Nhà Quỳnh Như ở cuối một con hẻm dài tẽ ra từ con đường lớn sầm uất của thị xã. Nhà một tầng, gồm ba phòng rộng, sát cạnh một tiệm may chuyên may binh phục -- như phần lớn các tiệm may thời buổi này.Như bước thận trọng, tránh những đám thực khách ngồi xổm trước các hàng mì cháo dọc hai bên lối đi đông đúc. Nàng đi thong thả, thỉnh thoảng lại dừng lại chuyện vãn vài câu với những người bán hàng, chủ tiệm, tránh cái nhìn hau háu của đám lính tráng. Nàng mặc áo dài thêu, và lâu lâu một cơn gió nóng hực thổi tung hai vạt áo nàng, khiến nàng trông giống một con bướm lạ.Con hẻm, như một con rắn trúng thương, quằn quại dưới dòng người cùng đủ thứ hỗn độn -- những xe hàng ăn với những chồng tô nghiêng ngả, hàng hoa, ghế đẩu, những nồi chè nghi ngút khói, những két bia 33 và Coca, những cây nước đá nhơ nhớp chảy thành vũng, những chiếc chiếu trải trên những bậc cửa đầy vết nước tiểu, những con chó què ghẻ lở đầy bọ chét, xe đạp cùng xe gắn máy tựa bên những bức tường vôi trắng loang lở.Như không quan tâm. Cuộc sống tưng bừng, huyên náo của con hẻm là một trong những lý do nàng vẫn trú ngụ tại đây. Nàng thiết tha đón nhận những tiếng nói rộn rã, những câu chào hỏi ồn ào, mùi đồ ăn ngào ngạt, những bông hoa ngát hương, tiếng la hét của lũ trẻ mặc vỏn vẹn manh quần, tiếng lách cách mở nắp nồi, gõ đũa vào chén cơm...sự sống tản mạn theo bước chân nàng.Nàng lắng nghe tiếng rù rì những giọng nói êm ả, mơ hồ của người vùng đồng bằng, và cảm thấy, cũng bất chợt và chí mạng như có lưỡi dao đâm giữa ngực nàng, nhớ tiếc xót xa làng xóm, bà con. Trên những khuôn mặt người miền Nam này, trong những giọng nói người miền Nam này, nàng thấy được, nghe được, gia đình nàng, bạn bè nàng, cha ông nàng, tất cả những bóng ma của cuộc sống trước kia của nàng. Họ đều hiển hiện ở đây, nơi những người dân chất phác của con hẻm này, đa số là dân tị nạn từ những làng xóm tan tác vùng đồng bằng, cũng như quê nàng. Nơi những bà già răng đen, miệng đỏ quết trầu. Nơi những ông cụ gầy guộc mắt kèm nhèm, mặc áo lính phế thải. Nơi những thiếu nữ tuy còn tuổi dậy thì nhưng mặt đã sớm mang những đường nhăn, tay đã bồng một đứa bé sơ sinh. Họ mua bán, ăn uống, cười nói -- và làm chĩu lòng Như.Bước chầm chậm, Như lóng nghe họ nói chuyện huyên thiên, sôi nổi. Phần đông bàn tán về những dự trù cho ngày Tết Nguyên đán sắp tới, Tết Canh Tuất, Tết năm con Chó. Nhưng ai nấy đều ngưng bặt khi trông thấy nàng. Mặt rạng rỡ, họ vồn vã chào hỏi nàng, mời nàng, người tô phở, người chén chè, rồi nào kẹo, nào hoa, nào nến.Như được toàn dân trong thị xã yêu mến, nhất là những người sinh sống ở con hẻm này. Họ không quên nàng vẫn sống ở đây, trong căn nhà khiêm nhường kia, mặc dầu có thừa phương tiện sống ở một nơi khác sang trọng hơn. Và nhan sắc nàng, vẻ duyên dáng của nàng, danh tiếng của nàng, không thôi thu hút họ. Có một cô đào cải lương sống ở đây khiến con hẻm cũng như cuộc đời họ tươi sáng hẳn lên. Khiến họ ít nhiều kiêu hãnh.Khi Như bước qua, các bà các cô vẫy nàng và họ nhớ ngay những khúc ca cải lương phổ thông nhất. Những khúc ca họ đã nghe trên đài phát thanh, nghe riết đến độ nhớ nằm lòng, chẳng khác gì người Anh từng một thuở thuộc lòng nhạc kịch của Gilbert và Sullivan(tilliam S. Gilbert (1836-1911), soạn lời ca, và Arthur S. Sullivan (1842-1900), soạn nhạc). Nhiều người hễ có tiền là đi xem hát, cũng như họ đi coi phim võ hiệp rẻ tiền -- để mong, trong vài tiếng đồng hồ, thoát ra khỏi cuộc chiến tranh, thoát ra khỏi kiếp Vống xáo trộn của họ."Cô dùng gì nhé?" họ mời. "Cô Như ơi!" họ gọi, "Lại đây nói chuyện với chúng tôi."Như tươi cười cáo lỗi, khẽ lắc đầu, ngón tay búp măng gõ mặt đồng hồ ngụ ý nàng không có thì giờ hôm nay. Nàng hứa, "Xin để lần sau", và để họ khỏi phật lòng, nàng nhận một gói kẹo và một bó hoa.Dân trong hẻm rất sung sướng, hãnh diện lâu lâu nàng dừng lại trò chuyện với họ; mỗi lần như vậy họ tưởng như họ cũng thuộc giới nghệ sĩ với nàng. Và