Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Chương mười tám

     ang đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, Hercule Poirot nhìn thấy Henrietta hình như đang đi về phía nhà ông. Nàng vẫn mặc bộ đồ bằng vải tuýt màu xanh lá cây nàng mặc hôm xảy ra vụ án mạng và dắt theo một con chó cảnh. Nhà thám tử vội đi nhanh ra cổng để đón khách.
Henrietta nở một nụ cười tươi như hoa, nói:
- Tôi có thể tham quan biệt thự của ông được không? Tôi có thói thích đến những ngôi nhà tôi chưa biết! Hôm nay nhân cho con chó nhỏ đi dạo...
Poirot đã mở rộng cửa. Lát sau Henrietta bước vào phòng làm việc của ông, một gian phòng xinh xắn, mọi thứ bầy biện tỉ mỉ, ngăn nắp.
Henrietta reo lên:
- Ông có phòng làm việc đẹp quá! Cái gì cũng có đôi, đối xứng nhau! Xưởng họa của tôi thì bừa bãi khủng khiếp.
- Sao bà lại để thế?
- Vì tôi nặn tượng, đất sét vương vãi khắp nơi, bám lên mọi thứ. Và nếu có thứ gì tôi thích thì cũng không thể tìm ra cái thứ hai giống hệt thế để tạo thành một cặp đối xứng!
Poirot nói:
- Tôi rất hiểu. Bà là nghệ sĩ...
- Thì ông cũng là nghệ sĩ đấy thôi! Ông Poirot, ông cũng là một thứ nghệ sĩ...
Poirot nghiêng đầu sang một bên:
- Tôi công nhận đấy là một vấn đề nên đặt ra, nhưng riêng cá nhân tôi thì tôi không nghĩ thế. Tôi biết những vụ án mạng gần như những tác phẩm nghệ thuật, theo nghĩa chúng được bố trí một cách rất sáng tạo. Nhưng trong việc điều tra tội phạm thì không làm gì có sự sáng tạo. Điều duy nhất chúng tôi cần có để thành công là niềm say mê sự thật!
Henrietta lẩm bẩm nhắc lại:
- Say mê sự thật!
Rồi nàng nói thêm ngay:
- Điều đó làm ông thành một người cực kỳ nguy hiểm. Nhưng ông đã coi biết sự thật là đủ chưa?
Poirot nheo mắt tò mò nhìn Henrietta:
- Bà nói thế là có ý gì vậy, thưa bà Savernake?
Henrietta giải thích:
- Tôi hiểu là ông muốn biết điều gì. Nhưng sau khi đã biết sự thật, ông có thấy cần thiết phải đi xa hơn nữa không?
Cách tiếp cận vấn đề của Henrietta làm nhà tám tử thích thú. Ông nói:
- Nói cách khác là nếu đã biết sự thật về cái chết của John Christow liệu tôi đã thỏa mãn chưa và có thôi không làm gì thêm nữa chăng?
Henrietta nhún vai:
- Câu trả lời người ta thường nghĩ đến đầu tiên là chính Gerda đã giết chồng. Thật bỉ ổi là hễ một người đàn ông chết là người ta nghĩ ngay vợ anh ta giết.
- Bà không tán thành?
- Tôi ghét những kiểu suy nghĩ rập khuôn!
Poirot bình thản nói tiếp:
- Thưa bà Savernake, bà đến đây gặp tôi nhằm mục đích gì?
Henrietta đáp:
- Thưa ông Poirot, tôi công nhận là tôi không chia sẻ niềm say mê sự thật với ông. Dẫn con chó cảnh kia đi dạo chỉ là cái cớ. Vả lại ông bà Angkatell không nuôi chó cảnh, chắc ông đã nhận thấy hôm trước rồi.
- Điêu đó đã không lọt qua mắt tôi.
- Con chó cảnh này tôi mượn của người làm vườn. Ông thấy đấy, thưa ông Poirot, không phải bao giờ tôi cũng nói sự thật...
Henrietta cười nụ cười khiến Poirot tự hỏi tại sao nụ cười đó lại làm ông xúc động.
Ông rất điềm tĩnh nói:
- Nhưng về thực chất, bà hết sức thành thật.
- Căn cứ vào đâu ông nhận định như thế?
Nhà thám tử nhận thấy trong giọng nói của Henrietta có chứa nỗi lo lắng nào đó.
Ông đáp:
- Tôi nhận định như thế vì tôi tin là như thế.
Henrietta lẩm bẩm, như tự nói với bản thân:
- Nhưng thành thật là cái gì vậy?
Nàng im lặng một lát, mắt nhìn xuống thảm. Lúc ngẩng đầu lên, nàng hỏi:
- Ông thật sụ muốn biết tôi đến gặp ông để làm gì sao?
- Có vẻ bà rất khó chọn từ để diễn tả?
- Đúng thế! Thưa ông Poirot, mai là buổi thẩm vấn chính thức đầu tiên tại Tòa. Tôi thấy tôi cần chọn một thái độ, và tôi...
Câu nói dừng lại giữa chừng, Henrietta bước đến bên lò sưởi. Trên mặt lò sưởi bầy một số thứ nàng chuyển dịch vị trí của chúng để đặt lên đấy lọ hoa bằng sứ nàng lấy trên mặt bàn. Lùi lại mấy bước ngắm nghía, nàng nói:
- Ông thấy được không, ông Poirot?
- Tôi không thấy thích cách bố trí như thế.
- Tôi không tin!
Rồi vừa cười, Henrietta vừa xếp lại mọi thứ như cũ. Nàng nói tiếp:
- Khi con người ta có điều cần nói, họ phải nói ra thôi. Ông là người mà người khác có thể tin cậy thổ lộ. Cho nên tôi quyết định thổ lộ với ông. Ông có nghĩ rằng cảnh sát cần biết tôi là người tình của John Christow không?
Thám tử Poirot thấy trong giọng nói có vẻ khô khan của Henrietta không có một chút xúc động, và nàng tránh cặp mắt của ông. Henrietta nhìn ra bức tường sau lưng ông.
Poirot rất điềm tĩnh nói:
- Bà yêu ông ấy?
- Có thể nói thế cũng được.
Poirot vẫn không rời Henrietta:
- Điều đó bà chưa nói ra với ai?
- Chưa.
- Tại sao?
Henrietta làm một cử chỉ mơ hồ rồi ngồi xuống đi-văng bên cạnh Poirot:
- Bởi bây giờ tôi nghĩ nên cho người ta thấy toàn bộ khung cảnh thật của vụ án.
Tính cách con người của Henrietta bắt đầu hấp dẫn nhà thám tử. Ông hỏi:
- Bà là người tình của ông bác sĩ từ bao giờ?
- Khoảng sáu tháng nay.
- Tôi cho rằng cảnh sát sẽ dễ dàng biết được điều đó.
- Tôi không tin. Còn nếu họ tiến hành điều tra theo hướng đó...
- Bà thừa biết tất nhiên họ sẽ điều tra!
- Tôi cũng tin như thế.
Mỉm cười nhìn Poirot, nàng nói:
- Vậy theo ông trong trường hợp đó tôi nên làm thế nào? Có nên đến gặp thanh tra Grange kể hết ra không? Thật ra, biết nói thế nào với một người đàn ông có bộ ria mép như của ông ta? Bộ ria đúng của một ông chủ gia đình?
Poirot vuốt bộ ria mép của mình, bộ ria ông rất tự hào.
- Còn bộ ria của tôi, nếu tôi không lầm...
- Bộ ria của ông là một tác phẩm nghệ thuật có nhằm chủ ý rõ ràng. Nó không gợi người ta nghĩ đến cái gì khác, vì nó có giá trị tự thân của nó. Tôi sẵn sàng tin rằng đấy là bộ ria có một không hai trên thế giới.
- Bà nhận xét rất đúng.
- Chính vì nhìn thấy nó mà tôi đã thổ lộ với ông những điều vừa rồi. Tạm cho là cảnh sát cần biết sự thật về mối quan hệ giữa tôi và John Christow, liệu có cần công khai hóa cái sự thật ấy ra cho mọi người không?
Poirot đáp:
- Còn tùy. Nếu cảnh sát cho rằng chuyện đó không liên quan đến vụ án, họ biết nhưng sẽ giữ kín. Nếu chuyện ấy trở thành công khai, bà có khó chịu lắm không?
