Phần XIII - Chương 1
XIII- Ông Đùng, Bà Đà

Trận thổ tả giáng xuống làng Cổ Đình nhanh như chớp. Bất thình lình, nó ập đến cướp đi vài chục sinh mạng, nó đến để tạo ra những đám ma đêm với những bó đuốc bập bùng ai oán. Nó đến thản nhiên lạnh lùng, chẳng thương xót riêng ai, chẳng nể nang chừa bỏ riêng ai. Giàu có, quyền uy ư? Nó đâu có sợ. Nghèo khó, cô quả ư? Nó cũng chẳng tha. Vậy, nó đến để làm gì? Để răn đe? Trừng phạt? Hay thử thách? Cứ như thể nó là một điềm báo. Nó nói trước cho cái làng nhỏ bé, hiền hòa này rằng: "Hãy cắn răng lại mà chịu, hãy ngẩng đầu lên mà chịu, đây mới chỉ là thử thách đầu tiên". Kẻ nào yếu đuối, kẻ nào chỉ ngồi mà ôm mặt than vãn, kẻ nào ngu tối, thiếu một bộ óc mềm dẻo, thông minh, kẻ nào vênh vang, thiếu một trái tim, kẻ nào không bám sâu vào lòng đất mẹ, những kẻ ấy hãy coi chừng. Hãy còn bao nhiêu thử thách ở phía đằng trước họ. Đừng như cái loại cây kia, chỉ biết hùng hùng hổ hổ, khoe cứng khoe to. Chỉ cần một trận gió cuồng nó sẽ đổ ềnh, rễ chổng lên trời. Vừa qua, có một cơn giông lớn tạt qua Kẻ Đình. Mưa trút nước từ trên trời xuống. Mưa làm nước hồ Huyền dâng cao đến tận cửa đình. Mưa làm ngập tủm cả mọt xứ đồng. Mưa đi cùng với gió. Gió đã nhổ rễ cây gạo cuối làng, làm nó nằm kềnh cang chắn cả lối ra đồng.
Cái nóng nung người tan biến. Và điều kỳ diệu xảy ra. Hình như cơn mưa còn làm trôi đi cả những xú khí, tà khí của trận dịch. Những mái nhả, những cống rãnh, những vườn tược, những ao chuôm tù đọng, nay tất cả được gội mưa, được chùi cọ, được thay nước mới, bỗng trở nên tinh khôi sạch như như lau. Và bỗng như có phép thần, dịch thổ tả khi đến bất thình lình bao nhiêu, thì nay ra đi cũng đột ngột bấy nhiêu. Những người bệnh bỗng trở nên nhẹ nhàng dễ chịu, họ chẳng uống thuốc gì nhưng đột nhiên bệnh thoái lui.
Cụ tú Cao đi dạo quanh làng. Cụ đến miếu loại thụ linh thần dưới gốc đa đầu làng. Sau trận giông bão, cây đa bị rụng lá nhiều nhưng cái gốc khổng lồ, và những rễ phụ của nó vẫn vững chài cắm sâu xuống đất. Đêm về, cụ Tú mơ gặp ông thần cây đa. Cụ đem những ý nghĩ trên ra nói với ông già có chòm râu dài và trắng. ông thần đa hiền từ chỉ vuốt râu không trả lời. ông chỉ nói độc một câu: “Thiên cơ bất khả lậu”. Nhưng cụ Tú nhìn gương mặt tươi tỉnh của ông già, nhất là đôi mắt thấy có những tia sáng long lanh như cười, cụ Tú hiểu cái ý nghĩa thầm kín của ánh mắt ấy.
Sáng hôm nay, cụ Tú đang ngồi bên lồng con sáo đá mà cụ Đồ hôm xưa đã tặng. Anh Sắn, người đầy tớ, mỗi hôm đì làm đồng về. vẫn bắt lưng một chai châu chấu làm thức ăn cho sáo. Con sáo tinh khôn lắm, thấy bóng cụ Tú, đã nói veo vọt "Con chào cụ ạ”. Cụ Tú biết là sáo nịnh nọt mình nhưng vẫn thích. Cụ đập khẽ vào chiếc lồng để chảo con chim rồi khen ngợi:
- Con giỏi lắm!
Sau đó, cụ đổ châu chấu ra khỏi chai, bắt từng con một, nhét qua nan lồng cho nó. ăn lưng lửng, con sáo lấy mỏ ngậm vào nan lồng rồi kêu lên rối rít. Cụ Tú vẫn có lệ, mỗi sáng ăn xong, lại thả sáo ra sân. Con sáo được sổ lồng, nó nhún chân vỗ cánh bay lên cành na. Cụ Tú giơ tay ra trước mặt. Con sáo chỉ chờ có vậy, nó từ cành na bay chuyền tới đậu trên cánh tay cụ, sau đó men theo cánh tay lên vai, rồi lấy cái mỏ xinh xắn của nó gãi gãi vào má ông cụ, kiểu như đứa trẻ con âu yếm cha mẹ. Cụ Tú tươi nét mặt, gỡ con sáo, thả xuống đất miệng mắng mỏ, như mắng một đứa cháu:
- Đừng quấy phá để cho ông ra xem cây lựu.
