24. Tôi xin nói sự thực…
PHNOM PENH NĂM 1966
Diễn văn về đường lối 20 năm sau
Tháng 7-1954 ở Hội nghị quốc tế Genève, sau những tranh luận căng thẳng, nước Việt Nam lại bị chia cắt làm hai, từ vĩ tuyến 17, khoảng 100km phía bắc Huế. Một điều khoản của văn bản nói đến việc thống nhất Nam - Bắc sẽ do nhân dân hai miền quyết định qua một cuộc trưng cầu dân ý, sau hai năm. Mặc dù có điều khoản ấy, phái đoàn miền Bắc không chịu ký vào Hiệp ước, họ chỉ ký vào biên bản về kết thúc Hội nghị.
Sau ngày ký Hiệp định ớ bộ 6-3-1946, tướng Giáp nhấn mạnh: “Chúng tôi ký kết với nước Pháp là để tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đây chỉ là một thắng lợi ban đầu của chúng tôi. Cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục cho đến khi miền Nam trở lại trong lòng nhân dân Việt Nam”. Một tháng sau, vào tháng 4-1946, tướng Giáp lúc này có trong tay nhiều ngàn quân du kích ở vùng rừng núi. Có vai trăm quân xung quanh Hà Nội - tướng Giáp có lời khuyên với trung uý Pontich, đồn trưởng một đồn lính khố xanh đang đánh nhau với quân Nhật trong chiến khu Việt Bắc, gần với ông, ở tỉnh Cao Bằng: “Đừng nên ở lại, chết đấy!”.
Jacques de Folin kể tiếp:
“Mendès France biết rằng nước Pháp sau 5 năm chiến tranh thế giới, sau 9 năm chiến tranh Đông Dương và lại đang đứng trước một Bắc Phi sôi sục tinh thần quốc gia, cộng thêm là những đóng góp quân sự to lớn cho NATO, nước Pháp, không thể ở chỗ nào cũng có mặt được. Ông từ chối cung cấp những yêu cầu về quân sự và tài chính cũng vì lợi ích của nước Pháp. Ông muốn cứu xứ Nam Kỳ khỏi rơi vào tay cộng sản - ông muốn bàn giao cho nước Mỹ để giúp đỡ về kinh tế và quốc phòng cho xứ này.
Ngày 4-9-1954, ông điện cho Trưởng đoàn Pháp ở Hội nghị Manille (OTASE)(1): “Xin nhắc đến những sự cần thiết về đường lối chính trị áp dụng cho miền Nam Việt Nam phải được bàn bạc kỹ, phải thống nhất với Hoa Kỳ. Chúng ta cần thực hiện với Hoa Kỳ một thoả hiệp về đường lối chính trị cho Sài gòn. Vài ngày sau ông nhấn mạnh thêm: “ở Đông Dương đường lối chính trị của chúng ta phải ăn khớp với đường lối chính trị của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á”. Bởi vậy, để bảo vệ xứ Nam Kỳ chống làn sóng cộng sản, nước Pháp đã kí ngày 8-9-1954, Hiệp ước Manille. Và ngày 30-9, ông Bộ trưởng của Hiệp chủng quốc có thể tuyên bố: “Trong vùng Đông Nam Á, Hoa Kỳ là người chỉ huy của mọi liên kết”.
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ không bao giờ thực hiện được, các nhà lãnh đạo chính trị ở miền Nam phản đối việc này. Miền Bắc tất nhiên cũng không phải giải giáp nữa, nước Mỹ thay thế nước Pháp và những nhân viên quân sự Mỹ sẽ sang để tiếp tục cuộc chiến tranh và dội lên đầu người dân một số bom như đã dội xuống nước Đức phát xít. Trong đó, một số bom mang những chất độc hoá học khủng khiếp làm rụng hết lá cây; năm 1968, quân Mỹ tàn phá một phần Hoàng thành Huế để chống lại một cuộc phản công của quân Việt Minh đang có âm mưu chiếm lại. Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh mất ở Hà Nội, bên cạnh những học trò của ông: Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và bao người khác, sau 24 năm ngày ông đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 30-4-1975, Sài gòn sụp đổ chấm dứt cuộc chiến tranh 30 năm, và đánh dấu với Hà Nội sự thống nhất ba kỳ. Để đi đến kết quả trên, 1 đến 2 triệu người đã hy sinh, một dự đoán khủng khiếp.
