au một ngày nắng nôi nhục nhã đi khất nợ, hoãn nợ khắp các mối giao dịch trong thành phố, vừa về đến nhà khách quân đội, Bình đã thấy ngay một chiếc phong bì dày cộp đề tên mình để giữa bàn. Thư của Nam! Anh mệt mỏi gạt lá thư sang bên rồi móc gói mỳ tôm ở gầm bàn lên, bóc ra, thả vào ca, sau đó giội nước phích. Đi từ sáng đến giờ, nước phích không ai thay nên chả có ngọn khói nào bay ra. Chán chường, anh gạt nốt chiếc ca vào góc bàn rồi vật mình nằm xuống chiếc giường cá nhân mà tấm chiếu trải ở trên vừa ngắn vừa rách lại vừa mốc bẩn, mát mở thao láo nhìn lên đám mạng nhện trên tràn nhà ố nước... Bình đang nợ ba trăm triệu! Ba trăm triệu! - Cái giá phải trả cho sự ngây thơ và cuồng tín trong hành nghề nghệ thuật của anh. Nghe bạn bè, nghe kỹ cả lòng mình, anh tạm dẹp bỏ cái ý đồ làm phim về khu phố lính đang ách tắc để vào đây, thị trường tiêu thụ điện ảnh của cả nước với ý đồ khác cũng không kém phần quyết liệt: huy động vốn của bạn bè thực hiện một bộ phim truyện về chiến tranh. Chiến tranh! Cái danh từ này chỉ thoạt nghe đã thấy lãng xẹt rồi. Càng lãng xẹt hơn nữa với thị hiếu của hàng triệu người xem nơi đây. Bây giờ người ta, nhất là giới trẻ, có ma nào chịu chui vào rạp để đốt cháy thời gian, đốt cháy nửa vạn đồng bạc cho những cảnh giết chóc, máu đổ đầu rơi của một thời đã tạo nên niềm tự hào của cả dân tộc? Họ vào rạp cốt để giải trí, để nghỉ ngơi, để được chứng kiến những cảnh huống yêu đương bùi ngùi, ái ân thác loạn, hay ít nhất cũng là những màn dã sử siêu nhân kích thích thói tò mò bạo lực. Một số đông khác dễ tính hơn, họ tặc lưỡi: “Phim à? Cái đó không quan trọng. Việt Nam mình đã làm gì có cái gọi là phim. Nhưng cứ xé vé vào để coi con bé hoa hậu ấy, con bé á hậu ấy đóng điếc ra làm sao”. Thế thôi. Và bộ phim nào, dù dở yếu đến mấy nhưng cứ tạm họp nhãn thành phố là ăn. Phim càng lắm nghĩ ngợi, càng nhiều nhân bản, càng đặt được ra lắm vấn đề sâu sác thì xin mời, các ngài tự đi mà xem lấy. Vậy là lỗ, lỗ chỏng giọng, lỗ không còn cứu vãn được một giọt. Còn những sản phẩm ít nghĩ ngợi kia lại lãi. Lãi khủng khiếp, lãi hàng trăm triệu, lãi hàng tỷ. Một ngôi sao điện ảnh được đào tạo chính quy, huy chương này, danh hiệu ưu tú nọ ở ngoài kia vào, thủ hẳn một vai chính chỉ được trả hai đến ba triệu đã gọi là quá ưu tiên. Nhưng những ngôi sao tự phát nơi này, không cần biết có tài diễn hay không nhưng vai phụ cũng phải đưa năm, bảy triệu thậm chí cả chục triệu mới uể oải gật nhẹ đầu. Còn vai chính... Thì chao ôi là tiền! Chỉ cần mươi vai như thế là có thể mua biệt thự, sám xe hơi đi đâu cũng có một, hai vệ sĩ to như hộ pháp đi cùng... Bình vào đây giữa tình thế ấy. Đi dạo một vòng phim trường, anh đã thực sự thấy nản, thấy muốn trở về. Cái ách tắc này nó còn ách tắc riết róng hơn cả cái mạch phim phố lính kia. Kiến thức đủ, vốn sống dầy, lại tốt nghiệp khóa đạo diễn phim truyện cấp thượng thặng của một vương quốc phim trường, anh rất tự tin vào