Cây lựu của cụ Tú trồng ở đầu hiên nhà, cành lá xum xuê, cao đã quá đầu người. Cụ Tú ngắm nghía những nụ hoa đỏ chót. Cụ nhẩm đếm bằng mắt. Cụ ước tính có tới gần trăm nụ. Cụ đã mường tượng ra trong óc, chỉ chừng nửa tháng nữa thôi, cây lựu của cụ sẽ nở hoa. Cây lựu sẽ đỏ ối cả góc sân nhà.
Cụ Tú đang vuốt râu khoan khoái, chợt có tiếng chào từ ngoài ngõ: "Cháu chào cụ Tú ạ!”. Nhìn lên, thấy cô Nhụ một tay cầm cái que tre đuổi chó, một tay xách cái giỏ bước vào sân. Nhụ đến trước mặt ông cụ Tú:
- Thầy cháu bảo mang sang biếu ông ít cá.
- Rõ vẽ? Thế tối qua bố con đi kéo vó suốt đêm hay sao? Kéo ở đâu?
- Dạ thưa bố cháu kẻo ở cửa ngòi. Nước ngoài đồng vẫn theo ngòi chảy ra hồ. Ở cửa ngòi cá ngược đòng nhiều lăm. Đêm qua, bố cháu kẻo được đầy hai giỏ.
- Thế thằng Điều chồng mày đã khá hơn chưa?
- Dạ, nhà con, sau khi uống mấy thang thuốc của cụ, đã nhóc nhách ngồi dậy làm việc nhà được rồi.
Cụ Tú cũng góp một phần vào cứu chữa cho Điều hồi sinh. Cụ bắt mạch, rồi bốc thuốc cho uống. Nhờ vậy sức khỏe của chàng trai phục hồi khá nhanh. Anh Sắn lấy cái rổ sồng đổ cá ra. Hai con chép tai trâu, năm con diếc choai và một mớ rô ron. Cụ tú Cao vuốt râu thích thú:
- Bố cu Huyền vẫn nhớ rằng ông thích nhất hạng thứ cá rô ron. Anh Sắn đem cá diếc và chép kho lên với riềng. Còn rô ron thì rán giòn cho ta nhắm rượu.
Rồi cụ quay sang nói với Nhụ:
- Cái giống cá diếc này nấu cháo cho người mới ốm dậy ăn rất chóng hồi sức. Đối với nhà nghèo nó là thức ăn đại bổ mà rẻ tiền. Song nhớ không được ăn nhiều; mỗi ngày chỉ một con thôi. Nếu đêm qua bố cháu kéo được nhiều cá diếc thì chọn những con khỏe đem thả vào vại để dành, sau đó nấu cháo bồi bổ dần cho người ốm.
Nhụ mỗi lần nhớ đến cái đêm đầu tiên sau lễ cưới lại phì cười một mình. Không cười sao được khi nghĩ đến cái cảnh cô vội vàng chui tọt vào buồng nhà ngang rồi cài then cửa lại, mặc cho cu Điều van nài bên ngoài. Điều chắc tức ghê lắm nhưng không dám nói to, sợ ông nội và bố vợ ở nhà trên nghe tiếng. Hai đứa lại không xưng anh em, mà chỉ xưng đây với đấy với nhau mới buồn cười chứ.
- Đấy mà không mở cửa đây sẽ phá ra đấy.
- Phá đi! Có thách kẹo cũng chẳng dám.
Nhụ còn nghe rõ cả tiếng chân Điều đêm hôm ấy đi đến chỗ cái cối xay, một lát sau lại đi ra chuồng bò. Nghe thấy cả tiếng đập muỗi đen đét. Chắc muỗi đất nhiều quá… Chắc là lạnh nữa nên cu cậu ra chuồng bò… Đến lúc ấy, Nhụ cảm thấy mình hơi quá. Nó chợt thấy thương Điều. Nhụ nhớ rõ lúc ấy cô vội tụt xuống giường, rồi rón rén ra mở then cài cửa. Phải dùng cả hai tay; một tay nâng then, một tay kẻo từng tí một, thật chậm, thật khẽ khàng, sao cho không phát ra tiếng động. Sau đó cô gọi thì thầm: "Điều, Điều ơi!" nhưng Điều không nghe thấy vì đã ngủ mất rồi. Từ lúc ấy, Nhụ cứ chong mắt ra không tài nào ngủ được...