Henrietta gật đầu. Nàng cúi xuống ngắm nghía đôi bàn tay cua nàng đặt trên đầu gối. Rồi ngước mắt nhìn nhà thám tử, nàng nghiêm giọng nói:
- Chỉ có điều tôi không ưng là chuyện đó đến tai Gerda sẽ làm tăng thêm nỗi đau lòng trong khi chị ấy đã đau đớn bao nhiêu sau cái chết của chồng!
- Bà chỉ lo cho bà Gerda Christow thôi hay sao?
- Ông cho tôi là đạo đức giả chứ gì? Ông nghĩ rằng nếu tôi lo cho hạnh phúc của Gerda nhiều đến thế, tại sao tôi lại thành người tình của chồng chị ấy? Ông chưa hiểu đấy thôi! Tôi không phá hạnh phúc gia đình của chị ấy. Tôi chỉ là một... đơn vị trong số rất nhiều đơn vị...
- Bác sĩ Christow là người như thế à?
Henrietta phản đối dữ dội.
- Không, không! John không phải người như cách ông nghĩ đâu, và tôi không muốn người ta hiểu như thế. Tôi không muốn người ta hiểu sai về một con người như John Christow. Chính vì thế mà tôi đến gặp ông hôm nay để nói ra. Bởi tôi có cảm giác tôi có thể làm ông hiểu được John là con người như thế nào! Nếu không tôi e người ta sẽ nghĩ sai về anh ấy. Tôi nhớ đã đọc trên báo chí những đầu đề kiểu như Cuộc đời tình ái của người bác sĩ... họ nói đến bộ ba Gerda, tôi và Veronica Cray... Nhưng John hoàn toàn không phải loại người chạy theo phụ nữ! Phụ nữ không đóng vai trò nào quan trọng trong cuộc đời anh ấy! John chỉ cần một thứ: công việc! John chỉ nghĩ đến công việc và anh ấy dành hầu hết thời gian cho công việc và thấy hầu hết niềm vui trong công việc. Nếu nói trắng ra, giả sử ông hỏi John người phụ nữ nào ám ảnh tâm trí anh ấy nhiều nhất, ông biết anh ấy sẽ trả lời thế nào không? Bà Crabtree!
- Crabtree? Bà ta là ai?
Trong giọng nói nửa cười nửa mếu, Henrietta đáp:
- Đó là một bà già. Bà ấy xấu, bẩn, nhăn nheo, nhưng đầy nghị lực. Và John hết sức quý bà ấy! Bà Crabtree nằm ở bệnh viện, mắc căn bệnh Ridgeway, một căn bệnh rất hiếm thấy, hiện chưa có phương pháp chữa trị. John đang nghiên cứu cách chữa căn bệnh đó. Cụ thể là thế nào tôi không biết và không thể kể ra với ông. Phương pháp đó rất phức tạp và tôi lại không hiểu gì về tác dụng của các hoóc môn. John theo đuổi cuộc nghiên cứu và bà Crabtree là bệnh nhân anh ấy thích sử dụng để thí nghiệm nhất. Một phần vì bà ấy quý John, nhưng chủ yếu vì bà ấy rất khao khát sống. John và bà ấy, hai người chiến đấu bên nhau, cùng ở một bên chiến tuyến. Và đã từ nhiều tháng nay, ngày đêm John chỉ nghĩ đến căn bệnh Ridgeway và bà Crabtree. John thuộc loại thầy thuốc như thế đấy! Những bà bệnh nhân quá béo và quá giầu anh ấy nhận khám trong phòng mạch tại phố Harley chỉ là công việc phụ, mang tính hỗ trợ. Quan trọng là bà Crabtree, là nghiên cứu khoa học, là khám phá. Tôi rất muốn ông hiểu được như thế...
Trong khi nói, Henrietta sôi nổi đến mức Poirot thích thú ngắm nghía hai bàn tay xinh đẹp trắng trẻo, tinh tế và thông minh đang làm những động tác đầy sức biểu hiện của nàng.
Ông nói:
- Tuy nhiên tôi thấy rằng bà rất hiểu!
- Tất nhiên tôi thì hiểu rất rõ! John hay đến nhà tôi để nói. Anh ấy nói với tôi, nhưng tôi biết thật ra anh ấy nói với bản thân anh ấy. Nhờ nói ra, các ý nghĩ mỗi lúc một hiện rõ và trở nên chính xác hơn. Đôi lúc John đến trong tâm trạng tuyệt vọng... Thế rồi trong một lần cắt nghĩa, anh ấy nghĩ đến thay đổi cách thức thí nghiệm. Tôi không thể nói cụ thể vì chính tôi cũng không biết cụ thể là thế nào! Tôi chỉ cảm thấy giống như trong một trận đánh! Một trận đánh gay go, quyết liệt, đôi lúc làm anh ấy kiệt sức...
Henrietta ngừng nói. Bao kỷ niệm đang lướt qua trong mắt nàng.
Lát sau, Poirot hỏi:
- Bà cũng có những kiến thức y học nào đó chứ?
Henrietta lắc đầu:
- Không. Tôi chỉ biết những điều đủ để hiểu được những lời giảng giải của John. Mấy cuốn sách tôi đã đọc...
Nàng lại im lặng, vẻ mặt dịu xuống cặp môi hé ở, Henrietta đang sống lại một quá khứ đã trôi qua vĩnh viên. Henrietta buông một tiếng thở dài rồi trở về thực tại, nàng quay sang phía Poirot giọng nàng giống như một lời năn nỉ:
- Ôi, giá như tôi có thể làm ông hiểu được, thưa ông Poirot!
- Nhưng điều đó bà đã làm được rồi!
- Thật không?
- Thật! Khi một người nào nói sự thật, tôi biết ngay!
- Cảm ơn! Rất tiếc là điều đó không thế cắt nghĩa để ông thanh tra Grange hiểu được!
- Có lẽ thế. Ông Grange chỉ quan tâm đến mặt khác của vấn đề.
- Nhưng cái mặt ấy đâu có quan trọng!
Câu khẳng định mạnh mẽ ấy làm Poirot ngạc nhiên. Henrietta nhìn thấy, nàng nói tiếp:
- Ông có thể tin lời tôi. Sau một thời gian, tôi thấy tôi thành một vật cản cho John. Dường như tôi đứng giữa, ngăn cách John với dòng suy nghĩ của anh ấy. Tôi là phụ nữ và vì tôi là phụ nữ nên John không thể tập trung tư tưởng như anh ấy mong muốn. Anh ấy thấy sợ và muốn chiếm lĩnh tôi - John không muốn yêu bất cứ ai - và bắt đầu “tấn công” tôi, không phải vì John yêu tôi mà vì anh ấy không chịu để tôi là vật cản cho dòng suy nghĩ của anh ấy. Thế là tôi thành người tình của John. Nhưng trong tâm trí John, mối quan hệ này không thật sự quan trọng, mà cũng sẽ không bao giờ thành quan trọng...
Poirot liếc nhìn, quan sát người khách phụ nữ bằng đuôi mắt, ông nói:
- Nhưng bà thì thấy hài lòng chứ? Bà coi như thế là đã thỏa mãn chứ?
Henrietta đứng dậy để trả lời, và giọng nói của nàng bỗng lạnh lùng:
- Không! Tôi không thấy thích thú gì lắm về mối quan hệ đó. Tôi là phụ nữ, giống như mọi phụ nữ khác, tôi...
Henrietta ngừng lại. Poirot hỏi tiếp:
- Nếu vậy tại sao bà chấp nhận?
Nàng kêu lên:
- Tại sao ư? Bởi vì John cần đến mối quan hệ đó. Đối với tôi, thứ quan trọng hơn cả là hạnh phúc của John! Tôi muốn trí óc anh ấy được hoàn toàn tự do, thứ John cần có để tiếp tục công việc, để dành mọi tâm trí cho điều quan trọng nhất đối với anh ấy: khám phá. Anh ấy coi khinh tình yêu, anh ấy chỉ cần không bị dằn vặt... Tôi hiểu và chiều theo điều anh ấy muốn!
Poirot gãi mũi. Ông nói:
- Vừa rồi bà có nói đến Veronica Cray. Bà Cray cũng là một người tình của ông John Christow sao?
- Đúng thế. Nhưng tối Thứ bảy vừa rồi, khi chị ta đến biệt thự Thung Lũng, thì hai người đã mười lăm năm không gặp nhau!
- Ông bác sĩ quen bà Cray cách đây mười lăm năm?
