Lã Tuyết Cừu và Phi Quỳnh ra tới giao lộ. Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ phải về Thiên Trượng cốc mà chữa bệnh cho Cốc chủ. Ý của tiểu thư thế nào?
Phi Quỳnh nói:
- Đó là việc cần làm trước. Nhưng ta có thể đi với ngươi đến đó được không?
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ đã nghĩ về điểm này rồi. Quỷ Vô Môn Quan là nơi cấm người lạ đến. Chúng ta cứ đến nơi miệng hố, tiểu thư ở đó vài ngày chờ tại hạ. Nếu xin phép được thì tại hạ ra đưa tiểu thư vào. Còn không được, tại hạ sẽ chữa cho bà xong, rồi cùng tiểu thư đi.
Phi Quỳnh trầm ngâm không nói gì.
Dọc đường, họ nghe được nhiều tin cũng đáng chú ý. Có sáu thiếu nữ đẹp như tiên đã đánh chiếm mấy trạm của Nga Mi và giang hồ. Thỉnh thoảng có Tiểu Sát Tinh Lã Tuyết Cừu xuất hiện và yểm trợ cho họ. Họ lập thành những phạn điếm, tửu điếm để bán cho những người lương thiện. Ai đứng về phía Lã Tuyết Cừu thì được họ tiếp đãi tử tế còn khách giang hồ theo Nga Mi hoặc đệ tử của Nga Mi đều bị họ tiêu diệt.
Nga Mi nhiều lần phái các cao thủ đến nhưng không có một ai sống sót trở về. Đường đi đến Nga Mi bây giờ cỏ mọc hoang vu. Dần dần, các cô đó chiêu mộ được một số đông cao thủ giang hồ đứng về phía họ. Cuối cùng, Nga Mi phải mở một lối đi khác.
Các cô dọa:
- Rồi đây Nga Mi sẽ không còn một lối đi nào khác. Cho đến hôm nay quả thật, không còn người giang hồ nào dám qua lại với Nga Mi.
Nghe đâu khoảng mười thiếu nữ trẻ đẹp đã qui tụ về đó, và hơn trăm cao thủ khác chia làm ba trạm đóng trên các trục lộ hướng về phái Nga Mi cách nay chừng ngoài nửa tháng.
Lã Tuyết Cừu nghe những tin như vậy chỉ thở dài lòng tỏ ra phiền muộn chứ không nói gì.
Phi Quỳnh nói:
- Nghe những tin như vậy sao công tử lại thông vui?
Tuyết Cừu nói:
- Vui làm sao được? Đó là cái họa cho võ lâm mà thôi. Bất kỳ một đám đông nào cũng có những kẻ lợi dụng làm việc tư lợi cho mình. Đó là chưa kể họ sẽ phao những tin thất thiệt làm tốn hại huy tín những nhân vật chánh phái.
Phi Quỳnh gật đầu nói:
- Như vậy, sau khi chữa bệnh cho Bạch cốc chủ xong, ta nên trực chỉ đến Nga Mi mà giải quyết việc này.
Tuyết Cừu nói:
- Không được! Theo chỗ tại hạ biết các cô đó hầu hết là có cảm tình với tại hạ mà làm như vậy. Chả lý khi tại hạ đi, họ đi theo, tại hạ không cho thật khó xử? Cứ để họ sống như vậy một thời gian nữa, chắc chắn họ sẽ có đôi có cặp, chừng đó ta sẽ tính sau.
Phi Quỳnh nói:
- Hoặc một ít lâu sau, ta phóng tin Lã Tuyết Cừu chết là xong việc!
Họ vừa đi vừa nói chuyện.
Mãi đến trưa, họ đến một xóm nhà, hai người dừng lại đầu xóm mà ngồi nghỉ dưới một cội cây. Con trẻ lối xóm thấy Phi Quỳnh mặt rỗ chẳng rỗ chịt dễ sợ, ghê tởm, chúng vừa chạy vừa la:
- Ma tử nữ! Ma tử nữ (cô gái mặt rỗ).
Những người trong xóm nghe chúng la lại hiểu theo nghĩa con ma cái, liền cầm gậy chạy ra...
Phi Quỳnh tủi thân vô hạn. Nàng nhớ hồi trước khi đi, Lã Tuyết Cừu đòi cải trang cho nàng, nhưng nàng không chịu. Mục đích cũng là để dò xét tâm lý của chàng. Cho đến mẫu thân nàng cũng không dám nhìn thì còn ai dám nhìn?
Người trong xóm chạy ra thấy hai người. Người thanh niên tuấn tú, còn thiếu nữ mặt mày hung dữ như quỷ, đang ngồi bình tịnh dưới cội cây mà nhìn họ.
Có người đánh bạo đến gần hỏi:
- Công tử và cô nương đi về đâu?
Lã Tuyết Cừu lễ phép mà nói với họ:
- Huynh muội tại hạ đi làm ăn xa, nay trở về quê quán ở Nam Thị.
Một người nào đó nói:
- Vị ma nương (cô gái rỗ) có muốn chữa bệnh không, ta biết một vị lão sư chữa chứng ma chẩn này hay lắm.
Lã Tuyết Cừu đứng lên chắp tay nói:
- Lão bá có thể chỉ cho vãn bối vị lão sư đó không?
Một người nữa đứng ở bên cạnh nói:
- Khó lắm! Vị lão sư ấy ở trên núi Linh Nham, nằm về phía Tây xóm nhà này. Đường lên núi rất khó đi. Người có lòng thành và hiền hậu thì từ đây đến đó mất nửa ngày, còn người hung dữ đi cả đời không đến...
Lã Tuyết Cừu hỏi:
- Phải cần lễ vật gì đến gặp lão sư?
Người kia đáp:
- Lễ vật gặp lão sư là tấm lòng thành, ngoài ra còn một điều quan trọng nữa là bệnh nhân và người đưa bệnh đi không phải là người võ lâm. Đừng tưởng là người võ lâm mà mạo nhận là không thì cũng không qua mắt lão sư ấy được!
Tuyết Cừu và Phi Quỳnh thầm than khổ. Cả hai đều nghĩ rằng là dị nhân chắc chắn phải có một vài nét đặc dị.
Chàng chắp tay xá một cái nói:
- Cảm ơn chư vị lão bá. Bây giờ bọn vãn bối xin phép cáo từ để đến đó.
Các lão gìa nhìn nhau rồi nói:
- Không được đâu, đường đi trăn, rắn, hổ báo rất nhiều, lại nhiều ngõ ngách, phải nhờ người đưa đường mới được.
Phi Quỳnh nói:
- Nhờ chư vị lão bá giúp cho tiểu nữ một người hướng đạo.
Một thanh niên gần đó nói:
- Muốn đi ngay bây giờ, tại hạ xin dẫn lộ cho công tử.
Lã Tuyết Cừu cả mừng móc ngay mừng giết người, để người giết mình?
Lão nói gọn:
- Có thể hiểu như vậy cũng được.
Tuyết Cừu lại ngửa mặt nhìn trời. Chàng nói:
- Hãy đem điều ấy mà dạy đám tử tôn của lão.
Lã Tuyết Cừu nói xong thì bước đi.
Bất ngờ có nhiều ánh kiếm chớp lên phía sau. Nhưng người ta chỉ nghe nhiều tiếng cạch, cạch. Mỗi tiếng cạch như vậy là một thanh kiếm bị gãy.
Tuyết Cừu vừa bước đi, vừa cho đao vào vỏ. Chàng không quay lại, nhưng biết đám người kia đang sợ mất mật.
Vừa lúc ấy, một bóng người từ trên cây cổ thụ đáp xuống trước mặt chàng.
Người vừa đến, vận y phục màu trắng, bao mặt, lưng đeo trường kiếm, bình tịnh đứng nhìn chàng một hồi, nói:
- Võ công cao, khí sắc lạnh... Bạc phúc.
