ứng giữa những dải lụa màu xanh gió đánh dập dờn, cô gái bắt đầu cất tiếng hát. Hàng ngàn con mắt đổ dồn lên sân khấu dìu dịu ánh đèn. Riêng Chu Thom lại lơ đãng nhìn về phía cô gái như nhnf về một điểm vô định ở khoảng không trên cao. Anh vừa xong một ca mổ dẳng dai và không thành công. Nếu không có sự bắt ép vừa rắn đanh vừa mềm mỏng của bà y sĩ thì anh đã bỏ ra phố tợp một ly cà phê đặc chát rồi có thể lang thang trên đó chẵn đêm và sáng mai khăn gói xuôi về huyện cho sớm. Thương binh là một sĩ quan mà anh có quen biết. Những người lính trên điểm chốt biên giới đã tìm thấy anh nằm sấp mặt trong lòng một con suối khô, trên mình hầu như không còn quần áo. Người ta điện cho anh và anh lên đây. Vết thương anh đội trưởng không nặng lắm, song gần cả tuần quẩn quanh lê lết trong rừng, bắp chân anh bị nhiễm trùng cấp tính… Lạy trời, nếu anh ấy tìm về được sớm chừng một ngày, không! Chỉ cần nữa ngày thôi… Chu Thom thấy tai mình kêu bùng bùng. Tiếng đàn tiếng hát trên kia chỉ gợi cho anh cái âm thanh nhức nhối của dao kéo khua nhau trong phòng mổ. Có phải đó là tiếng hát mà bà y sĩ đã lấy làm cái cớ thuyết phục anh rằng nếu chịu khó ra bãi với mọi người đêm nay, anh sẽ được nghe một giọng hát thật tuyệt, nhất định đầu óc sẽ nhẹ nhõm đi? Ờ… Hình như cũng có vẻ hay thật đó vì mấy người ngồi cạnh anh cứ ngây phỗng ra. Nhưng lúc này… Anh chỉ thấy thương bạn bào ruột bào gan! Có con đom đóm từ đâu bay tới lập loè, chạm chùm sáng đen, nó tự lặn đi rồi lại nhấp nháy tinh nghịch ở ngoài vòm đen mêng mông như một ngôi sao thật xa.Giọng cô gái vẫn trải ra thoai thoải. Ẩn náu trong trăm ngàn tiếng nhạc, giọng hát ấy êm đềm như một dòng xanh chảy giữa Biển Hồ gợn sóng.… Mùa hè năm 80Biên giới Campuchia còn giặcChúng tôi còn điVẫn hành quân trong nhòe nhoẹt sương khuyaVẫn hành quân trong hoàng hôn túa máu…”“Mùa hè năm 80!” Chu Thom chợt thấy ngực mình nhột nhạt. “Mùa hè năm 80” câu hát của ai? Anh chuyển mắt xuống và đứng lại săm soi trên khuôn mặt người con gái hát. Khuôn mặt vừa lạ vừa quen… Cái mũi xinh xinh, hơi hếch, con mắt có cái đuôi dài vừa táo bạo vừa rụt rè, cái miệng nữa: môi trên cứ cong lên hờn trách… Chả lẽ lại là…… Mùa khô năm 80Đường hành quân bất chợt gặp một làn hương mảnhChưa ai biết đó là hương Rùm ĐuônCái hương vị không dễ để gọi tênMà chúng tôi chỉ nhận biết bằng cảm giác…Tới đây thì bác sĩ Chu Thom không còn nghe được gì nữa. Những làn sóng âm thanh đang lan toả không ngừng bủa vây chẳng chịt lấy đầu óc anh…Năm ngoái. Những ngày mưa đầu tiên.Vào lúc nửa đêm, Chu Thom bị tiếng gõ cửa dựng dậy. Bà y sĩ trực ban ùa vào, cái áo Bơ-lu-dơ chưa kịp cài hết khuy:-Thưa bác sĩ! Tạm xá Tà Sơn báo lên có người trở dạ đẻ. Nghe đâu là vợ của ông xã đội trưởng.-Thế thì sao?-Anh chau mày-Đêm nào chả có hàng chục người đẻ.-Dạ! Chị ấy đẻ ngược.-Hả?-Anh miết mạnh bàn tay vào trán như xua đi sự mệt nhọc-Lại đẻ ngược! Thôi được, bác sửa soạn giúp tôi túi đồ mổ.-Bác sĩ đi bằng gì ạ.-Tất nhiên không thể bằng ô tô. Còn cái xe đạp nào ở nhà không bác?-Dạ còn. Nhưng… bác sĩ đi không nổi đâu. Phải đạp trên hai chục cây số hầu như toàn đường rừng ngoằn ngoèo…-Tôi biết.-Và… Gần đây đoạn đường này không được an toàn. Cách đây ba ngày chúng nó đã mò ra bắn cháy một chiếc xe của tiểu đoàn địa phương, lại còn bọn trốn tù, bọn vượt biên…-Tôi biết-Nét mặt anh hơi sa sầm xuống-Tôi biết, biết hết.-Tôi e rằng…-Nếu vậy thì bác gọi tôi dậy làm gì?-Nếu bác sĩ cho phép tôi xin đi theo… Nguy hiểm lắm!-Chính thế tôi mới cần đi một mình.-Nhưng… Chí ít cũng cần có một người phụ mổ. Có ca đẻ ngược nào mà không cần phải mổ đâu ạ!-Cám ơn bác. Nếu ráng sức, tôi có thể tự làm một mình được.Đã biết tính anh, bà y sĩ khẽ thở dài rồi lặng lẽ dắt giúp anh chiếc xe phượng hoàng đen cũ kỹ ra cổng.Dõi theo cái dáng gầy gầy của anh mất hút ở đầu phố dốc, bà chép miệng. Con người như thế mà cuộc đời chẳng ra sao! Thời Pol Pot thì bị tù đầy hành hạ thừa sống thiếu chết. Được cứu thoát ra khỏi nhà tù, vết cứa bằng sống lá thốt nốt trên cổ chưa thật lành đã lặn lội tình nguyện lên đây. Cả cái bệnh viện huyện miền núi này chỉ có mình anh là bác sĩ, bác sĩ đa khoa. Việc nhiều người ít, có thấy anh được nghỉ ngơi thoải mái một ngày nào đâu. Tuần trước, bọn tàn quân dám liều mạng mò tới bên kia sông pháo kích vào huyện đội. Thế là những người bị nạn được ùn ùn khiêng tới. Khiêng cả những tên phá hoại máu me đầy người bị đồng bọn bỏ lại bên bờ sông nữa. Đang như thế thì mấy ngày vừa rồi lại có tin cô vợ chưa cưới của anh biết mất khỏi Xiêm Riệp. Nghe đâu cô ta đã bỏ đi theo một ai đó tìm đường sang đất Thái. Chưa thấy mặt nhưng bà nghe người ta bảo cô ấy đẹp lắm và có giọng hát rất hay nữa. Khổ! Mấy hôm nay mặt mũi anh trông bơ phờ hẳn ra. Ngoài giờ làm việc, anh hay tìm vào chỗ tĩnh ngồi một mình. Nhân viên ít người biết đến tâm sự của anh, họ chỉ tỏ thái độ dè dặt và kính trọng những giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của đồng chí bác sĩ bệnh viện trưởng. Vậy mà vừa rồi… Bà tự trách mình vô ý nói cái chuyện vượt