mình. Vậy mà mới bảng lảng đi qua có mấy cái cửa rạp trung tâm, ghé tai nghe dăm lời bình phẩm của khán giả là cái tư tin đó rạn nứt hoàn toàn. Đáng lẽ câu chuyện chỉ dừng lại ở đó, anh sẽ nhân thể đi thăm lại vài nơi chiến đấu cũ, bạn bè cũ rồi chuồn nếu như buổi chiều mưa ấy anh không vô tình rẽ vào cái trụ sở làm phim trung ương đóng đại diện ở trong này. Chao ôi là lắm người. Dường như các đoàn làm phim ở Hà Nội khăn gói quả mưóp kéo theo vào tất cả đây. Năm đoàn ngồi thành năm cụm ngoài sân. Họ đang ăn cơm trong tư thế ngồi xổm. Mưa nhỏ giọt vào thức ăn, mưa rơi vào những khuôn mặt âm thầm. Dãy nhà kiểu trại lính chạy dài gàn đó đang buông rủ những cánh màn màu cháo lòng trong ánh sáng điện vàng vọt. Giống như một đoàn xe quá cảnh đến giờ ăn cơm chiều. Lại giống một đoàn người tị nạn đang đăm chiêu thực thi cái công việc làm đày cái dạ dày trống rỗng của mình. Trong những đoàn người đó nói nghiệt ngã hơn là thấp thoáng ở trong năm “Bãi” làm phim xứ ngoài đó, anh nhận ra những khuôn mặt đạo diễn, diễn viên đã một thời là niềm sáng giá của quốc gia, thậm chí quốc tế. Sao lại có thể như thế? Sao lại cứ phải kéo cả vào đây để moi móc đến đồng tiền cuối cùng mong mua được một ngôi sao bản xứ? Sao lại bắt cô gái quan họ vùng Kinh Bắc cũng phải nói tiếng Nam? Nếu không thì sao? Chả nhẽ lại chết đói cả à?... Những suy nghĩ nhức nhối bát nguồn từ khung cảnh bữa cơm mưa đó đã quất thẳng vào danh dự nghề nghiệp của anh. Sau một đêm lang thang trên những phố váng, sáng hôm sau anh quyết định không ra nữa. Anh sẽ trụ lại ở chính cái rốn cơn lốc phim trường này để khẳng định mình, khẳng định một cái gì đó còn quan thiết hơn mình. Cái đó là chân lý nghệ thuật. Anh tìm đến một anh bạn vốn là một nhà văn, một nhà biên kịch quen biết, có tên tuổi nay đang nằm ì, hút thuốc phiện: “Sao mày? Đầu hàng rồi à?” “Đang đi tìm cái chết để trốn nghề à?” “Kệ mẹ tao”, “Người bạn không thèm ngồi dậy”, một khi tiểu nhân lên tiếng thì quân tử lặng im. Mày muốn tao từng này tuổi còn đi đú với chúng nó để làm hàng rởm à? Mà cũng đú được” “Còn cái kịch bản chiến tranh nào không?” Anh hỏi thẳng. Bật lên một tràng cười như khóc: “Mày hỏi để chùi đít à? Tao chùi đít cha nó từ lâu rồi.” “Đưa đây còn cái nào đưa nốt!” “Định làm gì với những thứ mối mọt ấy” “Kệ tao, miễn là không xúc phạm đến tài năng của mày. Mà bây giờ thì còn làm chó gì có tài năng nữa. Mày đang là một con sâu, hèn hơn cả con sâu. Đưa đây!“ Người bạn lưỡng lự một chút rồi lôi trên gác xép xuống một tập bản thảo đầy bụi và cứt gián: “Cho mày đấy. Cho không. Tao còn bản thảo mấy quyển tiểu thuyết nữa kia, chẳng thằng mẹ nào dám in, in thì lỗ, mày muốn tao cũng cho mày nốt. Thôi, cút đi để tao nghỉ...“ Cầm cái kịch bản phim về anh đọc trắng một đêm. Sáng ra, khi mang phích nước vào, cô công vụ hạ sĩ tròn như hạt mít chợt thấy trong mắt anh đạo diễn có nước. “Chú khóc đấy à?” - Cô hỏi. “ừ chú đang khóc đây. Một tuyệt tác, một tâm hồn, một bút pháp tài năng thế này mà...