Chương 10
Trời trao nhiệm vụ nặng nề

39. Tri âm
Thực ra ngày 23 tháng 2 năm 1990, khi “Phụ trương” nhân dân nhật báo đăng bài ý tưởng cải cách của Hà Khai Ấm đã làm cho tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc Nhạc Kỳ Phong chú ý, đặc biệt là đoạn mào đầu gợi ý đập vào mắt trước bài viết càng làm cho ông hứng thú nồng nàn.
“Có thể nói theo luật “thuế 1/10” trong lịch sử, nộp thuế nông nghiệp 10% theo sản lượng mỗi mẫu, tức công lương hiện vật, đồng thời thu thêm 5% cho các khoản trích để lại nông thôn. Làm như vậy, nhà nước mỗi năm có thể được 40 triệu tấn lương thực không phải trả tiền, giảm nhẹ rất nhiều gánh nặng tài chính. Nông dân nộp đủ cho nhà nước, tập thể, còn lại đều là của mình, không đóng góp phân bổ bất hợp lý nữa”.
Tỉnh Hà Bắc cũng là tỉnh lớn nông nghiệp, tỉnh lớn sản xuất lương thực lâu nay cũng bị nhiều vấn đề trong công tác trưng thu thuế phí nông nghiệp quấy rầy khốn khổ, vì vậy, Nhạc Kỳ Phong chăm chú đọc hết bài viết của Hà Khai Ấm, lập tức cầm bút phê vào: “Các anh Vạn Quân, Văn Tảo, Tiến Trung tổ chức người nghiên cứu việc này, và viết báo cáo tình hình Hà Bắc cho tôi”.
Mấy đồng chí mà tỉnh trưởng Hà Bắc nói đến lần lượt là chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách tỉnh ủy, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính quyền tỉnh và chánh văn phòng chính quyền tỉnh. Nhạc Kỳ Phong không những cảm thấy hứng thú đối với ý tưởng cải cách của Hà Khai Ấm nêu ra, ông còn huy động tính tích cực của những người nghiên cứu chính sách của hai bên đảng và chính quyền, kết hợp tình hình hình của tỉnh Hà Bắc, lập tức tiến hành thảo luận và luận chứng.
Hôm đó, Văn phòng tỉnh ủy Hà Bắc ra quyết định, giao cho Phòng nghiên cứu chính sách tỉnh ủy dẫn đầu, thực hiện. Tiêu Vạn Quân, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách tỉnh ủy sau này điều lên làm Phó chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương lập tức điều binh khiển tướng. Thế là Dương Văn Lương ở tổ nông thôn Phòng nghiên cứu chính sách tỉnh ủy, sinh viên tốt nghiệp khóa 68 khoa chính trị quốc tế trường đại học Bắc Kinh, đã thấy trước là sẽ trở thành nhân vật quan trọng trong lịch sử cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc, vừa là ngẫu nhiên, lại vừa là tất nhiên đi vào tầm mắt của chúng ta.
Nhận nhiệm vụ này Dương Văn Lương cắm đầu vào nghiên cứu “chế độ công lương”, và sau ba tháng đã có thành quả nghiên cứu: “Thử bàn về thực hành chế độ công lương”. Sau khi hoàn thành bản thảo đầu tiên, ông viết một bức thư cho Hà Khai Ấm ở tận An Huy.
Thư viết với một tấm lòng vô cùng ngưỡng mộ.
“Tôi phấn khởi đọc được tác phẩm của ông, thu được rất nhiều bổ ích. Nay theo chỉ thị của tỉnh trưởng Nhạc Kỳ Phong, kết hợp tình hình của Hà Bắc tôi đã tiến hành luận chứng các kiến nghị mà ông nêu ra: ruộng đất canh tác quốc hữu, nông dân sử dụng vĩnh viễn, xóa bỏ chế độ hợp đồng đặt mua, thực hiện chế độ công lương (thuế 1/10). Tôi cho rằng những kiến nghị ông đề xuất đó về cơ bản thiết thực khả thi, nếu được áp dụng, nhất định sẽ nâng cao tính tích cực của nông dân bảo hộ đất canh tác và trồng lương thực, có lợi cho ổn định chế độ khoán gia đình, có lợi cho phát triển kinh tế nông thôn, tất nhiên càng có lợi cho ổn định chính trị nông thôn.
An Huy đã lập công đầu về mặt sửa chữa sai lầm “tả” lâu nay, thực hành chế độ khoán gia đình, nông dân toàn quốc cảm ơn Trần Bình Nguyên (nguyên Bí thư huyện ủy Phụng Dương); ông là người đầu tiên đề xướng kiến nghị ổn định, hoàn thiện chế độ khoán gia đình - ruộng đất canh tác quốc hữu, nông dân vĩnh viễn sử dụng ruộng đất, thực hành thuế 1/10, tất nhiên sẽ được nông dân toàn quốc chân thành biết ơn”.
Cuối thư đề: “Tri âm Hà Bắc Dương Văn Lương”.
Hà Khai Ấm nhận được thư này, vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng. Ông tuyệt nhiên không nghĩ tới những ý tưởng cải cách này của ông không chút tăm hơi ở An Huy, lại được tỉnh ngoại coi trọng như thế.
Coi là người tri kỷ không cần khách sáo, Hà Khai Ấm rất chân thành viết thư về bài “Thử bàn về việc thực hành chế độ công lương” của Dương Văn Lương.
Khi Dương Văn Lương hoàn thành việc sửa chữa cuối cùng bài viết, chuẩn bị báo cáo Tỉnh trưởng Nhạc Kỳ Phong, thì tình hình có thay đổi. Đúng vào lúc này, Nhạc Kỳ Phong được điều khỏi Hà Bắc, đi nhận chức Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh. Do Nhạc Kỳ Phong điều đi nơi khác, báo cáo của Dương Văn Lương cũng bị gác lại.
Nhưng Dương Văn Lương đã tốn rất nhiều tâm huyết vì việc này, do đó cũng không thể nào thoát ra được nữa. Có thể nói ông nhận nhiệm vụ này một cách thuần túy ngẫu nhiên, bị động, nhưng một khi đã lao mình vào thì ông tỉnh táo ý thức được, đây là một đề tài trọng đại rất có ý nghĩa, rất khó gặp được, và lại cảm thấy một trách nhiệm xã hội thiêng liêng. Vì thế nghiên cứu chế độ công lương đã trở thành một việc quan trọng nhất cuốn hút ông.
Vào thời gian đó, trên các báo tập san trong và ngoài tỉnh “Nông dân nhật báo”, “Cầu thị”, “Tham khảo quyết sách” và “Thông tin cải cách tổng hợp cấp huyện” lần lượt đăng các bài viết của Dương Văn Lương: “Ý tưởng thực hành chế độ ruộng đất quốc hữu, nông dân vĩnh viễn sử dụng”, “Về thuế 1/10”, “đóng góp hai tầng quá nặng”, vấn đề chờ đợi giải quyết”. Và “50 triệu nông dân hoan hô giải phóng lần thứ ba - báo cáo nghiên cứu về cải cách chế độ thuế nông thôn”. Cũng như Hà Khai Ấm, ông cũng hy vọng những bài viết này có thể làm cho cấp trên chú ý.
Ngày 16 tháng 7 năm 1991, trong một bức thư nữa gửi cho Hà Khai Ấm, ông viết:
“Tuy chúng ta chưa từng gặp mặt, nhưng từ trong lá thư và tác phẩm có thể thấy được, ông có tình cảm sâu nặng đối với nông dân, có trái tim sự nghiệp và tinh thần sứ mệnh nhiệt tình, mãnh liệt cao độ đối với công tác nghiên cứu chính sách của đảng…
Tôi là một thành viên trên mặt trận nghiên cứu chính sách nông thôn có được tri âm như ông, vô cùng sung sướng. Tôi rất sẵn lòng hợp tác với ông trên vấn đề ruộng đất, lương thực, dân số, đóng góp của nông dân, cùng nhau tìm tòi giải quyết những vấn đề tầng sâu cản trở kinh tế nông thôn phát triển hơn nữa. Từ khi thành lập nước đến nay, vấn đề nông dân của Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết tốt. Mọi người đều biết, thời kỳ đầu thành lập nước, nông dân được giải phóng, được chia ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tính tích cực sản xuất của nông dân rất cao, nhưng chẳng bao lâu, do quá độ nghèo về quan hệ sản xuất không sát thực tế, làm “một lớn hai chung”, thực hành công xã hóa, quyền tự chủ sản xuất của nông dân bị tước đoạt, phát triển nông nghiệp của Trung Quốc bị cản trở nghiêm trọng. Sau hội nghị Trung ương 3 khóa 11, thực hành chế độ khoán gia đình, nông dân có quyền tự chủ sản xuất, nhưng quyền sử dụng đất canh tác vẫn ở trạng thái biến động, làm cho nông dân không muốn bồi bổ lâu dài đất canh tác, lại cộng thêm rất nhiều danh mục phân bổ các loại thuế phí, nông dân không chịu đựng nổi.
Những vấn đề đó không giải quyết, nông nghiệp Trung Quốc không thể ổn định. Việc các vương triều phong kiến trong lịch sử thay thế nhau, nói cho cùng, đều liên quan đến đóng góp của nông dân quá nặng, cho nên gọi là “chính sự hà khắc còn dữ hơn cọp”, quan bức dân phản. Đảng cộng sản chúng ta lấy phục vụ nhân dân làm tôn chỉ, mục đích của xây dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho nhân dân sống cuộc đời tốt đẹp hạnh phúc ổn định, nếu không chú ý vấn đề đóng góp của nông dân, thì có thể làm cho Trung Quốc xã hội chủ nghĩa dẫm lại vết xe đổ của vương triều phong kiến”.
Ông thậm chí coi những ý tưởng cải cách của Hà Khai Ấm nêu ra đó là “lối thoát căn bản ngăn chặn bi kịch này tái diễn”.
Ngày 18 tháng 9 năm 1992, Dương Văn Lương và Khưu Thế Dũng cùng viết chung một bài “Chế độ công lương: lối thoát căn bản giảm nhẹ đóng góp của nông dân”. Không ngờ, rất nhiều bài viết liên quan của ông chỉ có độc một bài viết này được đăng trên tạp chí cơ quan tỉnh nhà, làm cho Bí thư tỉnh ủy Hình Sùng Trí chú ý. Hình Sùng Trí lập tức phê vào bài báo đó gửi cho Lý Bính Lương, Phó bí thư tỉnh ủy: “Đồng chí Bính Lương: triệu tập các đồng chí phụ trách liên quan vấn đề này nghiên cứu đề ra phương án cải cách, cố gắng tìm cách giải quyết về mặt luật pháp vấn đề đóng góp của nông dân quá nặng, chỉ nắm cái trước mắt không thể giải quyết được vấn đề này”.
Thực ra, trước đó Lý Bính Lương đã xem bài viết này ở Phòng nghiên cứu chính sách, và đã phê gửi cho Ngô Chí Hùng, chủ trì công tác của Phòng nghiên cứu chính sách, đồng thời kiêm nhiệm chủ nhiệm văn phòng tổ lãnh đạo cải cách tổng hợp cấp huyện. Ông đã phê vào bài viết của Dương Văn Lương: “Có rất nhiều gợi ý. Chọn một huyện thí điểm cải cách tổng hợp đem vấn đề này cùng với mở cửa giá lương thực, dầu ăn để thí nghiệm ra sao? Xin cân nhắc”. Bây giờ lại thấy ý kiến rất rõ ràng của Bí thư tỉnh ủy Hình Sùng Trí, quyết tâm của Lý Bính Lương muốn tiến hành thí nghiệm chế độ công lương càng lớn hơn, vì thế ông một lần nữa gửi lời phê cho Ngô Chí Hùng: “Đây là một vấn đề rất quan trọng. Theo lời phê của đồng chí Hình Sùng Trí, suy nghĩ ý kiến, rồi chọn thời gian thảo luận một buổi”.
Ngô Chí Hùng liên tiếp nhận được hai lời phê của Lý Bính Lương, không dám lề mề, lập tức tìm đến Dương Văn Lương, mong ông nhanh chóng đưa ra một cái gì cụ thể hơn.
Cuối cùng được lãnh đạo tỉnh ủy khẳng định, Dương Văn Lương rất phấn khởi, ông rất nhanh viết ra “kiến nghị về thực hành chế độ công lương”, cảm thấy chưa hài lòng lắm, sau đó lại khởi thảo một “Phương án cải cách chế độ công lương tỉnh Hà Bắc”. Để cho kín kẽ, vừa viết xong phương án, ông chạy đi trưng cầu ý kiến của Ban nông công tỉnh ủy, Văn phòng cải cách thể chế tỉnh, Sở tài chính và Sở nông nghiệp tỉnh, sau đó lại đi xuống huyện Chính Định, một huyện lớn sản xuất lương thực, trưng cầu ý kiến của bên dưới. Ông phát hiện thái độ của đảng bộ, chính quyền huyện Chính Định đối với tiến hành thí điểm này rất tích cực, vì thế lại cùng với Tạ Lục Sinh nghiên cứu viên cấp phó phòng Phòng nghiên cứu chính sách tỉnh ủy và 5 người trong Văn phòng cải cách tổng hợp huyện Chính Định là Từ Tường Hy, Tiêu Ngọc Vương, Hàn Căn Tỏa, Trương Ngân Tô, Diệp Chính Quốc, trải qua bốn tháng cùng nhau xuống điều tra tìm hiểu một trăm hộ nông dân của mười thôn trang thuộc năm hương trấn của huyện Chính Định. Cuối cùng sau bảy lần sửa chữa bản thảo, ông viết ra “Dự thảo làm thử thí điểm chế độ công lương huyện Chính Định”.
Lúc đó là tháng 5 năm 1993. Phương án cải cách đã viết xong, chuẩn bị báo cáo chính thức lên tỉnh ủy, Dương Văn Lương lại cảm thấy còn có một việc quan trọng chưa làm, đó là phải đi An Huy một chuyến đến thăm Hà Khai Ấm, người khởi xướng đầu tiên cải cách này, nghe qua ý kiến của ông.
Ngày 24 tháng 5 năm 1993, Dương Văn Lương từ Thạch Gia Trang đáp tàu hỏa xuống phía Nam, đến tỉnh lỵ Hợp Phì của tỉnh An Huy. Hợp Phì là một thành cổ có hơn 2000 năm lịch sử, đến ngày nay trong thành vẫn còn bảo tồn di chỉ Đài điểm tướng của Tào Tháo, Trương Liêu đại chiến bến Tiêu Dao thời kỳ Tam Quốc, còn bảo tồn đền Bao Công và mộ Bao Công của ông quan thanh liêm chính trực nổi tiếng thiên hạ Bao Chửng, còn có hương đường và cố cư của Lý Hồng Chương thân trước thân sau gánh nửa giang sơn Đại Thanh còn bị nhiều tranh cãi. Nhưng Dương Văn Lương tất tưởi bước chân lên phố Hợp Phì, không để tâm đến những điều đó, ông đến ở nhà khách đối diện với chính quyền tỉnh, vừa làm xong thủ tục, vội vã đi tìm Hà Khai Ấm.
Hà Khai Ấm gặp Dương Văn Lương từ xa nghìn dặm đến đây, và còn mang theo Tiều Ngọc Lương và Hàn Căn Tỏa của Văn phòng cải cách tổng hợv style='height:10px;'>
Trong “Thư gửi các bạn nông dân toàn tỉnh”, ba cơ quan quyền uy còn lần lượt công khai điện thoại của mình để cho nông dân yên tâm đã có bùa hộ mệnh.
Chính sách ưu ái nông dân đó, chẳng phải nói, rất nhanh được đông đảo nông dân nhiệt liệt hoan nghênh. Họ nghe hiểu, làm rõ, biết quyền lợi của mình có và cách thức bảo vệ những quyền loại đó, cho nên ai cũng vỗ tay hoan hô, đi báo cho nhau.
Chúng tôi đến thăm ông Nghiêm Hùng Xương, một trong những người đi đầu “khoán lớn” năm xưa ở thôn Tiểu Cương huyện Phụng Dương, khi hỏi những thay đổi của cải cách thuế phí mang lại cho nông dân, ông phấn khởi nói, năm ấy đối với Tiểu Cương là một năm gay go, khi gieo hạt vụ xuân thì gặp hạn hán, khi thu hoạch vụ thu thì gặp lũ lụt, có nơi mất trắng, may mà thực hiện cải cách thuế phí, đóng góp của bà con giảm gần 1/3, nếu không thì thật không biết mọi người sẽ sống ra sao.
Trước khi tỉnh An Huy là tỉnh thí điểm, khi Hồi Lương Ngọc còn làm tỉnh trưởng, trên cơ sở tiến hành thí điểm cải cách ở vùng Phụ Dương trước tiên, An Huy phát triển đến hơn 20 huyện thị ở vùng dọc sông Hoài, bây giờ phạm vi cải cách của những huyện thị đó mở rộng hơn, nội dung cũng phong phú hơn. Trong đó, cải cách của huyện Hoài Viễn được cấp cao khẳng định.
Trước kia, 26 xã trấn của huyện Hoài Viễn, tuyệt đại đa số xảy ra chuyện kéo nhau đi khiếu kiện vì nông dân đóng góp quá nặng, năm 1998 xảy ra 289 vụ (lượt) được gọi là “huyện lớn số một đi khiếu kiện của An Huy”. Đến năm 1999, toàn huyện bắt đầu thực hiện thí điểm cải cách, việc đi khiếu kiện vì đóng góp của nông dân giảm xuống chỉ có 5 vụ (lượt). Lần thí điểm này, gọi là cải cách vòng hai của huyện Hoài Viễn, hiệu quả của giảm nhẹ đóng góp càng rõ rệt hơn.
Vào buổi sáng ngày 21 tháng 9 năm 2000; một phóng viên của báo “Nam Phương cuối tuần” đi vào xóm dân cư thôn Tống Trang thị trấn Bao Tập huyện Hoàn Viễn, gặp Tống Gia Toàn 37 tuổi đang sàng sảy hạt vừng trong sân nhà. Tuy năm đó Tống Trang cũng như thôn Tiểu Cương huyện Phụng Dương đều gặp xuân hạn thu úng, thu hoạch thấp hơn năm trước, nhưng xem ra Tống Gia Toàn râu ria lồm xồm, lòng vẫn vui.
Nhà họ Tống có 4 người, kinh doanh bốn mẫu rưỡi đất, nửa năm đầu họ trồng toàn lúa mì, sau vụ hè họ trồng hai mẫu lạc, hai mẫu ngô, còn trồng xen kẽ một số hạt bông và vừng. Sản lượng mỗi mẫu lúa mì khoảng 325 kg, tổng cộng thu được 1.300 kg, theo giá thu mua 106 NDT, 100 kg thì được 1.378 NDT; hai mẫu lạc 500 kg, khoảng 1.000 NDT; hai mẫu ngô 550 kg, được khoảng 500 NDT. Thu nhập ròng làm ruộng cả năm của gia đình anh khoảng 2.320 NDT. Đầu tháng 6, trên giấy báo nộp thuế của Tống Gia Toàn nhận được ghi rất rõ: Căn cứ vào diện tích canh tác của gia đình ông, sản lượng tính thuế, thuế suất và giá thu mua lương thực năm nay, phải nộp thuế nông nghiệp 178,87 NDT, phần thu thêm thuế nông nghiệp 35,77 NDT, hai khoản cộng lại tất cả là 214,64 NDT, sự nghiệp công ích trong thôn “bàn từng việc một” theo qui định nhiều nhất không quá 15 NDT, có nghĩa là đưa “một chính, một phụ, bàn từng việt một” của cải cách thuế phí lần này lên bàn toán, không đến 220 NDT. Bãi bỏ khoản thu ngân sách; thuế đặc sản nông nghiệp cũng thu theo nguyên tắc “không thu trùng lặp, chỉ có thấp chứ không cao”, ngoài ra, Tống Gia Toàn theo chính sách có quyền không nộp bất cứ thuế phí nào khác nữa, vì thế anh rất phấn khởi nộp lương nộp thuế đúng thời hạn, nhẹ nhõm cả người.
Anh nói với phóng viên, nếu ở mấy năm trước, thuế này phí kia lộn tùng phèo do trấn, xã, thôn đặt ra, thì nhà anh ta có 4 người phải nộp đến 600 NDT, đại đa số các khoản thu đều chưa nghe nói, một nông dân như anh làm thế nào biết được cái nào thật cái nào giả? Người ta không thể nào chịu đựng nổi.
Ông Chu Hưng Niên, trấn trưởng Bao Tập cũng nói khi tiếp phóng viên: “đóng góp của nhà Tống Gia Toàn từ 600 NDT giảm xuống còn 212 NDT, không chỉ giảm bớt số lượng, mà còn là sự thay đổi về chất”. Trước đây thu phí bằng thủ đoạn hành chính vô trật tự, bây giờ thu thuế theo luật pháp, nông dân dễ giám sát, thu phí bừa bãi thì không có danh mục và biên lai, chỉ cần nghiêm chỉnh chấp hành thì có thể giảm nhẹ về căn bản đóng góp của nông dân.
Sau một trận mưa lạnh tháng chạp năm 2001, chúng tôi cũng đến trấn Bao Tập này, được gặp trấn trưởng Chu Hưng Niên. Ông là người xã Mai Kiều huyện này, làm giáo viên dân lập sáu năm, năm 1984 lúc 25 tuổi bắt đầu làm Phó xã trưởng, về sau lần lượt làm lãnh đạo ở bốn xã trấn, 17 năm liền. Khi chúng tôi gặp ông, ông đang thư thả ngồi trên xa lông của văn phòng uống trà, và xem giấy tờ ở trên gửi xuống. Nhắc đến giảm nhẹ đóng góp, hỏi đến cải cách thuế phí, ông phấn khởi nói như cái máy. Ông nói, sắp đến hết năm rồi, trước đây, gặp phải lúc này ai còn dám ngồi ở đây thanh thản uống trà, càng gần cuối năm càng bận, đến tận từng nhà thúc giục đóng thuế nộp lương! Đã mỏi cả chân, còn dễ xảy ra va chạm với nông dân, thậm chí có lúc muốn thuê “đội thu lương thực” đi thu cũng không xong, khi cần thiết còn phải nhờ đồn công an đến dọa. Bây giờ tốt rồi, đã cởi trói cho cán bộ xã thôn rồi, nông dân cũng không còn lo “đội thu lương thực” hò hét gõ cửa bê thóc, bê tủ, bắt trâu bò. Nông dân làm tốt việc đồng áng, cán bộ cũng rảnh tay làm một việc thiết thực cho nông dân.
Hôm chúng tôi đến cũng là ngày làm việc đầu tiên của đồng chí Hà Vân, Bí thư đảng ủy trấn Bao Tập vừa điều động từ Thường Văn về, hai người kể cho chúng tôi nghe một giai thoại của Phó Thủ tướng Ôn Gia Bảo đi điều tra nghiên cứu ở Hoài Viễn.
Ngày 12 tháng 4 năm 2000, An Huy theo bố trí của Trung ương tiến hành toàn diện cải cách thuế phí trong toàn tỉnh mới được hơn một tháng, Ôn Gia Bảo chẳng ngại bụi đường vất vả đến đây, muốn đến huyện Hoài Viễn “huyện lớn” số một đi khiếu kiện của An Huy để xem ra sao. Mặc dù Ôn Gia Bảo đến đột ngột, đảng ủy và chính quyền địa phương vẫn bố trí chu đáo. Chiều hôm đó, xe xuất phát từ trấn Phong Phụ trên đường sắt Bắc Kinh - Triết Giang, đi qua ngã tư bên sông Oa rẽ vào đường cái của trấn Bao Tập huyện Hoài Viễn. Nhìn thấy sắp đến Bao Tập, xe của Ôn Gia Bảo cố ý lùi lại sau, rồi bất thình lình quay đầu xe, rời đường ô tô chạy thẳng đến thôn Thường Hồ, xã Phì Hà không hề sắp xếp. Đồng chí muốn “kiểm tra đột xuất” tình hình tiến hành cải cách thuế phí nông thôn.
Sau khi điều tra tỉ mỉ ở thôn Thường Hồ, xã Phì Hà, Ôn Gia Bảo cảm thấy quả thật rất tốt, sau đó cho xe trở lại đường ô tô. Ai ngờ, xe chạy chẳng bao xa, Ôn Gia Bảo phát hiện một bên đường ô tô có một con đường đất đơn sơ, đồng chí bảo lái xe rẽ ngoặt rồi đi thẳng đến xóm dân cư thôn Tống Tranh, thôn Lâm Trang mà phóng viên “Nam phương cuối tuần” đã đến.
Có lẽ vì làm 17 năm ở ngành địa chất cơ sở, quanh năm suốt tháng trèo đèo lội suối, đã tôi luyện đôi bàn chân chắc nịch, có lẽ sau khi ngồi ở vị trí cao vẫn thường xuyên đi sâu vào tuyến đầu, tinh thần sức lực của Ôn Gia Bảo rất dồi dào, đi bộ quen chân, thoắt đi vào thôn như người khách quen ở đây, nhiệt tình vẫy chào, thình lình dừng lại hỏi chuyện với dân làng, rồi đi vào hết nhà này sang nhà khác, đồng chí muốn tận mắt nhìn sự thật.
Nói đến tình hình bồi đồng Ôn Gia Bảo, Hà Vân bỗng nghiêm sắc mặt. Đồng chí nói, ngày 13 tháng 4, huyện vốn sắp xếp Ôn Gia Bảo đi trấn Thường Phần, khi xe đến Vương Trang, Ôn Gia Bảo bỗng bảo “dừng xe lại”, xe vừa đỗ lại, đồng chí nhảy ra khỏi xe, đi băng băng. Lúc đó Hà Vân vẫn còn làm Bí thư thị trấn Thường Phần, để đuổi kịp Ôn Gia Bảo, tất nhiên phải chạy mệt vã mồ hôi.
Phải nói rằng, Thường Phần ở huyện Hoài Viễn là một xã, trấn khá sung túc, Ôn Gia Bảo vào thôn Vương Trang, thấy nhà ai xấu xí thì vào nhà ấy, thấy ai mặc xoàng xĩnh thì tìm người ấy điều tra. Cuộc tọa đàm ở trấn chuẩn bị trước bị bỏ nhỡ, Ôn Gia Bảo lại mở một cuộc họp nông dân tâm sự do đồng chí đích thân chủ trì ở thôn Vương Trang. Đồng chí để mọi người nói thoải mái, cứ nói thật, nói thẳng.
