Dịch giả: Phạm Bích Liễu, Vũ Thu Hà
Chương 38
Chateaubriand

Nước Pháp đã thay đổi rất nhiều kể từ khi kẻ lữ khách rời xa nó, có rất nhiều sự kiện mới và nhất là rất nhiều nhân vật mới. Họ là Bamave, Danton, Robespiene còn cả Marat nữa nhưng kẻ này không phải là người mà là một con thú hung tợn. Mirabeau cũng đã qua đời.
 
Bất cứ ai, nhà quý tộc của chúng ta cũng đều tiếp tục, ông lần lượt gặp những con người tuy thuộc về các đảng khác nhau nhưng cuối cùng đều thuộc về cùng một cỗ máy chém.
Ông đã đến thăm phái Jacobin, câu lạc bộ quý tộc, câu lạc bộ các nhà văn, nhà nghệ thuật những con người đúng kiểu đều phần lớn ở đó, thậm chí cả các đại quý ông như La Fayette, hai anh em Lameth, Laharpe, Chamfort, Andrieux, Sedaine, Chémer đến đọc thơ tại đó đó là nhưng vần thơ đương thời. Nhưng rốt cuộc, họ cũng chẳng thể cắt nghĩa được mình ở thời nào. David tiến hành một cuộc cách mạng trong hội hoạ, Talma lại làm cách mạng hí kịch: Có một người suốt ngày giam mình trong phòng làm việc cách thức của ông vô cùng hào hiệp nhưng tính khí lại hơi u uất, đó là tác giả của Những mối quan hệ nguy hiểm, hiệp sĩ Laclos.
- Tại sao Crébilon con lại chết? Ông ta sẽ là tổng thống hoặc chí ít cũng phải là phó tổng thống. Một con người thuộc về bục diễn thuyết với giọng nói nhẹ nhàng, thân hình gầy guộc, nét mặt buồn bã, mặc đồ đơn giản mất tóc muối tiêu. Đó là Rosbespiene, vào một ngày bất cẩn đã trượt vào vết máu của Danton.
Chateaubriand còn đi thăm câu lạc bộ chính trị Cordeliers được thành lập vào thời cách mạng Pháp năm 1790 tại Paris. Ông ngạc nhiên trước kiểu nhà thờ trở thành câu lạc bộ chính trị ấy!
Saint-Louis (cũng thuộc phe Cordeliers) đã xây dựng nhà thờ sau một cuộc đảo chính. Có một đại đức ông ngài Coucy đã mắc một tội toà án Vincenns bắt ông ta nộp phạt và khoản tiền này dùng để xây trường học và nhà thờ cho phái ấy.
Khi Đức vua Jean bị tống giam ở Poitiers, tầng lớp quý tộc mất đầu bị đánh bại và bị cầm tù cùng nhà vua. Một con người nhân danh cả dân tộc chiếm quyền từ tay triều đình và đặt tổng hành dinh trong lòng Cordeliers. Đó là Etienne Marcel, thái thú Paris.
"Nếu các đức ông gây chiến - Etienne Marcel nói - những con người của lẽ phải sẽ tấn công lại họ. Dẫu sao các nhà tu phe Cordeliers cũng là những nhà tiền nhiệm xứng đáng với nhau người cách mạng đi sau tiếp quản nhà thờ của họ. Từ lâu, trước Babey, họ đã nói "Tư hữu là tội trước toàn dân". Trước Proudhon, họ nói "Tư hữu là ăn cắp". Họ ủng hộ châm ngôn của mình bởi lẽ họ thà đốt cháy bộ quần áo rách hơn là để nó cứ mãi như vậy không thay đổi gì.