“ Ngay hôm sau anh bỏ hết một tuần để đi quyên góp vốn liếng của bạn bè quen biết cũ. Chiến hữu cùng thời với anh lúc này thiếu gì kẻ làm to. Đứa thì tổng giám đốc, đứa lại là công ty hữu hạn tư nhân, có đứa đã thành ông chủ đồn điền của cả năm mươi hec ta trồng toàn tiêu, điều, đứa khác nữa giữ vai trò thống soái tới mười hai con tàu viễn dương cấp không hạn chế của thành phố... Tóm lại là toàn tụi có máu mặt cả. Và đã có máu mặt rồi thì vài chục triệu, một trăm triệu hùn vốn đối với họ chỉ là chuyện trẻ con. Và họ đã hùn. Hùn không phải trông mong ở đồng lãi, cũng chưa hề giám định kịch bản có hay hay không, họ hùn vì thương anh, nể tẩm lòng tử vì đạo của anh và hơn nữa, dù bây giờ họ có là thế nào thì dòng máu lính trận vẫn không thôi chảy rì ràm trong huyết của họ. Tất nhiên, theo nguyên tắc kinh tế, họ nhỏ nhẹ bảo anh nên mở bút kí một cái giao kèo để tiện thanh toán về sau. Anh vui vẻ kí tất, giao kèo tất, miễn là có hơn hai trăm triệu cầm chắc trong tay. Có tiền rồi anh mới đi chọn diễn viên. Thật dễ. Năm bãi phim đang nằm chờ đến lượt xung trận kia thiếu gì người tài. Anh quyết định chỉ mời họ mà không để mắt đến một diễn viên ngôi sao, một á hậu đang nổi danh, một người mẫu thời trang nào khác. Hãy chân thật như cuộc sống nó vốn như vậy. Không ngờ đó là sai lầm thứ nhất mà anh cố tình đưa chân vào. Cái lẫm lẫn thứ hai là anh kiên quyết tước bỏ ráo trọi những cái gì gọi là câu khách rẻ tiền của phim như tắm táp, mông đùi, bệnh hoạn tình dục của những nhân vật nữ trong phim. Chưa hết, sai lầm thứ ba anh mắc tiếp (hoặc cố tình để mắc) là không triệt để sử dụng tiếng trong này mà cho thoải mái người vùng nào cứ nói tiếng thổ âm của vùng ấy. Sai lầm thứ tư... tất nhiên giờ đây khi nằm một mình bên cạnh ca mì tôm không chín nổi, anh có thể nhẩm đến ra được hàng trăm, hàng ngàn những sai làm. Nhưng hỡi ôi, cũng chính vì cái từ gọi là sai lầm đó mà anh đã nhao vào như cơn thiêu thân. Bằng toàn bộ sức lực và cảm xúc của mình, anh muốn chuyển hóa trước người đời điều sai lầm chính lại là cái đúng đắn. Bộ phim ba tháng thì quay cơ bản xong, (đây cũng là một sai lầm khá nghiêm trọng nữa trong khi một bộ phim nếu không muốn chết, người ta chỉ có thể chi cho nó được nửa tháng, một tháng là cùng.) Anh quay quay lại những cánh rừng, những con lộ trong này. Tuy đã dùng loại phim nhựa rẻ tiền nhất, tuy tiền đạo diễn, tiền tác giả, tiền cho một vài anh em diễn viên có tâm huyết anh chưa trả nhưng quay sáp xong vẫn cạn tiền. Thế là lại phải đi gọi thầu... ... Đoàn làm phim giải tán trong sự chia tay rất ư là bùi ngùi nhưng cũng không thiếu phần lo láng. Cái lo đó hoàn toàn có căn cứ bởi vì khi mang lên chiếu thử ở trung tâm phát hành, xem xong người ta tìm đến bắt tay anh với một câu đầy tính chia sẻ: “Phim tốt. Có tính nhân văn. cảm động. Tác dụng giáo dục cao. Làm sống lại được truyền thống đang bị quên lãng nhưng...” Cái nhưng