Dịch giả: Anh Vũ
Chương 32
Cuộc đụng độ nhỏ

Thời gian lưu lại Noyon ngắn ngủi. Ai nấy đều ngủ say. Raoul đã dặn đánh thức anh nếu Grimaud đến nhưng Grimaud không đến.
Những con ngựa chắc hẳn quý trọng tám tiếng đồng hồ nghỉ ngơi tuyệt đối lại có ổ rơm tử tế. Bá tước de Guise tỉnh dậy lúc năm giờ khi Raoul đến chúc mừng buổi sớm. Mọi người ăn lót dạ vội vàng và đến sáu giờ đã đi được hai dặm.
Cuộc chuyện trò của chàng bá tước trẻ tuổi với Raoul thật là thú vị. Cho nên Raoul lắng nghe nhiều và bá tước trẻ tuổi kể mãi. Anh lớn lên ở Paris nơi Raoul mới đến có một lần. Ở trong cung đình mà auh chưa bao giờ thấy, những chuyện điên rồ của đôi thị đồng hai cuộc quyết đấu mà anh đã tìm được cách tham gia, mặc dầu có những sắc dụ cấm đoán và nhất là bị ông thầy ngăn cản, là những chuyện khơi dậy cao độ trí tò mò của Raoul. Raoul mới đến chơi có nhà ông Scarron và kể ra với Guise những người mình đã gặp. Guise biết tất cả mọi người: bà de Neuillan, cô d'Aubigné, cô de Scudéry, cô Paulet, bà de Chevreuse. Anh giễu cợt tất cả mọi người một cách hóm hỉnh; Raoul chỉ lo anh ta giễu cợt cả bà de Chevreuse mà anh có một mối thiện cảm thật sự và sâu sắc; song do linh tính hoặc do quý mến nữ công tước Chevreuse, anh ta chỉ nói toàn điều hay về bà.
Những lời tán dương ấy làm tăng gấp bội tình cảm của Raoul đối với bá tước.
Rồi đến mục những chuyện tán gái và yêu đương. Về phương diện này nữa, Bragelonne chỉ có nghe nhiều hơn là nói. Raoul đã từng nghe bá tước de La Fère nói nhiều về triều đình, nhưng từ cái thời Arthos biết nó đến nay, nó đã thay đồi bộ mặt rất nhiều rồi. Cho nên tất cả câu chuyện của bá tước de Guise đều mới lạ đối với người bạn đồng hành. Chàng bá tước trẻ hay nói xấu và hỏm hỉnh đem tất cả mọi người ra điểm mặt. Anh kể những chuyện yêu đương cũ của bà Longueville với Coligny, và cuộc đấu kiếm của Coligny ở quảng trường hoàng gia, một cuộc đấu bất hạnh với ông ta mà bà de Longueville nhìn qua một cơn ghen tuông. Rồi những chuyện tình ái mới của bà với hoàng thân de Marcillac, người ta đồn rằng ông này ghen với bà ta đến nỗi muốn cho giết tất cả mọi người, kể cả tu viện truởng D'Herblay là giám đốc của ông ta. Lại chuyện yêu đương giữa hoàng thân de Galles với Quý nương mà sau này người ta gọi là đại Quý nương từ đó rất là nổi tiếng do cuộc hôn nhân bí mật của bà với ông Lauzun. Ngay cả hoàng hậu cũng không được buông tha, và giáo chủ Mazarin cũng có phần trong cuộc chế giễu.
Một ngày qua nhanh như một giờ. Viên quản lý của bá tước là người vui tính, thuộc xã hội thượng lưu, thông thái đến tận gốc, như cậu học trò của ông nói; nhiều lần gợi cho Raoul nhớ đến sự uyên bác sâu xa và cái tính giễu cợt hóm hỉnh và cay độc của Arthos, nhưng còn về cái duyên dáng, tế nhị và cái vẻ quý phái ngoại quan thì chẳng thể nào so sánh được với Bá tước de La Fère.
Những con ngựa được nương nhẹ hơn hôm qua, đến bốn giờ chíều dừng lại ở Arras. Đã đến gần chiến địa rồi, người ta quyết định nghỉ lại ở thị trấn này cho đến ngày hôm sau nữa; các biệt đội Tây Ban Nha đôi khi lợi dụng đêm tối hành quân đến tận vùng phụ cận Arras.