họ càng ái mộ nàng hơn. Phần Như, mỗi khi đoàn cải lương của nàng -- một trong bốn mươi đoàn trên khắp nước -- trình diễn tại thị xã, nàng không quên biếu họ vé đi coi không mất tiền. Và dĩ nhiên, họ lại càng ái mộ nàng hơn.Thực sự, dưới mắt họ, Quỳnh Như chẳng thể có điều gì là sai trái. Họ không tị hiềm nàng một điều gì, danh tiếng nàng, nhan sắc nàng, ngay cả người tình người Mỹ của nàng nữa. Anh chàng người Mỹ gầy gò tóc hoe, nghe đồn ghê gớm lắm, nhưng rất lễ độ mỗi khi nói chuyện với họ bằng tiếng Việt rất lưu loát. Khi có kẻ lạ, thường là những binh sĩ Việt Nam vô hẻm tìm ăn phở hoặc mua binh phục, buông lời sống sượng nhạo báng hai người, họ đều kịch liệt bênh vực nàng. Thời buổi này một người đẹp lộng lẫy như Quỳnh Như của họ dễ gì không vào tay một người Mỹ giàu sang uy quyền nào đó, và nàng lại càng đáng kính hơn vì đã biết chọn một người Mỹ tốt bụng chẳng như những người Mỹ khác.Như vào nhà, đóng cửa lại. Nàng đặt kẹo và hoa xuống, tựa lưng vào cửa một lúc, lấy tay bóp hai bên thái Gương. Nàng nhức đầu ghê gớm. Nàng mệt mỏi tinh thần cũng như thể xác. Nhiều khi nàng tưởng mình lúc nào cũng đang đóng tuồng, trên sân khấu, ngoài đường phố, trong hẻm, ngay cả khi một mình. Nàng chỉ có thể tìm lại con người thực của nàng một đôi lúc lặng lẽ như lúc này, một mình trong nhà riêng. Nhưng hôm nay, nàng không thể rời sân khấu lâu được, có lẽ một tiếng đồng hồ mà thôi. Nàng không thể để cơn nhức đầu kéo dài được.Qua bức tường mỏng, Như nghe thấy tiếng rì rầm làm việc sôi nổi bên tiệm may của bác Thọ. Trong mấy tuần lễ trước Tết, Thọ cũng như các bác thợ may khác trong cả nước đều dẹp việc may binh phục và chỉ lo may thường phục mà thôi. Tết là dịp ai ai có tiền cũng đặt may quần áo mới.Chính Như cũng đã đặt bác Thọ may hai áo dài mới. Một chiếc với cổ áo kiểu cổ kính, một chiếc với cổ áo hình cái thuyền, thường được gọi là kiểu bà Nhu. Bà em dâu của cố tổng thống Diệm đã phải bỏ nước trốn đi khi chồng bà cùng bị giết với Diệm trong cuộc đảo chánh 1963, nhưng giới phụ nữ tân thời vẫn chuộng kiểu áo dài của bà.Thọ đã hứa hai cái áo sẽ xong ngày mai, và Như tin thế nào bác cũng đúng hẹn. Bác thợ may nhanh nhẹn lắm, và cũng dễ biết như một tuồng tích của nàng. Bác sẽ đích thân mang áo tới, và sẽ nhất định không chịu nhận tiền công dù nàng nài nỉ. Rồi nàng sẽ biếu bác một xấp vé đi coi hát, và thế là không ai mất thể diện cả. Xong xuôi đâu đấy họ mới bàn tới công việc thực của họ. Bác Thọ thợ may, ngưới ái mộ cô đào Quỳnh Như, không còn nữa, thay vào đấy sẽ là đồng chí Thọ, tổ trưởng tổ đấu tranh.Như đem kẹo và hoa đặt lên bàn thờ tổ tiên. Nàng vào phòng ngủ lục tìm gói thuốc Salem Gulliver bao giờ cũng để trong hộc tủ, rồi trở ra đặt gói thuốc trên bàn thờ kế bên tấm ảnh một thanh niên lồng khung kính..ẹo là để cho bất cứ ai đói, nhưng nhất là dành cho mẹ nàng khi còn sinh thời răng tốt có tiếng. Thuốc lá bạc hà dành cho anh nàng từng nghiện thuốc này, nghiện tới mức Như tin chắc anh vẫn thèm dù giờ đây đã biết chính là người Mỹ đã giết anh.Như đã sẵn sàng dù còn một tuần lễ nữa mới tới Tết: quần áo mới sắp xong, đèn nến đã đủ trên bàn thờ, đồ ăn đầy trạn, hoa đầy nhà. Và, giữ đúng tục lệ, nàng đã trả hết nợ nần.Nhưng nhìn theo một cách khác, mọi chuẩn bị nhọc lòng của nàng hoá thành giả trá. Như biết có những bạn bè sẽ cười nàng ăn Tết một cách trưởng giả đến thế. Vì đúng ra, Tết là dịp gia đình quây quần, nhưng nàng đâu còn gia đình nữa. Tết là dịp vui cười, nhưng nàng chẳng còn lòng dạ nào vui cười. Tết là dịp bỏ qua mọi căm giận, hận thù, nhưng trái tim nàng vẫn đầy hận thù, căm giận. Tết là dịp tha thứ cho kẻ thù, nhưng nàng sẽ chẳng bao giờ làm như thế.Nàng biết mình đi ngược những gì là cao đẹp của ngày Tết, biết mình giữ đúng tục lệ chỉ là do thói quen, một phản xạ điều kiện hoá của cuộc sống đã qua, một cuộc sống từng có những ngày lễ tết đầy hạnh phúc. Cái thời êm ả ấy đã thình lình đứt đoạn mới hai năm