Tháng rồi, gần lễ Giáng sinh, tôi cỏ dịp xuống thành phố, nhơn đi ngang Hai học viện cũ, đường Nguyễn Đình Chiểu nay, tôi thấy đang đốn hạ hai cây cổ thụ cao ngất trời, tỏi dòm không có lá gì, sau sến hay dầu lông, duy bấy lâu thầm kính hai đại thọ là hai vật sống sót gần như duy nhứt của cái gọi là “Rừng già tồn tại” của Sài gòn năm xưa, mỗi cây, gốc lớn đến ba người trộng tuổi, ôm không giáp chung quanh thân cây, và tôi thường lấy cây gậy cầm đo thử, ước lượng bề trục kính, có lẽ gần gần một thước rưỡi tây (1 mét 50 hay 1 mét 60 chớ không ít). Bỗng bữa ấy sớm còn thấy hai cây sừng sựng bên lề đường, cũng không choán chỗ, cũng không làm trở ngại sự lưu thông trên đường phố, có thể nói hai gốc cây cố thụ ấy là một tràng sức còn lại của di tích Sài gòn năm xưa nhưng chiều lại thì hai cây đã bị hạ, không rõ duyên cớ, có người đổ thừa: “Cây đang chết khô”, kẻ khác lại nói “người ta cần dùng gỗ của nó để làm từ khí ghế bàn, tú kệ...”, như vậy là hữu ích hơn. Tôi không càn biết những chi tiết lý luận ấy đứng bề mặt thẩm mỹ, tôi chỉ biết “hai cây nầy” đã bị hạ, tôi thương tiếc cũng vô ích, chi nên hiểu đời nầy: đừng tưởng mình có tài thì được trọng dụng, vì rõ ràng sách xưa nói không lâm, tôi nay chi nhớ đại ý cố nhơn đã dạy: “Cây trực, cây cẩm lại là danh mộc, vì gỗ có nước bóng xinh và cây để trong mát, vẫn bền bĩ không hư không mục, và vì vậy nên người ta vẫn tìm, dẫu trốn mọc trên non cao rừng rậm cũng có nguôi vác búa vác rìu lên kiếm đốn đem về và cây tạo cây vô dụng như cây vông đồng, cây loại dây leo, như cây “bông giấy”, cây điệp, cây bả đậu, thuộc loại cây tạp, vô dụng thì được tồn tại, nhưng rồi cũng không được sống bền lâu khi thiếu củi chụm, thiếu gỗ đóng thùng bộng chứa vật dụng gởi ra nước ngoài, chung qui theo tôi hiểu, hữu dụng thì chết với lưỡi búa vô tình, mà vô dụng cũng tử nghèo với lưỡi rìu hữu ý, y như câu sấm truyền: “Khôn lắm cũng chết, dại lắm cũng không còn, và chỉ còn hay chăng là giống biết tuỳ thời, nắng bề nào che theo bề nấy, cũng đừng ló mặt bợ đợ chỉ thêm hèn, thà trốn trong nhà, đưa võng ru con ngủ thay vợ mà được chữ “nhàn”, dầu bị chê khiếp nhược cũng mặc. Theo tôi biết, phương pháp trồng cây theo lề đường thì theo ý kiến nhà thảo mộc học Pierre là hay hơn cả. Tóm tắt lại, đời đàng cựu quê mùa, đường nhỏ, ít xe, kẻ bộ hành cần nhiều bóng mát, cho nên ngày xưa trông cây dọc lộ nhỏ, lộ trải đá ong, vì chỉ có xe kiếng, xe song mã là cùng. Lại có ý trồng cây ăn trái xoài, me...) đến mùa hái trái, thêm hoa lợi cho công nho làng. Đến khi Pháp đến, và khi có xe ô tô, thì lộ đá đỏ hoá chật hẹp, phải nới rộng đường và đốn xoài đốn me, thay vào là trồng cây sao, cây