CHƯƠNG 15

     , buồn mẹ gì! Mọi cái sự buồn so với 9 năm chó nằm trong cũi của tao đều là vớ vấn hết. Làm lại! Con trai Hà Nội không có quyền được ủy mị, mọi buồn vui, thành bại đều phải như ngọn khói cà phê bay lên trời. Mấy chỉ vàng tao cho mượn làm vốn, coi như xong. Bước vào trận mới. Nếu tháng, trả, nếu lại thua... tính sau. Từ nay tao chính thức nhận chú mày vào đường giây buôn bán hàng lên biên giới.
 Ông chủ tòa nhà ba tầng đã xây xong vỗ vai nói với Lãm như thế khi anh vừa lặn ngụp ở vùng đá đỏ trở về. Mặt mày vốn dĩ đã nhàu nát, giờ đây lại được trổ chỉa thêm cái ngây ngây bờ phờ, Lãm cúi thấp đầu xuống không nói gì. Một cục đắng trồi lên óc, thúc nước mắt anh muốn tràn ra... Rốt cuộc, rồi cuộc đời có đốn mạt dường nào nhưng vẫn có những kẻ thật lòng. Đáng lẽ anh đã chết dấp chết dúi đó với cơn ác mộng viên đá 10 tỉ dồng nếu như người bạn đặc công cùng tiểu đội không tìm về chăm sóc, bát nằm nguyên tại chỗ, bắt nghỉ ngơi và không được nghĩ ngợi gì cả. Nửa tháng sau thấy Lãm đã hồi tỉnh, người bạn đưa anh đến tận đường 1 và dứt khoát nhét vào túi áo anh 300 ngàn đồng cuối cùng dành dụm được của mình.
 Cùng với con chó, anh nhảy xe thẳng lên biên giới tìm vợ con. Vừa nhìn thấy anh, cô vợ đã khóc ngất đi rồi vừa sụt sùi vừa đun cho chồng một nồi nước tắm. Biết bố quí cháu nhưng chán ghét con rể, cô vợ vừa không ngừng gắp thức ăn cho chồng vừa tỉ tê: “Đừng đi nữa mình ơi! ở lại đây đi. Không được ở với bố, vợ chồng mình sẽ kiếm một miếng rẫy trên núi sinh sống nuôi con rồi sau đó tính toán sau. Nhìn mình thế này, em tan nát ruột gan...” “Gan ruột gì, anh nói lam lũ này lại có mặt góc phố sau hơn sáu tháng vắng biệt.
 - Tùy - Lãm nói im lịm - Đã đến nước thì anh muốn dắt tôi đi đâu thì dắt nhưng... để cho tôi suy nghĩ thêm đã. Tình cảnh tôi lúc này không cho phép tôi được suy nghĩ bừa. Thằng bé nhà tôi... không được khỏe.
 - Không khỏe mà lại bắt nó nằm vỉa hè à? Cậu hơi bị... láo đấy.
 - Vỉa hè đâu mà vỉa hè - Lãm cười méo sẹo - Anh thử nhìn xem, cũng giường màn hẳn hoi, cũng mái giấy dầu che mưa nắng đấy chứ.
 - vẫn là vỉa hè. Trong khi suy nghĩ, cậu có thể vào nhà tôi. ít nhất, tôi cũng dành cho hai vợ chồng cậu và đứa con một góc trú tạm chứ.
 - Dù sao vẫn là tạm! Cám ơn anh nhưng tôi không thể. Dân Hà Nội... chính anh hay nhắc đến dân Hà Nội, anh rõ rồi đấy, có thể làm đủ trò đủ chuyện nhưng phải phiền lụy đến người khác thì...
 - Dở người - Dũng xì đầu lưỡi - Đấy là Hà Nội cổ rồi, Hà Nội của chỉ người Hà Nội. Còn bây giờ nó là đất tứ chiếng, giống hệt cái phố này, đâu còn là phố toàn lính tráng nữa. Cuộc đời đang là miếng thịt ba chỉ, tao cứ lẩn thẩn nghĩ thế, thì ta cũng phải sống theo thịt ba chỉ chứ. Thôi, tất cả là tùy ở như chú mày. Chú là người có bản lĩnh và cũng có vẻ chịu nghĩ ngợi, cuộc đời chú do chú định đoạt.