Kết quả của cuộc điều tra nghiên cứu làm đồng chí rất hài lòng. Đồng chí tin chắc cải cách thuế phí nông thôn thực sự làm cho đóng góp của nông dân huyện lớn sản xuất lương thực, huyện lớn đi khiếu kiện này đang được giảm nhẹ.
Năm đầu tiên tiến hành toàn diện cải cách thuế phí nông thôn, Sở thanh tra tỉnh An Huy tiến hành một cuộc kiểm tra nghiêm túc đối với tình hình cải cách thuế phí năm 2000 ở 85 xã (trấn) của 17 thành phố trực thuộc và 62 huyện (thành phố, địa khu)trong toàn tỉnh. Kết quả cho thấy, đóng góp bình quân đầu người của những xã, trấn này đã từ 123,98 NDT giảm xuống còn 83,14 NDT, giảm được 48,84 NDT so với trước khi cải cách, đóng góp của nông dân giảm nhẹ rõ rệt.
Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa khi trả lời phỏng vấn nói: “công tác thí điểm cải cách thuế phí nông thôn xét trên tổng thể tiến triển tương đối thuận lợi. Trước hết cải cách đã mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Qua tính toán, sau cải cách, thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp và phần thu thêm tổng cộng 3,661 tỷ NDT, giảm bớt 1,164 tỷ NDT so với trước cải cách. Cộng thêm bãi bỏ thuế sát sinh và huy động vốn cho giáo dục nông thôn, tổng số đóng góp thuế phí của nông dân giảm bớt 1,690 tỷ NDT, mức giảm là 31%. Đồng thời, chính quyền tỉnh bãi bỏ các loại thu phí, huy động vốn, quĩ hành chính và 50 khoản đạt tiêu chuẩn nhằm vào nông dân. Ba loạn cơ bản được ngăn chặn có hiệu quả”.
Ngày 5 tháng 8 năm 2000 công nguyên, vào một tối thứ bảy, trong chương trình “Tin tức tổng hợp” vào giờ hoàng kim, Đài truyền hình Trung ương đưa tin tỉnh An Huy tiến hành cải cách thuế phí nông thôn. Đây rõ ràng không phải là lần đầu tiên phát “tin tức” này, mà nó đã cách nhau 5 tháng và ba ngày so với thời gian “Trung ương xác định lấy tỉnh làm đơn vị tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn ở tỉnh An Huy”. Tất nhiên đó không phải là “sơ suất” của Đài truyền hình Trung ương, mà chỉ cơ thể cho thấy sự thận trọng và chú ý hiệu quả của cải cách lần này. Bởi vì lúc này thu hoạch vụ hè đã xong, công tác cải cách thuế phí nông thôn của tỉnh An Huy vào trận rộn ràng, đã nhìn thấy kết quả ban đầu.
48. Hai số “Tham khảo nội bộ”
Giảm nhẹ đóng góp của nông dân có nghĩa là tài chính của huyện xã thâm hụt lớn hơn. Làm thế nào để bù vào thâm hụt thu nhập tăng lên đột ngột này, bỗng chốc trở thành vấn đề hết sức cấp bách phải giải quyết gấp.
Lấy huyện Thái Hòa tiến hành thí điểm cải cách thuế phí sớm nhất làm dẫn chứng, thâm hụt thu nhập năm 2000 khi tiến hành cải cách thuế phí nông thôn này đã lên đến 97,36 triệu NDT, thiếu gần 100 triệu NDT.
Tiền đã không đủ chi thì hoặc là tăng thu, hoặc là giảm chi. Trung ương tỉnh năm lần bảy lượt chỉ thị “phải bảo đảm đóng góp của nông dân hạ thấp thiết thực, không cho tái diễn”, chủ tâm khai thác lại nguồn quan trọng này từ nông dân đã bị vít lối. Cơm không đủ ăn chỉ còn biện pháp hữu hiệu nhất là giảm bớt người ăn cơm. Năm năm về trước, khi bắt đầu làm thí điểm cải cách thuế phí, huyện Thái Hòa đã tinh giản một số đông người, thâm hụt bây giờ còn lớn hơn bất cứ lúc nào, chỉ có cho nghỉ việc tất cả nhân viên hợp đồng ngoài biên chế vì thế tinh giảm tất cả nhân viên thừa biên chế, trong xã, trấn. Những việc này ngày thường không hạ nổi quyết tâm, cũng không ra tay nổi, bây giờ không có lựa chọn nào khác phải đưa lên chương trình nghị sự.
Nhưng ngay cả khi cho thôi việc những nhân viên hợp đồng ngoài biên chế và tinh giản nhân viên thừa biên chế vẫn chẳng làm được, cũng phải xem xét kỹ đối với nhân viên trong biên chế, có người không thể không khuyên họ nghỉ vì bệnh, hoặc về hưu sớm để rút bớt biên chế. Tất nhiên, ai nghỉ, ai không nghỉ, trong đó còn nhiều nhân tố phức tạp cảm tình cá nhân, hoàn cảnh gia đình v.v… phải xem xét, nhưng cố gắng hết sức để thu hẹp số người ăn cơm vua đã không thể trì hoãn được nữa.
Sau khi giảm bớt số người ăn cơm, còn phải sống khắc khổ. Đảng ủy, chính quyền huyện Thái Hòa sau đó lại đưa ra khẩu hiệu “đặt đũa xuống, cho xe nghỉ, đóng máy lại”, đồng thời đưa ra một loạt qui định chế độ tương ứng nhưh này sớm nhất, vô cùng cảm động nắm chặt lấy hai tay bác Hà rất lâu, và nói liên hồi: “Tốt quá rồi. Thắp đèn lồng cũng tìm không ra, hôm nay thầy đến nhà rồi”.
Lý Bội Kiệt đứng trước người thật không nói dối, ông nói với Hà Khai Ấm, cải cách thuế phí của trấn Tân Hưng vẫn làm chui, nhưng cải cách này vô cùng trọng đại, chỉ dựa vào một xã đơn thương độc mã, chẳng khác nào thuyền con xông ra biển cả, đứng trước biến cố quá lớn, hiểm nguy quá lớn, khó khăn quá lớn. Trước đây, trấn qui định, một mẫu mỗi năm chỉ thu của nông dân 30 NDT “phí thuế khoán”, nhưng nhiều ngành cấp trên vẫn biến báo gán ép nhiệm vụ, phân bổ bừa, trấn chống đỡ không nổi, vì vậy cải cách có lúc hầu như không tiếp tục được!
Hà Khai Ấm tuy cảm thấy lo lắng cho tình cảnh đó của trấn Tân Hưng, nhưng ông vẫn không kìm nổi phấn khởi. Ông nghĩ, làm được là tốt. Mặc dù cải cách biện pháp trưng thu thuế phí này của trấn Tân Hưng, cũng giống như cải cách chế độ công lương của huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc, nói cho cùng, vẫn chỉ là một thứ tu bổ không lý tưởng đối với thể chế cũ, hơn nữa vẫn là dùng quyền lực hành chính hợp pháp, đưa một số lợi ích bất hợp pháp trước mắt của ngành hành chính và tổ chức tập thể vào khoản thuế phí để trưng thu, thậm chí tỏ ra khoanh tay bó gối trước sự biến đổi của thị trường lương thực, nhưng việc thí điểm cải cách mạnh dạn này đã tiết kiệm rất nhiều giá thành quản lý trưng thu thuế phí, ngăn chặn cái thế đóng góp của nông dân tăng lên, huy động được tính tích cực của nông dân làm ruộng, và cải thiện được quan hệ giữa đảng với quần chúng, giữa cán bộ với quần chúng ở mức độ nhất định. Nhất là bất cứ vấn đề gì mà một cải cách có thể giải quyết thông thường đều nhiều hơn, rộng rãi hơn, sắc bén hơn những vấn đề mà cải cách gây nên, chính vì vậy, nó cung cấp cho chúng ta bài học và gợi ý đều không có gì quý hơn.
Sự đột phá, chưa từng có này, rõ ràng là mang ý nghĩa cột mốc không thể lường hết được trên con đường nông thôn Trung Quốc đi đến cải cách bước hai!
Hà Khai Ấm và Lý Bội Kiệt hầu như là mới gặp nhau đã quen thân như bạn cũ, hai người trò chuyện suốt đêm. Sau đó Hà Khai Ấm chịu khó đến từng hộ trong thôn, trên đường vừa tìm hiểu, vừa suy nghĩ. Sau khi trở về Hợp Phì, ông viết lại những điều tai nghe mặt thấy của mình thành một bản báo cáo điều tra nghiên cứu gửi thẳng cho chính quyền nhân dân tỉnh An Huy.
Điều làm ông phấn khởi bất ngờ là Vương Chiêu Diệu nguyên bí thư địa ủy địa khu Phụ Dương, lập nên khu thí nghiệm cải cách nông thôn Trung Quốc sớm nhất, lúc này giữ chức phó tỉnh trưởng thường trực tỉnh An Huy.
Việc thay đổi nhân sự này đưa đến cho Hà Khai Ấm một dự cảm: An Huy là tỉnh lớn nông nghiệp, có lý do mang đến một ít mừng vui cho nhân dân trong nước về việc đi sâu cải cách nông thôn.
Sau khi từ huyện Oa Dương trở về chẳng bao lâu, Hà Khai Ấm đi đến khách sạn Lúa Thơm ở Hợp Phì tham gia hội nghị công tác nông thôn toàn tỉnh, trong lúc hội nghị giải lao, một người dự hội nghị tên là Mã Minh Nghiệp tìm gặp ông, tự nói tên tuổi, giới thiệu mình là huyện trưởng huyện Thái Hòa, nói họ đã xác định năm này là “năm tăng thêm thu nhập cho nông dân, giảm nhẹ đóng góp của nông dân”, vì thế, huyện ủy, chính quyền huyện còn đề ra một chiến lược “lấy cải cách mưu cầu phát triển, lấy cải cách giảm nhẹ đóng góp”, huyện thông qua điều tra nghiên cứu nông thôn, cuối cùng xác định bắt tay tiến hành cải cách ở “thu thuế bỏ phí”.
Mã Minh Nghiệp nói thẳng, “Thưa thầy Hà, chúng tôi đã sớm biết thầy có rất nhiều ý tưởng rất hay về mặt đi sâu cải cách nông thôn”, “chúng tôi chúng đã tham quan trấn Tân Hưng của Oa Dương, huyện Thái Hòa, cũng định làm thử về cải cách thuế phí, mong được sự giúp đỡ của thầy”.
Hà Khai Ấm nghe rất phấn khởi nói: “Được, tôi có thể cung cấp cho anh một số tư liệu về mặt này”.
Mã Minh Nghiệp nói: “Thế thì rất cảm ơn thầy, lúc nào có thể cho tôi xem được?”
“Sau hội nghị tôi trao cho anh”.
“Nhưng tôi muốn xem ngay bây giờ”.
“Bây giờ?”. Hà Khai Ấm không nhịn được cười.
Mã Minh Nghiệp nói rất nghiêm túc: “Tốt nhất là hôm nay”.
“Được, tôi sẽ đi tìm”.
Tối hôm đó, Hà Khai Ấm về nhà lấy một số bài nghiên cứu của mình, trao cho huyện trưởng Mã Minh Nghiệp.
Điều càng làm Hà Khai Ấm bất ngờ hơn là động tác của huyện Thái Hòa nhanh đến kinh người, chỉ mấy ngày sau, họ trình lên chính quyền tỉnh một bản “Báo cáo ý kiến cải cách thuế phí nông nghiệp huyện Thái Hòa”.
Đây là việc về nông nghiệp nên “báo cáo” đến tay Vương Chiêu Diệu. Vương Chiêu Diệu nhận được báo cáo của huyện Thái Hòa vừa là không hẹn mà gặp, vừa nằm trong dự kiến. Bởi vì khi ông còn là Bí thư địa ủy Phụ Dương nảy sinh hứng thú rất lớn đối với cải cách thuế phí, ông nói với Hà Khai Ấm: “Chúng tôi quyết định làm” và dẫn Hà Khai Ấm đi tìm địa phương thí điểm. Khi tư tưởng của ban lãnh đạo hai huyện Dĩnh Thượng, Oa Dương còn rất khó thống nhất, ông lại nói với Hà Khai Ấm: “Việc này không vội được. Có một nơi anh yên tâm, tôi ủng hộ anh làm cải cách thuế phí ở địa khu Phụ Dương”. Bây giờ huyện Thái Hòa của địa khu Phụ Dương cuối cùng đã đứng ra, điều kiện rõ ràng cũng tương đối chín muồi, vì thế, ông đứng lên đánh trống mở đường cho cuộc cải cách này của Thái Hòa.
Ông lập tức viết lời phê: “Gửi đồng chí Diêu Tường đọc: Tiến hành cải cách chế độ thuế nông nghiệp ở huyện Thái Hòa, tôi cho rằng có thể làm được, xin cân nhắc”.
Thái độ của ông rất rõ ràng: “Tôi cho rằng có thể làm được”; là Phó tỉnh trưởng thường trực chính quyền, ông không những ra sức hỗ trợ, mà còn tìm thêm sự ủng hộ của Phó bí thư Phương Diêu Tường, được tỉnh ủy phân công phụ trách công tác này.
Ý kiến của Phương Diêu Tường lúc bấy giờ cũng rất rõ ràng: “Tận tâm thí điểm, chú ý tổng kết, giữ vững ổn định”.
Sau khi có ý kiến cụ thể của lãnh đạo phụ trách chính của tỉnh ủy, Vương Chiêu Diệu lập tức thông tin cho Phó văn phòng Trường Phong Sinh, yêu cầu Phó chủ nhiệm Ban kinh tế nông nghiệp tỉnh Ngô Chiêu Nhân căn cứ vào chỉ thị của lãnh đạo chủ quản tỉnh ủy, nhanh chóng tổ chức đơn vị hữu quan luận chứng nghiêm chỉnh, và nhấn mạnh cần phải tận tâm tổ chức, làm tốt thí điểm, chú ý tổng kết kinh nghiệm và kịp thời báo cáo tình hình tiến triển.
Trương Phong Sinh nhanh chóng chuyển “báo cáo” có lời phê của hai vị lãnh đạo tỉnh cho Ngô Chiêu Nhân. Ngô Chiêu Nhân triển khai bố trí rất nhanh.
Bốn vị lãnh đạo hữu quan của đảng bộ, chính quyền tỉnh, cùng ngày có lời phê rõ ràng vào “báo cáo” yêu cầu cải cách thuế phí ở huyện Thái Hòa, và văn phòng tổ lãnh đạo công tác nông thôn tỉnh, ngày hôm sau đã gửi thông tri triệu tập cuộc hội nghị luận chứng và cả “báo cáo” của huyện Thái Hòa cho các đơn vị và ngành hữu quan: Ban cải cách thể chế tỉnh, Sở tài chính tỉnh, Văn phòng giảm nhẹ đóng góp tỉnh và Văn phòng chính quyền tỉnh. Hiệu suất công tác giải quyết sự kiện cải cách trọng đại này hiếm thấy trong lịch sử của tỉnh An Huy.
Hà Khai Ấm khi nhận được thông tri mời ông dự hội nghị luận chứng, cũng giật mình về tốc độ xử lý phi thường này. Ông tin rằng, điều này dứt khoát có liên quan tới Phó tỉnh trưởng Vương Chiêu Diệu luôn ở tuyến đầu cải cách, liên quan đến tình thế cải cách sục sôi khí thế của hai tỉnh Hà Nam, Hà Bắc. Tất nhiên còn có một nhân tố quan trọng không nên coi thường là vào mùa xuân năm đó, một nông dân trẻ tên là Đinh Tác Minh ở thôn Lộ Doanh xã Kỷ Vương Trường huyện Lợi Tân tỉnh An Huy, vì phản ánh vấn đề đóng góp của nông dân bị đánh chết ở đồn công an, vụ án gây chấn động đến Trung ương. Sau đó, Trung ương Đảng, Quốc Vụ viện liên tiếp đưa xuống thông tri khẩn cấp, hội nghị chuyên đề và cả thẩm tra xử lý các khoản liên quan đến nông dân, trong khoản thời gian ngắn, “giảm nhẹ đóng góp” trở thành việc lớn hàng đầu của Trung Quốc năm đó.
Có thể nói, “Báo cáo” của huyện Thái Hòa yêu cầu tiến hành cải cách thuế phí nông thôn, lấy giảm nhẹ đóng góp của nông dân làm tôn chỉ chủ yếu được cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa!
Vì vậy, Hà Khai Ấm cảm thấy, có sự ủng hộ hợp sức cả trên lẫn dưới, triệu tập cuộc hội nghị luận chứng trong tình hình như thế thì không thể xảy ra điều gì bất ngờ nữa.
Thế nhưng, tình hình mà ông không ngờ tới vẫn xảy ra.
8 giờ 30 phút sáng ngày 8 tháng 11 năm 1993, cuộc hội nghị luận chứng do Ngô Chiêu Nhân, Phó chủ nhiệm Ban kinh tế nông nghiệp tỉnh chủ trì khai mạc đúng giờ tại lầu sáu cơ quan tỉnh ủy. Tham gia hội nghị, không những có những người phụ trách các đơn vị và ban ngành Ban cải cách thể chế tỉnh, Sở tài chính tỉnh, Văn phòng giảm nhẹ đóng góp tỉnh, Văn phòng chính quyền tỉnh v.v…, còn có Trưởng phòng sản xuất, Trưởng phòng điều tra nghiên cứu, Chủ nhiệm văn phòng, Bí thư chi bộ đảng và Trưởng phòng quản lý kinh tế của Ban kinh tế nông nghiệp tỉnh đều đến dự; huyện trưởng huyện Thái Hòa Mã Minh Nghiệp, Trưởng phòng Phòng tài chính huyện Cung Hiểu Lê, Phó chủ nhiệm ban kinh tế nông nghiệp huyện Châu Tân Hoa và trưởng phòng điều tra nghiên cứu của chính quyền huyện Tống Duy Xuân cũng đều từ Thái Hòa về tỉnh, dự cuộc hội nghị này.
Hà Khai Ấm đến hội trường từ sớm.
Tại hội nghị, Phan Mậu Quần, trưởng phòng Phòng nông thôn Ban cải cách thế chế tỉnh phát biểu nhiệt tình sôi nổi. Ông rất tán thưởng cải cách mạnh dạn của huyện Thái Hòa, cho rằng “báo cáo” của họ rõ ràng rành mạch, thiết thực khả thi, thao tác tiện lợi, khẳng định đầy đủ, đồng thời, cũng nêu ra một số ý kiến cụ thể sửa đổi hoàn thiện thêm. Tiếp đó, Mao Lễ Hòa, thư ký văn phòng giảm nhẹ đóng góp tỉnh nêu ra, đóng góp của nông dân hiện nay thực là quá nặng, lại vẫn không giảm được, vì vậy, ông bày tỏ sự ủng hộ đối với “báo cáo” của huyện Thái Hòa, cho rằng có thể làm thử. Chu Tín Sinh, Trưởng phòng Phòng điều tra nghiên cứu Ban kinh tế nông nghiệp tỉnh thì nói, khi đồng chí Hà Khai Ấm vừa bắt đầu nêu ra ý tưởng cải cách thuế phí, ông đã giơ hai tay tán thành, chỉ cảm thấy phương án này của Thái Hòa đưa ra hiện nay vẫn còn hơi thô một chút, ông tin tưởng thông qua không ngừng tìm tòi, thực tiễn, công tác này sẽ ngày càng được hoàn thiện.
Hà Khai Ấm cũng phát biểu tại hội nghị. Ông chủ yếu nói đến suy nghĩ của mình đối với cải cách thuế phí bao nhiêu năm qua, và nêu rõ, đã là một cuộc cải cách tất nhiên sẽ liên quan đến những vấn đề cụ thể của nhiều ngành, vì vậy đặc biệt mong muốn các ngành hữu quan thông cảm và ủng hộ nhiều nhiều cho cải cách này của huyện Thái Hòa.
Phát biểu của mọi người về cơ bản đều bày tỏ thái độ ủng hộ tích cực, nhưng không ai ngờ, đại diện của Sở tài chính tỉnh, ngành chủ quản công tác trưng thu thuế nông nghiệp, lại nằng nặc đưa ra ý kiến phủ định và rất gay gắt.
Lúc này, Trưởng phòng Phòng thuế nông nghiệp Sở tài chính tỉnh Trương Quang Xuân ngồi ở ghế cách xa Hà Khai Ấm thình lình đứng dậy tay chỉ Hà Khai Ấm, lớn tiếng chỉ trích: “Ông Hà, ông đừng đứng dậy phát biểu cho đỡ đau lưng! Đưa ra chủ ý bừa bãi! Ông làm loạn thuế phí, thu không được thuế, từ nay trở đi ai trả lương? Đến lúc không trả được lương, mọi người sẽ không tìm ông, mà là tìm tôi”.
Giọng ông ta rất to, nói rất gay gắt, vụt đứng lên lại chỉ thẳng vào Hà Khai Ấm, tất cả đều xảy ra rất đường đột, làm cho những người dự hội nghị ai cũng ngớ người ra.
Không khí hội nghị bỗng chốc trở nên căng thẳng.
Thoạt đầu khi chúng tôi nghe khúc nhạc dạo đầu này ở hội nghị luận chứng, cũng cảm thấy không hiểu nổi. Bởi vì, Phòng thuế nông nghiệp suốt ngày làm bạn với “thuế nông nghiệp”, là người phụ trách của ngành này lẽ ra phải rõ hơn ai hết đóng góp của nông dân ở nông thôn hiện nay, đóng góp đó quá nặng, ngay cả Thủ tướng Chu Dung Cơ về sau cũng không thể không lớn năm người do Trợ lý chủ nhiệm ban nông nghiệp tỉnh Hứa Vũ dẫn đầu từ tỉnh lỵ Hợp Phì về huyện lỵ Đảng Sơn cách trên mấy trăm cây số. Trước tiên, họ gặp Bí thư huyện ủy Mã Tuấn tìm hiểu tình hình, không ngờ Mã Tuấn nói rất tùy tiện: “Nhân dân ở địa phương đó luôn luôn không chăm lo sản xuất, cứ đi kiện tụng”.
Hứa Vũ nghe qua biết vị bí thư huyện ủy này quá trẻ, đến lúc này vẫn chưa rõ tính chất nghiêm trọng của sự kiện Trình Trang, bèn nói “Chúng tôi xuống xem sao”.
Mã Tuấn thấy đoàn cán bộ tỉnh nhất quyết phải xuống dưới điều tra nên ngăn cản khéo, nêu ra tính chất nguy hiểm khi đi xuống đó: “Các anh đi lúc này e rằng không thể bảo đảm an toàn tính mạng”.
Tất nhiên Hứa Vũ không tin. Theo kinh nghiệm của ông, chỉ cần để cho quần chúng nói ra và tôn trọng ý kiến của quần chúng, thì tuyệt đại đa số quần chúng vẫn thấu tình đạt lý; ngược lại, nếu một mực lẩn tránh mâu thuẫn, thậm chí coi quần chúng là mặt đối lập của mình, thì hỏng hết việc.
Đoàn Hứa Vũ không ở lại trên huyện, tiếp tục đi ngay xuống thị trấn.
Nông dân Trình Trang thấy tỉnh quả thật cử người về, tin tưởng lãnh đạo tỉnh nói lời giữ lời, mọi người như đèn cù náo nức kéo nhau đến đầu thôn, quì rạp trên đất chỉnh tề, mọi người trong đoàn cảm động đếu rơi nước mắt.
Hứa Vũ vội bảo mọi người đứng dậy, không nén nổi nghẹn ngào nói: “Tôi được Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh cử về để nghe ý kiến của bà con”.
Qua báo cáo của Ban kinh tế nông nghiệp tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa hiểu rõ sự thật của nông dân huyện Đảng Sơn đi khiếu kiện tập thể, tức giận nói: “Đối xử với quần chúng nông dân như vậy có còn là đảng cộng sản nữa không? Chúng ta cần đảng viên như thế để làm gì?” Đồng chí lập tức về Đảng Sơn, phải đích thân xử lý vụ “sự kiện Trình Trang” này.
Chẳng bao lâu, Ban kiểm tra kỷ luật của Tỉnh ủy An Huy, Sở giám sát tỉnh An Huy ra thông báo cho toàn tỉnh về tình hình điều tra xử lý sự kiện này. Thông báo nêu rõ, trấn Trình Trang huyện Đảng Sơn đã vi phạm nghiêm trọng chính sách cải cách thuế phí nông thôn của Trung ương, coi thường các chỉ thị của Tỉnh ủy, chính quyền, tự ý tăng thêm đóng góp của nông dân, đặc biệt là mở “Trường chính trị tư tưởng”, một biến tướng giam cầm tra tấn quần chúng, làm thiệt hại rất lớn lợi ích của quần chúng, xâm phạm tự do thân thể của quần chúng, bôi nhọ hình ảnh của đảng và nhà nước, phá hoại quan hệ giữa đảng với quần chúng, giữa cán bộ với quần chúng, gây nên ảnh hưởng chính trị rất xấu. Đối với hành vi tự làm theo ý mình, trên có chính sách, dưới có đối sách, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, coi thường nguyên tắc của đảng, xa rời tôn chỉ của đảng, gây hậu quả nghiêm trọng này quyết không thể nương nhẹ, cần phải xử lý nghiêm khắc.
Nghiên cứu quyết định: khai trừ đảng tịch của Bành Gia Lương, Bí thư đảng ủy trấn; cách chức trấn trưởng của Phó Chính Dũng và lưu đảng một năm để xem xét; xóa bỏ chức vụ trong đảng của Vương Pháp Châu, phó bí thư đảng ủy trấn; ghi kỷ luật hành chính đối với Phó trấn trưởng Mạnh Phàm Xương, Vương Nham; đồng thời cảnh cáo nghiêm khắc trong đảng và ghi kỷ luật xử lý hành chính đối với Bí thư huyện ủy Mã Tuấn và huyện trưởng Thẩm Cường, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo! “Sự kiện Trình Trang” và việc điều tra xử lý nghiêm túc về sau đã gây chấn động rất mạnh trong nông thôn rộng lớn tỉnh An Huy lúc bấy giờ, gióng tiếng chuông cảnh tỉnh đinh tai cho cán bộ thôn xã bí quá hóa liều vì thâm hụt tài chính!
Thực ra bài học phản diện như huyện Đảng Sơn, vào năm đầu tiến hành thí điểm cải cách thuế phí ở tỉnh An Huy cũng không phải chỉ có vụ này. Bí thư Vương Thái Hoa khi trả lời phỏng vấn không hề lẩn tránh những vấn đề tồn tại trong công tác thí điểm. Đồng chí đặc biệt nêu rõ, do hệ thống giám sát chưa hoàn thiện, cá biệt có địa phương xảy ra hiện tượng cán bộ thôn xã đến từng nhà xúc lương thực, bê của cải, dẫn đến hiện tượng tranh chấp. Nói cụ thể là xã Quảng Đại huyện Lai An phía Đông tỉnh An Huy.
