Tóm tắt lại đó là mầu nhiệm của Hitler năm 1919 đê quỵt nợ chiến tranh cũ để lại. Năm 1919, Ernst Wagemann thuật, với số tiền 1 milion de mark, mua được 1 xưởng (fabrique); năm 1921, còn mua được một nhà trộng trộng (malsonnette); năm 1922, mua 1 ô tô, đầu năm 1923, mua được 1 bộ y phục, sau rốt còn mua một mớ giấy vụn. Một nhà khôi hài vẽ hình trên giấy, tượng trưng cho đồng mark của Đức, năm 1923, tháng aout, đồng mark cao bằng hòn Tuyết sơn (Mong Blanc), tháng septembre, còn dài bằng bề trực quả đất (diamètre de la terr cuối septembre, còn dài bằng kinh tuyến (méridien de la terre); qua cuối tháng octobre, còn dài bằng đường từ quả đất lên mặt trăng (distance de la terre à la lune), tháng novembre, bằng 1/5 đường trái đất cách mặt nhựt, vì tôi không phải nhà giỏi toán, nên xin độc giả tự tìm hiểu lấy. Tôi còn nhớ chuyện một nhà văn Đức viết xong một bản thảo đã giao cho nhà xuất ban, định bụng sẽ có đủ tiền mua một nhà nhỏ và còn dư tiền ăn trọn năm để sáng tác sách khác, bỗng vì thận trọng cau văn, láy bản tháo về nhà nào ngờ đêm ấy có lệnh đổi tiền, bạc mất giá trị, sáng ngày công phu viết lách còn lại không đủ mua miếng bít tết cơm xoàng (6-12-1983). Câu chuyện tiếp, tóm tắt: ngày 4-3-1895, chàng công tử Boni cưới cô gái Mỹ tỷ phú Anna Gould, không phải duyên Tần nợ Tấn mà đúng là đem mảnh “hầu tước hết xu cạn túi” vá chắp với túi bạc no kềnh, tiền lời chắt mót vé tàu tiền ba ga (bagages) tàu hoả, tưởng rằng bền chặt trăm năm ngờ đâu sau mấy năm hương lửa êm đềm, sanh được hai con, bỗng một hôm nọ, chàng đi dạo mát về thì nhà, quên lửa, “dinh thự”, vắng hoe bóng hông, y như chuyện Tú Uyên mất nàng tiên từ trong bức tranh hiện ra và nay cũng biến mất trong tranh hay trong nơi nào đố ai biết rõ, vì mặc dầu con nhà tỷ phú, của tiền đếm ngàn triệu nầy qua ngàn triệu kia nhưng nàng tiên Anna Gould có mũi giống củ khoai lùi tro nhúng rượu vang (une pomme de terre vineuse), nàng Anna chịu không thấu cách ăn xài quá huy hoác, tựa như túi không đáy, của công tử bô trai Boni, nên đã cùng hai con huy hoàng lánh mặt, thà hát sớm bài “tẩu mã”, còn hơn ham nét sang của hầu tước Pháp mà bay túi tiền dành dụm Mỹ còn gì. Chàng tiêu pha làm sao: một buổi tiếp tân nọ, mời khách hai ngàn người, bọn hầu hạ phải mướn năm trăm người mới phỉ, đèn treo rọi đường cho xe chạy suốt mươi lăm cây số bề dài, nhạc tấu mướn hai trăm nhạc công, một đêm ăn lễ mừng hầu tước phu nhơn được hai mươi tuổi xuân, ấy xài ba trăm ngàn quan tiền vàng (300.000 francs-or), ngán quá nên “tẩu vi thượng sách”. Đêm về nhà mất vợ là đêm 26-1-1906, tính ra hai chục năm sắt cầm, tổng kết sáu chục triệu quan tiền mắc nợ, gần gần ba trăm triệu quan tiền giấy hiện kim, cái câu “Tôi đã lầm, nàng Anna Gold không đủ sức giàu cho tôi xài cho phỉ chí”, nàng đâu đáng mang lời trách vô lối ấy và đáng trách hay chăng là chàng công tử Boni gặp tiên thiên thai mà còn đòi trở về cảnh tục, trách mình phải hơn. Nhưng sự đời có như vậy mới thành giai thoại cho tôi viết, bốc thơm một phen cũng vừa. (Lược thuật theo tin vặt đăng trong báo cũ “Đại hoạ báo” Illustration” đề ngàn 29-1l-1932 và viết từ 12 đến 15-9-1983) Boni de Castellane, tuy thất thời, vợ cuốn gói theo trai, thêm thất thế, bị thằng già, anh em thúc bá, cuỗm con hiền thê mỏ vàng, tức giận mà không làm gì được, đôi đàng chẳng thà không cho gặp mặt và Boni vẫn là Boni. Chàng công tử công tôn sạt nghiệp, tuy đã hết phú quí hào hoa, nhưng phong nhã vẫn còn như xưa, sanh nhai bằng cách đứng trung gian, nói bắt mối là hèn, nhưng làm mối lái chưa phải là khất thực, bình nhựt anh nhà buôn đồ cổ nào có món quí, hoặc tân phú ông nào muốn có món đẹp cho rôm nhà rôm cửa, thì Boni giúp cho toại lòng. “Bình phong tuy đã rách nát mồng tơi”, nhưng cốt cách vẫn y như trước, thênh thang một chiếc gậy cán ngù vàng, Boni vẫn lên xe xuống ngựa, tuy xe ngựa ấy là xe ngựa mướn, sướng đời Boni. Nghèo sạch rách thơm, bốc hương cho đó. Luật về cổ ngoạn, bảo vật, phép và cách thức sưu tập, giá trị của vài vật hi hữu hoặc vô giá và riêng bàn về xâu chuỗi “ngọc trân châu” của bà Adolphe Thiers, nguyên là Đức Giám đốc (nay gọi Tổng thống) nước Pháp, ông được cử giữ chức ấy từ năm 1871 vì có công giải quyết vấn đề trả nợ chiến tranh Pháp thua Đức quốc nhưng sau đó ông bị lật đổ ngày 24-5-1873 và mất năm 1877, (ông sanh năm 1797) Dẫn. Trước tiên, tôi phải nói: Đại phàm, không ai sưu tập và tích tụ làm sưu tập phẩm (collection), những gì cao giá, mắc tiền, trừ phi là ông hoàng, bà chúa, do tổ phụ để lại, hoặc là tỷ phú, của tiền không biết làm gì cho hết, chớ thuở nay vật quí như hột xoàn, kim cương, trân châu, nếu mua sắm và để dành, thì chôn tiền, chết vốn, mất ý nghĩa hai chữ “sưu tập” nói nôm là “nuôi heo bổ ống”, phải biết và có công lượm mót để dành tỷ như tiền điếu, chén bát nhỏ nhặt, lâu ngày tụ thiểu thành đa, bỗng xâu tiền, bộ chén trở nên có giá trị thì ấy mới là người biết chơi và thành thạo đời, đúng nghĩa thành ngữ “sưu tập gia”. Nhưng vật bàn hôm nay là xâu chuỗi “trân châu” của bà A. Thiers di chúc để lại cho bảo tàng Pháp Le Louvre làm kỷ niệm và xâu chuỗi nầy có một lịch sử của nó, nên thuật lại đây làm bài học, dạy khôn. Trọn xâu chuỗi gồm 145 hạt trân châu (perle), hạt lớn hơn cả trộng bằng đầu ngón trỏ người lớn, đo bề trực, được gần 1 cm, tròn trịa và cả xâu kết làm ba vòng hột từ bé cỡ 5 ly (5mm) bề ngang và cứ đều lần lần toả hào quang một màu toàn hồng hồng sáng chói, hột nào như hột nấy đều đặn tròn khéo như nhau cho đến hột chót, chủ chốt lớn một phân Tây bề ngang như đã nói, thật là xâu chuỗi hy hữu. (Theo chỗ tôi đã đọc và được biết, thì bên Trung quốc ngày xưa có hột trân châu của vua Kiền Long, lớn đến bằng hột gà và vua sai thợ khoét bộng làm “tỷ yên hồ” (tabatière) đựng thuốc hít, lưu truyền đến vua Đồng Trị mới thất lạc, còn về chuỗi đeo cổ, thì vua Khang Hi có để lại một xâu cho đến đời đích tôn là vua Gia Khánh, tưởng rằng “hy hữu, vô song”, có ngờ đâu rõ lại quyền thần là Hoà Thân (ông nầy giúp vua Quang Trung nhà Tây Sơn trong cuộc nghị hoà với Thanh triều trong sử), nhắc lại Hoà Thân có một xâu chuỗi lại to hơn đẹp hơn, dài hơn và quí hơn của vua Gia Khánh nhiều, tưởng đeo báu vật nó phù hộ cho sống lâu dài, té ra vì giàu hơn vua, nên Hoà Thân mắc tội và đã bị chém đầu thêm mất trọn của cải, vậy thử hỏi có ích chi, hòng muôn đeo ngọc quí? Nói xuýt lạc đề, trở lại