 Dũng bỏ đi. Những chuyến buôn xa buôn gàn về hướng biên cương đã hút lấy toàn bộ tâm trí của hắn. Hắn mê mải làm giàu, làm giàu bằng mọi cách, nương theo luật pháp mà cũng có khi lách ngược pháp luật, làm giàu hối hả như thể để bù lại khoảng thời gian phí phạm đã mất trong tù đày. Chín năm mài giũa trí lực, chín năm nung lửa trong người, chín năm nhịn thở để giờ đây, hắn bung tỏa đến ngang ngửa, đến ma quái, cả sự thành thật lẫn sự khôn ngoan, cả điều vị tha đến những ngón chơi tàn bạo để chuộc lại tuổi già và sự nhục nhã nao năm cho cha mẹ, anh em. Mọi sự khốn nạn và làm lỗi chung quy đều từ cái nghèo mà ra. Hắn nghĩ thế và cứ lao thẳng vào. Đã có làn người đàn bà phốp pháp bỏ vốn, bỏ xe ngày đầu cho hắn tỏ ý khuyên can, tỏ ý hắn nên thận trọng kẻo cái song sắt nhà tù kia lại một làn nữa đón hán vào, hắn cười khẩy: “Đàn bà chỉ hay sợ vặt! Đời khinh tôi nhiều rồi, bây giờ tôi phải thật giàu để khinh lại.” Và hán lại làm lũi đi đêm đi ngày, chả mấy khi người trong phố thấy mặt hán lê la tiệm này quán nọ như đám bạn cũng trang lứa.
 Còn Lãm lại trở về yên vị với gốc sấu của mình. Cuộc sống thường nhật vạ vật kiếm miếng ăn lại được lặp đi lặp lại. Đứa bé đã tròn năm, đen đúa, xác xơ nhưng rắn rỏi. Mới có hơn một tuổi mà cái cười, cái khóc, cái nhìn của nó đã có chiều già dặn như cái đứa lên ba, lên năm. Anh chồng lại nhẫn nại bế con cho vợ đi làm ăn nơi chốn chợ. Chỉ khác giờ đây anh ta ít hành hạ vợ hơn và bên cạnh, sáng chiều đã có một cái bơm xe đạp nhãn quốc phòng mua được hay xin được của ai. Mỗi lốp xe được trả hai trăm ngàn đồng, mười lốp hai ngàn. Ngày mưa trung bình được khoảng hai chục lốp, ngày nắng nhiều hơn, nhất là vào những giờ đi làm hay tan tàm. Ngày lại ngày, cái ống bơm kêu rin rít phía trước, đứa bé tràn truồng, chim cò đít đai toàn bùn đất kêu eo éo sau lưng nhưng rõ ràng là đến bữa cơm; - thứ cơm nấu lắt lay trên vỉa hè bằng ba hòn gạch kê chụm lại, bằng giẻ lau, giấy báo cũ, cành khô, lá khô đốt lên như bữa cơm tị nạn, bữa cơm cám trại ngoài trời; cũng đã có phần tươm tươm hơn.
 Thấy bộ dạng Lãm hiền lành, ngây ngây, đám trẻ con quỉ sứ trong khu phố có vẻ tỏ ra khoái anh. Có đứa muốn giúp anh kiếm được nhiều tiền hơn đã lén rải ra mặt đường hàng tá đinh vụn vào lúc sáng sớm rồi rủ nhau núp vào gốc cây lay láy nhìn ra. Nổ này... nổ này! Chúng háo hức nhẩm trong đầu như thế nhưng chẳng ngờ, chính cái ông “dở người” kia lại lui cui nhặt từng cái đinh trở lại, còn giơ nắm tay to tướng đày dầu mỡ dứ dứ về phía chúng nữa. Đúng là dở người, chúng bảo nhau thế và thỉnh thoảng qua lại, còn gọi đùa anh là ông điên, ông hấp, ông sĩ, nhặng xị ngậu lên. BỊ gọi, Lãm không cáu giận mà chỉ cười, vẫn cái cười ngây ngây, lành như đất.