Huyện Lai An cũng là một trong những huyện của tỉnh An Huy triển khai công tác thí điểm cải cách
thuế phí khá sớm, việc tuyên truyền các chính sách chế độ không thể nói là không đến nơi đến chốn, thế nhưng những người phụ trách của xã Quảng Đại năm đó, vẫn dùng biện pháp cũ khi bố trí công tác trưng thu thuế phí nông nghiệp vụ hè. Tại hội nghị cán bộ hai cấp toàn xã, họ công khai động viên: “Đối với thiểu số hộ lằng nhằng, hộ trây ì, hộ hóc búa có tiền, có lương thực không chịu nộp, khi cần thiết vẫn phải áp dụng chính sách xúc”.
Lãnh đạo xã dám nói những lời như thế trước hội nghị, thì cái gan của cán bộ thôn có thể to bằng trời.
Lưu Xuân Quốc, một nông dân ở xã này vốn là người an phận thủ thường, trước đây năm nào cũng đều nộp thuế đủ số lượng, đúng thời hạn, tuy không chịu nổi đóng góp, nhưng không nói một câu, chỉ riêng năm toàn tỉnh khởi động công tác cải cách thuế phí bị hạn, Lưu Xuân Quốc một lúc không lấy đâu ra tiền mặt, cán bộ thôn cho rằng anh ta chống lại công tác cải cách thuế phí, thuộc về loại “hộ lằng nhằng, hộ trây ì, hộ hóc búa có tiền không chịu nộp”, vì thế dẫn một đám nhân viên thu thuế, la hét ầm ĩ cưỡng bức xúc lương thực, Lưu Xuân Quốc tức quá không chịu nổi, uống thuốc sâu, tự sát ngay tại chỗ.
Cải cách thuế phí cuối cùng đụng chạm đến lợi ích thiết thực trên mọi phương diện, mà lợi ích này không chỉ hình thành lâu dài, mà còn liên kết chặt chẽ với các quyền lực, vì vậy nhiệm vụ cải cách gian nan là điều dễ hiểu, hễ sơ ý một chút, một số địa phương sẽ đẻ ra lắm trò đủ kiểu tìm cách tăng thêm đóng góp của nông dân.
Xét thấy tình hình đó, Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa nhấn mạnh ở mọi cuộc họp lớn nhỏ, yêu cầu các nơi trong tỉnh kiện toàn hơn nữa cơ chế giám sát nhiều mặt, quần chúng giám sát, pháp chế giám sát, dư luận giám sát v.v… Khơi thông kênh nông dân phản ánh vấn đề, nhanh chóng hình thành một hệ thống giám sát đóng góp của nông dân trên toàn phương vị, nhằm bảo đảm đóng góp của nông dân được kiểm soát nghiêm ngặt. Chỉ có như vậy, mới có thể nói được có thể bảo đảm ổn định lâu dài.
Câu chuyện xảy ra ở thôn Tam Thanh xã Long Đường huyện Phì Đông đã giải thích tốt nhất cho những lời nói đó của Vương Thái Hoa.
Một hôm, Ban biên tập báo “Tân An buổi chiều” có số lượng phát hành lớn nhất tỉnh An Huy, đột ngột nhận được bức thư của thôn Tam Thanh xã Long Đường huyện Phì Đông gửi đến với danh nghĩa “Toàn thể nhân dân trong thôn”. Trong thư viết: “Trung ương đảng, Quốc Vụ viện tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn ở tỉnh chúng tôi, mục đích là giảm nhẹ đóng góp của nông dân, chúng tôi xin bày tỏ biết ơn và ủng hộ tự đáy lòng. Nhưng chúng tôi ở đây, khi chấp hành cụ thể chính sách cải cách thuế phí lại không xuất phát từ thực tế, qui định “sản lượng thường niên tính thuế” mỗi mẫu là 1.043 kg và giấy báo nộp thuế rất nhiều khoản “sản lượng thường niên tính thuế”, “thuế suất”, “tỉ suất thu thêm của thuế nông nghiệp” v.v… qui định phải ghi rõ thì đều để trống, chỉ có ghi chúng tôi phải nộp bao nhiêu tiền.
Nếu tính thuế theo sản lượng mỗi mẫu là 1.043 kg, thì đóng góp của nông dân chúng tôi không những không giảm bớt, ngược lại còn cao hơn nhiều so với năm ngoái, cuộc sống càng khó khăn hơn…”
Nhận được lá thư này của nông dân, lãnh đạo tòa báo rất coi trọng, lập tức cử Sử Thủ Cầm đi điều tra xác minh.
Sử Thủ Cầm chưa phải là phóng viên lâu năm, nhưng lại nổi bật trong đám phóng viên trẻ, tuy là nữ giới, nhưng chẳng chịu thua kém giới mày râu, rất nhiệt tình, dám nói thật, dám đương đầu, người ta gọi là “Sử đại hiệp”. Lần này, lãnh đạo tòa báo cử cô đến Phì Đông, tất nhiên có nguyên nhân của nó. Một thôn của xã Lộ Khẩu huyện Phì Đông trước đây cũng phản ánh vấn đề đóng góp của nông dân, cử cô đi điều tra xác minh, vì vậy, làm nên giai thoại “nửa bát nước đục”. Hôm đó, cô mặc trên người một chiếc váy liền áo hoa to vừa ở Nhật Bản mang về, vì đi vội vàng không kịp để ý thay, tất tưởi lên đường. Khi về đến thôn, nói rõ ý định của mình với nông dân đang đứng đầu bờ ruộng, thấy ai cũng trố mắt ngẩn người, nhìn cô một cách rất tò mò, lúc này cô mới ý thức được bộ váy trên người đã làm hại mình. Vì thế cô lấy bức thư của nông dân gửi cho tòa báo, giải thích thêm, ai ngờ, một nông dân trẻ vừa tròn 20 bỗng nhiên đứng dậy, cầm một cái bát to viền xanh bên cạnh đi ra bờ mương, cúi người múc một nửa bát nước đục, sau đó đến trước mặt cô nói: “Chúng tôi làm thế nào tin được các vị không “bảo vệ quan trên?” Như thế này nhé, nếu cô không sợ nước bẩn, dám uống hai ngụm, thì chúng tôi tin cô có lẽ có thể nói mấy câu trung thực thay cho chúng tôi”. Sử Thủ Cầm liếc nhìn bát nước quặn đau trong lòng. Uống thì nước bẩn xông lên mắt, vào trong bụng, cảm thấy mọi thứ quay cuồng, không uống, thì phải đi ngay lập tức. Cô không nghe được đối phương nói ra những lời như thế, thế là cô lấy lại tinh thần, không chút do dự, cầm lấy cái bát không nháy mắt, ngẩng cổ lên trời uống ừng ực. Khi uống sắp hết, cái bát bị dằng lại, cô nhìn thấy trên mặt người nông dân trẻ kia lộ vẻ xấu hổ, và nét mặt biểu hiện của nông dân tại chỗ cũng thay đổi.
Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn điều tra lần đó, nông dân trong thôn đều ra tiễn cô về, có người tiễn hết đoạn này đến đoạn khác.
Về sau cô viết bài đưa tin giải quyết vấn đề cho nông dân trong toàn thôn, để bày tỏ cảm ơn, một thầy giáo làng đã 70 tuổi bất chấp tuyết to hiếm thấy trong năm, đến tặng báo buổi chiều một câu đối, trên đó viết:
“Vai sắt gánh đạo nghĩa,
Tay mềm viết văn chương”.
Từ đó trở đi cô kiên định một niềm tin: đứng dưới lá cờ đảng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Lần này, khi xem xong lá thư của nông dân gửi đến, lòng cô nặng trĩu, lập tức lên đường; sau khi điều tra xác thực tại chỗ, cô càng trở nên bồn chồn. Xem xét tình hình tìm hiểu được, nông dân ở đấy không có bàn tán gì về phương án tổng thể cải cách thuế phí của Trung ương, cũng không có ý kiến gì đối với thuế suất nông nghiệp và tỉ suất thu thêm thuế nông nghiệp của chính quyền tỉnh xác định, chỉ có rất bất mãn đối với “sản lượng thường niên tính thuế” do xã Long Đường “xác định” sản lượng mỗi mẫu cao đến 1.043 kg, cho rằng đó là thay đổi cách thức tăng thêm đóng góp của nông dân. Bởi vì con số sản lượng mỗi mẫu “xác định” càng cao thì tiền thuế nông dân phải nộp theo thuế suất qui định càng nhiều, đã nhiều đến mức họ không thể nào chịu đựng nổi.
Anh nông dân Đinh Hữu Phát lấy thẻ thu phí đã nộp trước đây và giấy báo nộp thuế năm nay đưa cho cô xem, nhà Đinh Hữu Phát có hai nhân khẩu trồng không đầy hai mẫu ruộng, trước đây nộp 161,48 NDT, năm nay cải cách thuế phí lại phải nộp 221,59 NDT, cải cách thuế phí lẽ ra phải giảm nhẹ đóng góp của nông dân, bây giờ lại càng cải càng nặng.
Anh nông dân Dương Thượng Lộc tính sổ thu chi rõ ràng chi tiết một năm làm ruộng của gia đình anh cho Sử Thủ Cầm nghe. Anh nói, nhà anh có 4 người, trồng ba mẫu ba sào ruộng, mua lúa giống hết 87,5 NDT, thuốc trừ sâu 20 NDT, phân hóa học 190 NDT, chi tiền nước cho trạm bơm điện 140 NDT, trước sau hai lần sử dụng trâu cày của người khác hết 500 NDT, tuốt lúa 80 NDT, như vậy cộng lại là 997,5 NDT, gần 1.000 NDT. Sản lượng thường niên mỗi mẫu ruộng ở đây chỉ được 500 đến 600 kg một vụ thu được 1.815 kg, theo giá thu mua của trạm lương thực năm nay mỗi kg là 0,82 NDT, được 1.669,8 NDT; một vụ rau cải dầu thu được 200 kg, có thể được khoảng 400 NDT, hai thứ cộng lại, trừ thêm 356,25 NDT thuế nông nghiệp, phí nước và trả lãi vay vốn nước ngoài cho công trình Tụy Hà Hàng Châu, rõ rành rành, chỉ còn lại 716,5 NDT!
Tính đến đây, Dương Thượng Lộc cười chua chát nói: “Như thế vẫn chưa tính hết. Mấy ngày trước đây, kế toán thôn lại đến đòi tiền, nói phí nạo vét kênh mương còn 122 NDT, xây trạm iản”, thật sự nâng cao hiệu suất công tác của cán bộ cơ sở. Cần phải chiếu cố đến lợi ích của ba phía nhà nước, tập thể, cá nhân, được lãnh đạo cấp trên ủng hộ”.
Nhờ có chỉ đạo cụ thể của Hà Khai Ấm, lại thông qua tập hợp rộng rãi ý kiến quí báu từ trên xuống dưới, đầy đủ mọi mặt cân nhắc kỹ lưỡng, một bản “báo cáo về phương án thực thi cải cách thuế phí nông nghiệp huyện Thái Hòa” gồm có bốn phần, 19 điều ra đời.
“Phương án thực thi” quyết định: bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1994, huyện Thái Hòa bãi bỏ nhiệm vụ định mua lương thực trong phạm vi toàn huyện, sửa đổi thành thu công lương của nông dân, thu lương thực bằng hiện vật là chính, nếu nộp hiện vật có khó khăn, cũng có thể nộp tiền thay tính theo giá lương thực thị trường năm đó do ngành vật giá, tài chính v.v… cùng nhau xác định. Sửa đổi nhiều khoản trưng thu trước đây thành trưng thu sáp nhập, phân loại thanh toán; sửa đổi ba cấp xã, thôn, cụm thanh toán trước đây thành hương trấn thống nhất thanh toán; sửa đổi trưng thu quản lý nhiều tầng nấc lâu nay thành trưng thu quản lý thống nhất; sửa đổi thuế phí nông dân đóng góp theo sản lượng biến động thành sản lượng cố định, sửa đổi tính thuế phí trước đây lấy theo đầu người, ruộng đất, sản lượng và thu nhập ròng làm căn cứ, thành chủ yếu lấy mẫu ruộng làm căn cứ. Năm bình thường, mỗi mẫu đất canh tác trưng thu công lương 50 kg, cố định ba năm không thay đổi; đối với tình hình khác nhau của thôn, cụm, nông hộ không có đất canh tác hoặc đất canh tác bình quân đầu người không nhiều, và cả hộ đặc biệt khó khăn trong nông thôn thì lần lượt xây dựng các biện pháp khác nhau.
Hoàng đế khai quốc triều Minh Chu Nguyên Chương xuất thân từ nông dân khi nói đến thu thuế theo luật pháp như thế nào, có nói câu nổi tiếng “luật pháp quí ở chỗ đơn giản, làm mọi người dể hiểu”, Hà Khai Ấm cũng tóm tắt cải cách thuế phí huyện Thái Hòa thành “Tứ tự kinh” có 4 dòng 64 chữ:
Thuế phí tính chung, thu theo hiện vật, nộp lương theo sổ, bãi bỏ đặt mua;
Hè sáu thu bốn, hai lần nộp xong, ba năm cố định, không tăng không giảm;
Trạm lương thu lương, tài chính thanh toán, thuế nộp nhà nước, phí nộp xã thôn;
Khoán cả chi tiêu, thôn có xã quản, thu chi chặt chẽ, sổ sách công khai.
Tóm lại, “phương án thực thi” cố gắng hết sức để làm được gần gũi nhân dân, phù hợp thực tế, vừa phải có tính nghiêm túc của nó, lại thể hiện một sự quan tâm nhân văn. Để thiết thực ngăn chặn “ba bừa bãi”, giảm nhẹ đóng góp của nông dân, trong phương án có thêm hai điều khoản riêng; một là, “ai vi phạm hợp đồng công lương, phân bổ bừa bãi, huy động vốn bừa bãi, thu phí bừa bãi đối với nông dân, thì nông dân có quyền từ chối, có quyền khai báo, khiếu kiện, chính quyền bảo hộ và khuyến khích những người khai báo”. Hai là, “Tòa án nhân dân huyện căn cứ vào thông tri về kịp thời xử lý vụ án đóng góp của nông dân quá nặng gây ra” của Tòa án nhân dân tối cao, chiếu theo hợp đồng, đối với các vụ án cơ quan hành chính, cán bộ xã thôn phi pháp yêu cầu nông dân gánh vác chi phí hoặc lao động mà dẫn đến tố tụng hành chính, thì tòa án nhân dân thụ lý theo luật pháp, kịp thời xét xử. Bãi bỏ theo luật pháp đối với quyết định bất hợp lý; vì phân bổ bừa bãi gây thiệt hại kinh tế cho nông dân, phán quyết bồi thường theo luật pháp; đối với những vụ án xấu do tùy tiện tăng thêm đóng góp của nông dân gây ra, căn cứ theo luật pháp truy cứu trách nhiệm hình sự những người có trách nhiệm gây ra tổn thất to lớn”.
Tất nhiên “phương án thực thi” cũng nhấn mạnh tính không hoàn lại và tính cưỡng chế của công tác thu thuế phí, đối với nông dân không làm tròn nghĩa vụ, qua thuyết phục giáo dục không có hiệu quả, cũng có qui định căn cứ theo luật pháp pháp qui hữu quan giải quyết, thậm chí khi cần thiết có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cưỡng chế chấp hành.
Sau khi “Phương án thực thi” được hội nghị liên tịnh sáu ban lãnh đạo xét duyệt lần nữa, Hà Khai Ấm cùng với Mã Minh Nghiệp và Châu Tân Hoa lại chạy về Phụ Dương. Bí thư địa ủy Phụ Dương lúc này là Tần Đức Văn, sau khi xem “Báo cáo về phương án thực thi cải cách thuế phí nông nghiệp huyện Thái Hòa” vô cùng phấn khởi, lập tức thông tri Văn phòng đóng dấu của địa ủy và chính quyền.
Hà Khai Ấm đi Thái Hòa lần này ở lại ba ngày ba đêm. Hôm nay sau sáu năm nhớ lại chuyến đi Thái Hòa lần đó, ông xúc động nói: “tinh thần cải cách và thực tế của huyện trưởng Mã Minh Nghiệp làm người ta khó quên, khả năng phối hợp hài hòa của Bí thư Vương Tâm Vân thể hiện trong công tác thống nhất hành động của sáu ban lãnh đạo quả thực làm người ta khâm phục!”
“Phương án thực thi” sau khi gửi lên tỉnh, được lãnh đạo Ban kinh tế nông nghiệp, Sở lương thực và Sở tài chính tỉnh nhất trí chấp nhận. Tất nhiên trong khi khẳng định đầy đủ, họ cũng nêu ra một số ý kiến rất cụ thể, rất tốt. Cuối cùng Ngô Chiêu Nhân phó chủ nhiệm ban kinh tế nông nghiệp đích thân xác định cuối cùng “Phương án thực thi”.
9 giờ sáng ngày 16 tháng 11 năm 1993, Châu Tân Hoa mang bản sửa cuối cùng của “Phương án thực thi” đến văn phòng chính quyền tỉnh. Theo qui định của Văn phòng, phải đưa công văn đến Phòng văn thư, sau khi Phòng văn thư đọc, căn cứ theo yêu cầu gửi cho các phòng ban hữu quan, sau đó phòng ban hữu quan ký chuyển cho lãnh đạo phân công phụ trách của Văn phòng, để chuyển cho Phó văn phòng và Phó tỉnh trưởng được phân công phụ trách công việc này, một vòng quay như thế thật phí sức. Để tranh thủ thời gian, Hà Khai Ấm nói: “Chúng ta thử phá vỡ thông lệ này xem sao”. Ông biết Phó tỉnh trưởng Vương Chiêu Diệu luôn quan tâm theo dõi chặt chẽ việc này, đã làm nhiều việc tỉ mỉ cho tỉnh ủy, chính quyền, vì thế ông giới thiệu cho Châu Tân Hoa nộp 10 bản cho trưởng phòng văn thư, sau đó ông cầm một bản trực tiếp gửi cho phó văn phòng Trương Phong Sinh phụ trách nông nghiệp. Trương Phong Sinh sau khi lật một lượt tài liệu, nhìn Hà Khai Ấm hỏi: “Tài liệu này ông đã xem kỹ chưa?” Hà Khai Ấm thận trọng nói: “Đây là tài liệu tôi và họ cùng làm, lại được chính quyền địa khu Phụ Dương xem duyệt đóng dấu, và sau khi được Ban kinh tế nông nghiệp duyệt sửa thành bản chính thức mới báo cáo lên trên”. Trương Phong Sinh xem một lượt từ đầu chí cuối, không nói năng gì, cầm bút ký chữ “đồng ý”.
Tiếp theo đó là Trưởng phòng văn thư làm thủ tục chuyển công văn, trước sau không đến hai tiếng đồng hồ. Sau việc này, Hà Khai Ấm khẳng khái nói: “đây là một lần làm việc giải quyết giấy tờ hiệu suất cao nhất, tốc độ nhanh nhất mà tôi thấy được từ khi về văn phòng này hơn 20 năm nay”.
Thế là, một cuộc cải cách thuế phí nông thôn chưa từng có đã mở màn ở huyện Thái Hòa có 1.39 triệu dân, 1,75 triệu mẫu đất canh tác nằm trên đồng bằng Hoài Bắc rộng lớn, làm rạo rực lòng người.
Ngày 1 tháng 1 năm 1994, trong khi cải cách chế độ công lương của tỉnh Hà Bắc vẫn đang tiến hành thí điểm trong phạm vi ba xã của huyện Chính Định, huyện Thái Hòa tỉnh An Huy triển khai toàn diện cuộc cải cách này ở 31 xã, trấn trong toàn huyện như sấm rền chớp giật, từ đó nó xứng đáng trở thành huyện đầu tiên cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc.
41. Cải cách và không cải cách là có khác nhau
Trong một bài viết đưa tin cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc đăng trên tờ “Thời báo kinh tế Trung Quốc” do Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế Quốc Vụ viện chủ biên có nói đến “Nam Bắc cùng nhau thúc đẩy cải cách”. Về vấn đề này, Dương Văn Lương, phụ trách nhóm đề tài cải cách này của Phòng nghiên cứu chính sách Tỉnh ủy Hà Bắc viết một cách khiêm tốn trong một bức thư gửi ông Hà Khai Ấm như sau:
Coi tôi ngang hàng với thầy Hà, thực tế là đề cao tôi. Nói về thời gian đề xướng chế độ công lương, thầy Hà sớm hơn tôi; về trình độ nghiên cứu hạng mục cải cách này, thầy Hà nghiên cứu sâu hơn tôi. Vì vậy cải cách chế độ công lương, An Huy là cái nguồn, Hà Bắc là cái nhánh; thầy Hà là thầy, Dương Văn Lương là trò. Tôi chẳng qua chỉ theo bước thầy, tích cực chạy vạy hô hào phất cờ hò hét thúc đẩy cải cách chế độ thuế nông nghiệp mà thôi.
Tuy Dương Văn Lương nói như vậy, nhưng tỉnh Hà Bắc chính vì có những đồng chí như Dương Văn Lương chạy vạy hô hào có sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo Tỉnh ủy, lại thêm tỉnh Hà Bắc lại là nơi bảo vệ chung quanh kinh thành, chiếm hết ưu thế địa lợi, vì vậy cải cách của họ ngay từ khi bắt đầu đã làm cho các giới xã hội chú ý rộng rãi, và trong thời gian rất ngắn đã làm rất nổi đình nổi đám, với khí thế rầm rộ, sục sôi cuồn cuộn.
Ngày 3 tháng 12 năm 1993, tức ngày thứ 16, huyện Thái Hòa tỉnh An Huy mở màn cải cách thuế phí, Văn phòng cải cách tổng hợp tỉnh Hà Bắc và chính quyền huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc liên hợp tổ chức cuộc “Hội thảo thí điểm cải cách chế độ công lương” ở Bắc Kinh.
Có thể nói, đây là cuộc hội thảo lý luận đầu tiên về liên quan đến cải cách thuế phí nông thôn trong lịch sử Trung Quốc. Tầm cỡ cao, ảnh hưởng lớn của cuộc hội thảo đều chưa từng có.
Lãnh đạo và chuyên gia nổi tiếng có liên quan của Ban nghiên cứu chính sách Trung ương, Ban nghiên cứu Quốc Vụ viện, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc Vụ viện, Ủy ban cải cách thể chế Nhà nước, Viện Khoa học nông nghiệp Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Bộ Nội thương đều đến dự.
Tại cuộc hội thảo, mọi người đều đánh giá rất cao việc thí điểm cải cách chế độ công lương này của tỉnh Hà Bắc. Rõ ràng là ảnh hưởng của cuộc hội thảo đối với các cơ quan trực thuộc Trung ương và nhà nước còn lớn hơn thu hoạch của nó về mặt nghiên cứu lý luận.
Năm mới vừa sang, ngày 10 tháng 1 năm 1994, Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc lại đưa ra tiếp quyết định “có thể mở rộng thí điểm”. Thế là, thí điểm cải cách chế độ công lương của Hà Bắc từ ba xã của huyện Chính Định nhanh chóng mở rộng ra 184 xã, trấn của 26 huyện thị toàn tỉnh, trong đó các chuyện Chính Định, Ninh Phổ, Cố Thành, Tân Lạc và huyện Thương đều triển khai toàn diện trong toàn huyện.
Vào lúc này, “Quang Minh nhật báo” đăng bài hết lời ca ngợi chế độ công lương của tỉnh Hà Bắc, báo “Tham khảo kinh tế” và tạp chí “Tìm tòi và cầu thị” cũng liên tiếp đăng bài “Chế độ công lương là chính sách cơ bản giảm nhẹ đóng góp của nông dân” v.v…
Bốn tháng sau, ngày 10 tháng 5, tỉnh Hà Bắc lại triệu tập đại hội trao đổi phương án thí điểm chế độ công lương toàn tỉnh tại huyện Hoạch Lộc.
Trong một thời gian, làn sóng cải cách chế độ công lương cuồn cuộn dâng lên sục sôi trên bờ ruộng ngút ngàn ở bờ Bắc Hoàng Hà này; mang lại sức sống hừng hực cho vùng sản xuất lúa bông quan trọng của nước ta!
Điều đáng tiếc lại là, cuộc cải cách thuế phí nông thôn xuất phát từ An Huy, vào lúc này, chính tại nơi đây, An Huy lại gặp phải số phận khác. Tỉnh trưởng tỉnh An Huy Phó Tích Thọ bỗng nhiên đưa ra quyết định yêu cầu huyện Thái Hòa ngừng ngay thí điểm cải cách thuế phí.
Quyết định này đến rất bất ngờ, đến nỗi làm cho nhiều người không rõ rốt cuộc là ý kiến cá nhân của tỉnh trưởng hay là có chuyện gì của Trung ương.
Khi nghe tin này, thoạt đầu, Hà Khai Ấm thậm chí không dám tin. Bởi vì ông vẫn luôn giữ liên hệ đường dây nóng với Dương Văn Lương, rõ ràng tỉnh Hà Bắc đang làm với khí thế ngút trời, việc cấm thí nghiệm này hiển nhiên không phải là ý của Trung ương. Nhưng quyết định của tỉnh trưởng yêu cầu ngừng ngay thí điểm cải cách chế độ thuế chắc hẳn phải có căn cứ nguyên do, khỏi phải nói, vẫn là một số lý do mà Hội đồng nhân dân huyện Oa Dương năm ấy lấy đó để quyết định chấm dứt cải cách thuế phí ở trấn Tân Hưng, tức cải cách này là phi pháp, bởi vì căn cứ của chế độ thuế nông nghiệp hiện hành là “Điều lệ thuế nông nghiệp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Mặc dù “Điều lệ” này ban bố từ năm 1958, hơn 30 năm qua, Trung Quốc đã có những biến đổi long trời lở đất, nông nghiệp của Trung Quốc dù là sản phẩm, cơ cấu sản nghiệp và cả cơ cấu thu nhập, hay là phương thức sện chính quyền xã ra tòa.
