hời gian này ngôi nhà cũ của Tống Cương và Lâm Hồng đã bị dỡ bỏ. Hai vợ chồng dọn đến ở gác một của căn hộ mới xây. Cửa hàng điểm tâm của bà Tô cũng từ bến xe chuyển đến, ở ngay trước mặt nhà Lâm Hồng. Nhà thơ Triệu cũng bị giải phóng mặt bằng dọn đến ở gác hai, ngay trên gác của gia đình Lâm Hồng. Nhà thơ Triệu cố ý kê giường ngủ của mình trên giường ngủ của hai vợ chồng Tống Cương. Lúc đêm khuya thanh vắng, nằm trên giường, nhà thơ Triệu chăm chú lắng nghe những tiếng mây mưa uyên ương nghịch nước, nhưng không nghe thấy gì hết. Nhà thơ Triệu nằm sấp xuống nền nhà, áp sát tai lên sàn xi măng, cũng không nghe thấy gì. Nhà thơ Triệu nghĩ bụng, sao trên đời lại có đôi vợ chồng nằm trên giường im thin thít như thế? Tống Cương và Lâm Hồng cưới nhau đã bao nhiêu năm, vẫn chưa có con. Nhà thơ Triệu cảm thấy vấn đề chắc chắn tại Tống Cương. Anh ta phán đoán nhất định Tống Cương là một người vô sinh. Nhà thơ Triệu xì xầm to nhỏ với nhà văn Lưu suy nghĩ của mình, sau đó bảo: - Hai vợ chồng nhà này đêm ngủ trên giường y như hai cây súng ngắn câm. Sau khi thất nghiệp, Tống Cương tự tìm lối thoát, đi làm công nhân bốc vác tại bến cảng thị trấn Lưu, bốc vác hàng hoá dưới thuyền lên kho trên bờ, rồi lại bốc vác hàng hoá từ kho trên bờ xuống thuyền. Tống Cương hưởng lương theo sản phẩm, vác được càng nhiều bao to, kiếm được càng nhiều tiền. Trên đoạn phố dài hơn một trăm mét từ bến cảng đến kho, Tống Cương làm quần quật, vác những kiện hàng lớn đi đi về về. Người ta vác chỉ một kiện, Tống Cương thường vác một mạch hai kiện. Những người già ngồi bên phố nói chuyện, ngày nào cũng nghe thấy tiếng thở cứ hổn hà hổn hển lúc đi, hổn hà hổn hển lúc về của Tống Cương, như kéo bễ lò rèn. Mồ hôi ướt sũng quần áo Tống Cương, y như vừa lội dưới sông lên. Trong giày đá bóng của Tống Cương cũng đẫm mồ hôi. Khi vác kiện hàng to đi đi lại lại, hai chiếc giày của Tống Cương cũng kêu ọc ạch, ọc ạch. Mấy người già của thị trấn Lưu lắc đầu bảo: - Cái anh chàng Tống Cương, cần tiền, chứ không cần mạng sống. Các bạn cửu vạn của Tống Cương vác kiện hàng to đi về ba bốn lần đã thở dốc, anh nào anh nấy ngồi nghỉ trên bậc đá bờ sông. Họ uống nước, hút thuốc, tán chuyện hàng nửa tiếng đồng hổ, mới vác tiếp. Còn Tống Cương không bao giờ ngồi nghỉ trên bậc đá bờ sông. Anh cứ vác bảy tám lượt, cho đến lúc sắc mặt tái mét, môi run run, người lảo đảo, biết mình không gắng gượng được nữa, Tống Cương đặt kiện hàng trên vai xuống thuyền, bước ván cầu lên bờ, trông thấy các bạn ngồi trên bậc đá vẫy tay với mình, anh cảm thấy mình không đủ sức đi đến chỗ bậc đá xa mười mét, bước khỏi tấm ván cầu, anh lập tức nằm vật ra đất. Lúc nghỉ, anh nằm thẳng cẳng ra bãi cỏ ướt rượt. Cỏ xanh len vào giữa cổ áo và cổ anh. Nước sông lùa vào bên cánh tay anh. Anh nhắm hai mắt. Hít thở gấp gáp, khiến ngực anh cứ phập phồng. Trái tim đấm thình thịch vào ngực anh. Tống Cương nằm nghỉ trên đất có thể nhanh chóng hồi sức. Mỗi lần nằm thẳng đơ ta đất, các bạn anh ngồi trên bậc đá xa xa lại cười hì hì, bảo Tống Cương là Tam Lang thục mạng. Tống Cương lúc đó mệt lử không nghe thấy các bạn nói gì. Anh chỉ cảm thấy trời đất quay cuồng. Hai mắt nhắm