biên, chuyện trốn tù ra với anh. Người thâm trầm càng hay dễ chạnh lòng. Bà biết, mọi điều uẩn khúc anh chỉ có thể trò chuyện với người bạn Việt Nam rất thân thiết tên là Hoà. Mỗi lần thấy Hoà gọn gàng trong bộ quân phục màu xanh rêu đi công tác ghé qua là con mắt trũng sâu của anh lại ánh lên sự ấm áp. Thế nào hôm ấy hai người cũng thức gần trắng đêm chuyện trò rồi hứng lên đọc cả văn thở, thậm chí hát hỏng cho nhau nghe nữa. Anh Hoà thích làm thơ, còn anh ấy thì lại ưa âm nhạc. Họ lúc thì nói tiếng Việt, khi lại nói tiếng Khơ-me cứ đan chéo rồi nhằng vào nhau nghe cũng vui lây. Vậy mà non một tháng nay bà không thấy anh bạn người Việt ấy tới chơi. Bà mong lắm. Mong cho anh. Có lần anh vui vẻ nói với bà: chính bộ phận của Hoà đã cứu anh và hơn một trăm nạn nhân khác thoát khỏi lưỡi cuốc của bọn Pol Pot khi chúng kinh hoàng rút chạy. Qua Chu Thom bà biết Hoà trước kia là sinh viên Văn khoa Sài Gòn. Và vì những bài thơ phản chiến gì đó, anh đã từng vào tù ra tội. Rồi khi đất nước anh im hẳn tiếng súng, là lớp người đầu tiên xung phong vào bộ đội… Cùng cảnh ngộ, thảo nào gặp nhau một cái là họ thân nhau ngay.Tuổi già một khi đã thức dễ đâu ngủ lại được. Người y sỹ chắc sẽ còn đứng mãi như thế nếu không có chuông điện thoại đang réo lên trong phòng trực ban. Trong đêm thanh vắng, cánh cổng sắt nặng nề đóng lại phát ra những tiếng rin rít.Đã lâu lắm Chu Thom chưa có dịp được một mình dong duổi đường xa trong trời đêm thế này. Bầu trời không có một ánh sao nhưng gió lại rất nhiều. May sao gió thổi xuôi theo đường, đến đoạn thả dốc, hai bánh xe như bay là là mặt đất. Hàng ngày đã đi lại nhiều trên đoạn đường này nên anh cứ để mặc cho xe bon theo đà gió. Gió ép cứng vào ngực, gió lùa rờn rợn vào từng chân tóc, gió thổi vi vút qua tai và bánh xe lăn ràn rạt trên đất pha cát. Thỉnh thoảng anh mới trẹo bánh chúi xuống một cái rồi lại chồm lên xe phóng ào ào. Có đoạn đường bằng, anh ghìm xe xe hơi chậm lại, ngây ngất hít một hơi cho căng lồng ngực cái mùi của mạ mới cấy. Lạy trời! Liệu nưm nay có còn đói nữa không?Sự phấn khích do công việc khẩn cấp tạo nên một phần, phần khác sao anh say mê cái cảm giác được tiếp xúc toàn thân, được tan ra trong thiên thiên đến thế! Nguy hiểm ư? Có thể có đấy, nhưng thế thì đã sao! Một thách thức táo bạo vừa cụ thể vừa vô cớ nung cháy sự suy nghĩ của anh. Ngày trước, cái thời còn là sinh viên y khoa học ở Sài Gòn, anh vốn thích những cuộc đi chơi xa mạo hiểm bằng xe đua thế này. Càng tiến sâu vào đêm anh càng cảm thấy mình nhẽ bỗng đi. Mọi cái lởn bởn về Mươn Thèn, về tình đời, về trăm ngàn nỗi bất hạnh tủi cực cứ được gió trời xua cho tan dần. Và ngay cả đến cái chết rất có thể làm náu mình ở phía trước, ở hai bên đường cũng có chẳng hề làm cho anh phải bận tâm. Đáng ra anh đã chả bao lần nếm trải cái chết rồi là gì. Anh chỉ nghĩ tới người mẹ đang quằn quại trên giường đẻ và ẩn bên trong là cái tâm trạng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tới ngẩn ngơ, tới mụ mị cả lòng. Lát nữa đây, khi đứa bé đã tách ra khỏi thân thể mẹ nó như một chủ thể độc lập, sau cái phát đầu tiên vào đít, nó mở mắt, sau cái phát thứ hai, nó cất tiếng khóc chào đời, thế là cái kỳ quan vĩ đại nhất của loài người đã hoàn thành. Chỉ mới nghĩ thế anh đã thấy lòng dạ nôn nao rồi.Đêm mùa mưa nơi đây thường có nhiều đom đóm bay. Nhiều đến nỗi dễ lầm tưởng mùa khô đang quay lại với vòm trời không còn sũng nước và lốm đốm những vì sao. Có con bám theo xe một đoạn rồi đuối sức rơi lại đằng sau. “Em giống con đom đóm làm sao! Cứ lúc tắt lúc sáng để anh phải dò dẫm suốt đời. Nhưng anh lại thích em cứ làm đom đóm…” Có phải một lần nào đó tôi đã nói với em câu đó không? Mồ hôi đã rịn ra hai bên thái dương, Chu Thom guồng mạnh chân…Anh cho xe đi chậm lại. Đã đến đèo Me rồi kia à! Nhanh thật. Bây giờ là ba giờ, chỉ một tiếng nữa là đến nơi. Anh đã thấy thấm mệt. Trời mỗi lúc một tối xầm xì. Con đường nhỏ vẫn luồn trong cây rừng hun hút. Trước mắt bịt bùng không còn phân rõ mọi vật nữa. Thỉnh thoảng xe lại nảy bật lên, càng lái đánh cả vào sườn.Chợt một luồng gió phả vào gáy anh sắc lạnh. Chu Thom thoắt rùng mình: chả lẽ lại dông ư? Lạy Phật… Một tia chớp ngang câu khấn của anh. Chết rồi! Nó mà mưa xuống bây giờ thì bánh xe chỉ còn cách vùi trong cát ướt, đi thế nào được. Anh nhổm hẳn người lên dồn toàn sức xuống đôi chân. Rẹt! Một cành cây búng vào má anh thốn tới óc. Không sao! Anh càng ghì cứng lấy tay lái. Một tia chớp nữa phóng thẳng vào mắt anh loá sáng. Và nó cũng làm sáng xanh lên cái trảng trống ở trước mắt. Đó là trảng Kà Keo. Anh biết rõ ở góc bên trái trảng, sát con suối có nhiều cây rùm-đuôn, là cái hốc đá đập khá rộng và kín đáo. Ngày trước bọn Pol Pot hay mang người ra đập đầu rồi vứt xác luôn tại đấy. Ánh chớp cũng giúp anh nhận biết một đoạn đường khá dài, có thể bươn nhanh đi được. Nhưng chậm mất rồi: nhè vào tấm lưng Chu Thom vừa nhổng lên lấy đà, những giọt nước rất to cũng tức thì đập xuống. Đập xối xả như đã được chuẩn bị kỹ càng từ lâu. Bánh xe lạn qua