Tiếp theo có tin chi tiết hơn, nói đi kiện chính quyền xã không chỉ có 38 hộ, nói chính xác phải là 318 hộ; nói bị cáo không chỉ là chính quyền xã, mà còn có Cục Tài chính và Cục Lâm nghiệp thành phố Ninh Quốc; còn nói nông dân sợ Tòa án ở tại Ninh Quốc xét xử không công minh, nên trực tiếp kiện lên Tòa án nhân dân trung cấp địa khu Tuyên Thành. Tòa án địa khu xét thấy, trong khi toàn tỉnh thực thi thí điểm cải cách thuế phí nông thôn, nông dân xã Nam Cực khởi tố hành vi vi phạm luật pháp của chính quyền xã cưỡng bức trưng thu thuế phí, ở địa khu này cho đến các nơi trong toàn tỉnh, đây là vụ đầu tiên và số người nguyên đơn rất đông, ảnh hưởng khá lớn, theo qui định thì phải thụ lý, có điều họ thấy nông dân nhiều như thế này từ xã Nam Cực Ninh Quốc chạy lên Tuyên Thành đi kiện, tốn kém rất lớn, chỉ tố tụng một việc, hoàn toàn không cần nhiều người như thế cũng ra tòa, cử ra một số người đại biểu là được, điều đó cũng xuất phát từ giảm nhẹ đóng góp của nông dân, vì thế mới có 38 hộ hiện diện.
Tòa án nhân dân, bảo đảm cải cách thuế phí nông thôn theo luật pháp, bản thân sự việc này là tin tức tốt nhất!
Tình hình vụ án đặc thù, nhưng bản thân vụ án thì không phức tạp. Trước đây, trung tuần tháng 11 năm 1998, để làm tốt công tác thí điểm trưng thu thuế đặc sản nông nghiệp, chính quyền thành phố Ninh Quốc từng tổ chức một tổ công tác xuống xã Nam Cực chuyên trồng hồ đào, tiến hành một cuộc điều tra toàn diện đối với nguồn thuế hồ đào toàn xã. Nhưng điều tra là điều tra, con số kế hoạch trưng thu thuế đặc sản nông nghiệp vẫn tới tấp đưa xuống, thành phố Ninh Quốc vẫn phải giao nhiệm vụ thu thuế như mọi năm, nhiệm vụ này rõ ràng là chênh lệch rất lớn với kết luận của điều tra. Nghĩa là, nếu trưng thu theo tình hình điều tra lần trước, xã Nam Cực căn bản không hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Cho nên chính quyền xã không thể không theo biện pháp cũ trước đây, lấy thuế định sản lượng, lấy chỉ tiêu sau khi phân giải làm nhiệm vụ giao cho các thôn, rồi do các thôn bốc thuốc theo đơn, phân bổ cho từng hộ.
Hàng năm, chính quyền xã Nam Cực đều làm như vậy, và không cảm thấy có gì không thỏa đáng; nông dân trồng hồ đào trước đây cũng đều nộp như thế, tuy có bất mãn, nhưng cánh tay không vặn nổi bắp đùi, đành phải chấp nhận thế. Bây giờ chính sách cải cách thuế phí nông thôn đã tiếp xúc trực tiếp với nông dân, tình hình có những cái đã khác.
Thu thuế không theo sản lượng thực tế, trước hết là đi ngược lại chính sách cải cách thuế phí, huống hồ phát hiện trên giấy báo thu thuế đặc sản nông nghiệp hồ đào còn ghi chú có “Quĩ trồng rừng”, như vậy thuế phí thu lẫn lộn, “ngồi xe thu phí”; hơn nữa, thậm chí có lúc thu thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp trùng lắp, rõ ràng là làm càn.
Nông dân tức quá, đùng đùng nổi giận chửi thề: “Chính sách tốt của đảng bị những hòa thượng méo mồm này đọc sai hết rồi!”
Trên tờ “Giấy báo xác định sản lượng tính thuế đặc sản nông nghiệp” của chính quyền xã phát xuống có ghi rất rõ ràng, nếu nông hộ có ý kiến gì khác đối với con số xác định, thì trong vòng 30 ngày có thể làm đơn lên cơ quan thu thuế yêu cầu kiểm tra lại, cơ quan thu thuế sẽ kiểm tra lại theo trình tự qui định, và lấy kết quả kiểm tra lại làm căn cứ trưng thu theo thực tế. Bây giờ, nông dân xã Nam Cực vẫn thực sự lên tiếng yêu cầu chính quyền xã làm lại theo trình tự qui định”.
Người đập bàn đứng dậy đầu tiên là Ngô Thâm Điền, nông dân trẻ 36 tuổi ở tổ dân cư Hạ Hồng thôn Nam Cực.
Trước tiên, anh viết đơn yêu cầu điều tra lại, sau đó hai mươi nông dân theo anh lần lượt ký tên vào lá đơn. Nhưng khi họ đưa lá đơn này cho cán bộ xã Trình Quế Bình và Đường Thừa Quyền, hai người này không nhận. Hành động đó chọc tức tất cả hộ dân cư Hạ Hồng, họ bèn đem giấy báo xác định sản lượng gửi cho từng hộ gia đình trả lại tất tật cho chính quyền xã.
Tiếp theo tất cả nông hộ của thôn Liên Hợp cũng trả lại giấy báo xác định sản lượng.
Tình hình mở rộng ra rất nhanh. Hai mươi sáu dân cư trong tổ Lật Ổ thôn Quan Lĩnh cũng trình lên chính quyền xã “Đơn xin yêu cầu thực sự cầu thị thu thuế đặc sản nông nghiệp”, chẳng bao lâu sau, Quan Lĩnh lại có thêm 70 dân cư viết đơn yêu cầu lần nữa. Lúc này lòng người nông dân xã Nam Cực sục sôi, liên tiếp cực lực yêu cầu điều tra sản lượng hồ đào. Thôn Nam Cực có Trương Khai Quốc, Trương Khai Điền, Chương Hải Minh, Lý Thọ Hải, Hồ Định Viễn, Soái Bội Tổ; thôn Đại Nguyên có Phương Cao Chiếu, Phương Thi Quân, Phương Quan Thí, Phương Ứng Xa, Phương Hồng Xa, Phương Lương Hào, Vương Ngọc Bảo, Phương Cao Phong… hết người này đến người khác đứng lên tới tấp yêu cầu chính quyền xã xác định lại sản lượng hồ đào để giảm nhẹ đóng góp quá nặng của nông dân do cưỡng bức đưa ra chỉ tiêu gây nên.
Tổ dân cư ba thôn Thanh Phong, Dương Gia và Ổ Lý đều đưa đơn tập thể; còn thôn Mai xuất diện với danh nghĩa chi bộ thôn và tổ chức đoàn thể thôn đi gặp lãnh đạo đảng ủy chính quyền xã, hi vọng họ thu lại mệnh lệnh đã ban ra, điều chỉnh lại chút ít.
Nhưng, tất cả những lá đơn yêu cầu đều một đi không trở lại, chính quyền xã không định xác định lại sản lượng thực tế hồ đào toàn xã, càng không muốn giải thích bất cứ điều gì, điều đó làm cho quan hệ giữa cán bộ và quần chúng đã gay gắt, nhanh chóng xấu thêm.
Song, chính quyền xã Nam Cực không sợ quan hệ giữa cán bộ và quần chúng xấu đi. Khi hồ đào của nhiều hộ nông dân vừa bắt đầu thu hoạch, chưa bán ra thì xã bắt đầu hành động. Mặc dù Trung ương nhiều lần nhấn mạnh, nghiêm cấm dùng công cụ và thủ đoạn chuyên chính để thu lấy tiền của của nông dân, nhưng họ vẫn tổ chức tổ công tác trưng thu có cơ quan tư pháp tham gia cưỡng bức trưng thu. Họ còn định ra thời hạn, quá thời hạn một ngày, giá cả tính thuế nộp hồ đào phải từ 16 NDT một kg tăng lên 26 NDT; trong thời gian trưng thu, hộ nào nộp tiền mặt không kịp thời đủ số hoặc tỏ ra bất mãn đối với sản lượng và giá cả tính thuế, thì bị đập cửa xông vào nhà xúc lương thực thay cho thuế, hoặc lấy đồ đạc thay cho thuế, hơi trái ý sẽ bị bắt người tại chỗ.
Thôn Đại Nguyên có Phương Quan Thí, Phương Ứng Xa, Phương Cao Phong…, thôn Nam Cực có Ngô Thâm Điền, Ngô Vân Lăng…, thôn Quan Lĩnh có Chương Hồng Trường… những nông dân này cũng không ngoại lệ đều bị cưỡng bức lấy hồ đào thay cho thu thuế.
Hoàng Xuân Phát ở thôn Quan Lĩnh bị cưỡng bức lấy lúa thay cho thuế.
Chương Hải Minh ở thôn Nam Cực bị giữ tủ lạnh, sau đó dùng hồ đào để đổi lại; tài sản của Sài Trung Phúc thôn Quan Lĩnh cũng bị thu giữ, mãi đến sau này bị khởi tố vụ ra tòa, cũng không trả lại tài sản bị thu giữ.
Trương Khai Quốc, Trương Khai Điền, Ngô Thanh Tường v.v… thôn Nam Cực, Phương Cao Chiếu và Phương Thi Quân thôn Đại Nguyên vì để quá thời hạn của chính quyền xã qui định, nên bị nộp tiền thuế theo giá tính thuế thu thêm 10 NDT một kg.
Trần Chiếm Quân ở thôn Hồng Du còn bị phạt tiền gấp 5 lần.
Ngô Chí Chu, Chu Ái Phương thôn Nam Cực, Ngô Hồng Hà thôn Giang, ba người này còn thê thảm hơn, vì cái gọi là thái độ bất hảo, bị tổ công tác thu thuế trói đưa về xã, hạn chế tự do thân thể và chất vấn ghi biên bản.
Hồ Quang Diệu thôn Nam Cực không những bị đánh đập ở xã, mà còn bị cơ quan công an lấy cớ “khiêu khích gây sự”, giam giữ bảy ngày.
Đối với cách làm lạm dụng quyền lực hành chính vi phạm pháp luật kỷ cương của chính quyền xã Nam Cực, nhiều người trong thôn muốn lên tỉnh hoặc địa khu phản ánh khiếu nại, yêu cầu cơ quan lãnh đạo cấp trên ra mặt can thiệp, cũng muốn đến báo chí địa khu hoặc trên tỉnh, thậm chí muốn liên hệ với chương trình “gặp gỡ trao đổi vấn đề thí điểm” của Đài truyền hình Trung ương, yêu cầu phóng viên báo chí đưa ra ánh sáng. Nhưng cũng có không ít người bình tĩnh phân tích nghiêm túc, cảm thấy thí điểm cải cách thuế phí nông thôn lần này là do Trung ương đích thân bố trí, đã có Trung ương đảng nâng đỡ nông dân, nhà nước lại đặt ra nhiều qui định hữu quan, dân đi kiện quan đã có cơ sở pháp lý, chẳng lẽ các bô lão của xã Nam Cực cũng không bằng “Thu Cúc” hay sao? Học Thu Cúc đi kiện lại có gì mà ngại! Chẳng phải đã nói “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đó sao? “chúng ta cũng thử xem lời nói đó có thật đúng không?”.
Người đứng lên đầu tiên là Ngô Vân Lăng, anh chàng tía tai đỏ mặt 46 tuổi ở tổ dân cư Hạ Hồng thôn Nam Cực bị cưỡng bức lấy hồ đào nộp thay thuế và vợ bị bắt đưa lên xã. Ngô Văn Lăng dẫn đầu, tiếp theo sau là 318 hộ nông dân như quả bóng tuyết càng lăn càng lớn, hừng hực đứng lên đòi đối chất với chính quyền xã Nam Cực.
Hiểu được dùng vũ khí luật pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, dù cho xem xét ở khía cạnh nào đều là một tiến bộ ghê gớm của nông dân Trung Quốc. Tất nhiên, đáng ca ngợi như thế là Tòa án địa khu Tuyên Thành thụ lý vụ án này theo luật pháp rất nhanh, Chánh án Lưu Thuận Đạo rất coi trọng, không những nhiều lần nghe báo cáo, mà còn cử Phó chánh án Ngô Ngọc Tài và Phó chánh án Tòa hành chính Trần Vệ Đông kịp thời đi xuống xã Nam Cực thành phố Ninh Quốc phối hợp điều tra việc này, sau đó trong trường hợp phối hợp điều tra không có kết quả, thì căn cứ theo qui định của luật pháp yêu cầu nguyên đơn bổ sung nội dung bản cáo trạng và bổ sung chứng cứ đưa ra khởi tố, đồng thời yêu cầu chính quyền xã Nam Cực là bên bị cáo đưa ra bản trả lời.
Trong bản trả lời, chính quyền xã Nam Cực lẩn tránh sự thật cơ quan tư pháp tham gia tổ công tác trưng thu, bào chữa hành vi hành chính cụ thể của phòng tài chính xã trưng thu thuế đặc sản nông nghiệp là phù hợp với qui định của pháp luật, biên lai thu thuế đưa cho nông dân là do Sở tài chính in phát thống nhất và có “đóng dấu riêng của chính quyền nhân dân xã Nam Cực”, tiền thuế thu được đưa vào kho quĩ tài chính, như vậy không thể nói là hành vi thu phí bừa bãi; càng lẩn tránh không nói đến chính sách cải cách thuế phí của Trung ương, biện hộ rằng chính quyền thành phố Ninh Quốc trước đây có công văn yêu cầu ngành tài chính và lâm nghiệp, thu thay cho nhau thuế đặc sản nông nghiệp và quĩ trồng rừng, đồng thời áp dụng biện pháp một phiếu thu, vì vậy hành vi của phòng tài chính thu thay quĩ trồng rừng khi thu thuế đặc sản nông nghiệp không vượt quyền hạn chức trách, cũng không thuộc “ngồi xe thu phí”. Chỉ thừa nhận, trong quá trình trưng thu “khó tránh có chỗ thiếu sót, thậm chí sai sót, nên tiếp nhận quần chúng giám sát và kịp thời cải tiến”, nhưng vẫn biện hộ, “hành vi áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với số ít người chống thuế là hợp pháp”.
Ở Tuyên Thành nổi tiếng với nghề làm giấy Tuyên trong “Văn phòng tứ bảo”, chúng tôi phỏng vấn Trần Vệ Đông, người chủ trì vụ án này ở Tòa án địa khu. Chánh án phiên tòa Trần Vệ Đông nói, xử lý vụ án tố tụng hành chính như thế này, đòi hỏi thẩm phán không những phải nắm vững luật pháp hữu quan mà Quốc hội thông qua, cũng phải thông thạo pháp quy hành chính của các ngành hữu quan nhà nước và chính quyền địa phương đặt ra, đặc biệt là với vụ án này, Trung ương bố trí An Huy là tỉnh thí điểm của cải cách thuế phí, điều đó càng cần phải thuộc lòng các chính sách cải cách thuê phí. Tóm lại, đồng chí cho rằng căn cứ vào luật pháp, hộ tống bảo vệ cải cách thuế phí nông thôn là sứ mệnh lịch sử không thể thoái thác của thẩm phán nhân dân!
Khi chúng tôi đến Tuyên Thành, phiên tòa vừa mới mở, Trần Vệ Đông giới thiệu nói, thông qua điều tra lấy chứng cứ, lại qua thẩm vấn đối chất tại phiên tòa, cuối cùng tòa nghị án cho rằng, tài liệu chứng minh liên quan đến thống kê sản lượng hồ đào của xã Nam Cực mà bị cáo chính quyền nhân dân xã Nam Cực đưa ra chỉ thuộc về con số thống kê năm bình thường, hoặc thuộc về chứng minh dự đoán sản lượng, không thể lấy đó làm căn cứ xác định sản lượng thu hồ đào của nông hộ, lý do chất vấn của nguyên đơn vững chắc, tin được; bị cáo không đưa ra được chứng cứ phản bác sự thực cơ bản mà nguyên đơn nêu ra, mà chỉ bác lại những vấn đề có tính chất hữu quan, mà lý do chất vấn cũng không thể mở cửa thị trường và giá cả lương thực, sau khi nông dân chỉ để lại lương thực đủ ăn và giống má, phần lương thực hàng hóa đã làm cho cho nông dân tăng thu nhập 150 triệu NDT, bình quân đầu người trong toàn huyện được tăng thêm 120 NDT!
Một năm trước cải cách, huyện Thái Hòa có hơn 93 vụ, trên 500 người kéo nhau đi gặp đảng ủy, chính quyền các cấp phản ánh gánh nặng của nông dân, nhưng năm 1994 cải cách, toàn huyện có 2969 thôn, 1 triệu 32 vạn nhân khẩu nông nghiệp lại không có một người nào lên gặp cấp trên vì “nông dân đóng góp quá nặng”.
Việc lên gặp cấp trên phản ánh yêu cầu, phải nói đến Mã Khắc Trung ở Mã Trang thôn Mã Vương xã Nguyễn Kiều sớm nổi tiếng gần xa. Chỉ năm 1993, cha con Mã Khắc Trung hai lần từ huyện lên tỉnh, cho đến lên tận Văn phòng giảm nhẹ đóng góp nông dân Quốc Vụ viện phản ánh về vấn đề đóng góp quá nặng và thu thuế đặc sản. Sau khi thực hành cải cách thuế phí, mỗi nhà một thẻ kiểm tra, mỗi hộ một quyển sổ công khai, Mã Khắc Trung hướng dẫn mọi người trong nhà yên tâm mạnh dạn cày sâu cuốc bẫm, kết quả, người có công đất chẳng phụ, vụ hè, vụ thu đều được mùa chưa từng có. Sau khi dẫn đầu hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế, anh ta hớn hở tươi cười nói: “Thuế phí nông nghiệp thực thu, tất cả đều ở chỗ rõ ràng, bất cứ ai cũng không dám thu bừa, bày đặt lung tung để rút hầu bao nông dân, cán bộ không tham ô, trạm lương thực không ép giá, nông dân giảm nhẹ gánh nặng lại thêm thu nhập, còn đi đâu phản ánh làm gì!”
Tất nhiên, việc tốt có nhiều. Huyện Thái Hòa đạt được thành tích đáng mừng như vậy thực ra cũng không phải dễ. Năm họ bắt đầu cải cách thuế phí đúng vào lúc cả nước tiến hành cải cách chế độ tách thuế nhà nước và thuế địa phương. Sau khi thực hiện quyền tập trung kinh tế tài chính Trung ương, lợi ích của chính phủ Trung ương thấy rõ rành rành: thu nhập tài chính Trung ương năm 1993 chỉ 95,7 tỷ NDT, năm 1994 tăng vọt lên 290,6 tỷ NDT, tăng thêm gần 200 tỷ NDT; còn thu nhập tài chính địa phương năm 1993 đã là 339 tỷ NDT. Năm 1994, cải cách chế độ, giảm xuống còn 231,1 tỷ NDT. Đó là tình hình về mặt thu nhập tài chính. Tình hình chi tiêu tài chính của Trung ương và địa phương sau cải cách chế độ tách thuế cũng hoàn toàn ngược lại: tài chính Trung ương năm 1994 chỉ chi thêm 44,2 tỷ NDT, tức là 175,4 tỷ NDT; còn tài chính địa phương lại tăng vọt lên 70,8 tỷ NDT, đến 403,8 tỷ NDT, hầu như hơn gấp hai lần tài chính Trung ương.
Trong tình hình cải cách chế độ thuế một bên tăng một bên giảm như thế, thì tài chính trong ngân sách của chính quyền địa phương hoàn toàn biến thành “tài chính ăn cơm”, nhiều địa phương rất khó bảo đảm ngay cả chi phí sự nghiệp hành chính, chi phí đầu người.
Tình hình tài chính của chính quyền rất ngặt nghèo, lại không thể đổ khó khăn đó lên đầu nông dân được nữa, làm lung lay quyết tâm tiến hành cải cách thuế phí nông thôn. Đảng ủy, chính quyền huyện Thái Hòa đoán định thời thế, kịp thời áp dụng biện pháp “cắt giảm biên chế”, ra sức thu gọn bộ máy làm việc và giảm bớt nhân viên dư thừa, một ví dụ điển hình nhất là có một trấn năm đó đã cho nghỉ 98 cán bộ trấn, thôn, năm thứ hai tiếp tục cắt giảm nữa. Đồng thời, toàn huyện còn tiến hành cải cách biện pháp mua bán lương thực và chế độ tài vụ xã thôn, tiến hành một loạt cải cách đồng bộ điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp, bảo hiểm lao động cho cán bộ thôn, làm ruộng theo khoa học và tăng cường xây dựng thị trường v.v…, tìm mọi cách huy động tích cực sản xuất của đông đảo cán bộ và nông dân.
Nhưng, vào thời kỳ này, có nhiều việc bản thân đảng bộ và chính quyền huyện Thái Hòa lại không thể tự giải quyết nổi. Một huyện đang cải cách thuế, đã bịt chặt mọi “lỗ hổng” tăng thêm đóng góp ngoại ngạch của nông dân, nhưng năm thứ hai họ thí điểm cải cách, Quốc Vụ viện lại có văn bản rõ ràng quy định bình quân đầu người nông dân tăng thêm 25 NDT cho “chi phí giáo dục cơ sở”, nhiều cơ quan Trung ương cũng chỉ giao nhiệm vụ mà không cho kinh phí liên tục truyền đạt cho cấp dưới các hạng mục “đạt tiêu chuẩn” của mình.
Những chỉ thị đó đều là “văn kiện đóng dấu đỏ”, cấp dưới đều phải chấp hành, huyện Thái Hòa không thể không chấp hành những quy định có tính cứng nhắc đó của cơ quan Trung ương, vì thế buộc phải điều chỉnh tương ứng phương án cải cách ban đầu, đành phải dối lòng tăng thêm một số khoản trưng thu mới trong giáo dục, y tế, quân sự, lưu trữ, thống kê, làm cho lời hứa “trưng thu một lần, thanh toán thuế một lần, nhất định ba năm không thay đổi” bị khấu hao.
Thế nhưng, dù cho như vậy, cải cách thế phí nông thôn, cải cách và không cải cách là rất khác nhau. Những thay đổi làm nức lòng người xuất hiện ở Thái Hòa đã gây tiếng vang mạnh mẽ trên nông thôn rộng lớn nông dân đóng góp ngày càng nặng, quan hệ giữa cán bộ và quần chúng ngày càng căng thẳng.
Các huyện Mông Thành, Lợi Tân, Lâm Tuyền v.v… xung quanh Thái Hòa không những bắt chước, làm theo, mà trấn Tân Hưng huyện Oa Dương lén lút cải cách cũng không còn tránh né nữa, ngay cả ban lãnh đạo của hai huyện Oa Dương và Dĩnh Thượng tranh luận mãi về việc này ở hội nghị huyện ủy mở rộng, lúc này cũng đều thấy rõ lợi ích của cải cách, hiệp lực đồng tâm làm thí điểm cải cách “thu thuế là chính, bỏ các loại phí”.
Ở tỉnh lỵ Hợp Phì có một người luôn luôn nơm nớp lo sợ, đứng ngồi không yên đối với cải cách thuế phí ở huyện Thái Hòa. Ông đã đến huyện Thái Hòa trước và sau thu hoạch vụ hè, người đó chính là Trương Quang Xuân, Trưởng phòng thuế nông nghiệp của Sở Tài chính tỉnh đã từng chỉ trích Hà Khai Ấm “đề xuất biện pháp lung tung”. Ông lo lắng cải cách này làm loạn việc trưng thu thuế nông nghiệp, cuối cùng ông Trưởng phòng thuế nông nghiệp này cũng không giải trình được.
Ông thấp thỏm chạy đến huyện Thái Hòa để nghe ngóng thực hư. Kết quả là, ông bất ngờ phát hiện, nỗi lo lắng của mình trước đây không có bất cứ một căn cứ nào, lúc này ông mới yên tâm. Nhớ lại các cuộc họp bàn cãi ban đầu, mình xốc nổi như thế, vạch mặt nêu tên chỉ trích Hà Khai Ấm, Trương Quang Xuân cảm thấy thực là có lỗi với ông. Nhưng rốt cuộc ông là người có lòng dạ ngay thẳng, có ý kiến, có quan điểm thì nói thẳng, không che dấu quan điểm của mình, bây giờ biết mình sai lại cũng là người sảng khoái biết sai thì sửa. Sau khi trở lại thành phố gặp ai ông cũng tuyên truyền: “Biện pháp của Thái Hòa là đúng!"
Tin huyện Thái Hòa tỉnh An Huy cải cách thuế phí nông nghiệp không cánh mà bay, chẳng bao lâu, Vụ Tài chính nông nghiệp Bộ Tài chính nhà nước cử người đến Thái Hòa khảo sát tại chỗ. Họ đến tỉnh lỵ Hợp Phì trước, cũng chỉ liên hệ với Phòng thuế nông nghiệp Sở Tài chính nằm trong hệ thống; Sau khi xuống huyện Thái Hòa, họ không đúng đến lãnh đạo huyện, cũng không cho chủ tịch xã, trấn biết, chỉ yêu cầu Phòng Tài chính huyện cử người cho xe, một mình chạy khắp những nơi nghèo, hẻo lánh, trực tiếp đi vào nhà dân điều tra trực diện với nông dân.
Họ làm như thế, rõ ràng là muốn tìm hiểu tình hình thực tế một cách khách quan hơn. Người khác nói có lẽ họ không tin, nhưng cách nói hiện thân của Trương Quang Xuân đi theo họ lại có tác dụng không nhỏ.
Trên đường đi, Trương Quang Xuân không ngừng tuyên truyền lợi ích của việc cải cách thuế phí. Ông nói, đóng góp của nông dân đã giảm đi hơn một nửa so với trước, ngược lại tài chính tăng lên; ông nói trước đây đến cuối năm đôi khi cũng không thu được thuế, mỗi năm đều có 15% thuế nông nghiệp “tồn đọng”, bây giờ thực hành thực thu, nộp thuế nông nghiệp rất nhanh vả lại toàn huyện không có hộ nào không nộp, đó là điều trước đây đều không dám nghĩ tới.
Sau đó chẳng bao lâu, Chủ nhiệm Văn phòng giảm nhẹ đóng góp nông dân của Quốc Vụ viện Từ Quốc Hồng dẫn đầu đoàn cán bộ cũng đến khu vực Phụ Dương kiểm tra công tác. Sau khi tìm hiểu cải cách chế độ thuế phí nông nghiệp ở khu vực này, họ đánh giá rất cao, đề nghị đảng ủy, ban ngành địa khu phải tổng kết kinh nghiệm thật tốt, và bày tỏ từ nay trở đi sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình tiến triển cải cách ở đây.