nghiền một màu đen kịt, mãi cho đến lúc mí mắt sáng trở lại do ánh nắng mặt trời chiếu vào, ngực thở cũng êm dần. Lúc này anh cũng đã nghỉ được mười phút. Nghe thấy các bạn bốc vác gọi tên mình, anh từ từ bò dậy, nhìn thấy mấy bạn còn ngồi nghỉ vẫy tay với mình, giơ cốc nước lên, còn giơ cả thuốc lá định quăng cho anh. Anh khẽ cười xua xua tay, đi đến trước vòi nước máy của bến cảng, vặn rôbinê uống ừng ực một bụng nước, sau đó lại vác hai kiện hàng lớn hùng hục đi tiếp. Tống Cương làm cửu vạn hơn hai tháng, kiếm được tiền lương gấp hơn hai lần bạn bè, gấp bốn lần lương bát sắt ở Xưởng kim khí trước kia. Lần đầu tiên Tống Cương đưa tiền lương cho vợ, Lâm Hồng đã sửng sốt. Chị không ngờ Tống Cương bốc vác kiếm được nhiều tiền như vậy. Chị đếm tiền nói với Tống Cương: - Tiền một tháng anh kiếm được bây giờ còn nhiều hơn bốn tháng trước đây. Tống Cương mỉm cười đáp: - Thật ra thất nghiệp cũng không có gì là không tốt. Lâm Hồng biết đây là số tiền anh làm quần quật mới có đượcid=13433&chuongid=12')">Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 20
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Hết Phần 1
Phần Thứ Hai
P2.Chương 1
P2.Chương 2
P2.Chương 3
P2.Chương 4
P2.Chương 5
P2.Chương 6
P2.Chương 7
P2.Chương 8
P2.Chương 9
P2.Chương 10
P2.Chương 11
P2.Chương 12
P2.Chương 13
P2.Chương 14
P2.Chương 15
P2.Chương 16
P2.Chương 17
P2.Chương 18
P2.Chương 19
P2.Chương 20
P2.Chương 21
P2.Chương 22
P2.Chương 23
P2.Chương 24
P2.Chương 25
P2.Chương 26
P2.Chương 27
P2.Chương 28
P2.Chương 29
P2.Chương 30
P2.Chương 31
P2.Chương 32
P2.Chương 33
P2.Chương 34
P2.Chương 35
P2.Chương 36
P2.Chương 37
P2.Chương 38
. Chị khuyên chồng không nên làm thục mạng. Chị nói: - Tiền nhiều hay ít đều sống được anh ạ. Mỗi chiều tối về đến nhà, Tống Cương đầu cúi gằm, sắc mặt nhợt nhạt, mệt đến nỗi không có sức nói chuyện, ăn cơm tối xong, gục đầu xuống là ngủ. Tống Cương trước kia ngủ rất êm, tiếng ngáy đều đều. Tống Cương bây giờ ngủ ngáy long sòng sọc, giữa chừng còn có những tiếng thở dài nặng nề, đã mấy lần làm vợ thức giấc. Lâm Hồng đã thức là không sao ngủ tiếp nổi. Nghe tiếng ngáy loạn xạ và thỉnh thoảng xen lẫn tiếng kêu của Tống Cương, Lâm Hồng lo ngay ngáy, cảm thấy chồng vật vã ngay cả trong giấc ngủ. Sáng dậy, Tống Cương lại hừng hực sức sống, sắc mặt cũng hồng hào. Lâm Hồng thấy yên tâm. Tống Cương tươi cười ăn sáng, xách hộp cơm trưa, ngẩng mặt đón nắng ban mai, bước đi cứ "huỳnh huỵch, huỳnh huỵch". Lâm Hồng đẩy chiếc xe đạp Vĩnh Cửu cũ rích đi bên chồng. Hai người đi bên nhau khoảng năm mươi mét, dừng chân ở chỗ ngoặt. Nhìn Lâm Hồng bước lên xe, Tống Cương dặn vợ đi cẩn thận. Lâm Hồng gật đầu, đạp xe về hướng tây, Tống Cương quay người, đi về hướng đông ra bến cảng. Tống Cương chỉ bốc vác được hai tháng, tháng thứ ba bị vẹo lưng. Ngay lúc đó Tống Cương vác mỗi bên vai một kiện hàng lớn, vừa bước khỏi ván cầu, có ai đó trên thuyền gọi anh một tiếng. Anh quay lại quá nhanh, nghe thấy cơ thể "ục" một tiếng, Tống Cương biết ngay hỏng mất rồi. Anh vứt hai kiện hàng xuống đất lắc thử người, cảm thấy lưng đau nhói. Hai tay anh ôm lưng, nhăn nhó nhìn hai anh bạn vác kiện hàng lớn bước xuống ván