Vừa dọn về nhà mới trong Chợ Lớn đâu được vài ngày, kế má Tư tọt tét vô thăm. Má căn dặn một hai chớ có tin mà mắc điếm thằng ba da trời đánh nầy. Nghe vậy hay vậy, tội nghiệp nói có trời làm chứng, tôi ở cửa giữa, nắng bề nào che bề nấy, biết làm sao bây giờ. Má, tôi cũng thương; mà ảnh, ảnh muốn gì, tôi cũng chịu. Chưa đầy một tháng, chồng tôi sắm lại cho tôi chuỗi và vàng tay đủ hết, con người làm sao mà rộng rãi với vợ con quá, chỉ tiếc không phải một màu da.Bữa nọ, không có anh ấy ở nhà, má Tư vô, biếu tôi lấy cho mượn năm trăm đồng, vì má có chuyện cần kíp lắm. Tôi than năm trăm không có, tiền chồng cho để xài vặt, tôi tiện cặn vừa hơn tám chục, chớ một trăm cũng không có đú, má tạm đỡ về mà xài. Má mới biểu thôi thì cho má mượn đỡ vàng đem về cầm, rồi nội trong hai ngày, má chuộc lại liền, thẳng không hay đâu mà sợ. Tôi nghĩ đầu dây môi nhợ cũng nhỏ người ta mà mình nay được no cơm ấm áo như vầy, không lẽ mình nói không cho thì cũng ngặt. Tiếng má Tư ở Sài Gòn phải vừa või gì, nếu chọc cho bả giận và mếch lòng thì dễ gì sống trên đất nầy với bả hay sao? Nghĩ vầy rồi, tôi tuôn hết vòng vàng của cái cho má mượn, chỉ chừa mấy nhón thường đeo hàng ngày mà thôi. Bả về rồi, tôi ăn ngủ không được, lo lắng trông mau đúng hai ngày, kẻo phen nầy, chồng tôi hay đặng việc nầy, thì có nước chết. Té ra đúng hai ngày mà trông hoài không thấy tăm dạng, qua ngày thứ ba, anh vừa bước ra, tôi vội khoá cửa, tuột ra nhà má. Tới nơi thấy má nằm xuôi xị. Vừa thấy mặt, má nói cho một hơi: “Ác nghiệt hôn. Làm cho con tôi phải ra đến đây làm vậy! Con ơi! Thiệt là rui cho má quá? Hôm má mượn đồ của con, là má tính còn hai kỳ góp nữa thì hết thiếu thằng Annamalê. Cho nên má định mình làm tốt đem góp tất cho nó một lần để rút giây nợ cho nó có cảm giác là mình là người tốt rồi vài hôm sau mình giả bộ dắt con Bảy ra hỏi, rồi mình ký tên xa-nhe (signer) bảo lãnh, vay lại năm ngàn đồng bạc mới mà xài. Mình nghĩ bề thế con Bảy chị con như vậy và mình lại vừa mới trả hai ngàn đồng cũ rất tử tế chưa đợi đúng kỳ, đã vậy thằng Annamalê nó có dặn má coi chỗ nào chắc chắn chỉ cho nó để nó cho vay bạc, như vậy đó lẽ nào phen nầy nó từ chối. Ai dè xui quá là xui? Rủi ôi là rủi! Đồ đạc của con đem về, má cầm chưa đầy ba trăm. Má phải mót thêm đồ nhà nhập vô cầm được một trăm ngoài nữa. Rồi lại mượn thêm năm chục đồng của cô Sáu Sửu, nhập vào mới đủ hai tháng tiền cho nó. Ra lấy giấy nợ cũ xong xuôi, hôm qua nầy dợm ra nói chuyện với nó về vụ hỏi năm ngàn đồng mới, ngờ đâu có tin nó đau. Hồi sớm mai nầy, má mới ra ngoài, thì nó chưa mạnh. Con nghĩ mà coi má sai lời với con, có chết được không? Làm má buồn quá. Đi mới về, mới liệng cái khăn, vừa nghỉ lưng kế con ra đây làm vầy. Tội quá!”Thôi? Má đã nói như vậy, phép mình nói sao bây giờ? Ra về tay không, chỉ xin má một điều phải lo phải chạy làm sao, kẻo để lâu, chồng hay đang phen nầy việc tác tệ dường nầy, ảnh đánh cho ắt là nhứt sanh nhứt tử.