 Tưởng con người này mụ mị chẳng biết gì nhưng có một làn chúng đã phải sửng sốt trước một hành động bất ngờ của anh. Đôi vợ chồng hay đôi tình nhân người Âu gì đó lần ấy đi qua phố. Như mọi cặp du lịch hoang dã khác, trên thân hình cả hai chỉ vận độc có may ô ba lỗ và quần đùi, nam quần đùi, nữ cũng quần đùi. Da thì trắng, quàn thì xanh, nhìn vào phát nhợn cả mắt. Hai người vừa đi vừa cắn hạt hướng dương, thỉnh thoảng lại lôi trong chiếc ba lô đỏ lòe đằng lưng ra một chiếc máy ảnh hay chiếc camera xinh xẻo như đồ chơi, chụp quay mê mải. Họ hồn nhiên quay cảnh phố phường, cảnh họp chợ, cảnh đi lại tấp nập thì được rồi, cứ thoải mái, nhưng khi cái ống kính dừng lại cặp vợ chồng nhếch nhác cùng đứa con đang vịn tường lẫm chẫm bước đi cạnh con chó với một chút tò mò đúng kiểu Tây thì câu chuyện không còn là hồn nhiên nữa. Lãm cau mặt xua tay vẫy họ đi nhưng họ vẫn đứng lại. Lãm đứng dậy ra hiệu bảo họ bỏ ngay cái ống kính xuống, không thật hiểu ý, họ vẫn cứ chĩa ống kính lên. Cái ống kính chĩa vào người vợ đang chổng mông thổi lửa... Lãm tiến lên một bước, khoát mạnh tay về phía họ, như muốn chán che đi cái dáng ngồi khổ sở ấy. Cái ống kính lách sang đứa bé đang đái tè tè vừa quay lại toét miệng cười... Thế là nổ tung! Gã trai tráng dã mát chồm tới, giật phăng cái camera trên tay người đàn bà tóc đỏ giơ thật cao với ý định man dại là đập mạnh xuống đất. Anh ta sẽ đập thật nếu người đàn bà không dặt tay lên ngực rú khẽ lên một tiếng và nếu lúc đó anh công an đường phố không kịp chạy tới... Nhận lại cái đồ vật đát giá, người đàn bà líu ríu bật lên mấy tiếng Việt Nam lơ lớ: “Xin lỗi... tôi xin lỗi...” rồi cả hai bấm nhau đi luôn trước những con mắt toát lên đủ cái loại suy nghĩ trái chiều, trước đôi gò má vẫn rung lên bần bật của Lãm. Một ông già đội mũ phớt, cổ thắt ca ra vát bước tới, vỗ nhẹ vào vai anh, nói: “Em xử như thế là được. Ngày xưa qua cũng từng bị tống vào nhà xăm vì đã dám đánh gãy răng một thằng viên chức Pháp có cái thói ngạo ngược như thế. Giỏi!” Và sau lần đó, bọn trẻ con đường phố nhìn anh cũng có vẻ nể hơn. Chũng không gọi Lãm là điên, là hấp nữa mà chuyển sang một cái tên nghe cầu kỳ hơn: “Tài tử bụi đời”. Nghe gọi; Lãm ngớ ra một lát rồi chun mũi cười, vẫn cái cười lành hiền, ngây ngây.
 Nước đời ngẫm mà lạ! Anh công an đường phố có nét mặt khổ khổ không hiểu thế nào mà bỗng chốc lại trở thành người bạn tâm sự của hai vợ chồng? May đấy! Lúc ấy mà ông lại đập vỡ cái camera đó thật thì đúng là... rách việc! Vợ chồng ông sẽ không còn lý do gì nấn ná ở đây nữa. Trại cải tạo, cải tạo dài hạn, ông hiểu không? Vấn đề đối ngoại, vấn đề quốc tế chứ phải bỡn đâu. Lãm cười khẩy: “Quốc tế cũng đập! Chả lẽ cứ quốc tế là có quyền chõ mũi vào mông đít người ta à? Láo!“
 Anh công an không tranh luận nữa. Mấy ngày sau, chính anh đã mua trà thuốc đến đơn vị bộ đội gần đó để liên hệ, không, để kỳ kèo thì đúng hơn, cho vợ chồng Lãm tạm tá túc ở cái đầu hồi của doanh trại. Cái đầu hồi này cũng chả hay hớm gì nhưng nó nằm ở chỗ khuất gió, lại trên bậc thềm cao và có mấy hàng mái ngói đua ra, chỉ cần đấu tiếp vào đó hai mét giấy dầu nữa là có thể có một cái mái đàng hoàng mà chẳng vướng víu gi đường đi lối lại của thiên hạ. Nể người công an khuya sớm tận tụy nhiều hơn là cám cảnh cái gia đình cha vơ chú váo đó, người chỉ huy đơn vị miễn cưỡng ưng thuận với điều kiện cấm không được làm ồn, không được bôi bấn và nhất là không được dòm ngó một chút nào đến của nả của đơn vị. Anh công an hứa danh dự và tất nhiên chẳng bao giờ trao đổi điều đó với Lãm. Thế là một tuần sau, có sự giúp đỡ của mấy cậu lính trẻ và anh công an, vợ chồng Lãm quyết định nhích sâu vào bên trong ba thước để vể nơi ở mới.