Tuyết Cừu trầm giọng:
- Muốn đón đường ta, hãy báo danh đi!
Người bịt mặt đáp:
- Bát Tý Na Tra Lý Độc.
Tuyết Cừu với giọng lạnh như băng:
- Hai mươi năm trước, tại Thiên Trượng cốc, các hạ là người đứng đầu trong việc truy sát vợ chồng Huyết Thủ. Oan oan tương báo. Rút kiếm ra!
Lý Độc chớp người lên, người ta nghe tiếng khua leng keng trên không thành chuỗi...
Lã Tuyết Cừu thi triển Long Phi đệ nhất thức. Chiêu đã đi qua, mà vẫn chưa hạ được đối phương.
Tuy không nói, nhưng chàng thầm phục Bát Tý Na Tra.
Bát Tý Na Tra Lý Độc nhìn chàng sững sờ. Lão không ngờ rằng một gã mới hai mươi tuổi đầu mà mình mang tuyệt học như vậy. Trong đệ nhất thức vừa rồi, kiếm lão suýt rơi.
Còn Tuyết Cừu thấy lão là người phá được chiêu thức đầu tiên của chàng, đâm ra có chút cảm tình với lão. Giá không có mối huyết cừu kia, chắc chàng sẽ chẳng đi tới chỗ tuyệt tình.
- Nếu các hạ đỡ được Long Phi tam thức của ta, ta sẽ để cho các hạ đi tự do, nhưng đừng chường mặt ra giang hồ nữa. Gặp ta lần nữa thì hết sống.
Tuyết Cừu chớp người lên...
Lại những tiếng đao kiếm chát chúa vang vọng. Khi đáp xuống, thanh kiếm của Bát Tý Na Tra Lý Độc chỉ còn lại hai phần, lão đưa tay chặn ngực và ụa ra mấy búng máu.
Tuyết Cừu tiếp tục phóng người lên, thân ảnh của chàng trở thành một bóng mờ...
Và Bát Tý Na Tra Lý Độc cũng mất hút ngay lúc đó.
Bao nhiêu người có mặt ở đây đều kinh tâm. Bát Tý Na Tra Lý Độc gần như một nhân vật tuyệt đỉnh, Chưởng môn của các đại bang phái đều trải chiếu mời lão ngồi. Thế mà... Sắp đến đây, người ta chưa dám đoán việc gì xảy ra cho lão.
Cạch cạch, tiếp theo một tiếng ôi, một người từ trên không rơi xuống.
Người đó là Bát Tý Na Tra Lý Độc. Trên tay Lý Độc còn chuôi kiếm, toàn thân lão đẫm máu tươi.
Lã Tuyết Cừu lặng lẽ bước đi. Lần đầu tiên chàng tha chết cho một kẻ đại thù.
Tuyết Cừu tự nhũ thầm:
- “Võ học của lão đáng gọi là Tử công phu”.


Hồi 2
Huyết Cà Sa

Ngày thứ hai kể từ lúc Tuyết Cừu rời Thạch trận, giang hồ đã phóng nhiều tin: Tiểu Huyết Thủ xuất hiện. Truyền nhân của Lã Đạo Nghi xuất hiện. Lã Tuyết Cừu tha chết cho Bát Tý Na Tra Lý Độc. Tiểu Huyết Thủ tận sát võ lâm... Ai nói mặc ai, Tuyết Cừu vẫn lầm lủi với việc của mình. Chàng trực chỉ Thiếu Lâm.
Thời nào cũng vậy, Thiếu Lâm vẫn là lãnh tụ của võ lâm. Hạ Thiếu Lâm để khống chế ngạo khí của giang hồ, sau đó chàng sẽ viếng đến nhưng bang phái khác.
Trên đường, chàng gặp nhiều trở ngại nhưng không đáng kể. Chàng đến Thiếu Lâm nhằm vào đêm thất tịch. Khách thập phương hành hương khá đông.
Lã Tuyết Cừu cứ thong thả đi dạo cùng khắp. Chàng chưa đá động gì đến việc huyết cừu.
Bỗng chàng thấy một thiếu nữ quen thuộc đang nhìn chàng. Hai bên đều muốn tránh mặt nhau, nhưng không ai kịp tránh. Thiếu nữ chàng gặp bên dòng suối, con của kẻ thù Mộc Đăng, tức là nàng Mộc Thúy Hương. Chàng muốn tránh Thúy Hương, vì sợ nàng tiết lộ việc mình có mặt nơi này. Còn Thúy Hương muốn trốn chàng, vì biết chàng xuất chiêu là giết người. Và chính nàng cũng đã được chàng tha chết.
Tuyết Cừu nghiêm mặt lạnh lẽo nói như ra lệnh:
- Hãy theo ta!
Chàng nói rồi quay người đi liền.
Không hiểu sao, ba tiếng đơn giản ấy như một mệnh lệnh khiến Thúy Hương không cưỡng lại được, nàng rón rén theo sau. Họ đến chỗ vắng người thì dừng lại.
Tuyết Cừu hỏi:
- Cô nương theo ai đến đây?
- Ta đi một mình. - Thúy Hương đáp.
Chàng hỏi ngay:
- Bất ngờ gặp nhau, ta chỉ yêu cầu cô nương một điều: Đừng cho ai biết ta có mặt ở đây.
Nàng gật đầu nói:
- Được!
- Chỉ chừng ấy thôi. Cô đi đi!
Thúy Hương vẫn đứng lặng nhìn chàng.
Thật ra, Thúy Hương đến đây không phải là để hành hương đảnh lễ. Nàng có thuật lại mọi việc xảy ra bên suối cho phụ thân nàng nghe. Ông ta nói: Đêm kinh hoàng ấy do Thiếu Lâm tự phát động, người hưởng ứng trước tiên là lão Bát Tý Na Tra Lý Độc. Chắc chắn Lã Tuyết Cừu phải đến Thiếu Lâm một ngày gần đây.
Không hiểu sao Mộc Thúy Hương lại vội vã đi Thiếu Lâm.
Tuyết Cừu hỏi:
- Sao cô nương chưa chịu đi?
- Đi đâu? - Nàng hỏi lại.
Tuyết Cừu nói:
- Chẳng phải cô nương đến đây để lễ Phật sao?
- Ta đến không phải để hành hương lễ Phật.
Chàng ngạc nhiên nhưng không hỏi nữa, chỉ quay người bỏ đi.
Thúy Hương níu áo chàng lại hỏi.
- Ngươi khinh ta quá! Sao ngươi không nói gì cả.
Tuyết Cừu lại nhìn nàng, rồi nói:
- Đã hỏi và nói rồi. Nếu cô nương không đi hành hương lễ Phật, thì đến đây chắc có việc chăng?
Nàng đáp:
- Đúng đó!
Chàng cười mát nói:
- Nhưng tại hạ có việc gấp hơn.
Chàng nói rồi rảo bước rất nhanh.
Thúy Hương giậm chân quát:
- Đồ sát nhân! Chỉ ham việc giết người mà không biết sự lợi hại gì cả.
Tuyết Cừu vẫn nghe nàng nói mồn một, vậy mà chàng vẫn không dừng chân.
Thúy Hương vội vã chạy theo.
Tuyết Cừu từ từ quay lại. Chàng trừng mắt hỏi:
- Cô nương muốn gì?
Thúy Hương hỏi:
- Sao ngươi không chịu hỏi ta đến đây có việc gì?
Tuyết Cừu suýt nữa bật cười. Chàng nói:
- Cho dù cô nương đi tìm tại hạ chăng nữa, thì cũng là việc của cô mà.
Thúy Hương giậm chân nói:
- Ngươi ngu ngốc và tự phụ thì thế nào ngươi cũng bị người ta hại.
Tuyết Cừu động tâm hỏi:
- Tại sao?