Ngô Chiêu Nhân, Phó Chủ nhiệm Ban Kinh tế nông nghiệp tỉnh, người đã từng đích thân xây dựng văn bản cuối cùng cho phương án thực thi cải cách của huyện Thái Hòa, trong thời gian này luôn luôn nghe được những tin tốt lành phấn chấn lòng người từ huyện Thái Hòa bay về, trong lòng ngứa ngáy, hôm đó, ông phấn khởi mời Mã Khởi Vinh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng giảm nhẹ đóng góp của tỉnh đến Phụ Dương trước, sau đó cùng với Vương Xuân Khôi, Chủ nhiệm Ban nông nghiệp địa khu cũng đánh xe đi Thái Hòa.
Để tìm hiểu tình hình làng xã ý dân một cách chân thực hơn, họ cũng bỏ qua cán bộ xã huyện, điều tra hơn 20 người nông dân của ba xã, có thể gọi là một cuộc “mặc thường phục đi xem xét dân tình”. Kết quả là những nơi đến thăm, mỗi nông dân được tiếp xúc hầu như trăm miệng một lời đều ca ngợi biện pháp cải cách thuế phí này tốt. Ngô Chiêu Nhân hết sức cảm động về điều đó. Sau khi về, khi ông viết lời tựa cho cuốn sách “Tìm tòi mới về cải cách nông thôn”, ông xúc động viết: “Bao nhiêu năm nay, trong ký ức công tác của tôi, nông dân bày tỏ hoàn toàn ủng hộ chính sách nào đó ngoài khoán sản xuất đến hộ ra, có lẽ phải tính đến lần này”.
Ông đã tổng kết rút ra “sáu điều hài lòng” về cải cách thuế phí nông thôn của huyện Thái Hòa: “Trạm lương thực hài lòng, nhiệm vụ đặt mua hoàn thành thuận lợi, chủ yếu là nắm được nguồn lương thực dồi dào; tài chính hài lòng, thu thuế kịp thời nhập kho đủ số; ngân hàng hài lòng, thanh toán thống nhất, giảm bớt phát hành lưu thông tiền tệ, lại không viết “phiếu khống”; cán bộ cơ sở hài lòng, tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực, gỡ bỏ được rắc rối va chạm giữa cán bộ và quần chúng. Tất nhiên, điều then chốt nhất vẫn là nông dân hài lòng, nhiệm vụ thực thu hai vụ hè thu đều hoàn thành trong một tuần, không có hộ nào khiếu kiện vì vấn đề đóng góp. Văn phòng khu thí nghiệm cải cách nông thôn nhà nước, Văn phòng giảm nhẹ đóng góp nông dân Quốc Vụ viện, các ngành hữu quan trực thuộc tỉnh, văn phòng giảm nhẹ đóng góp và văn phòng thí nghiệm cải cách địa khu lần lượt 9 lần cử người đi điều tra, kết luận đều giống nhau: nông dân hài lòng”
Ngô Chiêu Nhân đào sâu suy nghĩ về nguyên nhân thành công của cuộc cải cách này: “Hiện nay chính sách tốt, tư duy tốt, thiết kế tốt không ít, cái khó ở chỗ thực hiện, thường thường trong khi chấp hành do làm việc bất lực mà đi đến sai lệch. Cải cách thuế phí của huyện Thái Hòa không những thiết kế chu đáo, tỉ mỉ mà còn thực thi hoàn mỹ. Vì sao như vậy? Then chốt ở chỗ huyện ủy, chính quyền coi trọng cao độ, ban lãnh đạo nhất trí; các ban ngành huyện xã đồng tâm hiệp lực; ê kíp làm việc đắc lực và rất có hiệu quả. Đó là kinh nghiệm có ý nghĩa phổ biến, bất cứ một công việc gì có thể làm tốt được hay không, tôi cho rằng bí quyết đều ở đây”.
Sau khi tổng kết kinh nghiệm chủ yếu của cải cách ở Thái Hòa, Ngô Chiêu Nhân vẫn cảm thấy vẫn chưa hết ý, lại viết riêng một bài đầu đề rất rõ: “Hoan hô khoán lớn lần thứ hai”.
Ngày 18 tháng 12 năm 1994, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Khương Xuân Vân dẫn đầu các đồng chí phụ trách của 11 Bộ, Ủy ban xuống An Huy thị sát, sau khi nhìn thấy những thay đổi to lớn do cải cách nông thôn ở khu vực Phụ Dương mang lại, phấn khởi đánh giá rằng:
“Các đồng chí ở đây nắm bắt được tiến triển có tính đột phá của cải cách nông thôn, đều lần mò ra kinh nghiệm thành công trên mấy mặt. Cải cách chế độ khoán ruộng đất làm rất tốt, đã giải quyết được vấn đề ổn định chế độ khoán, huy động được tính tích cực sản xuất của nông dân, nâng cao năng suất của ruộng đất. Nhất là cải cách chế độ thuế phí, đã giải quyết được một vấn đề làm nông dân và cán bộ cơ sở nông thôn đều rất đau đầu, vừa giảm nhẹ đóng góp của nông dân, lại vừa cải thiện được quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa chính trị”.
Ai ngờ lúc này, Lý Diên Linh, Thứ trưởng Bộ Tài chính đi theo đoàn bỗng ngắt lời của Khương Xuân Vân. Ông nói: “Ở đây đưa thuế đặc sản nông nghiệp cũng nằm trong thuế nông nghiệp, là điều không hợp lý, nên trưng thu theo thực tế, họ làm như vậy là sai”.
Khương Xuân Vân nghe xong, lập tức nói ngay chẳng nể nang: “Điều đó tôi biết. Các đồng chí ấy làm như vậy không sai. Tôi đã làm việc ở cơ sở, “trưng thu theo thực tế” là cái trên lý thuyết, không có tính có thể thao tác. Theo tôi biết, đại đa số địa phương trong cả nước đều phân bổ bình quân. Đồng chí đừng nói vấn đề này nữa”.
Hôm đó, Khương Xuân Vân trong lòng rất thoải mái, là Tổ trưởng tổ lãnh đạo công tác nông thôn Trung ương, Phó Thủ tướng phụ trách công tác nông nghiệp, nhìn thấy công tác cải cách của nông thôn An Huy tiến triển có tính đột phá ông phấn khởi nói với tỉnh trưởng Hồi Lương Ngọc: “Cải cách chế độ thuế phí nông nghiệp là sự đột phá lớn để đi sâu cải cách nông thôn, các đồng chí phải mạnh dạn phổ biến công tác thí điểm cải cách này!”
Phó Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu Quốc Vụ viện Dương Ung Triết đi theo đoàn, cũng phấn khởi tiếp lời: “Hiện nay có cách nói, hình như mấy năm nay cải cách nông thôn Trung Quốc dừng lại, lần này đến An Huy xem xét, cảm thấy hoàn toàn không phải như thế. Cải cách chế độ khoán ruộng đất và cải cách biện pháp thu thuế nông thôn của Phụ Dương đều rất đặc sắc, rất có hiệu quả. Những cái đó đều có ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn quốc!”
Sau khi đoàn Khương Xuân Vân rời An Huy chẳng bao lâu, Hồi Lương Ngọc yêu cầu rõ ràng tại cuộc hội nghị làm việc của tỉnh trưởng: “Vùng dọc sông Hoài từ ranh giới Giang Hoài trở lên phía Bắc, nhất là khu vực Bắc sông Hoài cần phải đẩy mạnh toàn diện cải cách chế độ thuế phí nông thôn”.
Sau đó, cuộc cải cách này nhanh chóng ra khỏi Thái Hòa, ra khỏi Phụ Dương, với khí thế như chẻ tre, nở hoa khắp nơi hơn 20 huyện (thị) trong tỉnh An Huy.
Cuộc cải cách thuế phí nông thôn ở Trung Quốc lúc này đã trở thành điểm nóng của toàn xã hội quan tâm. Khí thế không gì ngăn cản nổi của nó không chỉ ở ba tỉnh An Huy, Hà Bắc, Hà Nam mà còn nhanh chóng lan sang hơn 50 huyện (thị) của bảy tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Thiểm Tây, Cam Túc v.v…
Chính vào lúc này, “Động thái ngoài tỉnh” của Văn phòng Tỉnh ủy Phúc Kiến biên tập đăng bài hoan hô: “Cải cách chế độ thuế nông nghiệp đã tỏ rõ xu thế “Đóm lửa nhỏ đốt cháy cánh đồng!”
42. Hội nghị Phụ Dương khó quên
Khu vực Phụ Dương nằm ở Tây-Bắc An Huy và tiếp giáp với tỉnh Hà Nam, là vùng sản xuất lương thực nổi tiếng của Trung Quốc, cũng là khu thí nghiệm cải cách nông thôn đầu tiên của Trung Quốc được Quốc Vụ viện lên phương án… Khu thí nghiệm này được xây dựng từ năm 1986 do một loạt chuyên gia nông nghiệp nổi tiếng như Đoàn Ứng Bích, Chu Kỳ Nhân, Trần Tích Văn, Đỗ Ưng, Lư Mại v.v… dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đỗ Nhuận Sinh, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn Quốc Vụ viện lúc bấy giờ. Tấn Tân hưng huyện Oa Dương dẫn đầu tiến hành cải cách thuế ruộng đất lần này và huyện Thái Hòa được gọi là huyện đầu tiên cải cách thuế phí nông thôn đều ở khu này, vì vậy, cuộc hội thảo về kinh nghiệm cải cách chế độ thuế phí cơ sở nông thôn toàn quốc tổ chức tại Phụ Dương từ ngày 21 đến 25 tháng 4 năm 1995 rõ ràng là việc đương nhiên.
Hội thảo do Chủ nhiệm Văn phòng khu thí nghiệm cải cách nông thôn Nhà nước Đỗ Ưng chủ trì. Các chuyên gia học giả của Ủy ban cải cách thể chế kinh tế Nhà nước, Văn phòng đặc khu Quốc Vụ viện; Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Nội thương và các ngành lương thực v.v…, đại biểu của khu thí nghiệm Phụ Dương tỉnh An Huy, khu thí nghiệm Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam, khu thí nghiệm Mê Đàm tỉnh Quý Châu và đại biểu của huyện có liên quan thuộc bảy tỉnh huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc, huyện Yên Thành tỉnh Hà Nam v.v… tất cả hơn 80 người tham gia hội nghị.
Mọi người đã khảo sát thực địa tình hình thí điểm của huyện Thái Hòa, còn trao đổi cách làm cụ thể và hiệu quả của các nơi thí điểm, tất nhiên đều có đi sâu thảo luận thẳng thắn và sâu sắc đối với những vấn đề cụ thể còn tồn tại trước mắt và làm thế nào để hoàn thiện hơn nữa công tác thí điểm.
Do mỗi nơi đều căn cứ vào tình hình thực tế của mình để xác định cách làm cụ thể, vì vậy về biện pháp cải cách là không hoàn toàn giống nhau. Nhìn vào khiến người ta hoa mắt, thực ra, chỉ khác nhau về hình thức, còn bản chất thì chẳng khác nhau, vẫn là mấy câu của Hà Khai Ấm tổng kết từ trước, là một mô thức “tính toán tổng thể thuế phí, trưng thu theo thực tế, thanh toán tài chính, phân luồng thuế và phí”.
Tóm lại, dưới tiền đề nguyên tắc và mục tiêu đại thể nhất trí, mỗi nơi đều có nhiều thử nghiệm bổ ích về mặt cải cách chế độ thuế phí cơ sở nông thôn. Các đại biểu tham dự hội nghị thừa nhận, trong nhiều thí điểm có hai nơi thí điểm là huyện Thái Hòa tỉnh An Huy và huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc là có tính tiêu biểu nhất.
Các chuyên gia dự hội nghị càng đánh giá rất cao cải cách này, cho rằng nó là một lần đột phá nữa đối với thể chế cũ, có thể thực hiện trong thực tiễn, phương hướng đúng, hiệu quả rõ rệt.
Tại hội nghị, Lưu Phúc Viên, Phó Chủ nhiệm Ban nghiên cứu chính sách thuộc Văn phòng đặc khu Quốc Vụ viện phát biểu làm người ta đặc biệt chú ý. Ông nói, Chủ nhiệm Chu Lâm bảo tôi đến dự hội nghị lần này, tất nhiên tôi cũng cảm thấy rất hứng thú, nên đến ngay. Nghe các đồng chí giới thiệu, tôi có một cảm giác chung đối với cuộc cải cách này, tức là cải cách của các đơn vị thí điểm hiện tại đã đạt được thành công cơ bản, ý nghĩa rất to lớn. Phó Thủ tướng Khương Xuân Vân nói cải cách không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, chứng tỏ vấn đề này quả là việc trên dưới rất quan tâm.
Văn phòng đặc khu Quốc Vụ viện xem ra không có quan hệ gì nhiều với cuộc hội thảo cải cách thuế phí nông thôn, nhưng cũng cử người đến dự hội nghị là điều ngoài dự đoán của các đại biểu; tuy Lưu Phúc Viên vô tình nhắc đến chủ nhiệm Chu Lâm bảo ông đến dự, nhưng ai cũng biết Chu Lâm là phu nhân của Thủ tướng Lý Bằng, mà Lý Bằng lại là lãnh đạo Trung ương cảm thấy hứng thú đối với nông thôn thực hành “thuế 1/10” sớm nhất, vì vậy Lưu Phúc Viên đến dự và phát biểu là rất có trọng lượng.
Lưu Phúc Viên nói: “Tôi cho rằng ý nghĩa của mục cải cách này không chỉ đơn giản giải quyết vấn đề đóng góp của nông dân, mà cốt lõi của nó là để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, tập thể và nông dân. Cải cách lần thứ nhất của chúng ta là lấy “khoán lớn” làm ngọn cờ, đối tượng của cải cách là chính quyền, là thể chế chính quyền công xã hợp nhất từ khi chúng ta công xã hóa đến nay. Quyết sách chính phủ Trung ương và chính quyền các cấp bao biện làm thay cho nông dân, bóp chặt tất cả bốn khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, phân phối, làm cho thu nhập của nông dân quá thấp, kinh tế nông thôn đơn nhất hóa, phát triển nông nghiệp trì trệ nghiêm trọng, cải cách đã phá vỡ thể chế chính xã hợp nhất, trả lại một phần quyền tự chủ cho khu dân cư và nông dân. Nhưng lần cải cách đó không triệt để, chí ít, vấn đề lưu thông và phân phối không được giải quyết căn bản. Hiện nay, chính quyền các cấp đều đang thảo luận làm thế nào để giải quyết đóng góp của nông dân, làm thế nào để xóa bỏ sưu cao thuế nặng, làm thế nào để thay đổi hình ảnh cán bộ “đòi tiền, đòi lương thực, đòi mạng sống”; rất nhiều văn kiện của chính quyền, năm lần bảy lượt chỉ thị có thể thu phí này không được thu phí kia, thuế nào là hợp lý, thuế nào không hợp lý; thu bao nhiêu là hợp lý, thu bao nhiêu là không hợp lý; hội nghị điện thoại của Quốc Vụ viện cũng chỉ thị rõ ràng bãi bỏ 31 khoản thu phí. Thực ra, trong bối cảnh quan hệ phân phối không rõ ràng, cái nào hợp lý, cái nào không hợp lý cuối cùng cũng không rạch ròi, bên trên bên dưới đều không rõ. Ví như phí sinh đẻ có kế hoạch, phí luyện tập dân quân, đó hoàn toàn là phí hành chính, là phí cần cho quán triệt chính sách của Nhà nước, nó không có quan hệ gì với sản xuất nông nghiệp, trên thực tế nên do tài chính chi, nhưng hiện nay đều lẫn lộn trong “3 khoản giữ lại, 5 khoản thu thống nhất” muốn nông dân gánh vác. Chỉ có giải quyết vấn đề phân bổ một cách căn bản nhất, thực sự làm được: tô rõ ràng, thuế đúng đắn, bỏ lệ phí thì chúng ta mới có thể hô lên một tiếng “Nghiêm” đối với vấn đề phân phối của nông thôn. Giữa nông dân và xã khu nói cho cùng chỉ có quan hệ tô, quan hệ giữa nông dân và nhà nước cũng chỉ dựa vào thuế để điều chỉnh, nông dân đã nộp tô, đã nộp thuế, bất cứ loại phí nào khác đều không liên quan đến nông dân!”
Cuối cùng, Lưu Phúc Viên khẳng khái nói: “Chúng ta đã hạ quyết tâm lớn như thế thực hiện cuộc cải cách này thì phải có chí bền. Sau khi thực hiện biện pháp này thì không nên mở bất cứ cửa nào nữa, dù cho “công văn đóng dấu đỏ” của Quốc Vụ viện có ép xuống, khu thí nghiệm cũng phải chống lại. Ví dụ như giáo dục đạt tiêu chuẩn nào, trong quỹ chung có tiền thì lấy, không có tiền thì kiên quyết không được đòi nông dân! Chữa trị tận gốc tất nhiên phải làm từ các ban ngành Trung ương, làm từ Trung Nam Hải! Chúng ta đã gánh vác nhiệm vụ cải cách này, thì phải cho chúng ta có quyền lực đó, phải dám đương đầu với những cái làm tăng thêm đóng góp của nông dân bằng mọi cách, dù có nói nông dân đều đồng ý cũng không nghe câu nói đó”.
Phát biểu của Lưu Phúc Viên được đại biểu các địa phương vỗ tay nhiệt liệt.
Phát biểu của Lý Thu Hồng, Vụ tài chính nông nghiệp Bộ Tài chính lại gây nên sóng gió tại hội nghị, bị mọi người phản đối mạnh mẽ, đến nỗi làm cho không khí hội nghị trở nên rất căng thẳng.
Lý Thu Hồng mở đầu tỏ ra rất khiêm tốn, ông nói: “Tham gia hội nghị lần này là một dịp học tập rất tốt đối với tôi. Trước đây chúng tôi suy nghĩ về cải cách chế độ thuế phí chưa được nhiều”.
Một trưởng phòng chuyên về “tài chính nông nghiệp” của Bộ Tài chính nhà nước lại nghiễm nhiên nói “Suy nghĩ chưa được nhiều” đối với công việc thuộc bổn phận của mình, người ta nghe ra đều cảm thấy bàng hoàng. Tiếp đó, phát biểu của ông nói là đến “học tập rất tốt” thay vì đến báo cáo chuyên đề về cải cách này thì đúng hơn.
Trước tiên ông đặt câu hỏi: “Mục tiêu của cải cách thuế phí lần này là gì?” rồi tự trả lời, “Tôi thấy có lẽ có mấy mục đích chủ yếu như thế này”. Sau khi quy nạp ra bốn “mục đích” không có ý gì mới, lại chưa chắc đã khoa học, ông bèn nói với cái giọng của cơ quan lãnh đạo: “Tôi không biết các khu thí nghiệm khi thiết kế cải cách này đã suy nghĩ đến bốn mục đích này chưa, hay là chỉ suy nghĩ đến một mục đích nào đó. Tôi muốn chia ra mấy mặt để nói”.
Thế là một phát biểu không có chút khiêm tốn bắt đầu.
“Tổng số đóng góp của nông dân hiện nay vẫn chưa đến mức không thể nào chịu đựng nổi”. Lời nói của ông đa phần là lời lẽ có tính chất kết luận.
Ông vừa dứt lời, đại biểu của thí điểm Quý Châu và Hồ Nam chụm đầu rỉ tai, rõ ràng cảm thấy vị cán bộ tài chính nông nghiệp này ngồi ở cơ quan lớn của nhà nước cũng ở ngất ngưởng trên cao. Thế nào mới gọi là “không thể nào chịu đựng nổi”? Chính vì nông dân đã không kham nổi gánh nặng, quan hệ giữa cán bộ và quần chúng trở nên nghiêm trọng, mới “buộc” đưa ra cải cách thuế phí này.
Phát biểu tiếp, Lý Thu Hồng phủ định toàn bộ kinh nghiệm cơ bản của các nơi thí điểm cải cách. Ông nói: “Ở nông thôn Trung Quốc, bất kể là đối với mỗi hộ hay là mỗi thôn, mỗi xã, chênh lệch thu nhập giữa họ rất lớn, làm một chính sách đóng góp, một căn cứ rất quan trọng phải là thu nhập kinh tế, chứ không phải là cái gì khác. Nhưng như huyện Thái Hòa An Huy, mỗi ha ruộng canh tác về cơ bản trưng thu đồng loạt 750 kg lương thực, thiết kế chính sách như vậy rõ ràng là không phù hợp với nguyên tắc phân phối thu nhập nhiều đóng góp nhiều, thu nhập ít đóng góp ít”.
Quan điểm đó của ông làm cho nhiều người ngớ ra. Phải nói rằng điều Lý Thu Hồng nói là một vấn đề lý luận. Xét về nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội, không nên coi thường khoảng cách để phân bổ bình quân, mà phải hết sức t sắp xếp bộ máy đảng, chính quyền, xã, trấn còn thu hẹp rất mạnh đối với hơn 10 cơ quan nội bộ đủ các kiểu loại, phân công quá nhỏ: ngoài trấn Thành Quan và ba trấn trung tâm được lập văn phòng đảng, chính quyền, văn phòng phát triển kinh tế, và văn phòng sự vụ xã hội (đồng thời treo biển văn phòng sinh đẻ có kế hoạch) ra, 16 xã, trấn còn lại chỉ giữ lại văn phòng đảng chính quyền (đồng thời treo biển văn phòng sinh đẻ có kế hoạch) và văn phòng phát triển kinh tế, còn chủ nhiệm và phó chủ nhiệm văn phòng phần lớn do thành viên ban lãnh đạo đảng chính quyền kiêm nhiệm, như vậy sẽ giảm bớt số chức vụ của cán bộ ở mức độ lớn nhất.
Đặc điểm lớn nhất của “ba sáp nhập, ba cải cách” là cơ quan xã, trấn của huyện Ngũ Hà từ đây không còn “đầy đủ ngũ tạng” nữa.
Nhờ thực thi thuận lợi cải cách bộ máy xã, trấn đã thúc đẩy mạnh mẽ chế độ hóa và qui chuẩn hóa việc quản lý của xã, trấn, tăng cường ý thức nguy cơ và tinh thần bức bách cho cán bộ cơ sở nông thôn huyện Ngũ Hà.
Có câu: cải cách gây nên sức ép, cải cách tạo ra sức sống, cũng tạo ra lực lượng sản xuất.
Có người nói: “Tổn thương gân cốt” thế này là làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng cơ sở. Chu Dũng lại nói: Giảm bớt oán giận của dân mới là thực sự tăng cường sự lãnh đạo của đảng!
Chu Dũng còn tính sổ kinh tế cho chúng ta. Đồng chí nói, cơ quan đảng chính quyền, đơn vị sự nghiệp toàn huyện thông qua cải cách bộ máy và cạnh tranh chức vụ của nhân viên lần này đã tinh giảm tất cả 542 người, hàng năm có thể giảm chi tài chính 4 triệu NDT “ba sáp nhập, ba cải cách”, mỗi một xã, trấn bình quân giảm bớt 20 vạn NDT, tiền trợ cấp cán bộ thôn và chi phí văn phòng sau khi sáp nhập thôn giảm bớt là 4 triệu 37 vạn NDT, chi tài chính sau khi sáp nhập trường giảm bớt ít nhất là 4 triệu NDT, cộng mấy thứ đó lại, tính ra huyện Ngũ Hà mỗi năm có thể giảm chi tài chính hơn 12 triệu NDT! Đồng chí nói với giọng chắc nịch của người lính: “Điều đó đã giảm bớt rất nhiều sức ép của cải cách thuế phí nhất định sẽ mang lại cho tài chính xã, trấn”. “Hơn nữa còn ngăn ngừa có hiệu quả vấn đề đóng góp của nông dân quay lại”.
Những biện pháp liên quan đến ba sáp nhập, ba cải cách trong cải cách thuế phí của huyện Ngũ Hà đã gây tiếng vang rất lớn trong toàn tỉnh.
Ngày 11 tháng 11 năm 2000, đảng bộ chính quyền tỉnh An Huy chớp thời cơ triệu tập cuộc hội nghị tại chỗ cải cách bộ máy xã, trấn toàn tỉnh tại huyện Ngũ Hà. Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó tỉnh trưởng thường trực Trương Bình đến dự hội nghị và động viên thêm.
Đồng chí nói, những năm 50, đảng viên cộng sản chúng ta vung tay hô một tiếng, người hưởng ứng ùn ùn kéo đến tập hợp đông đủ, nhân dân hoan hô nhảy múa; bây giờ nhân dân không hài lòng, bực dọc, quan hệ giữa cán bộ quần chúng trở nên căng thẳng, các đồng chí bảo giang sơn của chúng ta có thể ngồi yên được không? Đảng cộng sản cầm quyền có lâu dài ổn định được không? Xây dựng tốt tổ chức cơ sở là một vấn đề hết sức gay gắt mà chúng ta hiện nay đang đối mặt, tình hình cơ sở hiện nay đã đến lúc không thể không cải cách.
“Sau khi đến Ngũ Hà, tôi cảm thấy khá lạc quan. Vì sao vậy? Bởi vì công tác này của các đồng chí ở đây tiến triển tương đối thuận lợi”.
Trương Bình cố làm cho phát biểu của mình tránh bớt giọng nói đặc sệt vùng quê mình, nhưng giọng nói quê hương hòa quyện màu sắc tình cảm nồng nàn của đồng chí vẫn không tự giác thoát ra, và làm cho người ta có cảm giác thân thiết và kích động.
Đồng chí nói: “Trước đây chúng ta nghe phản ánh mặt khó khăn nhiều hơn”, “công tác này có khó hay không? Quả thực khó khăn. Khó khăn nhất là thuyên chuyển cán bộ. Nhất là về cơ sở, đến xã, trấn, việc thuyên chuyển nhân viên hình như không có mấy đường đi, không có mấy kênh, mức độ khó khăn của công tác rất lớn. Dưới Trung ương có rất nhiều đơn vị sự nghiệp, nhiều guồng máy xí nghiệp, ở tỉnh cũng có một số đơn vị sự nghiệp, sự việc hầu như cũng tương đối dễ giải quyết; ngay cả đến cấp thành phố, cấp huyện cũng vẫn có thể ép xuống. Đến cấp xã, trấn thì ép đi đâu? Tinh giản bộ máy và con người là điều chỉnh lợi ích diện rộng, không thừa nhận khó khăn này thì không phải là người duy vật. Nhưng nghe giới thiệu kinh nghiệm của Ngũ Hà, chúng ta quả thực là nhìn thấy có mặt không khó khăn, đó chính là “năm không khó” mà các đồng chí tổng kết được: lãnh đạo coi trọng, ra tay làm thật thì không khó, khiêm tốn học hỏi, dựa vào quần chúng thì không khó, cùng nhau quản lý, hợp đồng tác chiến thì không khó; cải cách đồng bộ, thúc đẩy toàn bộ thì không khó. Tôi thấy trong đó rất có phép biện chứng!”