Một lúc sau, nghe tiếng chân cụ Tiết đi kiểm tra nhà cửa. Nhụ nghe thấy cả tiếng Điều mách ông rằng: "Nó cài then cửa không cho con vào ông ạ". Cậu ta nói có vẻ đắc ý lắm. Rất đĩnh đạc, rất to; cứ như thể muốn báo cả cho Nhụ biết rằng đây đã mách ông rồi, thử xem đấy sẽ xử sự ra sao. Ai dè cái then cửa đã rút tự bao giờ, làm cho cu cậu chưng hửng. Thế là ông chẳng mắng mình, mà lại mắng cu cậu. Nhụ cứ tưởng khi lên giường thể nào Điều cũng trả thù. Nhụ không hiểu hắn sẽ làm trò thô bạo gì. Ai ngờ hắn chẳng thô bạo, mà lại tỏ ra hết sức rụt rè. Hắn lân la khẽ chạm tay vào người Nhụ, xê xích dần để áp sát vào người Nhụ. Nhụ thấy thương, hỏi: “Sao lại run thế?”. Hắn trả lời: “Chẳng biết”. Còn Nhụ, cô không run, cô chỉ thấy nóng bừng lên. Cái giống đàn ông là thế. Được đằng chân nó lân đằng đầu. Từ run rẩy, hắn đã dám ôm chầm lấy Nhụ rồi thám hiểm đôi nhũ hoa, rồi tiến tới phần thâm nghiêm nhất. Đến lúc này Nhu mới run bắn lên. Phải rồi! Đúng là Nhụ sợ. Sợ lắm. Chẳng biết cái gì đã làm Nhụ sợ đến thế. Chỉ nhớ rằng Nhụ đã khép chặt đùi lại rồi lấy bẩy trả lời câu hỏi: "Bao giờ mới được phép?” của hắn. Câu trả lời thật ngô nghê, đến bây giờ nhớ lại, Nhụ vẫn buồn cười: “Bao giờ cái trên to bằng chiếc bánh dầy, thì cái ấy mới chín, lúc bấy giờ mới được phép". Thế nào là chín nhỉ. Không hiểu sao cô lại nghĩ ra được cái chữ "chín" ngộ nghĩnh làm vậy. Ấy thế mà hắn lại chịu nghe lời cô mới lạ chứ.
Khổ một nỗi, kể từ hôm ấy, đêm nào hắn cũng vuốt ve, mân mê đôi nhũ hoa của Nhụ. Không cho, hắn không chịu. Cô hỏi: "Nghiện rồi à?'. Điều trả lời: "Nhưng không có nó, đây không ngủ được". Cái chuyện lạ lùng xảy ra, là kể từ hôm ấy, đôi nhũ hoa của Nhụ lớn lên như thổi, từng ngày, cứ như có phép tiên làm nó lớn nhanh đến vậy.
Cái đêm đi đánh cá trên hồ Huyền, lại một lần nữa, Điều làm Nhụ sợ. Gia đình ông Trịnh Huyền, ngoài việc cầy cấy, những lúc nông nhàn còn làm nghề cá: kéo vó, kéo te, đặt ống lươn, đặt đó v.v... Thường thì sau những cơn mưa mới kéo vó ở cửa ngòi chảy ra hồ. Còn ngày thường, thì đi đặt đó trên hồ. Xẩm tối, đem đó đi đặt. Nửa đêm, chèo thuyền đi đổ cá. Đêm ấy sáng trăng. Sáng vằng vặc. ánh sáng huyền ảo, nhễ nhại làm cho mọi vật trở nên lung linh hơn, đẹp đẽ hơn. Nhất là các cô con gái dậy thì. Gặp ánh trăng, có thể nói các cô đẹp thêm lên gấp mấy lần. ánh trăng tưới vào, tóc sẽ đen hơn mượt mà hơn, đôi mắt sẽ lúng liếng hơn. Hợp với ánh trăng nhất hạng là làn da. Cứ tưởng như nó được tắm bằng sữa. Nó óng ả trắng nõn như ngó cần, nó hổng hào mũm mĩm như da em bé
Đêm hôm ấy Nhụ cứ thấy ngờ ngợ khi Điều chằm chằm nhìn vào đôi mắt cô. Nhụ thầm nhủ: “Đêm trăng đã làm hắn rồ lên rồi đây". Cũng may, có một đám mây bay qua, làm khuất bóng trăng, đã làm cơn rồ dại của Điều lắng xuống. Ra đến giữa hồ, có một chiếc đó bị mắc gai, Điều phải nhảy xuống nước, lặn xuống sâu để gỡ. Cứ tưởng đám mây kia, làn nước mát mẻ kia sẽ làm cho hắn quên đi những ham muốn mà ánh trăng khêu gợi. Ai ngờ, hắn có quên đâu. Thậm chí, hắn nhảy xuống nước chỉ là mưu mẹo, bởi vì hắn lặn xuống không phải để mò đó, mà để kẻo Nhụ xuống theo, để hai đứa quấn quýt lấy nhau như hai con cá bạc đang thỏa thuê vẫy vùng trong làn nước trong veo.
Đùa nghịch chán, hai đứa trèo lên thuyền. Phải lau tóc, phải vung tóc vòng tròn cho nước văng đi. Phải cởi áo, để vắt khô xong rồi mới mặc lại bởi vì nước đẫm trên áo dễ sinh bệnh. Nhụ quay lưng lại, cởi áo. Điều mới chỉ nhìn thấy tấm lưng trần trắng muốt, hãy còn những giọt nước dư đọng sáng long lanh trong ánh trăng, thì đã chẳng thể cầm lòng. Hắn ôm lấy cô, và bế cô lên mặc cho cô vùng vẫy. Rồi hắn đặt cô nằm trên thuyền, lật chiếc yếm hồng để cho ánh trăng tràn lúa trên khắp người cô. Và lần này thì hắn cuồng đại hơn. Hắn sấn sổ hôn vào đôi nhũ hoa. Và hắn nhắc lại cái câu nói ngô nghê mà nàng đã nói hôm xưa
- Nó chín rồi đấy. Đừng cấm đây nữa nhé.
