5. Chiếm đống hay rời bỏ xứ Bắc Kỳ
Georges Clémenceau chống lại Jules Ferry
Việc quân đội Pháp chiếm lại Hà Nội và xứ Bắc Kỳ làm cho vua Tự Đức chán nản và băng hà vì buồn bực vào ngày 10-7-1883(1). Vài tuần sau, kinh đô Huế bị thất thủ một cách bất ngờ, đã giúp cho chính quyền cai trị Pháp phế truất lần lượt hai vị vua kế vị của vua Tự Đức. Ông Nguyễn Văn Tường, nhiếp chính, phải chịu kí một hiệp ước công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp đối với xứ Trung Kỳ và xứ Bắc Kỳ. Cung theo hiệp ước này, nước Pháp cam kết bảo vệ quyền cai trị của nhà vua đối với xứ Trung Kỳ, xứ Bắc Kỳ về mặt hành chính như xưa. Cái ấn bạc mà trước đay Hoàng đế Trung Hoa ban cho vua Gia Long, với ý nghĩa coi An Nam là một chư hầu nay chính thức bị huỷ bỏ từ sau hiệp ước này. Hiệp ước kí ngày 6-6-1884, gọi là Hiệp ước Patenotre, tên một nhà ngoại giao đã phác hoạ ra nó, đã được áp dụng cho đến khi quân đội Nhật làm cuộc đảo chính ngày 9-3-1945.
Trong khi chờ đợi, sự ngừng chiến, chỉ là ngắn ngủi, những trận đánh vẫn diễn ra liên tiếp ở Bắc Bộ. Một số tên tuổi trở nên nổi tiếng. Luois Brière de L’Isle con người cương nghị mà các lính bản xứ gọi là ông tướng “mạnh hơn, mạnh hơn” (plus fort, plus fort); François Oscar de Négrier, nóng tính nên được gọi là ông tướng “mau lên, mau lên” (plus vite, plus vite); những địa danh như Thái Nguyên: căn cứ địa sau này của ông Hồ Chí Minh; Đông Triều là nơi tướng De Lattre de Tassingy đã tổ chức một trận đánh lớn; một khẩu đại liên kiểu Đức, hiếm có, lấy được của quân Tưởng, gọi là Maxim. Quân phiến loạn, lúc tan, lúc hợp. Philippe Héluy nói:
“Chúng ta không thể ở đâu có cũng mặt được, vấn đề là vậy”.
Dù sao, tình thế dần dân được sáng tỏ một cách bất ngờ; Đại uỷ hải quân Ernest Fournier trong những chuyến đi lại trên vùng biển Trung Hoa đã làm thân với một vị bộ trưởng của Hoàng hậu Khang Hy. Hai người đã làm cho hai nước xích lại gần nhau. Trong những may mắn hiếm có ấy, một điều kì diệu đã xảy đến. Bắc Kinh và Paris đã đi đến một thoả hiệp: nước Trung Hoa cam kết từ nay không cho quân đội mình vượt biên giới xứ Bắc Kỳ. Ngược lại, nước Pháp cam kết sẽ không làm một điều gì tổn hại đến uy danh của thiên triều trong những hiệp ước sẽ kí kết với Việt Nam. Ngày 11-5-1884, một hiệp ước sơ bộ đã được kí kết. Đối với lịch sử nó được mang tên là Hiệp ước Thiên Tân.
Chỉ vài ngày sau, Fournier có thể báo cho Hà Nội biết là từ nay về sau quân đội chúng ta có thể đóng ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Một đoàn quân gồm 900 người dưới quyền chỉ huy của trung tá Dugenne, được lệnh lên đường theo hướng Lạng Sơn. Ngày 24-6, đoàn đi được nửa đường đến Bắc Lệ, trời đổ mưa tầm tã, tiếp theo là một trận đánh nảy lửa. Một điềm xấu xuất hiện, bọn culi tải đạn tự nhiên ồ ạt bỏ trốn. Một trận ác chiến đã xảy ra: tám ngàn quân Trung Quốc vây chặt quân ta
(2). Tai qua nạn khỏi là nhờ ở sự dũng cảm của vị chỉ huy, nhờ có viện đến kịp thời. Trận chạm trán bất ngờ ở Bắc Lệ làm thiệt mạng 21 người, 71 người bị thương. Theo thủ tục, phía Pháp có sự phản đối ngoại giao bình thường. Bắc Kinh trả lời một cách miễn cưỡng là do một số chi tiết không rõ ràng của Hiệp ước đã ký.