Được hai bữa tôi ra, thì má kêu trời cho hay Annamalê vừa đem đi chôn. Và má bây giờ quả tận lương vô kế. Tôi nghe vậy thì hai hàng nước mắt chảy ròng ròng. Cô bác phải ai gặp tôi lúc đó, chắc là tưởng thằng Annamalê nầy là tình nhơn của tôi nên nghe tin chết tôi mủi lòng như vậy. Kỳ thật tôi khóc mấy lượng vàng của tôi không cánh mà bay. Tôi khóc cho bản thân tôi, phen nầy làm sao biết đào đất mà trốn, mà trốn sao được với anh hạch nhà tôi dẫu xương đồng da sắt cũng phải mềm? Tôi ngồi khóc nỉ non nỉ nọt. Má an ủi: “Tuy vậy mặc lòng, con chớ có rầu buồn làm chi cho hao tốn nhan sắc. Má còn tính toán. Con chớ tưởng tiếng Tư Hớn đất Sài Gòn nầy, đành khoanh tay ngồi coi con mang hại hay sao? Còn nước còn tát mà. Trời sanh voi, phải sanh có chớ?”Tôi lau nước mắt ra về, lòng nặng trĩu.Ngày sau, lối ba giờ chiều, má ngồi xe kéo tay vô... Má bệu bạo: “Con ôi! Cứu má phen nầy, không thì mẹ con mình chết chùm với nhau đó. Mấy ngày rày má chạy đã cùng phương, mà lo không ra kế. Má lại e phen nầy chồng con nó hay đồ đạc mất nữa thì nó không dung, mà chẳng lẽ má để cho vợ chồng con rời rã vì má hay sao? Đã biết, với thằng điếm ba da đó thì có kế chi tình nghĩa vợ chồng. Tuy vậy, đây cũng là chỗ nhờ cậy của con, tưởng mất rồi khó kiếm. Chớ má biết rõ bụng nó không quyết chí lâu dài với con đâu. Thứ quân...” Má nói đến đó rồi thở ra không nói dứt câu... Tôi hỏi: “Vậy bây giờ má tính sao?”. Má Tư tiếp: “Có một chước nầy là vẹn toàn, ngặt nỗi con bây giờ, đâu có nghe lời má”. Tôi hỏi phăng tới: “Chước gì má cứ nói, con nào dám chẳng nghe lời má hay sao”. Má đáp nho nhỏ: “Nề! Có một thầy cai ở Trà Vinh, người giàu có lớn lắm, thêm dám ăn xài. Thầy lên đây bán lúa mà má biết tánh thầy, hễ thấy con ắt quít đít liền. Vậy chiều mai con hãy bắc kế cho thật bảnh, lối gần năm giờ con ngồi xe tay cho kéo ngang nhà má mà đừng ghé. Má có chào hỏi, con cứ trả lời cầm chừng rồi chạy luôn; còn chi nữa, mọi việc để đây cho má lo liệu. Vái trời cho con lọt mắt thầy thì không khác chuột vào thúng nếp. Ở đời phải biết phòng xa. Nói cho cùng, rủi thằng ba da nầy có sa thải con ra, thì sẵn còn thầy cai đó. Chớ bằng không, thì một mai rồi trở tay không kịp. Mà con phải nhớ cái thằng điếm chó ở nhà đây nó buông con nầy bắt con kia, xưa nay ai cũng biết trừ có mình con. Ngây thơ quá thì lầm to. Đừng chắc con ăn đời ở kiếp mãi mãi với thằng hạch nầy. Nó thuở nay, hễ con nào còn mới thì nó tâng tiu, chớ ít ngày xài đã, nó đạp đầu ra cửa, lại còn kiếm cách lột đồ sạch bách. Hôm nọ vì thấy con bơ vơ nên má gả đỡ chớ xong xảy gì đâu! Má ỷ có má đây, ắt nó không làm gì con đặng nên má gả phứt cho con tạm an thân, nay nếu con chẳng biết nghe lời thì sau nầy dừng trách. Ý cái con, sao mà khờ quá!”Ban đầu tôi còn bần dùng, còn chút lương tâm nên không nhứt quyết e làm vận nhiều lợn cợn, hột sượng nhủn nhẳn, khi rút trang giấy từ trong máy ra, tự không bằng lòng, bụng vẫn muốn viết