Cô thấy như bồng bềnh. Chừng như cô cảm thấy mình sắp buông xuôi, nhưng chẳng hiểu có cái gì đó bỗng ngăn cô lại. Cô chẳng biết tại sao lại thế nhưng cô cứ thấy như vẫn có điều gì cân cấn trong lòng.
Con ngựa bất kham ấy đang rúc mặt vào ngực Nhụ làm cô bật cười khinh khích. Chẳng có lý do gì nữa để chối từ, nhưng không hiểu sao cô cứ thấy mình phải chối từ. Tại sao vậy? Lúc hai đứa đã lấy nhau, cụ Đồ và ông Huyền mới nhoài nhẩm tính kỹ lưỡng. Lúc ấy mới biết rõ Nhụ hơn Điều một tuổi. Nhụ mười lăm và Điều mười bốn. Vậy phải chăng phản ứng của cô là một phản ứng tự vệ của một sinh vật còn non trẻ, hồn nhiên. Phải chăng đó là phản ứng của một sinh vật thực sự chưa chín đến độ. Nó còn run rẩy, sợ hãi khi đưa chân vào cái vũ điệu mê đắm quay cuồng, chóng mặt nhất của cõi nhân gian.
Cô gái run rẩy nhưng vẫn rất âu yếm. Cô vuốt ve cái bờm tóe bù xù trên đầu con ngựa hoang. Hắn hỏi:
- Sao đấy lại run thế?... Sợ à?
- Ừ, sợ lắm! - Cô thú thật - Đấy có sợ không?
- Ừ, đây… Hắn trả lời nghe không rõ.
- Thôi nào, van mình đấy... khoan khoan đã... Em còn sợ tức là còn chưa chín... Thôi,... hãy để dành...
- Để dành?
- Ừ, em xin mình mà... Hứa với mình đấy. Bao giờ đến hội mùa xuân...
Để dành ư? Cô gái nói hoang đường đến thế mà hắn cũng nghe được. Chẳng qua hắn còn tồ. Gà tồ trên đời có một. Anh chàng ngựa hoang của chúng ta, sau khi nghe lời ngọt ngào của Nhụ, đã đồng ý với vợ sẽ để dành... cho đến hội mùa Xuân. Và anh chàng tin rằng lúc đó là mùa trái chín. Thực ra Điều chẳng "gà tồ” đâu. Cậu ta có một lý do cho sự để dành Một lý do tục lệ. Chuyện ấy, Nhụ làm sao biết được
2
Từ khi thím Pháo mất, Hoa phải ở một mình trong ngôi nhà mõ. Hoa ra chùa đổ bảo ông Hiếu:
- Hay là thầy về ở với con.
Ông hộ Hiếu lắc đầu:
- Sao được hở con. Dù có chết thầy cũng không làm thế. Huống chi thầy còn công việc ở đây. Phật thánh đã giao việc cho thầy. Thầy ở đây cho đến lúc chết.
Thương cha, lòng Hoa như mớ bòng bong. Ông Trịnh Huyền cũng thương ông chú, nhưng từ hồi cụ đồ Tiết còn sống, cụ đã khuyên nhủ mãi mà vẫn chẳng lay chuyển được ý muốn của ông em rồ dại ấy. Không hiểu sao ông Hộ cứ đinh ninh rằng số kiếp của ông phải gắn chặt với ngôi chùa đổ nát. Ông bảo rằng hằng đêm, ông nằm mơ vẫn thấy pho tượng hộ pháp đi về chuyện trò với ông. Ông còn nói, nếu ông bỏ chùa mà đi, hoặc pho hộ pháp đổ thì lắm chuyện sẽ xảy ra. Trận mưa to sau khi dịch làm ông hộ Hiếu lo lắng vô cùng. Gian chùa đổ đã quá dột nát. Trời mưa, nước chảy tong tong khắp nơi. Bận ấy, ông Hiếu phải sử dụng hết nong, nia, chiếu, liếp để chống dột. Có độc nhất chiếc áo tơi lá, ông cũng phải đắp lên đầu pho tượng. Còn ông, sau cơn mưa, áo quần ướt đẫm. Ông già bảo: "Pho tượng hộ pháp đáp bằng đất, mặc dù bên ngoài sơn son thếp vàng nhưng bên trong không phải bằng gỗ. Nếu gặp mưa to, dột nhiều, tượng sẽ đổ. Mà tượng đổi thì cái mạng tôi cũng chẳng còn".
Thương ông bố rồ dại đến nẫu ruột nẫu gan, hôm ấy, Hoa rủ Nhụ đi cắt cỏ tranh để lợp lại gian chùa đổ. Từ ít lâu nay, Nhụ vẫn phải ngủ cùng với Hoa, vì dẫu sao Hoa cũng vẫn là máu mủ họ Đinh. Ông Huyền không thể để mặc Hoa được.
