Khi đến Vienne, chẳng có ai thèm để ý đến tôi. Chúng tôi đi trên đường, ít thấy đau đớn dưới cơn mưa tầm tã, hơn là khi thấy nét mặt dữ tợn của gã bồi bàn ở tiệm cà phê khi hắn cho chúng tôi biết những tờ bạc Schillings mà người đưa đường bán cho chúng tôi là tiền đã hết hạn lưu hành. Mẹ tôi đã đưa cho gã bồi bàn ấy chiếc nhẫn cưới cuối cùng của bà, và, bây giờ, vì sợ hãi, chúng tôi đi như chạy, nhưng tới một nơi vô định.Tôi ước mong có một người nào đó, miệng tươi cười, nắm tay chúng tôi để dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà ấm áp, và người đó, với một cử chỉ tế nhị, chỉ cho chúng tôi cửa phòng tắm.Dò xét khuôn mặt của những người qua lại trên đường, tôi chỉ thấy những con mắt lờ đờ, nét mặt cau có. Họ nhìn chúng tôi một cách lơ đễnh, ánh mắt họ lướt qua trên chúng tôi như những giọt nước mưa.Bố tôi nói: Hay chúng ta trở lại nhà ga? Để làm gì? – mẹ tôi hỏi. Ở đó có trụ sở của một phái đoàn lo cho những người tị nạn. Chúng ta đến xin ngủ ở đó đêm nay và ngày mai, tôi sẽ lo liệu.Không có tiền để đi tàu điện, chúng tôi cuốc bộ trở lại nhà ga. Ở đó, hai mẹ con tôi phải chờ bố tôi tiếp xúc trước với phái đoàn. Trong nhà ga đổ nát, mẹ tôi đứng tựa người vào một bức tường sụt lở, bà có vẻ yếu đuối, rã rượi đến nỗi tôi hoảng hồn, ôm hôn lên mặt bà. Bà ngước mắt lên nhìn tôi và mỉm cười: Con ơi, gia đoạn khởi đầu một cuộc sống mới luôn luôn rất khó khăn…Nhưng chúng ta được tự do.Đã lâu rồi mà bố tôi chưa trở lại. Tôi nhìn hai chân sưng phù lên của mẹ tôi, hai mắt cá chân đường nét mảnh mai của bà bây giờ chỉ còn là một khối thịt không có hình dáng. Và đâu đâu, trong cái nhà ga hoang vắng này, cũng không có lấy một cái ghế để ngồi. Gần bên chúng tôi có một phòng đợi cửa mở hé, nhưng nó không có mái nhà. Có vài nhân viên hoả xa đi ngang qua gần chúng tôi, nhưng họ không để ý đến chúng tôi. Tôi quỳ gối xuống trước mẹ tôi và đặt bàn tay lên trên một bàn chân của bà, bàn chân nóng như lửa. Mẹ đau lắm phải không? Hơi đau thôi…Tôi phải cố gắng lắm mới khỏi gục xuống và ngủ thiếp đi dưới chân mẹ tôi. Đột ngột, như thể họ từ dưới đất chui lên, chúng tôi bị bao quanh bởi những hành khách đợi một con tàu sắp vào nhà ga. Tôi đứng dậy, dò xét nét mặt họ, nhưng họ chẳng để ý gì đến chúng tôi, như thể họ không trông thấy chúng tôi ở đây. Tôi sờ cán htay của chính mình, tôi vuốt mặt tôi với bàn tay dơ bẩn của chính tôi. Tôi băn khoăn tự hỏi "Có thể chúng tôi đã trở thành trong suốt trong ánh sáng lạnh lẽo của mặt trăng chăng? Cho nên người ta đã không còn có thể trông thấy chúng tôi chăng? Có thể chuyện chúng tôi vượt qua biên giới chỉ là một giấc mơ và tôi sắp thức dậy ở Fonyod chăng?..."Có ai đó đã kêu lên một tiếng mà tôi không hiểu nghĩa.Một người lính Nga đứng trước mặt chúng tôi và đã kéo cái áo măng tô lông thú của mẹ tôi.Người lính ấy ra dấu cho một người lính khác và vừa chỉ mẹ tôi vừa lặp lại những tiếng mà tôi không hiểu nổi.Vừa lúc ấy, bố tôi trở lại và bảo chúng tôi đi theo ông.Chúng tôi vội vã đi, vừa đi vừa run, vì có hai người lính Nga đi theo sau.Bố tôi nói: Người ta vừa cho biết chúng ta đang ở ngay trong khu vực của Nga kiểm soát.Cuối cùng chúng tôi đã vào được trong cái trại làm trụ sở của phái đoàn.Một người đàn ông tóc đã hoa râm đang đợi chúng tôi. Ông ta nói: Hãy đi theo tôi…Hai người lính Nga đứng ở bên ngoài.Chúng tôi đi theo một hành lang tối om và sau khi loạng choạng bước đi, chúng tôi vào trong một gian phòng rộng được chiếu sáng bởi một bóng đèn điện duy nhất. Lúc ấy, người đàn ông kia mới nói: Khốn nạn, các người vượt biên giới một cách bất hợp pháp đến đây không có giấy tờ và đi lang thang trong khu vực của Nga! Vì sao các người không đến trong khu vực của Mỹ hay của Pháp? Lần chót tôi đến Vienne là năm 1926, tôi đã ở tại khách sạn Sacher – bố tôi trả lời, mặt mày tái mét vì mệt – Làm sao tôi biết được các khu vực?Người quản lý trại nét mặt rầu rĩ bèn mỉm cười. Nghe nhắc lại thời vàng son của thành phố Vienne, mặt ông ta tươi hẳn lên. Ông ta nói: Lẽ tất nhiên! Khách sạn Sacher…Nhưng thời thế đã thay đổi… Các người hãy ở lại đây cho đến sáng ngày mai. Khoảng tám giờ, tôi sẽ dẫn các người đến ranh giới của khu vực, ở đó các người sẽ xoay sở với trung tâm đón tiếp người tị nạn, trung tâm sẽ lo liệu giấy tờ cho các người.Trong gian phòng lớn bằng gỗ, mốc thếch vì nước mưa ấy, có ba cái bàn và ghế dài, cái lò sưởi đốt bằng than để trong một góc phòng. Người quản lý trại lại nói: Mọi người hãy ngồi xuống đi, người ta sẽ đem xúp và bánh mì vào cho các người. Người đàn bà sắp đến đây không được biết gì cả. Nếu bà ta có hỏi, các người hãy trả lời rằng các người trễ chuyến tàu và không có tiên để ở khách sạn. Nhất là khi ngủ đừng có cởi áo quần ra. Ở đây không thiếu bọn du côn du đãng…Với một cử chỉ bất ngờ đối với chúng tôi, ông ta đưa tay ra và nói tiếp: Chúc ngủ ngon và may mắn. Tôi sẽ đến gặp các người vào sáng mai.Chúng tôi ngồi xuống một cái ghế dài, vài phút sau mồ hôi đã chảy xuống dọc theo lưng chúng tôi. Mẹ tôi và tôi mặc ít nhất ba cái áo dài mỗi người và bố tôi có trên người năm cái áo sơ mi. Khi còn ở bên Hungari, người đưa đường không cho chúng tôi mang theo va li, buộc lòng chúng tôi phải mặc chồng lên nhau tất