Dịch giả: Anh Vũ
Chương 20
Grimaud vào cuộc

Với vẻ ngoài thuận lợi của mình, Grimaud đến trình diện ở cây tháp lâu đài Vincennes. De Chavigny tự phụ có con mắt không bao giờ lầm lẫn; điều ấy có thể khiến người ta tin rằng ông ta đích thực là con đẻ của giáo chủ de Richelieu mà lòng tự phụ cũng là muôn thuở. Ông ta chăm chú ngắm kẻ đến xin việc và suy đoán rằng lông mày sít vào nhau, môi mông dính, mũi khoằm và lưỡng quyền cao gồ của Grimaud là những đặc trưng hoàn hảo. Ông ta chỉ hỏi mười hai câu. Grimaud đáp lại có bốn. Ông liền bảo:
- Đây là một tay xuất sắc, tôi đã nhận xét trước như thế mà. Anh hãy đến nói với ông La Ramée chấp nhận và bảo ông ấy rằng anh vừa ý tôi về mọi điểm.
Grimaud quay gót và sang dự cuộc kiểm tra khe khắt hơn của La Ramée. Điều khiến La Ramée khó khăn hơn, chính là vì De Chavigny biết là có thể dựa vào hắn ta và hắn ta thì muốn có thể dựa vào Grimaud.
Grimaud có đúng những phẩm chất có thể làm xiêu lòng một viên sĩ quan cảnh sát đang mong muốn có một người phụ cảnh sát; cho nên sau một nghìn câu hỏi mà mỗi câu chỉ được đáp lại bằng có một phần tư câu. La Ramée mê mẩn về cái tính hà tiện lời ấy, bèn xoa xoa hai bàn tay và tuyển dụng Grimaud luôn.
- Mệnh lệnh? - Grimaud hỏi.
- Đây. Không bao giờ để tù nhân một mình, tước của hắn mọi đồ dùng nhọn sắc, không cho hắn làm hiệu với những người ở ngoài hoặc chuyện trò quá lâu với bọn lính canh.
- Hết à? - Grimaud hỏi.
- Hết với lúc này thôi. - La Ramée đáp. - Nếu có những hoàn cảnh mới thì sẽ có những mệnh lệnh mới.
- Được - Grimaud đáp.
Và hắn đi vào phòng quận công de Beaufort.
Ông quận công đang chải râu, ông để cả râu tóc mọc dài cốt để chơi khăm Mazarin bằng cách phơi bày sự khổ cực và phô ra vẻ mặt ốm o của mình.
Nhưng vừa mới mấy hôm trước đây, đứng trên tháp cao ông ngỡ như nhận ra ở trong một cỗ xe bóng bà De Montbazon kiều diễm mà kỷ niệm bao giờ cũng thân thương với ông, thì ông lại không muốn mình xuất hiện với bà cũng giống như Mazarin; cho nên trong niềm hy vọng gặp lại bà, ông đã hỏi mượn một cái lược bằng chì và được đồng ý.
Ông de Beaufort hỏi mượn lược bằng chì, vì giống như mọi người có tóc hoe vàng, ông có bộ râu hung đó; chải lược bằng chì râu sẽ đen lại.
Grimaud bước vào vừa nhìn thấy cái lược ông hoàng vừa đặt trên bàn, hắn cầm lấy chiếc lược và vái chào.
Quận công kinh ngạc nhìn nhân vật kỳ dị ấy.
Nhân vật đó bỏ lược vào túi.
- Ơ này? Thế là thế nào? - Quận công kêu lên - Cái thằng bố láo này là ai vậy?
Grimaud, chẳng nói chẳng rằng, nhưng lại cúi chào lần thứ hai.
- Mày câm à? - Quận công hỏi.
Grimaud ra hiệu là không.
- Thế mày là gì nào. Trả lời đi, tao ra lệnh cho mày đấy.
- Lính canh, - Grimaud đáp.
