12. Trở lại đọc sách cũ, và về cuốn “l’agome de l’indochine” của tướng H. Navarre

Tôi có tật lớn, hay nói lê thê dông dài, không biết bao giờ dứt, vì đây là tôi nói tôi viết cho tôi đỡ buồn, không khác mấy chị đi gánh nước mướn, vừa gánh gánh trên vai, nhơn thì chạy, miệng vẫn lầm bầm, người bàn cây đề đã xổ, người than nhà đã hết gạo, chồng thì bỏ nhà đi biệt, con lại ốm đau, lại mấy sao đâu? Phải nói cho đỡ...
“Ngồi buồn khuấy nước giỡn trăng, nước xao trăng lặn buồn chăng hỡi buồn!”. (khuấy hay quấy, vọc hay chọc, xao hay dao, cũng không quan hệ, miễn nhớ cho buồn vẫn là buồn), ông Navarre nầy cũng vậy. Ông được cử qua đây cầm đầu đạo binh viễn chinh, đánh cầm cự đã hơn bảy tám năm, đánh cù nhầy không thấy thắng nổi, nay về tay ông chấp chướng, thì chẳng bao lâu xảy ra trận bại chiến lớn nơi Điện Biên Phủ, thôi rồi công lao hạng mã bấy lâu, chỉ còn lại danh “tướng bại trận”..., viết đến đây khiến tôi nhớ “bắt quàng, qua bài thơ tương truyền là của phò mã Trị, đời Tây Sơn làm khi thua trận, bài thơ ấy tôi đã có kể rồi nay xin lặp lại nơi đây:
Miệng sành thơ
Sa cơ một chút hoá tan tành,
Thiên hạ đều kêu cái miếng sành.
Sắc lém như gươm người gớm mặt,
Rán sao ra mỡ chúng hay danh.
Ghe phen sắp cật nằm trên cát,
Có thuở làm chông đứng vách thành.
Chuông khánh dầu ai không dám sánh,
Gõ chơi cũng có tiếng canh canh!
Độc giả nên xem lại lời chú thích trong quyển 3 bộ Hiếu cổ đặc san, trang 41, ở đây tôi chỉ cần nêu thêm tâm sự ông Navarre nầy không khác, cũng như việc gần đây, tôi xin nói luôn, để so sánh: Vừa rồi, ngày 2-12-1983 mới đây, sáng sớm, tôi còn ngồi nơi sân sau nhấp chén trà buổi thanh tâm, bỗng có một người đến nơi cổng sân, tần ngần ngó ngay mặt tôi, nửa cười nửa như quen thân lắm, xưng “Đại tá Tư”, tôi nhìn không ra, lật đật mời vào, rót trà mời (nhưng khách đi rồi, chén trà vẫn còn nguyên), khách hỏi tôi “đồ xưa ắt làm gì xài cho hết?”, tôi cẩn thận đính chính “xưa nay, đó là vật sưu tập cùng và nưng niu như vợ bé”, chưa từng bán chao hay gá đợ một cục yêu nào”, tôi tình thật hỏi, khách nói cho một hơi không ngừng: “Đi cải tạo ngót bảy tám năm, năm tháng chỗ nầy, mấy tháng chỗ nọ, vân vân và vân vân hại thay tôi vẫn bơ phờ không nhớ rõ đã từng gặp hay quen ông nầy nơi nào, khách hói thêm một câu: “Đã ghé nhà bà Phước Mỹ, nhưng bà đã từ trần”, nói xong khách từ giã cho biết sẽ ghé quê là Cà Mau, nhưng cũng chưa biết nhà cửa còn chăng, và khi ra khỏi cổng, khách nói với: “Nếu mà không còn, thì còn nhà bà con thân quyến”... khách đã ra về mất dạng, tôi vờ vẫn mấy ngày rừng đào óc tìm không ra danh tánh ông nầy, mãi đến chúa nhựt 4-12, có người cho tôi rõ, thì đó là cựu tỉnh trưởng Gia Định trước đây, một nhơn vật chầu gần đây đồng cánh ngộ phò mã Tây Sơn và ông tướng Pháp thua trận Điện Biên Phủ, có lẽ anh hùng lỡ vận lại rủi gặp thằng chơi đồ xưa vận lỡ! (viết 9-12-1983).