Quân đội Pháp đóng từ Pont-à-Marc đến Valenciennes và quanh lại Douai. Người ta đồn rằng ngài Hoàng thân đích thân ở Béthune.
Quân đội địch rải từ Cassel  đến Courtray và do chúng toàn cướp phá và hãm hiếp, nên những người dân khốn khổ vùng biên giới rời bỏ những chốn nhà cửa hẻo lánh của họ, đến ẩn náu trong các thị trấn kiên cố. Arras đầy những người lánh nạn.
Người ta nói cuộc chiến đấu sắp tới chắc là có tính quyết định cho đến lúc này sự vận động của Hoàng thân chỉ là để chờ viện binh mà cuối cùng tất sẽ tới. Các chàng thanh niên mừng cho mình đã đến vừa đúng dịp.
Họ cùng ăn và ngủ cùng buồng. Họ ở vào lứa tuổi đánh bạn với nhau rất nhanh chóng, cứ như là đã quen nhau từ thuở mới lọt lòng và không bao giờ có thể xa rời nhau nữa.
Buổi tối dành cho chuyện chiến tranh. Bọn đầy tớ lau chùi vũ khí. Các chàng thanh niên nạp đạn sẵn vào súng ngắn đề phòng trường hợp xô xát và họ chợt tỉnh giấc, chán nản thất vọng, vì cả hai đã nằm mơ thấy mình đến đã quá muộn để tham gia chiến dấu.
Buổi sáng hôm đó có tin đồn rằng Hoàng thân de Condé đã rời khỏi Béthune để rút về Carvin nhưng vẫn đề quân đồn trú ở thị trấn đầu tiên ấy. Nhưng vì tin tức ấy chưa có gì xác thực, hai chàng thanh niên quyết định cứ tiếp tục đi về Béthune, cùng lắm thì dọc đường rẽ chếch sang bên phải và đi đến  Carvin.
Viên quản lý của bá tước de Guise thuộc làu vùng này; ông đưa ra ý kiến là đi theo một đường tắt ở giữa hai con đường đi Lens và Béthune; đến Ablen sẽ hỏi thăm tin tức. Đường đi thế nào sẽ ghi lại cho Grimaud.
Mọi người lên đường khoảng bảy giờ sáng.
De Guise trẻ người và hung hăng, bảo Raoul:
- Chúng ta đây có ba chủ và ba tớ; đầy tớ của ta trang bị khí giới đầy đủ nhưng đầy tớ của anh xem chừng khá bướng bỉnh.
- Tôi chưa biết vào việc thì nó sẽ ra sao. - Raoul đáp nhưng nó là người Brơtông, điều ấy hứa hẹn đấy.
- Phải, phải - de Guise nói - tôi tin rằng khi cần thì nó sẽ nồ súng; còn tôi có hai người chắc chắn, họ đã đi chiến trận với cha tôi; như vậy chúng ta có sáu chiến sĩ cả thảy; ví phỏng ta gặp một toán du kích nhỏ số người bằng ta hoặc nhiều hơn chăng nữa, thì chúng ta có công kích không, Raoul?
- Có chứ, - tử tước đáp.
- Ơ này, các chàng thanh niên ơi? Ơ này! - víên quản lý xen vào câu chuyện. - Các ông bàn bạc hay đấy nhỉ, Chúa ơi! Thế còn những điều dặn dò của tôi, bá tước nghĩ sao? Ông quên rằng tôi đuợc lệnh đưa ông an toàn đến chỗ Hoàng thân ư? Vào quân đội rồi, ông có muốn liều thân thế nào, xin tùy ý, nhưng từ đây đến đó, tôi xin báo trước rằng với tư cách chỉ huy quân đội, tôi ra lệnh rút lui và quay lưng lại cái lông mũ lính đầu tiên mà tôi trông thấy.
De Guise và Raoul đưa mắt nhìn nhau mỉm cười. Vùng đất đai này phủ khá nhíều cây cối, thỉnh thoảng lại gặp những toán nông dân rút lui, lùa đàn gia súc và mang vác hoặc chở trong xe những đồ vật quý giá nhất.