cả áo quần chúng tôi có. Đã ba ngày rồi, chúng tôi không thể cởi áo quần ra.Mẹ tôi nói: Ít nhất chúng ta phải cởi áo măng tô ra. Không được - bố tôi nói – người đàn bà sắp đem xúp đến sẽ thấy là chúng ta đã ăn mặc một cách khác thường.Thế là chúng tôi tiếp tục ngồi đợi và tiếp tục toát mồ hôi.Chẳng mấy chốc bà ta đến. Bà ta khoảng bốn mươi tuổi. Búi tóc bà ta dính chặt nơi ót như một tổ chim. Vừa tò mò quan sát chúng tôi, bà vừa đặt xuống trước mặt chúng tôi một cái khay sứt mẻ và ba bát xúp.Bà ta hỏi: Có ăn thêm bánh mì không?Mẹ tôi chỉ gật đầu, chứ không nói một tiếng nào.Bà ta đem đến ba miếng bánh mì. Ngồi một bên lò sưởi, bà ta đăm đăm nhìn chúng tôi. Tôi e rằng sẽ thấy bà ta tan ra trong ngọn lửa hừng hực ấy, như một cây nến. vừa ăn món xúp xong, tôi tưởng tượng một cách khá điên rồ rằng, với một cánh tay dài và một cái chụp hình phễu, tôi có thể úp lên trên ngọn lửa để tắt nó đi! Ăn hết xúp, còn lại dưới đáy bát một lớp cặn màu xám. Bánh mì thì dính vào vòm miệng và hôi mùi đất sét. Khi thấy chúng tôi thật sự đã ăn xong, người đàn bà kia ra dấu bảo chúng tôi đi theo bà ta.Thẳng ngay đơ trong nhiều lớp áo quần như những con bù nhìn, chúng tôi lếch thếch dắt díu nhau đi sau lưng bà ta.Đến ngưỡng cửa nhà ngủ chung, bà ta biến mất như bị nuốt vào trong những hành lang tối đen. Không khí trong nhà ngủ chung ngột ngạt. một ánh sáng màu xanh chập chờn trong một xó góc. Những tia sáng yếu ớt ấy của một bóng đèn điện duy nhất rọi lên trên những đống áo quần rách. Đó là những người nằm ngủ đắp áo măng tô tồi tàn. Cái toa giường ngủ thứ hai mươi lăm ấy có hai dãy giường nằm. Đứng trong bóng tối mờ, tôi thấy hình như tất cả giường trên cao đều trống, người ta tập trung nằm ở bên dưới. Chúng tôi bước tới một cách cẩn thận, nhưng mỗi hơi thở làm cho chúng tôi nuốt vào một bụm không khí hôi thối mùi bùn.Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được hai chỗ trống ở bên dưới và một chỗ ở trên cao.Mẹ tôi cởi áo măng tô và ngồi nơi mép một trong hai cái giường. Bố tôi đứng đó hoàn toàn lúng túng, tay cầm cái nón, ngạc nhiên rằng chúng tôi đã được tự do, nhưng dù sao cũng chán nản vì quá bẩn thỉu. bố tôi nằm xuống giường bên dưới, và tôi, tôi leo lên giường trên cao. Tình trạng cựa quậy của chúng tôi đã làm náo động những người đang ngủ. Tôi nghe những tiếng xì xầm. Từ mép giường ọp ẹp của tôi, đột ngột tôi thấy mặt của một người đàn ông rậm râu từ bên dưới nhìn về phía tôi. Hai con mắt ông ta lóng lánh trong bóng tối màu xanh, trông ông ta giống như một con thú đang rình một miếng thịt. Tôi thụt vào bên trong thật nhanh và đắp lên người cái mền nhám ráp hôi mùi mỡ cừu.Bị dị ứng, da tôi nổi mề đay. Tôi có cảm giác như đang bị làm mồi cho vô số thú vật, tất cả đều đói ngấu, đều háu ăn. Tôi cũng có cảm giác như bị chích lâm râm ở da, đầu gối, bởi hai hàm răng nhọn. Tôi sờ thử, nhưng chẳng có gì.Suốt đêm, tôi bị quấy nhiễu bởi những con thú tưởng tượng ấy.Sáng hôm sau, khi chúng tôi thức dậy, thì tất cả những người ngủ trong phòng ấy đã đi đâu hết. Lưỡi nhớp nháp vì cái đêm ngột ngạt ấy, chúng tôi nói rất ít.Người ta lại cho chúng tôi ăn một bữa xúp nữa, rồi người quản lý trại xuất hiện, nét mặt tươi tỉnh. Dưới lỗ tai còn dính một chút kem cạo râu.Ông ta cho bố tôi một địa chỉ rất có ích.Ông ta cho biết cô của ông có một ngôi nhà ở bên khu vực Mỹ, có phòng cho những người tị nạn không có giấy tờ thuê, miễn là những người ấy đáng tin cậy. Ông ta dẫn chúng tôi đến tận ranh giới của khu vực Nga. Đó là một con đường nhỏ, mà gió mát buổi sáng đã làm khô lòng lề đường. Dưới tấm bảng tên đường, có một tấm bảng yết thị "Địa điểm khu vực Mỹ".Bố tôi nói vài lời từ biệt, chúng tôi bắt tay ông ta và ông quay trở về.Bố tôi nói: Đó là một người nhân hậu. Hôm qua, khi tôi kể với ông ấy những nỗi gian nan của gia đình mình, ông ấy có cho tôi mượn hai mươi Schillings. Bây giờ chúng ta có thể đi uống một ly cà phê nóng.chúng tôi vào một tiệm cà phê ở đường Burgasse. Bà chủ tiệm đang còn rưới nước lau nền nhà đầy bụi bặm. Tuy nhiên bà ta cũng mời chúng tôi ngồi và vài phút sau đem cà phê nóng ra.Tôi vui mừng được biết chúng tôi có hai mươi Schillings.Bố tôi nói: Hai mẹ con ngồi ở đây đợi tôi, một mình tôi đi đến trung tâm tiếp đón người tị nạn.Tôi đi ra ngoài với bố tôi và bố tôi mua cho tôi một tờ báo buổi sáng, sau đó tôi trở về quán cà phê với mẹ tôi. nhưng trước khi tạm biệt bố tôi, tôi vụt có một ý nghĩ hồ nghi. Tôi hỏi bố tôi: Này bố, làm sao ông ta lại có thể cho bố mượn tiền. Làm sao ông ta tin chắc rằng bố sẽ trở lại?Bố tôi đã cau mày một chút: Lẽ tất nhiên là ông ấy tin chắc như thế, vì bố đã hứa sẽ trở lại. Và bố đã đưa cho ông ấy xem các tờ bạc Schillings của chúng ta. Ông ấy lấy làm tiếc cho chúng ta. Các tờ bạc Schillings ấy không còn được lưu hành từ hơn một năm rồi. Ông ấy đã giữ chúng lại và nói rằng ông sẽ đến một nhà băng xem thử có thể đối lấy được một chút gì không. Ông ấy có thể làm được điều đó, bởi vì ông ta là người Áo, ông đã giữ lại hai mươi ngàn Schillings cũ ấy và đưa cho bố hai mươi schillings mới.Bị xâm chiếm bởi một niềm xúc động rất dịu dàng, tôi đã nhìn người bố thân yêu của tôi, trung hậu xiết bao, tha thiết xiết bao, với những nguyên