Tướng de Gaulle không bàng quan trước những đau thương của dân tộc Việt Nam. Hãy nghe tướng Boissieu kể lại:
Từ năm 1961, tướng de Gaulle rất quan tâm đến những sự phiêu lưu mà người Mỹ áp dụng ở Việt Nam. Vì lẽ ông không tin Mỹ có thể thắng ở Đông Dương - ông đã nói điều này với tổng thống Kennedy trong chuyến ông này sang Paris (4-1961) - tháng 12-1965 ông đã nói ý định can thiệp để tránh cho cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng thành một cuộc chiến tranh quốc tế - ông lợi dụng cơ hội để viết thư trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc, và nhắc nước Pháp có trách nhiệm là nước đã kí kết Hiệp định Geneva năm 1954.
Ngày 8-2-1966, de Gaulle đã viết thư cho Hồ Chí Minh:
Thưa Chủ tịch,Ngài hãy tin vào sự tích cực và sự thiện cảm, từ đầu và ngay cả gần đây của nước Pháp. Nước Pháp theo dõi tấn bi kích Việt Nam và có thể khẳng định nếu có một sự hiểu biết tốt lẫn nhau giữa Việt Nam và Pháp, sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì đã có thể tránh được một diễn biến đau thương đã tàn phá đất đất nước Ngài. Nói như vậy để tỏ sự quan tâm của nước Pháp trong tác động theo chiều hướng mong muốn để chấm dứt cuộc chiến tranh này.
Ngày 21-2-1966, de Gaulle tuyên bố trong một cuộc họp của Hội đòng Chính phủ là: nước Pháp không thể đồng hành với người Mỹ trong cuộc phiêu lưu ở Đông Nam Á. Đây là lúc ông chọn để tách nước Pháp ra khỏi NATO. Ngày 1-9-1966, tướng de Gaulle đã đọc một diễn văn nổi tiếng tại Phnom Penh, ông nói với người Mỹ là ông không tin ở một chiến thắng quân sự của Mỹ trước một đám đông tụ tập ở sân vận động Phnom Penh, ông tuyên bố:
… Vâng! Thái độ của nước Pháp đứng về phía lên án những điều đang diễn ra hiện nay. Nước Pháp đã nêu một tấm gương ở Bắc Phi, đã chủ trương một cách cương quyết chấm dứt những cuộc chiến đấu diệt chủng trên mảnh đất mà lực lượng của nước Pháp rõ rang đang trội hơn hẳn, nơi mà nước Pháp đã cai trị trực tiếp 132 năm, nơi đây còn gửi lại một triệu con cháu của họ. Nhưng vì những trận đánh nhau không đưa lại cho nước Pháp một mảy may hạnh phúc, một chút tự do và vì trong giai đoạn hiện nay, nó chỉ đưa đến sự hằn thù, sự tàn phá ngày càng tăng. Nước Pháp muốn thoát khỏi cảnh trên mà không làm tổn hại đến uy tín, sức mạnh và sự phồn vinh của mình và trái lại. Các bạn thấy đấy! Nước Pháp coi những trận đánh đang tàn phá xứ Đông Dương này, không đem lại cho nước Pháp một lối thoát nào. Không thể có hi vọng nào nói lên là các dân tộc châu Á, chịu đặt mình dưới pháp luật của ngoại bang đến từ bên kia Thái Bình Dương, mặc cho bất cứ ý đồ nào của họ.
Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 1-9-1966, 21 năm đã trôi qua, de Gaulle tại sao không công khai công bố là những người phương Tây không thể ấp đặt lâu ngày sự đè nén của họ lên người châu Á. Làm thế nào và tại sao không nhắc lại lời than của Pierre Messmer ở trang cuối của chương nói về sự can thiệp ban đầu của nước Pháp vào Đông Dương trong những năm 1945-1947: “Thật là một sự lộn xộn”.
Năm 1945, với phong cách của một con người Á Đông dày dạn, Hồ Chí Minh đã một lần nói với những người Pháp (hầu hết là những người thiếu tin tưởng vào ông):
Khi nào tôi giết chết một người của ông, ông sẽ giết của tôi 10 người, nhưng cuối cùng ông sẽ bị mệt lả.
