Giáo chủ tể tướng đứng dậy và vội vã đi ra đón bà hoàng hậu nước Anh. Ông gặp bà ở quãng giữa hành lang dẫn đến văn phòng mình.Ông càng tỏ vẻ cung kính bà hoàng hậu không có tùy tùng mà cũng chẳng có trang điểm này hơn, khi tự mình cảm thấy rõ ràng có điều gì đáng chê trách về tính biển lận thiếu nhân tâm của mình.Song những người đến cầu khẩn lại tài bắt gương mặt mình biểu hiện được mọi vẻ, và người con gái của Henri IV vừa tươi cười đi tới người mà mình căm ghét và khinh bỉ.- Chà! Vẻ mặt mềm mỏng làm sao! - Mazarin tự nhủ. - Phải chăng bà ta đến vay mượn mình tiền?Và ông ta liếc một cái nhìn lo ngại về phía cái két bạc của mình, ông cũng vội quay cái nhẫn của mình vào phía trong để che giấu cái mặt kim cương lộng lẫy mà ánh hào quang của nó hẳn sẽ thu hút cặp mắt người ta lên đôi bàn tay vốn đã nuột nà của mình.Khốn nỗi cái nhẫn ấy không cho phép mầu giúp ông tàng hình như chiếc nhẫn của Gygès(1) khi người mang nhẫn xoay nó.Lúc này Mazarin ao ước tàng hình quá đi, vì ông ta đoán rằng bà Henriette đến để yêu cầu ông một cái gì đó mà một bà hoàng bị ông đối xử tàn tệ như vậy lại xuất hiện với nụ cười trên môi, Chứ không phải với lời doạ dẫm thì rõ ràng là bà ta đến để cầu xin.- Thưa ngài giáo chủ - Bà khách uy nghi nói, - lúc đầu tôi có ý định nói về việc đã xui khiến tôi đến đây với hoàng hậu em gái tôi, nhưng tôi lại suy nghĩ rằng những vấn đề chính trị can hệ trước hết đến đàn ông.- Thưa bà - Mazarin nói, - thực là Lệnh bà làm tôi rối với những lời lẽ biệt đãi êm tai đó."Hắn thật là nhã nhặn, - bà hoàng nghĩ, - hay là hắn đoán được ý định của ta".Tới văn phòng của mình, giáo chủ mời hoàng hậu và khi bà đã yên vị trong chiếc ghế bành ông nói:- Xin Lệnh bà ban lệnh cho kẻ tôi tớ cung kính nhất của Lệnh bà.- Than ôi! Thưa Đức ông, - Hoàng hậu nói, - tôi đã mất đi thói quen ra mệnh lệnh và mắc thói quen cầu khẩn. Tôi đến đây để cầu khẩn ông và rất sung sướng nếu lời cầu khẩn của tôi được ông chấp nhận.- Tôi xin nghe, thưa bà, - Mazarin nói.- Thưa ông giáo chủ, đây là câu chuyện về cuộc chiến tranh mà chồng tôi duy trì chống lại những phần tử phiến loạn. Có lẽ ông không biết rằng người ta đang đánh nhau ở bên Anh - hoàng hậu nói với nụ cười buồn rầu, - và sắp tới đây người ta sẽ đánh nhau còn quyết liệt hơn từ trước đến giờ.- Thưa bà, tôi hoàn toàn không biết, - Mazarin nói và kèm theo một cái nhún vai nhè nhẹ. - Chao ôi! Những cuộc chiến tranh của chúng tôi đã choán hết thời giờ và tâm trí của một tể tướng khốn khổ bất lực và suy nhược như tôi.- Thế này nhé, - Hoàng hậu nói, - tôi xin báo với ông giáo chủ rằng Charles đệ nhất, chồng tôi nay mai sẽ thắng một trận quyệt định. - Trong trường hợp thất bại, - Mazarin làm một động tác, - Ấy phải phòng trước mọi chuyện, - hoàng hậu nói tiếp, - ngài muốn rút lui sang Pháp và sống ở đấy như một người bình thường. Ông thấy thế nào về dự định ấy?Giáo chủ lắng nghe mà không một thớ thịt nào trên nét mặt tiết lộ cảm xúc mà ông nhận thấy; suốt lúc nghe mà ông vẫn giữ nguyên nụ cười giả tạo, vuốt ve. Đến khi hoàng hậu nói xong, ông mới đáp bằng cái giọng mượt mà nhất.