Nếu như phái Jacobin là quý tộc thì những người Cordelies là nhân dân, nhân đần Paris năng nổ, bạo lực, quậy phá, nhân dân được đại diện bởi các nhà văn yêu thích của họ, bởi Marat với xưởng in trong hầm giáo đường, bởi Desmoulins, Fréron, Fabre-d'Eglantine, Anacharsis? Goots, bởi các nhà diễn giả Danton và Legendre, hai tay đồ tể mà một trong hai đã biến các nhà ngục Paris thành lò mổ.
Cordeliers là tổ ong và đám ong mật bu đầy xung quanh: Marat ngay đối diện Desmoulins, Fréron trên phố Vieille Commédie, Danton ở cách đó năm chục bước, Cloots trên phố Jacob, Legendre trên phố Boachenes, Saint-Germain.
 
Chateaubriand nhìn và nghe tất cả những con người này. Họ làm ông thấy sợ ông quyết định đi thăm các nhà quý tộc ở nước ngoài những thật không may lại có hai từ cản trở quyết định ấy: thiếu tiền. Phu nhân Chateaubriand có của hồi môn chỉ là những tín phiếu mà tín phiếu lại đang mất giá trước cả tiền mặt. Cuối cùng ông cũng tìm được một công chứng viên còn tiền. Ông này cho nhà thơ vay mười hai nghìn phăng, quý ngài Chateaubriand cho tiền vào ví rồi nhét vào túi. Mười hai nghìn này là cuộc sống của ông và anh trai ông.
 
Nhưng hành sự tại nhân, thành sự tại thiên, kẻ chuẩn bị di trú lại gặp một người bạn và khoe mình có mười hai nghìn phăng.
Người bạn này lại là tay bài bạc, thế là ngài Chateaubriand bị rủ vào sòng bạc ở Palais Royal rồi để thua mười nghìn năm trăm phăng trong số mười hai nghìn ấy.
Thật may ông còn nghĩ lại. Ông cho một nghìn rưởi còn lại vào ví vội vã rời khỏi toà nhà nguyền rủa, trèo lên một chiếc xe đến hẻm Ferou, trở về nhà tìm ví nhưng không thấy đâu. Nó đã rơi ra xe, ông vội vã chạy xuống phố thì chiếc xe đã đi khuất.
Ông chạy đuổi theo đám trẻ nhìn thấy xe đón thêm khách thật may có một cảnh sát giết người đánh xe nên cho ông địa chỉ nhà ông này.
Ngài Chateaubriand chờ ở cửa nhà ông ta đến hai giờ sáng người đánh xe mới về. Người ta tìm trong xe nhưng chiếc ví đã không còn. Từ lúc ngài Chateaubriand xuống xe, ông đánh xe đã đón thêm ba lính và một tu sĩ. Ông ta không biết ba người lính ở đâu nhưng biết chỗ tu sĩ.
Ba giờ sáng, người ta không thể đánh thức con người đáng kính ấy Ngài Chateaubriand đành trở về nhà mệt rã rời.
Ngày hôm sau, vị tu sĩ đánh thức ông dậy và trả chiếc ví cùng một nghìn năm trăm phăng. Ngày hôm sau nữa, ngài Chateaubriand đi Bruxelles với anh trai cả và một lính hầu. Anh chàng hầu này ăn mặc như họ và cư xử với họ như bạn bè.
Tên lính hầu khốn kiếp ấy có ba tật, thứ nhất là quá tôn kính chủ nhân, thứ hai lại quá thô tục và thứ ba là lúc nào cũng tưởng tượng chính vì hay tưởng tượng mà lúc nào hắn cũng sợ bị bắt và lúc nào cũng chỉ muốn nhảy ra khỏi xe. Đêm đầu tiên, hai anh em phải khó nhọc mới giữ nổi hắn. Nhưng đêm thứ hai thì họ mở tung cửa cho tên hầu khốn kiếp nhảy ra, tiếp tục giấc mơ. Khi thức, hắn chạy một mạch ra cánh đồng. Hai anh em Chateaubriand tưởng thoát được hắn nhưng một năm sau, do sự tố cáo của hắn mà người anh cả của Chateaubriand phải mất mạng.