Nói đến đây, Trương Bình trở nên xúc động, đồng chí nói, chúng ta có những huyện sáp nhập thôn hoặc sáp nhập trường, càng chưa nói đến sáp nhập xã, trấn, mà làm đã cách đây 7 năm, rồi mà bây giờ vẫn còn để lại những vấn đề chưa giải quyết được. Nhưng huyện Ngũ Hà chỉ có 50 ngày đã sáp nhập 438 thôn trước đây thành 225 thôn, cắt giảm 213 thôn, hầu như sáp nhập một nửa thôn; 435 trường học trước đây cũng sáp nhập còn 240 trường, sáp nhập trên 40%. Việc làm lớn như thế, lại không dẫn đến xáo động lớn, không có tập thể lên huyện khiếu kiện, thật vô cùng quý hóa. Chứng tỏ các đồng chí Ngũ Hà làm việc rất vững chắc, làm đến nơi đến chốn. Tôi nghĩ, chỉ cần huyện nào cũng làm được như huyện Ngũ Hà, con em họ hàng của tám cán bộ lãnh đạo cấp huyện, con em họ hàng của sáu mươi bảy cán bộ cấp phòng ban cũng đều rút khỏi cương vị trong cải cách này, thực sự kiên trì nguyên tắc công khai, công bằng chính trực thì nơi đó sẽ không xảy ra quần chúng đi khiếu kiện.
“Tình hình các nơi tuy rất khác nhau, nhưng đạo lý cơ bản phải giống nhau, không phải địa phương Ngũ Hà này trời sinh ra đã thích cải cách, cũng không phải trời sinh ra đã coi lợi ích của mình chẳng nghĩa lý gì, trời sinh ra anh bảo tôi xuống thì tôi xuống, mà phải dựa vào công tác thiết thực chắc chắn, dựa vào nắm vững ưu thế công tác chính trị tư tưởng, dựa vào xác lập và vận dụng chính sách thiết thực khả thi, tất nhiên không thể thiếu một tinh thần cống hiến, tinh thần hy sinh!”
Tinh thần của hội nghị tại chỗ Ngũ Hà rất nhanh được thực hiện ở các huyện (thị) toàn tỉnh, vì thế, năm đầu tỉnh An Huy thí điểm toàn diện cải cách thuế phí nông thôn đã cho nghỉ việc tinh giản 12 vạn nhân viên huyện, trấn dư thừa. Tuy kết quả đạt được có tính giai đoạn, nhưng nhờ đó đã giảm chi tài chính 600 triệu NDT.
Ngày 9 tháng 12, sắp hết năm, Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa cũng đến huyện Ngũ Hà. Đồng chí cùng với các đồng chí phụ trách chủ chốt trong ban lãnh đạo huyện, tiến hành tọa đàm giãi bày tâm huyết về làm thế nào đi sâu triển khai công tác cải cách thuế phí nông thôn hơn nữa.
Đồng chí nói rất kỹ. Đồng chí nhắc nhở mọi người chú ý, việc sắp xếp thuyên chuyển nhân viên xã, trấn, một là phải phát lương ba năm chờ đợi công tác, hai là sau khi về xí nghiệp, khi xí nghiệp làm bảo hiểm dưỡng lão, cũng phải tính cả thời gian làm cán bộ ở cơ quan.
Đồng chí nói công tác sáp nhập trường bây giờ mới bắt đầu, chúng ta đã sáp nhập về mặt số lượng, về bề ngoài, nhưng phần lớn công việc đang chờ hoàn thiện thêm. Tương lai ở nông thôn, dù trung học hay tiểu học, đều phải nhấn mạnh mở trường học qui mô, hợp lý, và phải thông qua biện pháp thầy giáo cạnh tranh trên bục giảng để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng chí nói hiện nay học phí một năm của học sinh nông thôn bằng nông dân trồng mấy mẫu ruộng hoặc nuôi một con lợn, nguyên nhân chủ yếu nhà trường thu phí cao là giáo tài phụ đạo quá nhiều; trước kia không có giáo tài phụ đạo, bài thi đồng đều, không đào tạo được nhiều sinh viên như thế này hay sao? Giảm nhẹ đóng góp của nhà trường, giảm nhẹ đóng góp của học sinh là phải nắm lấy những việc cụ thể như giảm nhẹ cặp sách của học sinh, đồng thời phải cấm thu phí xem phim, giáo dục tố chất v.v… đối với học sinh.
Đồng chí nói, cải cách thuế phí, giảm nhẹ đóng góp của nông dân, tôi nghĩ có thể khoán tài chính cho tất cả các bí thư chi bộ thôn được không? Các đồng chí có thể thử xem. Những nơi nào tương đối tốt trong cải cách bộ máy, thậm chí có thể bao gồm cả sinh viên mới phân phối đến, tôi thấy đều có thể về thôn làm Bí thư chi bộ. Nếu họ có thể làm tốt bí thư chi bộ, sau này lên xã, lên huyện làm việc, thì tuyệt đối không có vấn đề gì. Vấn đề quan trọng nhất của kinh tế tập thể cấp thôn phát triển bước sau là điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp, tăng thêm thu nhập cho nông dân, những đồng chí này không phải là người của thôn mình, có thể rất thanh thoát, một lòng vì công việc. Tất nhiên, cử xuống phải thực hành chế độ nhiệm kỳ, phải tiến hành sát hạch nhiệm vụ, ai hoàn thành mục tiêu sát hạch nhiệm vụ thì có thể thành “nhãn hiệu bồ câu bay”, lại thay vào một cán bộ trẻ khác làm, đó là nhu cầu xây dựng tổ chức cơ sở, nhu cầu phát triển nông thôn, ổn định nông thôn, càng là nhu cầu rèn luyện cán bộ.
Đồng chí nói, chuyển biến chức năng sau cải cách bộ máy xã, trấn, trọng điểm phải làm được “ba cái thống nhất”, “ba cái chính”. Đó là: trước đây chịu trách nhiệm đối với trên, bây giờ phải thống nhất chịu trách nhiệm đối với cả trên lẫn dưới, và lấy chịu trách nhiệm đối với dưới là chính; trước đây đơn thuần dựa vào mệnh lệnh hành chính, bây giờ vừa phải thực hiện mệnh lệnh hành chính, vừa phải dựa vào biện pháp luật pháp, dân chủ, giáo dục, mà nhiều hơn là phải dùng biện pháp luật pháp, biện pháp dân chủ biện pháp giáo dục là chính để triển khai công tác; trước đây chỉ hoàn thành nhiệm vụ kể cả hoàn thành nhiệm vụ sinh đẻ có kế hoạch, thu thuế tài chính v.v…, bây giờ phải chuyển biến thống nhất hoàn thành nhiệm vụ và làm tốt phục vụ, hơn nữa, phải làm tốt phục vụ là chính.
Đồng chí nói: Một điều quan trọng nhất của tư tưởng “ba đại diện” là phải đại diện lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân đông đảo nhất.
Sau khi Vương Thái Hoa về tỉnh chẳng bao lâu, Tỉnh ủy chọn ra 3.000 cán bộ trẻ ưu tú ở các huyện (thị) trong toàn tỉnh đưa xuống các thôn nghèo, thôn chậm tiến làm bí thư chi bộ thôn, để tăng cường xây dựng tổ chức đảng cơ sở ở đó; sau đó không lâu, Tỉnh ủy lại điều động một vạn cán bộ ưu tú ở các cơ quan đảng chính quyền và đơn vị sự nghiệp ba cấp tỉnh, thành phố, huyện tự mang hành lý xuống ở một vạn thôn hành chính kinh tế tương đối trì trệ, tổ chức cơ sở tương đối yếu trong toàn tỉnh, giúp thôn xây dựng kiện toàn các nội qui chế độ, lấy công khai, quản lý dân chủ công việc của thôn làm nội dung chủ yếu, hoàn thiện cơ chế vận hành dân cư tự trị dưới sự lãnh đạo của chi bộ thôn. Tất nhiên điều quan trọng hơn là phải tuân theo qui luật thị trường, tôn trọng ý nguyện của quần chúng, giúp đỡ nông dân ở nơi đó nhanh chóng tiến hành điều chỉnh có tính chiến lược cơ cấu nông nghiệp.
Công tác điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, tăng thêm thu nhập cho nông dân của các nơi trong tỉnh An Huy đang triển khai hầu như cũng tiến hành nhịp nhàng với cải cách thuế phí nông thôn.
51. Đề án số 1
Năm đầu thí điểm toàn diện ở tỉnh An Huy, tuy xuất hiện thị trấn Trần Trang huyện Đảng Sơn ở đồng bằng Hoài Bắc, xã Nam Cực thành phố Ninh Quốc ở vùng núi Giang Nam vẫn làm trên có chính sách, dưới có đối sách; xã Long Đường huyện Phì Đông và xã Quảng Đại huyện Lai An nằm giữa Giang Hoài không Nam không Bắc cũng vẫn ta làm theo kiểu của ta, thậm chí gây chết người, nhưng tình hình tổng thể của toàn tỉnh vẫn làm người ta phấn chấn. Cải cách thuế phí không chỉ giảm nhẹ đóng góp của nông dân, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, đã thúc đẩy cải cách về mặt thể chế trưng thu quản lý tài chính thuế má xã, trấn, cải thiện quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, mà còn thúc đẩy việc xây dựng chính trị dân chủ cơ sở nông thôn, giữ gìn ổn định của xã hội nông thôn.
Tóm lại một câu: mở đầu phấn khởi.
Có lẽ chính vì có mở đầu phấn khởi đó, ngày 13 tháng 12 năm 2000, Bộ trưởng Tài chính Hạng Hoài Thành phát biểu ở Bắc Kinh như sau:t nông dân. Bây giờ, quan chức tài chính nông nghiệp từ kinh thành về không những không hiểu tình hình bên dưới, trái lại còn bắn bia ngược, đổ vạ cho người khác. Cái “giọng điệu quan trường” đó thực sự gây phẫn nộ cho các đại biểu cơ sở.
“Chính sách đã quy định thuế đặc sản đồng ruộng tính thuế theo thực tế”, các đại biểu từ tuyến đầu thí điểm cải cách bám lấy vấn đề “thuế đặc sản” đặt câu hỏi, có nên thực sự cầu thị không? Có thì thu; không có thì không thu; có nhiều thì thu nhiều. Nhưng vì sao tài chính năm nào cũng tới tấp ra chỉ thị, giao nhiệm vụ, đó chẳng phải là nói cứ nói, làm cứ làm, dạy người ta ăn gian nói dối hay sao? Cán bộ nông thôn “chịu tội thay người” mất hết thanh danh, hoen ố hình ảnh, ngược lại còn nói cấp dưới không chấp hành chính sách. Đó là cái lý gì?
Đại biểu của huyện Oa Dương tỉnh An Huy đã nêu lên một việc làm thực tế ở địa phương ông. Ông nói, để chấp hành đầy đủ chính sách thuế đặc sản “tính theo thực tế”, huyện Oa Dương đã làm thí điểm ở xã Cảnh Hoàng, chính quyền xã tổ chức 19 người từ Phòng tài chính và Trạm quản lý kinh doanh, đi vào từng hộ trong xã theo quy định theo dõi chặt chẽ suốt quá trình sản xuất và tiêu thu đặc sản xã này. Trước sau mất hơn hai tháng, tiến hành hạch toán kỹ lưỡng giá thành và thu nhập, cuối cùng trưng thu thuế đặc sản đồng ruộng hơn bốn vạn NDT. Nhưng chi phí đồ dùng, tiền lương và bồi dưỡng ngoài giờ cho những người này làm việc cộng lại cũng đến hơn bốn vạn NDT. Kết quả là, tiền thuế thu được về cơ bản bị giá thành của thu thuế xóa sạch. Có nghĩa là, trưng thu khoản thuế theo chế độ và biện pháp hiện hành hầu như không thể nào làm được.
Câu chuyện của xã Cảnh Hoàng gần như hoang đường, nhưng thí nghiệm này lại bộc lộ rõ nét vấn đề chế độ thuế thoát ly thực tế hiện nay.
Ai ngờ đại biểu huyện Oa Dương nói chưa dứt lời, Lý Thu Hồng đã ra sức tranh cãi.
Phó Chủ nhiệm Ban Kinh tế nông nghiệp huyện Thái Hòa Châu Tân Hoa vẫn bình tĩnh theo dõi phát biểu của Lý Thu Hồng, kiên nhẫn nghe lời chỉ trích trắng trợn của quan chức Bộ Tài chính này đối với thí điểm của huyện Thái Hòa. Bởi vì đối phương nói đến “Thái Hòa”, là đại biểu của huyện Thái Hòa thí điểm, ông không tiện lập tức bác bỏ, chí ít ông phải tỏ ra khoan dung và độ lượng của người Thái Hòa. Nhưng đại biểu huyện Oa Dương nêu ra dẫn chứng này, đã nói rất rõ vấn đề, đối phương lại vẫn cãi chày cãi cối, cậy thế đè người, ông cũng không dằn lòng được nữa.
Châu Tân Hoa bức bối chỉ thẳng vào mặt Lý Thu Hồng, suýt dí vào mũi của đối phương, giận dữ nói: “Các anh thật không thấy tình hình thực tế, ngồi ở văn phòng nghĩ bừa. Sự thật ngày nay đã bày ra trước mặt, vẫn còn ngoan cố!”
Ông nói quá ư xúc động, tiếng nói trở nên lạc giọng, ngón tay chỉ cũng run bần bật.
Tiếp đó, khắp hội trường cũng vang lên tiếng chỉ trích giận dữ.
Người ta đã nhìn thấy rất rõ Lý Thu Hồng ôn tồn điềm tĩnh, vẻ mặt thư sinh ra sức kiên trì tranh cãi tại hội nghị, thực ra là ý kiến của Bộ Tài chính nhà nước.
Chính vì không chỉ là quan điểm của cá nhân Lý Thu Hồng, nên các đại biểu mới càng cảm thấy triển vọng của cuộc cải cách thuế phí nông thôn mà mọi người đang say sưa thí nghiệm này, không lạc quan đến thế.
Là người khởi xướng cải cách này sớm nhất, lại là người trực tiếp tham gia thí điểm của huyện Thái Hòa, Hà Khai Ấm cũng nói ý kiến của mình hết sức rõ ràng về một số vấn đề trong cải cách. Ông nói, ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả các hàng hóa hầu hết đều mở cửa, duy chỉ có mặt hàng nông sản lương thực này nhà nước vẫn đặt mua theo giá quy định, làm cho lương thực không thể trở thành hàng hóa, hiệu quả của nó ngày càng xuống thấp. Rõ ràng là chế độ định mua này cần phải bãi bỏ, thị trường và giá cả lương thực cũng cần phải mở cửa, nếu không, nền nông nghiệp Trung Quốc không thể nào phát triển hơn nữa. Tất nhiên điều đó cần có điều kiện, chúng ta sẽ cải cách biện pháp trưng thu thuế phí, dùng công lương thay cho đặt mua, chính là xuất phát từ suy nghĩ về mặt này, một là để cho nhà nước nắm được nguồn lương thực một cách chắc chắn nhất, bảo đảm cung cấp lương thực cho những người không sản xuất lương thực; hai là, vì nông dân có thói quen, thu nộp công lương vừa thuận tiện, vừa có tính minh bạch cao đối với nông dân, điều chủ yếu nhất là chúng ta gắn cải cách thuế phí với thúc đẩy cải cách thể chế mua bán lương thực lại với nhau, như thế sẽ chuẩn bị điều kiện tốt cho cải cách thể chế mua bán lương thực đạt được thành công, mở cửa thị trường lương thực và mở cửa giá cả lương thực một cách toàn diện triệt để, hình thành lưu thông lớn, bồi dưỡng thị trường lớn, thì kết cấu khu dân cư khép kín cuối cùng mới bị tan rã, nông thôn Trung Quốc mới có thể nói rất có hy vọng!
Phát biểu của Hà Khai Ấm mang đậm màu sắc lý luận, do ông nói rõ ràng rành mạch, giầu sức thuyết phục mạnh mẽ, hội trường bỗng chốc trở nên yên lặng, ngay cả người đi lại uống nước cũng rón rén nhẹ nhàng, sợ ảnh hưởng đến người khác.
Không khí đó rõ ràng cũng truyền cảm sang Hà Khai Ấm, ông bắt đầu trở nên nói dõng dạc hơn.
Ông nói, thực ra chúng ta đang làm chỉ là cải cách biện pháp trưng thu thuế phí nông nghiệp, vẫn chưa phải là cải cách chế độ thuế phí nông thôn trên ý nghĩa thực tế. Giá như bây giờ làm cải cách chế độ thuế phí, chưa biết chừng ngành lập pháp lập tức đình chỉ, cải cách của trấn Tân Hưng huyện Oa Dương bị Hội đồng nhân dân huyện ra lệnh bãi bỏ, đó là một minh chứng. Vì vậy, khẳng định nó có tính hạn chế và tính không triệt để tương đối lớn, mục đích cũng chỉ là nặng về chuẩn hóa biện pháp trưng thu, trước hết cố gắng hết sức giảm bớt đóng góp của nông dân, “đòn bẩy” về mặt quy định chính sách có thô một chút, nhưng lại đơn giản dễ hiểu, dễ làm. Tuy vẫn chưa hoàn toàn công bằng hợp lý, thực tế có “nỗi khổ bất đắc dĩ”, nhưng nông dân tương đối hài lòng so với thu phí bừa bãi trước đây.
Tất nhiên, ông còn muốn nói, cái đang làm hiện nay vẫn chỉ là cải cách về biện pháp trưng thu thuế phí, mà gian nan như vậy, như phủ một lớp băng mỏng, suýt chết non; thực ra dù cho thật sự tiến hành cải cách thuế phí, đó cũng chỉ có thể là một cửa đột phá để đi sâu cải cách nông thôn, điều then chốt ở chỗ từ đó dắt dẫn cuộc cải cách về thể chế chính trị nông thôn. Mặc dù ai cũng biết, cải cách thể chế chính trị trì trệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến triển của cải cách mở cửa Trung Quốc, nhưng ở hội nghị không ai nói rõ ra như thế, tất nhiên ông nói cũng coi như vô ích.
Vì thế ông đổi cách nói khác, nói rằng: “Nếu được Trung ương chấp nhận, chính thức phê chuẩn An Huy làm thí điểm đi sâu cải cách bước hai nông thôn, thì chúng ta sẽ cởi mở chân tay, đem hết nhiệt tình như làm “khoán lớn” năm xưa, đi sâu đột phá vào tung thâm cải cách thuế phí nông thôn”.
Đỗ Ưng chủ trì hội nghị, khi tổng kết cuối cùng hội nghị, đã nói như sau: “Cảm nhận chung của tôi là, vào giờ phút then chốt của cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc, chúng tôi đã nghiên cứu thảo luận một vấn đề then chốt. Vì sao có thể nói như vậy? Bởi vì hiện nay trên khắp đất nước chúng ta đang ở thời kỳ công nghiệp hóa tăng trưởng tốc độ cao, ở vào một giai đoạn như vậy, tình trạng nông nghiệp, nông thôn và n ông dân như thế nào sẽ là một mặt quan trọng quyết định vận mệnh hiện đại hóa của đất nước chúng ta. Hai năm nay, tình hình “tam nông” trên tổng thể là tốt, nhưng những vấn đề tồn tại cũng khá nổi bật, có vấn đề mâu thuẫn đã rất gay gắt mà những vấn đề đó rõ ràng đều liên quan mật thiết đến nội dung của cuộc hội thảo lần này của chúng ta”.
43. Báo cáo đi vào tầng quyết sách tối cao
Sau khi về Bắc Kinh, Đỗ Ưng bắt tay tổ chức người viết báo cáo lên Quốc Vụ viện về tình hình thí điểm chế độ thuế phí cơ sở nông thôn toàn quốc và mời riêng hai ông Hà Khai Ấm, Dương Văn Lương tham gia thảo luận.
Đầu đề của báo cáo rất rõ ràng: “Một biện pháp cải cách quan trọng liên quan đến phát triển và ổn định nông thôn”.
Báo cáo nêu rõ: “Cuộc cải cách này, ở trên liên quan đến chế độ thuế nông nghiệp và thể chế mua bán lương thực của nhà nước, ở dưới liên quan đến lợi ích của hàng trăm triệu nông dân và cơ sở tài chính của các tổ chức cơ sở nông thôn vận hành, những điều này đụng chạm đến vấn đề khó trong cải cách nông thôn, có khả năng trở thành cửa đột phá đi sâu cải cách nông thôn”.
Phó Thủ tướng Khương Xuân Vân đã đích thân đến khu thí nghiệm Phụ Dương. Sau khi xem bản báo cáo này rất phấn khởi, ghi ngay lời phê: “Đây là một vấn đề quan trọng của công tác nông thôn, thí điểm đã lần mò ra một số tư duy, con đường giải quyết vấn đề, cần triệu tập hội nghị riêng, tổng kết trao đổi kinh nghiệp đề xuất ý kiến cho từ nay về sau”.
Có thể thấy, lời phê của đồng chí đánh giá rất cao ý nghĩa của công tác cải cách thuế, bút phê của đồng chí cũng rất cụ thể, không phải là lời phê duyệt nửa vời hoặc phê duyệt cho người khác xử lý. Đồng chí tin tưởng sâu sắc và gửi gắm nhiều hy vọng và nguyện nỗ lực cho cuộc cải cách xem ra chỉ là chế độ thuế nông nghiệp, nhưng thực ra sẽ là đột phá quan trọng đối với toàn bộ nông thôn đi sâu cải cách.
Có điều, khi bản báo cáo này và bút phê của Khương Xuân Vân do Bộ Nông nghiệp gửi đi vẫn chưa đến tay Phó Thủ tướng thường trực Chu Dung Cơ, phụ trách công tác kinh tế, thì Chu Dung Cơ đã xem trước bài viết “Phương án thí điểm điều chỉnh chế độ công lương của tỉnh Hà Bắc” của phóng viên Tân Hoa Xã Diệp Băng Nam. Rõ ràng, đây là lần đầu tiên Chu Dung Cơ tiếp xúc với loại tin này, hơi lấy làm lạ, bèn phê vào bài báo gửi cho Lưu Trọng Lê và Hạng Hoài Thành, Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tài chính lúc bấy giờ: “Gửi đồng chí Trọng Lê, Hoài Thành đọc”. Đồng thời phê gửi cho Bí thư trưởng [1] Quốc Vụ viện Hà Xuân Lâm, yêu cầu ông làm rõ: “Thí điểm này là như thế nào?”
Khi chúng tôi thoạt đầu nhìn thấy bút phê này của Chu Dung Cơ trong “Đại sự ký cải cách chế độ công lương tỉnh Hà Bắc”, cảm thấy rất ngạc nhiên. Bởi vì cải cách thuế phí nông thôn từ đề xuất đến thí nghiệm, từ thí nghiệm bí mật đến thí điểm công khai, cho đến phát triển thành “thế đốt cháy cánh đồng” ở 50 huyện thuộc 7 tỉnh, đã trải qua năm mùa xuân thu dằng dặc, chưa nói đến báo lớn báo nhỏ đã đưa tin đầy đủ về vấn đề này, tỉnh Hà Bắc còn tổ chức cuộc hội thảo phạm vi rất rộng ở Bắc Kinh, các đồng chí ở các ban ngành có liên quan của Quốc Vụ viện đều đến dự, Phó Thủ tướng Chu Dung Cơ làm thế nào mà không hay biết gì về việc này.
Về sau nghĩ kỹ mới hiểu ra không có gì quái lạ. Bài viết ý tưởng cải cách của Hà Khai Ấm được đăng trên cột “Tập hợp tình hình” của “Nhân dân nhật báo”, làm cho Thủ tương Lý Bằng rất chú ý và đã có bài phát biểu quan trọng, nhưng vào mùa xuân năm 1990, lúc bấy giờ Chu Dung cơ còn đang công tác ở Thượng Hải, không hiểu hết mọi chuyện là điều rất bình thường. Sau này, đồng chí về thủ đô phụ trách chính công tác kinh tế của Quốc Vụ viện, lại đúng vào lúc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc rơi xuống đáy, sản xuất công nghiệp tụt dốc, tài chính Trung ương căng thẳng, bày ra trước mắt đồng chí là “nợ tay ba” trong toàn quốc lên đến hơn 500 tỷ, muốn làm sống động toàn bộ bàn cờ trong cảnh khó khăn chồng chất như vậy, hầu như đồng chí đang tay đấm chân đạp, thậm chí sử dụng thủ đoàn bàn tay thép kiểu kinh tế mệnh lệnh, phát động cuộc tấn công thanh toán nợ; đồng thời triển khai hoạt động trừng trị thẳng tay hàng giả, hàng nhái kém phẩm chất tràn ngập trở thành tai họa. Năm 1992, sau khi Đặng Tiểu Bình phát biểu trong chuyến đi thị sát ở miền Nam, xuất hiện một cao trào đẩy nhanh xây dựng, nhưng công tác kinh tế của Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn chưa ra khỏi cục diện lúng túng “hễ nắm chặt thì cứng đờ, hễ buông ra thì hỗn loạn”, kinh tế tăng trưởng cao, hầu như đồng hành với hỗn loạn, cơn sốt khai thác, sốt huy động vốn, sốt nhà đất đã nóng lên đến mức mà Chu Dung Cơ diễn tả bằng tiếng Anh “crazy” (điên cuồng), kinh tế phát triển “quá nóng” dẫn đến lạm phát tiền tệ nghiêm trọng nhất của Trung Quốc từ khi dựng nước đến nay. Tiếp theo đó, Chu Dung Cơ lại cương quyết vận dụng các biện pháp kinh tế, luật pháp cho đến hành chính để quản lý và đích thân kiêm nhiệm Thống đốc ngân hàng nhân dân Trung Quốc, ra sức chỉnh đốn trật tự tiền tệ.
Quả thực, Chu Dung Cơ không có sức lực và thì giờ nhiều hơn để nắm công tác nông thôn như đồng chí nắm kinh tế thành thị, hơn nữa, đồng chí không thông thạo tình hình nông thôn như công tác thành thị.
Phát biểu tại hội nghị truyền hình điện thoại về công tác mua bán lương thực toàn quốc triệu tập năm 1993, đồng chí không tự tin đối với buông hay là thu lại giá lương thực như đối với cải cách tiền tệ và xí nghiệp quốc hữu. Đồng chí nói: “Năm ngoái chúng ta thiếu kinh nghiệm, mở cửa giá lương thực quá nhanh một chút, công tác chuẩn bị chưa đầy đủ. Không làm kinh tế thị trường, không biết lợi hại, kết quả sau tháng 11 giá lương thực tăng vọt, không theo bước đi điều chỉnh giá cả dự định, trở tay không kịp”.