- Thưa bà, bà cho rằng nước Pháp bản thân nó đang xáo động và sục sôi như thế này lại có thể là một cái bến yên lành cho một ông vua bị truất ngôi hay sao? Vương miện chẳng đã vững chắc gì trên đầu vua Louis XIV làm sao ông ta có thể chịu đựng nổi một trọng lượng gấp đôi?- Về cái gì can hệ đến tôi, thì trọng lượng ấy đã chẳng lấy gì làm nặng lắm đâu, ông giáo chủ ạ, - Hoàng hậu ngắt lời với một nụ cười đau đớn, - và tôi chẳng đòi hỏi người ta phải làm gì cho chồng tôi nhiều hơn so với tôi đâu. Ông thấy rằng chúng tôi là những vua chúa rất khiêm tốn đấy chứ.- Ấy, thưa bà, - giáo chủ vội cướp lời để cắt đứt những điều giải thích có thể tiếp theo, - về bà thì lại là chuyện khác, bà là một người con gái của Henri IV của đức vua vĩ đại và tuyệt vời ấy…- Điều ấy không ngăn cản ông từ chối tiếp đón con rể của Người, có phải không, thưa ông? Tuy nhiên, ông cũng nên nhớ lại rằng vị vua vĩ đại, tuyệt vời ấy có lần bị phế truất giống như chồng tôi sắp sửa bị, đã cầu cứu nước Anh, và nước Anh đã chấp thuận; nói cho đúng thì hoàng hậu Elidabet chẳng phải cháu gái của Người?- Peccato(2) - Mazarin nói, ông ta cãi bữa trước cái lý luận thật là đơn giản ấy. - Lệnh bà không hiểu tôi: Lệnh bà nhận xét sai những ý định của tôi, và như vậy chắc chắn là tôi diễn đạt bằng tiếng Pháp dở quá.- Vậy thì xin ông cứ nói tiếng Ý. Hoàng hậu Marie de Médicis mẹ của tôi đã dạy cho chúng tôi thứ tiếng ấy trước khi bị giáo chủ tể tướng tiền bối của ông đưa đi chết trong cảnh lưu đày. Nếu như còn lại chút gì, của đức vua Henri IV vĩ đại và tuyệt vời mà ông nói đến lúc nãy ấy, chắc chắn là Người sẽ rất lấy làm ngạc nhiên vì sao sự khâm phục sâu xa đối với Người lại chẳng dính dáng gì mấy đến lòng thương đối với gia đình của Người như vậy.Mồ hôi hột đổ trên trán Mazarin. Rồi chẳng nhận lời đề nghị của hoàng hậu là thay đổi ngôn ngữ, ông nói:- Thưa bà, trái lại sự khâm phục ấy là to lớn và hiển nhiên, đến nỗi nếu như vua Charles I - xin Chúa phù hộ cho ngài tránh khỏi mọi tai hoạ - mà đến nước Pháp, thì tôi sẽ xin hiến toà nhà tôi, toà nhà riêng của tôi cho ngài; nhưng chao ôi! Đó sẽ l cái đinh gãy, ông ta ngã gãy một chân và đáng lẽ im đi thì ông lại kêu toáng lên như một tên sắp bị treo cổ. Tôi định nhảy xuống theo, nhưng muộn quá rồi: tôi nhảy vào tay bọn cảnh sát, họ dẫn tôi đến đồn Châtelet). Tôi yên trí ngủ một mạch, chắc chắn ngày mai sẽ ra khỏi đó. Ngày hôm sau, qua đi hôm sau nữa qua, rồi tám ngày qua đi, tôi viết thư gửi giáo chủ. Ngay ngày hôm ấy, người ta đến tìm tôi và dẫn về ngục Bastille. Tôi ở đây năm năm rồi. Anh có tin rằng đó là vì tôi đã phạm tội mạn thượng leo lên ngồi mông ngựa sau vua Henri IV không?- Không, anh nói đúng. Rochefort thân mến ạ, không thể nào vì thế, nhưng có lẽ anh sắp hiểu vì sao.- À phải, bởi vì chính tôi đã quên không hỏi anh điều này: anh dẫn tôi đi đâu?- Đến quan tể tướng.