Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
Lời nói đầu

“Lịch sử không chỉ đem lại những hồi ức,
Nhưng điều quan trọng hơn là cả sự phê phán”
BRONISLAW GEREMER
Cũng giống như các gia đình khác nằm trong vùng chiếm đóng hồi 1940-1942, gia đình tôi, bố không còn nữa, hằng ngày vẫn nghe trộm “Tiếng Pháp tự do” qua đài London, trong khi ấy trong nhà, vẫn có mặt một sĩ quan Đức, ở căn căn buồng trưng dụng
Trong những năm 50 của thế kỷ XX, đáp lời gọi đi vào binh nghiệp để chuẩn bị sang Đông Dương phục vụ chiến đấu, tôi đã xin gia nhập trường Saint - Cyr. Trong thời gian xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ. Năm tháng trôi qua, cho đến ngày gần đây, sau chuyến đi thăm Việt Nam về, những hình ảnh về đất nước này đã khiến tôi phải xem xét lại những sự kiện đã xảy ra từ năm 1945.
Trở lại dòng lịch sử, và đứng về góc độ của người “Việt Nam” tôi đã tìm ra trong vấn đề “Hòn ngọc của đế chế” những sự thực khác hẳn với những điều mà người thông thường hay chấp nhận, hay sự lãng quên quen thuộc mà cơ quan nhà nước về những sự lừa dối.
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI ĐƯA RA ÁNH SÁNG
Sáu mươi năm đã qua là thời gian đủ để cho phép những sử gia công bố những tìm tòi của họ, để những người đương thời viết về những hồi kí của mình. Việc đọc những tư liệu, việc quan sát nước Việt Nam hiện nay, việc trò chuyện với các cựu chiến binh, việc gặp gỡ với các Việt kiều ở Pháp, cho phép tôi có thể đưa ra ánh sáng, với tinh thần hết sức khách quan về nguồn gốc của cuộc chiến tranh này, và những hậu quả của nó.
Tướng de Gaulle đã tự cho mình một nguyên tắc là “Không bao giờ ngồi thương lượng với kẻ thù, khi chưa ở tư thế là kẻ mạnh”. Trong không khí tưng bừng ngày chiến thắng 9-5-1945(1), không ai nghĩ rằng người Việt Nam lại có thể giành lại được nền độc lập huyền thoại của đất nước họ.
Bởi vậy, ba tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tướng de Gaulle đưa nước Pháp vào một cuộc chiến tranh mà ông ta không lường hết được sự nguy hiểm và sự hão huyền của nó.
Đánh giá thấp đối phương, là một sai lầm không cho phép trên phạm vi chiến thuật cũng như chiến lược.
Tôi xin kính tặng những trang sau đây cho các cựu chiến binh, cho những người dân; cho những người mà tên tuổi đã được ghi vào bia đá ở nghĩa trang Fréjus, tên các ông, các bà là người Đông Dương, hay người Pháp và những ai đang bị đau khổ trong tâm hồn hay thể xác về cuộc chiến tranh tàn khốc đã kéo dài 30 năm (1945-1975).
PIERRE QUATREPOINT
Chú thích:
(1) Ngày chiến thắng phát xít Đức (B.T.)