đó đã đẩy anh bắn ra ngoài đường với sự bàng hoàng như vừa nghe tin mẹ chết. Tức là họ không mua. Hay nhưng không dám mua. Mua thì lỗ, ai trả lương cho mà sống... Thôi thì đủ ngàn vạn lý do. Lý do nào cũng thấu tình đạt lý cả. Cuối cùng người phó giám đốc phát hành, vốn cũng là dân quen cũ với nhau ở rừng, đã thương tình mà trả anh sáu chục triệu để lấy gọn bản quyền. “Không sao! ông ta nói -Phim này đưa xuống các huyện xa, các vùng kinh tế mới hẻo hút, cứ nhét theo lệnh thì... cũng chiếu được” Quầng trả lại cái sáu mươi triệu bố thí đó, anh lủi thủi ra về để sau đó là những ngày đạp xe đi vật đầu khất nợ. Bạn bè thì bạn bè, hợp đồng đã kí rồi, đây là chuyện pháp luật, chuyện đi tù chứ có cà chớn được đâu... Khất được nhưng không có nghĩa là xóa. Khất thì trước sau vẫn phải trả. Anh lấy cái gì ra mà trả? Toàn bộ tài sản của anh lúc này chỉ còn mỗi cái đầu. Cái đầu sôi sung sục những khát vọng ngược chiều với rung môi. Cái đầu đang ế ẩm, có cắt ra đem bán cũng chỉ được một nồi cám heo! Hay là đi đào vàng, đi đào đá đỏ? Cái vóc dáng lẻo khẻo của anh làm sao thực hiện được điều kinh hoàng đó. Tìm mối làm một cú đi buôn cơm đen chăng? Mối nào, buôn ở đâu? Hình thù mặt mũi cái hột cơm đen nó ra làm sao anh cũng không hề biết huống hồ nói đến chuyện mafia! Thế thì... Chỉ có một cách là vào tù. Vào tù tất nhiên là anh không thích thú gì rồi. Cái tạng của anh không quen được với những trấn song. Vậy chỉ còn cách tốt nhất là... chết. Chết cho thoát khỏi cái cảnh đời nhiễu nhương này. Mà chết đối với anh cũng đâu có gì mới. Đáng lẽ ngày xưa anh đã nhiều làn phải chết rồi kia mà. Anh đã nghĩ đến chuyện viết cho người bạn nhà văn một lá thư tuyệt mệnh để xin lỗi về tất cả. Chỉ viết cho một người ấy thôi, người anh đã làm hỏng cái bản thảo đáng ra có thể không bao giờ hỏng. Thế là anh đã xin lỗi chính cuộc đời. Anh sẽ viết. Có thể viết ngay tối nay, ngay bây giờ... Tần ngần, anh cầm lá thư của Nam lên, xé đọc... “... Bình thân! Tôi đang tự hỏi không hiểu cậu là cái thứ người gì nữa? Cậu có thể chán tôi, chán Hà Nội, chán cái phố nhà binh chả còn là nhà binh này nữa nhưng ít nhất cũng còn con bé Niên Thảo chứ. Tội cho nó ngày nào cũng nhắc đến cậu, đến người cha đỡ đầu dửng dưng, bạc bẽo. Cậu biết không? Sáng hôm qua lật đệm giường lên để dọn dẹp bỗng thấy một gói VINATABA nằm bẹp gí dưới đó, thứ thuốc mà cậu thường thích hút, tôi hỏi, nó trả lời: “con để dành cho bố Bình...“ Mắt anh chợt nhòa đi, không đọc tiếp được nữa, đành đi ra ban công đứng hứng gió một mình. Trời Sài Gòn sao ngột ngạt thế này? Ngoài ấy, Hà Nội không hiểu đã vào hè chưa? Con bé chắc đang vùi đầu vào bài vở để chuẩn bị thi kiểm tra hết học kỳ?... Chao ôi, trẻ con! Nếu không có những tâm hồn trẻ thơ như thế thì cuộc sống chẳng hóa ra tẻ nhạt lắm sao? Anh cười buồn. Rút cuộc, suốt mấy tháng vừa rồi, mải lo làm ăn, mải lo những chuyện đâu đâu, mình có thể để rảnh ra được phút nào nghĩ đến nó... Lá thư