- Ông ta muốn gì tôi?- Tôi không biết nữa, vì tôi cũng chẳng hiểu rõ là tôi phải đi tìm anh.- Vô lý, Anh là một sủng thần mà?- Một sủng thần, tôi ấy à? - D'Artagnan kêu lên.- Ôi! Ông bá tước tội nghiệp của tôi! Tôi còn quá là thiếu sinh Gascogne khi tôi gặp anh ở Meung, anh thấy đấy, thấm thoắt đã hai mươi năm rồi, than ôi!Và một tiếng thở dài rất to chấm dứt lời anh.- Nhưng nếu đến với một mệnh lệnh! - Vì tình cờ tôi đang ở tiền sảnh, và ông tể tướng tìm gọi tôi như có thể tìm gọi một người nào khác, nhưng tôi vẫn chỉ là trung uý ngự lâm quân, và nếu tôi tính đúng thì đã ngót nghét hai mươi mốt năm rồi tôi là trung uý.- Rốt cuộc không có tai hoạ xảy đến với anh, thế đã là nhiều rồi.- Thế anh muốn tai hoạ gì xảy đến với tôi kia chứ? Như một câu thơ La-tinh nào đó mà tôi quên, hay nói đúng hơn chưa bao giờ tôi thuộc cả: "Sét không đánh vào những thung lũng!", tôi là một thung lũng, hơn nữa một thung lũng thấp nhất, anh Rochefort thân mến ạ.- Vậy lão Mazarin vẫn là Mazarin à?- Cỏn hơn bao giờ hết, bạn thân mến ạ; người ta nói ông ta lấy hoàng hậu rồi.- Lấy rồi?- Nếu ông ta không phải là chồng, thì chắc chắn là nhân tình bà ấy…- Cưỡng lại một Buckingham(2) và chịu khuất phục một Mazarin?Đàn bà thế đấy! - D'Artagnan nói triết lý.- Đàn bà, không phải, nhưng các bà hoàng hậu.- Trời ơi, về phương diện ấy, các hoàng hậu hai lần là đàn bà.- Thế còn ông de Beaufort, ông ta vẫn ở trong tù à?- Vẫn, thế thì sao?- À vì ông ta muốn điều tốt lành cho tôi, ông ta có thể gỡ ra cho tôi.- Có lẽ anh còn gần được tự do hơn ông ấy; như vậy chính anh sẽ gỡ cho ông ta.- Thế thì, chiến tranh…- Sẽ có- Với Tây Ban Nha?- Không, với Paris.- Anh định nói gì?- Anh có nghe những tiếng súng kia không?- Có. Thì sao?- Các thị dân đang đánh cầu dạo.- Anh có tin rằng có thể làm nên trò trống gì với cái đám thị dân ấy không?- Có chứ, họ có nhiều hứa hẹn đấy, và nếu như họ có một thủ lĩnh có thể tập hợp tất cả các nhóm lại làm một.- Không được tự do cực thật.- Ồ, lạy Chúa! Anh đừng thất vọng. Nếu Mazarin cho tìm anh, ắt là cần đến anh; và nếu ông ta cần anh thì này, tôi xin chúc mừng anh. Hàng bao nhiêu năm nay, chẳng ai còn cần đến tôi nữa; cho nên anh thấy tôi đã đến đâu rồi đó.- Anh hãy khiếu nại đi, tôi khuyên anh đấy!- Nghe này, Rochefort. Một thoả ước.- Thoả ước gì?- Anh biết rằng chúng ta là bạn tốt.- Mẹ kiếp! Tôi vẫn còn mang những dấu tích của tình bạn chúng ta: ba nhát kiếm!…- Này! Nếu anh lại trở thành người được ưu ái thì xin đừng quên tôi nhé!Lời thề của Rochefort, nhưng cũng phải được đáp lại.- Thoả thuận rồi nhé! Tai tôi đây.- Như vậy ngay từ cơ hội đầu tiên mà anh thấy nói về tôi.- Tôi sẽ nói về anh, còn anh?- Tôi cũng vậy. Nhân tiện, về các bạn của anh, cũng phải nói về họ chứ?- Bạn nào nhỉ?- Arthos, Porthos và Aramis, anh đã quên họ rồi sao?- Gần như thế.- Bây giờ họ ra sao?- Tôi không hay biết gì cả.- Thật à?