đồ vào để lặn thử trong vùng biển gần xưởng của anh. Sau khi cởi bỏ bộ đô lặn và ăn mặc bình thường trở lại, tôi và Nino trở về xưởng để uống vài chai chianti. Nino liệt kê những thứ mà anh sẽ cung cấp cho tôi: bộ đồ lặn, kính lặn không vỡ, thắt lưng, chân-nhái, các bình khí ép.Rồi Nino thốt lên nho nhỏ:- Santa Madona! Ngốc thật tôi quên mất!- Quên gì, Nino?- Hòn đảo của ông có xa đất liền?- Khoảng mười lăm dặm. Có chuyện gì?- Đảo có gần một thành phố?- Có. Nhưng một khi đã trang bị đầy đủ, tôi không muốn trở vào đất liền. Gần đảo có một thành phố nhỏ cư dân ở đó khá tò mò và lắm chuyện đối với khách du lịch. Điều đó có thể gây phiền hà cho tôi. Anh e ngại chuyện gì, Nino?Nino vỗ vào bình khí ép:- Cái này là vấn đề. Với hai bình này trên lưng, ông có thể ở dưới nước một tiếng rưỡi. Nhưng sau đó phải xạc khí vào bình và muốn thế cần phải có một máy nén rất nặng. Tôi e rằng cái thành phố nhỏ gần đảo của ông không có thứ máy này.Tôi sững sờ:- Tôi còn một giải pháp nào khác sao?- Không. Tôi sẽ bán cho ông hai mươi bình, xem như gần hết số dự trữ của tôi ở đây, ông có thể lặn mười lăm tiếng đồng hồ dưới nước và sau đó, ông phải chở chúng về Brisbane để nạp hơi.Bảy bảng Anh một bình hơi, hai mươi bình vị chi là một trăm bốn mươi bảng, chưa kể cước máy bay. Như vậy thì tôi mất tiêu số tiền khá bộn được lặn dưới biển mười lăm tiếng nhằm tim kiếm con tàu, và nếu trong mươi lăm tiếng đó, tôi không tìm thấy nó thì xem như bỏ cuộc.Nhưng tôi vẫn quyết định chi ra số tiền ấy, hy vọng sẽ tìm thấy những đồng tiền vàng của triều đình Tây Ban Nha thuở trước. Chúng tôi kết thúc việc mua bán và trao đổi với nhau một số vấn đề về mặt kỹ thuật. Rồi tôi đứng dậy, cáo từ. Nino Ferrari đặt tay lên vai tôi, mỉm cười diễu cợt và tôi chẳng thể hiểu giữa tôi và Nino ai là kẻ đáng bị chế diễu.Nino nói:- Signor Lundigan, tôi có lời cuối muốn nói với ông. Ngày trước khi tôi còn làm việc ở Địa Trung Hải, tôi thấy trong các quán rượu ở đó luôn có năm ba thủy thủ bàn về chuyện một con tàu đắm và kho tàng dưới đáy biển. Vậy mà suốt đời tôi chẳng thấy ai trục vớt được gì ngoài những mảnh gốm, những mảnh tượng bằng đá hoa cương hoặc vài ba tượng đồng nhỏ. Tuy vậy, chúng ta đều biết rằng có vô số những kho báu của Hy Lạp, La Mã và Byzance đang nằm dưới đáy biển. Ông Lundigan à, tôi không muốn làm ông nản lòng, trái lại, tôi mong ông hãy nhanh chân đi tìm con tàu đó. Tôi cầu chúc ông tìm thấy nó và, nếu không tìm thấy được chăng nữa, thì ông cũng đã thỏa mãn niềm mơ ước sâu sắc nhất của con tim. Đó là điều quý giá nhất, còn quý giá hơn kho tiền vàng của triều đình Tây Ban Nha.Viên chức của Sở Địa chính tiếp tôi một cách vui vẻ và nhã nhặn. Hiển nhiên, ông ta nghĩ tôi là một kẻ gàn dở. Ông cho biết chính quyền Queensland không muốn bán đứt một hòn đảo nào, nhưng sẵn sàng cho mướn trong mười, hai mươi hoặc cả chín mươi chín năm. Rồi ông ta thẳng thừng nói rằng, không một người ró đầu óc