 
Cuối cùng, hai anh em cũng đến được Bruxelles. Bruxelles là nơi gặp mặt của các nhà vua chúa. Từ Bruxelles đến Paris chỉ mất năm ngày. Người ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy hai anh em họ đến đây thay vì đợi ở Paris. Bởi lẽ không cần rời Paris vì người ta cũng sắp tiến về đó: Chính vì thế mà chẳng còn chỗ cho người mới đế, thậm chí với Navane nơi trước kia ông từng làm trung uý.
Các chiến hữu Bretagne, nhưng người Franche ít kênh kiệu hơn ngài Navane. Họ dành cho ông một chỗ trong hàng ngũ của họ. Chúng ta cũng có thể thấy, ngài Chateaubriand không phải dành cho con đường binh nghiệp từng được thăng cấp thiếu tá, được đi xe tứ mã vào cung bây giờ ông lại đi bộ đến Thionville như một anh lính quèn.
 
Rời Bruxelles, ngài Chateaubriand gặp ngài Montrond. Hai con người này vốn cũng chung cảnh ngộ với nhau.
- Ngài từ đâu đến? - Chàng lính thành thị hỏi.
- Từ Niagara, thưa ngài.
- Ngài đi đến đâu?
- Đến nơi người ta đánh nhau.
Cả hai chào nhau rồi ai đi đường người ấy, đi tiếp được hai dặm, ngài Chateaubriand gặp một người cưỡi ngựa.
- Anh đi đâu? - Kỵ sĩ hỏi.
- Tôi đi đánh nhau. - Kẻ đi bộ đáp.
- Người ta gọi anh là gì?
- Ngài Chateaubriand. Còn ngài?
- Ngài Frédenc-Guillaume.
Người đàn ông cưỡi ngựa chính là vua nước Phổ, ông đi ra xa và nói:
- Tôi nhận ra ngay ai là quý tộc nước Pháp mà.
Ngài Chateaubriand đi đến Thionville như thể ông đi tìm hành lang Tây Bắc, không thấy hành lang, ông không thể đến Thionville, chỉ có điều ngay cuộc đụng độ đầu tiên, ông đã bị gãy tay, lần thứ hai bị thương ở chân do một thanh xà bốc cháy.
Cùng lúc Chateaubriand bị thương ở chân, một chỉ huy tiểu đoàn trẻ tuổi có tên là Napoléon Bonaparte cũng bị một lưỡi lê đâm vào đùi trong trận Toulon.
Một viên đạn cũng có thể đã sát hại nhà quý tộc của chúng ta nhưng nó lại vấp phải tập bản thảo viết tay Atala nên bị chặn bớt.
Hoạ vô đơn chí, ngoài các xúi quẩy trên ông còn bị tai hoạ nghiêm trọng hơn là bị lạc đường.
Đến Namur, chàng trai lưu vong đi qua đường trong cơn sốt run lẩy bẩy, một phụ nữ nghèo quàng cho chàng một chiếc chăn thủng lỗ chỗ. Đó là chiếc chăn duy nhất chị ta có. Nhà thờ Saint-Martin bị đại pháo phá hỏng cũng chỉ góp cho Chateaubriand nửa chiếc áo măng tô.
Ra khỏi thành phố Namur, ngài Chateaubriand rơi vào một cái hố. Một toán tháp tùng hoàng tử Ligne đi ngang qua. Người ta thấy cái thi thể còn run rẩy nên thương tình đặt lên xe đưa về Bruxelles.
Người Bỉ rất giỏi phân tích quá khứ nhưng lại không được trời phú cho khả năng bói tương lai. Họ không dự đoán được một ngày việc đọc lại tác phẩm của chàng trai trẻ này cũng khiến khối kẻ giàu có. Người Bỉ đã đóng sập cửa trước một kẻ thương tật khốn cùng ấy. Kiệt sức, ông ngủ ngay ngưỡng cửa một nhà trọ và chờ đợi. Đoàn người của hoàng tử Ligne đã đi qua thì ông chỉ hy vọng vào vận may mà thôi. Hy vọng khi chết cũng tốt chứ sao. Và trời không triệt đường sống của ai, người đã gởi anh trai của ông đến.