- Ôi lạy Chúa, đúng thế. Chúng tôi từ giã nhau như anh biết đấy: họ vẫn sống; đó là tất cả điều tôi có thể nói, thỉnh thoảng tôi có nghe những tin tức, gián tiếp về họ. Nhưng họ ở chỗ nào trên thế giới này, quỷ bắt tôi đi nếu tôi biết được điều gì. Không, nói danh dự đấy! Tôi chỉ còn có anh là bạn mà thôi, Rochefort ạ.- Còn cái vị trứ danh… anh gọi hắn là gì nhỉ, cái cậu người hầu mà tôi đã đưa làm ông đội ở trung đoàn Piêmông ấy mà.- Planchet à?- Phải, đúng rồi. Cái ngài Planchet trứ danh bây giờ ra sao?- Ấy cậu ta đã lấy một ả có cửa hàng mứt kẹo ở phố Lombard cậu ta bao giờ cũng thích của ngọt mà; thành thử cậu ta trở thành thị dân Paris, rất có thể lúc này cậu ấy đang làm loạn. Rồi anh xem cái thằng vô lại ấy sẽ làm pháp quan trước khi tôi lên đại uý.- Thôi d'Artagnan thân mến ơi, can đảm lên một chút nào! Anh đang ở chỗ thấp nhất của bánh xe và khi bánh xe quay thì nâng anh lên cao. Ngay tối nay, số phận của anh có thể sẽ thay đổi.- Amen! - D'Artagnan vừa nói vừa dừng xe lại.- Anh làm gì thế? - Rochefort hỏi.- Phải làm sao để khi đến nơi người ta không trông thấy tôi ra khỏi xe anh; coi như chúng ta không quen biết nhau.- Anh làm thế là phải. Xin từ biệt.Lúc này rất đỗi lo lắng vì thái độ trong bức thư, Mazarin ngừng đọc và lại nhìn trộm người thanh niên. Y vẫn mơ màng.Mazarin đọc tiếp:"Thưa Đức ông, như vậy thật là gấp bách, tôi cần phải biết sự thể ra sao về những sở kiến của nước Pháp. Lợi ích của nước Pháp và nước Anh dù rằng được lái theo những hướng trái ngược, nhưng lại gần nhau hơn là người ta có thể tưởng. Nước Anh cần có sự yên tĩnh nội bộ để hoàn tất việc loại trừ ông vua của mình; nước Pháp cần sự yên tĩnh đó để củng cố ngai vàng của ông vua non trẻ, các ông cũng như chúng tôi cần đến nền hoà bình nội tại ấy mà chúng ta có thể đạt tới nhờ sức mạnh của chính phủ chúng ta.Những cuộc tranh chấp của ngài với nghị viện, những mối bất hoà âm ỉ của ngài với các hoàng thân, họ hôm nay chiến đấu vì ngài và ngày mai sẽ chiến đấu chống lại ngài, lòng kiên nhẫn của dân chúng được chỉ huy bởi ông chủ giáo, ông chủ tịch Blancmensnil và ông tham nghị Broussel, cuối cùng tất cả sự hỗn loạn ấy trải qua những bậc thang khác nhau của quốc gia buộc ngài phải xem xét với tinh thần lo ngại về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với nước ngoài. Bởi vì khi ấy nước Anh phấn khích cuồng nhiệt vì những tư tưởng mới có thể sẽ liên minh với Tây Ban Nha, nước này vốn đang thèm thuồng sự liên minh ấy. Cho nên, thưa Đức ông, biết rõ tính thận trọng của ngài và lập trường hoàn toàn cá nhân của ngài mà những biến cố đã tạo nên như ngài, nay tôi thiết nghĩ ngài sẽ cho rằng tốt hơn hết là tập trung lưc lượng của mình vào nội bộ vương quốc Pháp và để mặc Chính phủ mới của nước Anh với lực lượng của họ. Sự trung lập ấy chi cốt để tách xa vua Charles khỏi lãnh thổ Pháp, và không giúp đỡ cả về vũ khí, tiền bạc hay quân đội cho cái ông vua hoàn toàn xa lạ với quí quốc kia.Bức thư của tôi như vậy là hoàn toàn bí mật, và cũng vì thế mà tôi gửi tới ngài qua tay một người tâm phúc tin cẩn; bức thư sẽ đi trước, bằng một tinh thần mà Các hạ sẽ lường ra, những biện pháp mà tôi sẽ áp dụng tuỳ theo các sự kiện diễn biến.Olivier Cromwell nghĩ rằng tốt hơn hết là bày tỏ lẽ phải với một đầu óc thông minh như Madarim hơn là với một bà hoàng hậu chắc chắn hơn đáng khâm phục về tính kiên nghị nhưng lại quá qui phục những thành kiến hão huyền về dòng dõi và về quyền lực thần linh.