Theo chỗ tôi nhận xét, tướng võ H. Navarre có một giọng văn rất sạch, đanh thép rất “kẻ cả”, tỷ như khi luận về ông tướng Hinh ở Việt Nam (trang 139), rõ là giọng đàn anh, và trọn cuốn sách - ông bị chê là tướng bại trận, nay phải biện minh việc làm của mình, ông dùng toàn lời thanh và giải bày tường tận, không phải dành cho độc giá tầm thường, mà ý ông là nhắn gởi vào chính trị gia, nghị viên và nguyên lão nghị viên, tuy giỏi về “chinh chị chính em”, nhưng việc binh pháp đánh giặc, chẳng hiểu mô tê gì cả đã làm cho nước nhà hao binh và thua trận Điện Biên, lại trút tội cho ông, giọng của ông, theo tôi là giọng phò mã Trị, rủi tay một phút hoá ra miệng sành, nhưng gõ chơi cũng có tiếng canh canh. Trong sách có nhiều danh từ chuyên môn, tôi không hiếu hết thì làm sao dám đặt bút phê bình, - tóm tắt phải đọc trang 48 so sánh binh Tây và lính Cộng, trang 72 nội các ở Paris muốn thâu gọn chi giữ Cochinchine, trang 100 nói về sự dụ dỗ lính Tây qua đây đánh giặc, cho gởi tiền về xứ, 1$ gởi đi qua Pháp lãnh 1$ ăn 17 quan, đến nơi trả theo thị trường 1$ ăn 10 quan, bọn lái bạc thừa nước đục thả câu làm giàu trong nhấp nháy, trang 18, ông tự hỏr “biết khó thắng, sao không từ chức” - và ông tự trả lời mình là con nhà tướng, lịnh trận sai đi đâu thì dầu chết cũng không giờ từ nan, trang 220 tả cuộc chiến Điện Biên Phủ, trang 229 về nhà báo nói xấu quân đội mà chánh phủ làm ngơ, trang 272, lịnh Paris dạy ông nên đánh cho địch thủ biết lợi hại dường bao mà không cần “đánh thắng”, tôi nói ông thanh nhã, vì tỷ dụ trong quyển sách, ông không giờ quy tội “đánh thua” cho ông Pinay, vì nể ông nầy lúc “làm thủ tướng”, nhưng vì sau đó ông nầy viết sách toan trút tội cho “tướng cầm binh” (tức chính ông H. Navarre), nên ông thẳng tay trả lời đính chính từng ly từng chi tiết nhó (xem bài “Pépolsa à Mie Présiden A. Pinay”, nơi mấy trang chót từ trang 307 và nhứt là nơi trang 320: ông nói thật ra hết: nước Pháp thua, vì chánh phủ không giữ vững lập trường, nói đúng ra là “thiếu lập trường”, suốt tám năm “sai qua đây chống đánh với quân phiến loạn”, 1) Từ đầu chí cuối, không có tôn chí hoặc có mà không chịu nói rõ ra cho người cầm binh rõ biết, 2) chánh phủ không dám nói cho dân chúng Pháp biết là có chiến tranh ở Đông Dương, 3) chánh phủ không biết cắt nghĩa và khuyên dân hết lòng giúp chánh phủ tẩy trừ giặc loạn, và sau đó, chánh phủ không biết giải quyết vấn đề “cầu hoà”, 4) Chánh phủ không đủ nghị lực để đưa một đường lối cho các “quốc gia liên hiệp” hay cộng lực với mình, phải ráng chịu đựng trong chiến tranh và 5) chỉ biết ngày theo ngày, giải quyết lần hồi “việc quốc gia đại sự” bằng phương pháp tạm bợ và vẫn không theo kịp sự biến chuyển của thời cuộc, 6) chánh phủ không can đảm, miệng nói bôi bỏ vấn đề “thuộc địa” mà bဝ tiếng nổi phình!
Vách sến treo thơ “cây gậy quéo”
Cửa sài, thượng bảng “lão thư sinh”.
Hỏi ai hay thích câu kỳ cú,
Còn nhớ hay quên chuyện chúng mình.
Việc lớn việc con trăm việc phế.
Chậu đồng nuôi thúc, nấu hay ninh?
Nhơn lục soạn giấy má cũ, tôi bỗng gặp một bức vẽ đề ngày 16-2-1921 tôi mừng quá lấy treo lên vách trên cặp ghế nọ, vì bức vẽ ấy vốn là của tôi phác hoạ từ năm còn học nơi trường Chasseloup và đã được giáo sư dạy vẽ là Mn Gioan chấm điểm 8/10, tôi không ngờ đó là tiền định, năm 1921 tôi đã tưởng tượng và nghĩ ra canh năm nay 1984, tôi đây 83 tuổi, và trên bức vẽ, mặc dù nét còn non nớt nhưng đã nói đủ những gì tôi ao ước và đã thành tựu, này ao cỏ lác có mấy lá súng lơ thơ, cạnh bên ao là một túp lều “lý tưởng”, lợp lá xệch xạc nhưng chứa biết bao hy vọng của một tên thư sinh chưa đầy 19, xa xa có mấy cây cau mơ mộng, và đặc biệt hơn hết là khúc quanh vô định, xen giữa hai lùm cây đen ngòm, rõ là cái “virage à 83” mà tôi đang vui hưởng. Hai đời vợ cưới đều đi đến kết quả ly thân, một cuộc “chắp nối” bất ngờ lại thành công mỹ mãn, (xin lỗi em Năm Sa Đéc), bao nhiêu của tiền dành dụm đều theo Tư trở về cát bụi, công danh cũng chẳng ra gì, có còn lại chăng là mớ sách cũ, mớ đồ cổ “trái mùa”, mớ sách đã in, mớ tóc bạc và mớ giấy lộn này, rứt bỏ chưa đành mà xé đi thì uổng, uổng. Rõ là lẩn thẩn, rõ là lời bạt vô duyên (viết ngày 14-4-1984).