- Lính canh? - Quận công nói. - Được, bộ sưu tập của ta chỉ thiếu có bộ mặt đáng treo cổ này. Ơ! La Ramée, có một kẻ nào đây này!
La Ramée nghe gọi chạy đến. Không may cho hoàng thân - La Ramée tin cậy ở Grimaud, sắp đi Paris, ông ta đã ra đến sân, lại quay trở lên bực dọc và hỏi:
- Gì thế, hoàng thân?
- Tên kẻ cắp này là thế nào, nó lấy cái lược của tôi và bỏ vào trong túi - Ông de Beaufort hỏi.
- Đó là một tên lính gác của Đức ông. Một anh chàng đầy uy tín mà tôi chắc rằng ngài cũng sẽ coi trọng như ông De Chavigny và tôi.
- Tại sao nó lại lấy cái lược của tôi?
- Quả vậy, - La Ramée nói, - tại sao anh lại lấy cái lược của Đức ông?
Grimaud rút lược ở túi ra, đưa mấy ngón tay lên và vừa nhìn vừa trỏ cái răng lược to, hắn chỉ thốt ra có mỗi một tiếng:
- Nhọn.
- Đúng thế, - La Ramée nói.
- Cái tên súc sinh ấy bảo gì? - Quận công hỏi.
- Nó bảo rằng mọi đồ dùng nhọn  đều cấm Đức ông dùng.
- Thế đấy? La Ramée này. Ông điên đấy à? Chính ông đưa cho tôi cái lược ấy cơ mà.
- Thưa Đức ông, tôi đã sai lầm, đưa cái lược cho ngài, tôi đã vi phạm chính mệnh lệnh của tôi.
Hoàng thân giận dữ nhìn Grimaud, hắn đã đưa chiếc lược cho La Ramée.
- Ta thấy trước rằng cái thằng vô lại này sẽ làm bực mình ghê gớm, - hoàng thân lẩm bẩm nói.
Thực vậy, trong ngục tù không có tình cảm trung gian. Vì vậy tất cả mọi thứ, người và vật, đều hoặc là bạn anh, hoặc là kẻ thù của anh, người ta yêu và ghét đôi khi do lý trí, nhưng thường thường do bản năng.
Do cái duyên do hết sức đơn giản là vừa thoạt nhìn, Grimaud đã vừa lòng De Chavigny và La Ramée, những đức tính của hắn trước mắt viên giám ngục và viên quan cảnh sát là ưu điểm thì trước mắt người tù là khuyết điểm, cho nên trước tiên hắn ắt không vừa lòng ông de Beaufort.
Tuy nhiên Grimaud không muốn thẳng thừng công kích người tù; hắn cần không phải một sự hiềm ghét tạm thời mà một sự hằn thù thật dai dẳng.
Cho nên hắn rút lui để nhường chỗ cho bốn tên vệ sĩ vừa mới ăn sáng xong tiếp tục công việc ở bên hoàng thân.
Về phía hoàng thân còn phải làm một trò bông đùa mới mà ông ta rất trông cậy vào nó: ông đã bảo mang đến những con tôm cho bữa ăn sáng hôm sau và mong dùng thì giờ ban ngày làm một cái giá treo cổ nhỏ xíu để treo cái con đẹp nhất ngay giữa phòng. Cái màu đỏ của tôm chín sẽ khiến người ta không còn phải nghi ngờ gì sự ám chỉ, và như vậy ông sẽ thích chí được treo cổ hồng y giáo chủ bằng tượng trưng trong khi chờ đợi lão ta bị treo cổ thật sự, mà chẳng ai có thể trách ông đã không treo vật khác ngoài con tôm.
Ngày hôm ấy dùng để chuẩn bị cho việc hành hình. Trong từ người ta trở thành trẻ con và ông de Beaufort có tính cách dễ thành trẻ con hơn bất kỳ ai. Ông đi dạo như thường lệ, ông bẻ vài ba cành cây để dùng vào trò chơi và sau khi tìm kiếm ông nhặt được một mảnh thủy tinh vỡ, việc đó có vẻ làm ông thích thú nhất. Về nhà ông tháo sợi vải ở khăn tay.