lạng lại mấy cái rồi nghẹn lại. Anh đành xuống dắt bộ. Dắt cũng không được nữa, đất đá cứ nhằm vào vỏ chắp bùn mà nhồi mà nhét. Không cần suy nghĩ, anh đặt khung xe lên vai vác luôn. Cái xe nặng gấp hai lúc thườngs. Giẫm nhịp nhẹp trong đất nhão, bàn chân anh bỗng nặng như chì. Kiểu này chắc không ổn rồi! Tới sáng bảnh cũng chưa chắc đã tới nơi. Lạy phật! Sao người ta cứ thích đẻ ngược trong những đêm mưa gió thế này! Và gió thì lại chuyển hướng thổi nữa chứ. Anh có cảm giác mình đang giậm chân tại chỗ một cách hài hước và lố bịch. Nhưng cũng thật kỳ lạ! Cùng với sự oán trách vô cớ, cái ý tưởng được một mình vật lộn với đất trời đang nổi giận lại trỗi dậy trong anh. Những năm sống chui rúc trong trại tập trung nhìn mưa rơi qua vòng rào gai anh thèm cồn cào một phút được ra tắm mình, ra vùng vẫy. Vậy mà bây giờ. Nào! Cứ mưa to nữa đi! Cứ trút nước xuống cho tràn trề vào mặt vài miệng cái sinh vật bé nhỏ vô cùng so với mi này đi! Ơi thiên nhiên! Hãy cứ việc gầm gào. Ta có run rẩy đâu. Ta đang là người tự do nhất trên đời này. Ta đang độc quyền khoảng không gian cuồng loạn của người đây. Và thích thú nhưu cái thủa còn trai trẻ, cái thủa mà đất nước này chưa hề biết thế nào là bom đạn là chết chóc, anh ngửa cổ liếm một dòng nước mưa có hương vị thơm ngai ngái đang dàn xuống miệng rồi chạy băng băng. Chiếc xe trên vai anh thốt nhiên nhẹ đi tựa một cái khung bằng giấy.Bỗng nhiên Chu Thom dừng phắt lại. Qua ánh chớp, hình như anh thoáng thấy có những bóng đen di động trên trảng? Không phải! Những lùm cây biến ảo dưới ánh sáng đó thôi. Một tia chớp nữa giật thấp hơn: những vệt đên cóm róm đó đã nhích lên được một đoạn về phía hốc đá. Bóng người rồi! Tim anh đập loạn xạ. Vốn đã nằm chung cùng xác người cụt đầu, mất ruổ cả một đêm với cái cổ bị cứa nát, anh không tin có loài quỷ sứ hiện hình, nhưng giữa con đường rừng hoang vắng này, cái đám hình nhân ngọ nguậy kia làm cho anh nổi gai người. Câu nói của bà y sĩ chợt loé lên trong đầu anh. Anh lại thoắt rùng mình. Không! Chắc mình bị lạnh thôi. Nhưng… Bọn phiến loạn đó chăng? Như người đột nhiên bị phá đi giấc mơ tuyệt đẹp, anh chau mày dằn mạnh cái xe xuống đất. Anh thấy bỏng rát nơi cổ, tưởng như nếu sờ tay lên sẽ thấy máu thịt bầy nhầy. Vết ngạnh lá thốt nốt cứa năm xưa lúc này nạo mạnh trong ngực anh. Bọn phiến loạn! Đám tàn quân! Bọn trốn tù! Quân ăn thịt người! Những bàn tay Pol Pot, những cái đầu Ăng-ca… Như có nội lực của sự uất nghẹn xô đẩy, anh đặt chiếc xe sâu vào lề đường. Nhưng khi cầm đến cái túi đồ mổ, anh thoáng ngần ngừ… Người mẹ có đôi mắt bạc đi vì thất vọng, vì đau đớn đang đau đáu nhìn ra cửa chờ anh… Một người mẹ khác còn trẻ lắm, bụng bị phanh ra như con gà mới mổ và đứa bé bò lê la trên gan ruột mẹ nó… Cái hình ảnh mờ chồng đó xốc anh đứng hẳn dậy. Anh không muốn cái đứa bé anh sắp cho ra đời sớm mai phải kinh hoàng khóc thét trên thi thể mẹ nó. Chờ cho một ánh chớp nữa loé lên, Chu Thom thận trọng bám theo những hình người in mỏng trên nền sáng.Chu Thom tiến về phía hốc đá không cần gượng nhẹ bước chân. Thậm chí đạp phải cành khô gẫy gục, anh cũng phớt lờ không cần dừng lại nghe ngóng. Sấm chớp ầm ào thế này có vừa chạy vừa gọi chúng nó cũng chẳng nghe thấy nữa là… Chỉ khi nào có ánh sáng rực lên anh mới vội vàng hụp xuống. Bất giác anh thấy vui vui. Mới ngày này nào trên đoạn đường này, anh bị đuổi chạy khốn khổ khốn nạn, bây giờ anh lại thành người đi đuổi. Thật may! Mới có một chút suy nghĩ vẩn vơ mà tí tẹo nữa anh đâm sầm vào lưng đám người đang thầm lặng nối nhau đi hàng dọc nếu ngay lúc đó không có tia sáng của thần linh chém xuống. Lạy Phật…Anh đã nghe tiếng chúng nó thở hào hển. Anh cũng thở. Đến lúc này anh mới thấy ớn lạnh sống lưng. Rút cục mình trần thân trụi không có một tấc sắt trong tay. Anh tiếc không đem theo một con dao mổ. Biết đâu đấy… Tuy vậy anh vẫn đặt chân êm ái như đi trong phòng phẫu thuật.Tới trước hốc đá, cái đám đen chụm lại nghe ngóng một chút rồi thành thạo như những tên ăn trộm đêm, từng người một chui tọt vào cái miêng đá đen ngòm. Như có sức hút thần bí, Chu Thom cũng nép người chui tụt vào theo.Cái tối trong hốc đá đặc sệt, trát quánh vào mắt. Mặc kệ cho ngoài kua gió mưa lồng lộn, trong này vẫn yên tĩnh như một thế giới riêng, thế giới của người mù. Yên tĩnh tới ù tịt cả tai. Chu Thom ngồi thu mình giữa hai lưỡi đá chìa ra bất ngờ mà anh đã quen thuộc… Một lát có tiếng nói nhỏ cất lêng, rồi tiếng bẻ cành khô, tiếng hộp gì bật nắp reng reng… Anh lách người lết ra khỏi lưỡi đá một chút… Bỗng anh bưng vội lấy mắt và thụt nhanh người lại: góc hang, một ngọn lửa bất ngờ bùng lên hồng rực. Nó cùng với những bóng đen in vào vách đá méo mó, rung rinh gơi lên cái bí hiểm của một cõi thánh thần hay một chốn địa ngục. Khi Chu Thom định thần lại thì tốp người đã hiện ra rõ ràng trước mắt anh. Anh đếm được tất cả là năm người. Họ đều ăn vận như những người dân đi làm ăn bình thường. Kẻ quấn xà-rông, kẻ bận quần… Toàn những màu vải gắn với đất đai lam lũ. Khuôn mặt người nào cũng ra chiều