Chú thích:
(1) Tôi tiếc không đọc được bản chữ Hán, duy nhờ may thời mua gặp sách dịch sẵn, câu nầy nguyên văn là “Tướng quân chi dịch, bất quá phong hầu, tướng quân chi bối, quí bất khả ngôn”. Câu nầy nói theo chữ nghe kêu và sướng hơn dịch ra nôm. Chữ “bối” là lưng ẩn ý hiểu day lại tức là bội phản, rõ ràng Khoái Triệt thấy xa, xui Tín trở mặt, làm phản, chia ba thiên hạ với Hạng vương và Hán vương, sướng hơn giết Võ, để bị hại về sau, uổng công dày dọn chỗ cho người khác nghị... (Về sau khi Hàn Tín bị phơi thây ngoài chợ, chỉ có Khoái Triệt dám đến ôm thây khóc tiếc, ai dám nói bên học trò (mưu sĩ) nhát gan? Duy Tiêu Hà, đứng trong Tam Kiệt, làm ra luật, không một lời, rõ là thỏ đế.
(2) Củ hú dứa, theo tôi ngon ngọt hơn. Củ hù cau, dùng nhiều, làm chóng váng, gọi say máu ngà
14. Ý tưởng vụn, nhớ đâu viết đó
(viết ngày 15-9-1989)
Đã là ý tưởng vụn, nhớ đâu viết đó, xin độc giả đứng hỏi tôi vì sao quá hổ lốn, không khác cơm nếp mắc mưa. Xin thưa: “Đã là tạp pín lù, thì trách chi món ăn hỗn tạp”, “thập cẩm” là nói văn hoa theo Bắc, trong Nam dùng chữ “xào bần”, nghe dường như bình dân và tập thể hơn”. Tôi nhớ ông bạn đàn anh năm xưa là Đoàn Quan Tấn, học ở Sorbonne về, dạy tôi, khi viết văn, đứa nào không biết đẽo gọt thí bớt là chưa biết viết, nguyên văn câu Pháp là “qui ne sait pas sacrifler, ne sait pas écrire” nhưng đối với tôi là nhà sưu tập và mê chơi đồ cổ, tôi thuở nay không bỏ một chéo giấy vụn nào, và lâu ngày lấy ra xem, đều có chỗ hữu dụng. Hiện tôi có dưới tay hai trang đánh máy sẵn, trang 8 và 9 của tập này, tôi đã thay bằng hai trang mới, nhưng bỏ không đành, và vẫn ghim vào nơi đây, nối thêm lời bạt.
2) 13 février 1918- 1er carnet- Page 15- Au 57.
Le 57, c'est le numéro de ma maison d'affaires, rue La Boétie.
Seize heures cinq- Boni de Castellane, époux divorcé de la riche Américaine Anna Gould. Sa Poitrine est trop bombée, ses épaules trop carrées, sa taille trop pincée. Il est très dandy, très blond, encore vert, trop vert, très charmeur, trop poupée, et très grand seigneur.
Seize heures huit.- Anna Gould, épouse divorcée du comte Boni de Castellane. Elle a quarante ans. Petite, difforme. Son corps a la ligne d'une gourde, tandes que sur sa figure a poussé, en place de nez, une pomme de terre vineuse. Elle est accompagnée de son nouveau mari, le duc de Talleyrand-Périgord, cousin de Boni. Après son divorce, qui le rejetait dans la gêne mais qui laissait à sa femme des millions de dettes, sa seule plainte fut: “je me suis trompé, Anna Gould n'était pas assez riche pour moi”. Avec Talleyrand, elle est heureuse. Grand, effacé, le dos voûté, près de soixante ans, il traine ce grand air respectable et plein d' aménité de l' homme qui a fait les cent coups(1).
Ils ne se rencontrent pas avec Boni.
Dịch cho mau hiểu, số 57 là môn bài của nhà buôn đồ cổ của chúng tôi, toạ lạc nơi đường La Boétie.