Nàng gật đầu nói:
- Ta lên đây trước hai ngày, thấy tăng nhân trong chùa đang bố trí công việc chuẩn bị đối phó với ngươi.
Thứ nhất là Mộc Nhân trận. Phương trượng Thiếu Lâm là Quãng Pháp đại sư. Người phát động giang hồ truy sát vợ chồng Huyết Thủ cách đây hai mươi năm, tự đặt mình sau Mộc Nhân trận. Ngươi muốn tìm đại sư thì phải qua trận này.
Thứ hai, Loạn tiễn trường. Họ sẽ lừa ngươi săn bắn để dùng loạn tiễn mà xạ kích ngươi.
Thứ ba, Thập bát La Hán trận, gồm mười tám vị cao tăng hàng sư thúc trở lên.
Thứ tư, nếu thắng ba trận đó, thì họ sẽ ép ngươi qua Đoạn Trần kiều. Cầu này bắt qua hồ Tịnh Tâm, phía sau chùa, dưới hồ có nhiều chông độc. Dù đóa hoa rơi xuống đó cũng bị đâm thủng ngay. Nếu không ăn uống thì sức đâu mà đánh tới bốn trận.. Chưa kể còn hai trận sau cùng nữa, ta cũng không biết đó là hai trận gì.
Tuyết Cừu hỏi:
- Những việc đó của Thiếu Lâm rất bí mật, sao cô nương lại biết rõ?
Thúy Hương nói:
- Chính mắt ta thấy một số, một số nữa, người ta nói lại với ta.
Tuyết Cừu cười nhẹ:
- Quãng Pháp đại sư ở sau Mộc trận là chuyện nói ngoa. Lão ấy là một đại cáo già, lão ra lệnh cho ai đó trong chùa giả làm lão mà ngồi đó. Chính lão cút vào động Thiếu Thất. Nhưng ta sợ gì Mộc Nhân trận rẻ tiền này. Nhưng lý do gì cô nương báo cho ta biết?
Thúy Hương cúi đầu, tay vân vê lọn tóc, nói:
- Ta cũng không biết tại sao.
Nàng nói xong, cúi mặt chạy đi.
Tuyết Cừu lẩn trong đám người hành hương lẳng lặng quan sát bốn phương tám hướng. Đâu đâu, chàng cũng thấy đám sư sãi cầm vũ khí đứng trong bóng tối, một số đi canh phòng, một số có vẻ như đi dạo, thật ra là để dò xét.
Không khí của chùa Thiếu Lâm đêm mồng bảy tháng bảy này, bên ngoài tuy là hương đăng tấp nập, nhưng bên trong thì chuẩn bị một cuộc huyết chiến.
Tuyết Cừu cười thầm rồi bí mật qua ngọn đồi phía Tây. Đồi này có động Thiếu Thất, nơi này chỉ thấy một vài vị cao tăng đang ở.
Có thể là Tuyết Cừu lầm!
Sân chùa, người ta đã bố trí nghiêm ngặt như vậy, huống gì bên Thiếu Thất. Trên đường sang động Thiếu Thất, bất ngờ từ trong ngõ kín, một gã đầu đà phóng ra, khẽ quát:
- Thí chủ đi đâu?
Tuyết Cừu nhanh như cắt phóng chỉ điểm huyệt gã, làm gã đầu đà tê cóng người. Chàng đá xác đầu đà vào gốc cây rồi tiếp tục đi.
Lại có hai nhà sư khác vung thiền trượng chận lại:
- Thí chủ là ai? Đi đâu?
Tuyết Cừu lạnh lùng hỏi lại:
- Cửa thiền sao bố trí nhiều đao kiếm thế?
Một nhà sư nói:
- Đó là chuyện của chúng ta.
Tuyết Cừu nói:
- Phàm những người hành hương tế lễ, dù cái liêu cái cốc cũng không nên bỏ sót, huống gì cái động này đã hơn ngàn năm, lại không đến viếng được ư?
Nhà sư nói:
- Yêu cầu thí chủ trở lại, để khỏi có sự đáng tiếc xảy ra.
Tuyết Cừu lắc đầu nói:
- Hai vị nên tránh đường. Tại hạ có việc cần gặp Quãng Pháp phương trượng.
Hai nhà sư vung trượng đánh liền.
Tuyết Cừu thấy hai nhà sư này tuổi trạc dưới ba mươi, nên nghĩ họ không có ân oán gì, liền xuất đao đánh ra một chiêu, bạt hai cây thiết trượng văng ra ngoài.
Hai nhà sư đứng chết sững. Họ chưa kịp hoàn hồn đã bị Tuyết Cừu xuất thủ điểm huyệt, lại qua thêm một cửa ải.
Chàng bước chân vào sân.
Một số các vị sư trẻ từ trong bóng tối xuất hiện, vây chàng lại.
Lã Tuyết Cừu phi thân người lên vút qua đầu đám sư trẻ bay thẳng vào chánh điện. Vài vị sư già đang ngồi nhập định, chàng chỉ đưa mắt nhìn lướt qua rồi bước ra phía sau.
Ngay tại mật phòng có ba vị cao tăng tuổi trên bảy mươi đang đàm đạo với nhau. Vị nào tướng mạo cũng trang nghiêm và đều mặc pháp phẩm.
Lã Tuyết Cừu đứng sừng sững trước cửa phòng. Chàng lạnh lùng nói lớn:
- Ta là Huyết Thủ, đến đây nói chuyện việc hai mươi năm trước. Thiếu Lâm lúc ấy đi đầu, sao nay nghe ta đến lại rúc vào trong xó? Quãng Pháp! Lão chỉ có một cơ hội để sống là hãy cầm vũ khí mà tử chiến với ta.
Cả ba cao tăng đều đứng lên.
Nhà sư chính giữa đỡ cây thiền trượng đang đặt ngang trên bảo đoàn, ông nói:
- Ta là Quãng Pháp đây.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Biết rồi! Còn hai lão kia là ai?
Quãng Pháp đại sư đáp:
- Vị này là Phương trượng chùa Côn Luân, tên là Pháp Vân, vị này là Phương trượng chùa Không Động tên Độ Ách.
Ý của Quãng Pháp đại sư giới thiệu như vậy để Tuyết Cừu sợ. Vì vị nào võ công cũng vào hàng thượng thừa, nếu đơn đấu chưa chắc Tuyết Cừu đã thắng, huống gì cả ba nhà sư hợp đấu.
Không ngờ Lã Tuyết Cừu lại nói:
- Không Động và Côn Luân đều có mối huyết cừu với ta. Hôm nay ba lão phải đền mạng. Sau đó ta sẽ...
Chàng nói chưa hết câu, Quãng Pháp đại sư đã vung thiền trượng đánh tới.
Tuyết Cừu nắm sẵn thanh đao trên tay, chàng sử dụng Long Phi đệ nhất thức, người chàng biến mất hút trên không, thiền trượng của Quãng Pháp đại sư có một sức mạnh kinh hồn như thế mà vẫn bị dội ngược lại.
Bây giờ ba vị cao tăng mới biết sợ.
Tuyết Cừu thấy trượng pháp của lão có một uy lực khủng khiếp, vừa nhanh vừa mạnh. Chàng đánh tiếp Long Phi đệ nhị thức.
Lần này, Quãng Pháp đại sư không trực tiếp đối đầu mà chỉ dùng hư chiêu để bức bách đối phương.
Sau khi thi triển hai thức trong Tam Tuyệt quỷ thức, tình thế vẫn không biến chuyển, chàng không sử dụng chiêu thức thứ ba, mặc dù chiêu này rất lợi hại. Tuyết Cừu quay sang Thất Tuyệt ma chiêu.