Nhưng đồng chí coi trọng nông nghiệp Trung Quốc càng đồng cảm với đóng góp của nông dân.
Trung tuần tháng 5 năm 1993, trong thời gian đi thị sát ở Hồ Nam, đồng chí phát hiện tiền thu mua lương thực vụ hè ở một vài nơi cá biệt chưa về, viết phiếu khống cho nông dân bán lương thực, đời sống và sản xuất của nông dân khó được tiếp tục duy trì, đồng chí rất tức giận, nghiêm khắc phê bình lãnh đạo phụ trách chính của tỉnh và nói với người phụ trách địa khu ở dưới: “Tôi sẽ để lại số điện thoại, lúc nào các đồng chí có đủ tiền, thì lúc đó gọi điện thoại cho tôi, tôi muốn biết rốt cuộc kéo đến ngày nào!”. Sau khi trở về Bắc Kinh, đồng chí cảm thấy sâu sắc mức nghiêm trọng của vấn đề, đích thân chỉ thị cho “Nhân dân nhật báo” đăng ba văn kiện của Bộ Nông nghiệp xử lý đóng góp của nông dân, công khai các khoản và phạm vi thu thuế, ra lệnh không được vượt quá định mức 5% thu nhập ròng bình quân của nông dân năm trước, hễ ai không tuân lệnh thì bị xử lý theo pháp luật.
Bốn ngày sau khi Chu Dung Cơ yêu cầu Bí thư trưởng Quốc Vụ viện Hà Xuân Lâm làm rõ thí điểm chế độ công lương của tỉnh Hà Bắc là như thế nào, Bộ trưởng Tài chính Lưu Trọng Lê phê gửi bài báo “Phương án thí điểm điều chỉnh chế độ công lương của tỉnh Hà Bắc” của phóng viên Tân Hoa Xã Diệp Băng Nam mà Chu Dung Cơ đã có bút phê cho Vụ Chính sách thuế trong Bộ: “Gửi Vụ Chính sách thuế xem, nên chăng liên hệ với Cục 3 Văn phòng Quốc Vụ viện, Phòng thuế nông nghiệp cùng cử người tham gia tìm hiểu”.
Bút phê này của Bộ trưởng Lưu Trọng Lê rõ ràng là bằng thừa, bởi vì xét về thời gian, ông vẫn chưa nhìn thấy bút phê của Chu Dung Cơ, trước khi ông bảo cấp dưới “liên hệ”, “tìm hiểu” thì Chu Dung Cơ đã nhận được báo cáo liên quan đến cuộc hội thảo Phụ Dương của Khương Xuân Vân chuyển cho ông.
Chu Dung Cơ xem xong báo cáo, đều rõ tất cả thí điểm cải cách chế độ công lương tỉnh Hà Bắc là như thế nào.
Trong lời phê vào bản báo cáo, mặc dù Khương Xuân Vân đã khẳng định đầy đủ nhất kinh nghiệm cải cách thuế phí nông thôn ở các nơi, đồng thời cho rằng “thí điểm đã lần mò ra một số tư duy, con đường giải quyết vấn đề”, và đề nghị của đồng chí cũng rất cụ thể “triệu tập cuộc hội nghị riêng, tổng kết trao đổi kinh nghiệm, đề xuất ý kiến từ nay về sau”, có lẽ vì trong lời phê, Khương Xuân Vân nhấn mạnh tầm quan trọng “đây là một vấn đề trọng đại của công tác nông thôn”, sau khi xem báo cáo, Chu Dung Cơ xử lý cũng khá thận trọng, ông tránh không nhắc đến đề nghị “triệu tập cuộc hội nghị riêng”, phê chuyển báo cáo này cho Bí thư trưởng Quốc Vụ viện Hà Xuân Lâm. Song lời phê lần này có thêm Kim Nhân Khánh, Cục trưởng Cục Thuế vụ Nhà nước: “Gửi đồng chí Xuân Lâm, Nhân Khánh xem. Việc này phải trưng cầu ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và các ngành tổng hợp”.
Rõ ràng là Chu Dung Cơ không nêu rõ ý kiến cụ thể, chỉ bàn giao cụ thể. Hôm đó là ngày 9 tháng 6 năm 1995 công nguyên, cuộc thí nghiệm cải cách thuế phí nông thôn đã trở thành cái thế đốt cháy cánh đồng xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc, đã đi vào tầm mắt của Chu Dung Cơ, làm cho đồng chí quan tâm chú ý.
44. “Văn kiện số 13” ra đời
Trong thời gian hơn một năm từ sau tháng 6 năm 1995, bộ máy truyền thông của Trung Quốc hình thành một cao trào khá lớn đối với tuyên truyền cải cách thuế phí nông thôn. Từ báo “Cải cách Trung Quốc”, báo “Giám sát kiểm tra kỷ luật Trung Quốc” đến “Thời báo kinh tế Trung Quốc”, “Kinh tế nhật báo” cho đến “Nhân dân nhật báo”; từ tờ “Tham khảo nội bộ”, “Tham khảo học tập nghiên cứu” đến “Động thái trong nước” cho đến “Tham khảo lãnh đạo quyết sách” đều đăng bài ca ngợi cuộc cải cách này nhiều vô kể.
Phó Bí thư tỉnh Hà Bắc Lý Bính Lương luôn luôn đứng ở tuyến đầu cải cách chế độ công lương, khi đi học ở trường Đảng Trung ương, trong lòng vẫn đeo đẳng việc này, nhân có dịp học tập hiếm có này đồng chí đọc khắp các tác phẩm của người thầy cách mạng liên quan đến vấn đề này. Sau khi chăm chỉ đọc “Bàn về thuế lương thực” của Lê-nin, đồng chí phát hiện, bài viết tuy cách đây 70 năm vẫn có tính mục đích và tính chỉ đạo rất mạnh mẽ đối với Trung Quốc đang xây dựng chính sách lương thực đúng đắn, cải cách chế độ thuế phí nông nghiệp.
Tháng 10 năm 1917, sau khi cách mạng thành công, để củng cố chính quyền còn non trẻ đó, có một dạo thực hành chế độ trưng tập lương thực thừa của nông dân. Điều đó là cần thiết lúc bấy giờ, nhưng cũng đã gây ra một loạt hậu quả không tốt, làm thiệt hại nghiêm trọng lợi ích của nông dân. Lê-nin đã nêu ra trong bài “Bàn về thuế lương thực”: “Trên thực tế chúng ta đã lấy đi toàn bộ lương thực thừa trong tay nông dân, thậm chí đôi khi không chỉ là toàn bộ lương thực thừa mà là một phần lương thực cần thiết của nông dân”. Vì vậy làm cho nông dân cực kỳ bất mãn. Lê-nin nhấn mạnh, đây là “nguy cơ chính trị lớn nhất”. Lê-nin không chỉ dùng hai từ “lập tức” và “nhanh chóng” để nói lên sự bức bách và nghiêm trọng của tình hình, mà còn “yêu cầu lập tức áp dụng biện pháp nhanh chóng, kiên quyết nhất và khẩn cấp nhất để cải thiện tình hình đời sống của nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ”.
Lê-nin coi việc cải thiện tình hình đời sống của nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ là vấn đề chính trị to lớn quan trọng của chính quyền đỏ có củng cố được hay không, cách mạng cuối cùng có thành công hay không.
Lý Bính Lương đọc lại tác phẩm của Lê-nin có liên quan đến thuế nông nghiệp, nhìn lại thực tiễn của tỉnh Hà Bắc thí nghiệm cải cách chế độ công lương, cảm thấy có rất nhiều bổ ích. Khi sắp kết thúc khóa học phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp, Lý Bính Lương thấy “Bàn về thuế nông nghiệp” là bài viết có ý nghĩa mà mình tâm đắc. Hà Bắc là một trong những tỉnh tiến hành thí điểm cải cách chế độ thuế phí nông thôn sớm nhất, đồng chí lại là người phụ trách chính công tác này, cũng có trách nhiệm để lại một số suy nghĩ lý tính về mặt này.
Đồng chí đặt tên cho luận văn của mình là “Suy nghĩ về chế độ thuế phí nông nghiệp thực hành thí nghiệm chế độ công lương”. Trong luận văn, đồng chí nghiêm chỉnh phân tích hiện thực thuế phí nông nghiệp khắc nghiệt mà nông dân Trung Quốc đối mặt:
Thuế suất nông nghiệp của nước ta không cao, gần 40 năm lại cơ bản không thay đổi, nhưng thực hành giá cả theo chế độ hai giá, quy định đặt giá mua lương thực và giá thị trường có nghĩa là nông dân còn phải chịu một phần đóng góp chìm, riêng nhiệm vụ đặt mua hàng năm của tỉnh ta là 2.350.000 tấn, đóng góp chìm hàng năm của nông dân là 1.430 triệu NDT, gần gấp 3 lần thuế nông nghiệp. Ngoài ra, theo điều lệ nông dân đóng góp của Quốc Vụ viện công bố năm 1991 quy định, nông dân còn phải nộp để trích quỹ cho thôn, ngân sách xã, phạm vi rộng, rất nhiều khoản; còn về phân bổ có tính chất tạm thời thì càng lắm ngõ ngách, hết sức tùy tiện, việc phân bổ huy động vốn đổ lên đầu nông dân càng có xu thế tăng lên từng năm, không dựa vào “luật pháp quy định” thì không thể giải quyết được. Quần chúng nông dân có rất nhiều ý kiến đối với đóng góp thuế phí nông nghiệp hiện nay quá nặng. Chính sách lương thực và chế độ thuế phí hiện hành tồn tại nhiều vấn đề như vậy, trước hết không có lợi cho huy động tính tích cực của nông dân ở vùng sản xuất lương thực tập trung, nhiệm vụ định mua mười mấy năm qua chưa được điều chỉnh, hiện tượng này nặng nhẹ chênh lệch, sướng khổ không đều rất nổi bật, có những nông dân một tay nộp lương thực định mua giá thấp, một tay mua khẩu phần lương thực giá cao, cộng thêm chênh lệch giữa giá định mua và giá thị trường, trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân ở vùng sản xuất lương thực trọng điểm, làm cho nông dân ở vùng sản xuất lương thực tập trung bị thiệt thòi. Hơn nữa, tư liệu sản xuất cung ứng cho nông dân là giá thị trường, còn số lượng và giá cả thu mua lương thực của nông dân đều do nhà nước quy định, giá cả phần thu mua nghĩa vụ về cơ bản ngành lương thực nói là xong, trong tiến trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, việc trao đổi bất bình đẳng giữa sản phẩm công nông nghiệp đó, nông dân khó chấp nhận; hiện nay ủng hộ cho nông dân rất ít, các khoản đòi hỏi nông dân thì rất nhiều, lợi ích của chế độ “khoán” mang lại cho nông dân có những cái bị tiêu tan, thúc đòi lương thực, phân bổ tiền nong trở thành một vấn đề nan giải lớn trong nông thôn. Có nơi để hoàn thành nhiệm vụ, phải dẫn cả tiểu đội mang xích tay đi vào từng hộ trong thôn, do đó thường xảy ra nhiều việc xấu. Thực tế bảo chúng ta rằng, chính sách lương thực hiện hành, nông dân không phấn khởi, chế độ thuế phí không quy chuẩn, nông dân không hài lòng, biện pháp cứng nhắc đòi lương thực phân bổ tiền, nông dân không đồng ý, biện pháp hiện hành khó tiếp tục, nhất định phải tiến hành cải cách.
Sau khi tổng kết cách làm chủ yếu của tỉnh Hà Bắc cải cách thuế phí và thành quả chủ yếu đã đạt được, Lý Bính Lương viết một cách khẩn thiết:
Cuộc cải cách này diện liên quan rộng, tính chính sách mạnh, có nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta đi sâu tìm tòi, như vấn đề thu tiền và thu sản phẩm, thuế phí gộp làm một, cách tính thu công lương v.v... còn có quan điểm khác nhau, phương án cải cách cũng cần không ngừng hoàn thiện. Hiện nay tiến hành thí nghiệm cải cách này còn có một số huyện của các tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Nam, Thiểm Tây v.v... mong các ngành hữu quan Trung ương coi trọng, chỉ đạo giúp đỡ chúng ta đi sâu làm tốt cuộc cải cách này.
Thật vậy, thí nghiệm cải cách thuế phí nông thôn đã khởi động. Cải cách đã đụng chạm đến thể chế thu thuế tài chính hiện hành, thể chế đặt mua lương thực hiện hành và cả vấn đề chính quyền cơ sở nông thôn không ngừng phình ra dưới thể chế chính trị hiện hành v.v..., mà những vấn đề này không phải địa phương có khả năng thay đổi hoặc xử lý ổn thỏa được. Nếu những vấn đề và mâu thuẫn này không được giải quyết triệt để thì mọi cải cách thuế phí cuối cùng cũng nhất định trở nên “xôi hỏng bỏng không”.
Mùa thu năm 1996, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đảng, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Lý Lam Thanh đi thị sát Hà Nam. Khi đồng chí biết được một số địa phương giương ngọn cờ giáo dục để thu phí bừa bãi của nông dân, cuối cùng không phải dùng toàn bộ tiền thu được vào giáo dục, đồng chí rất lo. Thời gian thị sát, đồng chí còn tìm hiểu được biện pháp thu phí để trích quỹ cho thôn, thu ngân sách cho xã, nông thôn hiện nay tùy tiện quá mức, đúng ra là một loại cơ chế “thu nhiều có lợi”, mà thu nhiều thu ít lại trực tiếp liên quan đến lợi ích thiết thân của cán bộ cơ sở, điều đó dẫn đến “ba bừa bãi” ở nông thôn, cấm mãi không được, trở thành cái khó kinh niên. Vì thế đồng chí nghĩ, có lẽ điều đó phải từ biện pháp thu phí này rốt cuộc có ổn hay không để xem xét.
Điều bất ngờ đối với đồng chí, trong thời gian thị sát ở Hà Nam, Lý Lam Thanh lại nghe có nông thôn đã thực hành biện pháp quản lý chuẩn hóa thuế và phí gộp làm một, biện pháp này không những được nông dân hoan nghênh, mà chi phí các mặt cũng được bảo đảm, đồng chí cảm thấy rất hứng thú, muốn đích thân đi xem thử. Nghe nói việc này xảy ra ở địa khu Phụ Dương tỉnh An Huy lân cận, đồng chí bèn tạm thời quyết định, thay đổi hành trình vòng qua Phụ Dương. Ở Phụ Dương, đồng chí nghe báo cáo chuyên đề của bí thư địa ủy và chuyên viên. Nghe xong cảm thấy biện pháp này hay. Trong khi nghe báo cáo, đồng chí còn biết thêm, có mấy đồng chí lão thành của Hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc cũng đến nông thôn Phụ Dương tiến hành điều tra nghiên cứu về vấn đề này. Sau khi trở về Bắc Kinh, đồng chí cho người đến xin tài liệu điều tra của các đồng chí đó. Xem xong cảm thấy rất có giá trị, vì thế đồng chí gửi tài liệu xin được, kèm theo ý kiến của mình đến Thủ tướng Lý Bằng, đồng thời cũng gửi cho mấy Phó Thủ tướng Chu Dung Cơ, Châu Gia Hoa, Ngô Bang Quốc, Khương Xuân Vân cùng đọc.
Thực ra, người thúc đẩy mấy đồng chí lão thành của Chính hiệp về nông thôn điều tra chính là Vương Úc chiêu, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kinh tế Chính hiệp toàn quốc, nguyên tỉnh trưởng tỉnh An Huy. Trong những năm tháng bắt đầu cải cách nông thôn Trung Quốc chấn động lòng người, Vương Úc Chiêu là một viên đại tướng dưới trướng của Vạn Lý, về sau giữ chức Phó Chủ nhiệm Ban nghiên cứu chính sách Trung ương và Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn Quốc Vụ viện, có thể nói ông là người trải qua suốt quá trình cải cách nông thôn Trung Quốc cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Và cho đến ngày nay, ông vẫn quan tâm theo dõi không mệt mỏi vấn đề “tam nông” của Trung Quốc.
Bắt đầu từ tháng 4 năm 1995, mấy vị cựu Bộ trưởng đã từng làm công tác kinh tế lâu năm ở cơ quan lãnh đạo nhà nước trong Ủy ban Kinh tế Chính hiệp toàn quốc tổ chức thành một nhóm chuyên đề do Vương Úc Chiêu phụ trách, chẳng ngại khó nhọc đi về các tỉnh An Huy, Hà Bắc v.v... tiến hành điều tra nghiên cứu nghiêm túc xoay quanh vấn đề điểm nóng “giảm nhẹ đóng góp” của nông dân hiện nay. Sau khi về Bắc Kinh đã tọa đàm với các đồng chí các ngành có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Cục thống kê nhà nước v.v... Để tìm hiểu ý kiến và đề nghị của các giới xã hội ở phạm vi lớn hơn, vào giữa tháng bảy oi bức, Ủy ban Kinh tế Chính hiệp triệu tập cuộc “Hội thảo về vấn đề giảm nhẹ đóng góp của nông dân” tại thành phố Lạc sơn tỉnh Tứ Xuyên có các ngành hữu quan của tám tỉnh, và khu tự trị An Huy, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Cát Lâm, Quảng Tây tham gia. Hội nghị đã tập trung nghiên cứu tình hình thí điểm cải cách công tác giảm nhẹ đóng góp của nông dân đang tiến hành ở một số địa phương mấy năm gần đây, tìm tòi lối thoát và biện pháp giải quyết gánh nặng của nông dân.
Trong thời gian về An Huy điều tra, nhóm chuyên đề đến Phụ Dương và huyện Thái Hòa trước, rồi đến các huyện thị Phụng Dương, Toàn Thúc, Vô Vy, Vô Hồ, An Khánh, Hợp Phì v.v... Giữa đường, Vương Úc Chiêu đến địa khu Trừ Huyện trước đây đồng chí từng sống và làm việc nhiều năm. Địa khu Trừ Huyện lúc đó đã đổi tên là thành phố Trừ Châu. Ở Trừ Châu, các Bộ trưởng cũ đã leo núi Lang Nha.
Hôm đó, bồi đồng Vương Úc Chiêu có Trương Xuân Sinh, một thời làm Bí thư thị ủy Trừ Châu và còn có Lục Tử Tu, nguyên Bí thư địa ủy Trừ Châu từ tỉnh về để đi với đoàn. Các Bộ trưởng được biết núi này chính là núi Lang Nha mà Âu Dương Tu, Thái thú Trừ Châu thời Bắc Tống miêu tả trong “Túy ông đình ký” nên rất hả lòng hả dạ; lại phát hiện đây là nơi tình cờ gặp gỡ của ba vị “Thái thú Trừ Châu” ngày nay, nên đều nói núi này thật xứng đáng gọi là nơi hội tụ nhân tài của đại nghiệp cải cách: Âu Dương Tu là người ủng hộ kiên định chủ trương cải cách của Phạm Trọng Yêm, Vương Úc Chiêu, Lục Tử Tu, Trương Xuân Sinh đều là phái cải cách kiên định nhất ngày nay, nên xôn xao đề nghị ba người chụp ảnh lưu niệm.
Hà Khai Ấm được mời cùng đi điều tra nghiên cứu, tức cảnh sinh tình ngẫu hứng làm mấy câu thơ:
Kế cải cách, hỏi Âu Dương Tu
Khoán sản lượng tìm Vương Thái thú
Phát huy chính nghĩa Lục Tự Phàm
“Sức sống mùa xuân” ngập đất trời (Trương Xuân Sinh)
Một tràng vỗ tay nhiệt liệt vang lên vì Hà Khai Ấm khéo léo khắc họa tên họ và tên tự của ba đồng chí vào trong thơ ngẫu hứng đó.
Cảm xúc trước bài thơ ngẫu hứng của Hà Khai Ấm, cựu Bộ trưởng Lâm nghiệp Lưu Quảng Vân cũng khoái chí đứng lên bảo đem giấy mực bút nghiên ra đây, cầm bút chấm mực viết ngay tại chỗ bài thơ của Hà Khải Ấm và đặt tên bài thơ là: “Đề tặng bốn Thái thú”.
Mọi người đều vui hả dạ.
Đó là một ngày vui sướng nhất của họ trong hoạt động điều tra lần này.
Trước đó, tám người trong nhóm chuyên đề trên đường đi lòng đầy nặng trĩu. Trong điều tra phát hiện, mấy năm gần đây, do hoạt động nâng cấp đạt tiêu chuẩn không sát thực tế của các địa phương quá nhiều, quá ẩu, biên chế cán bộ của bộ máy đảng, chính quyền cơ sở mất khống chế nghiêm trọng, thậm chí có nơi xuất hiện số ít cán bộ hoành hành ngang ngược, ức hiếp dân lành, nông dân khổ hết chỗ nói, dẫn đến một loạt vụ án nghiêm trọng. Nhất là phát hiện tốc độ đóng góp của nông dân tăng vượt xa tốc độ tăng thu nhập của nông dân, là một tỉnh lớn nông nghiệp nằm giữa Trung Quốc, nguồn lương thực chủ yếu của đất nước, do nhiệm vụ đặt mua lúa bông khá nặng, thu nhập thực tế của nông dân bị khấu trừ quá lớn; còn quy định về “ba giữ lại, năm thống nhất” chỉ được thu khống chế trong 5% thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân năm trước lấy xã làm đơn vị, mà nhà nước muốn giảm nhẹ đóng góp của nông dân không những che đậy khoảng cách giàu nghèo trong nông thôn mà còn gây nên hiệu ứng mặt trái “tước nghèo giúp giàu” ở mức độ nhất định, tăng thêm đóng góp của nông hộ thu nhập thấp, trở thành họa vô đơn chí.
Mỗi lần tiếp xúc với vấn đề nặng nề đó, các đồng chí trong nhóm chuyên đề cảm thấy vô cùng ức chế. Chỉ khi mắt thấy huyện Thái Hòa tỉnh An Huy, huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc đang làm thí điểm cải cách, tai nghe những cải cách này được quần chúng nông dân và các giới xã hội hoan nghênh mới cảm thấy chút ít an ủi từ đáy lòng.
Về sau, qua tọa đàm trao đổi với các Bộ, Cục hữu quan của nhà nước, trải qua đi sâu tìm tòi nghiên cứu của hội nghị Lạc Sơn, Vương Úc Chiêu đích thân chủ trì viết “Đề nghị về thiết thực giải quyết vấn đề đóng góp của nông dân”. Ủy ban Kinh tế của Chính hiệp còn triệu tập cuộc hội nghị chủ nhiệm mở rộng tại Bắc Kinh tiến hành xem xét thảo luận nghiêm chỉnh đối với “đề nghị” này.
Trong bản “Đề nghị” này, Vương Úc Chiêu cho rằng lối thoát căn bản nhất giải quyết đóng góp của nông dân là phát triển kinh tế nông thôn, tăng thêm thu nhập của nông dân, nâng cao mức giàu có của nông dân. Mà muốn khống chế đóng góp của nông dân trong phạm vi hợp lý thì cần phải về căn bản cải cách và hoàn thiện chế độ trưng thu thuế nông nghiệp, kiên quyết bịt chặt đầu nguồn tăng thêm đóng góp của nông dân. Các cuộc điều tra cho thấy nông dân đóng góp quá nặng, thường có quan hệ trực tiếp với yêu cầu quá cao, quá gấp của chính phủ khi định ra mục tiêu phát triển, vì vậy, then chốt giải quyết vấn đề là ở bên trên.
“Đề nghị” hầu như lớn tiếng kêu gào: Phải kiên quyết xử lý các hoạt động nâng cấp đạt tiêu chuẩn không sát thực tế, hễ cái gì tăng thêm đóng góp của nông dân đều phải kiên quyết dẹp bỏ. Nên xây dựng một quan niệm sự nghiệp mà nhà nước, ban ngành, địa phương không có sức xây dựng thì không nêu ra khẩu hiệu và định mục tiêu. Các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đều phải ý thức đầy đủ rằng mức thu nhập của đại đa số nông dân hiện nay không cao, ngày nay chênh lệch thu nhập xã hội không ngừng mở rộng, nhất thiết không được để cho trị số bình quân tăng trưởng lớn mê hoặc; phải nhận thức đúng đắn mức giàu có của nông dân, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng các sự nghiệp xã hội với giảm nhẹ đóng góp của nông dân.
Bản “Đề nghị” có những lời đề nghị rất cụ thể. Như đề ra phải nhanh chóng xây dựng “Luật trưng thu quản lý thuế phí nông nghiệp”, tăng cường xây dựng đội ngũ trưng thu quản lý thuế phí nông nghiệp, tuyệt đối không cho phép dùng lực lượng cảnh sát, công an hoặc nhóm nhỏ dân quân đi thu thuế phí; như đề ra phải kiên quyết tinh giản bộ máy, cải cách chế độ sát hạch cán bộ; như đề ra phải xem xét xây dựng tổ chức quần chúng của nông dân trên cơ sở các loại hiệp hội kinh tế kỹ thuật hiện có, khai thông quan hệ giữa chính quyền và nông dân để tiện quán triệt chấp hành các pháp lệnh chính sách của nhà nước có lợi cho thật sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân...
Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Lý Thụy Hoàn, luôn luôn rất quan tâm công tác giảm nhẹ đóng góp của nông dân; thấy báo cáo được hội nghị chủ nhiệm mở rộng Ủy ban Kinh tế xem xét thông qua, hết sức phấn khởi. Hôm đó, đồng chí mời Vương Úc Chiêu đến để bày tỏ thái độ: “Tôi hoàn toàn tán thành đề nghị của các đồng chí nêu ra. Nếu cần mở hội nghị hiệp thương, mời đồng chí Lý Bằng tham gia, tôi chủ trì hội nghị”. Lý Thụy Hoàn còn chỉ thị gửi “Đề nghị” lên Văn phòng Trung ương đảng và Văn phòng Quốc Vụ viện.
Sau khi “Đề nghị” của Ủy ban Kinh tế Chính hiệp gửi đi theo trình tự tổ chức, Vương Úc Chiêu lòng chưa yên. Đồng chí nghĩ đến trong lãnh đạo Trung ương, Ôn Gia Bảo đi về nông thôn nhiều nhất, do đó cũng rất am hiểu công tác nông thôn Trung Quốc, nên lấy danh nghĩa cá nhân, trực tiếp gửi cho Ôn Gia Bảo một bản.