lại, sửa chữa lại, nhưng rốt cuộc thì vẫn đâu vào đó, trang giấy được thu xếp vào tập, đến khi dày cộm thì đóng lại thành tập, hoá ra tập nầy tập kia, bao nhiêu tập đều dồn vào tủ, chờ con mối con mọt xơi, hoặc giả chờ ngày nhắm mắt sẽ làm kén bó liệm đem theo, vả lại việc nầy càng thêm thấy tôi nay ngớ ngẩn, chớ độ nầy, “chết không đất chôn”, vẫn hoả táng là may, dễ gì có hòm có mồ hay mả? Lại lẩn thẩn nữa, lại nói đi nói lại nữa, chán quá, nhưng biết làm sao bây giờ? Sở dĩ tôi viết là để ghi lại đây mối tình muộn màng chứng tỏ mặc dầu số tuổi 83, tôi vẫn còn thèm còn muốn. Viết đến đây bỗng có khách đến nhà, đành bỏ dở, khi khách ra về thì cơn hứng đã đi qua, ngồi viết lại vẫn lợn cợn sượng chai, đời tôi, văn của tôi, ô hay, nó đứt nối bời rời, cơm nếp nết và hạt đâu sượng làm gương, cũng không phiền không trách. Lần hồi tôi rõ lại, viết gọn và hay là văn của Nhất Linh, là người tôi hằng mến phục và tôn làm thày, thế mà cũng vẫn sửa đi sửa lại luôn khi, và hỏi anh ấy, ảnh vẫn tự thú nhận cùng đồng một bệnh, và xét cho cùng, chỉ tỷ dụ là xong, ai đâu tôi không rõ, chớ chính tôi, tôi chẳng bao giờ dám sính tài viết văn mà bòng tranh giải về tứ chương bóng bảy. Tôi nói nãy giờ mà vẫn chra vào đề, đủ thấy sự lượt bướt của tôi sự lòng thòng lễn mễn khó tránh của nghề viết, và gẫm lại, tôi tự cười lấy mình, vì biết bao người hay giỏi hơn mình nhiều mà vẫn lầm vấp và phạm vào lỗi quá ham nói cho đầy đủ chi tiết, một sợi lông không bỏ, gương văn hào Pháp Guy de Maupassant là một và nơi đây, nhơn đọc lại táp “Chân dung Nhất Linh: (Văn xuất bản số 6-66) lại thấy con khóc cha, văn luộm thuộm cà kê thi lại mấy! Cha uống thuốc độc nằm nhà, không lo chạy về lo phương cứu chữa, để đứng đụt mưa dưới mái hiên họ và ghi chép tỉ mỉ cử chỉ vô tích sự một cô gái cùng cùng đứng dưới mái để tránh mưa như mình, cho hay quả thật: “Ai như nấy, chuyện người thì đáng, chuyện mình thì quáng là thường lề và thường lề hơn nữa là “ham chỉ trích người mà quên xét lỗi mình”, và “bắt lỗi người thì được, và ai thử bắt lỗi mình” lại giận là giận làm sao? (là giận cái nỗi gì?). Tháng giêng năm nay, nhơn đến chơi nhà một bạn nhỏ chuyện nghề mua đi bán lại đồ ngoạn hảo, tôi bỗng thấy một cặp ghế trường kỷ chạm trổ rất khéo, toàn bằng gỗ trắc màu cánh kiễng đỏ au, đúng với đanh từ “hồng mộc” (hung mu) của người Trung Hoa và đặc biệt hơn nữa là nơi chỗ dựa, có cẩn đá hoa rất đẹp. Người ấy khoe mua giá 37.000 đồng, tôi lấy tình thiệt khen hai vật nầy hiếm có và giá như vậy rất đáng. Nag không hiểu làm sao, khi về đến nhà tôi vẫn vờ vờ vẫn vẫn nhớ mãi cặp ghế, khó quên. Ngồi ăn cũng nhớ, nằm ngủ cũng không quên, nhớ và bâng khuâng bứt rứt, tưởng còn nặng hơn nhớ tình nhân bằng xương bằng thịt. Mà đã 83 rồi tuổi gần đất xa trời, còn bao nhiêu lâu nữa mà đèo bòng, hưởng thụ được bao lăm nữa, vả lại nhà văn không tiền... Thế rồi tối lại tìm cách xuống chơi nhà bạn, để có dịp nhìn lại hai món