tắc của một xã hội tiểu tư sản, đến nỗi không hề tự hỏi một giây đồng hồ rằng cái ông kia có lừa phỉnh mình không.Mẹ tôi và tôi đọc báo. Bà chủ quán rất tử tế. Mẹ tôi kể với bà ấy rằng chúng tôi vượt biên giới đã hai ngày trước. Mẹ có thể nói chuyện một cách tự do, chúng tôi đang ở trong khu vực của Mỹ. Bà chủ quán đem cho chúng tôi bốn lát bánh mì, trên đó bà đã phết một chút xíu margarine.Mười hai giờ kém mười lăm, bố tôi trở về. Chúng tôi cùng nhau đi đến đường Kleeblattgasse. Cuối cùng rồi chúng tôi cũng đã có thể đáp một chuyến tàu điện. ngồi gần tài xế, lần đầu tiên từ ba ngày rồi, tôi chợt thấy mặt tôi trong kính chiếu hậu. Tôi xấu xí không thể tưởng tượng được và những giọt nước mắt của tôi đêm qua đã biến tôi thành một cô gái dân tộc bản xứ châu Mỹ hơi xanh xao, nhưng chắc chắn là hiếu chiến. Ngồi bên cạnh tôi là một chàng trai cao lớn tóc hung, còn rất trẻ. Theo tôi, sự hiện diện của anh ta dường như là một sự khiêu khích tử thần. Tôi đã thấy biết bao nhiêu người trẻ tuổi chết trong các đường phố ở Budapest. Tôi đã tưởng tượng anh ta bất động trong một bộ quân phục rách, khi anh ta mỉm cười với tôi, một nụ cười hơi rụt rè, thân mật, hầu như sợ hãi. Tôi cảm thấy máu của tôi chạy rần rần. Đúng rồi, anh ta sống động, và tôi cũng thế! Nhưng vì sao anh ta lại mỉm cười? Bởi vì tôi xấu xí, khổ sở, lôi thôi và nặng nề như một con rùa trong đống áo quần dày cộm của tôi? Tôi cũng mỉm cười và quay đầu về phía cái kính chiếu hậu, trong đó tôi thấy tôi mỉm cười.Bố tôi nói: Đến trạm sắp tới, chúng ta xuống.Chúng tôi với bước xuống đường, mặt trời và bầu trời xanh ngắt làm cho chúng tôi xúc động. mặt trời tháng mười một ấy đã hơi suy nhược. Nhưng những tia sáng yếu ớt của nó đang mơn trớn vuốt ve một thế giới lạ lùng, một thế giới sống động.Cuối cùng Vienne đây rồi. Vienne đang ở trước mặt chúng tôi. Nhưng thành phố này như thế nào? Một cái bánh sinh nhật to tướng cắt thành bốn miếng, mỗi nước trong bốn đại cường quốc ăn miếng bánh của mình. Như những con kiến, bất cứ lúc nào cũng có thể bị chà đạp dưới gót giày của những quân nhân, người dân thành phố Vienne chỉ mang trên lưng họ những mảnh vụn của một cuộc đời cũ.Tôi khẽ kêu lên một tiếng: Mẹ, mẹ hãy nhìn kìa…Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy một người da đen. Ông ta mặc quân phục. Nỗi ngạc nhiên vô tình của tôi đã không thoát khỏi sự để ý của ông ta, ông ta mỉm cười với tôi. Đó là nụ cười thứ hai trong ngày.Mẹ tôi bảo: Con đừng bình phẩm một lời nào. Con hãy nhìn và im lặng.Chúng tôi đã đến Kleeblattgasse. Đó là một con đường nhỏ, rất gần Graben. Chúng tôi dừng chân trước một ngôi nhà xấu xí nhưng đồ sộ với những bức tường rất dày. Bố tôi kéo chuông cửa. chúng tôi nghe tiếng chuông, nhưng không có ai ra. Đến lượt mẹ tôi kéo chuông.Cuối cùng rồi cửa cũng mở ra. Một người đàn ông đứng nơi ngưỡng cửa. Bố hỏi: Bà Wagner có ở nhà không? Cháu của bà giới thiệu chúng tôi đến đây…Ông ta dẫn chúng tôi vào nhà.Phòng trước của ngôi nhà tối thui và các cầu thang cũ kỹ kêu răng rắc dưới bước chân của chúng tôi.Một người đàn bà đón tiếp chúng tôi và mời chúng tôi ngồi trong một phòng ăn sáng sủa và ấm cúng ở lầu một. Bố nói với bà rằng chúng tôi cần một phòng trong vài tuần, sau đó chúng tôi sẽ đi Innsbruck.Câu nói đầu tiên của bà ta là chuyện tiền bạc. Ông có tiền không? Có. Bao nhiêu? Bà đòi bao nhiêu về tiền phòng? Ông có giấy tờ không? Chưa có.Bà ta nhún vai. Ở Vienne có những sự nguy hiểm rất lớn. Tiền phòng mỗi ngày bao nhiêu?Bà ta cho biết số tiền.Bố làm một bài toán nhanh như chớp và nói đồng ý.Sau khi nhận tiền, bà Wagner dẫn chúng tôi lên lầu ba, mở một cửa phòng và để chìa khoá lại trong ổ.Bà ta nói: Trong đó cũng có nước…Bố hỏi xà phòng. Bà ta hứa sẽ mang cho một miếng.Trong gian phòng hẹp có hai giường, một tủ và một lavabô. Không chần chờ, chúng tôi bắt đầu cởi bớt áo quần ra. Với một tốc độ kỷ lục, tôi lần lượt cởi các áo dài, và các áo thun ướt đẫm mồ hôi ra.Chúng tôi được giải thoát khỏi tình trạng tù túng. Thoải mái biết bao! Nhưng gian phòng hẹp với tất cả áo quần lộn xộn bừa bãi của chúng tôi chẳng khác nào một cái chợ bán quần áo cũ. Trên giường áo dài chất đống với áo sơ mi của bố. Đứng ở giữa gian phòng, trần truồng đến tận thắt lưng, bố tôi nói: Cái nón của tôi biến mất đâu rồi, bà có thấy nó đâu không? Ông cần có nó hay sao? Không – bố đáp – nhưng dù sao tôi cũng muốn biết cái nón của tôi đâu rồi.Tôi tìm được trong túi áo măng tô của tôi một chiếc giày cao gót của tôi. Nhưng chiếc kia đâu rồi?Tôi hỏi: Mẹ có thấy chiếc giày kia của con không? Không – mẹ tôi đáp.Mẹ tôi lại nói: Chúng ta sẽ phải làm thế nào với đống áo quần này? Phải mua một cái va li, bố vừa đáp vừa dội nước lên hai vai.Bà Wagner mang xà phòng đến cho chúng tôi. Mẹ chỉ mở hé cửa ra một chút đủ để lấy miếng xà phòng.Chẳng mấy chốc gian phòng đã tràn đầy nước và bọt xà phòng. khi đã sạch sẽ và chỉ còn trên người những áo quần cần thiết, chúng tôi cảm thấy đói bụng kinh khủng.Bố nói: Chúng ta đi ăn..và mua một cái va li để xếp vào đó tất cả số áo quần kia.Lúc đó là bốn giờ rưỡi. Những ánh đèn đầu tiên của thành phố Vienne bắt đầu nhấp nháy. Chúng tôi có đủ tiền để ăn một bữa tối thanh đạm. Khi rời khỏi ngôi nhà, chúng tôi đã để ý thấy không có cửa sổ nào của nó được chiếu sáng. Con đường nhỏ chìm trong bóng tối.Trong lúc bố mẹ tôi tìm thành phố Vienne hoa lệ, kiểu cách, êm đềm, tràn đầy những điệu nhạc luân vũ, những nụ cười và mùi cà phê nổi tiếng xưa kia của mình, còn tôi thì nhìn, thèm thuồng và xúc động, thành phố Vienne ngày nay.