trước đây mà tưởng như đã từ xa xưa lắm. Và từ đấy nàng ăn Tết một mình một bóng với hồn ma bất an của cha ông nàng. Tết chẳng còn là lễ mừng xuân mới, năm mới. Tết bây giờ chỉ là gợi nhớ xót xa, khơi sâu nỗi niềm đơn côi. Hồn ma cha ông chẳng an ủi được nàng, trái lại làm chĩu lòng nàng nhớ đến những cái chết chưa báo cừu, những kiếp sống chưa trả oán.Như cảm thấy hồn ma cha ông đã có mặt trong nhà, những người khách Tết chưa trông đợi đã đến quá Vớm. Nàng không đừng được tới quỳ trước bàn thờ, kính cẩn chắp tay cúi đầu. Nỗi buồn đau của cha ông nhập một với nỗi buồn đau của riêng nàng, phía sau hai tròng mắt, nơi cơn nhức như sắp phá tung đầu nàng. Nàng chỉ biết một cách kháng cự với cơn đau nhức, với nỗi tuyệt vọng trào dâng: tài nghệ của nàng. Nàng ngâm một bài thơ, một bài thơ vụt đến với nàng từ một cõi còn sâu thẳm hơn nỗi đau đớn, một bài thơ của một vì vua thế kỷ XV(Hoặc tác giả lầm, hoặc in lầm trong nguyên tác; bài thơ này của vua Tự Đức, thế kỷ XIX chứ không phải thế kỷ XV):"Sự đời ngẫm nghĩ nghĩ mà ghê, sống gửi rồi ra lại thác về.`Khôn dại cùng chung ba thước đất, Giàu sang chưa chín một nồi kê. Tranh dành trước mắt mây tan tác, Đày đọa sau thân núi nặng nề.Muốn đến hỏi tiên, tiên chẳng bảo, Gượng làm chút nữa để mà nghe."Như ngâm nho nhỏ, để không ai ngoài hẻm nghe được nỗi buồn khổ của nàng, để không phá rầy việc làm ăn nhộn nhịp bên tiệm may bác Thọ. Nàng ngâm bài thơ ba lần, mỗi lần một giọng khác nhau, và mỗi lần hai khoé mắt lại ưá lệ. Thế rồi, cùng với cơn nhức đầu lắng dần, nỗi buồn khổ của nàng cũng nguôi ngoai ít nhiều.Như ngó đồng hồ tay, chiếc đồng hồ vàng lấp lánh Gulliver mua từ Sài gòn xuống tặng nàng. Giờ phút nàng dành riêng cho nàng đã trôi qua. Nàng vội vàng vào phòng tắm, trút bỏ quần áo, lau mình. Nàng bơm một chút nước hoa Pháp -- một món quà khác của Gulliver -- lên cổ, lên ngực, hai cổ tay, rồi mặc vào một cái áo lụa rộng.Nàng trở lại phòng trước, và đến bên cửa sổ ngó ra ngoài hẻm qua tấm sáo trúc. Anh đã đến kia, cao hẳn Kơn đám đông một cái đầu. Nàng thấy anh dừng lại nói chuyện với một người bán mì, hai người cả tiếng cười sau một câu bỡn cợt nào đó, rồi với một người bán hoa, thấy anh chọn một bó hoa và lễ độ vật nài vì cô hàng không chịu nhận tiền. Cô hàng xinh đẹp dưới lớp quần áo lấm láp -- hẳn cũng mơ tưởng mình có ngày là một minh tinh cải lương -- biết anh mua hoa vì ai. Họ đều biết cả. Như thấy anh chịu thua, chỉ còn biết cười nụ và nói lời cảm ơn. Cô hàng hoa mơ màng nhìn dõi theo anh tiến về phiá nhà Như.Nàng mở cửa trước khi anh kịp đưa tay gõ. Khi cửa đóng lại rồi, anh gạt mái tóc óng ả dài đến lưng của nàng sang một bên, ghé môi hôn lên gáy nàng. "Em còn thơm hơn những hoa này nữa," anh nói, cánh tay như con rắn đưa bó hoa vòng ra phía trước, áp lên ngực nàng.Nàng quay lại, hôn lên môi anh, đưa hai tay ôm khuôn mặt hốc hác của anh và nói: "Trông anh mệt mỏi quá.""Thế kia ư?"Nàng gật đầu, cầm tay anh dẫn lại một cái ghế sơn mài. Khi anh yên vị rồi, nàng quỳ xuống trước mặt anh, tháo giày vớ và bóp chân cho anh. Nàng nói: "Chuyến này anh đi lâu quá, anh Jake." Hai người nói chuyện bằng tiếng Việt. Như biết ít nhiều tiếng Pháp nhưng không biết một tiếng Anh nào, còn Gulliver nói tiếng Pháp rất tệ. "Hơn tuần nay anh không đến thăm em. Anh về hồi nào thế?""Mới sáng nay."Như biết anh nói dối, anh đã về tự ba bữa rồi. Nhưng nàng cũng gật đầu thông cảm: "Đến lượt em sắp đi...ngày mai. Tụi em sẽ trình diễn hai buổi trước ngày Tết." Ở đâu?" Ở Rạch Giá cả. Em sẽ đi hai ngày."