Hoa bảo Nhụ:
- Hôm nay chúng mình cũng cắt cỏ tranh Ở núi ông Đùng. Hôm nọ đi qua thấy nhiều vạt cỏ tranh tốt lắm.
Nhụ đã đến Kẻ Đình một năm, đã nhiều lần nghe tên núi ông Đùng. Cái tên rất lạ, rất khêu gợi. Nhụ muốn biết sự tích, nhưng khi cô hỏi đến thì hầu như dân ở đây ai cũng mỉm cười và ai cũng lảng tránh không nói. Hình như dân Kẻ Đình ngài ngại khi nhắc đến núi ông Đùng. Thậm chí, người ta còn ngại lên đấy. Khi vào rừng, trèo qua núi ông Đùng gần được nửa đường, người ta vẫn ít khi qua. Cứ như thể đó là vùng đất bị ma ám. Hoa cười bảo Nhụ.
- Chỉ có ngày hội, nơi này mới đông.
- Sao thế?
- Vì dân làng bảo núi này rất thiêng. Ai mà báng bổ ông Đùng vật cho, không chết cũng ốm đau quặt quẹo. Người ta bảo ông Đùng vẫn hiện hồn trên núi. Cả bà Đà nữa. Hai người khổng lồ. Nhưng thông thường ông bà không hiện nguyên hình. Có lúc chỉ hóa thành đôi thỏ trắng rất xinh làm người ta mê đi chạy theo vào rừng rồi bị lạc. Có lúc lại hóa ra con hổ trắng. Có người gặp bảo con hổ gầm rất to. Anh ta chạy bán sống bán chết về nhà sau đó ốm liệt giương hàng tháng.
Nói tới đây, Hoa cười giòn tan:
- Riêng ta, ta chẳng sợ gì hết. - (Từ khi gặp Tuấn và Huy, rồi được học chữ, Hoa bỏ hẳn lối xưng con với mọi người, và xưng tôi hoặc ta với những người ít tuổi. Hoa chỉ xưng cháu với nhửng người lớn tuổi. Điều này gây ngạc nhiên cho nhiều người) - Chẳng qua họ bị thần hồn nát thần tính. Sợ bóng sợ gió cả thôi. Ta vẫn lên núi Đùng. Tháng nào chả tới, có thấy gì đâu. Dân làng càng sợ, đến càng ít, ta càng dễ kiếm mọi thứ. Mùa xuân đi hái măng trúc. Búp măng chỉ bằng ngón tay, ngón chân thôi, nhưng luộc lên ăn ngọt lừ. Mùa hè vào đấy hái mít. Năm ngoái, ta vào rừng mít trên núi ông Đùng, kiếm được mấy quả mít to như cái thúng tụt nó rơi xuống gốc. Ta lấy chân đạp cho trồi hết hột ra. Lấy được gần gánh hột. Đem về độn cơm. Hạt mít bở tơi, bùi ngậy. Không thứ gì độn cơm ngon bằng nó. Hôm nay, chúng ta lên cắt cỏ tranh cũng vậy. Tranh ở đây ít người cắt, cao lút đầu người.
Hai người vui chuyện chẳng mấy chốc đã lên tới lưng chừng núi. Nhụ bỗng hỏi:
- Cô Hoa ơi! Tại sao cả làng đều sợ mà cô không sợ?
Câu hỏi làm Hoa ngừng chân. Cô ngẫm nghĩ hồi lâu mới trả lời.
- Ử nhỉ! Sao ta lại không thấy sợ? Hay là tại cha ta là ông hộ Hiếu có tài trừ ma trừ quỷ... Chắc không phải. Vì cha có bùa phép, chứ còn ta, ta có gì đâu - Rồi giọng Hoa chợt buồn buồn. - Hay là... vì mẹ ta và chính ta cũng là mõ. Ừ! Làm mõ thì ai thèm chấp... Làm mõ thì ai dám dây.. Phải đấy! Đến cả ma quỷ thần linh cũng chẳng muốn dây với mõ... Đến cả ma quỷ cũng chẳng muốn chòng ghẹo mõ... dù là mõ xinh đẹp... Mà.. Ơ hay! Cô không là mõ, sao ta lại dám dẫn cô lên núi Đùng? Nhỡ ra, ma quỷ thấy cô xinh đẹp, và không phải là mõ... chúng nó dây vào, tìm cách chòng ghẹo thì tính làm sao...
Giọng Hoa vừa như tinh quái đáo để, vừa như bi phẫn làm Nhụ vừa thương vừa tức. Nó thụi nhẹ vào lưng cô gái:
- Cháu không bằng lòng cô Hoa đùa thế đâu nhé. - Nhụ nghiêm giọng bảo - Cô là cô của cháu. Cháu chỉ biết có thế thôi. Cô trị được ma. Đã có cô rồi thì hỏi ma nào đám trêu cháu.
Hoa thấy vậy cười xòa như để xin lỗi. Câu chuyện đừng lại cho đến lúc lên tới đỉnh núi.