 Từ đó, hầu như tối nào đi tuần qua, người công an cũng mệt mỏi ghé chân chỗ Lãm đôi hồi dăm ba câu chuyện rồi lại mệt mỏi đi tiếp. “Buồn quá cậu ạ!” - Một lần người công an tâm sự - Cái nghề của mình là cái nghề con vạc toàn lang thang đêm tối. Lang thang mà lại không mang được tiền về cho vợ con, thế là nó chán, nó bảo: “Thà tôi lấy cái thằng đạp xích lô hôi nách, mồ hôi dầu còn hơn là lấy cái thứ ăn cơm nhà làm việc hàng tổng như anh.” Và nó đi tằng tịu với thằng cha đạp xích lô ở công tu du lịch thật! Mình viết đơn bảo nó ký, cũng định dọa thôi, nếu nó khóc, nó xin tha thì mình sẽ xé ngay, chẳng dè chưa nói hết câu nó đã vồ lấy cây bút bi trên tay mình, ký liền! Thế là tan!... Đã hết hạn đâu -Anh giở cái mũ nghiệp vụ, để hở một vành băng trắng còn in nhờ nhờ vệt máu chằng ngang đầu - Tối qua có đám ăn nhậu đánh nhau giữa mấy tay an ninh quân đội và đám thanh nhiên đường phố, mình vào can thiệp, chả được việc gì mà còn bị cả hai nó tấn cho một trận tưởng nằm liệt luôn!...
 Chị hàng nước mang hàm giảng viên đại học cũng là nơi vợ chồng gã thường lui tới và trút bầu tâm tình. Từ ngày Lãm trở lại hè phố này, chị có nhã ý bán thêm mặt hàng mía đẫn để phục vụ riêng cho gã. Lạ lùng! Gã có thể ăn mía thay cơm, thay nước uống mà không khác, ăn mía thay cơm, thay nước uống mà không chán. Vị ngọt của cây mía chóng làm gã hoàn người lại. Nước da trên mặt gã sáng hơn, ánh nhìn và cái cười đã bớt úa héo và chân tay tuy rằng vẫn đen cháy nhưng là cái đen của một người lao động khỏe mạnh. Sau một trận mưa rào bất chợt, được tắm táp thỏa thích giữa phố phường, trông gã trẻ lại đến vài tuổi, thậm chí giây phút ấy có thể nhận ra ở gã một chàng trai khá đẹp, một thứ đẹp khắc khổ, hơi bùi bụi. Cái đẹp toát lên từ mía, dường như toàn bộ sức chịu đựng gánh nặng cuộc đời bấy lâu nay của gã cũng đều từ mía mà ra. Điều kỳ lạ là cả đứa bé nữa, nhai cơm chưa sành nhưng nếu được bố nhét một khẩu mía con vào mồm là cũng biết căn ranh rách ngay. Phần nào giống bố, nếu lột bỏ cái bề ngoài lem luốc, bấn thỉu ra, nó thực chất lại là một đứa trẻ kháu khỉnh và hiếu động. Mấy anh lính trẻ quí nó, thỉnh thoảng lại mang ra cho nó cái bánh mỳ, gói kẹo, thậm chí những xuất cơm ăn thừa có cả cá cả thịt. Thành thử từ ngày về chỗ mới, thằng bé trông tươi mởn và lớn phổng lên.