Đến lượt Gulliver gật đầu thông cảm: "Rạch Giá, quả là chân trời góc biển."Như nhún vai thản nhiên đáp: "Tụi em là một gánh hát địa phương, tụi em phải đưa kịch tuồng đến với hết mọi người. Dân ở Rạch Giá cũng cần giải trí như dân ở Cần Thơ, ở Mỹ Tho hay ở đây vậy. Hơn nữa là đằng khác.""Em có nghĩ em và các bạn em có thể gặp nguy hiểm không? Tuần rồi tòa tỉnh trưởng Rạch Giá bị pháo kích hai lần đấy."Như lại nhún vai: "Tụi em đâu có diễn tuồng trong tòa tỉnh trưởng.""Anh vẫn không yên tâm. Tình hình tỉnh Kiên Giang tệ lắm. Khán giả của em không chừng phân nửa là Việt cộng.""Có làm sao nếu họ thích mấy vở tuồng của em," Như đáp, rồi xoay qua chuyện khác. "Anh đói không? Em Gọn anh ăn nhé?""Cám ơn em, anh không đói đâu." Gulliver đặt tay lên vai nàng cản nàng đứng lên. Thấy hai mắt nàng mở lớn kinh sợ, anh vội cười và nói: "Xin lỗi em nhé, anh cứ quên hoài. Anh lại xúc phạm đến vị thần trên vai em." Anh xoa vai bên kia của nàng rồi nói: "Rồi, hết xui rồi.""Em đâu có tin dị đoan," Như tự kiêu nói."Em là người tin dị đoan nhất anh được biết đấy," Gulliver đáp, ánh mắt vẫn tươi cười. "Mà đâu có sao, anh cũng tin dị đoan vậy.""Không, em thì không! Người thất học mới tin dị đoan chứ.""Thế sao mỗi lần anh chạm tay vào đầu em là em nhảy nhỏm lên? Em tin hồn em ở trong đầu em mà." Đâu có.""Thế rồi tại sao lại có cái kiếng treo trước cửa nhà em?"Như lặng thinh.Gulliver khoái trá. "Cái kiếng là để nếu có một con rồng tìm cách vô nhà, nó sẽ thấy bóng nó, sẽ tưởng trong nhà có một con rồng khác rồi, và sẽ bỏ đi. Phải vậy không nào?""Em không tin dị đoan," Như nhất định cãi.Gulliver vẫn cười khúc khích. "Thôi được rồi. Cãi lại các bà các cô xui lắm.""Anh ăn gì nghe," Như đánh trống lảng.Gulliver ân hận lắc đầu: "Không, em à. Anh cũng không ở lâu được nữa kia. Tối nay có tiệc tại Sứ quán. Mời tỉnh trưởng và cả đám đó. Anh không thế nào chuồn được.""Nhưng anh có thì giờ hút một điếu chứ? Anh sẽ thấy thư thái hơn." Ừ," Gulliver đáp, "hút một điếu thì được."Như bây giờ mới mỉm cười, duyên dáng đứng lên đi vào phòng ngủ. Nàng trở lại với một cái chiếu cói, một cái gối cứng, và một tấm xà-rông của người Miên có hình một đàn voi dài theo đường viền. Nàng đặt chiếu và gối xuống sàn rồi quay trở lại phòng ngủ, trong khi Gulliver trút bỏ quần áo và quấn mình trong tấm xàrông.Khi Như trở lại với một cái điếu và một cái hộp sơn mài lớn, Gulliver đã nằm dài trên chiếu, đầu tựa trên gối. Nàng khoanh hai chân ngồi xuống sàn bên anh và mở cái hộp, trong khi Gulliver trìu mến đưa ngón tay ve vuốt cái điếu. Điếu làm bằng ngà voi đã ngả màu vàng, y hệt sắc mặt Gulliver, với những đường vân bạc.Như đốt lên một ngọn đèn nhỏ và hơ lên ngọn lửa đầu một mũi kim dài. Khi đầu kim đã nóng, nàng thọc kim vào một cái lọ đặc sệt rồi lại đem hơ lên lửa. Nàng xoay tới xoay lui mũi kim, và mỗi lần như thế cục thuốc màu nâu đen lại nở lớn hơn. Nàng chăm chú theo dõi cục thuốc, thừa biết Gulliver không thôi ngắm nàng. Đôi mắt đẹp của anh, lớn như Mắt Thượng Đế ta thấy trong một thánh thất Cao Đài, trở nên trầm tư. Nhưng nàng là một kịch sĩ thượng thặng, nàng biết anh chỉ thấy được những gì nàng muốn anh thấy mà thôi -- một khuôn mặt thanh tịnh, bình thản như mặt nước hồ trong một ngày đứng gió.Nàng nhồi cục thuốc vào điếu và hơ lên lửa, rồi trao điếu cho Gulliver. Anh đón lấy điếu, bắt đầu kéo một Kơi dài, tiếng sọc sọc như tiếng ống hút tới đáy một ly sữa. Anh nuốt khói hai hơi dài, rồi nằm ngửa trở lại, gác một tay qua mắt chờ nàng tiêm điếu thứ hai. "Người thay thế anh hôm nay tới rồi," anh nói, giọng nhừa nhựa.Hai mắt nàng không rời ngọn lửa. Trong căn phòng không một tiếng động nào ngoại trừ tiếng hai bàn tay nàng gượng nhẹ móc và quấn thuốc phiện trên đầu mũi kim.Sau cùng nàng nói: "Anh đã từng có người thay thế rồi.""Phải, nhưng lần này chắc là suông sẻ."Một lúc sau nàng hỏi: "Chừng nào anh đi?""Khoảng hai tháng nữa.""Anh sẽ đi đâu?""Anh không biết. Bọn họ quyết định. Bao giờ cũng là bọn họ quyết định. Có thể một nơi nào khác ở Việt Nam. Cũng có thể...hồi hương.""Về Mỹ?""cayetteville, tiểu bang Bắc Carolina, nơi anh đầu quân. Cũng là nơi đơn vị cũ của anh trú đóng hiện giờ.""Hẳn anh hài lòng lắm," nàng nói, giọng không lộ một vẻ gì."Cũng không hẳn.""Anh ghét công việc của anh mà.""Nhưng anh không phải là tilly Loman(Một người phản chiến). Anh không