cầu. Trông thấy điệu bộ Tống Cương, hai người bạn ngạc nhiên, hỏi sao vậy. Tống Cương nhăn nhó đáp: - Có thể gãy xương. Hai người bạn vội vàng vứt kiện hàng to trên vai, dìu Tống Cương đến ngồi trên bậc đá bờ sông, hỏi anh gẫy xương ở đâu? Tống Cương chỉ vào sau lưng. Một người bảo Tống Cương giơ hai tay lên, một người bảo Tống Cương lắc lư đầu. Trông thấy Tống Cương giơ hai tay được, đầu cũng lắc được, họ yên tâm bảo Tống Cương, sau lưng chỉ có một cột sống, nếu xương cột sống gẫy nửa người trên sẽ tê liệt. Tống Cương giơ hai tay lần nữa, lắc lư đầu, sau đó anh cũng an tâm. Tay phải giữ lưng, Tống Cương nói: - Nghe thấy "ục" một tiếng, mình cứ tưởng gẫy xương. - Bị đau sái - Bạn anh bảo - Khi đau sái cũng có tiếng kêu. Tống Cương cười hì hì. Các bạn giục Tống Cương về nhà. Anh lắc đầu bảo ngồi bậc đá một lúc. Tống Cương ngồi nghỉ trên bậc đá bờ sông hơn một tiếng đồng hồ. Làm cửu vạn được hơn hai tháng, lần đầu tiên Tống Cương ngồi ở chỗ các bạn nghỉ. Trên bậc đá vứt đầy đầu mẩu thuốc. Mười mấy chiếc cốc sứ trắng xếp ngay ngắn. Trên mỗi chiếc cốc đều viết tên từng người bằng sơn đỏ. Tống Cương cười. Anh nghĩ ngày mai mình cũng nên đem theo một cốc uống nước, cũng nên là cốc trắng, trong kho có một hộp sơn đỏ, chỉ cần lấy một cành cây chấm sơn đỏ là viết được tên mình lên cốc sứ trắng. Tống Cương ngồi hơn một tiếng đồng hồ bên bờ sông nước chảy dập dờn, nhìn chúng bạn cứ dô huầy hò lao động, vác những kiện hàng to đi đi lại lại nhộn nhịp sôi nổi. Không nhịn nổi, anh đứng dậy vặn lưng, cảm thấy không đau nhói như lúc nãy. Biết mình không sao, anh bước lên ván cầu, đi xuống khoang thuyền, nghĩ đến mình vừa bị vẹo đau, do dự một lát, anh không vác hai kiện hàng to, chỉ ghé vai vác một kiện. Vừa vác được kiện hàng to lên vai, khi cố rướn thẳng lưng, anh kêu lên một tiếng đau đớn, rồi ngã sấp mặt xuống. Kiện hàng lớn đè lên đầu và vai anh. Mấy người bạn bê kiện hàng ra, khi kéo Tống Cương dậy, cơn đau dữ dội khiến Tống Cương kêu rú lên. Thân thể anh cong như một con tôm. Hai người bạn cẩn thận bế anh lên, bám vào lưng một bạn khác. Người bạn kia cõng Tống Cương lên khỏi khoang thuyền. Khi bước xuống tấm ván cầu, Tống Cương vẫn còn kêu rú lên đau đớn. Anh em biết Tống Cương bị đau rất nặng, họ đặt Tống Cương lên một chiếc xe bò. Tống Cương đau đớn réo lên như lợn bị chọc tiết. Họ kéo xe bò lọc cọc đi trên đường phố lát đá tấm. Nằm co ro trong xe bò, Tống Cương rên liên tục. Xe bò xóc một cái, Tông Cương lại rên một tiếng rất dài. Tống Cương biết họ chở anh đến bệnh viện. Sau khi xe bò đi ra phố lớn, Tống Cương vừa rên vừa nói: - Không đi bệnh viện, mình phải về nhà. Mấy người bạn nhìn nhau, kéo xe bò đi về nhà Tống Cương. Chiều hôm ấy, trên phố lớn thị trấn Lưu chúng tôi, Tống Cương nằm trong xe bò gặp Lý Trọc ngồi trong xe con. Tống Cương đau đớn không chịu nổi, đã trông thấy người anh em thuở trước, còn Lý Trọc không nhìn thấy Tống Cương. Anh ta ngồi trong chiếc xe con Santana màu đỏ tay đang ôm một cô em tỉnh ngoài diêm dúa loè loẹt, cười ha hả. Khi xe con Santana đi lướt qua trước xe bò, Tống Cương há mồm, nhưng không nói ta lời. Anh chỉ gọi thầm trong lòng một tiếng: - Lý Trọc.