- Họ đã đính hôn với nhau...
Quay lại, ngồi xuống bên cạnh nhà thám tử, Henrietta kể tiếp:
- Tôi thấy cần nói rõ với ông một số điều. Hôi đó John yêu say đắm Veronica, chị ấy hồi đó cũng y hệt ngày nay: đẹp đến mức siêu đẳng. Chị ta đặt điều kiện để có thể tiến hành lễ cưới: John phải từ bỏ mọi thứ anh ấy thích thú trong cuộc đời để chỉ làm ông chồng ngoan ngoãn của Veronica Cray. John từ chối và hủy đính hôn. Anh ấy làm thế là hoàn toàn đúng nhưng anh ấy vô cùng đau khổ. John quyết định lấy một người vợ càng khác Veronica bao nhiêu càng tốt. Thế là John lấy Gerda, và ông tha lỗi nếu tôi nói không được lịch sự lắm, Gerda là một phụ nữ ngu dần nhưng tiện dụng. Có thể cách tính toán của John là đúng, nhưng người ta có thể đoán trước là đến một ngày nào đó, anh ấy sẽ ân hận đã kết hôn với một con ngu. Và tất nhiên cái ngày đó đã đến. John bắt đầu có một số mối tình những tất cả đều không quan trọng, và Gerda không biết. Theo tôi đoán, tuy xa nhau suốt mười lăm năm nhưng John vẫn chưa lành được vết thương với Veronica!
Sau một lúc im lặng, Poirot lên tiếng:
- Tối Thứ bảy, John Christow rời biệt thự Thung Lũng, đi cùng với Veronica Cray để đưa bà ấy về nhà. Lúc ông ấy về đến Thung Lũng là ba giờ sáng.
- Sao ông biết?
- Một chị hầu phòng mắc chứng “rình mò”...
Henrietta nhận xét:
- Bà Lucy thích nuôi quá nhiều đầy tớ!
- Nhưng điều đó cả bà cũng biết chứ?
- Tôi biết.
- Do sự ngẫu nhiên nào?
Thoáng một chút ngập ngừng, Henrietta đáp:
- Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ thấy!
- Nghĩa là bà cũng mắc cái chứng kia?
Henrietta cười:
- Tôi có mắc, nhưng không phải chứng ấy mà là chứng khác!
Henrietta đứng lên xin về. Poirot đi tiễn nàng. Họ theo lối rừng, giữa chừng ngồi nghỉ chân trên một chiếc ghế dài bên lối đi trong cánh rừng dẻ. Nhìn qua những thân cây xuống phía dưới, họ nhìn thấy một mảng xanh: đó là một góc của bể bơi. Lối đi tắt rừng họ chọn không thể không qua chỗ này. Hai người im lặng không nói gì. Nhà thám tử phá vỡ không khí im lặng trước. Ông dịu dàng hỏi:
- Bà đang nghĩ đến cái gì thế?
- Ainswick!
- Ainswick? Đấy là cái gì?
Cặp mắt mơ màng, Henrietta kể cho nhà thám tử nghe về thiên đường của tuổi ấu thơ của nàng: một tòa nhà xinh đẹp núp dưới bóng những cánh rừng rậm rạp, cây mộc lan mọc bên ngoài một cửa sổ của phòng thư viện, bãi cỏ rộng, nơi thuở nhỏ Henrietta rất thích chạy nhảy...
- Bà đã sống ở đó?
- Không. Tôi ở Ai-len, nhưng hè nào chúng tôi cũng gặp nhau cùng nghỉ ở Ainswick. Tất cả ba đứa: Edward, Midge và tôi. Thái ấp đó của cụ thân sinh ra bà Lucy. Khi cụ qua đời, thái ấp chuyển sang cho Edward.
- Sao không sang cho Huân tước Henry? Huân tước cũng là quý tộc kia mà!
- Lúc đó ông Henry chưa được phong hàm quý tộc do nhận huân chương Du Bain. Vả lại tuy ông Henry cũng thuộc dòng họ Angkatell nhưng xa với chi của cụ thân sinh ra bà Lucy.
- Thế đến khi ông Edward Angkatell qua đời, ai sẽ là người thừa kế thái ấp Ainswick đó?
- Chà, sao vấn đề ấy chưa bao giờ tôi nghĩ đến nhỉ? Nếu Edward không lập gia đình...
Henrietta dừng lại. Một bóng đen lướt qua cặp mắt nàng. Poirot rất muốn biết nguyên nhân của hiện tượng ấy. Henrietta nói tiếp:
- Nếu Edward không lấy vợ, tôi đoán thái ấp sẽ chuyển sang cho David Angkatell. Thì ra chính vì thế mà...
- Mà sao?
- Mà kỳ gặp gỡ cuối tuần năm nay bà Lucy mời cậu ta về đây cùng dự.
Hạ giọng, nàng nói thêm:
- Edward và David xung khắc nhau, không sao hòa với nhau được!
Poirot hất cằm về phía lối đi trước mặt họ.
- Hôm ấy bà theo lối này đi xuống bể bơi phải không?
- Không. Tôi theo lối khác, ở nhà ra gần hơn. Lối này Edward đi...
Quay sang nhà thám tử, Henrietta nói thêm:
- Nhưng ta có nên nói về tất cả những chuyện đó nữa không? Cái bể bơi này làm tôi thấy sợ! Tôi căm ghét nó! Tôi căm ghét cả thái ấp Thung Lũng này!
Poirot khẽ nhẩm mấy câu thơ:
Ta căm ghét ngọn thác khủng khiếp sau cánh rừng nhỏ
Hai bên thành đầy những bụi cây đỏ như máu,
Các vách dựng đứng đỏ quạch rỏ những giọt ghê sợ
Ai hỏi nó câu gì, đều nhận được câu trả lời từ vách đá vọng lại: “Cái Chết!”
Hernetta ngạc nhiên nhìn nhà thám tử. Ông ta giải thích không phải không có một chút tự hào:
- Thơ của Tennyson.
Henrietta nhắc lại câu cuối cùng, như thể tự nói với bản thân. Rồi nàng kêu lên:
- Đúng quá! Đó là tiếng vọng! Phải rồi, tiếng vọng của thiên nhiên!
Lần này người ngạc nhiên lại là Poirot.
- Bà bảo đó là tiếng vọng? Tôi chưa hiểu ý bà là thế nào?
- Tôi muốn bảo, thái ấp Thung Lũng chỉ là một tiếng vọng! Tôi phát hiện ra điều đó hôm Thứ bảy, lúc tôi đi dạo trong rừng dẻ với Edward. Thái ấp Thung Lũng chỉ là tiếng vọng của thái ấp Ainswick! Và tất cả chúng tôi nữa, những thành viên của dòng họ Angkatell, chúng tôi chỉ là những tiếng vọng, những cái bóng! Chúng tôi không phải những thực thể! Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Poirot, là ông không biết John khi anh ấy còn sống! So với John, tất cả chúng tôi chỉ là những cái bóng, những bóng ma! John mới là con người thật, con người sống thật sự!
- Tôi hiểu, thưa bà Savernake. Tôi đã hiểu ngay từ lúc bà nói.
- John đã chết! Trong khi chúng ta, những cái bóng, chúng ta lại vẫn sống! Quả là một trò đùa ác độc của sự đời.
Vẻ mặt Henrietta mới vừa rồi còn trẻ trung tươi tắn, lúc nàng nói về thái ấp Ainswick, nay đột nhiên già sọm, đau khổ. Do đã để tâm hồn bay bổng tại đâu đâu, Henrietta phải đề nghị Poirot nhắc lại câu ông vừa hỏi. Poirot nói:
- Tôi hỏi, cô của bà, phu nhân Lucy, có quý ông John Christow không?
- Bà Lucy ấy à?... Bà ấy không phải cô tôi, mà là chị, mặc dù hơn tôi hàng hai ba chục tuổi. Có, bà Lucy rất quý John.
- Còn ông anh họ của bà, ông Edward Angkatell?
Poirot có cảm giác Henrietta lúng túng trong một lúc. Cuối cùng nàng nói:
- Edward chỉ mến John thôi, nhưng tại vì Edward rất ít biết về John.
- Còn ông em họ của bà, David Angkatell?
Vẻ mặt Henrietta sáng lên:
- David lại là trường hợp khác! Tôi cho rằng cậu ta ghét tất cả chúng tôi. Suốt ngày cậu ta chỉ ngồi một mình trong phòng thư viện, đọc bộ Bách Khoa Thư Anh quốc.