Đô đốc Courbet thuyết phục tổng thống Jules Ferry cho phép ông được dùng toàn bộ lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Trung Quốc. Mục tiêu đánh chiếm chính là cảng Phúc Châu, nằm giữa Hồng Kông và Thượng Hải. Ngày 23-8, được phép của Paris, hạm đội Pháp nhả đạn vào xưởng đóng tàu và bắn đắm 22 chiếc tàu đang đậu ở cảng. Các quan sát viên ngoại quốc phương Tây đều ngạc nhiên và thất vọng.
Ở Hà Nội, đô đốc Brie de Liét vừa nhận ngôi sao thứ ba của mình, và nhận được toàn quyền hành động ở Bắc Kỳ, chống với quân Tàu Tưởng từ phía Bắc vào qua Lào Cai, hay từ phía Đông vào qua Lạng Sơn. Hướng Bắc đối với ông có vẻ nguy hiểm hơn cả vì ở hướng này ông đã bị hai lần thiệt hại nặng ở Bắc Lệ. Qua cách hành binh của quân Tàu Tưởng hay quân Cờ Đen, ta có thể nhận định là họ đã được huấn luyện theo kiểu Tây phương. Có thể nói, sự tệ hại đối với đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu: Brie de Liét tiến hành một cách khoa học, công tác chuẩn bị thành lập một đạo quân 7.200 người, tổ chức thành hai lữ đoàn, có trang bị lừa ngựa để có thể leo các sườn núi đã. Thành Lạng Sơn bị chiếm đóng ngày 13-2-1885. Trong khi lữ đoàn Négrier ở lại chiếm giữ Lạng Sơn, thì lữ đoàn thứ hai phải cấp tốc hành quân về Tuyên Quang để giải vây cho đơn vị đang chiếm đóng bị bao vây từ ngày 24-11. Hai con người trở thành nổi danh trong trận bị bao vây này: Đó là quan tư Dominé
(3), vì những hành động dũng cảm của ông, và viên đội công binh Bobillot vì những công trình xây dựng của anh ta. Sau khi đẩy lùi được cuộc tiến công của quân tàu Tưởng trong tháng 1, và sống được sau những trận đấu súng trong tháng 2, đội quân chiếm giữ được giải toả trong tháng 3 năm ấy.
Ở phía đông tỉnh Lạng Sơn, sự uy hiếp của quân Tàu Tưởng vẫn còn. Ngày 17-3, một đội tuần tra phát hiện phía Đồng Đăng có những động tĩnh có tính quân sự đáng nghi ngờ, Négrier quyết định mở cuộc tiến công vào số quân ấy tập trung ở Bang Bo, một thung lũng chạy dọc theo biên giới cách Mục Nam Quan 10 km. Cuộc hành binh chỉ đạt được một nữa kết quả. Négrier bị thương trong khu rút lui. Viên đại tá thay ông vì bị mất tinh thần, nên ra lệnh rút bỏ Lạng Sơn một cách hỗn loạn (chẳng khác nào ông Constant sau này - tháng 10-1950) và lữ đoàn Négrier lại trở lại nơi xuất phát ban đầu: Bắc Lệ. Những tin không vui xảy ra liên tiếp: cuộc tháo chạy khỏi Lạng Sơn làm cho Paris hốt hoảng, làm cho Clémenceau “người thù của dân Bắc Kỳ”, phát điên lên và làm cho Chính phủ Jules Ferry bị lật đổ đúng vào ngày hôm trước Paris nhận được tin Chính phủ Bắc Kinh thừa nhận chính thức Hiệp ước Thiên Tân; ông Curbeé, người lính thuỷ kiên cường qua đời ngày 12-6-1885 vì bệnh sốt rét và vì thất vọng trên chiếc chiến hạm của ông ở ngoài khơi quần đảo Pescadores, với cảm nhận là 5 chiến công của ông trên vùng biển đã bị tan thành mây khói. Ông nghĩ không sai.