Không một chỉ tiết nào thoàt khỏi con mắt dò xét của Grimaud.
Buổi sáng hôm sau, cái giá treo cổ đã xong và để trông rõ nó, ở giữa gian phòng, ông de Beaufort dùng mảnh thủy tinh vỡ để vót nhọn một đầu cọc.
La Ramée xem ông làm với vẻ tò mò của một người cha đang nghĩ rằng có lẽ mình sắp phát hiện ra một đồ chơi mới cho lũ con, còn bốn tên vệ sĩ thì nhìn với cái vẻ vô công rồi nghề thời ấy cũng như bây giờ làm nên đặc điểm chủ yếu của bộ mặt người lính.
Lúc Grimaud vào, hoàng thân vừa mới đặt mảnh thủy tinh xuống mặc dù ông chưa vót xong cái chân cột; nhưng ông dừng lại để buộc sợi chỉ vào đầu cột.
Ông liếc nhìn Grimaud, mắt vẫn còn vương một chút bực bội từ chiều hôm trước, nhưng rất hi hả về kết quả tất yếu của sáng kiến mới của mình ông không còn chú ý đến chuyện khác.
Song, khi ông buộc xong một nút ở đầu dây này và một thòng lọng ở đầu dây kia, ông nhìn sang một đĩa tôm và đưa mắt chọn một con tôm bệ vệ nhất, và ông quay lại để tìm mảnh thủy tinh, thi mảnh thủy tinh đã biến mất.
- Ai lấy mảnh thủy tinh của tôi? - Ông hoàng cau mày hỏi.
Grimaud ra hiệu là hắn lấy.
- Sao? Lại là mày à? Sao mày lấy của tao?
- Ờ - La Ramée hỏi. - Sao ông lại lấy mảnh thủy tinh của Điện hạ?
- Sắc bén- Đúng thế, thưa Đức ông!
La Ramée nói:
- Chà! thật ghê chưa. Chúng ta kiếm được một thằng cha quý hoá.
- Này ông Grimaud, - hoàng thân nói, - vì lợi ích của ông, tôi van ông đó, hãy cẩn thận chớ có bao giờ đứng ở trong tầm tay của tôi.
Grimaud cúi chào và đứng xa ra đầu phòng.
- Thôi, thôi, Đức ông, - La Ramée nói, - đưa tôi cái giá nhỏ của ông, tôi sẽ vót nhọn bằng con dao của tôi.
- Ông ấy à? - Quận công cười nói.
- Vâng, tôi; thế chẳng phải ngài cần việc ấy sao?
- Đúng vậy.
- Này, làm đi, - quận công nói tiếp, - thế thì càng ngộ. Cầm lấy, ông La Ramée thân mến.
La Ramée không hiểu tý gì về lời cảm thán của hoàng thân, ra sức vót lấy vót để cái chân cọc.
- Được rồi, - quận công nói, - bây giờ ông đào một lỗ nhỏ ở dưới đất kìa trong khi tôi đi kiếm kẻ chịu nạn.
La Ramée quỳ một chân xuống đào đất.
Trong lúc ấy, hoàng thân treo một con tôm vào sợi len. Rồi ông cắm cái giá ở giữa gian phòng và phá lên cười.
La Ramée cũng cười như nắc nẻ, chẳng hiểu mình cười vì cái gì.
Và bọn vệ sĩ cũng đồng thanh cười theo.
Riêng Grimaud không cười.
Hắn đến gần La Ramée và chỉ cho xem con tôm đang quay đi quay lại ở đầu dây, rồi nói:
- Giáo chủ!
- Bị treo cổ bởi Điện hạ quận công de Beaufort và bởi thày Jacques Chrysostome La Ramée, phó quan cảnh sát của nhà vua. - Hoàng thân vừa nói vừa cười dữ dội hơn lúc nào hết.