Vào 16 giờ 5 phút, tiếp hầu tước Boni de Castellane, tục là chồng cũ của nữ tỷ phú Mỹ Anna Gould. Hầu tước ngực quá no tròn, vai rộng đến hoá vuông, và lưng eo thắt đáy, bảnh bao không ai bì, nước da trắng trẻo, tóc hoe hoe, còn bô trai lắm bô đẹp tươi xanh, còn khuyến rủ đắc mèo bỏ bùa được lắm, nhưng quá ẻo lả tựa hồ con búp bế của mấy bà thiếu chồng, và vẻ sang trọng hơn ông hoàng quí tộc. Qua 16 giờ hơn 8 phút, chúng tôi tiếp bà Anna Gould, bốn chục xuân thì, tức Boni de Castellane phu nhơn, nhưng đã cũ thôi, đã ly hôn với nhau rồi. Nhỏ người thêm xấu. Vóc hình như trái bầu hồ lô, điểm trên mặt một củ khoai, tẩm nực mùi rượu vang, đóng ngay chỗ thừa đáng lẽ cho mũi dọc dừa. Cùng đi theo bà là đức phu quân “tân lang” - anh em thúc bá với tiền phu, và đó là quận công de Talleyrand-Périgord lưng khòm, tuổi độ lục tuần, cao lớn, dáng người ẩn dật, đã từng hư đốn trăm phần nay đúng một ông hoàng ông công, với chàng sau, bà được hạnh phúc. Sau cuộc ly hôn ông trước tuột dốc, lâm cảnh túng hụt, nợ như Chúa Chổm, ông để lại cho bà trả không biết bao nhiêu triệu nợ, ông chỉ than: “Tôi đã lầm, nàng Anna Gould không đủ sức giàu cho tôi xài cho phỉ chí”.
Giải thích. - Dịch như vậy là ôm cua theo sát máy câu văn Pháp, độc giả nghi trên xe do tôi lái, bị nhồi như hột gạo trên sàng cung may, tôi còn giữ được tập báo Illustration số 29 octobre 1932, tờ “Đại hoạ báo” này ghi lại như sau (tóm tắt): Boni de Castellane vừa tạ thế ngày 20 tháng 10 nầy, xuân thu 65, măng đèn, mơn mởn 65 cái xuân già. Dòng Tallcyrand - Périgord. Năm Boni được 27 xuân xanh, bỗng gặp nàng Anna Gould là ông vua xe hoả bên Mỹquốc (roi des chemins de fer). liền clụp lấy cơ hội, từ giã Paris theo nàng sang Mỹ, làm lễ thành hôn, đổi tước hầu ra bạc tỷ đưa nhau về Paris, xây một biệt thụ nơi hoa lâm Bois de Boulogne, lấy kiểu theo cung điện Petit Trianon, và xây toàn bằng thứ đá vân thạch màu hường quý giá. Xây xong để chưng diện toà lâu đài nầy, ông quy tụ hết tất cá những gì cao sanh quý trọng của bao nhiêu nhà buôn từ kinh đô Paris qua đô thành Londres, nào bàn giường ghế xưa, cổ đồng, ngoạn vật, nhưng phải nhìn nhận ông dọn dẹp dinh thự ông với một ngọc nhãn thiên tài không ai bì kịp.
Thử tập dịch văn Pháp.
“Chez Berenson, critique d'art.
“Si les tigres qui sont petits et vifs parlaient, ils auraient ta voix et ton intaiïig'ence, Polonais félin. Sous ta douceur calculée, tu étouffes tes rugissement. Pattes de velours et griffes exécutrices d'acier. Si tu laisses pousser barbe, c'est pour nous cacher que tu es un homoncule. Tes yeux sont bleus... comme pour tromper. Eduqué en Amérique, peut-être y es-tu né. Qui le sait? Tu vis en Italie et certains veulent que tu sois Anglais; Ton ambition (qu'elle t'a consumé!) fut qu'on te reconnaisse comme le plus grand expert au monde en primitifs italiens et tu as atteint ton but depuis trois ans. Tu es mourant mais pour longtemps. Tu ne fais pas d'affaires et n'acceptes pas de commissions, mais tu partages les bénéfices.
- Voici vingt-cing mille francs, monsieur Berenson.
- Merci, Gimpel.
Tu es venu depuis peu de temps t'installer à Paris. Tu accours, dis tu pour travailler pour la Croix Rouge américaine. La vérité:
tu as peur que, rompant le front italien, les Boches ne viennent jusqu'à Florence te déranger en ta ville et l'on murmure que l'Angleterre te refuse l'accès de son territoire. Tu connais tous les mondes, toutes les sociétés, et dans l'univers tu n'as que des ennemis. Si tu hais, on te le rend bien, mais si on te mettait dans une cage avec un critique, c'est lui qui serait mangé. Ton plus mortel ennemi est Bode, le directeur du musée de Berlin qui a osé étudier et comprendre la sculpture italienne!”
(René Gimpel, - journal d'un collectionneur, marchand de, tableaux).