- Có vẻ ông David là người nghiêm túc.
- Tôi thương hại cậu ta thì có. Hoàn cảnh gia đình cậu ta rất không vui. Bà mẹ thì tàn tật, lại rất xấu tính xấu nết. David chỉ còn một cách để tự bảo vệ là cảm thấy mình cao hơn toàn nhân loại. Cách tự vệ ấy hiệu quả được một thời gian, nhưng không phải hoàn toàn vững chãi. Chính vì thế nhiều lúc David lộ ra là kẻ nhu nhược, không tự tin và rất đáng thương.
- Ông David có tự coi là cao hơn ông John Christow không?
- Cậu ta muốn nghĩ như thế, nhưng không nổi. Tôi có cảm giác David rất muốn giống hệt như John, cũng chính vì thế cậu ta căm ghét John.
Poirot gật đầu vẻ suy nghĩ. Lấp ló sau các thân cây, một người đang đi trên bờ bể bơi, người cúi, mắt nhìn xuống đất. Poirot nói:
- Tôi đoán người của thanh tra Grange. Có vẻ anh ta đang tìm thứ gì đó.
- Chắc tìm các dấu vết. Phải chăng cảnh sát ở đâu cũng chỉ chuyện đi tìm các dấu vết hay sao? Tàn thuốc lá, dấu vân tay, những mẩu diêm...
Giọng Henrietta lộ vẻ khinh bỉ.
Poirot nghiêm mặt nói:
- Đúng vậy! Cảnh sát tìm những dấu vết... và thỉnh thoảng họ tìm thấy. Nhưng dấu vết quan trọng nhất, thưa bà Savernake, chỉ có thể tìm thấy trong mối quan hệ giữa những con người trong thái độ họ đối xử với nhau.
- Tôi chưa hiểu rõ điều ông nói đấy!
Poirot ngửa đầu ra phía sau, mắt nhắm lại nói tiếp:
- Đó là những thứ rất nhỏ: một cử chỉ một cái nhìn, một giọng nói, những thứ mà bản thân những người đó cũng không định...
Bây giờ thì mắt ông nhắm hẳn lại.
Henrietta hỏi:
- Khi nói câu vừa rồi, ông có nghĩ đến cái gì cụ thể không?
Poirot đáp:
- Tôi nghĩ đến cử chỉ của bà, lúc bà đưa tay lấy khẩu súng Gerda Christow đang cầm rồi ném nó xuống bể.
Henrietta khẽ giật mình, tuy rất nhẹ nhưng không lọt qua mắt nhà thám tử. Nhưng nàng trấn tĩnh được ngay và điềm tĩnh thanh minh:
- Biết Gerda rất vụng về, tôi sợ trong súng còn đạn sẽ rất nguy hiểm, chị ta có thể làm bị thương một người nào đó...
- Nhưng người vụng về lại chính là bà! Bà đã để rơi khẩu súng xuống bể bơi, đúng thế không?
- Vì tôi luống cuống. Lúc ấy tôi cũng đang choáng váng... Nhưng ông định ám chỉ điều gì vậy thưa ông Poirot?
Lúc này Poirot mới mở mắt, ông nói:
- Nếu trên báng khẩu súng có những dấu vân tay, ý tôi nói là vân tay những người cầm vào nó trước khi bà Gerda Christow cầm, thì sẽ rất thú vị khi biết đó là dấu vân tay của những ai... Nhưng bây giờ thì không làm sao biết được nữa rồi!
Henrietta trả lời, giọng rất điềm tĩnh:
- Có nghĩa ông nghi những dấu vân tay đó là của tôi! Rõ ràng ông muốn nói rằng tôi giết John rồi để lại khẩu súng bên cạnh anh ấy, cốt để Gerda nhặt nó lên, và bắt chị ấy chịu trách nhiệm hoàn toàn về cái chết của chồng chị ta? Thế chứ gì? Nhưng nếu tôi giết John thì ông có tin được rằng tôi lại kém thông minh đến nỗi không lau hết các dấu vân tay của tôi không?
Poirot bác lại:
- Tất nhiên bà có đủ thông minh để biết rằng nếu bà hành động như vậy, trên khẩu súng sẽ chỉ có toàn vân tay của bà Christow, mà điều đó hết sức vô lý, bởi chiều hôm trước tất cả mọi người đều cầm khẩu súng và để lại dấu vân tay trên đó. Bà phải công nhận với tôi rằng, trước khi sứ dụng khẩu súng đó, không đời nào Gerda Christow lại xóa hết các dấu vân tay trên đó. Để làm gì kia chứ?
Henrietta chậm rãi nói:
- Vậy ra ông cho rằng tôi là hung thủ đã giết John?
- Khi hấp hối, nạn nhân chẳng nói ra tên của bà đấy sao?
- Ông cho câu nói ấy của John là lời tố cáo? Ông lầm rồi!
- Vậy đó là lời gì?
Henrietta cúi đầu, lấy mũi giầy vẽ nguệch ngoạc lên lớp cát trên mặt con đường. Nàng nói rất khẽ:
- Chẳng lẽ ông đã quên những lời tôi kể với ông lúc nãy về... về mối quan hệ giữa hai chúng tôi hay sao?
- Đúng thế! Hai người là nhân tình của nhau. Cho nên trước khi từ giã cõi đời, ông John Christow muốn nói lời vĩnh biệt bà! Chà, cảm động quá nhỉ!
Henrietta ngước cặp mắt giận dữ lên nhìn nhà thám tử:
- Ông cần thiết phải chế giễu tôi lắm à?
- Tôi không chế giễu! Tôi chỉ không thích người ta nói dối tôi... và tôi có cảm giác vừa rồi bà đã nói dối tôi!
Henrietta không hề bối rối:
- Tôi đã thú nhận với ông rồi, là không phải bao giờ tôi cũng nói thật. Nhưng ông hãy tin rằng lúc hấp hối, John gọi tên tôi không phải để tố cáo tôi đã giết anh ấy! Chẳng lẽ ông không biết rằng những người như tôi, những nghệ sĩ, những người sáng tạo, không có khả năng phá hủy, không có khả năng tiêu diệt mạng sống của bất cứ ai? Tôi không giết John, thưa ông Poirot! Tôi không thể làm cái việc đó! Đấy là sự thật tuyệt đối... và ông đừng nghi tôi chỉ vì tên tôi được nạn nhân nói lên trong lúc tâm thần đã hỗn loạn.
Poirot phản đối:
- Bác sĩ John Christow lúc ấy vẫn hiểu rất rõ điều ông ta muốn nói! Giọng nói của ông ta là giọng nói của người còn đầy đủ ý thức. Lời nói đó đồng thời cũng rành rọt, giống như mệnh lệnh của bác sĩ phẫu thuật trong phòng mổ, yêu cầu trợ lý đưa ông ta một dụng cụ ông ta đang cần!
- Nhưng...
Henrietta sửng sốt, tắc không trả lời được. Poirot vẫn nói tiếp:
- Tôi không tin bà có khả năng gây bất cứ một cuộc án mạng nào có chủ định. Không!... Nhưng trong một cơn nổi giận đột xuất bà có khả năng giết người. Và trong trường hợp ấy, thưa bà Savernake bà có đủ trí thông minh và sự sáng suốt để thực hiện những biện pháp đánh lạc hướng điều tra.
Henrietta, mặt tái nhợt, đứng phắt dậy. Quay về phía Poirot một bộ mặt hoảng hốt, nàng gượng cười nói:
- Vậy mà tôi cứ nghĩ ông có cảm tình với tôi!
Poirot thở dài, nói rất khẽ:
- Chính đấy là điều làm tôi rất buồn! Tôi đã có rất nhiều cảm tình với bà.
Sau khi Henrietta ra về, Poirot quay lại nhà mình.
Vụ án này rõ ràng không đơn giản như lúc đầu mình tưởng. Phản ứng của Henrietta lúc cuối cuộc trao đổi đã bùng lên vượt quá những dự đoán của Poirot. Ông không nghi Henrietta là thủ phạm giết John Christow, nhưng ông muốn biết nàng còn đang giấu ông điều gì. Điều gì vậy? Poirot phải thừa nhận với bản thân rằng ông chưa đoán được điều đó là gì.
Hercule Poirot nhăn mặt. Ông thấy mình còn rất xa sự thật.