tỉnh táo nào có thể nấn ná mươi phút trên một hòn đảo như thế. Ở đó không có nước ngọt, không có con lạch để len qua đá ngầm. Tôi bảo rằng ông nghĩ như thế là không đúng. Ông ta tỏ vẻ hoài nghi và khuyên tôi gặp giám đốc Sở Địa chính nếu tôi dứt khoát muốn mướn một hòn đảo.Dĩ nhiên, tôi dứt khoát và càng dứt khoát hơn khi biết giá thuê mướn một hòn đảo chỉ là hai mươi bảng Anh mỗi năm.Thế là hợp đồng thuê mướn được soạn thảo, đóng dấu, chứng thực và lưu giữ ở phòng đăng ký với tên người thuê mướn là Renn Lundigan, có toàn quyền trên một hòn đảo xanh um, bao quanh bởi một dải san hô, mười lăm dặm ngoài khơi Queensland.Thủ tục thuê mướn thật là đơn giản, nhanh chóng đến nỗi tôi đã quên đi một điểm quan trọng: việc ký tên, chứng thực và nợp hợp đồng thuê mướn ở phòng Đăng ký là việc được quy định bời pháp luật và đương nhiên phải công khai, không thể giữ kín. Nhưng tôi không thắc mắc về điều đó khi rời nơi đây, dưới cái nắng đổ lửa, để ra sân bay làm thủ tục gởi ba kiện hàng. Tôi tính gởi chúng đến vùng bờ biển gần nhất rồi từ đó dùng đường xe lửa đưa đến một cảng nhỏ để chuyển hàng lên tàu ra đảo. Nhưng tôi thấy giải pháp này không ổn vì có nguy cơ bị trễ và hư hỏng hàng hóa, chưa kể một nguy cơ lớn hơn là sự tò mò bàn tán của đám bốc xếp khi vận chuyển mớ hàng cồng kềnh này về một hải đảo nhỏ và hoang vắng, nơi chẳng một khách du lịch nào dám đặt chân đến để cắm trại hoặc tham quan.Tôi hỏi nhân viên phụ trách giao nhận để xem còn có một phương cách nào khác không. Anh ta cho biết hàng tuần có hai chuyến thủy phi cơ chuyển hàng hóa cho các đảo du lịch vùng Pentecôte và tôi có thể gởi các kiện hàng đến đó để sau đó dùng thuyền máy đưa ra đảo nhỏ. Nhân viên cũng cho biết là kể từ thứ Năm trở đi, tôi có thể nhận hàng bất cứ ngày nào, nếu thời tiết tốt và phi cơ không bị hỏng hóc máy.Tiếp đến, tôi vào văn phòng hàng không để lấy vé máy bay. Chiều mai một chuyến bay sẽ đưa tôi đến vùng ở biển phía bắc. Như thế là ổn. Giờ đây tôi quyết định đến khách sạn Lennon để uống một ly.Ở Brisbane này, tháng Bảy là mùa du lịch. Mùa mưa đã kết thúc. Trời xanh ngắt, không khí trong lành và lúc này là thời điểm thịnh vượng, của các chủ khách sạn nhà hàng, quán cà phê, suốt từ South Port đến Caloundra.Brisbane là điểm hẹn của dân giàu có đến từ Melbourne và Sydney. Đây là nơi để các play-boy mặc sức xài tiền và để các cô gái đẹp phô trương nhan sắc, nơi các tuần báo thời trang tung các phóng viên đến săn tin và các nhiếp ảnh viên tha hồ bận rộn với những người mẫu thời trang. Vào mùa này giá thuê phòng ở đây rất đắt. Các hải đảo du lịch đều chật cứng khách; báo chí đầy ấp những hình ảnh và phụ trang về những danh lam thắng cảnh vùng Nam Thái Bình Dương.Trong bar của khách sạn Lennon, những nhà doanh nghiệp mặc vest trắng, nói năng nhừa nhựa, nhâm nhi những ly cocktail và kêu giá hàng ngàn bảng Anh cho từng mét vuông đồi cát mà họ sẽ bán cho những nhà đầu tư ngờ nghệch.Ngồi giữa họ tôi thấy mình là kẻ lạc lõng. Nếu tôi hỏi chuyện, dĩ nhiên họ sẽ tỏ ra nhã nhặn với tôi, như họ luôn nhã nhặn với những người đến từ miền Nam, nhưng dẫu thế nào chăng nữa, tôi vẫn thấy mình lạc lõng.Tôi rời bar để vào sảnh của khách sạn uống một ly bia và nhìn đám du khách quá cảnh đang đổ vào để chờ được đưa đến các hải đảo.Tôi thèm khát sự tự do và dư dật tương đối của họ. Dĩ nhiên chẳng ai trong số họ làm chủ một hòn đảo, chẳng ai trong số họ hy vọng tìm thấy những hòm đầy ấp vàng dưới đáy biển. Nhưng, mặt khác họ không hề bị thôi thúc phải đến một hòn đảo khô cằn, phải lặn xuống đáy biển và đương đầu với bao hiểm nguy ở đó. Đúng, tôi thèm được như họ... Nhưng sự ham muốn là một thói xấu và, than thân trách phận, không hài lỏng với địa vị của mình còn là điều nguy hại hơn nữa. Tôi đã mất mát nhiều, gặp bất trắc cũng lắm và phải qua bao vất vả tôi mới thắng được cá cược sau cùng, vì thế, tôi không thể cho mình được ung dung nhàn hạ.Khi tôi tính uống cạn ly bia để đi xem kịch thì nàng bước vào. Chú bồi bàn trong bộ đồ lụa trắng với thắt lưng đỏ hướng dẫn nàng về chiếc bàn với những cây cọ. Trẻ đẹp, với dáng vẻ quý phái, nàng biết che giấu khá tài tình khuôn mặt thật của nàng.Chú bồi nghiêng người kéo ghế mời nàng. Nàng ngồi xuống và quay đầu mỉm cười qua bờ vai trần, rồi gọi thức uống với cung cách điệu đà. Khi nàng đưa cánh tay lên, tôi nghe tiếng lách cách nho nhỏ của cái vòng đeo tay và trông thấy đồng tiền vàng Tây Ban Nha lấp lánh.Tôi tưởng chừng tim mình bị một bàn tay buốt giá giữ chặt. Nàng chính là cô người mẫu thời trang, bồ nhí của Manny Mannix. Chính nàng đã chứng kiến cảnh tôi cháy túi tại sòng bạc và bị tống ra khỏi đó sau khi say khướt, không biết trời trăng gì nữa. Sự xuất hiện của nàng cho biết Manny Mannix đang ở đâu đây. Rất có thể là như vậy bởi Manny Mannix vốn thích lai vãng quanh con mồi của y tựa như con quạ quanh xác chết.Rồi tôi châm điếu thuốc, rủa thầm mình là một thằng ngốc. Nàng chỉ đi một mình. Manny đã bỏ rơi nàng, như đã bỏ bao cô gái khác và nàng đến Brisbane để câu một gã đàn ông giàu có khác, rủng rỉnh tiền như Manny.Chú bồi mang thức uống đến. Nàng người mẫu thời trang trả tiền ngay. Đó là dấu hiệu tốt: người đẹp như nàng sẽ chẳng khi nào trả tiền nếu có ai đó để trả tiền thay cho nàng. Khi nàng đưa ly lên môi, tôi thấy lấp lánh những đồng tiền nơi vòng đeo tay của nàng và đột nhiên một ý nghĩ điên rồ lóe lên trong tâm trí tôi, khiến tôi cảm thấy tự tin và yêu đời hơn.Dụi điếu thuốc vào gạt tàn, tôi đứng dậy và bước về phía chiếc bàn dưới những cây cọ. Nàng người mẫu trông tấy tôi khi tôi chỉ còn cách nàng vài ba thước, nhưng nàng vẫn giữ vẻ lạnh lùng với đôi mắt vô cảm.Tôi nghiêng người về phía nàng và mỉm cười, hỏi:- Cô còn nhớ tôi không?- Vâng, nhớ chứ.Tựa như khuôn mặt, giọng nàng quàu quạu, vô cảm.Tôi nói tiếp:- Tôi có thể ngồi cùng bàn với cô được chứ?- Dĩ nhiên.- Cám ơn cô.Tôi kéo cái ghế. Nàng uống cạn ly rồi đẩy cái ly không về phía tôi với vẻ xấc xược.- Ông có thể gọi cho tôi một ly này nữa và trả tiền chứ?- Có lẽ tôi không đủ khả năng để trả tiền.- Đừng nói thế! Tôi biết ông đang ngồi trên đống vàng. Manny đã nói với tôi.Một lần nữa, tôi thấy tim mình giật thót; nhưng ngoài mặt, tôi mỉm cười và trả lời bằng giọng bình thản:- Manny là gã quỷ quái! Không chuyện gì mà y không biết!- Thuyền trưởng à, ông ta không ưa ông đâu.- Tôi cũng đâu ưa hắn.Thổi khói thuốc lá vào mặt tôi, nàng người mẫu nói khô khốc:- Như thế,cả thảy chúng ta có ba người.- Nghĩa là gì?- Nghĩa là tôi cũng thế, tôi không ưa Manny.- Tôi tưởng Manny đang có mặt trong thành phố này, cùng với cô chứ.- Manny không có đây. Anh ta còn nhiều chuyện khác để lo. Vào lúc này, anh ta phải lo cho một con bé tóc nâu.Tôi bảo tôi rất tiếc khi biết điều đó. Và khi tôi định nói tiếp rằng Manny là kẻ bạc tình, thì nàng đưa tay ra hiệu cho tôi đừng nói nữa.- Thuyền trưởng à, nghĩ đến chuyện đó làm gì cho mệt. Thuyền trưởng không ưa tôi và tôi cũng chẳng mến thuyền trưởng vì vậy đừng nói lên những tình cảm tốt đẹp mà làm gì. Hẳn ông biết là Manny đã cho tôi đồng tiền vàng của ông chứ?Nàng đưa cổ tay lên, khoe đồng tiền.Tôi nói:- Manny cho tôi biết y tặng cô đồng tiền đó.Nàng mỉm một nụ cười đầu tiên và lím môi. Đôi mắt nàng lóe lên ánh tinh quái.- Ông có muốn thu hồi đồng tiền vàng không?- Có chứ.- Ông sẽ trả tôi bao nhiêu?- Ba mươi bảng Anh. Đó là giá tôi đã bán cho Manny.- Hãy trả tôi năm mươi bảng và tôi sẽ đưa ông cả hai vòng đeo tay của tôi.Tôi rút từ ví ra mười tờ năm bảng Anh và đặt lên bàn, không nói một câu. Nàng tháo vòng đeo tay ra, trao cho tôi rồi cầm lấy số tiền và nhét vào xách tay.Nàng nói, giọng buồn bã:- Cám ơn ông. Giờ đây ông bao tôi một ly nhé.Tôi rút ra một tờ mười shillings, đặt nó dưới đáy gạt tàn và đứng dậy.- Xin lỗi nhé, tôi phải rời thành phố này. Cô có thể tìm cơ may nơi các khách du lịch vì họ đến đây để vui chơi; còn tôi, tôi bận công việc.Nói xong, tôi thầm nghĩ mình ăn nói còn tệ hơn cả Manny Mannix. Vì thế tôi nói ngay để chữa lỗi:- Mong cô tha lỗi cho. Lẽ ra, tôi không nên nói với cô như thế...Nàng nhún vai và lấy từ xắc tay hộp phấn trang điểm:- Chuyện đó chẳng quan trọng gì, bởi tôi quen rồi. Nhưng này thuyền trưởng, tôi còn một điều muốn nói với ông...- Điều gì?- Ông đã mua cái vòng đeo tay của tôi với giá khá bay bướm vì vậy, để bù lại tôi sẽ tiết lộ cho ông một điều khá lý thú.- Tôi nghe đây.- Manny nói với tôi rằng thuyền trưởng đang nắm giữ cái mà Manny muốn có.- Tôi không lấy làm lạ, suốt đời hắn ta chỉ biết rình rập của cải của người khác...- Manny thề là sẽ làm chủ nó.- Muốn thế thì trước tiên hắn phải tìm thấy tôi và muốn tìm thấy tôi thì còn lâu. Ngay cả hắn tìm thấy tôi...Tôi nói khi quay bước bỏ đi, nhưng rồi tôi thấy sững người khi nghe câu nói sau cùng của nàng:- Thuyền trưởng à, khi Manny tìm thấy ông... anh ta sẽ giết anh đấy!