Vừa tập dịch vừa giảng những chỗ gút mắt. (viết luôn trên máy không giấy giáp)
Berenson, nhà phê bình và giảo nghiệm đồ mỹ thuật Ý. Nếu hổ, thường nhỏ con nhưng lanh lẹn, nếu hổ biết nói tiếng người thì ắt hổ có một giọng như mi, và cùng một thông minh như mi, ớ nầy lão Ba lan giả hổ. Mi có dáng bộ nho nhã cân xứng, giỏi che giấu tiếng gầm, móng vuốt bén nhọn như thép, luyện bọc trong nhung lụa. Mi để râu mọc là cố không cho thấy mi là con vật có phép biết tàng hình biến hoá của bọn pháp sư phù thuỷ. Mắt mi trong xanh màu biếc, tinh xảo, quỷ quyệt vô song. Được giáo hoá bên Mỹ quốc, có lẽ mi vẫn sanh đẻ bên ấy, nhưng đố ai biết được rõ ràng. Mi sanh sống bên nước Ý, nhưng có người định mi là người Anh. Lòng tham vọng vô biên, hiện nó đang đốt cháy mi bên trong, lòng tham vọng ấy đã khiến mi được suy tôn là một nhà phê bình giảo nghiệm độc nhứt về cổ vật nước Ý, và đã ba năm nay, mi được đoạt tới đích ấy rồi. Duy mi đang đau ốm rề rề, nhưng còn lâu, mi chưa chết bây giờ đâu. Mi chẳng làm gì cho động móng tay, cũng không lãnh bắt mối ăn tiền còm, nhưng ai chia lời mi biết táp.
- Ông Berenson, nầy là lai mươi lăm ngàn quan, đây ông.
- Cám ơn Gimpel.
Mới đây, mi đến trú ở Paris. Mi rằng đến để góp công làm việc cho hội Hồng thập tự Mỹ quốc. Kỳ trung, đó là vì mi e một ngày kia bọn Đức tặc đạp vỡ ranh giới nước Ý, tràn xuống Glorence khuấy rầy mi và biệt thự của mi, và người ta thì thầm nước Anh không khứng cho mi qua xứ họ. Giới nào, hội nào trên hoàn cầu, mi đều quen biết, nhưng trên hoàn cầu mi chỉ có thù địch, mi ghét chúng bao nhiêu, thì chúng cũng ghét mi không vừa, và nói cho cùng, thoáng thử nhốt mi vào chuồng hổ cùng với một phê bình gia khác, thì dám chắc lão gia bị hổ xơi ngay, chớ hổ vẫn chừa mi mà? Kẻ thù không đội trời chung của mi, lại là ông Bode, tức ông quản thủ viện bảo tàng kinh đô Đức Berlin, ông này tại sao dám nghiên cứu và hiểu sâu về cổ hoạ và điêu khắc Ý? (hơn mi và biết dư những mánh khóe của mi trong môn sở trường nầy) (12-9-1983).
Hai trang 8 và 9 cũ ấy, vốn chẳng hay ho gì, và nay đọc lại thật là “đầu Ngô, mình Sở”, nhưng như đã nói, tôi vẫn tiếc và cố chép lại nơi đây, để cho thấy tật “ưa để dành” và quả số kiếp của tôi là chó chôn xương, để moi móc lên gặm lại những buổi đói lòng mà không sẵn thức ăn dưới tay.
Ngày nay gẫm lại mà giựt mình, đời của tôi, đời một tên thơ ký quèn trào Tây còn sót lại, chỉ được cái sống dai, nay lên lão, và nếu sự nghiệp còn, sách vả còn, và đồ xưa, ngoạn hảo không mất ai át, ấy chẳng qua là nhờ vận may, và cũng nhờ và vẫn không quên ơn nhà nước biết xét cho một người lương thiện và vô thưởng vô phạt. Hôm nay tôi đã được 88 tuổi và trong vài mươi ngày nữa, đến 27-9 ta, tức 26 octobre tới đây, sẽ lên tuổi 89, thử nhìn lại những khúc đời đã qua, vui có, buồn có, và nếu phải trở lại cuộc đời, tưởng sẽ y đường cũ mà bước, và không thay đổi chút nào. Tại sao phí phạm quá nhiều sức sống? Nhớ lại, và ngày nay mỗi lần có dịp đi qua chỗ cũ, bỗng giựt mình, năm 1920, học xong năm thứ nhứt (première année) trường Chasseloup, nhơn dịp bãi trường, mãi ham về nhà ở Sốc Trăng, tái hiệp cùng cha già mà quên lấy về đôi giày tige drap bỏ quên dưới ngăn tủ trên lầu ngủ nhà trường, đêm ấy, vào khoảng tám giờ tối, sửa soạn mặc đồ vía đi xem chớp bóng rạp Casino, mới nhớ đôi giày giá đặt mười hai đồng (12$00) nơi tiệm Nguyễn Chí Hoà đường Catinat, tiệm giày này là của bà quả phụ Lê Thị Gẫm, mẹ của hai nhà giàu lớn, Nguyễn Chí Mai và dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều, chẳng lành thì chớ, quên giày thì lên bỏ qua, nếu kỳ nhập trường tới, còn gặp giày lại thì may, bằng không thì thôi, đàng nầy tôi lúc ấy tiếc của không chịu bỏ qua, lại mời rủ anh em, cùng nhau trở lại trường và tôi noi theo góc đường Lê Quí Đôn và Trần Quí Cáp leo qua hàng rào sắt nhọn, vả đeo theo ống nước máng xối, lên được mái ngói và noi theo một cửa sổ không đóng kín, đột nhập lầu ngủ mà lấy cho được đôi giày, ngày nay trở lại chỗ cũ; nhìn cảnh xưa không thay đổi mà tự giựt mình, quả tôi phí phạm sức sống, vì ống máng xối nào có chắc, rủi thời lúc ấy tôi sa chân xẩy bước, té từ trên cao rớt xuống mà mạng mất thì chẳng là uổng công sanh dưỡng của mẹ cha?