Ở đây có hai chiếc ngai thờ xây bằng gạch kề nhau. Chúng giống chiếc ngai "đại thụ linh thần" ở gốc đa. Trên mỗi ngai có một bát hương. Còn thấy cả mấy chiếc chân hương màu đỏ tiêu xiêu trên đó. Đôi ngai nhìn về hướng nam. Sau lưng ngai là khu rừng mít trứ danh mà Hoa đã kể cho Nhụ nghe. Phía trước ngai, không có rừng, chỉ thấy bạt ngàn cỏ tranh. Thỉnh thoảng, thấy nhô lên những bụi lau vẫn còn sót lại những cờ trắng phất phơ trong gió. Hoa ngửa mặt nhìn tán năm cây thị trứ danh trông như những chiếc lọng che. Cô bảo vào khoảng tháng bảy, tháng tám, mùa thị chín, năm cây thị trĩu trịt quả vàng ươm tỏa hương thơm nức. Chẳng ai đám hái quả, quả nào chín mõm thì rụng xuống gốc. Hương thơm của thị mời gọi lũ sáo, chào mào chim xanh, chim phường chèo kẻo tới hàng đàn hàng cũ để tranh nhau ân, để giao duyên, làm rộn ràng tưng bừng cả khu rừng tĩnh lặng. Đôi khi một con cắt, hoặc diều hâu lảng vảng lại gần. Lập tức có con chim báo động. Và lũ chim dù mải mê ăn cũng ngừng lại ngay; chúng vút bay đi, chập chờn trên đầu rừng cỏ tranh trông như những đám mây trôi.
Hoa tuy nói cứng với Nhụ thế thôi, chứ thực ra trong bụng cô rất sợ núi ông Đùng. Trước khi đi, lúc ở nhà, cô đã chuẩn bị sẵn mấy nén nhang. Cô thắp hương, cắm ở hai ngai rồi lầm bầm khấn vái. Cô bắt Nhụ làm theo mình:
- Lễ đi! Động tới một ngọn cỏ, một lá cây của ông Đùng bà Đà cũng phải xin phép. Phải có lòng thành và phân minh cháu ạ. Đất có thổ công... Nơi đây là đất của Ông Bà...
Lễ xong, hai cô gái bắt đầu cắt tranh. Cỏ tốt nên chỉ một lát họ đã cắt được đầy hai gánh nặng. Cắt xong họ đến ngồi nơi gốc thị cách xa ngai để uống nước. Hoa tâm sự:
- U ta bảo rằng ta phải dứt bỏ cái làng Đình này mà đi mới có thể mở mày mở mặt. Năm nay ta mười tám rồi. Có dứt bỏ cái kiếp làm mõ này thì mới nên người. Cháu cứ thử nhìn lũ trai làng mà xem. Đứa nào nhìn ta cũng mắt la mày lét, đứa nào cũng nhấm nháy, song có đứa nào thực bụng đâu.
- Thế còn ông, ý ông ra sao?
- Thế đấy! Ngày trước u ta, rồi bây giờ đến ta. Sở dĩ dùng dằng mãi vì thương ông cụ. Nhìn ông cụ lúc tỉnh thì không sao chứ lúc mê thì như người rồ người dại. Ông cụ bảo cụ là quân hầu đầy tớ của Phật của thánh. Cụ sẽ chẳng bao giờ chịu rời khỏi ngôi chùa đổ... Có lần hai cha con nói chuyện với nhau, ông cụ khóc nức khóc nở. Ôi chao! Đứt cả lòng cả dạ! Ông cụ thương ta lắm chứ. Quanh năm bóp mồm bóp miệng, chẳng bao giờ dám tiêu một xu. Ai cho đồng nào đều góp lại để dành, đưa hết cho u ta. Thế mà cũng được hơn hai chục bạc rồi đấy. Ông cụ bảo cho hai mẹ con để dắt díu nhau trở về quê ngoại... Có hết kiếp mõ thì mới thành người. Cụ cứ giục mẹ con ta đi. Bảo nếu chậm chễ ta sẽ ế chồng... U trả lời bao giờ đủ ba chục bạc mẹ con tôi sẽ ra đi... U ta thương ông cụ nên nói thế thôi. Chứ thực ra đã đủ ba chục rồi. Mẹ ta giấu tiền ở dưới bát hương. Có lần mẹ đi vắng, ta lấy ra đếm thấy đã thừa... ôi chao. Ta hiểu lòng u ta...
- Thế đã bao giờ cô về quê ngoại chưa?
- Rồi chứ. Cách đây mấy năm thì phải. Năm ấy ta mười bốn tuổi...
Hoa im lặng, chợt hầm nhớ lại những ngày về thăm quê ngoại bốn năm về trước.
Thực ra. Chẳng riêng cụ hộ Hiếu, thím Pháo cũng rất lo lắng cho tương lai của con gái. Chính vì vậy, thím bàn với ông Hộ và đưa Hoa về quê cũ tận dưới tỉnh Nam. Thứ nhất để thăm quê; thứ hai để thăm dò xem có cách gì có thể quay trở về nơi chôn nhau mắt rốn được không; thứ ba lả để nhăm nhe xem có đám nào có thể xe vào cho con bé, bởi vì theo cách suy nghĩ của thím thì Hoa đã đến tuổi lấy chồng.