Chiêu đầu tiên, chàng đi tròn một đường đao, tiếng gió đao phát ra làm những vật nhẹ trong phòng bay tứ tung, bóng của Tuyết Cừu mất hút, nghe tiếng vũ khí khua và chợt cây thiền trượng của Quãng Pháp đại sư bắn ra ngoài, đồng thời nghe một tiếng “ối”, tiếp theo là bóng người bay tạt vào vách, tại ngực bên trái của người đó, đúng hơn là của Quãng Pháp đại sư bị khoét một lỗ.
Tuyết Cừu đáp xuống trước mặt Pháp Vân và Độ Ách, nói:
- Hai lão có điều gì trối lại chăng?
Hai vị cao tăng thất sắc không biết trả lời thế nào. Bỗng cả hai cùng tung chưởng đánh vào Tuyết Cừu.
Tuyết Cừu tràn người tránh khỏi, cho đao vào vỏ rồi dùng Vô Ảnh ma chiêu tỷ đấu với hai nhà sư.
Tuyết Cừu hú lên một tiếng, thân ảnh chàng như một bóng mờ thoắt ẩn thoắt hiện, khiến hai vị đại sư khó mà xác định đâu là hư đâu là thực.
Bỗng, nghe bình một tiếng, Độ Ách đại sư bị tạt vào vách, hai tay ôm ngực, miệng ói ra máu liên hồi.
Pháp Vân đại sư sợ quá toan phóng ra cửa để thoát thân, nhưng đã muộn, lão bị một cước của Tuyết Cừu, văng vào vách.
Tuyết Cừu hằn học nói:
- Huyết Thủ và Phù Dung Tiên Tử đã làm gì nên tội mà các ngươi phải truy sát? Đã giết hai người ấy chưa đủ sao, còn cho người rình rập hai mươi năm muốn làm tuyệt nòi họ Lã? Lão có phải là người tu hành đâu.
Nói xong, chàng phất nhẹ tay một cái, Độ Ách đại sư bể đầu ngã xuống.
Đám tăng lữ ở động này trông thấy, ai cũng kinh hoàng.
Lã Tuyết Cừu nói lớn:
- Ta là Huyết Thủ! Thiếu Lâm đã vay nợ máu hai mươi năm nay, bây giờ phải trả. Kẻ nào trước đây đã tham dự buổi huyết chiến ở Thiên Trượng cốc hãy xuất đầu lộ diện.
Tiếng chàng vang lên trong đêm rất rùng rợn.
Không lâu lắm, số nhà sư của động tụ tập lại, khoảng vài chục người, đa phần là những lão tăng.
Tuyết Cừu nói:
- Ta không giết kẻ vô tội. Kẻ nào năm xưa vay máu hãy đứng riêng ra.
Chàng nói như ra lệnh, nhưng không vị sư nào chịu đứng riêng.
Tuyết Cừu nói lại một lần nữa:
- Ai vô tội hãy đứng riêng ra!
Một lão tăng nói:
- A Di Đà Phật! Thí chủ tạo nhiều sát nghiệp quá e rằng ngày sau khó ăn ở.
Tuyết Cừu hỏi lại:
- Lão có dự buổi huyết chiến ở Thiên Trượng cốc không?
Lão đưa tay lần chuỗi hạt, đáp:
- Có.
Tuyết Cừu lại nói:
- Mười ba đại bang phái do Thiếu Lâm dẫn đầu trên dưới trăm rưỡi tên, cùng với đám giang hồ trên dưới năm chục tên, vị chỉ là hai trăm tên tất cả hùa nhau vây đánh phu thê Huyết Thủ, vậy có dễ ăn ở không?
Lão tăng nói:
- Chuyện đó đã qua rồi.
Tuyết Cừu nói lớn:
- Những ai còn đứng vào hàng ngũ của lão mặc Cà Sa máu thì phải trả nợ máu.
Một vài vị sư tự động tách rời ra. Có tiếng một nhà sư nói:
- Hắn một, ta thì đông, sao lại tham sinh úy tử thế? Hạnh vô úy thí ở đâu rồi?
Một lão tăng đứng riêng nói:
- Không phải bần tăng sợ chết. Nhưng năm xưa ta đã can ngăn Thiếu Lâm không nên dấy vào sát nghiệp, nhưng Quãng Pháp không nghe, bây giờ nghiệp sát đã đến.
Lão quay sang Lã Tuyết Cừu nói:
- Lã thí chủ! Trong quần tăng tại đây, chỉ có năm lão gìa đứng gần bên lão Huyết Cà Sa đó mà thôi. Nếu thí chủ lạm sát thì đừng trách ta.
Năm lão Huyết Cà Sa vẫn đứng yên trong đám tăng.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Ta đã nói rồi. Kẻ vô tội nên đứng riêng, còn nếu đứng chung đó thì đừng trách.
Chàng chớp người lên... Không ai thấy bóng dáng chàng đâu. Tuyết Cừu thi triển Thất Tuyệt ma chiêu.
Năm vị lão tăng bỗng chuyển mình đứng rộng ra thành hình hoa mai năm cánh. Năm món vũ khí của họ cũng một lúc đánh ra mù mịt. Không rõ trong đám năm người ấy, có ai thấy rõ thân ảnh của chàng không? Nhưng năm món vũ khí ấy chạm phải đoạn đầu đao của Lã Tuyết Cừu phát ra những ánh lửa.
Năm vị lão sư giật mình. Vị cao tăng ở bên ngoài nói lớn:
- Ma chiêu!
Tuyết Cừu đáp xuống đất. Chàng đảo mắt nhìn qua một vòng, đám cao tăng không để chàng có thì giờ ngơi nghỉ, đồng tấn công lấy chàng.
Lã Tuyết Cừu xoay mình một cái, năm lão lại dạt ra. Chàng nói:
- Báo danh đi!
Không ai đáp ứng lời nói đó của chàng.
Tuyết Cừu hét lớn một tiếng, phóng người lên...
Lão tăng, người lên tiếng trước tiên khi nảy, giờ ngã xuống, cổ họng của lão bị khoét một lỗ.
Bốn lão còn lại tuy rằng không xem cái chết vào đâu, vì đời vốn là vô thường, nhưng nhìn cảnh thê thảm này, các lão đâm sợ.
Họ sợ cũng phải. Bởi lão tăng kia võ công vào hàng tuyệt đỉnh của giang hồ, mới qua chiêu thứ hai trong Ma chiêu đã bỏ mạng.
Bây giờ các lão liên thủ với nhau.
Lã Tuyết Cừu lại phóng người lên, một lão tăng nữa ngã xuống.
Và lần lượt như vậy, năm lão nằm trên vũng máu, mỗi thế nằm tuy khác nhau, nhưng vị trí của họ hợp thành đóa hoa mai.
Đám tăng lữ còn lại không ai dám có một cử động nào khác.
Chàng quay sang vị đại sư đứng ngoài, vòng tay nói:
- Ngài là vị chân tu, xin hãy vì đạo pháp và giang hồ mà tái lập một trật tự cho Thiếu Lâm kể từ hôm nay. Bên kia chùa Thiếu Lâm còn bảy tên ma tăng nữa. Tại hạ nói thật, với đám ma tăng, tại hạ phải dùng ma đao mà... chữa bệnh cho họ.
Chàng nói xong phi thân sang chùa Thiếu Lâm.
Bây giờ đã sang canh ba. Chàng đi nửa đường gặp đại bộ phận sư sãi bên Thiếu Lâm kéo sang, đèn đuốc sáng rực. Hai bên đứng dàn thành trận thế.
Lã Tuyết Cừu dõng dạc nói:
- Tại hạ là Huyết Thủ, đã giết lão Quãng Pháp đại sư bên kia rồi, cùng năm lão ma tăng năm xưa đã từng gây cuộc huyết chiến ở Thiên Trượng cốc và cũng đả bại luôn hai tên Chưởng môn của Côn Luân và Không Động. Ngay tại đây tên nào đã dính máu ở Thiên Trượng cốc thì hãy bước ra.