Nhưng ông tin rằng nhất định mình sẽ tìm ra... Đang đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, Hercule Poirot nhìn thấy Henrietta hình như đang đi về phía nhà ông. Nàng vẫn mặc bộ đồ bằng vải tuýt màu xanh lá cây nàng mặc hôm xảy ra vụ án mạng và dắt theo một con chó cảnh. Nhà thám tử vội đi nhanh ra cổng để đón khách.
Henrietta nở một nụ cười tươi như hoa, nói:
- Tôi có thể tham quan biệt thự của ông được không? Tôi có thói thích đến những ngôi nhà tôi chưa biết! Hôm nay nhân cho con chó nhỏ đi dạo...
Poirot đã mở rộng cửa. Lát sau Henrietta bước vào phòng làm việc của ông, một gian phòng xinh xắn, mọi thứ bầy biện tỉ mỉ, ngăn nắp.
Henrietta reo lên:
- Ông có phòng làm việc đẹp quá! Cái gì cũng có đôi, đối xứng nhau! Xưởng họa của tôi thì bừa bãi khủng khiếp.
- Sao bà lại để thế?
- Vì tôi nặn tượng, đất sét vương vãi khắp nơi, bám lên mọi thứ. Và nếu có thứ gì tôi thích thì cũng không thể tìm ra cái thứ hai giống hệt thế để tạo thành một cặp đối xứng!
Poirot nói:
- Tôi rất hiểu. Bà là nghệ sĩ...
- Thì ông cũng là nghệ sĩ đấy thôi! Ông Poirot, ông cũng là một thứ nghệ sĩ...
Poirot nghiêng đầu sang một bên:
- Tôi công nhận đấy là một vấn đề nên đặt ra, nhưng riêng cá nhân tôi thì tôi không nghĩ thế. Tôi biết những vụ án mạng gần như những tác phẩm nghệ thuật, theo nghĩa chúng được bố trí một cách rất sáng tạo. Nhưng trong việc điều tra tội phạm thì không làm gì có sự sáng tạo. Điều duy nhất chúng tôi cần có để thành công là niềm say mê sự thật!
Henrietta lẩm bẩm nhắc lại:
- Say mê sự thật!
Rồi nàng nói thêm ngay:
- Điều đó làm ông thành một người cực kỳ nguy hiểm. Nhưng ông đã coi biết sự thật là đủ chưa?
Poirot nheo mắt tò mò nhìn Henrietta:
- Bà nói thế là có ý gì vậy, thưa bà Savernake?
Henrietta giải thích:
- Tôi hiểu là ông muốn biết điều gì. Nhưng sau khi đã biết sự thật, ông có thấy cần thiết phải đi xa hơn nữa không?
Cách tiếp cận vấn đề của Henrietta làm nhà tám tử thích thú. Ông nói:
- Nói cách khác là nếu đã biết sự thật về cái chết của John Christow liệu tôi đã thỏa mãn chưa và có thôi không làm gì thêm nữa chăng?
Henrietta nhún vai:
- Câu trả lời người ta thường nghĩ đến đầu tiên là chính Gerda đã giết chồng. Thật bỉ ổi là hễ một người đàn ông chết là người ta nghĩ ngay vợ anh ta giết.
- Bà không tán thành?
- Tôi ghét những kiểu suy nghĩ rập khuôn!
Poirot bình thản nói tiếp:
- Thưa bà Savernake, bà đến đây gặp tôi nhằm mục đích gì?
Henrietta đáp:
- Thưa ông Poirot, tôi công nhận là tôi không chia sẻ niềm say mê sự thật với ông. Dẫn con chó cảnh kia đi dạo chỉ là cái cớ. Vả lại ông bà Angkatell không nuôi chó cảnh, chắc ông đã nhận thấy hôm trước rồi.
- Điêu đó đã không lọt qua mắt tôi.
- Con chó cảnh này tôi mượn của người làm vườn. Ông thấy đấy, thưa ông Poirot, không phải bao giờ tôi cũng nói sự thật...
Henrietta cười nụ cười khiến Poirot tự hỏi tại sao nụ cười đó lại làm ông xúc động.
Ông rất điềm tĩnh nói:
- Nhưng về thực chất, bà hết sức thành thật.
- Căn cứ vào đâu ông nhận định như thế?
Nhà thám tử nhận thấy trong giọng nói của Henrietta có chứa nỗi lo lắng nào đó.
Ông đáp:
- Tôi nhận định như thế vì tôi tin là như thế.
Henrietta lẩm bẩm, như tự nói với bản thân:
- Nhưng thành thật là cái gì vậy?
Nàng im lặng một lát, mắt nhìn xuống thảm. Lúc ngẩng đầu lên, nàng hỏi:
- Ông thật sụ muốn biết tôi đến gặp ông để làm gì sao?
- Có vẻ bà rất khó chọn từ để diễn tả?
- Đúng thế! Thưa ông Poirot, mai là buổi thẩm vấn chính thức đầu tiên tại Tòa. Tôi thấy tôi cần chọn một thái độ, và tôi...
Câu nói dừng lại giữa chừng, Henrietta bước đến bên lò sưởi. Trên mặt lò sưởi bầy một số thứ nàng chuyển dịch vị trí của chúng để đặt lên đấy lọ hoa bằng sứ nàng lấy trên mặt bàn. Lùi lại mấy bước ngắm nghía, nàng nói:
- Ông thấy được không, ông Poirot?
- Tôi không thấy thích cách bố trí như thế.
- Tôi không tin!
Rồi vừa cười, Henrietta vừa xếp lại mọi thứ như cũ. Nàng nói tiếp:
- Khi con người ta có điều cần nói, họ phải nói ra thôi. Ông là người mà người khác có thể tin cậy thổ lộ. Cho nên tôi quyết định thổ lộ với ông. Ông có nghĩ rằng cảnh sát cần biết tôi là người tình của John Christow không?
Thám tử Poirot thấy trong giọng nói có vẻ khô khan của Henrietta không có một chút xúc động, và nàng tránh cặp mắt của ông. Henrietta nhìn ra bức tường sau lưng ông.
Poirot rất điềm tĩnh nói:
- Bà yêu ông ấy?
- Có thể nói thế cũng được.
Poirot vẫn không rời Henrietta:
- Điều đó bà chưa nói ra với ai?
- Chưa.
- Tại sao?
Henrietta làm một cử chỉ mơ hồ rồi ngồi xuống đi-văng bên cạnh Poirot:
- Bởi bây giờ tôi nghĩ nên cho người ta thấy toàn bộ khung cảnh thật của vụ án.
Tính cách con người của Henrietta bắt đầu hấp dẫn nhà thám tử. Ông hỏi:
- Bà là người tình của ông bác sĩ từ bao giờ?
- Khoảng sáu tháng nay.
- Tôi cho rằng cảnh sát sẽ dễ dàng biết được điều đó.
- Tôi không tin. Còn nếu họ tiến hành điều tra theo hướng đó...
- Bà thừa biết tất nhiên họ sẽ điều tra!
- Tôi cũng tin như thế.
Mỉm cười nhìn Poirot, nàng nói:
- Vậy theo ông trong trường hợp đó tôi nên làm thế nào? Có nên đến gặp thanh tra Grange kể hết ra không? Thật ra, biết nói thế nào với một người đàn ông có bộ ria mép như của ông ta? Bộ ria đúng của một ông chủ gia đình?
Poirot vuốt bộ ria mép của mình, bộ ria ông rất tự hào.
- Còn bộ ria của tôi, nếu tôi không lầm...
- Bộ ria của ông là một tác phẩm nghệ thuật có nhằm chủ ý rõ ràng. Nó không gợi người ta nghĩ đến cái gì khác, vì nó có giá trị tự thân của nó. Tôi sẵn sàng tin rằng đấy là bộ ria có một không hai trên thế giới.
- Bà nhận xét rất đúng.
- Chính vì nhìn thấy nó mà tôi đã thổ lộ với ông những điều vừa rồi. Tạm cho là cảnh sát cần biết sự thật về mối quan hệ giữa tôi và John Christow, liệu có cần công khai hóa cái sự thật ấy ra cho mọi người không?
Poirot đáp:
- Còn tùy. Nếu cảnh sát cho rằng chuyện đó không liên quan đến vụ án, họ biết nhưng sẽ giữ kín. Nếu chuyện ấy trở thành công khai, bà có khó chịu lắm không?