ghét xứ sở anh.""Em không hiểu.""Anh cũng không chắc gì anh hiểu nữa."Như trao điếu thuốc phiện cho anh như một người mẹ dỗ con bằng cách cho con bú. Khi nàng bắt đầu tiêm điếu thứ ba, Gulliver nói: "Điếu này là điếu chót nghe em. Tối nay anh cần hết sức tỉnh táo.""Anh thật thực tế...với một người mơ mộng như anh," nàng cười nụ, dẫu rằng tin Gulliver sắp ra đi vương vấn trong không khí giữa hai người, tựa hơi khói bốc lên từ điếu thuốc.Cũng như mọi khi, Gulliver không đoán được nàng đang nghĩ gì. Trong khi anh cho rằng phần lớn người Việt Nam đều dễ hiểu, chẳng có gì bí mật như người ta vẫn tưởng. Họ thực chẳng phải là một giống người lắt léo, phải nói họ bóng gió một cách thẳng thắn. Không phải anh tự nhận thực sự hiểu biết họ, có điều thường thì anh biết họ nghĩ gì, dẫu ít khi anh biết họ nghĩ theo lối nào, hay là vì sao họ nghĩ như vậy. Nhưng thật mỉa mai là hai người Việt Nam duy nhất anh không sao hiểu nổi lại chính là hai người gần gũi nhất với anh -- đội trưởng của anh và người tình của anh.Thực sự anh biết gì về Như ngoài hai bàn tay thần dược của nàng, ngoài giọng nói vỗ về của nàng? Nàng là ai? Chắc với mỗi người nàng là một khác. Với những khách mộ điệu cải lương, nàng là một minh tinh. Với anh, nàng vừa là huyền thoại vừa là người tình, người tiêm thuốc phiện cho anh, thánh địa của anh, lối thoát cho anh ra khỏi ra khỏi thực tại Việt Nam kia. Còn đám đồng nghiệp của anh, những kẻ như Harry Swain, nếu họ biết nàng, hẳn họ sẽ coi nàng khác hẳn -- với họ, nàng sẽ chỉ là mèo của Jake Gulliver mà thôi.Tất cả đều đúng, và chẳng ai đúng cả. Những gì Gulliver thực sự biết chỉ là hiện tại của nàng. Quá khứ nàng, anh chỉ biết nàng sinh trưởng ở một ngôi làng ngoại ô Bến Tre, gia đình chết hết trong dịp Tết 68, khi mà quân đội Mỹ không biết cách nào cứu Bến Tre ngoài cách hủy diệt thị xã này. Thời gian cộng quân mở cuộc tổng công kích trên toàn quốc đó, đoàn cải lương Bến Tre đang lưu diễn nơi xa, và thế là, thình lình mất nhà mất cửa, suốt năm sau đó toàn thể đào kép, ăn ở trên xe, phiêu bạt hết nơi này đến nơi khác, trước khi dựng lại cơ đồ tại thị xã này chỉ mới sau khi Gulliver tới được một tháng.Anh đã gặp nàng sau đó ít lâu, do Đặng, bạn mới và đội trưởng mới của anh, cũng là một người mới tới. Một tối Đặng đã rủ anh đi coi hát, và trên sân khấu nàng đã xuất hiện như hiện thân kỳ diệu của người phụ nữ phương Đông.Gulliver không còn nhớ gì về vở tuồng bữa đó, một vở tuồng xa lạ với anh hẳn như phim Guys and Dolls đối với Đặng. Nhưng tiếng hát ấy, gương mặt ấy thu hút anh đến mức anh chẳng để ý gì đến đàn sáo chát chúa, phông cảnh cầu kỳ cùng những bộ y phục loè loẹt. Anh ngồi đó ngây ngất, trong khi Quỳnh Như thủ vai trò của nàng, lối trình diễn sau này đã thành quen thuộc với anh, khởi đầu bằng giọng đối thoại bình thường, bắt sang ngâm thơ khi tuồng tích bắt đầu gay cấn, sau cùng bật thành bài ca bất ngờ, một cách dễ dàng tài tình, giọng nàng trong trẻo, cao vút, mê hoặc như tiếng sáo người thôi miên rắn. Đến cuối màn đầu thì Gulliver hoàn toàn bị chinh phục, và trong mắt anh trên thế gian này không có ai quyến rũ bằng Quỳnh Như.Khi vở tuồng chấm dứt, Đặng đã đưa anh vào hậu trường gặp viên giám đốc đoàn, một người bạn cũ cùng học đại học của Đặng. Họ gặp viên giám đốc đang nói chuyện với cô đào chánh. Suốt buổi gặp gỡ đầu tiên đó, Như chỉ ngỏ lời với Gulliver một lần duy nhất, khen ngợi tiếng Việt lưu loát của anh, nhưng giọng nói như ru của nàng, vẫn quyến rũ dù chỉ trong mấy câu xã giao, đã khắc sâu trong tâm khảm anh như một tiếng chuông ngân.Cả tháng sau đó anh bám sát nàng như hình với bóng. Buổi hát nào anh cũng đi coi, phó mặc cho anh chàng Đặng cười tủm tỉm điều khiển đội thám báo tỉnh, đút lót bọn phi công trực thăng để theo nàng những lần đoàn cải lương lưu diễn. Mỗi xuất hát là lại có anh, ngồi hàng ghế đầu, mái tóc màu tuyết vượt lên trên biển tóc đen chung quanh, nổi bật như con thiên nga giữa đàn vịt. Màn hạ rồi là anh tới chờ nơi cửa phòng hoá trang của nàng, cái nhìn nóng bỏng trên khuôn mặt hốc hác, tay cầm một bó hoa. Quỳnh Như lúc đầu bực bội, rồi buồn cười, rồi cảm động, và sau cùng bị chinh phục."Trông hắn thế nào?" Như hỏi.Gulliver sực tỉnh: "Ai kia?""Người thay thế anh đó.""