Một nhà sư nói:
- Chẳng lẽ trong nháy mắt, thí chủ giết hết đám cao thủ sao? Trăm năm, ngàn năm có ai tin việc đó?
Tuyết Cừu nói:
- Tin hay không tin với ta không quan trọng. Các hạ có dây nợ máu vào buổi đó không?
Lão đáp:
- Không.
Tuyết Cừu lại nói:
- Tại hạ có đủ sức để tin lời các hạ không?
Lão đáp:
- Thí chủ hiếu sát quá nên trở thành mù quáng. Chẳng lẽ trước đám đông này, ta lại nói dối sao?
Tuyết Cừu xá lão một cái, nói:
- Ngài là bậc chân tu, xin hãy đứng sang một bên, và những người vô tội hãy đứng sang bên ngài.
Chàng nói xong, khoanh tay chờ đợi. Kết quả gần một nửa số người có mặt ở đây bước về với nhà sư kia.
Tuyết Cừu chỉ đám người còn lại nói:
- Theo giúp kẻ ác là người ác dù là đồng môn. Khi ta rút huyết đao rồi, thì đừng trách.
Chàng nhận thấy đám sư gìa của đêm hãi hùng ấy chỉ có năm, bảy người. Những người còn lại muốn đứng bảo vệ họ.
Chàng hỏi gằn lần nữa:
- Các vị cam tâm theo đám ma tăng mà chịu chết phải không?
Vị sư khoảng bốn mươi tuổi nói:
- Ngươi chẳng những đã tàn ác mà còn khoác lác nữa. Hai mươi năm trước, ta có tham dự cuộc huyết chiến đó.
Ánh đao chớp lên, Lã Tuyết Cừu mất tăm dạng, thân hình nhà sư bỗng đổ xuống.
Lã Tuyết Cừu đứng lại vị trí cũ. Chàng nói:
- Kẻ nào không sợ chết thì cứ đứng đó.
Nhiều vị tăng đã vội bỏ qua bên kia. Còn lại ba nhà sư tuổi từ năm mươi trở lên.
Lã Tuyết Cừu thấy mắt họ thất thần. Nỗi sợ hãi đã ngự trị khí phách của họ. Chàng hỏi:
- Các vị còn lời nào để nói không?
Một trong ba lão nói:
- Các hạ có phải là con của phu phụ Huyết Thủ?
Chàng đáp gọn:
- Chính tại hạ.
Lão lại hỏi:
- Các hạ từ trong rừng Loạn Thạch ra à?
- Đúng! - Tuyết Cừu đáp.
- Buổi đó, Thiếu Lâm có tất cả mười hai tên tham dự. Ta giết đã bảy tên. Tại đây còn ba tên, vậy hai tên nữa hiện giờ ở đâu?
Một người đáp:
- Một vị ở bên chùa Thiếu Lâm, còn một vị nữa đã hoàn tục ngay từ đêm đẫm máu đó.
Lã Tuyết Cừu lấy làm lạ, vì đệ tử Thiếu Lâm luôn luôn có sự tuyển chọn kỹ lưỡng, làm gì có việc một cao thủ Thiếu Lâm hoàn tục.
Chàng hỏi:
- Lão ấy tên họ là gì?
Người kia đáp:
- Lão tên Phương Mã Nguyện.
Lã Tuyết Cừu giật mình, Chàng nhớ lại một lão họ Phương cách nơi chàng ở một ngày đường. Lão nói năng điềm đạm, thanh cao như một vị chân tu đắc đạo. Có thể nào là lão?
Để rõ hơn, Lã Tuyết Cừu hỏi:
- Lý do gì lão ấy hoàn tục?
Nhà sư đáp:
- Đó cũng là nghiệp chướng của lão. Trong đêm truy sát vợ chồng Huyết Thủ, lão gặp một phụ nhân, phụ nhân đó tuổi cũng gần bốn mươi, có một mỹ hiệu là Huyết Tâm Ma Nữ. Người đàn bà ấy giết người như ngóe, vậy mà.. Hai người phải lòng nhau.
Chàng không nói gì nữa. Mười phần hết sáu, bảy phần chính xác. Chàng nhớ lại bức tranh treo trên tường, không biết tác giả là ai, chỉ biết bức tranh đó vẽ một đêm hỗn loạn...
Sau khi nghe chàng xưng danh, lão dường như muốn đuổi chàng ra khỏi nhà, còn con lão thì muốn giết chàng.
Chàng hỏi nhà sư:
- Đêm ấy, các hạ làm gì?
Lã Tuyết Cừu không chịu gọi đối phương là đại sư chỉ vì chàng quan niệm, là người tu hành phải có đạo đức.
Nhà sư nói:
- Thật ra trong mười hai cao tăng tham dự buổi đó, hết sáu người bị Quãng Pháp ép buộc, trong đó có ta. Bên chùa Thiếu Lâm có Giác Ngộ, còn lại bốn người bên động Thiếu Thất có lẽ bị giết rồi.
Tuyết Cừu hỏi:
- Quãng Pháp chẳng qua cũng chỉ là Phương trượng chuyên về tu hành. Việc làm ác đức tại sao quý ngài không từ chối?
Nhà sư cười:
- Dễ gì từ chối được.
Tuyết Cừu suy nghĩ một hồi, nói:
- Đại sư hãy đứng sang bên kia!
Nhà sư lắc đầu:
- Ta không sợ chết. Chết cũng là biện pháp giải thoát mà thôi. Nếu các hạ có thể bỏ qua cho ta, thì cũng nên bỏ qua cho những vị này. Bởi vì họ là kẻ không đáng chết, các hạ cũng đã giết rồi.
Lần nữa, Tuyết Cừu phải một phen động não. Lâu lắm, chàng hỏi:
- Kẻ nào đã chủ trương “rừng tên, cầu chết”?
Nhà sư nói:
- Quãng Pháp. Thế ra các hạ đã biết hết mọi việc?
Tuyết Cừu nghĩ sao đó, rồi bỏ đi không nói một lời.
Đám sư sãi Thiếu Lâm nhìn theo chưa hết sợ.
Chàng qua tới chùa Thiết Lâm, trời đã mờ sáng. Khách thập phương còn lại ở chùa cũng khá đông. Nhìn thoáng qua, người nào cũng có nét tư lự.
Lã Tuyết Cừu lặng lẽ đi vào Đại Hùng bửu điện.
Một nhà sư chừng ba mươi tuổi đón chàng lại hỏi:
- Thí chủ là ai?
Chàng đáp nhanh:
- Khách thập phương.
Nhà sư hỏi:
- Vào đây đảnh lễ sao thí chủ lại mang võ khí?
Tuyết Cừu cười nhẹ:
- Không mang vũ khí, không lẽ gởi... Có thể cho tại hạ gặp vị chánh trị sự của quý tự được không?
Nhà sư nhìn Tuyết Cừu như dò xét. Hồi lâu ông hỏi:
- Thí chủ cho biết quý danh?
- Huyết Thủ! - Lã Tuyết Cừu đáp.
Nhà sư nghe nói thất kinh, thối lui mấy bước rồi xoay mình bỏ chạy.
Lát sau, năm, sáu vị cao tăng từ sau hậu viện kéo ra.
Một vị sư già nhất đưa tay làm lễ, hỏi:
- Thí chủ là người đã gây sát nghiệp trong đêm nay ở tệ tự?
Tuyết Cừu đính chính:
- Đại sư nói sai rồi. Kẻ gây sát nghiệp trước chính là đám ma tăng của Thiếu Lâm. Tại hạ là kẻ trừ đám ma tăng đó. Nơi nào có ma, nơi đó có tại hạ. Đại sư cho tại hạ biết, Mộc Nhân trận ở chỗ nào?
Lão sư hỏi:
- Thí chủ muốn thử à?