dầu, cho lá xanh và hoa có cánh, đến mùa, rơi rụng rất nên thơ (đường hàng sao, đường hàng thị, hàng điệp, vân vân), những cây vừa cao lớn xinh tốt, cho bóng mát đường, thì Mỹ mẽo đến, xe ô tô của họ to lớn như một căn nhà, thêm xe buýt dài thậm thước, day trở kềnh càng, lại một phen nới rộng đường thành phố cũ hoá ra “xa lộ” thông cù, cây sao, cây me, rễ mọc xỉa ra lộ, bị cắt xén, chặt bớt rể, tỉa bớt nhánh, cây trở nên đứng không vững, mất thăng bằng, khi có dông to gió lớn, thường gãy nhánh hay ngã luôn tai hại cho ai rui ro đứng hay đi ngang dưới gốc... Cây me, lá đọng nước, trời dứt mưa mà đường vẫn ướt lâu, trào Pháp thuộc phân vân đang lo thay thế và chưa lựa được cây gì cho ổn thoả, vì kinh nghiệm cho biết cây ăn trái, khi ô tô đang chạy, trẻ con ra lượm trái, xe tránh không kịp, một độ vài mươi năm trước đây, trồng cây cao su (tỷ như khúc đường Hiền vương cũ, khúc gần ngã sáu, nhưng cây hévas, lâu ngày không rút mủ, mủ ứ đọng hoá ra u nầng xấu xí, trông như bị ung bướu, mụn nhọt thừa ghê tởm... Sau ngày Giải phóng 30-4-1975, Nhà nước có sáng kiến trồng nhiều cây dầu gió (eucalyptol), cây nầy tiết ra chất dầu thơm nhẹ, lọc khí trời ô nhiễm trở nên thanh lọc nhẹ nhàng, thảm nỗi những cây trồng dưới lằn dây cao điện, khi cao lởn, lá nhánh quét đụng dây điện, rất là tai hại, rồi thì cây bị tề nhánh, hoặc có chỗ bị lột vỏ chung quanh gốc, làm cho mủ cây không lên tiếp dưỡng nhánh lá được và cây phải chết, và sau khi khuynh diệp tử ngủm, thấy trồng cây “bất cứ thứ gì cũng xong”, như bã đậu, cây dầu, cây sao, chi chi cũng mặc, hoá ra cuốn sách khảo về thảo mộc học của ông Pierre, đã mất nghĩa “herbier” của nó. Và như vậy, thành phố mất thẩm mỹ, đáng tiếc. Từ ngày có nhiều trận dông to thổi qua thành phố, lại là một dịp cho sở trồng tỉa của đô thành, viện cớ, cho đốn và cắt xén cây trong thành phố gần như trụi lủi, gốc me đại thụ nay trơ trơ như cột nhà cháy, riêng đường Đinh Tiên Hoàng, khúc Văn khoa đại học cũ, hai hàng cây tự biết thân nên đã chết khô, sở trồng tỉa sai búa rìu đến chặt hạ và chửa vài cây bị nóc nhà chứa xe làm trở ngại chưa đốn được, lại hoá ra cánh hoang vu bơ phờ y như có một luồng gió bão thổi qua, tàn tạ. Việc rời nhắc lại nghe chơi, tỷ như đại lộ nay mang tên ông Tôn Đức Thắng, trước đây không rõ vô tình hay có thâm ý riêng, cây hai bên lề vẫn trồng điệp ta xen kẽ với điệp Tây, qua mùa trổ hoa, bông trổ nhúm đỏ liên kề nhúm vàng, và khi có gió dậy, nhánh cây múa nhảy giao liên, ba đào sóng bổ, khiến bắt nhớ câu hát bất hủ tuồng “Tiết Cương chống búa” của cụ Đào Tấn, “lao xao sóng bổ ngọn tùng gian nan là nợ anh hùng phải vay”, đó là cảnh ngọn tùng xứ Huế khi có gió