Năm 1924, cưới vợ để chín tháng sau, vợ bỏ nhà, cuộc vợ chồng dở dang, chưa nóng một chiếc chiếu, ắt cũng tại mình phần nào... để rồi trở lại cảnh sống độc thân, buông lung sa đà, hai lần vô nằm nhà thương Chợ Rẫy, rồi kết hôn với một vợ nữa, tốn hao tiền bạc của cha mẹ, làm mất luôn dấu tích mười lạng vàng nữ trang của mẹ để lại và của ấy nơi ba tôi ra công tự làm lấy, dấu tích của mẹ và cha mà, tôi không gìn giữ được, tôi như vậy nên hay là hư, khỏi nói,... để rồi 19 năm sau, người vợ nầy cũng ôm cầm sang thuyền khác, cuộc ly dị đã có toà án làm chứng, nhưng nay phải nhìn nhận đôi bên đều có lỗi và lỗi của tôi, tôi tự trách, tôi mê đồ cổ hơn người chán gối và phải chăng mê đèn sách hơn mê đàn bà tôi đành chừa cho công luận xét soi, và tôi nhìn nhận, có hư nên chúng bỏ...
Mấy phen quen biết cảnh Sài gòn, từ năm 1919, chưn ướt chưn ráo, lên đây học hành, năm 1928, đổi về tỉrh Sa Đéc, vợ thơ, tiền túi, nhẹ bồng..., năm 1932 đổi về Sốc Trăng, ở gần được với cha già mấy niên, chữ hiếu chưa tròn, năm 1935 đổi lên Cần thơ, hạnh phúc trong tay mà không biết tận hưởng, năm 1938 đổi trở lại Sài gòn tùng quyền nơi dinh thống đốc, để rồi thấy thời cuộc bất an, xin đổi về quê hương là tỉnh Sốc Trăng vui sống mấy năm dưới chơn cha già mà vẫn chữ hiếu còn thiếu nhiều bề, kế lại xảy ra cuộc biến thiên, tôi không sống yên thân được nơi nhau rún, cũng tưởng một gói một xách lên Sài gòn nương náu tạm chờ ngày lui về quê nhà là Sốc Trăng, ngờ đâu nay dính gốc dính rễ, từ năm 1947, tôi thiệt thọ làm con dân tỉnh Gia Định như vầy, việc nghe việc thấy cũng chán chê, và nào đâu cánh “tái hồi cầu thị bách nên xuân”.
A! Ha! Tuổi chúng chờ ta, nay chỉ chờ ngày xuống lỗ! Tóm tắt lại, không như Thăng Long là chốn “ngàn năm văn vật”, cũng không như Huế đô là đất thiêng liêng nhà Nguyễn, Sài Gòn chưa được hơn tuổi ba trăm năm, kể từ ngày Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, năm 1679-1680 kéo binh Minh qua đây xin đùm đậu, theo mắt tôi dự kiến: Sài gòn năm 1919, vẫn lèo hèo dân cư thưa thớt, mười sáu giờ chiều tan chợ là chợ Bến Thành trơ trẽn đìu hiu như nhà ma mạt chủ, vì phong tục thời Pháp thuộc, đêm hôm từ 16 giờ cho đến 6 giờ sáng, nhà chợ phải để trống, không cho người vào ở, vả lại lúc ấy đèn đuốc lèo hèo, nhà tư nhân còn dùng đèn dầu hoả, nhà sang và nhà thợ thầy mới biết dùng khí đá (carbure) và sau hơn nữa dùng đèn có manchon hiệu Tito-Landy, và chỉ cơ quan nhà nước và các đường phố lớn mới có đèn điện vân vân, xuống đến những năm 1930 đến 1945, qua cơn khủng hoảng kinh tế sau trận đệ nhứt thế chiến 1914-1918, từ những năm 1921 về sau, Sài Gòn mới bắt đầu lại nghỉn, kinh tế phát triển, ruộng trúng mùa, có cuộc cho con sang du học bên Pháp địa, tiền rừng bạc biển, sắm mua xe ô tô, từ xe mủi sập Citroen, đến xe mui hòm Delagé, Renault, Peugeot, vân vân, và mọc như nấm đầu mùa mưa, nào nhà hàng cơm Tây, nào rạp chớp bóng, từ bóng câm rạp Casino ngày nay vẫn còn tồn tại qua rạp Eden và rạp Majestic, sau rốt là rạp Rex, vân vân, nhà phố khuếch trương thêm đồ sộ, người Việt ta biết tranh thương cùng khách kiều cư chà Bom bay, chệc Quảng, chệc Tiều, rồi vượng lên một lúc thật thịnh vượng, buổi binh Mỹ qua đày vãi tiền quến rủ gái nhà quê quẳng gánh, không gánh nước mướn nữa, tập dồi phấn thoa son, học khiêu vũ, lây người ngoại bang, rần rần một lúc, để đến năm 1975, tháng tư ngày 30 đạo binh giải phóng vô đây, thành phố để mặt thật, phấn son bỏ dẹp như đã thấy và nay bặt bén trở lại nhưng như tôi chưa rành và hiện không dám viết...