mệt mỏi và chai lì. Anh chú ý tới một người có vuông ngực trần vạm vỡ nhưng nét mặt thì tiều tuỵ ngồi hơi lui ra sau mọi người một chút, đang tỉ mẩn lau khẩu súng ngắn nhỏ xíu bằng chiếc khăn tay trắng bong. Người này trạc gần bốn mươi tuổi, cặp mắt nhìn vừa lạnh lẽo vừa u uẩn sau đôi kính trắng. Những người khác đang hối hả hong quần áo, thỉnh thoảng lại nhìn lên anh ta với vẻ rụt rè. Anh ta khẽ hất cằm. Một người tóc tai dính bết lấy trán vội vàng xách AK đứng dậy móc tấm dù ở thắt lưng ra che kín cửa hốc, và đứng gác luôn. Thế là anh bác sĩ lọt thỏm vào giữa. Anh phân vân: Có đúng Nó không hay là một tổ dân quân đi tuần đêm gặp trời mưa tới trú chân?Chợt người đeo kính lên tiếng hỏi bằng cái giọng cố tỏ ra dịu dàng:-Em có lạnh lắm không?… Ngồi gần vào lửa cho ấm.Không nghe tiếng trả lời, Chu Thom tò mò đưa mắt về phía người được hỏi. Người này từ đầu vẫn ngồi nhỏ nhoi trong tấm áo vải dày quá khổ, chắc là của người đeo kính vừa khoác cho, lúc này mới từ từ ngẩng đầu lên để lộ khuôn mặt xanh xao và con mắt mở to run rẩy. Chu Thom tái mặt đi! Một chút nữa thì anh buột miệng kêu lên. Trời! Mươn Then! … Sao em lại ở đây? Không! … Sao tôi lại phải gặp Mươn Then ở đây? Anh ghì chặt răng vào vách đá.Cô gái uể oải đón từ tay gã đeo kính điếu thuốc ố nhoè nước mưa. Mới hút được nửa hơi cô đã quẳng vào lửa và con mắt nhìn theo đó đăm đăm.Chu Thom chợt hiểu tất cả…Nghe tin Mươn Then bỏ ra đi, anh chỉ đau buồn nhưng không lấy gì làm lạ. Hàng ngày thiên hạ cũng có người bỏ đi đấy thôi. Nhưng sao cô không nói với anh một câu? Anh đối xử với cô thế nào mà cô nỡ nhẫn tâm như thế? Cái hồi anh bị nhốt vào trại tập trung của bọn Pol Pot, không biết sống chết ra sao, Mươn Then đã chờ anh như cô đã chờ suốt những ngày anh theo học trường y khoa ở Sài Gòn. Những tháng năm cả đất nước Campuchia chìm ngập trong âm thanh ghê rợn của bao chuyến xe đêm mang xác người đi đổ sông đổ khe, với giọng hát trời cho và với tài khoé léo của người mẹ chiến có sạp vải to nhất chợ Phnôm Pênh, cô đã được sống khá yên ổn trong đoàn hát thuộc dinh bí thư thành uỷ Phnôm Pênh thay vì phải giờ đầu cho lưỡi cuốc của bọn quỷ mặc đồ đen bổ xuống.Khi Chu Thom may mắn sống sót trở về, cô đã khăn gói đi tìm được anh và hôn mãi vào vết thẹo mới lên da non còn phập phồng trên cổ anh. Những cái hôn đầm đìa nước mắt. Lúc ấy Chu Thom tự cho mình là người hạnh phúc nhất trên thế gian này. Anh được sống, được tự do, được yêu hơn ngàn lần trước. Niềm vui kéo anh trở lại tuổi sinh viên. Anh lại chong đèn làm thơ tặng cô mỗi tuần đều đặn, lại viết những bản nhạc tình theo thể “A-pê” dân gian mà cô ưa thích. Nhưng công việc bộn bề của một dân tộc còn chưa hoàn hồn sau cơn huỷ diệt đã lại khắc khoải trong cái đói triền miên, cái nhức nhối trước những con mắt dòm ngó vằn lên sự thèm khát và đểu cáng của các loại kẻ thù, không cho phép anh được chong đèn đắm đuối nỗi riêng tư. Một mảnh đất xa xôi cần có thầy thuốc. Anh xin đi luôn. Vắng anh, Mươn Then thỉnh thoảng theo mẹ ra chợ ngắm nghía các màu vải cho đỡ buồn. Lâu dần thành quen, ngày nào người ta cũng thất cô có mặt ở chợ. Cái đói một bên và cái giầu có phù du từ đất Thái tràn về cũng chế ngự một bên. Cô gái chạnh lòng… Cô ít dần những lần lên thăm anh. Còn anh? Anh bận quá! Một buổi nọ, người ta lại thấy cô xuất hiện ở phố nối dẫn xuống bệnh viện với nét mặt không vui. Nửa tiếng sau cô đi ra với vẻ thất thần, tới đầu phố cô bước nhanh như người bỏ chạy và từ đó không ai thấy cô trở lại nữa…Cô gái vẫn không rời mắt khỏi đống lửa đang lụi tàn. Cái nhìn của cô như đang trôi lênh đênh đi đâu? Ngọn lửa đã làm cho khuôn mặt cô dần dần hồng hào lên. Cô mỉm cười và khẽ ngả đầu lên bờ vai tròn trịa của gã đeo kính.-Em lo quá, Pôn Xin! Sao anh nói chỉ cần ra khỏi thành phố là có trực thăng tới đón?Tiếng nói phát ra bất ngờ ấy khiến Chu Thom choáng váng. Gã đàn ông khẽ vỗ vào bàn tay nhỏ nhắn của cô, nói giọng mơn man:-Em ngủ một chút đi! Tỉnh dậy là mọi việc sẽ tốt đẹp như lời thỉnh cầu chân thành nhất ngay thôi. Lúc nào anh cũng ở bên Mươn Then, sẽ là thần hộ mệnh cho Mươn Then.Cô gái nghe lời từ từ nhắm mắt lại. Chu Thom bỗng thấy ruột gan mình quặn lên. Trời Phật! Có phải nó đấy không, cái thằng sĩ quan tình báo nhân dân đã trải qua đủ các loại trường lớp ở Ha-oai, ở Sài Gòn và cả ở các nơi mà bỗng dưng hắn biến mất ba tháng, đến khi trở về, trong các câu chuyện thỉnh thoảng hắn lại đá vào vài câu ngạn ngữ Tàu? Cái thằng mà chuyên đứng đầu các trò chơi độc ác, các đám đánh lộn với tụi học sinh nhà nghèo cái hồi nó học trên anh và Mươn Then hai lớp ở trường trung học Tung-sleng? Cái thằng mà có một lần anh đã nghe Mươn Then vừa cười vừa kể lại rằng suốt những ngày tháng căng thẳng đợi chờ anh, nó đã không ngớt theo đuổi chinh phục cô? Có phải chính nó đấy không? Nếu đúng thì tại sao bây giờ em lại ngả đầu dựa vào nó thế kia? Hả Mươn Then?