Hai anh em nhận ra nhau ngay và ôm chặt lấy nhau, ngài Chateaubriand anh đã giàu có. Ông có một nghìn hai trăm phăng trong người. Ông cho em sáu trăm. Ông muốn mang em đi theo nhưng thật may, nhà thơ của chúng ta quá yếu không theo nổi.
Ông đến một nhà thờ cao ở nhờ cho lại sức còn anh trai của ông lên đường về Pháp nơi cỗ máy chém đang đợi ông.
Sau một thời gian dài chữa trị, Chateaubriand đi Jersey. Từ Jersey, ông định sang Anh. Mệt mỏi với cuộc sống di cư, ông muốn tham gia vào cuộc nổi dậy của miền Vendée ông thuê một chiếc tàu nhỏ, khoảng hai chục người cùng đi cho đỡ tốn kém, gặp sóng lớn, họ phải chui xuống khoang chịu cảnh ngột ngạt đến nghẹn thở. Tàu chao đảo khiến họ lắc lư, người nọ đè vào người kia. Đến Guemesey, khi được thả, ta thấy ông ngất đi, gần như tắt thở.
 
Họ cho ông xuống, đặt dựa vào bức tường quay về phía mặt trời cho òng trút hơi thở cuối cùng. Vợ một thuỷ thủ đi ngang qua, gọi chồng đến cứu. Nhờ ba bốn người, ông được đặt trên một chiếc giường êm ái. Ngày hôm sau, ông lên tàu đánh cá Ostende.
Đến Jersey, ông ngất ngây sung sướng.
Phải đến mùa xuân năm 1793, bệnh nhân mới thấy mình khoẻ trở lại để tiếp tục con đường của mình. Ông sang nước Anh với hy vọng gia nhập vào một đội cờ trắng nào đó. Nhưng đến nơi, thay vì tiếp tục đánh trận, ngực của ông lại có vấn đề các bác sĩ ra lệnh cho ông phải nghỉ ngơi tuyệt đối và tuyên bố rằng nếu cẩn thận giữ gìn ông cũng không sống qua hai hay ba năm. Chuẩn đoán này giống với chuẩn đoán về tác giả của tập La Pucelle. Có lẽ Đức Chúa lại một lần nữa để các bác sĩ nhầm với tác giả của tập Thần đồng đạo Cơ đốc.
Bác sĩ cấm Chateaubriand cầm súng thì ông cầm bút. Ông viết tác phẩm Essais và bắt đầu phác thảo tập Thần đồng đạo Cơ đốc. Sau đó, vì hai kiệt tác này quá đối lập về tư tưởng, dù ông không phải chết đói, song vào những khoảng thời gian rỗi rãi, ông vẫn dịch sách lấy tiền, cuộc chiến đấu ấy kéo dài trong nhưng năm 1794 và 1795.
Thời điểm ấy cũng có một người nằm chờ. Đó là chỉ huy trẻ đã chiếm được Toulon, ngài chủ tịch uỷ ban chiến tranh đã truất quyền chỉ huy đội pháo binh của ông ta về Paris, ông cũng từ chối chỉ huy một đội quân ở Vendée. Và trong lúc Chateaubriand dịch sách, chàng trai cũng cầm bút ghi lại cách thức giúp Thổ Nhĩ Kỳ có thêm sức mạnh chống lại sự xâm lăng của các nền quân chủ châu Âu.
Đầu tháng chín, chàng chỉ huy trẻ tuổi đến đường cùng, quyết định đi trẫm mình xuống dòng sông Seme. Khi đi đến một cây cầu anh chàng đó gặp một người bạn.