viết tiếp: “... Thảo đã về. Nguyên vẹn, thủy chung và đẹp ra. Chúng mình đang sống lại những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời. Cô ấy về, nhà mình lúc nào cũng như có hội. Chỉ thiếu cậu, rất thiếu. Ngôi nhà của bọn mình làm lại đã sắp xong. Ba tầng, tám phòng, rộng rãi, khang trang lắm! Tầng dưới cho thuê, tầng trên cùng có một phòng thoáng đãng định để dành riêng cho cậu. Về đi, lên đấy mà viết, mà vẽ, mà mộng mơ, mà quay phim chụp ảnh mặc sức. Bán hoa hồng căn hộ ọp ẹp của cậu đi, khi nào lấy vợ, vợ chồng mình sẽ tính sau. Chỉ tiếc, đáng lẽ phần thiết kế tòa nhà này sẽ ủy thác cho cậu nhưng chờ mãi kẻ lãng du không về nên trông cậy hết vào cậu Hùng. Cậu ấy là một giám đốc tốt và năng động hiếm có. Đất nước này mở mặt được hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà quản lý kinh tế tài ba như cậu ấy, chứ cả như tôi với cậu thì... vứt đi từ lâu rồi. Về đi! Bỏ tất cả mà về. Bọn mình đang cần cậu. Nhớ cậu. Khu phố mình đang mở ra ngổn ngang thật nhưng không đến nỗi đâu. Mùi no ấm đã bắt đầu bay về căn bếp các gia đình. Loan nó vẫn nhắc đến cậu và cũng mong cậu về...“ Bên trong lá thư dài dòng của Nam, có một mảnh giấy mang nét chữ con gái nhỏ xíu, nghịch ngợm gài vào... “... Em đây, Loan đây! Chào vị hiệp sĩ còm cõi của thế kỷ thị trường! Người có khỏe không? Xin cung cấp cho nhà đạo diễn mấy thông tin: phố ta vẫn thế, thậm chí còn ồn ào, bóng bẩy hơn. Con gái phố mình vẫn đẹp, ăn mặc, xe pháo diêm dúa hơn cả con gái trong ấy dù... tiếng Nghệ Tĩnh ngày càng nhiều hơn tiếng Hà Nội. Chỉ hiềm nỗi, đó vẫn là cái diện làm vốn, nhịn ăn nhịn uống đi mà diện. ... Thiên hạ từ mọi nơi nếu có dịp về Hà Nội thì không thể không tò mò ghé qua phố ta để chứng kiến tận mắt, hình như thế thôi, cái phố âm u, biểu tượng của một thời bao cấp ảm đạm đang thay hình lột xác ra sao. Thành thử phố mình đâm oai!“ Miếng giấy con hết chỗ, những hàng chữ lập tức được bò như kiến chéo chéo ra hai bên lề:Cho đến nay, không trừ một mặt tiền nào là không có cửa hàng, kể cả mặt tiền thâm nghiêm nhất. Chợ xe máy đã đổ bộ xuống, chạy song song với phố ta. Hàng ngày, hai dãy phố, hai cái thương trường tác động qua lại nhau hay đáo để. Em chỉ hãi ràng, chất lừa lọc, Mafia, gangxto của cái chợ kia mai mốt sẽ thừa cơ tràn qua kẽ nẻ ngấm sang bên này mấtỉ... Quán cà phê bố em đã bị sập, sập luôn cả cái triết lý cà phê đen của anh. Nhưng còn quán nào trụ được, lại trụ rất hùng mạnh... Thông tin vặt cuối cùng: vợ chồng gã ăn mía đêm nghe nói đang làm ăn khá giả, đứng ra lập một hãng đường gì đó. Còn cái tay đi tù về, giàu lắm, đang định chuyển sang kinh doanh địa ốc thì lại có tin lại bị cảnh sát kinh tể sờ đến trong những vụ buôn lậu ô tô qua biên giới... Nhà thơ của những làn điệu chèo, em có vào thăm, đang thở những hơi cuối cùng trong quâny viện... Và em, con bé ương ngạnh này vẫn thể, tối tối tắm rửa thơm nức rồi lại tự ôm ấp linh hòn lãnh cảm của mình... đi ngủ. Hết! Vẽ cho vui a Bình nhé! Hà Nội sắp vào thu rồi... À quên! Cho Loan hỏi thăm người đàn bà ấy nhé! Yêu lại đi anh ạ! Yêu cho vui...