Henrietta gật đầu. Nàng cúi xuống ngắm nghía đôi bàn tay cua nàng đặt trên đầu gối. Rồi ngước mắt nhìn nhà thám tử, nàng nghiêm giọng nói:
- Chỉ có điều tôi không ưng là chuyện đó đến tai Gerda sẽ làm tăng thêm nỗi đau lòng trong khi chị ấy đã đau đớn bao nhiêu sau cái chết của chồng!
- Bà chỉ lo cho bà Gerda Christow thôi hay sao?
- Ông cho tôi là đạo đức giả chứ gì? Ông nghĩ rằng nếu tôi lo cho hạnh phúc của Gerda nhiều đến thế, tại sao tôi lại thành người tình của chồng chị ấy? Ông chưa hiểu đấy thôi! Tôi không phá hạnh phúc gia đình của chị ấy. Tôi chỉ là một... đơn vị trong số rất nhiều đơn vị...
- Bác sĩ Christow là người như thế à?
Henrietta phản đối dữ dội.
- Không, không! John không phải người như cách ông nghĩ đâu, và tôi không muốn người ta hiểu như thế. Tôi không muốn người ta hiểu sai về một con người như John Christow. Chính vì thế mà tôi đến gặp ông hôm nay để nói ra. Bởi tôi có cảm giác tôi có thể làm ông hiểu được John là con người như thế nào! Nếu không tôi e người ta sẽ nghĩ sai về anh ấy. Tôi nhớ đã đọc trên báo chí những đầu đề kiểu như Cuộc đời tình ái của người bác sĩ... họ nói đến bộ ba Gerda, tôi và Veronica Cray... Nhưng John hoàn toàn không phải loại người chạy theo phụ nữ! Phụ nữ không đóng vai trò nào quan trọng trong cuộc đời anh ấy! John chỉ cần một thứ: công việc! John chỉ nghĩ đến công việc và anh ấy dành hầu hết thời gian cho công việc và thấy hầu hết niềm vui trong công việc. Nếu nói trắng ra, giả sử ông hỏi John người phụ nữ nào ám ảnh tâm trí anh ấy nhiều nhất, ông biết anh ấy sẽ trả lời thế nào không? Bà Crabtree!
- Crabtree? Bà ta là ai?
Trong giọng nói nửa cười nửa mếu, Henrietta đáp:
- Đó là một bà già. Bà ấy xấu, bẩn, nhăn nheo, nhưng đầy nghị lực. Và John hết sức quý bà ấy! Bà Crabtree nằm ở bệnh viện, mắc căn bệnh Ridgeway, một căn bệnh rất hiếm thấy, hiện chưa có phương pháp chữa trị. John đang nghiên cứu cách chữa căn bệnh đó. Cụ thể là thế nào tôi không biết và không thể kể ra với ông. Phương pháp đó rất phức tạp và tôi lại không hiểu gì về tác dụng của các hoóc môn. John theo đuổi cuộc nghiên cứu và bà Crabtree là bệnh nhân anh ấy thích sử dụng để thí nghiệm nhất. Một phần vì bà ấy quý John, nhưng chủ yếu vì bà ấy rất khao khát sống. John và bà ấy, hai người chiến đấu bên nhau, cùng ở một bên chiến tuyến. Và đã từ nhiều tháng nay, ngày đêm John chỉ nghĩ đến căn bệnh Ridgeway và bà Crabtree. John thuộc loại thầy thuốc như thế đấy! Những bà bệnh nhân quá béo và quá giầu anh ấy nhận khám trong phòng mạch tại phố Harley chỉ là công việc phụ, mang tính hỗ trợ. Quan trọng là bà Crabtree, là nghiên cứu khoa học, là khám phá. Tôi rất muốn ông hiểu được như thế...
Trong khi nói, Henrietta sôi nổi đến mức Poirot thích thú ngắm nghía hai bàn tay xinh đẹp trắng trẻo, tinh tế và thông minh đang làm những động tác đầy sức biểu hiện của nàng.
Ông nói:
- Tuy nhiên tôi thấy rằng bà rất hiểu!
- Tất nhiên tôi thì hiểu rất rõ! John hay đến nhà tôi để nói. Anh ấy nói với tôi, nhưng tôi biết thật ra anh ấy nói với bản thân anh ấy. Nhờ nói ra, các ý nghĩ mỗi lúc một hiện rõ và trở nên chính xác hơn. Đôi lúc John đến trong tâm trạng tuyệt vọng... Thế rồi trong một lần cắt nghĩa, anh ấy nghĩ đến thay đổi cách thức thí nghiệm. Tôi không thể nói cụ thể vì chính tôi cũng không biết cụ thể là thế nào! Tôi chỉ cảm thấy giống như trong một trận đánh! Một trận đánh gay go, quyết liệt, đôi lúc làm anh ấy kiệt sức...
Henrietta ngừng nói. Bao kỷ niệm đang lướt qua trong mắt nàng.
Lát sau, Poirot hỏi:
- Bà cũng có những kiến thức y học nào đó chứ?
Henrietta lắc đầu:
- Không. Tôi chỉ biết những điều đủ để hiểu được những lời giảng giải của John. Mấy cuốn sách tôi đã đọc...
Nàng lại im lặng, vẻ mặt dịu xuống cặp môi hé ở, Henrietta đang sống lại một quá khứ đã trôi qua vĩnh viên. Henrietta buông một tiếng thở dài rồi trở về thực tại, nàng quay sang phía Poirot giọng nàng giống như một lời năn nỉ:
- Ôi, giá như tôi có thể làm ông hiểu được, thưa ông Poirot!
- Nhưng điều đó bà đã làm được rồi!
- Thật không?
- Thật! Khi một người nào nói sự thật, tôi biết ngay!
- Cảm ơn! Rất tiếc là điều đó không thế cắt nghĩa để ông thanh tra Grange hiểu được!
- Có lẽ thế. Ông Grange chỉ quan tâm đến mặt khác của vấn đề.
- Nhưng cái mặt ấy đâu có quan trọng!
Câu khẳng định mạnh mẽ ấy làm Poirot ngạc nhiên. Henrietta nhìn thấy, nàng nói tiếp:
- Ông có thể tin lời tôi. Sau một thời gian, tôi thấy tôi thành một vật cản cho John. Dường như tôi đứng giữa, ngăn cách John với dòng suy nghĩ của anh ấy. Tôi là phụ nữ và vì tôi là phụ nữ nên John không thể tập trung tư tưởng như anh ấy mong muốn. Anh ấy thấy sợ và muốn chiếm lĩnh tôi - John không muốn yêu bất cứ ai - và bắt đầu “tấn công” tôi, không phải vì John yêu tôi mà vì anh ấy không chịu để tôi là vật cản cho dòng suy nghĩ của anh ấy. Thế là tôi thành người tình của John. Nhưng trong tâm trí John, mối quan hệ này không thật sự quan trọng, mà cũng sẽ không bao giờ thành quan trọng...
Poirot liếc nhìn, quan sát người khách phụ nữ bằng đuôi mắt, ông nói:
- Nhưng bà thì thấy hài lòng chứ? Bà coi như thế là đã thỏa mãn chứ?
Henrietta đứng dậy để trả lời, và giọng nói của nàng bỗng lạnh lùng:
- Không! Tôi không thấy thích thú gì lắm về mối quan hệ đó. Tôi là phụ nữ, giống như mọi phụ nữ khác, tôi...
Henrietta ngừng lại. Poirot hỏi tiếp:
- Nếu vậy tại sao bà chấp nhận?
Nàng kêu lên:
- Tại sao ư? Bởi vì John cần đến mối quan hệ đó. Đối với tôi, thứ quan trọng hơn cả là hạnh phúc của John! Tôi muốn trí óc anh ấy được hoàn toàn tự do, thứ John cần có để tiếp tục công việc, để dành mọi tâm trí cho điều quan trọng nhất đối với anh ấy: khám phá. Anh ấy coi khinh tình yêu, anh ấy chỉ cần không bị dằn vặt... Tôi hiểu và chiều theo điều anh ấy muốn!
Poirot gãi mũi. Ông nói:
- Vừa rồi bà có nói đến Veronica Cray. Bà Cray cũng là một người tình của ông John Christow sao?
- Đúng thế. Nhưng tối Thứ bảy vừa rồi, khi chị ta đến biệt thự Thung Lũng, thì hai người đã mười lăm năm không gặp nhau!
- Ông bác sĩ quen bà Cray cách đây mười lăm năm?
- Họ đã đính hôn với nhau...