- Anh đi đâu vậy? - Người bạn hỏi.
- Tôi đi trẫm mình.
- Tại sao?
- Vì tôi không còn xu nào?
- Tôi có đang hai mươi nghìn phăng. Chúng ta hãy chia đôi nhé.
Và người bạn đưa cho chàng sĩ quan trẻ tuổi mười ngàn khiến anh ta không tự tử nữa. Ngày 4 tháng Mười, chàng sĩ quan đến nhà hát kịch Feydo và được biết quân đội Lepeller đã đẩy lùi quân của Phe quốc ước do tướng Menou chỉ huy, người ta đang tìm một tướng khác để sửa chữa thất bại đó.
Năm giờ sáng hôm sau, tướng Alexandre Dumas nhận lệnh từ chinh quyền Quốc ước đi chỉ huy lực lượng vũ trang đó. Nhưng tướng Alexandre Dumas không có mặt tại Paris nên Marat thay thế ông, nhận lệnh đến thay cựu chỉ huy tiểu đoàn của Bonaparte.
Ngày tháng Mười cũng là cuộ cnổi dậy 13 Vendémiaire.
Napoléon Bonaparte ra khỏi bóng tối bằng một chiến thắng lẫy lừng còn Chateaubriand sắp thoát khỏi bóng đen của ông bằng một kiệt tác. Hẳn là ngày diễn ra cuộc nổi dậy 13 Vendémiaire đã thu hút sự chú ý của nhà văn tới ông tướng. Đến lượt sự xuất hiện tập Thần đồng đạo Cơ đốc cũng khiến ông tưởng Bonaparte để mắt đến nhà thơ.
Bonaparte bắt đầu có dự cảm chống lại ngài Chateaubriand. Một hôm thư ký Boumerine ngạc nhiên trước việc một cái tên nổi tiếng và xứng đáng như vậy lại không có trong danh sách đề bạt.
- Anh không phải là người đầu tiên nói với tôi điều này, Boumerine ạ - Bonaparte trả lời - Nhưng tôi đã giải thích khiến họ không cãi vào đâu được. Con người này có những tư tưởng độc lập và tự do không bao giờ đồng điệu với tư tưởng của tôi. Tôi thà coi ông ta là kẻ thù ra mặt hơn là một người bạn bị ép buộc, vả lại, tôi còn xem xét, ban đầu, tôi sẽ cố dành cho ông ta một vị trí tạm thời nếu ông ta thích hợp, tôi sẽ cất nhắc.
Với những lời lẽ ấy, rõ ràng tướng quân Bonaparte chưa hề nghĩ đến giá trị đích thực của Chateaubriand. Nhưng ngay sau đó, việc xuất bản tập Atala khiến tên tuổi của ông nổi đình nổi đám và ngay lập tức khiến ngài Tổng tài thứ nhất phát ghen vì mọi chú ý dồn về ông.
Tập Thần đồng đạo Cơ đốc ra đời ngay sau tập Atala mà ngài Bonaparte tìm được chỗ dựa lớn. Cuốn sách tạo nhiều cảm giác mạnh đồng thời giá trị cao cả của nó khiến các nhà tư tưởng thêm quan tâm đến các triết lý tôn giáo.
Một hôm, phu nhân Baciocchi đến gặp anh mình và cầm một tập sách nhỏ trên tay.
- Anh đọc cái này đi, anh Napoléon. Em chắc anh sẽ hài lòng.
Tướng quân Bonaparte lơ đễnh liếc nhìn nó. Đó là tập Atala.
- Lại một tiểu thuyết toàn chữ "A" đây. Tôi không có nhiều thời gian để đọc những thứ ngớ ngẩn này.
Tuy nhiên, ông vẫn cầm cuốn sách từ tay em gái đặt lên bàn.
Thế là phu nhân Baciocchi yêu cầu ông gạch tên Chateaubriand ra khỏi danh sách những kẻ đảo vong.