Tuyết Cừu cười lạnh:
- Không phải thử mà là phá!
Trong lúc đó, vô số nhà sư từ hai mặt đổ xô đến, tất cả đều cầm vũ khí.
Lão sư thấy đệ tử Thiếu Lâm đến đông, lão nói:
- Thiếu Lâm đông gần cả ngàn người. Thí chủ đã giết ba vị Chưởng môn và sáu vị cao tăng. Xét ra tội ác ngập trời. Nếu thí chủ thông tình đạt lý, thì hãy xuôi tay tự trói nhờ công đạo xét xử, còn chống lại, e rằng chết không toàn thây.
Lã Tuyết Cừu ngửa mặt nhìn lên không.
Một hồi, chàng nói:
- Đám tăng lữ của Thiếu Lâm ta xem bằng kiến. Sở dĩ ta không giết nhiều, bởi vì họ chưa đáng tội chết. Kẻ nào không tin thì hãy thử cho biết.
Ba nhà sư vừa to con vừa mập, một cầm cây nhị khúc, mỗi đoạn như vậy dài gần một cánh tay bằng kim loại. Còn hai nhà sư kia cầm trượng bước tới nói:
- Ta thỉnh giáo thí chủ.
Tuyết Cừu nói:
- Đại Hùng bửu điện hôm nay sẽ đổ máu. Đây là các lão tự tìm cái chết.
Chàng đứng nghiêm mà nhìn họ.
Hai nhà sư vung thiền trượng đánh tới, khí thế như kình phong nộ vũ.
Lã Tuyết Cừu chớp người lên khỏi tầm trượng, nhưng ánh đao xả tới người cầm nhị khúc.
Kết quả, nhà sư cầm nhị khúc mất đi một vành tai. Hai nhà sư còn lại vừa sợ vừa giận, vung thiền trượng tới tấp...
Không phải nhà sư cầm nhị khúc tài giỏi gì mà tránh được Ma chiêu, chẳng qua là chàng chỉ cảnh cáo họ thôi, vì họ không phải là kẻ đã truy sát song thân chàng.
Nhưng nhà sư mất tai lúc ấy chưa biết đau đớn gì, chỉ thấy bên tai hơi nhẹ đi một chút, lão lùi lại đưa tay sờ thử, mới hay tai mình đã mất đi. Lão cả giận, thanh nhị khúc của lão như cặp giao long, vun vút tấn công Lã Tuyết Cừu.
Lã Tuyết Cừu không muốn kéo dài cuộc đấu, và cũng không muốn mất sức vô ích, chàng lại phóng người lên...
Thêm hai vành tai nữa rớt xuống.
Chàng phi thân ra ngoài nói:
- Đừng ép ta!
Lúc ấy, có một đại sư từ động Thiếu Thất chạy qua la lớn:
- Các đệ tử? Chớ có động thủ với Tiểu Sát Tinh.
Lã Tuyết Cừu thấy vị sư này là người mà chàng đề nghị thay cho lão Chưởng môn Quãng Pháp. Chàng nói:
- Đại sư! Chỉ cho tại hạ chỗ Mộc Nhân trận.
Nhà sư trừng mắt hỏi gằn:
- Thí chủ giết bao nhiêu người ấy chưa đủ sao, lại còn muốn quấy phá nữa?
Lã Tuyết Cừu rất hiểu đó là hảo ý của đại sư nhưng chàng vẫn thản nhiên nói:
- Mười tám Mộc Nhân là phương tiện của Thiếu Lâm để dạy đệ tử tiến bộ, chứ không phải đùng để giết người. Nay Thiếu Lâm lập ra nhằm để hạ sát tại hạ, nên buộc tại hạ sẽ loại bỏ đi.
Đại sư lắc đầu nói:
- Thí chủ lại xâm phạm việc riêng của Thiếu Lâm rồi. Hồi còn Quãng Pháp, Mộc nhân có ý nghĩa khác. Hôm nay Mộc nhân trở lại vị trí cố hữu của nó.
Lã Tuyết Cừu lại nói:
- Nếu vậy thì đại sư cũng nên phá đi Đoạn Trần kiều.
Lão sư gật đầu:
- Nói tóm lại, mọi việc của Thiếu Lâm để Thiếu Lâm tự lo liệu. Ta yêu cầu thí chủ hãy rời khỏi bản tự!
Lã Tuyết Cừu lặng lẽ quay ra.
Đã có lệnh của vị sư gìa này, không ai được ngăn đón Huyết Thủ.
Chàng vừa đi ra giữa sân, đã thấy một đội ngũ nhà sư đang đứng với một phương vị đặc biệt, người nào cũng có nét mặt nghiêm trang, tuổi của họ từ ba mươi trở lên. Tất cả là mười tám vị.
Lã Tuyết Cừu cắp đao trừng mắt đứng nhìn.
Chàng thấy lão sư từ trong Đại Hùng bửu điện đi ra. Chàng hỏi:
- Đại sư cho lập trận này để đấu với tại hạ đó chăng?
Lão sư không đáp, lão đi tới một nhà sư chỉ huy trận đó, nói:
- Quãng Độ sư đệ! Sư đệ còn muốn Thiếu Lâm đổ máu nữa sao?
Quãng Độ chắp tay nói:
- Bạch sư huynh! Để Tiểu Sát Tinh đến đây giết người một cách tự nhiên, rồi lại ra đi dễ dàng thì còn gì là uy danh của Thiếu Lâm. Thà chúng ta đổ máu một lần để trăm năm được bình yên.
Nhiều người phụ họa lời của Quãng Độ:
- Đúng vậy!
- Đúng vậy!
Lão sư nói:
- Ta là Tuệ Đức, Đại lão hòa thượng, vừa được hội đồng trưởng lão công cử quyền Chưởng môn, tạm thời duy trì pháp giới ở đây. Hãy dẹp La Hán trận này để Thiếu Lâm có thời gian giải quyết những chuyện nội bộ
Quãng Độ nói:
- Tiểu đệ vừa nhận lệnh của sư thúc đại lão hòa thượng Chánh Trí, phải lập trận này...
Tuệ Đức thở ra nói:
- Nếu vậy thì đây quả là huyết nghiệp của Thiếu Lâm. Lã thí chủ! Tuy trận đã lập, nhưng phá hay không là quyền của thí chủ.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Đại sư là bậc chân tu. Cả một môn phái lớn mà có được một vài vị chân tu cũng là quá đủ rồi. Chẳng hơn, giang hồ rộng lớn thế kia không tìm lấy một người chân chính đó sao. Họ đã muốn lập trận không phá đi dễ gì yên với họ. Bạch đại sư! Chiều ý ngài, tại hạ đi, nhưng họ tái lập thì không trách tại hạ được.
Lúc bấy giờ thập phương bá tánh không còn mấy người ở đây.
Khi Lã Tuyết Cừu quay đi, Quãng Độ hét một tiếng nhảy theo, và mười tám cao thủ của Thiếu Lâm cũng di động bao cả Tuệ Đức lẫn Tuyết Cừu vào trận.
Tuệ Đức thở dài buồn bã, nói:
- Kể cả ta mà họ cũng muốn triệt hạ, đừng nói chi ai.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Đến nước này không thể không ra tay.
Tuệ Đức đại sư lớn tiếng hỏi:
- Quãng Độ! Sư đệ vây cả ta nữa sao?
Quãng Dộ nói:
- Đành vậy thôi. Tại lão sư huynh đứng chung với hắn. Tiểu đệ được lệnh của sư thúc, không thể không thi hành. Hai vị hãy phá trận mà ra gặp Đại lão sư Chánh Trí.
Tuyết Cừu cười lạnh:
- Ai coi trận này là quan trọng, chứ ta coi nó chỉ là một trò tiêu khiển.
Chàng quay sang nói với Tuệ Đức:
- Đại sư mọi việc nơi đây cứ để tại hạ.