lớn, và nay để nhại thơ xưa xuất thần ấy hay là ở thành phố Miền Nam ngày nay: “lao xao sóng bổ ngọn cây trồng, gian nan đành chịu, anh hùng chớ than! Rồi cảnh ấy đã mất phần nên thơ, khi có cây nào chết, nay thay thế, hấy cây dái ngựa, cây hàm bà lằng bất chấp “mọc thế nào, cũng xong”. Cây dái ngựa, gốc to, mau lớn, lá xanh tươi tối, như sao sến, là cây nên trồng theo lề đường vậy. Mấy hàng lỗ mỗ không cần lưu tâm đến. Thuật lại trận 1861, Tây đánh chiếm thành Mỹ Tho Ông Phù Lang Trương Bá Phát, trong tạp san số 1 năm 196S Sử Địa, do nhờ sách Khai Trí xuất bản, dưới nhan là “Tỉnh Định Tường ngay xưa”; đã láy tài liệu trong quyển Histoire de l’Expédition de Cochinchine en 1861 của Léopold Pallt de la Barriere (Berger Levralllt, Paris, 1888) ra viết, tạp san nầy nay đã trở nên hiếm cỏ ít nhà còn tàng trữ, nơi bài nầy, tôi viết lại cách khác, theo cách cú tôi, - nhà văn với nhau, cãi và chỉ trích với nhau, có ích lợi gì, vả lại tôi đây chưa dám xưng nhà văn đâu, vậy xin biết và thông cảm cho tôi. Chỉ đến ngày nay, tôi thấy nhiều tác giả viết về giặc Tây đánh chết Nam kỳ, ông thì tuy sanh đẻ tại chỗ mà chưa biết “Thang trông” ở Mỹ Tho là cái thang bắc lên cao để dòm bên nầy và bên kia, khi giặc Thổ còn trộm lúa khi lúa ở Tân An, khi khác lúa chín trước. Ở hướng Mỹ Tho, Thang trông mà ông lầm lạc và viết: Thân trong (tức là khúc thân phía trong sâu, tỷ dụ vậy) nhưng tôi làm sao dám nói tên ông ra, ông bỏ tù thấy cha thấy mẹ, còn một ông nữa, người Miền Trung, ăn học trong Nam, viết sử và lầm Biển Tranh ở Mỹ Tho, ông đã viết “Đồng Tranh” làm cho tôi tưởng chúa Nguyễn Ánh thư hùng với chúa Tây sơn ở tuốt Biên Hoà (Biên Hoà mới thật có Đồng Tranh), kỳ thật hai ông chúa nầy quần thảo với nhau, gần nát bét vùng Ba Giồng (Tam Phụ), khoảng Bến Tranh, ở giữa Vàm Cỏ và Sông Tiền đây thôi (vùng nầy nay còn đông con cháu Tây Sơn và quân sĩ chúa Nguyễn giải giáp lập nghiệp tại đây, nhà tối hạ phên xuống thay vì đóng cửa, và cháu chắt pha trộn nhau nhiều đời, nên kẻ theo cách mạng, người theo kháng chiến, và máu anh hùng nào phân biệt giai cấp thấp cao. Tôi nhờ ham mê sách vở và sưu tập sách cũ, nên tôi có tìm thấy ba địa đồ cũ; ai cắt cổ, tôi không sợ bằng đến mượn hay bắt tội để đoạt của tôi ba địa đồ này: 1) một bức do ông Hoàng Xuân Lợi, nay đã mất bên Pháp, phóng y bức của G. Aubaret để lại trong sách “Histoire ét desoription de la Basse-cochinchine; là bản dịch ra Pháp văn của bộ “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức địa đồ nầy nay rất hiếm, và vẫn do ba ông Nanan, Vídal và Hérald, vẽ từ năm 1883, do định dạy của thuỷ sư đô đốc Charner và Bonard trước 1862 và in vào sách năm 1863, quyển