La Ramée kêu lên một tiếng kinh hoàng và nhảy bổ vào cái giá treo cổ mà hắn ta nhổ lên, bẻ vụn ra từng mảnh và vứt qua cửa sổ, hắn toan làm thế với cả con tôm do hắn đang nổi khùng, thì Grimaud liền đỡ lấy luôn.
- Ăn ngon đấy - hắn nói và bỏ con tôm vào túi.
Lần này ông quận công thích thú vô cùng với trò chơi đó, nên ông cũng hầu như tha thứ cho Grimaud về cái vai hắn đóng. Nhưng trong ngày hôm ấy ông suy nghĩ về cái ý đồ của tên lính canh và kỳ thực ý đồ ấy có vẻ xấu xa, cho nên ông cảm thấy mối hằn thù của ông đối với hắn tăng lên rõ rệt.
Nhưng trước sự thất vọng lơn lao của La Ramée, câu chuyện con tôm vẫn có tiếng vang rộng rãí trong tháp đài và cả ra bên ngoài. De Chavigny trong thâm tâm ghét cay ghét đắng tể tướng, rắp lòng kể lại giai thoại ấy cho vài ba người bạn có thiện ý, họ đem loan truyền ngay tức khắc.
Ông de Beaufort được hai ba ngày khoan khoái.
Tuy nhiên, ông quận công chú ý thấy trong đoàn vệ sĩ có một người có vẻ mặt tử tế, và Grimaud càng làm ông bực bội bao nhiêu thì ông càng mơn trớn người kia bấy nhiêu. Nhân một buổi sáng ông đã gặp riêng được người ấy và đi tới chỗ nói chuyện nêng với hắn một lát, thì Grimaud bước vào, nhìn xem tình hình đã diễn ra, rồi cung kính đến gần tên vệ sĩ và hoàng thân, hắn nắm lấy cánh tay tên vệ sĩ.
- Ông muốn gì ở tôi? - Quận công hỏi một cách tàn nhẫn.
Grimaud dẫn tên vệ sĩ đi ra mấy bước và trở ra cửa mà bảo:
- Đi ra.
Tên vệ sĩ tuân theo.
- Ôi! - Hoàng thân la lên - Ông thật là không chịu nồi, tôi sẽ trừng trị ông.
Grimaud chào cung kính.
- Này ông gián điệp; tôi sẽ dần gãy xương ông! - Hoàng thân giận dữ hét lên, Grimaud vừa chào vừa bước lùi.
- Ông gián điệp, - quận công nói tiếp - tôi sẽ tự tay bóp chết ông…
Grimaud vẫn vừa chào vừa lùi.
Ông quận công nghĩ thôi thì chấm dứt mọi chuyện ngay cho xong, nói tiếp:
- Và như vậy không chậm quá một phút đâu.
Rồi ông giơ hai bàn tay co quắp về phía Grimaud, hắn ta đành đẩy tên vệ sĩ ra ngoài và đóng cửa lại sau mình.
Cùng lúc hắn cảm thấy hai bàn tay của hoàng thân hạ xuống hai vai hắn giống như h!!!8456_2.htm!!! Đã xem 815341 lần.

Đánh máy: Nguyễn Học
Hiệu đính: Ct.Ly
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 11 năm 2006

Truyện Hai mươi năm sau Lời giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 div>Ngày bảy tháng Giêng, bảy đến tám trăm nhà buôn tập hợp và bị kích loạn về một khoản thuế mới mà người ta muốn đánh vào các trạch chủ, và họ đã cử mười đại biểu đến trình bày với quận công Orléans, người vốn có thói quen lấy lòng dân. Quận công tiếp họ và họ tuyên bố sẽ quyết định không đóng khoản thuế mới cho dù có phải dùng vũ lực chống lại quan quân của nhà vua đến thu thuế. Quân công Orléans lắng nghe với vẻ rất ân cần, làm họ hy vọng một sự giảm nhẹ nào dấy, hứa sẽ trình lại với hoàng hậu và đã tông biệt họ bằng lời nói thông thường của các ông hoàng: "Người ta sẽ xem xét".