Tuệ Đức máy môi toan nói điều gì đó, nhưng không còn kịp nữa.
Tuyết Cừu đã biến mất với ngọn đao. Trận thế lúc đó biến đổi theo, giữa trận bỗng nổi gió. Mười tám thiền trượng chuyển động như một rừng gươm giáo bao phủ lấy hai người, chắc và kín như tường đồng vách sắt.
Bây giờ Tuyết Cừu mới biết sự lợi hại của trận pháp.
Trận dữ không nằm ở chỗ đông hay ít người, mà nằm ở chỗ biến hóa của nó.
Tuyết Cừu thi triển hết Long Phi đệ nhất thức mà trận thế vẫn không nao núng. Bây giờ chàng đánh tới thức thứ hai Long Phi đệ nhị thức, thức này chia làm tám chiêu, đủ đánh tám cửa.
Người ta chỉ nghe tiếng leng keng... Leng keng... Liên hồi chứ chưa thấy dấu hiệu gì làm ảnh hưởng tới trận pháp.
Lã Tuyết Cừu động tâm nói:
- Chả lẽ Quỷ thức kỵ pháp trận?
Chàng phóng người đứng sát bên Tuệ Đức đại sư.
Ông nói:
- Thập bát La Hán trận là một danh trận, tuyệt đại cao thủ như Vương Trùng Dương phải mất nửa ngày mới phá được.
Tuyết Cừu nói:
- Những người lúc trước vây Vương Trùng Dương là cao thủ, còn những nhân vật ở đây có gì là ngại.
Tuệ Đức đại sư mấp máy môi toan nói điều gì nhưng ánh đao đã lóe lên, chàng lại mất hút, có tiếng khua leng keng giáp một vòng.
Trận thế xem ra có phần thay đổi. Loáng chốc, đâu cũng trở lại đó. Coi lại Quỷ thức không ảnh hưởng gì lắm.
Lã Tuyết Cừu lại đáp xuống bên đại sư.
Ông nói:
- Nếu không hợp phá thì không xong.
Tuyết Cừu nói:
- Yên tâm! Đại sư không thể mang tiếng phản môn.
Chàng định hướng và suy nghĩ một chút, rồi lại chớp người lên...
Bỗng nghe có vài tiếng hét thất thanh, ba nhà sư té ngửa ra và nằm trên vũng máu.
Tuyết Cừu không để họ kịp thời điền khuyết, chàng múa tiếp Ma chiêu đệ nhị, lại thêm ba người nữa bị loại.
Phút chốc, Thập bát La Hán trận hoàn toàn tê liệt.
Lã Tuyết Cừu trầm giọng:
- Đó là tự các ngươi muốn chết. Ta đã nói rồi. Cứ thủng thẳng về kêu lão Chánh Trí đến đây.
Quãng Độ đại sư may mắn thoát chết, mặt lão kinh hãi đến tột cùng.
Bỗng có tiếng nói như tiếng chuông ngân vang lên, tiếp đó xuất hiện một nhà sư râu bạc trắng cất giọng nói:
- A di đà Phật! Sư điệt và Lã thí chủ hôm nay quả là đại khai sát giới.
Tuệ Đức đại sư toan làm lễ và đính chính lời nói vừa rồi, nhưng Lã Tuyết Cừu bước tới án ngay trước mặt đại sư nói:
- Ngài tu gần trăm năm nhưng trần căn tục bản còn dày đặc lớp bụi của lợi danh. Tại hạ đến Thiếu Lâm để trị tội những tên ma tăng, mười hai tên chỉ giết có bảy tên, một tên chưa tìm ra, bốn tên còn gởi tạm lại đó. Bỗng ngài đem đám đệ tử vụng tu kia tới đây khó dễ tại hạ, với mục đích hy sinh một số đệ tử mà triệt hạ đối phương. Tại hạ nói thật, dẫu cho một ngàn Thiếu Lâm tăng, tại hạ chỉ ra tay một ngày là xong. Mời ngài bước tới đây!
Đại sư Chánh Trí đưa cao hai tay lên.
Lã Tuyết Cừu vội cho đao vào vỏ, và chớp người lên...
Và Chánh Trí đại sư cũng mất hút.
Đến khi hai người sa xuống, Lã Tuyết Cừu xiểng niễng đứng không vững, còn Chánh Trí đại sư hai khóe mép rỉ máu.
Chánh Trí đại sư nói:
- Ma chiêu! Vô Ảnh ma chiêu...
Nhưng rồi bóng hai người lại mất hút. Có tiếng ầm ầm trên không, hai người cùng sa xuống.
Chánh Trí đại sư mặt mày mình mẩy đầy máu là máu, ông ta đứng không muốn vững, còn Lã Tuyết Cừu hai mép máu chảy nhẹ ra hai dòng.
Chàng hít vội một hơi chân khí rồi bay đến.
Trong lúc Chánh Trí đại sư vận dụng Hóa Huyết thần công...
Thật ra, Hóa Huyết thần công không phải là môn công phu của Thiếu Lâm, mà công phu này Chánh Trí đại sư tham luyện ở ngoại môn. Vài mươi năm trước đây, vấn đề này đã làm nội bộ của Thiếu Lâm xích mích.
Nói về võ học chánh tông, Thiếu Lâm là một đại bang phái lớn nhất trong hoàn vũ, nên các đệ tử không được quyền luyện ngoại giáo. Khi Chánh Trí đại sư đã thành công thì môn bộ mới phát giác ra.
Lúc Thiếu Lâm dẫn đầu cuộc truy sát Huyết Thủ thì Chánh Trí đại sư đang ở vào giai đoạn chót của sự khổ luyện, nên không tham dự được.
Sở dĩ Chánh Trí đại sư luyện môn tà công mà các đại cao tăng vẫn để yên cho ông ta là vì có Quãng Pháp đại sư phương trượng che chở.
Lúc này Lã Tuyết Cừu thấy Chánh Trí đại sư vận Hóa Huyết thần công vội bay tới. Lúc ấy hai tay của ông đã nổi lên màu đỏ. Chàng đánh ra chiêu thứ ba trong Vô Ảnh ma chiêu, không ai thấy chàng xuất thủ thế nào, chỉ thấy nơi đó một vùng mờ hồng...
Có tiếng “ối” của đại sư, Lã Tuyết Cừu thổ ra liền tiếp mấy búng máu, còn Chánh Trí đại sư bị gãy cả hai tay.
Khi nãy hai tay của đại sư đỏ hồng, bây giờ hai cánh tay ấy trở thành xanh đen.
Người ta tự hỏi:
- Nếu Lã Tuyết Cừu chậm đi một chút để Chánh Trí đại sư vận công xong, thì kết quả sẽ như thế nào?
Trong đời có nhiều câu hỏi như vậy, nhưng câu trả lời không biết bao giờ mới xong.
Lã Tuyết Cừu bước tới...
Mộc Thúy Hương xuất hiện đứng án trước mặt chàng, mắt đỏ hoe. Nàng nói rất nhỏ:
- Nhịn một chút không được sao? Hãy thổ nạp để lấy lại chân khí.
Một làn gió tạt vào mặt chàng, Lã Tuyết Cừu chợt tỉnh. Chàng nghĩ thấm:
- “Nếu ta hết chân lực, địch vây ta thì làm sao chống cự”.
Lã Tuyết Cừu xá Tuệ Đức một cái rồi nói:
- Tại hạ cáo từ!
Bấy giờ các lão cao tăng đều có mặt tại sân chùa thiếu Lâm, thấy tình trạng lão sư Chánh Trí như vậy, lại thấy Tiểu Huyết Thủ như vậy, có một số lão tăng phe cánh với Chánh Trí nháy nhỏ nhau. Họ đồng áp tới vây Lã Tuyết Cừu và Thúy Hương vào giữa.