Aubaret nầy tôi mua từ lúc nhỏ, còn đi học trường trung học Pháp Chaseloup; 2) một địa đồ của quyển là Paulin Via dẫn thượng, sách mua giá 20 đồng, chứa một tài liệu liệu vô giá, địa đồ nầy do ông Charpentier hoạ từ năm 1868, quý báu vô song; 3) bức địa đồ thứ 3 nầy, vẫn nằm trong quyển đã kể của Palu de la Barrière và do ông Dutreuil de Rhins sáng tác và in lại năm 1881 cho bộ Thuỷ binh Pháp sử dụng... Ba địa đồ nầy đối chiếu và bổ túc lấy nhau, nhờ nó mà tôi múa mép như vầy chớ chính tôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, ngặt nỗi cái già đã theo bén gót, và cho đến nay, thú thật tôi biết không đầy lá mít tỷ như tôi là người nhau rún ở Sốc Trăng, mả tỉnh nầy mà tỉnh này xưa có một làng thổ tên gọi “Oi lôi”, xin ai đừng hỏi tôi Oi lô nghĩa là gì. Tôi không trả lời được... Về Bảo Đinh hà (rạch Vũng gù) và Đăng giang (rạch Chanh), tôi hiểu như sau: (nay cải chính lại đây những gì tôi đã biết lở và viết từ trước). 1) Lật địa đồ cũ ra, vào những năm 1861, khi Tây ỷ mạnh, kéo binh qua ăn cướp nước ta để làm thuộc địa, Tây nhờ có tay trong mách đường đi nước bước, nên trận đánh chiếm Mỹ Tho, họ làm như vào chỗ không người, vả lại bên ta khí giới thô sơ, bọn họ súng mạnh bắn xa, để đợi trận Điện Biên Phủ gần đây, mới rõ tài cao hạ và đó mới là Kỳ phùng địch thủ” tay ngang mà đại thắng mấy ông những bốn ngôi sao xuất thân trường võ bị trứ danh Saint-cyr mới là sướng cho, nhắc lại về đường liên lạc giữa Sài Gòn và Mỹ Tho đời ấy, vẫn có: 1) trên bộ, nơi đất liền, vẫn có một đường lộ duy nhứt, sáu Tay o bế lại làm thành con quốc lộ quản hạt số 4 (route cloniale numéro 4) kèm thêm một thiết lộ gọi đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, dài độ 80 ki lô mét, đường lộ nầy chạy uốn vòng như cây cung, mà con đường thuỷ Vũng Gù là sợi dây cung nối liền đầu vàm “Vàm Cỏ Tây” phía Tân An qua vàm sông Tiền (Mê kông) phía Mỹ Tho (theo địa đồ của Paul Alinot in năm 1916 để lại thì đường thuỷ “sợi dây cung nầy” đo 28 ki lô mét, nhưng có lý do nào cung cong 80 km, mà dây đo 28 km cho được, nên tôi định đường thuỷ lộ nầy mặc dầu ngay bon, nhưng vẫn dài hơn số của Alinot đã ghi. Tây họ chọn con đường Vũng Gù nầy để độ binh đi đánh Mỹ Tho - một là vì con đường lộ đất liền, thì bị bên ta phá cầu, cắt đứt sáu bảy chỗ, khó thể làm cầu tạm cho binh, ngựa, súng ống qua dễ dàng, hai nữa là đường thuỷ nầy tuy bên ta có đắp đập và cố thủ khá kiên cố, đi ngỏ nầy ắt bị phục kích và cự đương dữ dội, nhưng người Tây vẫn khinh địch, ỷ mình súng mạnh hơn và tầm bắn đi xa hơn nhiều, và có lẽ thứ ba là tay trong mách lẻo, tuy đi đường nầy, theo chiến lược là thất sách, và tuy hiểm, nhưng cũng vì