… Chao! Những buổi chiều ngồi với nhau bên biển hồ Tông Lê Sáp, em cũng néo dựa vào tôi thế này mà khe khẽ hát khúc “A-pê” ngợi ca cuộc đời sóng gió như truyền thuyết của những người dân chài. Tôi lai gọi em là con đom đóm hay đổi mày để cho phải dò dẫm cả đời… Chao ôi! Thì ra sự vắng mặt của em bấy lâu nay được giải thích như thế này đây. Bỏ tất cả chạy theo một thằng sĩ quan tàn quân, một thằng tội phạm chiến tranh, một tên ác ôn chuyên ký những chỉ thị giết người… Chua chát chưa! Những ngón tay của Chu Thom bấu chặt bào nhau nhớp nháp mồ hôi. Lạy trời phật! (Anh trở nên có thói quen hay buột miệng khấn trời phật kể từ khi cái đầu anh một chút nữa thì rời khỏi mình). Giá mà mình có một cấyúng? Cái thẹo nơi cổ giật giật khiến anh sa sầm mặt mày.Cô gái lại mở mắt ra, nhích người ngồi thẳng dậy:-Anh bảo liệu có thoát không? Ôi! Sao mà đi đâu cũng toàn đụng họ! Em không muốn ngồi tù đâu.-Thôi đi Mươn Then! Em đừng gở mồm. Em tính muốn ngồi tù thực sao mà cứ một giọng trêu trời ấy nói mãi thế?Cô gái cong đôi môi lên tỏ vẻ bướng bỉnh:-Em không muốn trêu trời trêu đất gì cả nhưng… Nhưng biết đâu họ đã chẳng vòng trong vòng ngoài đông nghịt ở ngoài trảng rồi?Có vẻ run sự thực sự trước chính câu nói của mình. Cô gái càng co rúc người lại. Gã đeo kính đột nhiên gằn giọng:-Thôi chứ! Ngồi lì cả đây mãi sao? Các anh chịu khó tản bớt ra ngoài mà lo cánh gác đi.Hắn quay lại định nói với cô gái một câu gắt gỏng gì đó nữa nhưng thấy cô đã im lặng nhắm mắt, bèn buông xuôi:-Ngủ đi! Cố ngủ đi! Chúc em mơ được những giấc mơ vàng bạc ở bên kia biên giới. Tạnh mưa là chúng mình sẽ đi ngay khỏi cái nơi đã gây cho em nhiều suy nghĩ sợ hãi này.Bác sĩ Chu Thom bỗng sực tỉnh. Tạnh mưa là đi ngay khỏi nơi này à? Không! Lạy Phật! Không dễ dàng đến nỗi ấy đâu Pôn Xin ạ! Các người đã cứa vào cổ ta một lần nhưng chưa đứt, nay định sang bên kia rủ thêm bè thêm cánh trở về cứa cổ ta một lần nữa cho đứt hẳn ư? Không… Anh nhổ mấy vụn đá trong miệng ra.Với tất cả sự thận trọng và khéo léo vốn có của một bác sĩ phẫu thuật, lợi dụng khoản khắc lộn xộn của bọn người lạ mặt tản ra tìm địa thế ẩn nấp, Chu Thom dính sát người vào vách đá lẻn ra ngoài…Tới bìa rừng, anh chỉ kịp vơ quàng lấy túi đồ mổ rồi co chân chạy luôn. Phải tới kịp Tà Sơn trước khi trời tạnh… Quân ăn thịt trẻ con ấy không thể thoát vô lý như vậy được. Phải tới Tà Sơn trước khi trời sáng… Người sản phụ đang quằn quại trên giường… Cả hai sự khẩn cấp dồn vào anh một lúc. Anh quăng mạnh đôi dép nhựa vào rừng. Nhưng… Anh thoáng ngần ngừ. Còn cách nào khác được nữa, gấp lắm rồi! Thôi thì Mươn Then coi như đã chết rồi! Chết thật sự trong anh rồi! Ôi! Giá mà hồi nãy anh được nói với cô một câu, được ra hiệu cho cô một chút thôi…Chạy được mấy bước, một cãi rễ cây bò nổi lên trên mặt đường quật sấp ngực anh xuống đất, túi đồ mổ văng vào bụi… Kiểu này không kịp rồi! Đột nhiên anh chạy lộn trở lại. Đâu đây có lối tắt gần được nửa đường, chỉ cần gắng sức lội qua được cái bưng vừa rộng vừa sâu. Con đường tắt này anh nhớ rõ lắm. Lần ấy chính anh đã bị chúng rượt đuổi khi anh quyết định chạy trốn. Anh chạy trốn chỉ với lý do anh là bác sĩ! Tới giữa bưng, một con chó to tướng ngoạm vào được vai anh… Cả đến con chó của chúng cũng không ưa loại người có chữ trong đầu.Tới chân dốc, anh dừng lại đắn đo một chút rồi ngoặt người sang trái rừng. Rừng đêm vội vàng nuốt chửng lấy con người nhỏ bé. Mưa vẫn ào ào đổ xuống để phô phang cái sức mạnh hoang dã ngàn đời của mình.Trong nhà xã đội trưởng Tà Sơn, mặc dù Hoà đã cố ghìm nhưng tiếng cái tiếng nói thanh khàn khàn như tiếng gái giả trai của anh vẫn cứ rung lên.-Khổ lắm Săm Đi ạ! Tôi đã nói chỉ có mấy thằng ác ôn vượt trại cùng dăm ba khẩu súng quèn, để một mình tôi đi với anh em là được rồi, anh cứ ở nhà, chị ấy đang… Đang-Thỉnh thoảng vấp phải một chữ khó, anh thường dừng lại lục lọi trí nhớ rất vất vả-Đang… Hả? Đang trở dạ đẻ.Săm Đi vò đầu bắt tai khiến cho những ngọn tóc xoăn của anh ngóc cả dậy như những con rắn đen. Săm Đi nhìn cặp môi xám ngoét của Hoà ái ngại:-Biết thế, nhưng… Thôi được! Tôi ở nhà một lần vậy. Mà không! Không đâu-Anh nhăn nhó như chính mình đang đau đẻ-Các anh đến hiệp đồng công tác, thằng xã đội tôi sao có thể ở nhà vì một mụ vợ sắp đẻ được. Mà anh… Anh lại vừa dứt con sốt rét! Tôi đi thôi.Hoà gật gù cái đầu húi cua nhòn nhọn như đầu con rắn hổ mang sấn tới trước mặt Săm Đi.Nhưng mà này! Anh có biết thế nào là đẻ ngược không hả? Cái ngữ đàn ông ào ào như anh làm sao mà biết được. Đẻ ngược là đẻ… đẻ không xuôi, là… Là mọi thứ cứ ngược lung tùn cả lên hiểu không? Trường hợp này rất có thể… Mà thôi! Mải tranh cãi y học ở đây, chúng nó lại thót qua biên giới bây giờ. Quân lính của anh vẫn rải đều trên đường đấy chứ? Cái thằng sĩ quan tình báo này ma mãnh lắm chứ không vừa đâu.-Đồng chí Hoà!… Tôi… Tôi…-Ơ hay cái anh này! Vào với chịi ấy đi! Chỉ một lát nữa là bác sĩ tới thôi. Không hiểu giông bão thế này…Săm Đi há miệng đinh nói thì bằng cả hai tay, Hoà ấn mạnh vào vai bạn cho ngồi hẳn xuống ghế.Vừa lúc đó Chu Thom ập vào, toàn thân lạnh băng như một cây nước đá. Anh gần như ngã dúi vào hai cánh tay dài nghêu của anh đội trưởng công tác.