Đối với mẹ và bố, thành phố là người nữ nghệ sĩ lớn đang đóng vai chót của mình. Khi các người hâm mộ đến hơi quá gần, người nữ nghệ sĩ ấy xoè ra trước mặt mình một cái quạt đăng ten để che dấu những nếp nhăn do tuổi tác tạo thành. Nhưng, tuy tiếng hơi bẻ và khàn đi vì khói của chiến tranh, giọng của nữ nghệ sĩ ấy cũng còn làm cho người ta nhận ra được. Chính cái giọng ấy đã làm xúc động tâm can của những ai đã từng biết thời hoà bình thật sự và những cuộc du hành không cần hộ chiếu…Tôi, tôi thấy một thành phố Vienne đầy những quân nhân thuộc bốn quốc tịch. những người dân ăn mặc lôi thôi lếch thếchiểu, luôn luôn run rẩy đấy trời mưa đá, những tủ kính sáng choang nhưng hầu như trống rỗng và sự hối hả của mọi người muốn trở về nhà mình.Rời khỏi Graben, chúng tôi đi tới đường Herengasse. Mẹ chợt thấy một nhà thờ đèn sáng trưng.Mẹ nói: Chúng ta hãy vào trong đi.Và chúng tôi đi tới phía cửa lớn mở rộng.Trên lề đường, một nữ thanh niên Hội Cứu Thế quân đang hát. Giọng nữ cao của cô ta hình như muốn thách thức tiếng nhạc đại phong cầm. chúng tôi nhìn vào bên trong. Khoảng giữa của giáo đường rực rỡ trong ánh sáng màu vàng và lung linh của những cây đèn cầy lớn. Một linh mục mặc áo lễ hai vạt thêu kim tuyến đang cử hành lễ Misa buổi chiều. Chiếc chén thánh bằng vàng đựng bánh lễ phản chiếu ánh đèn đến tận chỗ chúng tôi đứng ở ngoài đường. Nam hội viên Cứu Thế đệm đàn cho cô gái hát, ngồi trên một chiếc ghê" cao, bên dưới có cái hộp bằng đồng, để đựng những tặng phẩm. Anh ta nỗ lực làm cho chiếc tiểu phong cầm của mình có âm giai trầm và xâm chiếm tâm hồn người nghe để đối kháng với âm thanh của chiếc đại phong cầm. Người qua kẻ lại, có bỏ tặng phẩm vào hộp đồng hay không, nét mặt của hai hội viên Cứu thế vẫn điềm nhiên. Nét mặt của anh thanh niên chơi chiếc phong cầm nhỏ trẻ trung một cách lạ lùng. Nét mặt bất động hình như không trông thấy những người đi qua lại trước cái hộp đồng. Còn cô gái, cô ta hát, mắt đăm đăm nhìn vào một điểm vô hình. Điểm ấy cao hơn đầu người và thấp thua trời…Tôi nói với bố tôi; Bố cho con vài dồng Groschen[1] đi.Bố tôi bỏ hai đồng tiền vào lòng bàn tay tôi và tôi bước tới phía hai hội viên Cứu thế. Bằng một cử chỉ nhanh nhẹn, nhưng trịnh trọng, như thể tôi bỏ phiếu cho họ, tôi đặt tiền vào trong cái hộp đồng.Chúng tôi đi vào trong nhà thờ. Mùi hương trầm bao phủ tôi như thể có người đã trùm lên trên đầu tôi một chiếc khăn che mặt. Chúng tôi tìm được chỗ ngồi ở hàng ghế sau cùng. Tôi nhìn và không mảy may có ý định cầu nguyện. Trong những ngày vừa qua, chúng tôi đã luôn luôn ở trong nhà thờ để tìm ở nơi đó một chỗ trú ẩn, để trốn tránh, để chờ đợi, để nghỉ ngơi. Lưng của tôi đã quen với những lưng ghế gỗ cứng. Nhưng tối hôm ấy, một ấn tượng đã đập vào mắt tôi. Những nét lạnh lùng trên những khuôn mặt cau có. Tôi nghĩ đến những hình vẽ của trẻ con mà những nét vẽ bằng bút chì được tô lại bằng mực đen.Lần này, tôi cảm thấy ngột ngạt….Tôi ghé miệng vào tai mẹ tôi, hỏi nhỏ: Khi nào chúng ta có thể đi ra? Ngay bây giờ - mẹ đáp – sắp xong lễ rồi.Chiếc đại phong cầm đột ngột im tiếng. Nhờ sự im lặng bất ngờ ấy, một giọng nữ xâm nhập vào trong giáo đường. Đó là giọng của cô gái hộii viên Cứu thế. Nhưng liền sau đó tiếng hát của cô ta cũng im bặt.Tôi xúc động mạnh. Và tôi vội nghĩ đến các điều tôi mong muốn, những ước mơ của tôi. Tôi không cầu nguyện, tôi để cho tư tiếng của tôi phát triển rất mau. Những người ở hàng ghế đầu đã đứng dậy và tôi, bối rối, tôi còn phải phát hiện biết bao nhiêu điều! Rằng tôi ao ước viết một quyển sách, nhiều quyển sách và tôi muốn viết ngay từ ngày hôm nay và trong suốt cuộc đời tôi! Tôi cũng ao ước muốn có nhiều độc giả…Và rồi cũng có một mối tình lớn.Mẹ tôi và bố tôi đứng dậy, chúng tôi ra khỏi nhà thờ. Nhưng chưa đi được bao xa thì tôi vụt có một ý nghĩ. Bây giờ tôi không còn nhớ những gì tôi đã nói với bố mẹ tôi, nhưng lúc đó tôi đã quay trở lại, vào trong nhà thờ vắng vẻ và tối om. Tôi muốn được Thiên Chúa thông cảm và tôi đã nói nhỏ vào tai Ngài: "Lạy Chúa, con cũng tha thiết muốn có một đứa con…lạy Chúa, hãy cho con những độc giả và những đứa con…."Khi tôi ra gặp lại bố mẹ tôi thì trời đã mưa lớn. Chúng tôi tìm một tiệm ăn nhỏ rẻ tiền. chúng tôi đã tìm được tiệm ăn này khi trở về đến đường Kleebbattgasse. Cái tiệm ăn nhỏ thật là tuyệt vời! một cô hầu bàn tươi cười chỉ cho chúng tôi một cái bàn nhỏ xíu phủ khăn bàn bằng giấy. Nhiều người đang ăn bữa tối, có một bà phấn son loè loẹt tươi cười gật đầu chào chúng tôi. Bố tôi tỏ vẻ lo ngại:"Bà ta muốn gì? Hay bà ta là gián điệp?"tôi không dám nhìn về phía bà ta nữa.Cô hầu bàn đến gần, lấy cây bút chì cài trên lỗ tai và chuẩn bị ghi những món ăn mà chúng tôi đặt. Bố tôi tái mặt khi nhìn thấy mảnh giấy viết tay kê các món ăn. Bố tôi nói: chúng tôi không có những tem phiếu này…chúng tôi cúi xuống nhìn mảnh giấy viết tay và