Ở làng cũ, gia đình bên ngoại chỉ còn một ông cậu. Gia đình người em trai thím Pháo cũng nghèo lắm. Cậu lại đông con. Sống nheo nhóc bữa no bữa đói. Thím Pháo thở dài, biết chẳng trông cậy được gì ở người em. Có chục bạc dành dụm, thím đành cởi hầu bao cho em và không đám hé răng nói ý định của mình.
Thím Pháo dẫn Hoa sang thăm gia đình chồng cũ. Ở làng, chỉ còn lại ông hai Xe. Nhà ông hai Xe vào bậc trung, nhưng xem chừng cũng chẳng được dư dật cho lắm. Ông hai Xe nhìn cô em dâu cũ ăn mặc cũng tươm tất và cô bé Hoa trông khá lanh lợi, ông liền nói năng rất nhân nghĩa:
- Chú ba Pháo nhà tôi và các cháu con chú ấy chẳng may mất sớm, nhưng tôi trước sau vẫn thế. vẫn coi thím như người trong nhà. Tôi mừng là thím đã di bước nữa. Còn cái Hoa nhà thím xem ra là đứa nhanh nhẹn. Mai sau, thím sẽ được nhờ nó đấy. ử mà thế nào cũng có lúc tôi sẽ lên Kẻ Đình, lên thăm nhà thím.
Thím Ba nói lời khách sáo:
- Thế thì hân hạnh cho nhà em quá
Nhà ông hai Xe có thằng con trai tên là Trình cũng trạc tuổi Hoa. Ông hai Xe bảo nó lanh lợi lắm. Nó bảo Hoa:
- Tớ cùng tuổi với cậu, nhưng cậu phải gọi tớ bằng anh. Tại sao có bỉết không? Vì ông ba Pháo là em ông hai Xe. Và bố cậu lấy mẹ cậu sau ông ba Pháo, tức là em ông ba Pháo. Ông ba Pháo đã là em ông hai Xe thì bố cậu cũng phải là em ông hai Xe…
Trình cùng tuổi với Hoa nhưng gầy gò nhỏ bé. Còn Hoa lúc đó đã lớn phổng lên rồi. Bé người lại thích làm anh. Hoa cứ cười thầm nhưng chẳng hơi đâu mà cãi lại. Thím Pháo không hiểu nghĩ sao lại nhận xét: "Cậu Trình con bác Xe khôn ngoan lắm. Mắt sáng ngời. Sau này lớn lên ghê gớm lắm đây". Hoa cứ thấy sờ sợ ông hai Xe nhưng cô chẳng biết vì lẽ gì. Có lẽ tại ông ta cứ chằm chằm nhìn cô như xét nét, như muốn đánh giá Hoa từ đầu đến chân, giống như người đi tậu trâu ngoài chợ. Mấy hôm sau, khi mẹ con Hoa sắp quay lại Cổ Đình, ông Xe đến nhà cậu của Hoa và lại nói rất ngọt ngào:
- Thể nào sau này tôi cũng lên Kẻ Đình thăm thím và cháu.
Hoa hỏi bà Pháo:
- Đã có khi nào ông ấy lên thăm nhà ta chưa?
- Chưa! - Thím Pháo trả lời.
- Vậy tại sao đến bây giờ bác ấy lại muốn lên thăm?
- Đáng lẽ ra bác hai Xe phải lên lúc u gặp hoạn nạn mới phải chứ.
Cuộc về thăm quê của thím Pháo và Hoa mong tìm đường thoát ra khỏi kiếp mõ thế là không có kết quả. Họ đành phải quay về Kẻ Đình. Trong khi đó, Hoa nhớn bổng hẳn lên và trở thành cô con gái xinh đẹp Trai làng nhìn cô hau háu như muốn ăn sống nuốt tươi. Khối đứa giở trò chim chuột. Thím Pháo dặn dò con gái:
- Khôn ngoan thì giữ lấy thân. Trai làng này chẳng đứa nào thực bụng định lấy con nhà mõ đâu.
Thím Pháo nhìn con như bông hoa mơn mởn mỗi ngày mỗi thắm, cứ lo hoa kia thắm mãi sẽ có lúc tàn...
…..
Ngồi dưới gốc cây thị, nhớ đến chuyện đã qua, Hoa chợt thở dài, bùi ngùi nói với Nhụ:
- Nhiều đêm, nhớ u quá, ta cứ khóc thầm. U ta thường để chả bao giờ nghĩ đến thân mình. Lúc nào cũng chỉ lo cho ta và thầy ta thôi. Ấy thế mà, chưa lo được gì đã vội nằm xuống... Còn người ở lại thì sao? Thầy ta dạo này đã yếu lắm rồi. Cái lần thánh ốp vừa qua, ông cụ uống nước chè đặc nhiều quá. Nhìn vào bộ mặt xương xẩu, chỉ còn thấy hai con mắt long lanh, thao láo. Ta khóc, ta lạy van:
- Bố ơi! Con xin bố. Bố đừng làm ông hộ nữa. Đừng lên cơn thánh ốp nữa...