 Còn cô vợ vẫn vậy, hầu như không thay đổi. Nét mặt vẫn tiều tụy, cái nhìn vẫn xeo xéo và những lúc không có chồng ở đó, người ta thỉnh thoảng vẫn thấy cô phì phèo một điếu thuốc quăn queo không rõ của ai cho trên khóe miệng. Có cái bơm xe đỡ đần, dạo này cô cũng ít ra ga ra chợ hơn. Hàu hết những buổi tối, cô ngồi thầm lặng giữa chồng con hoặc giả mò ra hàng nước nghe ông nhà thơ hát chèo. Kêu trong quân y viện buồn quá, nhà thơ thường trốn ra với gia đình. Sức ông đã yếu lắm nhưng ông bảo đang còn nợ đời một vở chèo nữa, vở chèo cuối cùng nên không thể nằm yên một chỗ. ông muốn viết một làn điệu ở chính giữa cuộc đời và thử nghiệm ngay trong cuộc đời nồng nã mùi khổ đau vui buồn ấy. Quán chè chén bán đêm này chính là nơi ông thực hiện điều đó. Giọng hát của ông vẫn như cất lên từ gan ruột nhưng nó nghe sao buồn quá, chìm đám quá, như giọng hát của một người sắp vĩnh biệt để ra đi... Nghe hát, tối nào cũng vậy, cả chị hàng nước, cả cô vợ tiều tụy đều không cầm được nước mắt. Vậy mà ông lại cười. Cái cười thơ trẻ, siêu thoát đến nao lòng trong lúc mấy đầu ngón tay to bè, đã mất gần hết máu của ông vẫn nhè nhẹ gõ xuống mặt bàn nghe như những nhịp đập chót cùng của con tim mẫn cảm và bệnh tật kia... Điều thiện ác không nằm trong trời đất... Cái trắng đen cũng không ủ sẵn trong lòng người... cn a... Bê dâu vật đổi sao rời, bể dâu... Khi nhà thơ lặng lẽ ra về, chị hàng nước mới thở dài, chép miệng: “Dù ông ấy cũng là người tài của nước. Oan ức mãi rồi bây giờ sáp chết mới hiểu ra được bụng dạ thực hư của con người! Cũng tội!“
 “Cậu ạ! - Ngay từ hôm đầu trở lại, chị hàng đã thông báo với Lãm - Khi cậu bỏ đi đào đá rồi, cái nhà anh gì cao lớn có vợ đi Tây vẫn mấy bận sang hỏi, lần nào cũng mang tiền mang quà sang nhưng tôi không dám nhận, mặt mày xem chừng ra cái vẻ áy náy lắm!” “Bác làm thế là phải, làn sau người ấy ra hỏi nữa, bác cứ nói hộ em, nó đi rồi, bỏ đi hẳn rồi.” Lãm nói thế nhưng chị hàng nước lại cảm nhận giọng nói của cậu ta không đến nỗi ráo hoảnh như vậy, thậm chí còn có thoáng một chút bần thần.
 Mấy tuần sau, nhân vợ chồng gã lui vào chỗ mới, chị hàng nước đã cũng đứa con gái mười bốn tuổi lễ mễ khênh một chiếc giường cá nhân đến biếu gã. Chị nói: “Chiếc giường này là của anh ấy nhà tôi, bây giờ không dùng đến nữa, chân hơi mọt một tí nhưng then và giát còn chác, chú để cho cô ấy và cháu bé nằm, còn chú nằm đất cũng được.” Gã không nói gì, chỉ lý nhí cám ơn rồi ngay sáng hôm sau đi mượn cưa, cưa thấp chân giường cho phù hợp với cái mái giấy dầu chỉ cao có hơn một thước của gã. Vậy là gia đình gã cũng đã có một căn hộ ba thước vuông, nửa dã ngoại, nửa tựa lưng vào bức tường doanh trại.
 Dũng đi khỏi rồi, gã trai ngồi thừ trên ba toa đường một lúc rồi mới chui vào lều. Đêm nay vợ gã ở nhà. Thằng bé chiều nay không hiểu ăn bậy ăn bạ cái gì mà đau bụng đi ngoài từ chập tối đến giờ? Mùi nước giải và mùi phân lỏng thỉnh thoảng lại xộc lên chua nồng. Ánh sáng ngọn đèn dầu vặn nhỏ bấc chỉ đủ để soi rõ đôi mắt con chó đang thao láo nhìn lên chủ từ góc lều.