con đường thuỷ số 2 là Rạch Chanh, ở ném hướng Bắc, vừa xa đường, dễ phòng thủ, nếu noi theo thì ít hiểm trở về chiến lược hơn, ngặt nỗi Rạch Chanh, vào những năm 1861 đã cạn nhiều, cỏ lác mọc lềnh khênh, ghe cạn lườn còn có thể qua được chớ tàu chiến của Tây, lườn sâu đáy nhọn, qua đó gặp nước cạn, bị mắc kẹt, phải chờ con nước lớn hoạ may mới trẩy được rủi thời binh địch nghinh chiến thì không khác kình nghê mắc lấy, chết cha cửa Tứ, theo tôi định chừng, có lẽ bọn tay sai đã mách nước cho Tây rồi, cho nên Tây chọn đi theo rạch Vũng Gù như đã nói. Ngày nay bình tĩnh lấy địa đồ ra xem mà đoán việc ngày xưa, thảm nỗi dầu muốn đến tại chỗ mục kích cho vững chắc, cũng không thể được, vì đi lớ quớ người địa phương bắt tội tìm “đường trốn ra nước ngoài”, thì khác nào thằng câm ăn ớt, miệng nào cắt nghĩa cho xuôi, còn sách vở để lại, ôi thôi, nó rối như tơ vò, không biết đường đâu mà gỡ. Sách Việt sách cổ của ta, thì tôi chưa từng gặp, lại nữa dẫu may gặp được cũng vô phương đọc và khai thác, vì tôi là thằng dốt, cha mẹ tôi xưa không cho tôi học chữ hán, chữ nôm vì cho rằng đó là chữ của người “nước mất”, học để làm gì, thêm một tệ đoan khác là sách ta rất mơ hồ, nội mấy sách phiên âm để lại đủ điên đầu vì dịch sai bét, hại nhiều hơn giúp ích. Nội tài liệu về dịa danh trong Nam đã làm cho tôi sớm bạc đầu, không kể nội hai con rạch cũ ở Tân An, Mỹ Tho nầy đủ thấy rắc rối nhứt; không nước nào học khó hơn nước Việt ta. Cái cam go của người hiếu học là thiếu sách hay dẫn đắt. Sách Pháp nói về địa danh ở Nam kỳ, tôi cho cuốn Abrégé de l’Histoire d’Annam (Đại lược sử An nam) của Alfred Schreiner, tự tác giả xuất bản ở Sài Gòn năm 1906, tôi cho cuốn nầy là sơ sài nhứt, khen cho tác giả khéo lựa nhan đề. Sách gì nói về Nam kỳ mà không có vẽ một địa đồ nào, tuy tác giả, nghề chánh là trắc địa sư (gọi ông hoạ đồ) (ingénieur géomètre), còn tài liệu về sử ký thì mơ hồ, nếu không gọi là không đúng chánh sử. Tôi xin trích ra đây đoạn nầy rút trong tập Sử Địa số 1 năm 1966 đã nói nơi trước và đây là lời của ông Trương Bá Phát: “Ngả thứ ba cũng vào sông Vũng Gù qua khỏi hợp lưu Bảo Định Hà và Vũng Gù đến ngả ba sông nầy và kinh Thương Mãi (không biết hồi 1861 gọi là kinh gì nhưng từng chặng tôi thấy sách Abrégé de l’histoire d’Annam tác giả Schreiner, trang 184, gọi là Rạch Chanh, kinh Bà Bèo, Rạch Cua và Rạch Bà Rài, tới đây lại lòng sông cạn vì bùn lầy, cỏ lác, chỉ có ghe nhỏ lưu thông được mà thôi). Vị trí chỗ hợp lưu kinh nầy và sông Cửa Tiểu là ở trên thượng lưu Mỹ Tho (tập san Sử Địa số 1 năm 1966 do nhà sách Khai Trí xuất bản, trang 76)”. Nhưng chi tiết của Schreiner trên đây đều đúng, ngặt không rành, và