Đoàn lữ hành đến Ablanh không gặp biến cố gì. Ở đây họ hỏi thăm và được biết Hoàng thân quả thật đã rời Béthune và đóng ở giữa Cambrin và Venthie. Thế là họ để lại bản đồ lại cho Grimaud, họ đi một đường tắt sau nửa giờ thì đến bờ một con suối nhỏ, suối này chảy ra sông Lys.
Phong cảnh thật đẹp, ngang dọc những thung lũng xanh biếc như ngọc bích. Chốc chốc con đường họ đi lại xuyên qua một khu rừng nhỏ. Đề phòng một cuộc mai phục, đến mỗi khu rừng, viên quản lý lại cho hai tên đầy tớ của bá tước đi trước coi như đội tiền vệ. Viên quản lý và hai chàng thanh niên là đội quân chính, còn Olivain với khẩu súng trường trên đầu gối và mắt canh chừng, làm hậu vệ.
Từ một lát rồi đã nom thấy một cánh rừng khá rậm rạp ở phía chân trời. Còn cách rừng đó trăm bước, ông Arminges đã cẩn thận như mọi khi cử hai đầy tớ của bá tước đi lên trước.
Hai tên đầy tớ vừa khuất trong các bụi cây, hai thanh niên và viên quản lý đi sau gần ba trăm bước  chuyện trò vui vẻ, Olivain đi phía sau, cũng cách quãng chừng ấy, thì bất thình lình năm sáu tiếng súng trường vang lên. Viên quản lý kêu dừng lại, hai chàng thanh niên tuân lệnh và ghìm cương ngựa. Cùng lúc ấy thấy hai tên đầy tớ phi ngựa quay trở lại.
Nóng lòng biết nguyên nhân của loạt súng nổ ấy, hai thanh niên thúc ngựa đến đón hai đầy tớ. Viên quản lý đi theo sau.
- Các anh có bị ngăn giữ lại không? - Hai thanh niên vội vã hỏi.
- Không ạ, - bọn đầy tớ đáp, - có thể là chúng tôi cũng chưa bị trông thấy, những phát súng nổ phía trước chúng tôi một trăm bước, gần nơi rậm rạp nhất của khu rừng, và chúng tôi quay lại để xin ý kiến.
- Ý kiến của tôi, - Ông Arminges nói, - mà cũng cần phải thế là chúng ta rút lui, trong khu rừng ấy có thể có mai phục.
Bá tước hỏi bọn đầy tớ:
- Các anh không trông thấy gì ư?
- Tôi thấy, - một tên đáp, - hình như có mấy kỵ sĩ mặc quần áo vàng luồn lách trong lòng suối.
- Đúng đấy, - viên quản lý nói, - chúng ta sa vào toán quân Tây Ban Nha rồi. Trở lui, các ông ơi, trở lui!
Hai thanh niên đưa mắt hỏi ỷ kiển nhau, và vừa lúc ấy người ta nghe thấy một tiếng súng lục nổ và hai ba tiếng kêu cứu.
Hai thanh niên bằng một cái nhìn cuối cùng tin chắc rằng họ đều ở trong tư thế không lùi được, và vì viên quản lý đã cho ngựa quay lại, cả hai đều thúc ngựa tiến lên.
Raoul kêu:
- Olivain, theo tôi!
Còn bá tước de Guise kêu:
- Urbain và Blanchet, theo tôi!
Và trước khi viên quản lý hết kinh ngạc thì họ đã biến vào trong rừng.
Vừa thúc ngựa, hai chàng thanh niên vừa cầm lăm lăm súng trong tay.
Năm phút sau, họ tới nơi có vẻ đã phát ra tiếng động, cho ngựa đi chậm lại và tiến lên thận trọng.
- Suỵt! - De Guise nói - Bọn kỵ binh.
Đúng, ba tên cưỡi ngựa và ba tên đã xuống đất.
- Chúng làm gì? Anh có thấy không?
Có, hình như chúng lục soát một ngươi bị thương hoặc chết rồi.
- Đó là một cuộc ám sát hèn nhát nào đó, - de Guise nói.
- Vậy mà chúng là những người lính đấy. - Bragelonne đáp.
- Phải, nhưng là bọn du kích, nghĩa là bọn cướp đường.