Phong tục rạp quán, xin hãy giở báo hàng ngày ra đọc, tôi nói bằng thừa: nhớ lại buổi không xa gì lắm, là buổi chúng tôi vừa ra trường, đóng vai làm mọi cho Tây, thơ ký có anh Phát, lanh lợi đi trước thời cuộc, Phát cặp với một nữ lai, con của một cảnh sát trưởng ở Chợ Lớn, Phát tình nguyện ưng ra Côn Đảo làm việc giấy nơi văn phòng viên chủ ngục, để có dịp dẫn dắt nàng vị thành niên đầm lai con ông cò ra đó hưởng tuần trăng mật, nực cười ông Cò mất con, làm tờ có tìm con, đơn thưa quan chướng lý toà Pháp đình gởi qua dinh Thống đốc lại gặp Thống đốc tên là Ba Ghẹ, có máu 35, thống đốc phê câu Pháp ngữ, tôi nhớ mãi là phàm có con gái thì bổn thân phải biết gìn giữ và gà mái sút chuồng thì chủ chuồng tự tìm lấy, chớ thơ ký Phát, không có lỗi đối với phận sự, vả lại đã đến chốn Côn Đảo là cùng tột, thì còn chỗ nào sai đi được nữa, chuyện là chuyện gia đình, chuyện tư gia (affaire privée), không thuộc quyền Thống đốc xét xử v.v... Tuy đơn phê làm vậy, nhưng ông Ba Ghẹ vẫn ra một huấn thị và ra chỉ thị dặn tự hậu đàn bà có chồng công chức tùng sự tại Côn côn, muốn ra đó thăm chồng phải đợi tuỳ tờ hôn thú chánh thức mới đáp tàu ra đó được và thàa dịp ấy một thơ ký khác tên Ba, bị người chăn gối làm bực bội quấy rầy, để cho rảnh sự thoát vòng nữ quái, Ba làm đơn tình nguyện thế cho Phát, Ba ra hứng gió Côn Đảo một ít lâu, nàng tình nhân y hẹn xách va ly định đi tìm chồng nhưng đến bến tàu, vì thiếu tờ hôn thú hợp lệ, nên cô Mười ở lại Sài Gòn, dặm chăn nghêu ngao lỡ khóc lỡ cười và Ba khoái trá, việc như vậy, tôi cho rằng thú.
Một việc khác, nói về lương tâm ông bác sĩ chuyên nghề cứu nhân độ thế, tôi biết một bác sĩ người bòn bon da màu cà phê sữa, có bằng nội trú dưỡng đường Paris (interne des hôpiteaux de Paris) trước tùng sự tại dưỡng đường tỉnh Sa Đéc, sau thuyên chuyển qua nhà thương đô thành Cần Thơ, về chuyên môn thì phải nhìn nhận ông vững nghề trị bịnh, nhưng tại sao ông hám tiền quá độ, lúc ở Cần Thơ, tôi nằm nhà thương nên biết rõ chuyện ông nhóng tiền, có một cô gái Việt đau chứng lên sốt nóng vùi, cha của cô được chủ Tây cho lấy xe nhà chở cô gái vào nhà thương, bác sĩ thấy cô nầy đi xe nhà lộng lẫy, nên nhóng tiền, cô chỉ có đường kinh, máu ra nhiều, tấm trinh chận máu ứ lại, giá thử chích cho rách tấm da mỏng kia thì máu hết ứ, nhưng ông bác sĩ vẫn đế cô nhỏ rên la đau đớn, lỗi vì đi xe nhà mà chậm lòi tiền...
Và cũng thì ông bác sĩ da cà phê sữa nầy (Bourbonais), Dr. L....., tôi vẫn gặp lại ở tỉnh nhà, Sốc Trăng, năm ấy, (nay quên năm nào), có một vị cai tổng chủ ruộng, ban đêm đi mò vợ tá điền bị đâm đổ ruột, chở kịp ổng ra nhà thương tỉnh lỵ băng bó, bác sĩ người Ba Lan Dr. Mickianowsky, trị cho ông đã gần lành, ông cai tổng ỷ giàu, sai lấy xe nhà đem lên Cần Thơ rước cho đ
  • 27.