Quay lại, ngồi xuống bên cạnh nhà thám tử, Henrietta kể tiếp:
- Tôi thấy cần nói rõ với ông một số điều. Hôi đó John yêu say đắm Veronica, chị ấy hồi đó cũng y hệt ngày nay: đẹp đến mức siêu đẳng. Chị ta đặt điều kiện để có thể tiến hành lễ cưới: John phải từ bỏ mọi thứ anh ấy thích thú trong cuộc đời để chỉ làm ông chồng ngoan ngoãn của Veronica Cray. John từ chối và hủy đính hôn. Anh ấy làm thế là hoàn toàn đúng nhưng anh ấy vô cùng đau khổ. John quyết định lấy một người vợ càng khác Veronica bao nhiêu càng tốt. Thế là John lấy Gerda, và ông tha lỗi nếu tôi nói không được lịch sự lắm, Gerda là một phụ nữ ngu dần nhưng tiện dụng. Có thể cách tính toán của John là đúng, nhưng người ta có thể đoán trước là đến một ngày nào đó, anh ấy sẽ ân hận đã kết hôn với một con ngu. Và tất nhiên cái ngày đó đã đến. John bắt đầu có một số mối tình những tất cả đều không quan trọng, và Gerda không biết. Theo tôi đoán, tuy xa nhau suốt mười lăm năm nhưng John vẫn chưa lành được vết thương với Veronica!
Sau một lúc im lặng, Poirot lên tiếng:
- Tối Thứ bảy, John Christow rời biệt thự Thung Lũng, đi cùng với Veronica Cray để đưa bà ấy về nhà. Lúc ông ấy về đến Thung Lũng là ba giờ sáng.
- Sao ông biết?
- Một chị hầu phòng mắc chứng “rình mò”...
Henrietta nhận xét:
- Bà Lucy thích nuôi quá nhiều đầy tớ!
- Nhưng điều đó cả bà cũng biết chứ?
- Tôi biết.
- Do sự ngẫu nhiên nào?
Thoáng một chút ngập ngừng, Henrietta đáp:
- Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ thấy!
- Nghĩa là bà cũng mắc cái chứng kia?
Henrietta cười:
- Tôi có mắc, nhưng không phải chứng ấy mà là chứng khác!
Henrietta đứng lên xin về. Poirot đi tiễn nàng. Họ theo lối rừng, giữa chừng ngồi nghỉ chân trên một chiếc ghế dài bên lối đi trong cánh rừng dẻ. Nhìn qua những thân cây xuống phía dưới, họ nhìn thấy một mảng xanh: đó là một góc của bể bơi. Lối đi tắt rừng họ chọn không thể không qua chỗ này. Hai người im lặng không nói gì. Nhà thám tử phá vỡ không khí im lặng trước. Ông dịu dàng hỏi:
- Bà đang nghĩ đến cái gì thế?
- Ainswick!
- Ainswick? Đấy là cái gì?
Cặp mắt mơ màng, Henrietta kể cho nhà thám tử nghe về thiên đường của tuổi ấu thơ của nàng: một tòa nhà xinh đẹp núp dưới bóng những cánh rừng rậm rạp, cây mộc lan mọc bên ngoài một cửa sổ của phòng thư viện, bãi cỏ rộng, nơi thuở nhỏ Henrietta rất thích chạy nhảy...
- Bà đã sống ở đó?
- Không. Tôi ở Ai-len, nhưng hè nào chúng tôi cũng gặp nhau cùng nghỉ ở Ainswick. Tất cả ba đứa: Edward, Midge và tôi. Thái ấp đó của cụ thân sinh ra bà Lucy. Khi cụ qua đời, thái ấp chuyển sang cho Edward.
- Sao không sang cho Huân tước Henry? Huân tước cũng là quý tộc kia mà!
- Lúc đó ông Henry chưa được phong hàm quý tộc do nhận huân chương Du Bain. Vả lại tuy ông Henry cũng thuộc dòng họ Angkatell nhưng xa với chi của cụ thân sinh ra bà Lucy.
- Thế đến khi ông Edward Angkatell qua đời, ai sẽ là người thừa kế thái ấp Ainswick đó?
- Chà, sao vấn đề ấy chưa bao giờ tôi nghĩ đến nhỉ? Nếu Edward không lập gia đình...
Henrietta dừng lại. Một bóng đen lướt qua cặp mắt nàng. Poirot rất muốn biết nguyên nhân của hiện tượng ấy. Henrietta nói tiếp:
- Nếu Edward không lấy vợ, tôi đoán thái ấp sẽ chuyển sang cho David Angkatell. Thì ra chính vì thế mà...
- Mà sao?
- Mà kỳ gặp gỡ cuối tuần năm nay bà Lucy mời cậu ta về đây cùng dự.
Hạ giọng, nàng nói thêm:
- Edward và David xung khắc nhau, không sao hòa với nhau được!
Poirot hất cằm về phía lối đi trước mặt họ.
- Hôm ấy bà theo lối này đi xuống bể bơi phải không?
- Không. Tôi theo lối khác, ở nhà ra gần hơn. Lối này Edward đi...
Quay sang nhà thám tử, Henrietta nói thêm:
- Nhưng ta có nên nói về tất cả những chuyện đó nữa không? Cái bể bơi này làm tôi thấy sợ! Tôi căm ghét nó! Tôi căm ghét cả thái ấp Thung Lũng này!
Poirot khẽ nhẩm mấy câu thơ:
Ta căm ghét ngọn thác khủng khiếp sau cánh rừng nhỏ
Hai bên thành đầy những bụi cây đỏ như máu,
Các vách dựng đứng đỏ quạch rỏ những giọt ghê sợ
Ai hỏi nó câu gì, đều nhận được câu trả lời từ vách đá vọng lại: “Cái Chết!”
Hernetta ngạc nhiên nhìn nhà thám tử. Ông ta giải thích không phải không có một chút tự hào:
- Thơ của Tennyson.
Henrietta nhắc lại câu cuối cùng, như thể tự nói với bản thân. Rồi nàng kêu lên:
- Đúng quá! Đó là tiếng vọng! Phải rồi, tiếng vọng của thiên nhiên!
Lần này người ngạc nhiên lại là Poirot.
- Bà bảo đó là tiếng vọng? Tôi chưa hiểu ý bà là thế nào?
- Tôi muốn bảo, thái ấp Thung Lũng chỉ là một tiếng vọng! Tôi phát hiện ra điều đó hôm Thứ bảy, lúc tôi đi dạo trong rừng dẻ với Edward. Thái ấp Thung Lũng chỉ là tiếng vọng của thái ấp Ainswick! Và tất cả chúng tôi nữa, những thành viên của dòng họ Angkatell, chúng tôi chỉ là những tiếng vọng, những cái bóng! Chúng tôi không phải những thực thể! Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Poirot, là ông không biết John khi anh ấy còn sống! So với John, tất cả chúng tôi chỉ là những cái bóng, những bóng ma! John mới là con người thật, con người sống thật sự!
- Tôi hiểu, thưa bà Savernake. Tôi đã hiểu ngay từ lúc bà nói.
- John đã chết! Trong khi chúng ta, những cái bóng, chúng ta lại vẫn sống! Quả là một trò đùa ác độc của sự đời.
Vẻ mặt Henrietta mới vừa rồi còn trẻ trung tươi tắn, lúc nàng nói về thái ấp Ainswick, nay đột nhiên già sọm, đau khổ. Do đã để tâm hồn bay bổng tại đâu đâu, Henrietta phải đề nghị Poirot nhắc lại câu ông vừa hỏi. Poirot nói:
- Tôi hỏi, cô của bà, phu nhân Lucy, có quý ông John Christow không?
- Bà Lucy ấy à?... Bà ấy không phải cô tôi, mà là chị, mặc dù hơn tôi hàng hai ba chục tuổi. Có, bà Lucy rất quý John.
- Còn ông anh họ của bà, ông Edward Angkatell?
Poirot có cảm giác Henrietta lúng túng trong một lúc. Cuối cùng nàng nói:
- Edward chỉ mến John thôi, nhưng tại vì Edward rất ít biết về John.
- Còn ông em họ của bà, David Angkatell?
Vẻ mặt Henrietta sáng lên:
- David lại là trường hợp khác! Tôi cho rằng cậu ta ghét tất cả chúng tôi. Suốt ngày cậu ta chỉ ngồi một mình trong phòng thư viện, đọc bộ Bách Khoa Thư Anh quốc.