“ Đọc xong lá thư, Bình mệt rã cả người. Anh đang nghĩ đến chuyện từ biệt tất cả đây thì lá thư như tiếng gọi thì thầm của kiếp sống kéo giật anh trở về với cuộc đời. Mệt quá... nhưng như thế là dù sao Thảo cũng đã về, về nguyên vẹn. Cha mẹ nó đang rất cần sự hiện diện của cô ấy. Mừng cho mày Nam ạ! Và có lẽ cũng... mừng cho cả tao? ít nhất trong cõi đời này cũng còn có một cái gì đó để tin mà chưa đến nỗi phải vội, vã đập đầu ngay vào tường. Còn Loan... Cô ấy có nhắc đến người đàn bà kia... Thật ra, trong những ngày đi gọi vốn, những ngày nhọc nhằn đi khất nợ, anh không phải không có lúc đã chợt nghĩ đến người ấy, nghĩ đến nóng phừng người lên nữa là khác nhưng vẫn là cái nghĩ chỉ liên quan đến đồng tiền. Và như thế thì anh không muốn, anh không thể... dù là phải ngồi tù. Ọuá căng thẳng và mệt mỏi, anh ngoẹo đầu xuống gối ngủ thiếp đi, để nguyên cả giầy... Sáng hôm sau, khi anh chưa kịp tỉnh dậy thì bên ngoài đã vang lên tiếng gõ cửa. Trời ơi! Chả nhẽ lại là một kẻ nào đến đòi nợ? Mát nhắm mắt mở vừa mới hé cửa ra, anh đã chợt đứng chết sững... Giống như sự báo ứng của lá thư hôm qua, đứng trước mặt anh, lộng lẫy và dịu mát là người đàn bà ấy! Với ánh mắt tràn đầy thương cảm, ánh mắt của một người mẹ, người chị, không để cho anh kịp sửa sang lại đầu tóc, áo quần, bà khách nói luôn, nói gấp gáp như sợ không nói thì không bao giờ được nói nữa: - Em đã biết Bình vào đây từ lâu. Bình đi đâu, làm gì, sống ra sao... em đều hay biết. Nhưng đã hiểu tính Bình nên em chỉ im lặng. Thế rồi đến cái bữa Bình mang phim đi duyệt - Có vẻ khô cổ, người khách dừng lại nuốt nước miếng - Xem xong em đã khóc... khóc nhiều lắm. Càng khóc hơn khi em biết rằng người ta không ai chịu mua cuốn phim ấy! Bà khách dừng lại, lấy khăn tay chùi nước mắt thật. Bình lúng túng súc ẩm định pha trà nhưng phích nước đổ ra lại còn lạnh hơn nước máy nên đành ngồi im, chân tay ngọng nghịu không biết để đâu. - Cùng xem với em hôm ấy có cả chị bạn Việt kiều là đạo diễn điện ảnh ở bên ấy vừa sang Việt Nam. Chị ấy cũng khóc, nói rằng: “Nếu phim Việt Nam phim nào cũng được như phim này thì nền điện ảnh của các bạn chẳng có gì phải hổ thẹn với thế giới hết.“ Trên đường về khách sạn, chị ấy tâm sự thêm: “Thực ra đối với phương Tây, việc Việt Nam đánh tháng Mỹ vẫn đang còn là một ẩn số lịch sử. Và thế giới biết đến Việt Nam, kính trọng Việt Nam cũng chỉ vì cái đó. Bộ phim vừa xem đã trả lời được nhiều điều bằng một tay nghề vững trải và một dàn nghệ sỹ thể hiện nghiêm túc...