ông Trương Bá Phát quả dè dặt trong lúc dùng, khi ông kể một dọc nhưng tên Rạch Chanh (Schreiner viết Rạch Chánh), kinh Bà Bèo, Rạch Cua vả Rạch Bà Rài, ông kể ra như vậy có ý tránh trách nhiệm và tôi cho cả hai đều lúng túng. Bỏ qua việc ấy, để nói về cuốn sách của Schreiner nghe chơi cho vui vấn đề. Cuốn nầy, cỡ format 24x16, dày 588 trang, tôi giựt giải thưởng năm 2è année trường Chasseloup với câu Pháp văn của thầy đề tặng: “Souvenir à l’elève Vương Hồng Sển en ré compense de son application au cours dannamite que je professe au collège Chasseloup Laubat”. Sài gòn le 22 février 1921. Signé: Nguyễn Văn Mai. Ấy tôi được cuốn sách thầy thưởng, tâng tiu như con đẻ bọc điều ngờ đâu cách vài tuần nhứt sau, tôi gặp sách nơi dãy lạc son ngang nhà ga xe lửa Mỹ Tho, các chú bày bán ê hề, trên vài trăm cuốn mỗi cuốn giá 0$50. Hoá ra, không phải phụ ơn thầy dạy dỗ, nhưng quả thầy thưởng cho con năm hào chỉ. Nói vậy, chớ giá thứ tôi lúc ấy sẵn tiền và đã biết chơi sách như nay, tôi mua lên và thử nay đem ra giữa chợ trời sách, đường Cá Hấp, hô bán 1.000 đồng, ắt giây lát sách không còn một cuốn, tôi sẽ có tiền nặng túi, vì người chơi sách vẫn còn, và sách cũ, dầu hay dầu dỡ, vẫn còn người mua sắm. Đó là nói sa đà về thú chơi sách cho đỡ cồn cồn trong trí, nay tít lại sách Pháp cũ và tài liệu về địa danh trong Nam, tôi thấy quả phải có duyên may mới gặp sách hay, và muốn có tài liệu đích xác người mình chưa thế nào rời sách của Tây viết ngày xưa được. Đừng nói chi xa, có sẵn tài liệu trong tay mà vẫn phải năm chầy tháng lụn mới hiểu thâm và biết được chút ít những gì trong ấy, chứ đừng tưởng trong chốc lát, đến thư viện xem sách rồi viết được một bài súc tích hay ho. Người nào làm được việc ấy, thì quả là một bực thiên tài, chớ như tôi rị mọ đã già đời mới học được đôi tài liệu nầy, xin trình bày hôm nay nhờ bực cao tài chỉ giáo: 1) Tôi phải trình bày lại như vầy có lẽ dễ hiểu hơn chăng: - Nhắc lại khoảng 1861, kể về đường thuỷ dẫn từ Tân An xuống Mỹ Tho, gồm có hai rạch đã nói nơi trước và nay xin giải thích rộng như vầy: Trước khi Tây qua đây, thì ngày xưa chỉ gọi tên như sau: a) Một con rạch gọi Rạch Chanh, như đã nói nơi trước, chữ gọi Đăng Giang, rạch nầy đã được ghi vào sách sử vì chúa Nguyễn Ánh đã từng lội ngang đầu vàm rạch nầy để tránh tay địch thủ lợi hại là Tây Sơn, truy nã ông cấp bách. Sử không chỉ rành chõ nào, định chừng lối những năm nguy nan nhứt, của chúa Nguyễn, con trai cả đã gởi qua Pháp theo chơi Bá Đa Lộc để xin cầu viện, thân vua bấp bênh chạy không kể chết, vàng lượng chặt đôi chia cho bà hậu, đủ thấy sức nghèo, đó là lối một mất một còn với Tây Sơn thì năm 1774 chạy vào Nam