- Có vẻ ông David là người nghiêm túc.
- Tôi thương hại cậu ta thì có. Hoàn cảnh gia đình cậu ta rất không vui. Bà mẹ thì tàn tật, lại rất xấu tính xấu nết. David chỉ còn một cách để tự bảo vệ là cảm thấy mình cao hơn toàn nhân loại. Cách tự vệ ấy hiệu quả được một thời gian, nhưng không phải hoàn toàn vững chãi. Chính vì thế nhiều lúc David lộ ra là kẻ nhu nhược, không tự tin và rất đáng thương.
- Ông David có tự coi là cao hơn ông John Christow không?
- Cậu ta muốn nghĩ như thế, nhưng không nổi. Tôi có cảm giác David rất muốn giống hệt như John, cũng chính vì thế cậu ta căm ghét John.
Poirot gật đầu vẻ suy nghĩ. Lấp ló sau các thân cây, một người đang đi trên bờ bể bơi, người cúi, mắt nhìn xuống đất. Poirot nói:
- Tôi đoán người của thanh tra Grange. Có vẻ anh ta đang tìm thứ gì đó.
- Chắc tìm các dấu vết. Phải chăng cảnh sát ở đâu cũng chỉ chuyện đi tìm các dấu vết hay sao? Tàn thuốc lá, dấu vân tay, những mẩu diêm...
Giọng Henrietta lộ vẻ khinh bỉ.
Poirot nghiêm mặt nói:
- Đúng vậy! Cảnh sát tìm những dấu vết... và thỉnh thoảng họ tìm thấy. Nhưng dấu vết quan trọng nhất, thưa bà Savernake, chỉ có thể tìm thấy trong mối quan hệ giữa những con người trong thái độ họ đối xử với nhau.
- Tôi chưa hiểu rõ điều ông nói đấy!
Poirot ngửa đầu ra phía sau, mắt nhắm lại nói tiếp:
- Đó là những thứ rất nhỏ: một cử chỉ một cái nhìn, một giọng nói, những thứ mà bản thân những người đó cũng không định...
Bây giờ thì mắt ông nhắm hẳn lại.
Henrietta hỏi:
- Khi nói câu vừa rồi, ông có nghĩ đến cái gì cụ thể không?
Poirot đáp:
- Tôi nghĩ đến cử chỉ của bà, lúc bà đưa tay lấy khẩu súng Gerda Christow đang cầm rồi ném nó xuống bể.
Henrietta khẽ giật mình, tuy rất nhẹ nhưng không lọt qua mắt nhà thám tử. Nhưng nàng trấn tĩnh được ngay và điềm tĩnh thanh minh:
- Biết Gerda rất vụng về, tôi sợ trong súng còn đạn sẽ rất nguy hiểm, chị ta có thể làm bị thương một người nào đó...
- Nhưng người vụng về lại chính là bà! Bà đã để rơi khẩu súng xuống bể bơi, đúng thế không?
- Vì tôi luống cuống. Lúc ấy tôi cũng đang choáng váng... Nhưng ông định ám chỉ điều gì vậy thưa ông Poirot?
Lúc này Poirot mới mở mắt, ông nói:
- Nếu trên báng khẩu súng có những dấu vân tay, ý tôi nói là vân tay những người cầm vào nó trước khi bà Gerda Christow cầm, thì sẽ rất thú vị khi biết đó là dấu vân tay của những ai... Nhưng bây giờ thì không làm sao biết được nữa rồi!
Henrietta trả lời, giọng rất điềm tĩnh:
- Có nghĩa ông nghi những dấu vân tay đó là của tôi! Rõ ràng ông muốn nói rằng tôi giết John rồi để lại khẩu súng bên cạnh anh ấy, cốt để Gerda nhặt nó lên, và bắt chị ấy chịu trách nhiệm hoàn toàn về cái chết của chồng chị ta? Thế chứ gì? Nhưng nếu tôi giết John thì ông có tin được rằng tôi lại kém thông minh đến nỗi không lau hết các dấu vân tay của tôi không?
Poirot bác lại:
- Tất nhiên bà có đủ thông minh để biết rằng nếu bà hành động như vậy, trên khẩu súng sẽ chỉ có toàn vân tay của bà Christow, mà điều đó hết sức vô lý, bởi chiều hôm trước tất cả mọi người đều cầm khẩu súng và để lại dấu vân tay trên đó. Bà phải công nhận với tôi rằng, trước khi sứ dụng khẩu súng đó, không đời nào Gerda Christow lại xóa hết các dấu vân tay trên đó. Để làm gì kia chứ?
Henrietta chậm rãi nói:
- Vậy ra ông cho rằng tôi là hung thủ đã giết John?
- Khi hấp hối, nạn nhân chẳng nói ra tên của bà đấy sao?
- Ông cho câu nói ấy của John là lời tố cáo? Ông lầm rồi!
- Vậy đó là lời gì?
Henrietta cúi đầu, lấy mũi giầy vẽ nguệch ngoạc lên lớp cát trên mặt con đường. Nàng nói rất khẽ:
- Chẳng lẽ ông đã quên những lời tôi kể với ông lúc nãy về... về mối quan hệ giữa hai chúng tôi hay sao?
- Đúng thế! Hai người là nhân tình của nhau. Cho nên trước khi từ giã cõi đời, ông John Christow muốn nói lời vĩnh biệt bà! Chà, cảm động quá nhỉ!
Henrietta ngước cặp mắt giận dữ lên nhìn nhà thám tử:
- Ông cần thiết phải chế giễu tôi lắm à?
- Tôi không chế giễu! Tôi chỉ không thích người ta nói dối tôi... và tôi có cảm giác vừa rồi bà đã nói dối tôi!
Henrietta không hề bối rối:
- Tôi đã thú nhận với ông rồi, là không phải bao giờ tôi cũng nói thật. Nhưng ông hãy tin rằng lúc hấp hối, John gọi tên tôi không phải để tố cáo tôi đã giết anh ấy! Chẳng lẽ ông không biết rằng những người như tôi, những nghệ sĩ, những người sáng tạo, không có khả năng phá hủy, không có khả năng tiêu diệt mạng sống của bất cứ ai? Tôi không giết John, thưa ông Poirot! Tôi không thể làm cái việc đó! Đấy là sự thật tuyệt đối... và ông đừng nghi tôi chỉ vì tên tôi được nạn nhân nói lên trong lúc tâm thần đã hỗn loạn.
Poirot phản đối:
- Bác sĩ John Christow lúc ấy vẫn hiểu rất rõ điều ông ta muốn nói! Giọng nói của ông ta là giọng nói của người còn đầy đủ ý thức. Lời nói đó đồng thời cũng rành rọt, giống như mệnh lệnh của bác sĩ phẫu thuật trong phòng mổ, yêu cầu trợ lý đưa ông ta một dụng cụ ông ta đang cần!
- Nhưng...
Henrietta sửng sốt, tắc không trả lời được. Poirot vẫn nói tiếp:
- Tôi không tin bà có khả năng gây bất cứ một cuộc án mạng nào có chủ định. Không!... Nhưng trong một cơn nổi giận đột xuất bà có khả năng giết người. Và trong trường hợp ấy, thưa bà Savernake bà có đủ trí thông minh và sự sáng suốt để thực hiện những biện pháp đánh lạc hướng điều tra.
Henrietta, mặt tái nhợt, đứng phắt dậy. Quay về phía Poirot một bộ mặt hoảng hốt, nàng gượng cười nói:
- Vậy mà tôi cứ nghĩ ông có cảm tình với tôi!
Poirot thở dài, nói rất khẽ:
- Chính đấy là điều làm tôi rất buồn! Tôi đã có rất nhiều cảm tình với bà.
Sau khi Henrietta ra về, Poirot quay lại nhà mình.
Vụ án này rõ ràng không đơn giản như lúc đầu mình tưởng. Phản ứng của Henrietta lúc cuối cuộc trao đổi đã bùng lên vượt quá những dự đoán của Poirot. Ông không nghi Henrietta là thủ phạm giết John Christow, nhưng ông muốn biết nàng còn đang giấu ông điều gì. Điều gì vậy? Poirot phải thừa nhận với bản thân rằng ông chưa đoán được điều đó là gì.
Hercule Poirot nhăn mặt. Ông thấy mình còn rất xa sự thật.
Nhưng ông tin rằng nhất định mình sẽ tìm ra...