xâu trân châu của bà Thiers, tôi đọc một sách Pháp Histoire d’ amour de l’ histoire de France của Guy Breton Ediiols Noi ét Blanc thì nhớ mại thấy nói chính ông Thiers mỗi năm đến ngày sinh nhựt của phu nhơn thì mua tặng kỷ niệm vợ một hạt trân châu, nhưng nay đọc báo cũ Ilustration ngày 3-5-1924, thì sự tích xâu chuỗi có khác, tôi xin tóm tắt lại đây làm giai thoại nhàn đàm: Adolphe Thiers phu nhơn, tên tộc là Ellalie Eie Dosne, bà từ trần tại Paris ngày 11-12-1880, sau chồng ba năm, có di chúc để lại cho người em gái là cô Félicie Dosne (độc thân) được hưởng quyền dụng ích (usufruit) một xâu chuỗi trân châu gồm 106 hột kết làm ba xâu, trong ấy hai xâu đã thành tựu, còn xâu nhỏ vẫn lỡ chừng chưa toàn bích, sau đó cô Félicie châm thêm trân châu của riêng đủ 145 hột và ký tờ ngày 10 6-1881 nhượng quyền usufruit và trao xâu chuỗi cho quốc gia Pháp, đại diện là Viện bảo tàng Le Louvre làm chủ và tàng trữ và chưng bày cho công chúng xem báu vật của cố tổng thống Thiers và dòng họ Dosne di chúc dâng cho tổ quốc. Bà Thiers rằng các hạt trân chân nầy là của dành dụm bà mua lần hồi làm nhiều năm, nhưng mỗi hột tính giá độ bực trung là lối mươi ngàn quan mỗi trân châu, trừ ra hột tô nái thì bà mua vào năm 1878, tức trước ngày lâm chung độ chừng ba năm, và riêng hột ấy giá trên bạc triệu. Đến năm gần đây, trước năm 1926, việc bảo tàng Le Louvre hội các đại diện của chính phủ và đại diện của hai gia đình Thiers và Dosne, và tất cả đề nghị nên phát mãi xâu chuỗi ấy, lấy tiền làm việc thiện, vẫn hữu ích hơn lưu truyền một món trang sức quá quí giá, chỉ tốn nhiều công gìn giữ và chỉ kliêu khích lòng tham của quân gian phị trộm cướp quốc tế. Uỷ ban chuyên môn ước tính giá xâu chuỗi là ba chục lần hơn giá tiền mua sắm năm xưa, nhưng khi tôi đọc quyến sách “Journal dun colectỉonneltr, marchald de tableaux của Ren Gimpel, nơi trương đề ngàv 28-5-1924, thấy ghi ngày đấu giá, thiên hạ ở Paris đi xem đông hơn hội chợ và xâu chuỗi bán được mười ba triệu (13 millions ) quan tiền, tính ra là bốn triệu tiền vàng (quatre millions or), và xâu chuỗi ấy năm 1878, định giá là ba trăm ngàn tiền (trois cent mille francs -or). Tác giả Relé Ginple kết luận lấy tiền bán xâu chuỗi dựng nhà dưỡng lão và cung cấp viện Le Louvre mua sắm vật khác vẫn hữu ích hơn nhiều. Ông Gimpel chỉ ân hận một điều là nay nước Pháp là nước thắng trận, mà vẫn phải “phát mãi đồ xưa vật quí” (nols avonsgagné la glerre mai devons liqtider nos richasse) Để kết luận, thì tiền nhựt, ngày 12-5-1887, Pháp đã có một lần bán phát mãi 48 lô trân châu, bảo ngọc và kim cương của cựu hoàng gia Pháp để lại, và trước đó sáu năm thí vua Louis XVI lật đổ dòng vua, lập Dân quốc, thì Pháp đã bán nào lâu đài, ngọc xoàn, châu báu, và kẻ thừa hưởng của quí vẫn là Anh quốc tóc hoe hoe. Chú thích: (1) Về cây hévéas (cây cao su), theo “Le monde malais” của Charles Bchequain, trang 150 nói trước tiên ở Malaisie, bọn da trắng đem giống từ Ceylan qua trồng vào lối năm 1877 đến 1900 mới trồng ra rộng lớn, năm 1910 cây cho mủ nhiều các chủ đồn điền thu hoa lợi dồi dào công phát triển mạnh; từ năm 1910-1920, trận Âu châu đại chiến đến, các nước Âu Mỹ đòi hỏi cao su càng nhiều