Một vị Tổng chỉ huy mới, tướng Rousel de Courcy, đến Hải Phòng. Ông này coi thường những lời khuyên về cảnh giác của Brie de Liét và của đức cha Puginier mà các con tin luôn bị hành quyết. Ông có ý định áp đảo triều đình nhà Nguyễn ở huế, bằng cách bắt giữ Tôn Thất Thuyết, vị nhiếp chính vừa phát hiện có xu hướng chống lại người Pháp. Đến Huế hai lần nhưng ông không thực hiện được ý đò gặp Thuyết để bàn việc tổ chức lễ trao bằng phong vua cho vị vua trẻ. Đến dự họp chỉ có những vị quan nhỏ. Nhưng không một chút nao núng, vị chỉ huy mới, cho mở một bữa tiệc vào đêm 4-7 rạng sáng mùng 5 ở toà Khâm sứ, các khách quý đều được mới đến. Vào khoảng 1 giờ sáng, một phát đại bác từ thành nội bắn ra. Đó là pháp lệnh mở màn cho cuộc tấn công của quân đội Việt Nam vào quân đội Pháp. Suốt đêm ấy đã diễn ra những trận ác liệt; về phía Pháp có 15 người chết, trong đó có 4 sĩ quan và 76 người bị thương. Lúc này vua Hàm Nghi mới 16 tuổi, ba năm sau bị bắt và bị đày sang Algeri. Tướng Courcy đề xuất ý kiến nên bỏ Huế, ý định này bị đức cha Huê tỏ ra rất công phẫn, đức cha cho biết:
“Khi mà chúng ta vì mục đích muốn lôi kéo nhân dân, chúng ta đã nhân danh nước Pháp, phát đi những lời hứ hẹn rằng từ nay về sau chúng ta không bao giờ bỏ họ. Lòng thẳng thắn, sự công bằng và cả quyền lợi về chính trị của đất nước đòi hỏi chúng ta phải trung thành với những cam kết đã ký”… Hélie Denoix de Saint Marc đã viết trong hồi ký của ông về tâm trạng của người dân địa phương khi ông nhận nhiệm vụ, năm 1948 phải rút khỏi đồn Tà Lùng, một vị trí trước mặt Đông Khê gần biên giới Việt - Trung: ”Họ gào lên, họ van xin. Một số khác chỉ nhìn chúng ta, sự ngơ ngác của họ càng làm cho sự phản bội của chúng ta trở nên khủng khiếp”.
Tháng 1-1886, Paul Bert một nhà sinh vật học chính cống được cử sang làm toàn quyền. Ông bắt tay vào điều hành mọi việc về chính trị. Tướng Courcy được triệu hồi về Pháp. Ở nghị viện, các cuộc tranh cãi xảy ra hết sức sôi nổi. Ngân quỹ chi cho quân đội viễn chinh chỉ được trội hơn bốn phiếu bầu.
Vị toàn quyền mới Paul Bert bắt tay vào việc: Ông chấn chỉnh bộ máy hành chính, thương mại, công nghiệp, ngân hàng, hàng hải. Ông tách việc quản lí hành chính của Bắc Kỳ với Trung Kỳ, thể theo đề nghị của nhà vua vào cuối tháng 10 vừa qua. Sau chiến đi về, ông bi cảm lạnh, lên cơn sốt, ông trở lai với những trọng trách của mình. Bức điện cuối cùng mà ông gửi về mẫu quốc, đó là bức điện ông xin kinh phí cho xây dựng một trung tâm điện lực bên bờ sông Hồng. Paul Bert mất ngày 10-11-1886 ở tuổi 48.
Dưới sự quyết tâm của Paul Bert, xứ Đông Dương hình thành từ năm 1887 gồm có một thuộc địa, và bốn xứ bảo hộ là: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, hai vương quốc Campuchia và Lào. Đức vua Bảo Đại đã nói về tình hình như sau:
“Đồng Khánh, ông nội của tôi không trông cậy được vào bất cứ một sự giúp đỡ nào bên ngoài, không trong cậy vào sức lực yếu ớt của mình; ngài định thử áp dụng chính sách thoả hiệp với quân Pháp mà Gia Long đã áp dụng. Ngài hi vọng bằng cách này hạn chế sự xuống dốc của vương triều, và để đưa đất nước đi vào hiện đại hoá. Nhưng luôn bị sức ép của chính quyền Pháp quốc, ngài phải đi đến những nhượng bộ mới mà điều nghiêm trọng nhất là đã đồng ý để thành lập Phủ toàn quyền Đông Dương. Phủ toàn quyền đối với những đất đai trực thuộc của Đông Dương đều dưới quyền của Bộ Thuộc địa, trong khi ấy những xứ bảo hộ đều bình thường dưới quyền của Bộ Ngoại giao. Sự việc trên là một tổn thương lớn cho hiệp ước về bảo hộ năm 1884. Vai trờ của vị toàn quyền sẽ là vị chỉ huy tối cao đối với các đất đai của nước Pháp ở Đông Dương”.
Bởi vậy, mặc dù có nhiều thành tựu của nước Pháp nhưng Đông Dương vẫn chưa ổn định.
Chú thích:(1) Theo Nguyễn Đắc Xuân:
Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn. Nxb. Thuận Hoá- Huế, 1998, tr. 105, thì vua Tự Đức mất ngày 19-7-1883 (BT).
(2) Quân Pháp (BT).
(3) Tuần dương hạm Quan tư Đôminê, ngày 23-9-1940, đã không được vào cảng Dakar, sau trận đánh không thành công của đại uý D’Argenlieu