- Thì ra Atala của ngài Chateaubriand đó sao!
- Vâng, thưa anh.
- Được rồi, tôi sẽ đọc nổ để giết thời gian nếu có - Rồi ông quay sang phía thư ký của mình - Báo cho Fouché gạch tên Chateaubriand ra khỏi danh sách những người đảo vong nhé.
Tôi đã nói là ngài Bonaparte ít văn vẻ và ít quan tâm đến văn chương. Người ta có thể thấy rõ điều đó vì ông không biết chính Chateaubriand là tác giả tập Atala.
Ngài Tổng tài thứ nhất đọc cuốn Atala và hài lòng. Ít lâu sau, ngài Chateaubriand lại xuất bản tập Thần đồng đạo Cơ đốc, khi ấy Bonaparte lại lấy lại toàn bộ ác cảm chống lại nhà thơ.
Lần ngài Bonaparte gặp Chateaubriand đầu tiên là lễ ký hôn ước giữa tiểu thư Sourdis với Hector de Sainte-Hermine. Tối hôm ấy ngài Bonaparte định nói chuyện với ông những buổi tối chấm dứt quá chóng vánh nên ông trở về Tuileries ngay mà chẳng hề nghĩ đến Chateaubriand nữa.
Lần thứ hai là buổi dạ hội tráng lệ nhà ngài Talleyrand đón chào hoàng tử Parne trong chặng đường ông hoàng này đi lấy lại ngai vàng xứ Etruine, chúng ta hãy để tự ngài Chateaubriand cho hay cuộc tiếp xúc đó và cảm giác của ông.
"Tôi đang ở ngoài hành lang thì ngài Napoléon bước vào. Ngài vỗ vào tôi nhẹ nhàng. Tôi đã từng nhìn thấy ông ấy một lần nhưng chưa nói chuyện lần nào. Nụ cười của ông thật dịu dàng và đẹp, mắt ông thật đặc biệt nhất là dưới vầng trán và đôi lông mày ấy không hề có chút giả tạo, đóng kịch trong cái nhìn của ông. Tác phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc đang nổi như cồn vào thời đó cũng có tác động đến ngài Bonaparte. Sức tưởng tượng bay bổng đã làm nền chính trị lạnh lùng như sống động hơn. Tất cả những con người vĩ đại luôn ẩn giấu chứa trong mình hai phần đó là khả năng cảm hứng và khả năng hành động. Một nửa để phôi thai kế hoạch còn nửa kia dùng để hoàn tất kế hoạch ấy”.
Ngài Bonaparte nhìn thấy và nhận ra tôi, còn tôi thì chưa biết chuyện gì cả. Khi ông ấy đi về phía tôi, mọi người không biết ông đi tìm ai nên dẹp lối sang hai bên một cách chậm chạp, ai cũng muốn ngài dừng lại với mình, ông có vẻ hơi sốt ruột về sự lề mề ấy. Tôi lẩn vào sau mấy người bạn thì đột nhiên ông cất giọng gọi tôi:
- Ngài Chateaubriand!
Vậy là tôi trở ra, đám đông đã lui hết phía sau nhưng họ cũng nhanh chóng quây lấy chúng tôi. Ngài Bonaparte tiếp tôi một cách bình thường không khen ngợi, không hỏi han tào lao, không vòng vo nói với tôi về các trận chiến ở Ai Cập và A Rập như thể tôi là chỗ thân thiết và nhừ thể ông nói tiếp một câu chuyện còn dang dở giữa chúng tôi vậy.
- Lúc nào tôi cũng bị sốc - ông ấy kể - Khi thấy những đoàn người quỳ gối xuống giữa sa mạc, quay đầu về phương Đông và đưa cát lên trán. Tôi không hiểu có gì trong hành động lạ lùng ấy khiến cho họ phải quay về phía Đông? Bonaparte dừng lại rồi chuyển sang ý khác không cần câu chuyện tiếp theo.