DE GAULLE VÀ CÂU CHUYỆN BOUDAREL
Năm 1966: đánh dấu mở màn một câu chuyện kì lạ, đó là sự đại xá với Georges Boudarel. Ông Yves Daoudal giải thích:
Năm 1966, khi thảo luận về dự thảo luật đại xá với chiến tranh Algeri hai vị dân biểu cộng sản, ông Guy D’ucoloné và ông Robert Bolanger, đã đạt đến kết quả là thông qua một đạo luật song song về việc những đối tương hay hình phạm có liên quan đến những vụ nổi loạn ở Việt Nam và trước nữa cho đến ngày 1-10-1957 sẽ được đại xá. Đây là một trong những hành động thông đồng giữa de Gaulle và người cộng sản (luật ban hành ngày 18-6-1966).
Ông Bộ trưởng Tư pháp Jean Foyer, đã biết đơn đề nghị của phía Đảng Cộng sản từ tháng 6, nhưng ông không nói gì. Tất nhiên, tướng de Gaulle cũng vậy(2)…
Vừa đến Paris, Georges Boudarel cấp tốc tìm đến một luật sư cộng sản, Matarrasso, để kiểm tra xem ông có được hưởng đại xá hay không? Matarrasso đến Bộ Tư pháp sau đấy đã làm yên lòng Boudarel. Luật đại xá được áp dụng cho trường hợp của ông ấy. Ông được có người giới thiệu bộ luật. Nhưng vì ông trở về, và vẫn chưa hoàn thành phần nghĩa vụ quân sự, một cách tự nhiện, quân đội sẽ có sự hỏi han. Cũng chính ông Luật sư Matarrasso, đã thu xếp bằng cách gặp và can thiệp với Bộ Quốc phòng, mà Pierre Messmer làm Bộ trưởng.
Được đại xá và được giải ngũ, anh chàng Boudarel được quan tâm của những người bạn của ông - người ta cho ông một việc làm ở báo “L’humanité” (Nhân đạo).
Con người này là ai? Người mà các chiến binh đoàn quân viễn chinh nguyền rủa? Hãy xem qua, những việc mà Yves Daoudal kể lại:
“Sinh vào tháng 12-1926 ở Saint Étienne trong một gia đình theo đạo Giatô. Đậu Bắc Philô, ông nghĩ đến làm một mục sư, ông thay đổi ý kiến và năm 1946, ông nhận một thẻ của Đảng Cộng sản - được phòng thuộc địa của Đảng cử sang Đông Dương. Tháng 4-1948, ông đến Sài gòn, ở đây ông cùng các chiến sĩ của Hội nghiên cứu mácxít, hưởng những thú vui như thuốc phiện, rượu, giá. Một chủ nhiệm khoa phát hiện ra ông, chuyển ông lên Lycée Đà Lạt, ở đây ông được cảm tình của mọi người. Bị điều đi Vientian, trường Lycée loại trừ ông vào cuối năm học sau. Tháng 8-1950, người ta thấy ông ở Sài gòn. Ngày 16-12, khi de Lattre qua Việt Nam, ông chạy sang phía Việt Minh; tổ chức này giao cho ông trách nhiệm phụ trách bộ phận phát thanh bằng tiếng Pháp ở đài “Tiếng nói Sài gòn - Chợ Lớn tự do”.
Tháng 6-1952, Uỷ ban điều hành phân công ông ra Bắc để phụ trách công tác tuyên truyền vận động cho hoà bình… bên cạnh các tù binh chiến tranh người Pháp, mà phía Việt Minh muốn dùng làm công cụ tuyên truyền, phóng thích để tạo điều kiện dễ dàng cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Ông phải mất sáu tháng mới ra đến vùng tự do ở chiến khu Việt Bắc, ở vùng Hà Giang - và cuối tháng 1-1953, ông được bổ nhiệm, chính trị viên trại 113 - Trên đường đi nhận chức, ông dừng chân ở trại 115, gặp một người Marốc mà phía Việt Minh đã mời từ Marốc sang để làm việc chuyên về những tù binh gốc Bắc Phi. Ngày 7-2, Boudarel nắm trong tay trại 113 và bắt đầu áp dụng với đồng bào anh những biện pháp hà khắc: làm sỉ nhục con người bằng cách giam đói, hạn chế sự chăm sóc, bắt lao động cực nhọc, chịu cực hình nếu bị bắt bỏ trốn, nhồi sọ chính trị, kí vào những bản tuyên bố gây sự ganh đua, sự tố giác lẫn nhau giữa các tù nhân để mong được khoan hồng, và để được thả ra trước thời hạn. Đầu tháng 1-1954, trại của ông biến mất, ông đưa những người sống sót khỏi trại 122. Một trong những người còn sống sót của trại 113 kể lại:
“Trong số 320 người mà tôi biết lúc tôi đến, 80% đã bị chết vì điều kiện khó khăn của cuộc sống”. Theo sự giới thiệu của Jacques Duclos, ông được kết nạp vào Hội những người trí thức của Đảng Cộng sản Đông Dương, và ông tiếp tục làm công tác tuyên truyền. Buổi phát thanh đầu tiên của ông bằng tiếng Pháp ở Đài Tiếng nói Việt Nam được phát đi ngày 13-3-1954.