thất vọng.Cô hầu bàn thông cảm rất nhanh. Nếu ông trả tiền mặt và thêm một ít tiền phụ trội, ông cũng có thể ăn bữa tối. Đồng ý – bố tôi nói – nhưng hãy mang thức ăn đến đây mau lên….Khi cô hầu bàn đã đi xa, bố tôi nói thêm: Tôi có nhận được một ít tiền tại trung tâm đón tiếp, chúng ta có thể xoay sở trong hai tuần, nhưng sau đó…Tối hôm ấy tôi không muốn chia xẻ những nỗi lo âu của bố mẹ tôi – cái bà phấn son loè loẹt mỉm cười với tôi và vừa làm duyên bà vừa đưa cho tôi xem con mèo già mà bà để trên đầu gối. Bây giờ đã khoe được con mèo cưng của mình, bà ta mới yên tâm.Cô hầu bàn đem thức ăn tới và chúng tôi ăn rất ngon miệng.Món xúp đậu lăng nóng hổi. Kể từ khi rời khỏi nước Hungari đến đây chúng tôi cũng chỉ được ăn một món đậu lăng! Sau đó, chúng tôi có được mỗi người hai lát bánh mì và khoai tây hấp.Tôi quan sát một ông già đang ngồi ăn kế bàn chúng tôi, ông ta ăn một cách chậm rãi và trịnh trọng. Ông cắt món xúc xích thành những lát nhỏ xíu và phết lên trên mỗi lát một chút mù tạt.Trước khi rời khỏi Vienne, một người đàn ông trung hậu chỉ đường cho chúng tôi và khi biết chúng tôi là người tị nạn, ông hướng dẫn chúng tôi một cách vô cùng lịch sự và đã nguyền rủa chiến tranh. Chị tôi đã chết đói – ông ta kể lể - Bây giờ người ta đã có tất cả, nhưng trước đây, là nạn đói…Thưa ông bà, đây là con đường mà ông bà đang tìm….Nhưng tối hôm ấy, bữa ăn tối của chúng tôi thật dồi dào vô song.Tôi đã có quyền được ăn một cái bánh ngọt. một cái bánh nhân mứt, mứt cà chua, đường được thay thế bằng sacarin (đường hoá học). Nhưng bánh cũng rất ngon.Mẹ tôi nói với tôi: Con biết không, nếu con xin Chúa ban cho con một điều gì đó, khi con vào cầu nguyện trong ngôi nhà thờ mà con đã vào lần đầu tiên trong đời của con, thì những lời cầu xin đó chắc chắn sè được chấp nhận. Con biết – tôi đáp một cách hân hoan – con biết và con đã cầu nguyện…Bố tôi hỏi: Bố mẹ có thể biết điều bí mật ấy của con không?Và tôi đã thú thật: Con đã cầu nguyện xin cho con một đứa con.Bố mẹ tôi đã hết sức ngạc nhiên.Một lát sau, khi trên đường trở về nhà trọ, bố tôi nói với tôi: Con cũng có thể xin một giấy thông hành cho nó. Cho ai? Cho đứa con của con.Tôi cười. Thật là một buổi tối hạnh phúc.Tôi đã kéo chuông cửa. một người đàn ông lạ ra mở cửa. chúng tôi lên gian phòng nhỏ yên tĩnh của chúng tôi và vài phút sau, chúng tôi đã nằm ngủ trogn những chiếc giường thật sự, mặc áo ngủ một cách tự do thoải mái.Sáng hôm sau, một ý nghĩ đánh thức tôi dậy. bố mẹ còn ngủ, nhưng tôi, tôi cảm thấy rất tỉnh táo. Tôi thấy bố mẹ tôi ngủ rất say. Nhịp thở đều đều của bố mẹ tôi, sự tĩnh mịch hoàn toàn của ngôi nhà này, sự bất động của ba thân thể chúng tôi, làm cho tôi nản chí vô cùng. Ngay cả ngày hôm nay là ngảy kỷ niệm sinh nhật lần thứ hai mươi của tôi. Ngày hôm qua tôi đã không nói gì về điều ấy, ngay cả trong bữa ăn tôi cũng thế. Hầu như tôi mong muốn bố mẹ tôi quên ngày kỷ niệm ấy đi, tôi đã chuẩn bị để chịu đựng một nỗi niềm sầu muộn cay đắng, các biến cố xảy ra dồn dập làm cho tôi ngạc nhiên đến sửng sốt.Có thể ở dưới nhà có một bức thư được gởi đến cho tôi. Một phong bì dán tem cẩn thận, đóng dấu bưu điện nhiều chỗ, một bức thư từ xa gởi đến. Từ nước nào? Tôi không biết. Một bức thư mà người ta đã viết trong lúc chúng tôi vượt biên qua biên giới. Một bức thư tình, một bức thư đợi chờ, đầy những lời hẹn ước. Tôi hình dung một người đàn ông sốt ruột ở đâu đó trong cái thế giới rộng mênh mông này. Một người đàn ông đã chờ đợi tôi từ nhiều năm nay, đã từ xa theo dõi những nỗi sầu muộn và những niềm hạnh phúc của một cô gái tuổi thanh xuân. Hình ảnh của một người đàn ông và của đứa con trà trộn với nhau một cách lạ lùng. Đôi khi trong những giấc mơ của tôi, tôi cúi xuống trên một cái nôi trong đó có một đứa con mặt mày như người lớn.No nê với những tiểu thuyết phân tích, tôi thường trốn khỏi một ngôi nhà tưởng tượng, lặp lại những lý lẽ của Nora Ibsen [2], và khi còn ở Fonyod, tôi đ bơi trong hồ Balaton, đi ngang qua cánh rừng dọc theo đồi, tôi tưởng tượng tôi là Emma[3] đợi tình nhân của nàng. Tôi đặt bày ra những cuộc đối thoại cả gan, tôi cự tuyệt những lời quyến rũ của những chàng hiệp sĩ tưởng tượng đang theo đuổi tôi và cuối cùng tôi lao mình xuống hồ như người ta lao vào một cuộc phiêu lưu lớn.Nhưng sự thật lại khác rất nhiều. trước khi rời khỏi Fonyod, tôi đã muốn dự một cuộc khiêu vũ do thanh niên tổ chức ở nhà hàng. Than ôi! Tất cả áo quần thời tiền chiến của tôi đều chật ních. Sự thật là tại tôi đã lớn lên. Tấm màn vải hoa trang trí phòng ăn của chúng tôi, đã trở thành cái áo dài của tôi. Cái áo đầu tiên không bó chặt ngực tôi. Mẹ tôi đã cho tôi đôi giày cao gót duy nhất của bà.Tôi đã biết cuộc đời ẩn dật của chúng tôi, ở đây, gần bên hồ, sắp chấm dứt. Dự định vượt biên được thai nghén nuôi dưỡng nâng niu và đã chín mùi được đem ra thảo luận mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi còn muốn khiêu vũ một lần nữa ở Hungari. Tôi cũng muốn có nước da ngăm ngăm màu đồng để dự cuộc dạ hội và suốt ngày hôm đó tôi ở trên bờ hồ, đi lang thang trong cát nóng và mịn. Tôi đã cảm nắng nặng, bị sốt cao và vào cái đêm dạ hội hằng mơ ước ấy, tôi phải nằm liệt giường. Những ngày tiếp theo sau