Về phía mình, ngày mồng chín, các uỷ viên thỉnh nguyện của Tham chính viện đến gặp giáo chủ tể tướng, và một người thay mặt họ phát ngôn đã nói năng rất cương quyết và táo bạo đến nỗi giáo chủ sửng sốt; ông ta tống khứ họ ra và nói giống như quận công Orléans rằng người ta sẽ xem xét.
Thế là, để xem xét, người ta đã họp hội đồng và cho đi tìm quan Tổng giám tài chính d'Emery.
Cái ông d'Emery này bị dân chúng ghét cay ghét đắng, trước hết bởi vì ông ta là tổng giám tài chính, mà bất cứ tổng giám tài chính nào cũng đều bị ghét cả; sau nữa phải nôi rằng vì ông ta ít nhiều cũng xứng đáng bị ghét.
Ông ta là con trai một chủ ngân hàng thành Lyon tên gọi Particelli, sau khi bị vỡ nợ bèn đổi tên là d'Emery. Nhân thấy ông ta có khả năng rất lớn về tài chính, giáo chủ de Richelieu đã tiến cử ông với vua Louis XIII dưới cái tên d'Emery và do muốn phong ông làm giám quan tài chính nên đã nói rất tốt về ông ta.
- Hay tuyệt? - Nhà vua trả lởi. - Ta hài lòng là khanh trình với ta ông d'Emery để tiến cử vào chỗ đòi hỏi một con người lương thlện. Ta nghe nói khanh tán trợ cái tên Particelli vô lại ấy, và ta lo khanh sẽ ép ta dùng hắn.
- Tâu hoàng thượng, - ngài giáo chủ đáp, - xin Hoàng thượng yên lòng, tên Particelli mà Hoàng thượng vừa nóỉ đến đã bị treo cổ rồi ạ
- A! Hay lắm! - Nhà vua reo lên. - Như vậy chẳng phải không dưng thiên hạ gọi là Louis Công minh.
Và ngài ký giấy bổ nhiệm ông d'Emery. cũng vẫn cái ông d'Emery ấy trở thành tổng giám tài chính. Người ta đi tìm ông theo lệnh tể tướng và ông chạy đến mặt tái mét và hốt hoảng, nói rằng con trai ông suýt bị ám sát ngay ban ngày giữa quảng trường Hoàng cung: đám đông gặp anh ta và chê trách sự xa hoa của vợ anh ta, mụ này có một căn nhà chăng nhung đỏ với những lụa ren bằng vàng. Đó là con gải của Lơ Camuy, tổng trưởng năm 1617. Ông này khi đến Paris chỉ có hai mươi livrơ, nay tự dành cho mình bốn mươi nghìn livrơ niên thu và vừa mới chia chín triệu cho các con.
Con trai d'Emery suýt chết nghẹt vì một trong những người nổi loạn bắt phải ép hắn cho đến khi hắn phải nhả chỗ vàng đã ngốn.
Ngày hôm ấy Hội đồng chẳng quyết nghị được gì, vì viên tổng giám quá bấn bíu về sự cố đó nên chẳng còn bụng dạ nào mà bàn định.