  • 28.
  • 29.
  • 30.
  • 31.
  • 32.
  • 33.
  • 34.
  • 35.
  • 36.
  • 37.
  • 38.
  • 39.
  • 40.
  • 41. & 42.
  • 43.
  • Thay lời tựa
  • 1. Văn minh
  • 2. Thả cầm thi, lai rai nhắc chuyện cũ
  • 3.Sài gòn cận đại, buổi đầu Pháp thuộc.
  • 3. Tiếp theo
  • 4. Sài gòn sinh hoạt
  • 5. Sài gòn ăn uống
  • 6. Cây trồng haiược ông bòn bon xuống khám bệnh cho ông, bác sĩ cà phê sữa, sẵn xe lên ngồi, vừa hóng mát ngoã nghê, xe tới Sốc Trăng, ông vào nhà thương, sai tháo cuộn băng, ông bác sĩ ban đầu lấy xà bông rửa sạch hai bàn tay, rồi lấy rượu cồn rửa tay lại thoa đi thoa lại rượu 90 chữ không biết mấy lần, đoạn ông bước lại gần giường thầy cai đang nằm, ông nhìn vô chỗ bị thương, ông gật đâu và sai nghịch chỗ bị thương lại y như cũ, đoạn ông lên xe trở về Cần Thơ, tiền khám bịnh lúc nãy, đúng là sáu trăm bạc (600$00), năm ấy Nhựt Bổn có mặt tại Sốc Trăng, và sáu trăm bạc, xin độc giả ngày nay tự định lấy giá trị.
    Còn một chuyện nầy nữa, cũng xảy ra ở Sốc Trăng. Lúc ấy có một quan toà là người Việt, quê quán ở Cao Lãnh, ông có vợ là con của một nhà giàu lởn ở Trà Ôn (Cần Thơ), bà nầy đeo vàng xoàn đi xem hát, khi trở về nhà, bà giao cho chị vú xẩm tháo vòng xoàn cất giữ trong một tủ trang sức gỗ, sáng ngày, cả hai, chủ nhà và chị xẩm Quảng Đông, không tìm ra nữ trang, hô hoảng bị trộm, cách ít lâu, quan toà đi ngang một tiệm thợ bạc, thấy bà cai tổng có chồng bị tá điền đâm đổ ruột mà không chết trên đây, bà đang ngồi chờ gắn xoàn vào chiếc vòng, quan toà bước vào, hô lên là xoàn ấy là xoàn của vợ ông bị mất trộm, bà cai phải nhờ luật sư bào chữa và tốn hao không ít mới khỏi vụ nghi oan ấy, việc đã nguôi ngoai và cách không lâu, quan toà có lịnh thuyên chuyển qua tỉnh khác, quan bán cái bàn gỗ trang sức cho một người chủ tiệm làm đồ mộc, người nầy khi đến nhà quan chở tủ, kéo ngăn hộc ra, thì té ra vàng xoàn nữ trang nghi là bị mất trộm vẫn nằm yên dưới đáy tủ, vì kéo ra kéo vào, vàng lọt tuốt xuống kẹt đáy mà vừa chủ nhà vừa chị ở Tàu, sớn sác, không xem xét kỹ, báo hại bà cai hao tài tốn của và ông quan, vì thiếu lương tâm, đã nghi oan cho kẻ bị oan tình là bà cai nọ.
    Mấy chuyện nầy đều là chuyện tào lao, chuyện chó bị xe hơi cán, chuyện không đáng kể, nhưng tôi vẫn kể lại đây, vì trong tập Sài Gòn tạp pín lù nầy cũng nên ghi lại những vặt vãnh đánh dấu buổi suy vong thời Pháp thuộc. Một chuyện nhỏ nữa là chuyện quan phó tham biện Pháp ở Sốc Trăng, tên là Mabé ông bị lính Nhựt bắt giải làm tù binh lên Cần Thơ, trước khi bị bắt, ông giấu nữ trang của vợ trên kẹt hóc nhà lầu ông ở, thanh niên tiên phong chiếm nhà nầy một thời gian khá lâu, thế mà sau đó quan Tây nầy trở lại nhà cũ và tìm gần y nguyên số vàng giấu kín, những việc dường ấy, nên hỏi thanh niên tiền phong làm việc tắc trách, xem xét kiểm tra không kỹ, hay là nên hiểu như tôi là mỗi người, mỗi vật, đều có số, có vận may, không ai giống một ai, và cũng không nên tìm hiểu cho nhiều thêm mệt trí óc... cho vào Sài Gòn tạp pín lù là vừa.
    (Ngày 16-9-1989).
    CHUNG
    Chú thích:
    (1) fait les cent coups: mener une vie désordonnée. Tôi dịch “hư đốn một trăm lần”