À, Người Mỹ Xấu Xa("Người Mỹ Xấu Xa" (The Ugly American), tựa đề cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Eugene Burdick).""Có lần anh nói với em anh là Người Mỹ Xấu Xa," Như cười nụ. Đó là tại anh chưa gặp Swain. Với hắn, từ này khác nghĩa rồi.""Tên hắn đó hả? Swain?""Phải, Harry Swain.""Anh chàng Harry Swain Xấu Xa đó, liệu có đủ mạnh không?" Đủ mạnh là sao?" Đủ mạnh để còn sống cho tới ngày anh đi. Anh chàng lần trước yếu quá.""Anh nghĩ thế tuy chưa dám chắc. Hai ngày nữa thì anh sẽ biết.""Làm sao anh biết được?"Gulliver do dự, và Như không hiểu vì thuốc phiện khiến đầu óc anh lãng đãng hay vì anh không muốn cho nàng hay. Có khi anh kể hết cho nàng mọi việc làm của anh, có khi không. Và nàng chẳng bao giờ biết trước được anh sẽ kể hay không.Sau cùng anh nói, gần như thì thào: "Bọn anh sắp đi Châu Đốc. Lần rồi bọn anh phục kích một toán Việt cộng, giết sáu tên và bắt được một, cùng một mớ tài liệu cho thấy một đơn vị đặc công bọn anh vẫn săn đuổi hiện đang có mặt trong vùng Thất Sơn. Bọn anh sẽ tìm cho ra địa điểm trú đóng của chúng. Anh sẽ có cơ hội xem Swain hành động trong rừng ra sao."Như trao điếu thuốc thứ ba cho anh và anh rít một hơi dài ham hố khiến nàng rùng mình. Trong sáu tháng Vống với nhau, nàng đã thấy cữ thuốc của anh từ năm, sáu điếu tăng lên mười, mười một điếu. Ba điếu chiều nay sẽ chẳng đủ cho anh tìm lại được thanh thản cho tâm hồn. Thế nào anh cũng sẽ đòi làm tình với nàng trước khi đi dự tiệc.Gulliver nói: "Thôi đừng nói về bọn Mỹ Xấu Xa nữa. Đừng nói về bất cứ cái gì xấu xa nữa. Bên Mỹ người ta cho rằng âm nhạc khiến dã thú cũng trở nên hiền lành. Giọng em là âm nhạc đó Như. Hãy làm hiền anh bằng một khúc hát của em...hay một bài thơ đi.""Một bài thơ về gì nào? Về tình yêu nhé?""Anh cứ tưởng thơ Việt Nam đều nói về tình yêu cả," Gulliver gượng mỉm cười."Không. Không phải tất cả đâu," Như nghiêm trang đáp."Bài nào cũng được. Em nghĩ tới bài nào?"Nàng nhắm mắt lại một lúc. "Một bài về một cuộc hôn nhân. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Chuyện một cô thôn nữ bị mẹ ép gả chồng.""Tại sao em nghĩ tới bài đó?" anh nhìn nàng dò hỏi.Như nhún vai không nói gì.Gulliver đành chịu thua. "Bài nào cũng được. Anh cốt được nghe giọng em mà thôi. Giọng em bao giờ cũng êm ả, nhưng nhất là khi em hát hay là ngâm thơ thì còn hơn thế nữa. Anh không biết phải nói thế nào. Như một cơn mưa nhẹ và ấm áp. Một cơn mưa bấc trên lưng con thiên nga.""Hay là anh đọc thơ cho em nghe," nàng nói.Anh gần như vật nài: "Em ngâm anh nghe đi.""Thôi được," nàng lặng lẽ đáp. Rồi:Mẹ em tham thúng xôi rền, Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng. Em đã bảo mẹ rằng đừngMẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào. Bây giờ chồng thấp vợ cao,Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.Gulliver ngó nàng trân trối, không có vẻ gì hoan hỉ với bài thơ của nàng. "Đúng thực bài đó có nghĩa gì?" Như ngó lại với cặp mắt trang nghiêm, rồi chìa hai bàn tay như thánh nhân chúc lành, nàng trịnh trọng đáp: Đủ Hết...và Không Gì Cả. Anh phải luôn luôn nhớ rằng không có gì như mình tưởng đâu, và trong vòng tròn này lại có vòng tròn khác, trong bánh xe này lại có bánh xe khác..."Gulliver ré lên và ôm choàng lấy nàng.Lâu lắm rồi, nàng đã đùa giỡn bằng câu này khi anh hỏi ý kiến nàng về một biến chuyển chính trị lắt léo. Hồi đó, mới ít lâu sau khi họ gặp gỡ lần đầu, nàng còn ngại ngùng dính líu với một người Mỹ và thường hay bỡn cợt, thử anh xem anh hiểu biết gì về văn hóa Việt Nam hay là chỉ nói được tiếng Việt mà thôi, thử anh bằng những lời vô nghĩa mà tưởng như là những lời các thánh hiền