Ngày hôm sau ông đệ nhất chủ tịch Nghị viên Mathieur Molé mà lòng quả cảm trong mọi công việc như giáo chủ de Retz nói, ngang với ngài quận công de Beaufort và ngài hoàng thân de Condé(7), nghĩa là hai người được coi như dũng cảm nhất nước Phảp, ngày hôm sau, đến lượt mình ông đệ nhất chủ tịch bị tiến công. Dân chúng đe doạ là ông ta phải gánh chịu trách nhiệm tất cá những tai hoạ mà người ta gây ra cho họ; nhưng với vẻ bình tĩnh thông thường, ông đệ nhất chủ tịch không xúc động và không kinh ngạc, ông đệ nhất chủ tịch đã trả lời rằng nếu những kẻ phiến loạn không tuân theo ý nhà vua, ông ta sẽ cho dựng những giá treo cổ ở các quảng trường để treo cổ ngay tức khắc những kẻ ngỗ ngược nhất trong bọn họ. Bọn này bên đáp lại rằng họ không yêu cầu gì hơn là dược trông thấy dựng lên những giá treo cổ, và chúng sẽ dùng để treo cổ những viên pháp quan tồi đã đi mua ân sủng của triều đình bằng giá sự khốn cùng của nhân dân.
Chưa hết, ngày mười hai, hoàng hậu đi dự lễ ở nhà thờ Đức Bà, việc bà thường làm đều đặn vào các ngày thứ bảy, thì hơn hai trăm phụ nữ bám theo vừa kêu la vừa xin được thừa nhận quyền lợi. Kể ra họ không có một ý đồ xấu nào, chỉ muốn quỳ trước hoàng hậu đề cầu bà rủ lòng thương; song vệ sĩ đã ngăn cản họ và hoàng hậu cứ ngạo mạn và kiêu hãnh đi qua mà chẳng để tai đến những tiếng kêu gào của họ.
Buổi chiều hội đồng họp và quyết nghị giữ vững quyền lực của nhà vua, do đó nghị viện được triệu tập vào ngày hôm sau tức ngày mười hai.
Ngày hôm ấy, cải ngày mà vào buổi chiều tối, chúng tôi mở đầu câu chuyện mới mẻ này, nhà vua khi ấy mới mười tuổi và vừa mắc bệnh thỷy đậu xong, mượn cớ đi nhà thờ Đức Bà để lễ tạ ơn bình phục, đã bố trí vệ sĩ, lính Thuỵ Sĩ và lính ngự lâm, rải quân xung quanh Hoàng cung, trên các kè và trên Cầu Mới, và sau khi nghe kinh misa, nhà vua bèn sang nghị viện. Ở đó trên một chiếc ngai ngự dựng bất ngờ, nhà vua không những giữ nguyên những chỉ dụ cũ mà còn đặt năm, sáu cái mới, tất cả những điều giáo chủ de Retz nói đều tai hại chẳng kém gì nhau. Đến nỗi ông đệ nhất chủ tịch như ta đã thấy, những hôm trước vẫn đồng tình với triều đình, mà nay cũng hết sức bất bình về cái cách đưa nhà vua đến Cung để tập kích và vi phạm sự tự do đầu phiếu.
Nhưng những người phản đối mạnh mẽ nhất những thuế khoá mới là ông chủ tịch Blancmensnil và ông tham nghị Broussel.
Các chỉ dụ đó ban xong, vua trở về Hoàng cung. Một trăm dân chúng đông nghịt đang đi trên dường, họ biết nhà vua từ nghị viện về, nhưng vì không biết nhà vua họp ở đó để thừa nhận quyền lợi của nhân dân hay để tiếp tục áp bức họ, nên không một tiếng kêu mừng rỡ nào vang lên khi vua đi qua để chúc mừng nhà vua đã bình phục. Trái lại, tất cả các gương mặt đều rầu rĩ và lo lắng; có vài người còn tỏ vẻ sừng sộ.
Mặc dầu nhà vua đã ra về, các toán lính vẫn ở nguyên tại chỗ: người ta lo ngại một cuộc bạo loạn bùng nổ khi biết kết quả phiên họp nghị viện; và quả nhiên, tiếng đồn vừa mới lan ra các phố rằng đáng lẽ phải giảm nhẹ thuế nhà vua lại tăng thêm thì các nhóm tập họp lại và những tiếng la hét vang ầm l Chương 60 Chương 61 Chhương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 ên: "Đả đảo Mazarin? Broussel muôn năm! Blancmensnil muôn năm!" vì dân chúng biết rằng Broussel và Blancmensnil đã lên tiếng ủng hộ họ; và tuy tài hùng biện của các ông bị thất bại, họ vẫn tỏ lòng biểt ơn.