đó, tôi rất buồn. Tôi chỉ còn một lối thoát là hoàn toàn rút vào trong các giấc mộng của tôi. Tôi không trở lại Budapest nữa – học xong rồi, tôi sẽ làm gì ở đó? Các cánh cửa của tương lai đã đóng lại kín mít trước mặt tôi, ngay cả những bạn bè xưa cũ của bố mẹ cũng nhìn tôi như một người xa lạ. Cái cảm tưởng thấy mình vô ích trong cuộc sống của kẻ khác làm cho tôi chán nản tột độ. Giữa những kinh nghiệm của tôi về cuộc đời tình yêu và vấn đề chết chóc, quả thật có những tình trạng không thích hợp quá đáng. Bây giờ tôi có thói quen sợ một cách quá đáng. Sợ những nét mặt, những miệng lưỡi có thể thốt ra những lời độc ác. Tôi sợ ban đêm, vì nó dem đến cho tôi những ác mộng. Tôi biết tác dụng của sự thối rữa của thịt, tôi đã thấy trong mười ngày trước ngôi nhà của chúng tôi ở Budapest, mặt của các xác chết phủ một lớp vảy như cá sấu. Tôi đã biết nét mặt tuyệt vo.Người hai mắt ứa lệ của những con ngựa ở Budapest chết dần chết mòn vì đói khát. Tôi cũng đã sống những lúc vô nghĩa lý và không thể biện minh được của những trận dội bom khủng khiếp làm rung chuyển bê tông cốt sắt. Tôi đã thấy một trẻ sơ sinh nút đôi vú cạn sữa của mẹ nó. Bây giờ tất cả những điều ấy lẫn lộn trong đầu óc tôi. Và nếu có một người nào đặt câu hỏi này với tôi " Cô muốn giống người đàn bà nào?" tôi sẽ trả lời không chút do dự "Giống Emma Bovary!" Nhưng khi một chàng trai ôm hôn tôi lần đầu tiên, tôi suýt ngất xỉu vì cái cảm giác của đôi môi trên đôi môi mình đã làm làm tôi xúc động mãnh liệt.Và bây giờ tôi đang ở đây, ở Vienne, tôi hai mươi tuổi, hôm nay là ngày sinh nhật của tôi và chung quanh tôi tất cả mọi người đều ngủ.Tôi rời khỏi giường và mặc quần áo vào. Tôi đi xuống nhà bếp, nơi đó bà Wagner đã lăng xăng bên cái bếp ga của bà ta. Bà ta có hứa cho chúng tôi ăn điểm tâm. Chào bà – tôi nói và ngồi xuống trên một cái ghế. Chào cô – bà ta đáp một cách tử tế nhưng không mỉm cười – cô uống cà phê? Dạ, cám ơn bà.Tôi cảm thấy đói bụng. Cửa nhà bếp thỉnh thoảng mở ra. Trước tiên là một người đàn ông độ năm mươi tuổi, nói tiếng Ba Lan với bà Wagner. Ông ta đã nhìn tôi một cách lén lút và có vẻ nghi ngờ. Chắc bà Wagner đã nói với ông ta tôi là người Hungari và tôi không biết tiếng Ba Lan, bởi vì, tôi thấy ông ta yên tâm nói chuyện dài dòng với bà Wagner và không đếm xỉa đến tôi. Tôi bèn cố ăn càng chậm càng tốt để thấy được tối đa cuộc sống trong cái nhà lạ lùng này.Cũng có một người đàn ông còn trẻ im lặng mà không thể biết là người nước nào, ông ta không nói một tiếng.Người đáng nói hơn hết chắc chắn là một thiếu phụ tóc đỏ hoe, mắt xanh, lông mì dài, thân hình đồ sộ nhưng đẹp tuyệt vời, như những pho tượng La Mã.Sau khi hỏi bà Wagner về tôi, người thiếu phụ ấy mỉm cười với tôi. Nhưng không phải là một nụ cười thân thiện, đó là một nụ cười của một người đàn bà muốn tỏ ra với một người đàn bà khác rằng ta đây không sợ ai hết. Tôi muốn được là người đàn bà kia. Tạm dừng chân ở Vienne à? – bà ta hỏi tôi, mặc dù câu hỏi ấy vô ích. Chúng tôi còn chưa biết ở lại đây vĩnh viễn hay lại phải ra đi – tôi trả lời, trái tim tôi đập thình thịch. Cô nói tiếng Đức giỏi lắm – bà ta nói và tiếp tục uống cà phê đen không có đường sacarin. Tôi học ở trường…Vừa lúc ấy, bố mẹ tôi tới, có vẻ lo âu và căng thẳng. Sao con có thể đi ra khỏi phòng mà không cho bố mẹ hay? – bố tôi mắng. Con đâu có đi ra khỏi nhà – tôi trả lời, giọng lạnh lùng ngoài ý muốn.Trong lúc đó bà Wagner đã giới thiệu thiếu phụ tóc đỏ hoe với mẹ tôi. Thưa bà, đây là Wanda. Nó là con gái của một trong những cô chị em họ của tôi. Nó là người Tiệp Khắc và cũng là người tị nạn như bà. Tội nghiệp con bé, chồng nó đã chết trong chiến tranh. Bây giờ nó có một vị hôn phu người Mỹ tuyệt vời để an ủi nó và chắc chắn sẽ đưa nó sang New York… Rất hân hạnh! – mẹ tôi nói và bà rất dè dặt, chỉ nói chuyện trong phạm vi hoàn toàn xã giao.Wanda dự bữa điểm tâm cùng với bố mẹ tôi, bà ta chống tay lên trên bàn và luôn luôn giữ nụ cười quảng cáo trên môi.Tôi ghé miệng vào tai bố tôi nói nhỏ "Con sẽ trở lại ngay lập tức".Tôi chạy vội xuống cầu thang. Ít ra tôi cũng muốn thấy cái hộp thư. Nhưng trên cánh cửa ra vào nhà ấy không có kẽ hở để người ta nhét thư vào. Và dĩ nhiên tôi nghĩ rằng ở đây tất cả mọi người đều như chúng tôi, chỉ là nơi quá cảnh không giấy tờ, không có địa chỉ nhất định.Tôi trở lên phía nhà bếp, và mãi đến bây giờ, lần đầu tiên, tôi chợt thấy những dấu hiệu của cuộc sống. Ở lầu một, gần nhà bếp, nơi có một cái cửa hé mở, một đứa con nít nhìn cầu thang. Em nói tiếng gì? – tôi hỏi nó bằng tiếng Đức.Nó đóng cửa lại thay vì trả lời.Mặc…Tôi đi lên phòng của chúng tôi, nhưng đi chậm lại ở lầu hai. Ở đó có ba cửa. Tôi nghe có ai đó đang nói chuyện bằng tiếng Ba Lan. Và sau đó, tôi lên phòng của chúng tôi. Tôi nhìn qua cửa sổ, đường phố yên tĩnh, một con chó cô đơn đang đánh hơi nơi các xó góc.Một lát sau, khi người ta đi ra ngoài đường, bố mẹ tôi nói với tôi rằng bà Wagner đã mòi chúng tôi dự tiệc trà. Bà đã hứa sẽ chỉ cho bố mẹ tôi nơi mà bố mẹ có thể xin được giấy tờ để rời khỏi Vienne và vượt qua Linz. Chúng tôi đang ở khu vực Mỹ của thành phố Vienne, nhưng chính thành phố Vienne lại nằm trong khu vực Nga của nước Áo, toàn thể lãnh thổ của