Ông cụ cười:
- Muốn cũng chẳng được. Không muốn cũng chẳng được. Tao là kẻ giời hành. Cái số kiếp tao nó thế rồi. Thầy biết mệnh của thầy... Thầy thương con lắm. Lúc mẹ con ra đi, thầy thương hai mẹ con mày đến đứt ruột... Phận bà ấy như vậy đã yên một bề. Còn con thì sao? Thầy chỉ còn mỗi một điều canh cánh trong lòng... là làm sao lo được cho con... để vong linh bà ấy... được thỏa...
Nhụ ngậm ngùi nắm chặt bàn tay cô Hoa. Nó ngắm nhìn Hoa. Cô có khuôn mặt tròn vành vạnh như trăng rằm. Môi chẳng tô son mà sao đỏ thế. Đôi lông mày không to không nhỏ, mịn màng đen láy, hơi cong cong... Hôm ấy, Nhụ mới nhận ra cô Hoa xinh đẹp lạ thường. Trông thấy cô, đã thấy ngay nụ cười lên môi. Có những con người hễ có mặt ở đâu là nơi ấy trầm hẳn xuống. Trái lại, Hoa là người hễ có mặt ở đâu là nơi ấy tươi tắn hẳn lên. Hình như cái giọng dịu dàng của cô, cái dáng thảnh thơi của cô cũng có sức lây truyền, lan tỏa. Nhìn bề ngoài cứ tưởng Hoa vô tư lự. Hôm nay, Nhụ mới biết mình gần gụi Hoa nhất, nhưng chưa hiểu hết cô. Hôm nay, Nhụ mới bắt gặp và chợt thoáng nhận ra cái kiếp người thật mong manh, bấp bênh, gập ghềnh...
Câu chuyện của Hoa làm cho bầu không khí như lắng hẳn xuống. Lũ chim ríu rít trên những cây thị khi ấy cũng biến đi đâu hết cả. Chỉ còn nghe thấy tiếng con chim gọi vịt ở tít xa xa. Hai người đều mang nét mặt nặng trĩu trầm ngâm. Tuy nhiên, cô gái mặt trăng rằm ấy chẳng buồn được lâu. Người ta bảo những người mặt tròn vành vạnh, tỉnh nết vẫn như thế cả.
Hoa văn thích sự trong trẻo, nhẹ nhàng. Mà rừng xanh hình như cũng biết chiều người. Trong không khí tĩnh lặng ấy, chợt một con sơn ca, từ một vạt cỏ thưa bay vút lên cao. Nó vừa bốc lên không trung, vừa cất cao tiếng hót. Chim càng lên cao, tiếng hót càng rộn rã. Ở dưới chân núi, một con chim khác hình như muốn tranh hơn. Nó cũng tung mình lên mây xanh để ganh đua, khoe giọng cùng con chim thứ nhất. Tiếp đến là con thứ ba, con thứ tư... Lúc này, tiếng hót vang rộn cả một góc rừng. Cuộc đua tranh mới đầu lộn xộn, dần dần bỗng biến thành một dàn đồng ca. Mỗi con một giong. Con cao, con thấp Con gỉọng kim. Con giọng thổ. Con rung nhẹ như tiếng của một chiếc còi tí hon xinh xinh, con ngân nga uốn lượn... Khác nhau đến thế! Nhiều sắc màu đến thế! Rộn ràng tươi tắn đến thế! Chẳng tiếng nào giống tiếng nào. Thế mà nghe vẫn thấy hòa hợp, dễ chịu, ấm cả lòng. Tiếng sơn ca cùng ngọn gió nồm nam thức đậy hiu hiu bỗng làm địu mát lòng hai cô gái. Nó dần xua tan hết những bực dọc, ưu phiền.
Gương mặt Hoa dần tươi tỉnh lại. Đã thấy một ánh cười thoáng hiện trong mắt cô gái. Nhân thấy không khí vui vẻ trở lại, Nhụ lại đưa ra câu hỏi cũ, câu hỏi đã nhiều lần cô đưa ra nhưng chưa được ai trả lời cặn kẽ.
- Cô Hoa ơi Cháu van cô đấy. Kể cho cháu nghe đi. Cô ở đây từ bé chắc biết, tại sao người ta lại gọi núi này là núi ông Đùng?
Người lớn trong làng Cổ Đình ai cũng có thể trả lời được cho Nhụ nhưng hình như ai cũng lảng tránh không muốn nói. Có lẽ ở đây có một lời nguyền. Cũng có thể có một sự ngại ngùng giống như ân hận xấu hổ. Vả lại, họ chưa nói, tức là họ vẫn coi Nhụ như người ngoài. Còn Nhụ, cô cảm thấy như câu hỏi ấy quan thiết với mình. Có một linh cảm rằng câu trả lời ấy dính dáng tới số phận của cô. Cô thấy mình cần phải biết. Vậy nên Nhụ khăng khăng tìm hiểu. Lúc cụ đồ Tiết còn sống, ông cụ nghiêm nghị quá làm cô cháu không dám hỏi. Hơn nữa, Nhụ còn cảm thấy ở đấy có cái gì như suồng sã nói ra không tiên Nhụ hèn hỏi bốn ông Trịnh Huyền chỉ trả lời cụt lủn: “ rồi sau này con khắc biết!". Hỏi Điều chồng cô lại chỉ cười. Tất cả đều gây cho cô thêm tò mò.