Người ta muốn giải tán các đám dân chúng, muốn dập tắt các tiếng kêu, nhưng càng thế các đám người càng đông lên và những tiếng kêu la càng tăng gấp bội. Lệnh vừa mới ban ra cho lĩnh ngự vệ và lính Thuỵ Sĩ, không những phải giữ vững, mà còn phải đi tuần tra trong các phố Saint-Denis và Saint-Martin, nơi các đám người có vẻ đông đảo hơn và nhộn nhạo hơn, thì ở Hoàng cung người ta thông báo có ông thị trưởng thành phố đến.
Ông ta được dẫn vào ngay: ông nói rằng nếu không chấm dứt ngay lập tức những cuộc thị uy thù nghịch, thì trong hai giờ nữa toàn thành phố Paris sẽ vũ khí sẵn sàng.
Người ta đang bàn luận xem phải làm gì thì viên trung uý thị vệ đoàn Comminger trở về quần áo tả tơi và mặt mày đầm đìa máu.
Thấy ông ta xuất hiện, hoàng hậu kinh hãi kêu lên và hỏi xem có chuyện gì.
Như ông thị trưởng đã dự kiến; nhìn thấy các toán lính gác, dân tình nổi xung lên. Người ta chiếm các tháp chuông và rung chuông báo động. Comminger đã chống cự tốt, bắt giữ một người đàn ông có vẻ là một trong những tay phiến động chủ yếu, và để làm gương đã ra lệnh treo cổ anh ta ở bãi Thập tự T'rahoa. Binh lính lôi anh đi để thi hành lệnh, nhưng đi đến dãy chợ thì bị tiến công bằng gạch đá và giáo mác, kẻ phiến loạn thừa cơ chạy thoát ra phố Lômba và chạy bổ vào trong một ngôi nhà. Nhà bị phá cửa ngay lập tức. Nhưng bạo lực ấy cũng vô ích, không thể tìm thấy tội phạm.
Comminger để lại một trạm gác trong phố và cùng số lính còn lại của đơn vị trở về Hoàng cung để tâu với hoàng hậu về sự việc đã xảy ra. Suốt dọc đường, ông ta bị những tiếng la ó và đe doạ đuổi theo, nhiều lính của ông bị giáo mác đâm bị thương và bản thân ông bị một hòn đá đáp rách chỗ lông mày.
Câu chuyện của Comminger làm vững thêm ý kiến của ông thị trưởng - người ta chưa đủ sức đương đầu với một cuộc nổi loạn thực sự; ông giáo chủ cho loan tin trong dân chúng rằng các toán quân rải trên các kè và Cầu Mới chỉ là nhân dịp làm lễ và sắp rút đi.
Quả thật vào lúc bốn giờ chiều, các toán quân tập trung cả về phía Hoàng cung, người ta đặt một trạm gác ở chỗ chắn đường Sergents, một trạm khác ở chỗ Tám Mươi, cuối cùng một trạm nữa ở Saint-Roch. Người ta đưa lính Thuỵ Sĩ và lĩnh ngự lâm vào đầy các sân, các tầng trệt và chờ đợi.
Đấy là bổi cảnh diễn biến các sự kiện, khi chúng tôi đưa bạn đọc vào văn phòng của giáo chủ Mazarin xưa kia vốn là văn phòng của giáo chủ de Richelieu. Chúng ta đã thấy ông ta ở trong tình trạng tinh thần như thế nào khi nghe tiếng rì rầm của dân chúng lọt đến tai ông và tiếng âm vang của những phát súng nổ vọng đến căn phòng ông.