- Đạo Cơ đốc! Những kẻ không tưởng chẳng phải đã muốn lấy đó lập ra một hệ chiêm tinh đó ư? Nếu làm được, họ nghĩ có thuyết phục tôi cho rằng đạo Cơ đốc là bé nhỏ? Nếu đạo Cơ đốc là minh hoạ cho sự di chuyển của các hành tinh, hình ảnh các vì sao thì các bộ óc tầm cỡ cũng mất công vô ích, dù không muốn nhưng xem ra họ còn phải mất nhiều tâm huyết cho sự bêu riêu ấy.
Ngài Bonaparte rời đi ngay tức khác. Giống như Job, trong màn đêm của mình, một suy nghĩ vụt qua trước mắt tôi, tôi sởn gai ốc rợn người, ông vừa đang ở đó mà tôi không nhận ra khuôn mặt ông nữa, giọng nói của ông cũng như một cơn gió thoảng qua.
Những ngây tháng tiếp theo của tôi là những hình ảnh nối tiếp nhau, địa ngục và bầu trời luân chuyển, hiện hữu trước mỗi bước chân hay ngay trong đầu mà tôi không kịp nhận ra bóng tối và ánh sáng của chúng nữa. Tôi chỉ một lần gặp trên đường ranh giới của hai thế giới, con người của thế kỷ trước và con người của thế kỷ mới, Washington và Napoléon. Tôi chỉ gặp họ trong chốc lát nhưng cả hai đều khiến tôi thấy lạc lõng, người thứ nhất bằng một lời Chúa nhân từ và người thứ hai bằng một tội ác.
Tôi nhận ra trong lúc khuất dần trong đám đông, ngài Bonaparte còn xoáy vào tôi cái nhìn sâu hơn hết thảy những ánh mắt khác nhìn vào tôi. Tôi nhìn theo ông ấy và như Dante đã nói với tôi: Chi è quel grande, che non per che curi. L'incendio? (Kẻ không sợ lửa ấy là ai?)
Cái nhìn xoáy vào Chateaubriand của Napoléon Bonaparte cũng không có gì lạ vì vào thời điểm ấy chỉ có hai người ấy có tên tuổi đạt đến độ cao tột đỉnh: Chateaubriand với tư cách là thi sĩ, Bonaparte là nhà chính khách.
Người ta đã bước qua không biết cơ man nào là những đống đổ nát song cái bị huỷ hoại nhất, giẫm đạp nhiều nhất, bị nghiền nát thành tro bụi trong số những thứ bị phá huỷ lại là tôn giáo.
Các phong trào cách mạng, trước cho ta cắt dây chuông, hất đổ các điện thờ, đập phá tượng xiết cổ những tu sĩ. Những kẻ vô lại mạo danh thần thánh mọc lên nhan nhản, những tên dị giáo lan nhanh như đất cỏ khô dưới chân. Người ta biến nhà thờ Saint-Sulpice thành đền Chiến Thắng và nhà thờ Notre Dam thành đền Lý Trí. Ngoài ra, không có điện thờ nào ngoài máy chém, chẳng có bục thờ nào ngoài roi sắt. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn cũng phải lắc đầu, chẳng còn tâm hồn lớn nào còn manh nha hy vọng.
Chính vì thế, người ta khao khát phần đầu của tác phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc như thể khát khao làn gió trong lành đầu tiên thổi đến miền bệnh dịch, như thể hương nồng sự sống xộc đến vùng chướng khí chết chóc.