- Xin kính chào Đức ông. Nếu trong mười lăm ngày mà tôi không nhận được trả lời thì tôi sẽ coi như bức thư của tôi vô hiệu.Olivier Cromwell"- Này ông Mordaunt, - Tể tướng cất cao giọng như muốn đánh thức con người đang mơ mộng, - bức thư trả lời của tôi sẽ càng làm vừa lòng tướng Cromwell hơn, nếu như tôi càng chắc chắn hơn là người ta sẽ không biết rằng tôi sẽ viết ra nó. Vậy ông hãy đợi lấy thư ở Boulogne-sur-Mer - trên bờ biển, và hãy hứa với tôi rằng ông sẽ đi ngay sáng mai.- Thưa Đức ông, tôi xin hứa, - Mordaunt đáp, - nhưng Đức ông sẽ bắt tôi đợi bức thư ấy bao nhiêu ngày?- Nếu trong mười ngày mà ông không nhận được thì ông có thể ra đi.Mordaunt cúi chào.- Chưa xong đâu ông, - Mazarin nói, - những cuộc phiêu lưu đặc biệt của ông làm tôi rất xúc động; hơn nữa bức thư của Ngài Cromwell khiến ông trở thành quan trọng trước mắt tôi với tư cách đại sứ. Nào, tôi xin nhắc lại, hãy nói đi tôi có thể làm gì cho ông?Mordaunt ngẫm nghĩ một lát, rồi sau một chút do dự dễ nhận thấy, sắp mở miệng để nói, thì Bernouin hấp tấp đi vào ghé vào tai giáo chu thì thầm:- Bẩm Đức ông, hoàng hậu Henriettetetetete, có một vị quý tộc người Anh đi theo, lúc này đang vào Hoàng cung.Mazarin nảy bật người trên ghế, cử chỉ ấy không thoát khỏi mắt người trẻ tuổi, và ông vội kìm hãm chuyện kín ấy mà chắc hẳn ông suýt tuôn ra.- Này ông, - giáo chủ nói, - Ông nghe tôi dặn rồi chứ. Tôi ấn định nơi hẹn với ông ở Boulogne-sur-Mer, vì rằng tôi nghĩ đối với ông, mọi thành phố ở Pháp cũng như nhau mà thôi, nếu ông muốn một thành phố khác thì cứ nêu ra. Nhưng chắc ông cũng dễ dàng hiểu rằng bị bao bọc như tôi giữa những thế lực mà tôi chỉ có thể thoát ra bằng sự kín đáo, tôi muốn rằng mọi người không hay biết gì về sự có mặt của ông ở Paris.- Thưa Đức ông, tôi sẽ đi ngay, Mordaunt vừa nói vừa đi mấy bước ra phía cửa mà mình đã vào, thì giáo chủ gọi giật lại:- Này, ông ơi! Không đi lối ấy! Xin ông đi theo hành lang, rồi ra nơi tiền phòng. Tôi muốn rằng người ta không nom thấy ông đi ra, cuộc hội kiến của chúng ta phải được giữ bí mật.Bernouin đưa Mordaunt sang phòng bên cạnh, trao cho một tên môn lại và trỏ cho anh ta một cửa ra.Rồi hắn hấp tấp trở lại để dẫn hoàng hậu Henriettete vào căn phòng giáo chủ, bà đã đi qua dãy hàng lang kính.Chú thích:(1) Olivier Cromwell (1599-1658) nghị sĩ Anh, sau trở thành thủ lĩnh của phong trào chống đối chế độ quân chủ chuyên chế. Lãnh đạo quân khởi nghĩa đánh bại đội hoàng gia ở Nadơby (1645) và xử tử vua Charles I. Cuộc khởi nghĩa của Cromwell có tính chất cách mạng dân chủ tư sản và tác động rộng rãi đến phong trào cách mạng ở nhiều nước châu Âu Đức