Ông chủ trương chiến tranh theo lối cực đoan, những thoả ước của Hội nghị Geneva làm ông thất vọng nhưng cũng tạo cho ông điều kiện trở lại Hà Nội trong hàng ngũ anh bộ đội Cụ Hồ.
- Từ năm 1954 đến năm 1963 ông làm việc ở Đài Phát thanh, viết nhiều bài báo, xuất bản nhiều bản dịch những cốt chuyện về Việt Nam. Khi những quan điểm mácxít xâm nhập vào Việt Nam, ông không thích. Với sự giúp đỡ của Gaston Plissonnier, tháng 5-1964, ông trở về Praha và ở đây ông giữ chức biên tập viên tiếng Pháp của tờ báo Liên đoàn công nhân thế giới. Sau một thời gian ông chán nản và xin PCF(3) cho ông được về Pháp. Nhờ có bộ luật ban hành năm 1966, ông được phép trở lại Paris. Tổ chức SDECE không lúc nào quên theo dõi ông, chính quyền không quên chặng đường ông đã đi qua.
Năm 1968, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè, người quen biết, ông chuẩn bị luận án ở vòng 3 của CNRC(4), ông đạt kết quả tốt và trở thành giáo sư, năm 1970 ở trường Đại học Paris VII, và năm 1980, Giám đốc Nhà xuất bản Inforaise(5) liên kết với CCFD.
Vài năm sau để chuẩn bị nghỉ hưu, ông xin áp dụng luật năm 1982, công nhận thời gian làm việc của ông bắt đầu từ ngày 19-12-1950 đến ngày 30-9-1967, trong đó chú thích thời gian 1951-1954 “đi nghiên cứu ở Viễn Đông” và từ năm 1955 đến năm 1958 “giáo sư tiếng Pháp ở Trường Sư phạm Hà Nội”. Đơn xin sắp được thông qua, thì ngày 13-2-1991, Jean Jacques Beucler cựu tù binh Việt Minh và là cựu bộ trưởng, vạch mặt ông sau một cuộc Hội đàm ở thượng nghị viện, đến nỗi ông Lionel Jospin - Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc bấy giờ phải giải thích trước Thượng nghị viện là ông chia sẻ sự chê bai bày tỏ bởi những ai đã bị chấn động khi phát hiện quá trình của Boudarel. Quá trình nhập ngũ, quá trình công tác, những bước thăng chức, những chế độ là người giảng dạy tìm tòi của ông, đều xuất phát từ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân.
Vài tháng sau (vào tháng 12) ở tuổi 65, ông chính trị viên của trại tù binh 113 theo pháp luật được hưởng các quyền lợi về chế độ hưu trí. Bộ luật ngày 18-6-1966 đã bảo vệ ông, ông được thừa hưởng trong 12 năm.
Chú thích:(1) OTASE: Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông - Nam Á (tiếng Anh là SEATO)
(2) Hôm trước khi De Gaulle tiến hành công du 10 ngày qua Moscow, để kí một hiệp ước hợp tác trên lĩnh vực không gian. Trong chuyến đi này ông tuyên bố nước Nga là một người bạn truyền thống: “Với nước này sự hiểu biết lẫn nhau và sự cộng tác lẫn nhau và một vấn đề tất yếu, bình thường”. Trong những năm 1941-1942, ông coi cựu đế chế của Nga hoàng, trá hình thành chủ nghĩa cộng sản, mặc dù có Stalin, là một đối tác thích hợp. Không như Saint Pierre et Miquelon bàn cãi với chúng ta về Đông Dương, Syrie, Algerie và Madagascar.
(3) PCF: Parti communiste français - Đảng Cộng sản Pháp.
(4) CNRC: Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia.
(5) Inforasie; Thông tin Á châu.