phương Đông.Như cười ròn rã và nhoài người toan chạy, nhưng Gulliver đã ôm siết lấy nàng, dúi mũi vào cổ nàng, vừa hôn vừa cắn. Thế rồi thình lình Như mở lớn mắt, nhũn người ra, và lên giọng như trên sân khấu: "Long Vương ôi, xin đừng ăn thịt tôi! Ai sẽ nuôi mẹ già tật nguyền cho tôi? Xin tha cho tôi, tôi sẽ đưa Long Vương tới Thiên đàng! Tôi sẽ cùng Long Vương ân ái!"Gulliver ngừng cắn, nhưng không nới lỏng vòng tay. "Làm sao ta tin được ngươi sẽ không lừa ta mà bỏ trốn, hỡi Cô Gái Đồng Trinh?""Tôi xin thề, tôi xin thề, có tổ tiên tôi chứng giám."Như thở thật mạnh và bật kêu lên khi Gulliver đột nhập thân thể nàng. Anh bắt đầu di động từng hồi dài và nhịp nhàng, và nàng cảm thấy như có mũi dao găm thúc trong bụng nàng.Nhưng rồi một cảm giác phạm tội to lớn xâm chiếm hồn nàng khi nàng nhận thức nàng đang ân ái cùng một người Mỹ ngay dưới mắt cha mẹ bỏ mình vì bom đạn Mỹ, trước mắt người anh bị lính Mỹ bắn sau lưng. Cũng như với phần đông người Việt Nam, con rồng chẳng phải chỉ là một huyền thoại hay một biểu tượng hư ảo với Như, nhưng cũng thực hữu như trâu cày ngoài ruộng. Một con vật đầy mâu thuẫn, khi hiền đức, khi ác độc, nhưng bao giờ cũng đầy quyền năng. Một quái vật có thể hành động rất cao cả, nhưng ngay những lúc đó, nhất là những lúc đó, lại vô cùng nguy hiểm không ngờ. Như chính nước Mỹ. Như anh Jake của nàng.Như muốn lên tiếng, muốn kêu thôi đi, nhưng không âm thanh nào thoát ra khỏi cổ họng nàng. Không một âm thanh nào ngoài những tiếng thở hổn hển và tiếng hai làn da bụng cọ xát vào nhau.Sau cùng Gulliver đứng dậy mặc lại quần áo. Như nằm sấp lại, lặng lẽ khóc. Đừng khóc, em," Gulliver quỳ xuống bên nàng, hiểu lầm những giọt nước mắt của nàng. "Đừng khóc, em. Hai ta đều biết ngày ấy rồi sẽ tới. Ta còn được hai tháng bên nhau."Khi thấy nàng không trả lời, Gulliver thở dài, đứng dậy. Anh nhìn xuống tấm lưng run rẩy của nàng và dịu dàng nói: "Em à, anh phải đi bây giờ. Anh sẽ đến thăm em khi em ở Rạch Giá về. Chúng mình sẽ nói chuyện lại." Anh cúi xuống, hôn nhẹ giữa hai vai nàng, rồi bước ra.Như vẫn nằm đó, không hiểu mình khóc ai hay khóc điều gì; thân thể rã rời, đầu óc nặng chĩu bao nhiêu ý nghĩ đối nghịch. Nàng thù ghét sự yếu đuối của nàng cũng như sức mạnh của nàng. Bao giờ cũng vậy...nhiều vai trò quá đi. Nàng đã từng thủ nhiều vai trò quá đi, và nàng không còn nhớ nổi vai trò nào là thực nữa. Những tấn tuồng trong những tấn tuồng, những vòng tròn trong những vòng tròn, những bánh xe trong những bánh xe.Căn phòng đã tối. Đêm đã phủ xuống thị xã, nhất là tại cuối con hẻm này, nơi chỉ giữa trưa mới có ánh mặt trời chiếu thẳng. Nỗi tức tưởi của nàng dịu dần, và Như nín khóc. Trong phòng vẫn thoang thoảng mùi thuốc phiện.Nàng gượng đứng lên, tới khóa cửa và thắp mấy ngọn nến. Nàng không bật đèn điện, không dám thấy ánh sáng chói chang cùng cái nhìn buộc tội của cha mẹ. Lướt qua ban thờ, nàng đi vào phòng tắm, lấy xà bông và nước nóng tắm rửa thật cẩn thận. Nàng bơm nước hoa lên mình rồi mặc vô một cái áo lụa mới.Khi nàng trở lại phòng trước, anh đã ngồi đấy, lặng lẽ như một tấm mộ chí giữa ánh nến lung linh.Như giật mình muốn nghẹn thở và phải đưa tay lên cổ. Nàng liếc mắt nhìn cửa và thấy vẫn khóa. "Làm...làm sao anh vô được?""Thiếu gì cách?" anh thản nhiên đáp. Anh khụt khịt mũi một cách cố ý, và nói tiếp, cũng vẫn giọng thản nhiên ấy: "Hai người ăn nằm vẫn còn nặng mùi quá. Mở một cửa sổ ra đi."Như, tủi hổ, vâng lời không nói tiếng nào. Rồi, đánh trống lảng, nàng hỏi: "Anh đói bụng không?""Có, nhưng khoan đã. Xong việc hãy hay."Anh đưa mắt nhìn khắp phòng, đèn nến, hương hoa, bàn thờ cùng đồ cúng. "Thế ra Quỳnh Như đã lo Tết đủ cả rồi.""Em dư biết anh coi Tết chỉ là một trò vớ vẩn," Như nói, giọng vừa thách thức, vừa tự vệ.Anh chỉ nhún vai. "Anh là ai mà nói như thế chứ? Ngay cả những người kia, ai cũng bảo là vô thần, họ cũng vẫn ăn Tết và ra lệnh ngưng chiến kia mà.""Trừ một lần, năm Tết Mậu