-Biết ngày mà-Hoà ghì chặt lấy người bạn bác sĩ, nói cứ xoe xoé-Tôi đoán nhất định là anh. Và đã là Chu Thom thì bao giờ cũng biết lộ mặt đúng lúc khi người ta cần. Hoan hô! Giông bão thất bại rồi! Thôi tôi phải đi đây. Anh Chu Thom ở lại, chúc cho mẹ tròn con vuông nhé!Chu Thom xua xua tay yếu ớt, tiếng nói anh phát ra thều thào:-Đừng đi… Chúng nó năm thằng… Thằng đeo kính là… Tất cả ở hốc đá trảng Kà Keo… Nhanh lên!… Trờì tạnh là không còn ai đâu. Trời còn mưa không?-Anh hỏi ngẩn ngơ rồi chắp hai tay lên ngực-Tin tôi đi… Tôi đã cùng ngồi sưởi lửa với chúng nó… Hoà nhảy phắt người lên:-Tất cả ở hốc đá Kà Keo? Có đúng thế không? Hoàn toàn chính xác chứ? Thế thì chết mẹ bọn dã thú rồi Săm Đi ơi! Đừng đòi bỏ vở ở nhà đẻ một mình nữa nhé! Cám ơn Chu Thom, xong việc hãy chờ tôi cùng về đấy.-Cặp mắt một mí của Hoà loé lên vẻ ranh mãnh-Lâu lắm không gặp nhau. Tôi có bài thơ đang ngoáy dở, mê li ra phết. Mùa hè năm 80-Rừng khô như tờ bánh tráng. Sáng về tôi đọc cho mà nghe. Tạm biệt.-Anh Hoà! Trong đám ấy có…-Không nói hết câu, Chu Thom mím chặt môi ngồi xuống.Nhìn theo cái bóng của Hoà chìm nghỉm trong đêm tối ướt át, xã đội trưởng Săm Đi ngồi không yên. Ngó trước ngó sau một chút, anh cũng xách súng chạy ra theo. Ra tới cửa anh lại chạy vội vào chụp tau Chu Thom nói hối hả:-Bác sĩ… Bác sĩ giúp tôi! Mọi sự trông nhờ cả ở cái bụng của bác sĩ. Vợ tôi nó mong con mười năm rồi… Nó đâu còn trẻ nữa… Nếu nó hỏi, bac sĩ cứ bảo tôi đang đun nước nóng ở sau nhà. Tôi muốn cho nso yên cái bụng mà đẻ. Cám ơn… Cám ơn…Anh nhìn nhanh vào cửa buồng vợ một cái rồi chạy ào đi.Còn một mình, Chu Thom khép kín cửa lại rồi xách túi thuốc tới cửa phòng người đẻ. Chân tay anh rã rời, mắt nhìn mọi vật cứ dính nhằng vào nhau. Màng da ở cái thẹo trên cổ anh vẫn cứ phập phồng. Phập phồng như sắp sửa rách bung ra. Đỡ tô chè thốt nốt của người mẹ anh xã đội trưởng bưng từ bếp lên, mấy ngón tay anh cứu quăn quí lại cầm không vững nữa. Thoáng thấy con mắy già nua của người mẹ đang ngước lên anh lo lắng, Chu Thom cố gượng một nụ cười làm méo xệch khuôn mặt nhợt nhạt. Anh nói bà mẹ đun giùm một siêu nước nóng…Khi những người lính trở về cũng là lúc cánh cửa sử phòng đẻ được mở ra. Nắng sớm rọi vào khuôn mặt người mẹ đang nhắm mắt thiêm thiếp những tia sáng tinh khiết. Trên tay bà nó, đưa bé có cái mũi xinh xinh đáng ngủ êm đềm.Săm Đi đứng sững ở cửa phòng với bàn tay quấn băng xanh. Trên gò má nhem nhuốc bùn đất của anh, người ta thấy có một giọt nước mắt to tướng lăn ra. Con mắt anh nhoà đi nhưng cái miệng anhlại cười. Cười mếu máo.Nhà ngoài, đội trưởng Hoà sau khi ngửa cổ tu sạch một gáo nước mưa, anh đang xoa xoa tay vào ngực với vẻ cực kỳ khoan khoái. Anh đội trưởng tính tình vô tư không để ý thấy anh bạn thầy thuốc đã tựa lưng đứng bên cửa tự lúc nào và đang mở to đôi mắt vừa thẫn thờ vừa dò hỏi nhìn mình. Anh quẳng vù đôi giầy vải há mõm dính bết đất vào cái vũng nước đầu hè rồi mấy cái răng vổ nơi cửa miệng anh bắt đầu chìa ra nom thật nhộn.-Muộn tí xíu nữa thì hỏng ăn Chu Thom ạ! Bọn mình chưa đến nưoi, trời đã tạnh mất rồi.Chu Thom im lặng, anh nhướng mắt lên. “Cái lúc ấy tôi biết. Khi đó tôi bắt đầu ấn vết dao đầu tiên. Thấy mưa thôi gõ trên mái tôn, tay tôi sượng lại tưởng rằng không tài nào mổ được nữa”.-Khi chúng tôi xộc vào, hộc đá vắng tanh-Hoà nói sôi nổi-Đống củi chúng nó sưởi chì còn là một vũng nước lềnh bềnh tro than. Du học ở Tàu về có khác, thâm nho đến tận nước cờ cùng. Nhưng thằng Tàu lại không dạy nó cách thức ngoại lệ khi xoá dấu trên cát ướt nên anh em mình cứ việc rà đèn pin sát đất mà bám theo. Tang tảng sáng, khi con chim kà keo đầu tiên bắt đầu cất tiếng hót… Bậy! Mình lại tả cảnh văn thở nữa rồi!-Hoà bật cười ngượng nghịu-Tảng sáng người đi đầu thấy chúng dúm vào nhau ở bìa rừng như gà mắc mưa. Trước mạt chúng là trảng trống. Bên kia trảng là đất Thái. Thật giống cái tình cảnh đi săn vịt giời, chỉ động khẽ một cái là mẹ con nó vù mất! Đúng lúc đó, trời đất! Săm Đi hàng ngày trông hiền khô mà lúc ấy coi đầu óc sáng láng dữ, ông đòi dẫn một tổ vòng phải, luồn sát đất sang đón lõng ở bìa trảng bên kia. Hoan hô!… Thế là bên này mình cứ ung dung từng sải một sáp tới… Khi tới sát lưng, nghe chúng nói chuyện lào phào, mình rủa thầm: đồ ngu! Mang nhau đến được đây rồi mà lại còn chuyện với trò. Cứ chạy tuốt luôn có phải chúng tao đành chịu không. Chúng nó vẫn nói. Mà ủa! Sao lại có cả tiếng con gái nữa Chu Thom? Mình nghe rõ rành rành tiếng cô ta nói: “Anh không được nói năng với tôi như thế. Cho đến bây gìơ anh vẫn chưa là gì với tôi hết. Tôi chán cuộc sống nhạt nhẽo đói nghèo ở đây thì tôi đi, tự ý đi chứ không phải tôi đi theo anh…” Đại khái là như thế. Nói năng nghe cũng được đấy chứ. Thây hay hay, mình bò xích lại chút nữa. Một giọng đàn ông cất lên rất khẽ nhưng nghe tinh như thấy có kim khí va chau ở bên trong. Đó! Lại văn chương này nọ nữa rồi. Y nói: “Đàn bà trở mặt!