vật, thử xem “còn thương hay đã dứt”. Nhưng càng thấy càng thêm mê, sau rốt tôi liệu cách, thú thật với bạn “mua thì không tiền mua nổi”, nhưng còn cách “đổi với nhau đồ vật” và “chung cuộc”, y lựa và lấy của tôi chín món sứ nhỏ, đựng không đầy một hộp giấy con con, vả ngày 19-2-1984 y chở lại nhà cặp ghế, nhưng than ôi, cả hai đều gãy lọi một chơn, và mãi đến ngày 2-4-84, tôi mới nhờ thợ giỏi rước từ quê nhà ở Sốc Trăng lên sửa chữa từ 7-3 đến 2-4 mới thành khoảnh hết què hết lọi. Nhưng giá không phải 37.000 mà là “một cây nguyên” tức 70.000 đồng, mẹ ôi, sao mắc quá vậy, ban đầu nói 37.000 mà, và dạ thưa, 37.000 là giá khi mua, cũng khá lâu, duy chưa có thợ chữa nên chưa bày, và nay giá vàng là vậy vậy đó”. Trước khi mua sắm, tôi đã cẩn thận hỏi kỹ người trong gia tộc chủ cũ cặp ghế, thì quả thật, hai vật ấy vốn trong gia đình tỷ phú nầy, nhưng nay người chủ đã từ trần, và hai vật nầy, trong gia đình đã bán từ lâu, nên giá cả không biết rõ. Khi còn sanh tiền, người chủ nầy không bao giờ khứng bán hay vật ấy - cho hay mắt xanh chẳng phải “duy một kẻ này” và giá kia, nhứt là theo thông lệ vật bán, phải sửa chữa cho xong mới bán, tôi cũng không trông mong thu hồi chút ít gì được, vì bạn tôi đã có câu hờ dứt khoát, “nếu bác có chỗ nào không ưng ý, thì cháu có thể lấy cặp ghế lại, không hề gì đâu, và “quả bác có duyên nợ với cặp ghế ấy, chớ chủ cũ của nó chẳng bao giờ chịu rời nó lúc nào”. Thôi, phải sao chịu vậy và quả mình có phần nên vật ưng ý nay đã về tay. Viết đến đây, tưởng nên chấn dứt là vừa, nhưng như đã nói nơi đoạn trrớc, tôi phải “tự vạch lưng cho người đếm thẹo”, và không khai ra, làm sao người khác rõ những chỗ đáng chỉ trích của tôi. Bình sanh, tôi dốt đặc cán mai, mà có tật ham nói chữ, tuy không mê tín dị đoan, nhưng rất tin những gì trong sách cổ đã ghi lại. Trong một quyển tôi đã đọc, tôi còn nhớ câu “thiên hạ chi bửu, đương dữ ái tích chi nhơn” (của báu trong thiên hạ, thường trời hay cho người có lòng yêu tiếc được, tức là người hay ham của báu, tức người biết gìn giữ nó, thì của báu hay về tay người ấy), nói cách khác và rẻ rề hơn, là “vật quí biết tìm người” (quí vật tầm quí nhân). Và cặp ghế nầy quí tại chỗ nào? Tôi xin phân tách: a) Về vật chất, ghế làm bằng gỗ trắc là một thứ cây mịn thịt, màu đỏ thâm, người Trung hoa gọi “hồng mộc (hung mu) và rất quý trọng, vì mối mọt không ăn, nếu để trong bóng mát thì chẳng bao giờ hư mòn, càng lâu năm càng lên nước, thâm đen bóng như huyền hay như sừng, ngày xưa rừng ta có khế nhiều nhưng nay rất hiếm có: cây chỉ bền chắc khi đúng tuổi, và người chúng ta không biết giá trị, nên đã phá hoại, đốn chặt quá sớm và không biết dung dưỡng nên cây không lớn kịp cho người dùng. b) Riêng cặp ghế có hai miếng đá hoa, lớn cỡ 0,45x 0,65 (mét), là hy hữu, vì khảo ra thứ đá hoa nầy chỉ Miến Điện mới có, Miến Điện trong sử, xưa gọi “Đại Lý quốc” và vào đ!!!8314_60.htm!!!
Đã xem 207737 lần.
http://eTruyen.com