Thân," Như nói, giọng nhuốm xúc động."Phải, trừ một lần," anh dịu dàng nói."Ta không được quên lần đó," nàng nghẹn ngào."Không ai trong chúng ta quên Tết năm đó, em à. Một cái Tết đắt giá...cho hết thảy mọi người," anh âu Yếm nói, đăm đăm ngó nàng, biết rằng, hơn ai hết, nàng sẽ không bao giờ quên cái Tết Mậu Thân. Nàng quan trọng là do ký ức ấy của nàng."Nhưng năm nay còn nhiều ngày nữa mới tới Tết," Như lại nói, giọng bất chợt gay gắt."Phải. Còn nhiều ngày nữa." Ngưng một lúc rồi anh tiếp: "Cá đã đớp mồi rồi.""Em biết. Hắn cho em hay bắt được nhiều tài liệu."Hai người không ai nói gì nữa; một lúc sau, Như lẩm bẩm: "Nhưng...mồi thì thật thê thảm.""Người bị bắt là một người tình nguyện, đã được đặc biệt huấn luyện để chịu đựng mọi cuộc thẩm vấn.""Sáu người kia đâu phải tình nguyện," Như gay gắt. "Hay là họ đã được huấn luyện để trở thành thây ma?" Anh đáp ngay, giọng gay gắt không kém: "Ba mươi năm hy sinh rồi đó, Như. Bộ em mà cần nhắc nhở điều đó sao?""Dù sao thì có người phải chết cũng vẫn là thê thảm.""Chuyện qua rồi để cho nó qua," anh bình tĩnh đáp. "Bây giờ em nghe anh nói đây. Tin này em báo cho đồng chí Hòa Bình ở Uy ban Khu. Cho đồng chí Hòa Bình mà thôi. Chớ cho Thọ hay. Thọ chỉ được phép truyền tin cho em chứ không được em truyền tin. Bác ta không biết gì và sẽ không bao giờ được biết gì về anh. Tin của anh đây: hai ngày nữa, một đội thám báo tỉnh hai mươi tên sẽ đi Châu Đốc, vô vùng Thất Sơn, để săn đuổi tiểu đoàn 18-B.""Em biết rồi. Hắn cũng đã cho em hay chuyện đó."Anh ngó nàng lạnh lùng tán thưởng. "Dường như không có tin nào của anh mà em không biết rồi. Anh phục lắm đó. Quả em có nhiều tài rất đặc biệt."Như bối rối trước cái nhìn cay độc của anh. Nàng kéo áo sát vào mình, quay nhìn nơi khác, và hỏi: "Rồi kết cục sẽ thế nào?""Chuyện đó em không phải lo.""Hắn sẽ bị giết không?"Đồng chí Hòa Bình chờ em thực hiện điều đó hết nổi rồi."Im lặng một lúc, rồi nàng nói: "Bởi vì dù sao thì chỉ hai tháng nữa là hắn đi rồi.""Hai tháng đó ta sẽ phải khổ nhọc vì tài nghệ đặc biệt của hắn.""Chỉ hai tháng thôi," nàng yếu ớt nhắc lại."Mới lúc nãy em nói chẳng khác nào một thiên thần báo oán trong thánh kinh của họ. Bây giờ em nói như...như đàn bà." Từ miệng anh, từ "đàn bà" nghe như một cái gì yếu đuối, đáng xấu hổ. "Có phải tên Mỹ đó là một người tình quyến rũ đến nỗi em quên hết những gì đế quốc với bọn ngụy đã gây ra cho ba má em, cho anh của em?""Không, em đâu có quên," Như sôi nổi đáp. Rồi giọng bình tĩnh hơn: "Nhưng hắn không liên can gì đến cái chết của ba má em, của anh em. Hắn khác. Hắn không giống tất cả những tên Mỹ kia. Chính anh cũng từng nói thế kia mà.""Anh biết anh từng nói gì.""Anh không thể giúp hắn được sao?" nàng hỏi, giọng không tránh được van nài.Thấy anh không trả lời, nàng tiếp: "Em tin lời hắn khi hắn nói hắn thù ghét việc làm của hắn.""Anh cũng tin lời hắn," anh lặng lẽ đáp. "Thế nhưng hắn làm việc rất giỏi. Và với đồng chí Hòa Bình, như thế hắn là con người nguy hiểm."Như cắn môi không trả lời. Anh nhún vai tiếp: "Dù sao những quyết định như thế không thuộc thẩm quyền chúng ta." Thấy nàng vẫn lặng thinh, anh phác tay về phía những đồ trang hoàng Tết và nói: "Vả chăng không phải mọi chuyện đều do số mạng cả sao? Một người đầu óc tư sản, một người tín ngưỡng như em tất dư biết điều đó chứ!""Sao anh cứ nhạo em hoài vậy?" nàng hỏi.Anh đứng lên tới bên nàng, gỡ bỏ áo nàng và ve vuốt hai gò ngực. "Anh không nhạo em đâu, Như à," anh thì thầm. "Bao giờ anh lại nhạo một tấm nhan sắc tuyệt bích như thế này."Anh bước lui lại và bắt đầu cởi bỏ quần áo. Dù trong ánh sáng lung linh mờ ảo mấy ngọn nến, Như vẫn thấy rất rõ từng nét mặt anh. Dù cho căn phòng có tối đen như trong bụng cọp, nàng vẫn sẽ thấy rõ mặt anh. Dù cho kẻ thù có móc mất mắt nàng đi nữa, nàng cũng vẫn sẽ thấy mặt anh. Khuôn mặt ấy cháy bừng bừng sâu thẳm trong óc nàng, tim nàng, trong hồn nàng. Một khuôn mặt rộng, láng mướt, màu bơ cháy.