… Tôi không cần biết vì sao cô đi và đi theo kiểu gì, nhưng ở đây, nhất là lúc này, xin cô nghe tôi một chút, nếu không thì phiền lắm! Tóm lại là cô phải tiếp tục đi”. Rồi mình lại nghe hắn năn nỉ: “Nào, đứng dậy đi em. Sang đến bên kia em có bướng bỉnh đến đâu anh cũng xin chiều…”. Và cái khi cái cò gì nữa nghe mệt lắm. Hà! Té ra chúng còn cụm lại vì ba cái vụ mèo chuột này đây. Chắc một cô tiểu thư nhẹ dạ nào đó định đi tìm thiên đường nhưng đến điểm chót cuối cùng lại ngập ngừng. Kỳ cục thật! Cô ta còn khóc thút thít nữa chứ.Chu Thom nhắm nghiền mắt lại như bị chói nắng.Hoà sửng sốt:-Chết! Anh đuối lắm phải không? Đường đất giông bão lại mổ suốt đêm như thế mà tôi cứ thia lia mãi… Thôi, anh đi nằm nghỉ một chút đi!Chu Thom mở bừng mắt ra, cái nhìn như thầm nói: “Không! Anh kể tiếp đi!… Cứ kể tiếp đi! Tôi đang nghe đây. Cô ấy… Khóc phải không? Tảng sáng… Để tôi nhớ xem nào? Có lẽ lúc ấy thằng bé đã lọt ra khỏi lòng mẹ nó. Nó khóc. Khóc mới khiếp chứ!”.-Thôi được rồi-Hoà quăng nốt cái mũ dúm đó xuống đất-Trong khi chờ Săm Đi ra, mà ông này mới ghê chứ, công việc vừa xong là chạy như ma đuổi thẳng một mạch về nhà, tôi kể nối cho anh nghe. Đáng lẽ mọi việc xảy ra sẽ rất êm thấm nếu anh chàng nằm sau tôi kềm được tiếng nhểu mũi của mình. Lính tráng bây giờ thế đấy: mới gội mưa có một đêm mà đã… đã… cái gì? Tiếng Campuchia gọi là gì? À, cảm cúm om sòm. Thế là chúng bắn. Bắn như kẻ bị nấc cụt. Vừa bắn vừa lùi ra trảng. Để bắt sống, anh em mình chỉ nố súng vào sương. Lại nữa!… Cái tật! Nôm na là anh em mình toán ghếChu Thom nòng bắn chỉ thiên. Trong khói mù mờ, tôi thoáng thấy cô gái bưng chặt lấy hai tay chạy xà quầy xà quầy. Thằng đàn ông đeo kính, đúng là có đeo kính anh ạ!-Vì có lúc kính tuột xuống, nó lại quáng quàng nhặt lấy đeo lên mắt-Vội xông tới bế xốc lấy cô ta định vác chạy, nhưng cô ấy cứ nhoài xuống đất, miệng thì kêy thét lên đòi chết ngay tại đây cho đỡ khổ. Vừa khi đó cánh tập hậu của Săm Đi bất thần đánh tới. Bọn này có một nhúm nhưng chống trả mới ghê chứ: Kêu thế nào cũng nhất định không hàng. Bỗng thằng đeo kính khẽ giật người lên rồi nhủn lưng xuống ôm chặt lấy bắp đùi. Viên đạn này là của Săm Đi. Đó là ông ấy còn đang rối trí vì chuyện vợ con chứ nếu không thì thằng đeo kính có khi chỉ bị bứt đi một cái tai. Trong giây phút hoảng loạn, nó chĩa luôn súng về phía cô gái đang co rút người lại như lên cơn động kinh. Thú thực Chu Thom ạ! Tôi chưa bao giờ nghe thấy một giọng nói vừa cay đời vừa bi thảm đến thế: “Tôi không muốn giết em nhưng tôi muốn cắn chết cái giọng hát của em. Nó đã làm tôi khốn khổ khốn nạn!… Thà tôi phải chết trăm lần còn hơn sống mà nhìn em hát cho thằng bác sĩ và đồng bọn của nó nghe… Đừng oán tôi…” Chát! Chát! Cùng với phát súng của nó, tôi cũng lẫy cò. Nó bị thêm một viên đạn vào tay, vùng chạy được một đoạn thì người khuỵu xuống. Nhưng cô gái cũng reo lên một tiếng đau đớn, máu ở cánh tay rỏ cả xuống tấm xà rông màu vàng. Và lạ chưa! Đến lúc ấy tôi vẫn nghe tiếng thằng đàn ông đeo kính gằn lên: “Con quỷ Thét-sô-la (Loài thuỷ quái dưới nước hay quyến rũ tàu bè qua lại) kia! Tao nguyền rủa mày. Nếu tao không quay lại chợ tìm mày thì…”.Mình tháo vội cuộn băng nhảy tới chỗ cô gái. Nhưng nhìn quanh quất thấy không có một vật gì gọi là cưng cứng một tí để buộc ga-rô cả. Trường hợp đạn vào động mạnh tay như thế dứt khoải phải ga-rô mới cầm được máu phải không bác sĩ? (Chu Thom nhúc nhắc cái đầu có mớ tóc lượn sóng rất đẹp không ra gật, không ra lắc. Nếu lúc khác thì anh bạn người Việt của anh đã lại nói:”Sao mắt ông toàn thấy sương khói thế cả thế này?” rồi). Như tôi đã nói, xugn quanh toàn là cỏ le non búng cả, thử ngắt một ngọn mập nhất, chưa kịp băng nó đã nát nhoét ra tay. Chạy vào bìa rừng kiếm cây thì xa, đạn lại bắn rát. Tôi quờ tay lên túi tìm cây viết Bic. Không thấym chạy nhảy rơi đâu rồi? … Nhưng tôi lại đụng phải một vật gì cồm cộm? Chàt! Tuyệt quá!-Nói đùa, cái thói rởm sinh thơ phú của tôi cũng có lúc được việc ra trò-tôi rút tờ giấy gai có chép bài thơ mới sáng tác ra gấp thật nhỏ như đám con nít thường gẫp giấy làm đạn bắn dàn thun rồi đặt nhẹ cái Mùa hè năm 80 đó lên vết thương cô gái và quấn chặt lại. Cô ta cũng có kêu rên chút đỉnh theo kiểu con nhà giàu được cưng chiều, thậm chí còn đẩy tôi ra nữa mới sốt ruột chứ. Nhưng rồi cuối cùng cô nàng cũng ngoan ngoãn ngồi yên, lại còn táy máy đưa tay sờ vào cái bài thơi đang gác lên vết thương, có vẻ lạ lùng lắm.Khi tôi ngẩng lên thì cả tốp tàn quân đã bị trói gọn như đống bao bì rách ở dưới đất. Thằng đeo kính lúc này không còn kính cứ gục mãi đầu xuống làm như cả trận mưa đêm qua chỉ trút vào có một mình nó… Thế là đi tong mất phần nửa bài thơi có câu mở đầu nghĩ tới sưn óc mới ra: Rừng khô như tiếng mõ trâu-ấy bậy! Đêm khô như tiếng mõ trâu-Rừng khô như tờ bánh tráng-Mùa hè năm 80… Thôi! Tôi vào với thằng nhỏ một chút đây. Cái tật! Không sửa được, vợ thì chưa có nhưng mình cũng có kha khá bạn gái, cô nào cũng kêu: “Nói chung anh cũng… Được đấy nhưng phải cái… Cái… Tiếng của ông gọi là gì nhỉ? Đúng rồi! Phải cái huyên thuyên quá! Cứ gọi là ế vợ cả đời”. Chà! Săm Đi mừng phải biết nhé! Coi chừng ông ấy