Lã Tuyết Cừu nghĩ thầm:
- “Mộc Thúy Hương vì ta mà mắc nạn”.
Tuệ Đức đại sư nói lớn:
- Hỡi đệ tử Thiếu Lâm! Việc Thiếu Lâm đổ máu hôm nay là do một vài gian tăng gây ra trước đây. Trong đó, phần lớn là Chánh Trí, Quãng Pháp, Phương Mã Nguyện, những người ấy phải chịu trách nhiệm. Người đệ tử Thiếu Lâm phải có cái nhìn sáng suốt và đạt đạo. Đừng nhân lúc người ta suy lực mà đẩy họ đến đường cùng.
Một số rất đông các đại lão sư đứng về phía Tuệ Đức. Dần dần phe của Tuệ Đức rất đông. Nhưng số sư sãi vây quanh Tuyết Cừu vẫn càng lúc càng đông.
Trong khi đó, một vị cao tăng khác của Thiếu Lâm lên tiếng phản đối:
- Chư đệ tử! Chớ nghe lời đại sư Tuệ Đức. Chính Tuệ Đức là một phản tăng. Bên Thiếu Thất, lão đứng xuôi tay để cho Tiểu Huyết Thủ tàn sát các vị đại sư. Chưa đủ, lão còn kê khai các vị cao tăng khác. Hãy bắt lấy lão để Tri pháp tòa xét xử!
Lập tức Thiếu Lâm chia làm hai phe.
Tuệ Đức đại sư nhìn thấy bên phe mình đông đến bảy phần, hai phần thì không theo cánh nào, một phần theo cánh Chánh Trí đại sư.
Tuệ Đức đại sư nói:
- Tuệ Trí, Tuệ Tâm, Tuệ Tính sư đệ! Ba vị hãy gióng Đại Hồng chung tập hợp đội Thiếu Lâm hộ pháp để chuẩn bị làm việc...
Đám người vây lấy Tuyết Cừu đã rút đi từ từ, chỉ còn lại vài chục người. Trong lúc hai phe Thiếu Lâm đang tranh giành lực lượng, Tuyết Cừu vẫn đứng điều tức, công lực của chàng gần hồi phục.
Tuyết Cừu nói:
- Ta đã đến đây là đã lượng được sức mình. Nếu chư vị không lui, buộc ta phải xuất thủ.
Đám người đó vẫn vây chặt, nhưng họ chưa động thủ. Có lẽ họ đang đợi lệnh của thủ lãnh họ.
Bỗng có tiếng Đại Hồng chung vang lên, tất cả các đệ tử Thiếu Lâm không kể cấp bậc tuổi tác đã vội vã chạy vào Đại Hùng bửu điện, hoặc chạy đến những nơi cất vũ khí... Đám của Chánh Trí đại sư thì đi nơi khác để lấy vũ khí.
Vòng vây Tuyết Cừu bây giờ càng thắt chặt thêm. Tình thế này chắc chắn Thiếu Lâm sẽ có nội chiến.
Tuyết Cừu nói với Mộc Thúy Hương:
- Mộc cô nương! Cô nương vì tại hạ mà không ngại hiểm nguy, nhưng mối thù do phụ thân cô gây nên không thể bỏ qua được.
Thúy Hương nói:
- Không phải ta làm việc này cho công tử là để giải kết. Ta vẫn hy vọng rằng, khi một người võ công càng cao, thì lòng độ lượng càng lớn. Những việc ấy hãy để lại sau. Công tử hãy đề phòng. Giả sử mỗi người phóng một mũi phi tiêu thì công tử đối phó được không?
Tuyết Cừu thấy Mộc Thúy Hương có những nhận xét sâu sắc, lại tỏ ra người có trí lực. Chàng đâm ra có phần nể nàng.
Tuyết Cừu nói:
- Mộc cô nương! Khi lâm chiến, cô nương chỉ cần tự vệ thôi. Đừng lo cho tại hạ!
Cuộc họp trong Đại Hùng bửu điện không rõ bàn gì trong đó mà thấy rất lâu. Nếu cuộc chiến giữa Tuyết Cừu và đám tăng tại đây xảy ra có lẽ không biết bao nhiêu người ngã xuống rồi. Và cũng chưa rõ tính mạng Tuyết Cừu ra sao?
Nói như vậy để thấy lão tăng Tuệ Đức không nóng lòng giùm cho chàng. Hay là lão tin chàng có khả năng?
Lã Tuyết Cừu toan động thủ, nhưng Mộc Thúy Hương giằng tay chàng nói:
- Dừng lại! Cứ đứng mà dưỡng sức. Họ chưa khai chiến thì ta cũng không cần động thủ. Chút nữa sẽ có đám tăng của Tuệ Đức ra.
Chàng gật đầu.
Và không bao lâu, một vị đại sư tướng mạo trang nghiêm bệ vệ, dõng dạc nói:
- Lệnh truyền cho các đệ tử tả phái dẹp vũ khí và bước vào Đại Hùng bửu điện để nghe lệnh.
Chưa ai chịu đi.
Lập tức một đội hộ pháp tăng chia nhau tiến sát đến đám tăng đối lập.
Có tiếng kêu lớn:
- Các đệ tử Thiếu Lâm tả phái nghe đây! Các đệ tử vốn vô tội, chỉ có người cầm đầu là có tội. Chư tôn Đại lão hòa thượng sẽ có cuộc họp khẩn cấp để có biện pháp. Không nên để cuộc đổ máu xảy ra nữa. Tất cả hãy hạ vũ khí và tập hợp về Đại Hùng bửu điện. Đây là lần cuối cùng, không được trễ.
Bấy giờ đám tăng kia mới chuyển mình. Họ lần lượt đi cất vũ khí. Và cuối cùng chỉ còn năm người vây Lã Tuyết Cừu.
Tuyết Cừu trầm giọng:
- Cho đến sáu đại cao thủ hàng đầu của Thiếu Lâm, đến Thập bát La Hán trận ta còn chưa xem ra gì, huống chi năm gã ma tăng này. Ta đã bước đi, kẻ nào làm khó dễ thì đừng trách.
Mộc Thúy Hương và Lã Tuyết Cừu cất chân bước tới.
Năm nhà sư Thiếu Lâm đứng vây chàng, chớp người lên, múa trượng tấn công.
Lã Tuyết Cừu rút bảo đao ra, phóng người lên, chàng sử dụng chiêu Long Phi đệ nhất thức...
Kẻ rơi trượng, người trúng thương.
Tuyết Cừu chỉ đao vào mặt họ, nói:
- Các ngươi cũng là một lũ ác tăng. Lý ra ta giết cho rồi. Chỉ nể tình Phật tổ từ bi mà tha cho đó.
Không ai dám chận bước chân chàng nữa.
Lã Tuyết Cừu và Mộc Thúy Hương xuống núi. Nàng hỏi:
- Bây giờ công tử định đi đâu?
Tuyết Cừu nói:
- Cảm ơn cô nương đã giúp tại hạ. Bây giờ chúng ta chia tay.
Ý của Tuyết Cừu là không muốn tiết lộ cuộc hành trình của mình. Còn Mộc Thúy Hương thì muốn quan tâm đến sự an nguy của chàng.
Nghe Tuyết Cừu nói vậy, Thúy Hương tức mình giậm chân:
- Ta có cần ngươi nói cảm ơn đâu. Ta chỉ cần muốn biết ngươi đi đâu mà thôi.
Tuyết Cừu lạnh lùng:
- Tại hạ đi giết cừu nhân. Tại hạ không thích bất kỳ người nào chen vào công việc của tại hạ. Cô nương đi đi...
Mộc Thúy Hương chửi một câu trước khi cất bước:
- Kẻ ngu thường hay bạo sát.
Nàng vừa đi vừa khóc.
Tuyết Cừu nhìn theo trừng trừng...