nước Áo cũng được chia làm bốn phần như thủ đô Vienne. Mục đích của chúng tôi là đến được Tây phương một cách thật sự, nghĩa là rời khỏi những phần đất do quân Nga chiếm đóng. Bà Wagner có cho mẹ tôi biết một chuyến tàu đêm, khởi hành ở Vienne vào lúc hoàng hôn, sẽ ngừng lại ở Linz vào nửa đêm. Ở đó quân Nga kiểm soát rất kỹ lưỡng giấy tờ của hành khách. Những người có thẻ căn cước là người Áo có thể đi tiếp dễ dàng, nhưng với giấy tờ cấp cho những người tị nạn, thì không thể đi qua được. Có hai giải pháp, một là kiếm một người hướng dẫn để đưa chúng tôi đi bộ, rồi đi thuyền. Hai là thuê làm giấy tờ giả mạo là người Áo. Trong cả hai trường hợp đều phải có tiền, mà tiền thì chúng tôi chẳng có.Chúng tôi ăn bữa trưa cũng tại tiệm ăn nhỏ như tối hôm qua. Cô hầu bàn dễ thương tăng thêm phần ăn cho chúng tôi. Ngày mốt ông bà còn ở đây không? – cô ta hỏi. Than ôi, còn! – bô tôi trả lời như một cái máy – Không ở đây thì ở đâu? Ông bà thật gan dạ, thật gan dạ… - cô hầu bàn nói với vẻ khâm phục. Vượt qua biên giới còn khó hơn ở đây nhiều – mẹ tôi giải thích\/Cô hầu bàn lắc đầu. Nhưng dù sao ông bà cũng thật gan dạ…Bố tôi không còn kiên nhẫn được nữa. Đồng ý, chúng tôi gan dạ. Nhưng vì sao cô cứ lặp lại câu nói ấy mãi? Bởi vì, kể từ ngày mốt, chúng ta sẽ ở trong khu vực của Nga. Trong một tháng.Bố tôi đánh rơi điếu xì gà của mình. Người ta đổi khu vực? Cứ sáu tháng đổi một lần…Trong một lúc như thể, tôi cảm thấy tôi hoàn toàn ở ngoài cuộc, như một thợ nề đi lang thang trên giàn giáo bên ngoài một ngôi nhà và quan sát những người ở trong nhà qua cửa sổ. Tôi thấy bố mẹ tôi tái mặt và mặt cô hầu bàn trở thành rõ ràng trong tất cả các chi tiết của nó, đến nỗi bây giờ tôi còn hình dung được nó với cái lỗ mũi dài, môi mỏng và e lệ, tóc uốn cong bằng một phương pháp rẻ tiền. Vâng, thưa ông, đúng như thế đó – cô hầu bàn lập lại.Chúng tôi ăn rất nhanh và chúng tôi trở về nhà trọ.Bà Wagner đang ở trong bếp, bà không ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng tôi đi vào.Bà tiếp tục đan len.Bố tôi yêu cầu bà trả lại tiền đã đóng trước để thuê phòng trong hai tuần. Bà lắc đầu. không thể được! – bà ta nói – Không thể được!và chúng tôi có thể thấy trên khuôn mặt của bà ta lời từ chối ấy đối với bà còn khó chịu hơn đối với chúng tôi. Tôi đây, tôi cũng không có kế sinh nhai. Một người đàn bà góa đáng thương chống chỏi đến đâu hay đến đó. Tất cả những người thuê phòng đều cuốn gói ra đi ngay tối mai! Thật là đại hoạ đối với tôi.Nửa giờ sau, chính bố tôi lại phải an ủi bà ta. Nhưng bà Wagner ơi, vì sao ngày hôm qua bà đã không nói ra sự thay đổi mà bà đã biết trước ấy?Bà ta khóc thút thít, nhưng mắt bà ráo hoảnh. Làm sao tôi tiên liệu được thế sự thăng trầm? Vả lại tôi không thích xen vào vấn đề chính trị. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng đã định báo cho ông bà biết vào chiều ngày mai.Cuối cùng bố tôi hỏi: Nhưng chúng tôi biết đi ở đâu đây?Bà ta có một ánh mắt tinh ranh khi trả lời: Ở tại trại tạm trú của những người tị nạn. Bà Wagner ơi, bà thật là tốt bụng! – bố tôi trả lời một cách lạnh lùng.Bà ta vẫn tiếp tục đan len và rụt rè nói thêm: Ông bà có thể đi đến khu vực Pháp, nó rất gần đây, gần Graben. Hãy đến đó gặp quân Pháp và họ sẽ giúp đỡ ông bà….Nửa giờ sau bố tôi ra đi. Và chúng tôi ở lại trong nhà bếp, ngồi lặng thinh trong một góc như những đồ vật bị người ta bỏ quên. Mẹ tôi đọc báo, bà lật các trang báo và tiếng giấy sột soạt làm cho bà Wagner giật mình. Không chịu đựng được sự ác cảm của chúng tôi, bà ta thở dài, đánh rơi cuộn len xuống đất, rồi đi pha trà. Tôi liếc nhìn số ly bà ta đặt trên bàn. Mẹ tôi đứng dậy nói với tôi: Chúng ta hãy lên trên phòng và đợi bố con ở đó…Bà Wagner nhào tới trước cửa nhà bếp. Bà không thể làm như thế đối với tôi! Từ chối không chịu uống nước trà mà tôi đã pha! Không nên từ giã nhau với sự giận dữ trong lòng, biết đâu trong cuộc đời này chúng ta còn có khi cần đến nhau…Trong thâm tâm, chúng tôi sợ bà ta. Chúng tôi hoàn toàn còn ở trong tay của bà và nếu bố tôi không nhận được sự giúp đỡ của các nhà chức trách Pháp, chính bà ta phải cứu chúng tôi ra khỏi lúc khó khăn.Chúng tôi ở lại. Một lát sau, Wanda đến cùng với một người Mỹ gầy, nhỏ con trong bộ đồng phục lụng thụng như thể đi dự một cuộc khiêu vũ hoá trang. Chúng tôi bắt tay nhau, Wanda bảo anh ta ngồi xuống bên cạnh cô và rót nước trà mời anh ta.Bà Wagner tiết kiệm nên không vặn đèn và chúng tôi ngồi đó, tay chân bải hoải, tinh thần trì trệ trong buổi hoàng hôn. Wanda gây được ấn tượng tốt. Mắt cô ta sáng ngời, cô ân cần săn sóc từng li từng tí cho anh chàng người Mỹ, trong lúc anh ta nói những lời khó hiểu. Wanda chủ toạ tiệc trà lạ lùng ấy. Tôi khâm phục cô ta, đó là người đàn bà bất hạnh đầu tiên mà tôi đã thấy, chắc cô ta đã phải trải qua một cuộc đời quá nhiều đau khổ. Cô ta nói với bà Wagner và làn tóc đỏ hoe đóng khung lấy khuôn mặt rất biểu cảm nhưng vắng bóng một nụ cười thật sự. Sau đó anh chàng người Mỹ kể một chuyện dài mà tôi không hiểu được một chữ. mới đầu tôi chăm chú nghe, tôi muốn tỏ ra mình là một tiểu thư trí thức đã học tiếng Anh trong tám năm trời, khốn nỗi tôi phải thừa nhận rằng anh chàng người Mỹ này nói một cách hoàn toàn khác giáo sư dạy tiếng Anh của chúng tôi, anh ta nói một thứ tiếng khác hẳn.Nước trà mà bà Wagner thỉnh thoảng rót thêm cho chúng tôi trở thành nhạt nhẽo. Nhưng tôi vẫn uống, như một người luôn luôn nâng chén MỪng những điều dự định của chính mình. Tôi biết tôi sẽ viết một quyển tiểu thuyết về Wanda, về cuộc đời bất hạnh phải bán rẻ nhân phẩm của cô ta. Tôi đã thấy những đoạn, những chi tiết của quyển tiểu thuyết nảy ra, tôi đã tưởng tượng Wanda có một bạn gái tóc nâu, cùng tầng lớp, tầng lớp của gái giang hồ, cương quyết rút lui ngay khi đến tuổi ba mươi, trong một nơi mà người ta gọi là lương thiện.