Bỗng nhiên, ông ngẩng dầu lên, lông mày hơi cau lại như một người đã có quyết định, trừng mắt nhìn lên một chiếc đồng hồ lớn sắp đánh chuông mười giờ, và vớ một cái còi bằng đồng mạ vàng nằm trong tầm tay ở trên bàn. Ông huýt lên hai tiếng.
Cánh cửa khuất sau tấm thảm treo tường mở ra không có một tiếng động và một người vận đồ đen lặng lẽ bước vào phòng, rồi đứng ở phía sau ghế bành.
- Bernouin, - giáo chủ nói mà chẳng buồn quay đầu lại vì sau khi thổi lên hai tiếng còi, ông biết người hầu của mình phải là ai, - lính ngự lâm đang gác ở Cung là lính nào?
- Thưa Đức ông, đó là ngự lâm đen.
- Đại đội nào?
- Đại đội Treville.
- Có sĩ quan nào ở đại đội ấy trong tiền sảnh không?
- Có trung uý d'Artagnan.
- Chắc đó là một người tốt, phải không?
- Vâng, thưa Đức ông.
- Lấy cho ta một bộ y phục ngự lâm quân và giúp ta mặc vào.
Người hầu phòng đi ra cũng lặng lẽ như lúc vào và một lát sau trở lại mang theo bộ quần áo đòi hỏi.
Thế là vị giáo chủ vẻ im lặng và suy nghĩ, bắt đầu cởi bỏ bộ lễ phục mà ông đã mặc để dự phiên họp nghị viện, và mặc chiếc áo lính với một vẻ thoải mái nhờ nhũng chiến dịch ở Ý của ông xưa kia, rồi khi đã vận xong hoàn toàn, ông bảo:
- Đi tìm ông d'Actagnan cho ta.
Người hầu phòng lần này đi ra cửa giữa, nhưng vẫn lặng lẽ và câm như hến. Có thể nói như một cái bóng.
Còn lại một mình, giáo chủ soi mình trong gương, vẻ hài lòng.
Ông ta vẫn còn trẻ, vì mới gần bốn mươi sáu tuổi, thân hình thanh nhã, hơi dưới chiều cao trung bình; da dẻ sáng và đẹp, cái nhìn rực lửa, mũi to, tuy nhiên khá cân đối, trán rộng và đường bệ, tóc hung hung và hơi xoăn, râu đen hơn tóc và lúc nào cũng uốn cao lên, khiến ông có dáng phong nhã. Ông quàng tấm dải đeo gươm, nhìn với vẻ thoả mãn hai bàn tay nuột nà của mình mà ông chăm chút nhất; rồi quẳng đôi găng bằng da hoẵng mà ông đã cầm lấy và hợp với bộ quân phục, ông xỏ đôi găng lụa giản dị.
Lúc ấy cánh cửa mở ra.
Một sĩ quan bước vào.
Đó là một người chạc băm chín bốn mươi tuổi, vóc người nhỏ nhưng chắc, gầy, mắt tinh và hóm hỉnh, râu đen và tóc hoa râm như thường xảy đến khi người ta thấy cuộc đời quá tốt hoặc quá xấu, và nhất là khi da người ta rất nâu.
D'Artagnan đi bốn bước trong văn phòng là nhận ra mình đã
đến đây một lần trong thời giáo chủ de Richelieu, và chẳng thấy có ai trong phòng ngoài một lính ngự lâm của đại đội mình, anh dừng mắt trên người lính ngự lâm ấy và qua bộ y phục của người đó, vừa mới thoạt nhìn anh đã nhận ra ông giáo chủ.
Anh đứng thẳng trong tư thế cung kính nhưng đường hoàng và rất thích hợp với một người có địa vị trong đời mình luôn có dịp tiếp xúc với các quan đại thần.
Giáo chủ chằm chằm nhìn anh bằng con mắt tinh ranh hơn là sâu xa, ngắm nghía chăm chú, rồi sau vài giây im lặng, ông cv align="center">

Xem Tiếp »