Thật ra, đó không phải là một thứ an ủi. Trong thời điểm mà một dân tộc đang gào thét trước cánh cửa nhà tù đẫm máu, nhảy múa trên quảng trường cách mạng, quanh cỗ máy chém hoạt động liên tục và hét lên: "Không còn tôn giáo nữa, không còn chúa nữa!" thì liệu đó có phải là một điều an ủi được không khi có một người đàn ông lạc giữa đêm thanh khiết giữa những cánh rừng nguyên sinh châu Mỹ, ngủ trên tấm thảm rêu, gối đầu lên thân cây cổ thụ vòng tay lên ngực, mắt hướng về mặt trăng nơi đang chiếu thứ ánh sáng làm cho mặt đất tiếp xúc với bầu trời, mà thì thầm những câu sau:
"Chúa vẫn còn đó! Cỏ cây trong thung lũng và những cây thông hương Liban đang ban phúc cho người, côn trùng ngợi ca người, khi mặt trời thức dậy, voi hổ cúi chào người, chim chóc hát trong lá, gió thì thào trong cánh rừng sấm sét rền vang trước sự hiện diện của người.
Chỉ có con người mới nói: Không còn Chúa nữa!
Vậy là sẽ chằng còn ai khi gặp bất hạnh của mình ngước mắt nhìn trời ư? Chắc hẳn ánh mắt của họ chưa bao giờ được lang thang trong những miền còn bị che phủ ấy. Với tôi, tôi đã thấyn nhiều, tôi đã thấy mặt trời treo lơ lửng trước cửa buồng ngủ trên tấm thảm đỏ tía loang sắc vàng, thấy ánh trăng ở chân trời đối diện đang nhô lên như một cái đến bạc trên nền trời xanh lơ phương Đông.
Hai tinh tú ấy hoà vào bầu trời trắng chói loà và đỏ như son, và vì thế biển nhuốm màu bằng những cuộn sóng kim cương phía đông và sóng hồng phía tây. Những con sóng yên ả, mềm mại xô nhẹ vào chân tôi sự tĩnh lặng đầu tiên của bóng đêm và tiếng xì xào cuối cùng của ban ngày như đang rượt đuổi nhau trên sườn đồi, bên bờ sông lớn và trong các thung lũng.
Ôi Chúa, người mà con không quen, không biết tên tuổi, một người vô hình một kiên trúc sư của vũ trụ này, người đã cho con một bản năng để cảm nhận, người đã từ chối lý lẽ để hiểu tất cả.
Liệu người có phải là một nhân vật tưởng tượng? Tâm hồn của con có tan ra cùng phần tro tàn thi thể của con? Nấm mồ chôn con là một vực thẳm không lối thoát hay là cánh cửa mở ra một thế giới khác? Liệu có phải thiên nhiên bằng lòng thương ác độc đã đặt vào tim con nguồn hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cành những kẻ khốn khổ?
Xin Người thứ tha cho con về sự yếu đuối của con. Không, con không hề nghi ngờ sự tồn tại của Người và dù người có ban cho con một số phận bất tử hay còn phải sống rồi thác, con vẫn tôn thờ mệnh lệnh im lặng của Người".
Người ta có thể hiểu dòng văn ấy có ảnh hưởng như thế nào, sau những lời nguyền rủa của Diderot, sau bản diễn văn của La Revellière-Lépeux và những trang viết sùi bọt mép và máu me của Marat.
Chính Bonaparte, người từng cúi nhìn vực thẳm cách mạng, nơi ông chưa dám quay đi, đã dừng lại trước trang viết của thiên thần cứu rỗi ấy, nó như vẽ ra trong đêm hư vô hồn mang một vệt sáng, và nếu ông đã cho chuyện đức giáo hoàng Fesch đến Rome, ông lại cho vời đại thi hào đến bên người, con đại bàng đã thay thế con chim bồ câu và giống như chim bồ câu, con đại bàng này lãnh trách nhiệm tìm cành ô liu cho Đức Thánh Cha.
Nhưng bổ nhiệm Chateaubriand làm thư ký đại sứ quán thì chưa đủ còn phải chờ xem ông ta có chấp nhận hay không đã.
 

Truyện Hiệp Sĩ Sainte Hermine Giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Phần II - Claude Schopp Chương 119 Chương 1 Chương 2 Chương Kết