- Công kích nào! - Raoul bảo, - Công kích nào? - De Guise đáp…
- Các ông ơi - Viên quản lý khốn khổ kêu lên - Này, các ông ơi! Nhân danh Trời…
Nhưng các thanh niên nào có nghe. Họ đua nhau phóng, và những tiếng kêu la của viên quản lý càng tổ làm thức tỉnh bọn Tây Ban Nha.
Lập tức ba tên du kích cưỡi ngựa xông đến các chàng thanh niên, còn ba tên kia tiếp tục lột nốt số đồ vật của hai người lữ khách, vì rằng khi đến gần, hai thanh niên thấy rõ là có hai người bị nạn, chứ không phải là một.
Còn cách mươi bước de Guise bắn trước nhưng trượt: một tên Tây Ban Nha xông đến nổ súng vào Raoul, anh cảm thấy cánh tay trái đau rát như bị roi quất. Cách bốn bước, anh nhả đạn và tên Tây Ban Nha bị trúng giữa ngực giơ tay lên và ngã vật ra sau mông ngựa, con ngựa quay ngoắt lại và chạy đi mang theo tên lính.
Cùng lúc ấy, Raoul trông thấy như qua một đám mây một nòng súng trường chĩa vào anh. Chợt nhớ đến lời dặn của Arthos, bằng một động tác nhanh như chớp anh cho ngựa chồm lên, súng nổ.
Con ngựa nhảy sang bên cạnh, loạng choạng ngã kềnh ra đè lên chân Raoul.
Tên lính Tây Ban Nha lao tới cầm nòng súng toan dùng báng súng đập vỡ đầu Raoul.
Trong tư thế của mình, Raoul không thể rút kiếm ra khỏi vỏ, cũng không thể rút súng ra khỏi bao. Anh trông thấy báng súng quay quay trên đầu mình và bất giác nhắm mắt lại, thì Guise nhảy một phát đến sát tên Tây Ban Nha và dí súng vào họng nó.
- Đầu hàng ngay! - anh bảo nó, - nếu không thì chết!
- Khẩu súng trường rơi khỏi tay tên lính và nó đầu hàng ngay lập tức Guise gọi một đầy tớ đến giao cho coi tên tù binh và dặn nếu nó lăm le muốn chạy trốn thì cứ bắn vỡ sọ nó ra, rồi anh xuống ngựa và đến với Raoul.
Mặc dầu mặt còn tái xanh do cơn xúc động không tránh khỏi của một sự việc đầu tiên như vậy, Raoul cười nói:
- Thực tình tôi thấy anh trả nợ mau quá và không muốn chịu ơn tôi lâu. Không có anh thì… - Raoul nhắc lại lời bá tước, - tôi chết rồi, ba lần chết rồi.
- Tên địch của tôi chạy trốn, - de Guise nói, - đã giúp tôi dễ dàng đến cứu anh. Nhưng mà anh bị thương có nặng không? Tôi thấy anh máu ra đầm đìa kìa.
- Tôi thấy như một vết xước da ở cánh tay. Hãy giúp tôi rút chân ra khỏi con ngựa đã, và tôi hy vọng chẳng có gì cản trở chúng ta tiếp tục lên đường.
- Ông Arminges và Olivain đã xuống đất và cố nhắc con ngựa lên, nó đang giẫy chết. Raoul rút được bàn chân ra khỏi bàn đạp và cẳng chân ra khỏi mình ngựa, một lát sau mới đứng lên được.
- Không gãy xương chứ? - De Guise hỏi.
- Nhờ trời, không, - Raoul đáp. - Nhưng còn những người bị bọn khốn nạn ám sát thì sao?
Chúng ta đến muộn quá; chúng đã giết chết họ rồi và bỏ chạy, mang theo những thứ cướp được. Hai đầy tở của tôi đang ở bên mấy xác chết.
Raoul nói:
- Ta hãy ra xem họ chết hẳn chưa để cấp cứu cho họ. Olivain này ta chiếm được hai con ngựa, nhưng ngựa tôi mất rồi. Anh hãy lấy con ngựa tốt nhất mà dùng và đưa tôi con ngựa của anh.
Và họ đi đến chỗ những kẻ bị nạn.