đến năm 1789 là năm thắng được Tây Sơn, năm 1982 tôi có dịp quan sát khúc đầu vàm rạch Chanh, tôi định chừng và đã viết, hoặc chúa Nguyễn lội ngang sông Vàm Cỏ cũng gọi sông Vũng Gù, thì sông nầy rộng lớn quá, ắt phải nhờ cỡi trâu quen đường (mà trong sử thi vị hoá hay thần vị hoá đổi ra cỡi lưng cá sấu), hoặc nữa lội ngang vàm rạch Vũng Gù, thì sức người trai tơ lội qua được vàm nầy cũng đủ hãnh diện tài cao, khỏi nhờ lưng trâu, lưng sấu. Khúc sông và con rạch đều mang một tên Vũng Gù là lấy tẽn của Miên “kompong ku”, còn rạch Chanh là lấy tên khác cũng của Miên: prek krauch (krauch là trái chanh), Ngô Tất Tố viết “rạch Chênh” (chênh chênh bóng nguyệt) là sai rất xa, con rạch nầy, phải cắt nghĩa và dẫn người đọc từ mé Tân An dẫn qua thì mới dễ hiểu, vì đầu Vàm là rạch Chanh, vì có bèo nhiều nên eo khúc lại gọi “kinh Bà Bèo” (kinh, rạch lẫn lộn), đi tới nữa lại gọi “Rạch Cua”, tôi chưa gặp điển tích nào, nhưng cho phép tôi định chừng đó là lối giáp nước, cạn, cỏ lác mọc nhiều, cố nhiên có cua sanh đẻ nơi đây nhiều, nên lấy đó đặt tên chăng, rồi tới chỗ rạch trổ ra sông Tiền (trước khi có đi ngang Cai Lậy), đầu vàm Rạch Chanh, nơi mé Mỹ Tho nầy, nước minh mông lai láng rộng lớn quá, nên gọi rạch Ba Rài, lại cũng đạp cứt Thổ nữa, và “ba rai” là ao vũng đào tay (lac artificiel), bởi vì vàm trổ ra sông Cửu Long của Rạch Chanh nầy, ở đây minh mông hà lãng, nghe cho tân kỳ, và tân kỳ hơn nữa là ta đã biến tiếng Barai của Thổ ra tiếng Việt, hoá ra “buông Ba lai”, là một địa danh ở nơi khác của cửa Mékong nầy. Và sông Ba lai, nay đã lấp gần cạn, đi không được cũng may đời cho học trò lớp sau nầy, chớ hục trò cỡ bọn tôi, tên địa danh, mỗi khi đổi đời hay đổi vua đổi chủ, văn thay đổi theo, học hoài không nhớ nỗi cho tận cùng được, tôi nói học khó là vì vậy. Riêng về cái tên “Arroyo Commercial”, rồi dịch ra là “rạch Thương mãi”, đó là theo Tây. chớ thuở 1861, chưa có hai địa danh như vậy đối với người Việt phe vua Tự Đức. b) Qua một đường thuỷ nữa, nối liền hai tỉnh Tân An qua Mỹ Tho, rắc rối vẫn không ít, và tôi lại đổi phương pháp và bắt đầu từ Mỹ Tho kể qua Tân An, như vậy hoạ may độc giả mới mau lĩnh hội, vì con rạch nầy có rất nhiều tên gọi. Bắt từ Mỹ Tho, rạch lấy tên là Hưng Hoà giang, vì chảy ngang hai huyện Kiến Hưng và Kiến Hoà. Đến năm 1819, vua Gia Long sai đào mở rộng thêm khúc nối Hưng Hoà giang, và ngự tứ khúc rạch nầy gọi “Bảo Định Hà” (rạch vả hà, lẫn lộn). Cũng nơi khúc nầy có giáp nước (dos d’aire), trước kia chỗ này là ruộng lầy, nhờ đào sâu biển ruộng thành rạch có nước chảy lưu thông qua lại, chỗ ruộng trước đó có đặt một vọng lâu (mirador, nôm na là một chòi canh khá cao để ờ trên ấy dòm bên ni, dòm bên kia) và cái thang ấy đặt tên là “Thang Trông” (lâu ngày chính người bổn xứ vẫn lầm lạc như ai kia và viết “Thân trong” (nghĩa đã khác nhiều) và qua rằng Thang Trông, dịch ra Hán tự là Vọng Thê (Thê là cái thang), khiến mấy ông lem nhem làm tàn, lại dịch là Vọng Thê: Nhớ vợ. Vì vậy một lần nữa, tôi xin lặp lại sanh ra làm con nhà học trò Việt nam, lắm mệt vì phải nhớ cho nhiều các tên vặt vãnh của con rạch đào tay mà quá nhiều tên như vầy. (Tôi nói thêm lúc nhỏ, tôi có ngủ một đêm nơi chỗ nầy, nhớ tên làng Phú Kiết, và một người cố lão ở đây đã dạy tôi rằng ngày xưa ông Thủ Khoa Huân thọ hình nơi nầy, ông bị Tây xử chém tại Phú Kiết nầy, và bài thơ khóc ông, chỗ khác gọi “thơ ông tuyệt mạng”, có hai câu chót: “Đương niên Tho thuỷ ba lưu huyết, Long Đảo thu phong khởi mộ sâu” (Phan Bội Châu dịch: “Tho thuỷ ngày rày pha máu đỏ. Đảo Rồng hiu hắt ngọn thu phong”, và nhiều tác giả khác dịch “Sông Tho, Cồn Rồng (Thượng Tân Thị), và còn nữa nữa, mấy địa danh nầy làm cho tôi phân vân và hiểu ông “qui thần” ở mé sông Mỹ Tho, cồn Rồng hay cù lao Rồng, vậy thật sự “ông Thủ khoa thành danh nơi nào”, xin hỏi người cố cựu còn sanh tiền, nếu hiểu ranh, xin dạy lại. Tham nói và quá già hàm, xuýt lạc đề, trở lại Hưng Hoà giang, chảy luôn ra Vàm Cỏ Tây, khi ấy mới lấy tên là kinh Bá Bèo; - thật sự là “bàu bèo”, vì nơi vàm tích tụ rất nhiều bèo, và thêm lấy tên là rạch Vũng Gù, vì trổ ra sông Vàm Cỏ, nầy cũng có tên là Vũng Gù, do tên Thổ “Kompong ku” khi âm Vũng Gù (giọng Nam ), khi khác nữa lại âm “Vũng Ngù” cũng viết theo Tây là Run Ngu (có lẽ do người Miền Ngoài, cho nên vần “V” biến ra vần “R” làm vậy. Và phải hiểu nên bắt từ Mỹ Tho kể qua, để đến đây giải nghĩa Vũng Gù vừa dành đặt tên cho sông lớn Vàm Cỏ (sông vũng Gù) và dành đặt tên luôn khúc rạch trổ ra đây là rạch Vũng Gù, khi hiểu như vậy rồi, khi ấy sẽ đay qua thích nghĩa: rạch nầy xưa dùng chạy trạm chở thơ từ, mau hơn và gần hơn rạch Chanh (đã bắt đầu cạn), cho nên người Pháp mới đặt tên là “arroyo de la Poste”, còn thằng cha tỉnh trưởng gọi đó là Kinh Bót, thiệt là bậy bạ hết sức, không rõ y ta đã đi học tập hay là khỏi đi hoặc đã về chưa? Của nước người ta, địa danh rất ít đổi dời, tỷ như nhắc “le Danube bleu” là biết ngay sông nầy ở đâu, còn Hoàng hà, Dương Tử giang, vừa rộng vừa dài, và tên ấy nào có đổi thay, trái lại nơi xứ ta, Sông, rạch, kinh, giang, hà lẫn lộn, đủ điên đầu, đầu thai làm học trò Việt tử đây hết ham. Tại sao: mua một thiên lá mà đếm có một trăm tờ, vay lúa một thiên mà đong có một trăm giạ? Khi khác, lầu chọc trời, Tây gọi “gratte ciel”, đời vua Trụ có “trích tinh lầu”, xin cắt nghĩa giùm cho với.