Đó là một ả giang hồ mang thân thể của chính mình như một cái áo giáp và đành phải hoàn lương ngay khi chợt thấy những nếp da nhăn đầu tiên, những đường nhăn ở khoé mắt, ở đôi vú xệ. Lúc ấy ả tìm được anh nhà binh ngây thơ lẫn lộn tình yêu và thể xác, tình âu yếm và sự nhẫn nại. Anh chàng người Mỹ này đây sẽ đưa bà vợ người châu Âu của mình về một trong những thành phố của nước Mỹ, như người ta mang về một chiến lợi phẩm, mà không bao giờ biết chính bà ta đã bắt được một miếng mồi ngon. Tôi đã nghĩ đến số phận của những đứa con của họ. Tôi đã tìm cách tô khuôn mặt của chúng. Tôi đã có thể hâm nóng nước trà nguội lạnh bằng cách cầm chén trà trong lòng bàn tay nóng hổi của mình. Tôi đang ở nơi nguồn gốc sự bí mật của chính tôi, nồng nhiệt và đồng thời tự hào. Trong bóng tối đêm hôm ấy, tôi đã vạch ra phương châm xử thế của tôi. Tôi phân chia những con người mà tôi đã biết cho đến lúc ấy thành hai phe. Những người mà tôi sẽ giữ lại theo hình thức ký ức mơ hồ một bên và bên kia là những người sẽ lấy lại được khuôn mặt của họ, do tôi tạo thành hay bóp méo. Tôi đã hoàn toàn mất ý thức về thực tại. Tôi đang ngồi ở giữa một chương mà một ngày nào đó tôi sẽ viết…Tôi muốn thoát ra khỏi cái không khí kỳ dị ấy, tôi đứng dậy và nói với mẹ tôi: Con lên phòng của chúng ta. Trong vài phút nữa mẹ cũng lên – mẹ tôi đáp.Tôi lật đật chào tạm biệt. Bàn tay Wanda mềm mại và ấm áp, đó sẽ là bàn tay của một người trưởng giả tương lai, anh chàng người Mỹ cũng nói vài lời chắc là xã giao và cuối cùng tôi đi ra ngoài. Tôi chạy lên cầu thang tối om và đâm bổ vào phòng chúng tôi. Tôi vặn đèn lên và khi đi ngang qua trước tấm gương treo trên bồn rửa mặt, tôi nhìn tôi trong gương. Tôi thấy tôi khác hẳn. Tôi nhìn tôi đăm đăm rất lâu, và đột ngột, gương mặt của tôi trở thành lạ hoắc, tôi phải nhìn trả một người giống tôi một cách lạ lùng. Từ giã người giống tôi như hệt, tôi vội vã tìm cái áo măng tô của tôi. Nó ở trong tủ. Tôi lấy nó ra, và liệng trên giừng. Tôi không có kéo, tôi bứt chỉ ở bên dưới áo với móng tay của tôi. trước khi ra đi khỏi Hungarie, tôi đã nhét vào lớp áo lót hai quyển tập học sinh. Đó là tập nhật ký mà tôi đã viết trong lúc Budapest bị vây hãm. Ở Fonyod đã biết bao lần tôi muốn đốt đi, vì sợ giữ một tài liệu nguy hiểm, nhưng không bao giờ tôi có đủ quyết tâm để đốt nó đi! Và bây giờ tập nhật ký của tôi đang ở Vienne và tôi không còn phải sợ gì nữa. Tôi vuốt ve cái bìa màu xanh trên đó có cái nhãn trắng với tên của tôi. Có một lần, chẳng bao lâu trước khi anh ta chết, Pista lấy một trong hai quyển tập để xem và đã nói với tôi "Cô viết mãi như thế này sao? Cô không nên làm hư đôi mắt đẹp đẽ của cô". Đó là lời khen chân thật đầu tiên mà tôi đã nhận được.Tôi nhét tập nhật ký vào dưới cái gối của tôi khi mẹ tôi bước vào. Tội nghiệp con của mẹ, hôm nay là ngày sinh nhật của con mà mẹ chưa hôn con! Không sao đâu – tôi đã trả lời một cách vui vẻ, quên đi nỗi cay đắng lúc sáng sớm – không sao đâu, bây giờ mẹ hôn con cũng được.Mẹ tôi ngồi trên giường, có vẻ vô cùng mệt nhọc và phiền muộn, con mắt cứ nhìn ra cửa để đợi bố tôi trở về. Điều bí mật của tôi đã lớt phớt nơi môi.Tôi đã nói ra trước khi có thể hối lại kịp: Mẹ, con sẽ viết một quyển tiểu thuyết. đối với con, Wanda đó là Vienne. Con đã có it nhất mười lăm nhân vật, mẹ tưởng tượng xem, tuyệt diệu biết bao nếu viết được cuộc đời một người đàn bà thay đổi tình nhân cùng lúc với sự thay đổi các khu vực! Mẹ đánh giá ý tưởng của con như thế nào? Xấu xa, kinh khủng, ghê tởm… - mẹ tôi suy nghĩ một chút rồi nói thêm một cách quả quyết. Con phải biết có những điều không nên nói ra và cũng không nên viết ra.Nhưng tôi, tự tin. Tôi ứng khẩu để làm cho mẹ bối rối không có thể bắt bẻ được nữa. Tôi nói: Con cũng sẽ có trong quyển tiểu thuyết ấy. Một người da đen giết người như một Othello [4] tân thời.Vừa lúc ấy bố tôi về. Những tin tức ông đem về rất tốt. Cơ quan tiếp nhận người tị nạn của khu vực Pháp đồng ý cho chúng tôi tạm trú tại một trong những khách sạn do họ được quyền sử dụng và họ sẽ cấp cho chúng tôi những giấy tờ cần thiết để vượt qua đường ranh ở Linz.Tối hôm ấy, trong một lúc mơ mơ màng màng, tôi đã hình dung ra một vị hôn phu người Pháp của Wanda.Đêm ấy tôi đã ngủ yên giấc không có ác mộng.Chú thích:[1] Tiền bằng kim loại của nước Áo[2] Nora Ibsen: nhân vật trong bộ trường giang tiểu thuyết của đại văn hào người Pháp H. De Balzac[3] Emma Bovary: nhân vật lãng mạn trong tiểu thuyết nổi danh của văn hào Pháp Gustave Flaubert[4] Othello: nhân vật trong một vở bi kịch của Shakepeare, Othello đã giết vợ vì ghen tuông