“ Bình lắc đầu chán nản: - Xin lỗi... Có thể bà ta thiên vị vì biết chị có quen... tôi? Hoặc giả bà ta có chồng hoặc con gì đó liên quan đến cuộc chiến tranh này. Nếu bà ta hay rằng, mười hai cuộn phim còn đang nằm chết xó trong góc toa lét kia thì có lẽ cảm nhận sẽ... - Không! Chị ấy biết, còn biết nhiều hơn thế nữa là khác. Anh bình tĩnh nghe em nói nốt. Em biết anh đang bức xúc nhưng hãy nghe em... Bình biết không? Những ngày Bình lặn lội đi khất nợ vừa qua em cũng biết. Đã nhiều lần em muốn đến đây để giúp Bình thanh toán hết nợ nần nhưng... em biết Bình sẽ không bao giờ chấp nhận. Chính vì thế mà em đành phải nói thực với chị bạn kia toàn bộ cảnh ngộ của anh. - Nói làm gì! - Bình càu cạu - Nói chỉ tổ người ta cười thêm. - Anh hiểu sai rồi đấy. Chị ấy có bố là tỉnh ủy Việt Minh bị Pháp giết trong thời kỳ chín năm, rồi chị ấy được ông chú là tư sản đón sang bên ấy học. Nghe xong, chị ấy không nói gì, chỉ bảo ra bưu điện FAX một bức điện về nước có chút việc. Và không ngờ tối qua, chị tìm đến em, thông báo: Hội những người Việt Nam yêu nước bên ấy đã đồng ý mua bộ phim của anh với... Bình tự nhiên thấy ngộp thở. Anh không dám nghe tiếp cái điều mà nếu nghe xong, toàn bộ cuộc đời anh có thể sẽ được chuyển hẳn sang hướng khác. - Khoan... khoan đã - Giọng anh lào phào - Nhưng họ đã xem đâu? Đã biết gì đâu? Tôi... tôi không muốn đây chỉ là kết quả của một sự cứu vớt. Người đàn bà khẽ thở dài: - Anh lại hiểu sai nữa rồi. Người bên ấy, dù có muốn cứu vớt đi nữa nhưng không nhìn thấy lợi là người ta vẫn có thể bỏ qua. Chị đạo diễn đã đứng ra đảm bảo về chất lượng nên họ tin. Nếu anh biết chính chị này đã ba lần ngồi ghế giám khảo trong các cuộc thi phim lớn trên thế giới? -Vâng... tôi xin lỗi! - Họ sẵn sàng trả cho anh sáu mươi ngàn đô la Mỹ với điều kiện mua đứt bản quyền. Và chị ấy nhờ em đến hỏi ý kiến anh trước. Bình chìm nghỉm đi trong một mớ cảm xúc chộn rộn khó tả. Sáu mươi... là sáu trăm triệu Việt Nam. Phim làm hết ba trăm, còn ba trăm... Trong đầu anh cháy bùng một suy nghĩ, sẽ trả, phải, sẽ trả cho anh bạn nhà văn già ấy hẳn một phần mười, tức sáu ngàn đô để có thể ngồi dậy mà tiếp tục cầm bút. Còn lại, sẽ trả bổ sung cho tất cả những người làm phim, nhất là anh em diễn viên, vất vả đến khôn cùng mà như không để ý đến đồng thù lao vừa qua. Và... và sau đó, với số vốn còn lại, anh sẽ bắt tay ngay vào kịch bản phim phố nhà binh... Cùng lúc với cảm xúc tan chảy thăng hoa đó, một cảm xúc khác ngọt ngào hơn, lạ lùng hơn, thứ cảm xúc đó nhen lên từ tim mà rất lâu anh mới lại thấy có bất chợt xuật hiện. Anh nhìn lên... Người đàn bà vẫn ngồi đó, hai tay đặt hờ trên đầu gối, ánh mắt tỏa ra những tia sáng dịu dàng đến nôn nao. Run rẩy, anh đưa tay nắm nhẹ lấy bàn tay có những ngón trắng muốt ấy, thì thầm“ Cám ơn... Cám ơn! Cám ơn em nhiều lắm!... Đây không phải chỉ là vấn đề tiền, vấn đề mua hay không mua, hơn thế, em biết không, nó giúp anh có thể tiếp tục làm nghề... Người đàn bà khẽ rụt tay lại, nén tiếng thở dài, mắt nhìn thật buồn: - Anh... Sau mọi việc, em mời anh đến thăm... vợ chồng em. Cũng ở gần đây thôi, em sẽ cho người đến đón. Anh ngồi ngay người dậy và bất giác mỉm cười. Cái cười còn tiều tụy, mất mát và khổ sở hơn cả trước khi người đàn bà ấy đến đây.