sướng quá lại la hú chạy cùng rừng bây giờ. À, mà khỉ quá! Mình chưa biết cô ấy tên là gì, ở đâu nữa mới chết chứ.Chu Thom mấp máy môi định nói một cái gì đó song anh chỉ lặng lẽ đến bên Hoà nắm lấy cánh tay bạn xiết chặt. Hoà nhoẻn cười hồn nhiên, anh nghĩ rằng người bạn ít nói đang thắm thiết biểu lộ sự khen ngợi trước năng khiếu y tế đặc biệt của mình. Năng khiếu quá đi chứ, băng ga-rô bằng thơ thì lịch sử chiến trận của loài người đã dễ có mấy ai. Anh bật cười khà khà rồi đi vào.Chu Thom từ từ đi ra cửa. Nắng chiếu qua những tán lá sô-đo non tơ phả vào cặp mắt trũng sâu của anh một màu xanh dịu. Sau đêm giông bão, bầu trời bao giờ cũng có cái vẻ yên ả kỳ lạ thế này. Anh cứ đứng thế ngửa mặt nhìn lên như người tắm nắng.Và giờ đây, sau nửa năm, Mươn Then đang ở trước mặt anh dưới ánh đèn rực rỡ trong đêm hội được mùa của bàn con toàn xã. Một Mươn Then mà anh quen từng hơi tóc, từng độ ấm ngọt đôi môi, từng cái chau mày nũng nịu và quen đến cả những sợi tóc tơ màu hung hung sau gáy… Trên sân khấu nom cô hơi gầy và già đi. Nhưng như thế lại càng đẹp, đẹp đến xa lạ, đẹp đến huyền ảo xa xôi của những giấc mơ đang bồng bềnh trong anh.Hình như ban đầu người ta có giới thiệu đây là buổi biểu diễn của đội văn nghệ thuộc trại phụ hồi nhân phẩm nào đó, và tới giữa chừng cái lo trên cành cao lại đọc lên một cá tên Mọ Len hay Crươm Đen gì nữa mà vì nhức đầu quá anh không ngó màng tới. Nửa năm… Gần hai trăm ngày qua anh đã có đôi bận đi tìm cô nhưng người ta không thể chỉ đích xác cho anh biết bây giờ cô đang ở đâu. Thế rồi công việc lại cuốn anh đi. Lạy phật! Có dân tộc nào bị hành hạ đến nỗi nghề thầy thuốc bỗng trở thành thần thánh như dân tộc này không!Sau một tràng vỗ tay dai dẳng, không từ chối được, cô gái phải trở ra sân khấu hát lại lần thú hai. Ngay từ đầu giọng hát của cô đã buông ra đằm thắm như một lời tâm tình. Con mắt có cái đuôi dài tưởng chừng dõi nhìn vào trong chính tâm hồn cô, dẫn dắt người nghe tới những khung cảnh mới lạ, những điều thầm kín mà chỉ một mình cô biết, mình cô giữ gìn…Mùa hè năm 80Đêm khô như tiếng mõ trâuRừng khô như tờ bánh trángTrời không một tia gió thoảngĐau đáu nhìn vào lòng thungBắt gặp tiếng dao đêmCủa bầy chim mời nhau tỏng đá…Dàn nhạc khuất bóng ở đâu, lúc hoà vào nghe có tiếng gió tiếng chim, lúc tách ra nghe gầm gào thắng trận, lúc lại thoải xuống để lấy đà cuộn sóng cuộn bão, động rừng biển nâng bổng tiếng hát của cô lên cao… Cao mãi. Nhưng Chu Thom thấy lòng mình chùng xuống, mềm ra… Bài thơ của anh ấy! Anh run người lên trong một cảm xúc ùa tới choáng ngợp…Đêm, cái nóng làm mềm mặt đáCon mắt mưng lên đỏ máu nhìn trờiBỗng hiện về một dòng sông xa xôiHiện về một lu nước hoa cau rơi lấm chấm…Hát tới đây giọng cô lắng đi… Nhỏ dần… Rồi dừng hẳn lại. Khẽ khàng chắp hai tay lên ngực, cô nhìn về một điểm thẳm xa của trời đêm mà có lẽ lúc ấy gió vẫn mài miệt đưa tới cái vị thơm nồng của cánh đồng sau vụ gặt, cô nói như thì thầm với chính mình.:-“Thưa bà con, thưa các anh các chị!… Bài thơi mà tôi đang hát là của một người lính… Người ấy đã cứu tôi. Nhờ người ấy một phần mà đêm nay tôi được hát trước bà con, trước các bạn, trước các em… Người lính đó tôi không biết tên, không nhớ mặt, hiện nay ở đâu. Tôi hát bài này trước hết xin tặng người chiến sĩ ấy, sau nữa hát tặng bà con…”.Một sự im lặng bao trùm lên tất cả mọi người. Tiếng hát cô gái lại trải ra. Cô hát mà vẫn như đang nói tiếp những tâm sự của mình.… Mùa hè năm 80Vẫn nằm ngoài ký ứcChúng tôi nằm mê mùa mưaThấy sấm nổ ran trong từng thớ thịtNgày phục giặc nằm im trên đấtGió thổi lá bay như những tờ lịch rơiPhủ vàng áo lính…Những làn sóng âm thanh và những làn sóng lụa toả lan xung quanh cô gái, tưởng như cô đang đứng trước mặt biển cuộn sóng. Một lượng sóng lớn nhất đã trào vào lòng Chu Thom. Anh ngồi đó, không nghe thấy tiếng hát trên kia, chỉ nghe âm điệu bài thơi ngân vang trong đầu mình.Con đom đóm kia có vẻ đã mệt mỏi, đang quay trở về, nó lại vụt sáng vụt tắt khi bay qua luồng sáng đèn. Khi cô gái hát tới đoạn cuối:… Mùa năm 80Rồi sẽ qua mauMùa hè năm 80Sẽ không quên vộiMùa hè năm 80Cho đồng đôi thêm thương đồng độiVà cho tôi hiểu thêm rõ về tôi.Thì nó chấp chới bay xuống khoảng không lộng gió trên đầu mọi người và không thấy nó bay trở lại nữa. Cô gái dứt tiếng hát nhưng ánh mắt vẫn bay tới xa xăm như cố đẩy đưa tiếng hát của mình tới những điểm chốt heo hút mịt mùng mà cô gái nghĩ chắc sẽ có anh.Như mơ ngủ, Chu Thom đứng dậy định len mọi người đi lên nhưng bàn tay dịu dàng của bà y sĩ đã kéo anh ngồi trở lại. Nhìn vào mắt bà, anh thấy rơm rớm nước…Đã lấu lắm rồi bác sĩ Chu Thom mới lại thấy ngực mình ngột ngạt. Anh thẫn thờ đưa tay nới khuy áo… Không! Mươn Then ơi! Bài thơi ấy chưa hết đâu. Phần còn lại, đêm qua người ta đã tìm thấy trong túi áo khô máu của anh… Anh ấy không còn dịp nghe em hát lên bài thơ của mình nữa!… Lạc trong rừng lâu quá, vết thương của anh bị nhiễm trùng cấp tính… Nhưng bạn bè của anh ấy sẽ nghe em hát và sẽ hiểu em. Và cả anh nữa… Mươn Then!Tháng 6 năm 1981