 Thổi tắt đèn, gã hạ người nằm dài xuống chân giường, đưa tay kên quờ nám bàn chân của con, bóp bóp... Gã biết đêm nay mình sẽ lại không ngủ được. Những câu nói của Dũng cứ ong ong bên tai. Gã nhắm mắt lại... Gã sẽ cứ còn mất ngủ, sẽ cứ còn nhắm mắt để đấy không biết bao nhiêu đêm nữa nếu như tối hôm đó, một buổi tối kéo dài lê thê như bao buổi tối khác, sau khi ôm bụng nôn ọe một chập như tháo ruột xuống rãnh, vợ gã không vừa quệt rớt rãi vừa len lén nhìn chồng:
 - Mình ơi! Em...
 - Biết rồi. Nôn hử?
 - Nôn... nhưng mà em... Mình bình tĩnh nghe em nói.
 - Cứ nói mẹ nó đi! Có cái đ. gì mà không bình tĩnh.
 - Hình như em đã...
 - Biết rồi. Chửa hử?
 - Trời! Mình biết rồi ư? Thế mà em...
 - Có đúng của tôi hay lại của thằng cha căng chú kiết nào?
 - Mình ơi!... Chớ nói thế phải tội chết! Sống cơ khổ nhường này, mình vẫn không thấu lòng em ư? Em chỉ còn cách cán lưỡi mà chết đi thì mới tin em.
 - Gái đĩ già mồm! cắn lưỡi?... Mẹ, cứ như hát tuồng. Muốn cán thì cắn cứ cán đi. Nhưng mà - Bất ngờ giọng gã dịu hẳn xuống - Trai hay gái?
 - Đạp bên trái, có lẽ là gái.
 - ừ, gái hay trai, kệ mẹ nó. Từ nay cô phải đi đứng, làm ăn cho cẩn thận. Nếu thèm gì, cứ mua, đừng để dành tất cả cho bố con tôi.
 - Vâng, em nghe mình.
 Tiếng đàn bà trải ra sâu thẳm như một tiếng khóc nhẹ. Em nghe mình... Trong đêm khuya, cái tiếng ấy sao nghe vời vợi đến nghẹn ngào! Gã chồng quẳng mẩu mía đánh vèo ra mặt đường, ngồi phát dậy:
 - Đ. mẹ! Sống mãi kiểu này đ. sống được. Nhục lắm! Ngày mai cô ở lại trông con, tôi sẽ thử theo người ta lên biên giới đi buôn vài chuyến, một tuần tôi về một lần. Mẹ! Có chí làm quan, lớn gan làm giàu.
 - Đừng... Em xin mình! - Tiếng ả rên lên - Cái tạng của mình không buôn bán được đâu. Buôn có bạn, bán có phường và phải khôn ngoan, độc ác, phải gian trá lắm kia. Đằng này mình...
 - Im mồm! Biết gì mà nói. Thằng này khi cần độc ác, khốn nạn thì cũng chả kém cạnh thằng chó nào. Đây không thèm thôi.
 Hay là... em gửi con lên ông ngoại rồi em đi cùng với mình, chuyện này em quen hơn.
 - Quen lạ gì. ở nhà! Nếu ngứa cẳng thì về quê, phụ giúp ông cụ trồng mía, quay mía và dưỡng cái thai cho tốt. Tôi thích một đứa con gái...
 - Tùy mình, em nghe mình. Chỉ dám khuyên mình là nếu lần này không xong nữa, mình hãy nghe em rời bỏ tất cả về quê. ở đó có đất đai, có vườn tược, mình làm gì cũng được. Nếu mình không muốn làm, cứ đi chơi, em sẽ nuôi cả ba bố con.
 - Cứ xoen xoét cái mồm! Ai khiến nuôi mà nuôi - Gã gắt đấy nhưng mà cái tiếng gắt nghe cứ mềm truội ra - Trời đất mênh mông, chỉ để tọng cơm vào, tọng cứt ra thì sống chỗ nào chẳng được. Tôi muốn sống ở thành phố. Tôi muốn con cái tôi lớn lên ở thành phố. Cô nghe rõ chửa?