Tất nhiên, Vương Úc Chiêu không biết, 10 ngày trước đó, Phó Thủ tướng Lý Lam Thanh đã trực tiếp gửi bản báo cáo đó cho Thủ tướng Lý Bằng và mấy vị Phó Thủ tướng đọc, Lý Bằng, Chu Dung Cơ đều có lời phê chuyển cho Bộ Tài chính; càng không biết Phó Thủ tướng Khương Xuân Vân sau khi đọc báo cáo của Lý Lam Thanh gửi đến cũng đã chuyển cho Ôn Gia Bảo và nói rõ ý kiến của đồng chí: “Đề nghị đồng chí Gia Bảo phê duyệt để nhóm khởi thảo nghiên cứu cẩn thận”. Lúc này nhóm khởi thảo của Ôn Gia Bảo lãnh đạo đang khởi thảo một văn kiên quan trọng liên quan đến giảm nhẹ đóng góp của nông dân cho Trung ương đảng và Quốc Vụ viện.
Ôn Gia Bảo nhận được cả hai bản “Kiến nghị”, đồng chí nhất trí với quan điểm của Khương Xuân Vân, cho rằng nó rất có “giá trị tham khảo” đối với một quyết định sắp công bố của Trung ương đảng và Quốc Vụ viện đang khởi thảo. Theo người ta nói lại, việc này Ôn Gia Bảo đã có ý kiến rồi thì không cần phải xử lý lại nữa đối với “Kiến nghị” của cá nhân Vương Úc Chiêu trình lên, nhưng đồng chí là một người làm việc hết sức thận trọng tỉ mỉ, tuy đã bàn giao, nhưng vẫn cầm bút lông phê vào “Kiến nghị” chuyển cho Phó Bí thư trưởng Quốc Vụ viện Lưu Tế Dân và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Vạn Bảo Thụy, đồng thời viết thêm mấy chữ. Mỗi một chữ trong lời phê của đồng chí đều viết rất ngay ngắn, ngay cả dấu chấm, dấu phẩy cũng rất rõ ràng, nghiêm chỉnh và cẩn thận như đồng chí trước đây xử lý bất cứ công việc gì:
“Đồng chí Tế Dân, Bảo Thụy: Bản kiến nghị này của Ủy ban Kinh tế Chính hiệp toàn quốc hình thành trên cơ sở điều tra nghiên cứu có giá trị tham khảo quan trọng đối với việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề đóng góp của nông dân. Rất nhiều ý kiến hay trong đó đã được đưa vào trong văn kiện của Trung ương khởi thảo về vấn đề giảm nhẹ đóng góp của nông dân. Một số biện pháp cải cách mang tính phương hướng cũng đang tích cực tiến hành thí điểm. Đề nghị báo lại những tình hình đó cho Chính hiệp và đồng chí Úc Chiêu”.
Sau khi bản “Kiến nghị” do Vương Úc Chiêu chấp bút được gửi đến Văn phòng Trung ương đảng và Quốc Vụ viện không lâu, một tổ điều tra liên hợp do Văn phòng Tổ lãnh đạo công tác nông thôn Trung ương dẫn đầu, gồm có Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Ủy ban Cải cách thể chế nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp, Cục Dự trữ lương thực, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương và Đài truyền hình Trung ương tham gia, nhanh chóng đổ về tỉnh Hà Bắc gần Bắc Kinh nhất, tiến hành điều tra nghiên cứu chuyên đề cải cách chế độ thuế nông nghiệp. Phó Bí thư Tỉnh ủy Lý Bính Lương, từ trường đảng Trung ương trở về đón tiếp toàn thể các đồng chí của Tổ điều tra, và báo cáo tình hình cải cách chế độ công lương hơn ba năm qua của tỉnh Hà Bắc, đồng thời nhận lời phỏng vấn của Đài truyền hình Trung ương.
Vào lúc này, một tin cổ vũ lòng người cũng lặng lẽ lan truyền ở nông thôn rộng lớn An Huy: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân cử thư ký riêng, một cây viết về huyện Thái Hòa tỉnh An Huy, nơi tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn sớm nhất. Vị thư ký này đến từng hộ trong thôn khắp huyện Thái Hòa, đến nơi nào cũng chỉ có nghe chăm chú, xem tỉ mỉ, vừa nghe, vừa xem, vừa ghi chép vào sổ. Khi từ biệt lãnh đạo đảng, chính quyền huyện Thái Hòa mong vị thư ký có thể nói qua quan điểm và ý kiến của ông sau khi điều tra nghiên cứu, thì ông này chỉ cười khiêm tốn nói: “Nhiệm vụ của tôi là xem, là nghe, sau đó về báo cáo trung thực”.
Ngày 30 tháng 12 năm 1996, Trung ương đảng, Quốc Vụ viện truyền đạt “Văn kiện số 13” nổi tiếng nhất liên quan đến giảm nhẹ đóng góp của nông dân: “Quyết định về việc thiết thực làm tốt công tác giảm nhẹ đóng góp của nông dân”. “Quyết định” này cụ thể nêu ra “ba giảm”: giảm miễn đóng góp thuế phí của hộ nghèo, giảm nhẹ đóng góp của xí nghiệp hương trấn, giảm bớt chi tiêu cho bộ máy và nhân viên xã, trấn; nêu rõ “Năm điều nghiêm cấm”: nghiêm cấm mọi hoạt động nâng cấp đạt tiêu chuẩn để đòi tiền của của nông dân; nghiêm cấm hoạt động huy động vốn ngoài quy định pháp luật ở nông thôn; nghiêm cấm tất cả thu phí bừa bãi, nâng giá bừa bãi, phạt tiền bừa bãi đối với nông dân; nghiêm cấm các loại hành vi phân bổ; nghiêm cấm sử dụng công cụ và thủ đoạn chuyên chính để thu tiền của của nông dân; đồng thời đề ra “hai tăng cường”: tăng cường sự lãnh đạo, thực hành chế độ trách nhiệm người đứng đầu đảng chính quyền giảm nhẹ đóng góp của nông dân; tăng cường giám sát kiểm tra, điều tra xử lý nghiêm túc hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật làm tăng thêm đóng góp của nông dân.
“Quyết định” đặc biệt nêu rõ: “Giải quyết về căn bản vấn đề đóng góp của nông dân, cần phải kiên trì đi sâu cải cách, có thể tiếp tục thí nghiệm đối với việc phân luồng đóng góp đang tiến hành ở một số địa phương và tìm tòi cải cách thuế phí đang tiến hành ở một số vùng sản xuất chủ yếu lương thực”.
Đây là lần đầu tiên Trung ương đảng, Quốc Vụ viện công khai bày tỏ ý kiến khẳng định đối với các địa phương đang tiến hành thí nghiệm cải cách thuế phí nông thôn trong một “Văn kiện đóng dấu đỏ”.
Ngày thứ 14 truyền đạt “Văn kiện số 13”, tức ngày 13 tháng 1 năm 1997, Ôn Gia Bảo thay mặt Trung ương đọc bài phát biểu quan trọng về công tác cải cách thuế phí nông thôn tại hội nghị công tác nông thôn toàn quốc. Đồng chí nói: “Mấy năm gần đây, một số vùng chủ yếu sản xuất lương thực, chủ yếu là năm mươi huyện của bảy tỉnh An Huy, Hà Bắc v.v... tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn trong phạm vi nhất định, đạt được hiệu quả nhất định, tích lũy được một số kinh nghiệm bổ ích. Trung ương cho rằng, cuộc cải cách này có thể tiếp tục thí nghiệm, nhưng trước mắt chưa nên phổ biến mở rộng về diện. Chủ yếu là suy nghĩ từ hai điểm: cuộc cải cách này đụng chạm đến một số vấn đề thể chế ở tầng nấc sâu liên quan đến một số phương hướng cải cách trọng đại, tiếp tục cải cách cần phải xem xét cùng với tính toán tổng thể về cải cách thể chế thu mua lương thực hiện hành và thể chế tài chính thuế khóa lấy thuế nông nghiệp làm chính, việc này diện liên quan rộng, hơn nữa khá phức tạp, cần có phương án thiết kế toàn diện. Công tác thí điểm phải tiến hành một cách có lãnh đạo, địa phương nào đã được phê chuẩn triển khai thí điểm, phải nghiêm chỉnh làm tốt thí điểm và chú ý tổng kết kinh nghiệm”.
Ôn Gia Bảo không những khẳng định các nơi thí điểm cải cách thuế phí đã tích lũy được kinh nghiệm bổ ích, mà còn nêu rõ cải cách này đụng chạm đến vấn đề thể chế ở tầng nấc sâu, liên quan đến phương hướng cải cách trọng đại, do đó cần có phương án thiết kế toàn diện.
Phát biểu này của Ôn Gia Bảo khí thế hùng hồn, phấn chấn lòng người; giải thích của đồng chí đối với cải cách thuế phí nông thôn càng nhìn xa trông rộng, vô cùng sâu sắc.
45. Đúng sai, công tội dựa vào sử xanh
Ngày 27 tháng 3 năm 1998, tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 9, được Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đề cử và các đại biểu dự Đại hội bầu cử, Chu Dung Cơ giữ chức Thủ tướng Quốc Vụ viện.
Ngày 6 tháng 6, sau hai tháng giữ chức Thủ tướng, Chu Dung Cơ ký lệnh của Quốc Vụ viện, ban hành thực thi “Điều lệ thu mua lương thực”.
Bốn năm về trước, năm 1993, Chu Dung Cơ đã quan tâm đến công tác thu mua lương thực, cái khác nhau là trước đây là thông tin, không tuân thủ chấp hành, chỉ là vấn đề về thái độ công tác hoặc nhận thức; lần này là lệnh của Quốc Vụ viện, nhiều quy định trong thông tư được lệnh này nâng lên tầm cao pháp luật, không chấp hành tức là vi phạm luật pháp. Hơn nữa, “Điều lệ” lần này còn đặc biệt tăng thêm một số quy định cứng, đặt ra những quy định mới này, rõ ràng là nhằm mục đích nâng cao tính tích cực trồng lương thực của nông dân, bảo đảm chắc chắn nhu cầu định mua lương thực của nhà nước mỗi năm 50 triệu tấn và thực hành bảo đảm có hiệu quả đối với ngành lương thực nhà nước.
Tất nhiên, ý nghĩa của nó không chỉ dừng ở đó, bởi vì trong “Điều lệ” quy định rõ: ngoài thuế nông nghiệp ra, khi thu mua lương thực “không được chấp nhận sự ủy thác của bất cứ tổ chức và cá nhân nào khấu thay, nộp thay bất cứ thuế, phí nào”. “Tổ chức” nói ở đây rõ ràng bao gồm chính quyền các cấp; “cá nhân” nói đến ở đây tất nhiên bao gồm cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền. “Điều lệ” mới rõ ràng là từ “hiện trường thu mua lương thực” kiên quyết ngăn chặn hiện tượng ngồi trên xe thu phí diễn ra ngày càng khốc liệt, từ đó giảm nhẹ triệt để đóng góp của nông dân.
Có thể nói, lao tâm khổ tứ để xây dựng nên “Điều lệ” này là điều không có gì phải nghi ngờ, nhưng lại là ý nguyện của một bên. Bởi vì, bối cảnh trưng thu thuế phí ở cơ sở nông thôn ngày nay rất phức tạp, ví như “khoản thu ngân sách xã, khoản trích quỹ để lại thôn” nêu trong “Điều lệ”, đó cũng là điều trước đây Quốc Vụ viện chính thức gửi công văn yêu cầu trưng thu nông dân, mà nhiều chi phí trong đó đáng lẽ phải do tài chính nhà nước chi, tài chính nhà nước có chi hay không, điều đó mới tạo ra đóng góp của nông dân, hiện nay lẩn tránh không nói đến nhiều vấn đề rất cụ thể đó, không đi giải quyết về căn bản, lại quy định cứng nhắc cán bộ xã (trấn) thôn không được ngồi thu bất cứ thuế phí nào ngoài thuế nông nghiệp tại hiện trường thu mua, điều đó thực tế đẩy chính quyền cơ sở nông thôn và tổ chức cấp thôn vào sát chân tường - thế thì chỉ có bằng mặt không bằng lòng, cự tuyệt không chịu chấp hành quy định trong điều lệ; nếu chấp hành, kết quả cũng chỉ là buộc bên dưới dùng hình thức “phân đội nhỏ”, “đội công tác” hoặc “đội xung kích” càng nhiều hơn, thậm chí vận dụng thủ đoạn tư pháp gõ cửa từng hộ từng nhà cưỡng bức thu mua.
Càng nghiêm trọng hơn là “Điều lệ thu mua lương thực” còn nêu rõ, thu mua lương thực chỉ có thể thông qua hệ thống lương thực của nhà nước, và yêu cầu thu mua lương thực cần phải “nộp từng hộ thanh toán từng hộ”, tiền vốn lại chỉ có thể “vận hành khép kín”. Như vậy sẽ đẻ ra mâu thuẫn không thể điều hòa với cách làm cải cách thuế phí nông thôn ở các nơi đang làm thí điểm.
Lúc bấy giờ, tỉnh Hà Bắc còn đang dự tính mở rộng hơn nữa thí điểm cải cách chế độ công lương ra toàn tỉnh, với tư cách là người chủ trì Tổ đề tài, Dương Văn Lương tích cực thu xếp cuộc “Hội thảo phương án cải cách chế độ công lương tỉnh Hà Bắc”. Sau khi ông hiểu rõ những quy định cụ thể đó trong “Điều lệ thu mua lương thực” cảm thấy như bị nện một đòn đau, lập tức ý thức được cải cách chế độ công lương năm sáu năm nay được lãnh đạo chủ chốt của ba nhiệm kỳ Tỉnh ủy coi trọng, bản thân càng dốc hết tâm huyết vào cải cách chế độ công lương sắp bỏ dở; tất cả thí điểm cải cách thuế phí trong toàn quốc cũng không thể không đối mặt với vận đen trong một buổi sáng hoàn toàn bị đình lại.
Dương Văn Lương lòng như lửa đốt, ngồi xuống xem đi xem lại “Điều lệ thu mua lương thực”, cố tìm trong đó câu chữ có lợi cho cải cách thuế phí. Rõ ràng là ông không thể nào tìm được. Song ông vẫn lạc quan cho rằng, xét trên tổng thể và bản chất, cải cách chế độ công lương và “Điều lệ thu mua lương thực” đều nhằm chuẩn hóa đóng góp của nông dân, bảo đảm cho nhà nước nắm chắc nguồn lương thực cần thiết, quan hệ giữa hai cái đó không bài xích lẫn nhau, không phải cái này thì ắt là cái kia.
Vì thế, ông suốt đêm viết một bản báo cáo chuyên đề cho Tỉnh ủy: “Thí điểm cải cách chế độ công lương nên tiếp tục tiến hành”.
Nhưng, ngoài những người mang tình cảm mặn nồng đối với cải cách thuế phí như ông ra, còn những người khác không cho là như vậy. Dương Văn Lương gửi báo cáo chuyên đề lên trên chẳng bao lâu, Phòng mậu dịch tiền tệ thuộc Văn phòng chính quyền tỉnh Hà Bắc cũng viết một báo cáo ngược lại gửi lên người lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh ủy và chính quyền, nói rõ: “Chế độ công lương” và cách làm thí điểm “phí sửa thành thuế” không phù hợp với quy định cụ thể của “Điều lệ thu mua lương thực”, cũng ảnh hưởng đến vận hành khép kín của nguồn vốn thua mua của ngân hàng phát triển nông nghiệp. Đứng trước tình hình trên, đề nghị tỉnh ta chấp hành theo quy định hữu quan trong “Điều lệ thu mua lương thực” của Quốc Vụ viện ban hành”.
Ở đất nước này của chúng ta, dưới thể chế đặc thù này của chúng ta, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, toàn đảng phải phục tùng Trung ương. Trên ý nghĩa này, mệnh lệnh chính quyền vẫn là thông suốt. Chính vì vậy, những người phụ trách chủ chốt của tỉnh Hà Bắc không thể, cũng không dám không chấp hành “Điều lệ” của Trung ương, vì thế, đành phải từ bỏ cải cách chế độ công lương vừa thực hiện.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Triệu Kim Trạch, đồng thời kiêm nhiệm người phụ trách tiểu tổ cải cách tổng hợp cấp huyện tỉnh Hà Bắc rất rõ cảnh tượng mới do cải cách chế độ công lương mang lại cho nông thôn, nhận được báo cáo của Phòng mậu dịch tiền tệ gửi lên, trong lòng ông cực kỳ phức tạp. Chỉ mấy ngày sau đó, ông phê hai chữ “Đồng ý” vào “Chương trình hội nghị nghiên cứu thảo luận phương án cải cách chế độ công lương tỉnh Hà Bắc” do Dương Văn Lương khởi thảo, nhưng bây giờ, ông phải quyết định ngược lại.
Triệu Kim Trạch đã nói ở một cuộc hội nghị sau này như sau: “Cải cách chế độ công lương của tỉnh Hà Bắc có thể nêu ra mười điều tám điều lợi ích, nhưng điều ngoài thuế nông nghiệp ra không được khấu trừ thay, nộp thay bất cứ thuế phí nào khác là sự ràng buộc cứng, “Điều lệ” là phép tắc, không cho phép bớt xén khi chấp hành, chúng ta chỉ có thể giữ nhất trí với Trung ương! Nhưng ngừng cải cách chế độ công lương, không có nghĩa là phủ nhận cải cách này, chỉ vì nó có va chạm với “Điều lệ”.
Dương Văn Lương dự hội nghị này, Triệu Kim Thạch thay mặt Tỉnh ủy giải thích như vậy tại hội nghị, ông nghe rõ, nhưng hình như càng trở nên mơ hồ. Cải cách chế độ công lương đã có nhiều cái lợi như thế, đáng được khẳng định đầy đủ, vì sao nhất định phải dừng nó lại?
Rồi, Bí thư Tỉnh ủy cũng có lời phê giống nhau: “Nên chấp hành theo “Điều lệ” thống nhất của Quốc Vụ viện”.
Tiếp theo đó, tỉnh trưởng Diệp Liên Tùng cũng phê vào: “Toàn tỉnh đều phải thống nhất chấp hành “Điều lệ thu mua lương thực” của Quốc Vụ viện”, còn đặc biệt nêu rõ: “Triệu tập ngay Văn phòng cải cách tổng hợp tỉnh, các đơn vị sở thuế đất, lương thực, ngân hàng phát triển nông thôn nghiên cứu, ra ngay thông tri liên hợp, chấp hành rất lớn, đang muốn tìm cơ hội để đề đạt ý kiến, không ngờ Thủ tướng đích thân xuống đây, Bí thư Thái Hoa lại nói mấy câu chân tình tha thiết như vậy, ông cũng xua tan nỗi lo, thẳng thắn nói thật.
Lý Kính Nghiệp nói: “Địa phương chúng tôi ở nơi hẻo lánh, kinh tế phát triển tương đối lạc hậu, tài chính nuôi nhân viên và trả lương cho giáo viên trước đây không thể phát theo từng tháng, sau cải cách thuế phí, khó khăn càng lớn, tháng bảy năm ngoái đến tháng sáu năm nay, đã nợ 72 vạn NDT tiền lương giáo viên”.
Chu Dung Cơ chú ý lắng nghe, lúc này hỏi Vương Vỹ, hiệu trưởng trường tiểu học Tống Dương ngồi cạnh: “Trường các anh có nợ lương giáo viên không?”
Vương Vỹ nói: “Năm 98 và 99 mỗi năm nợ hai tháng lương, năm 2000 nợ bốn tháng lương, 6 tháng đầu năm đều phát đủ”.
“Lương tám tháng trước đây có trả bù hay không?”
“Không, treo lại cả”
Chu Dung Cơ nhìn Vương Vỹ lại hỏi: “Thế giáo viên mỗi tháng được phát bao nhiêu tiền lương?”
“Cao nhất 600 NDT, thấp nhất 300 NDT”
“Còn trợ cấp gì khác không?”
Vương Vỹ có sao nói vậy: “Không”
Một cán bộ xã tiếp lời Vương Vỹ, vội giải thích với Chu Dung cơ: “Có gia đình giáo viên có đất khoán, còn có thể tăng thêm một số thu nhập”
Chu Dung Cơ nghe xong, nói với giọng nghiêm khắc: “Không thể vì có đất khoán thì có thể kéo nợ lương của giáo viên được!”
Cán bộ xã nói chen cảm thấy cụt hứng, tỏ ra tiu nghỉu.
Tiếp đó, Bí thư đảng ủy xã Thập Bát Lý Phố, La Sĩ Nghi phát biểu. Ông nói đến bốn vấn đề nổi cộm tồn tại của trung tiểu học nông thôn hiện nay: một là cải tạo trường lớp hư hỏng khó; hai là số vốn để điều chỉnh bố cục nhà trường thiếu hụt lớn; ba là lương giáo viên không thể phát đủ, đúng hạn; bốn là “hai cơ bản” (cơ bản xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục cơ bản 9 năm) mắc nợ khá nhiều.
Chu Dung Cơ vừa nghe vừa suy nghĩ, bỗng nhiên hỏi Trương Dũng Kế hiệu trưởng trường tiểu học trấn Hạ Kiều ngồi bên cạnh: “Nhà trường thu phí học sinh như thế nào?”
Trương Dũng Kế nói: “Học sinh lớp 1,2 mỗi học kỳ nộp 140 NDT, lớp 3, 4, 5 nộp 160 NDT”
“Đều thu tiền gì?” Chu Dung Cơ hỏi tiếp, Trương Dũng Kế nói: “Lấy học sinh lớp 5 làm ví dụ, mỗi học kỳ, mỗi học sinh, tạp phí 50 NDT, tiền sách 49 NDT, vở bài tập 10 NDT”
“Còn gì nữa không?”
“Còn phải nộp 40 NDT cho trấn”
“Vì sao phải nộp cho trấn?” Chu Dung Cơ quay người hỏi: “Trấn trưởng có đến không?”
Nghe nói trấn trưởng trấn Hà Kiều không đến, Chu Dung Cơ hỏi Lý Kính Nghiệp, Bí thư đảng ủy trấn Giang Khẩu: “Nhà trường có nộp tiền cho các anh không?”
Lý Kính Nghiệp nói: “Phải nộp 35 NDT”.
“Vì sao phải thu tiền này?”
“Chủ yếu dùng để trả lại tiền lương giáo viên”.
Chu Dung Cơ quay người lại hỏi Hiệu trưởng Vương Vỹ: “Trường các anh có nộp tiền cho trấn không?”
Vương Vỹ nói: “Không nộp, nhưng trong phí thu có một phần phải đỡ một tháng lương của giáo viên”.
“Các trường khác như thế nào?” Chu Dung Cơ quyết định hỏi đến cùng.
Trần Nãi Bình, hiệu trưởng trường tiểu học trấn Lục Thập Phố nói: “Chúng tôi nộp một phần, giữ một phần”.
Qua cuộc tọa đàm trực diện với cán bộ xã, trấn, hiệu trưởng trường trung học, Chu Dung Cơ cuối cùng phát hiện, nông thôn đã thu phí không ít của các trường trung, tiểu học, vượt xa tiêu chuẩn thu phí giáo dục bắt buộc nông thôn của Quốc Vụ viện qui định. Đồng chí trầm ngâm một lát rồi nói: Cám ơn mọi người đã cho tôi hiểu tình hình chân thực!
Ngô Đa Thuận, giáo viên trung học Thập Bát Lý Phố lúc này phát biểu: “Tôi tốt nghiệp chuyên khoa sư phạm năm 1992, hiện tại lương tháng chỉ có 465 NDT, thấp hơn một nửa so với giáo viên trung học trực thuộc huyện, càng thấp hơn nhiều so với giáo viên trung tiểu học thành phố”.
Chủ nhiệm phòng giáo dục huyện Dĩnh Thượng Đào Tuấn Chi nói tiếp: “Vấn đề chất lượng giáo viên trung tiểu học nông thôn không cao, tuổi tác hơi cao là phổ biến. Một số môn học rất thiếu giáo viên, gần 20 năm nay, toàn huyện chưa phân phối được một giáo viên ngoại ngữ tốt nghiệp chuyên khoa”.
Chu Dung Cơ vẫn chăm chú lắng nghe mọi người phát biểu, khi kết thúc cuộc tọa đàm này, đồng chí cảm động nói: “Xem ra, giáo dục cơ sở nông thôn, đặc biệt là giáo dục bắt buộc còn tồn tại không ít vấn đề”. Đóng góp của nông dân có giảm nhẹ được hay không, những người cần thiết cho giáo dục bắt buộc v.v… có thể bảo đảm được hay không, nên trở thành tiêu chí quan trọng để chúng ta kiểm nghiệm cải cách thuế phí có thành công hay không. Vấn đề này chúng ta phải đi sâu nghiên cứu, phải nghĩ biện pháp khác, có điều nhất thiết không được nhằm vào người nông dân nữa, cũng hy vọng các đồng chí An Huy tìm tòi kinh nghiệm mới về mặt này”.
Lúc chia tay, Chu Dung Cơ đã lên xe, bỗng thấy đồng chí lại thò đầu ra ngoài xe, nói với giọng trầm chắc nịch: “Cám ơn mọi người nói thật với chúng tôi, giúp chúng tôi biết được rất nhiều tình hình thực tế mà trước đây không biết. Rất xin lỗi bà con đã để bà con phải tủi thân, chúng tôi về nhất định nghĩ cách”.
Câu nói làm cán bộ quần chúng có mặt tại chỗ đều rất xúc động, mọi người ra sức vỗ tay, đôi mắt ngấn lệ tiễn đưa Thủ tướng ra về.
Sau đó Chu Dung Cơ còn đến xã Tân Độ huyện Lư Giang tỉnh An Huy trao đổi thêm với nông dân, sau khi trở về Hợp Phì lại nghe báo cáo công tác của Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh.
Tại cuộc báo cáo, trước hết đồng chí khẳng định đầy đủ đối với các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh An Huy kiên quyết quán triệt phương châm chính sách của Trung ương, tinh thần dám đi trước mọi người, thấy khó không lùi trong thí điểm cải cách thuế phí nông thôn và cả thành tích phấn khởi đã đạt được. Đồng thời nêu rõ, cải cách thuế phí nông thôn là một cuộc biến đổi xã hội sâu sắc, hơn nữa, lại tiến hành trong tình hình giá cả lương thực trên thị trường hiện nay tiếp tục xuống, con đường tăng thu nhập cho nông thôn không nhiều, tài chính xã, trấn đều tương đối khó khăn, đòi hỏi chúng ta giải quyết tốt không ít vấn đề gai góc. Cải cách thuế phí nông thôn không tách khỏi sự ủng hộ của tài chính nhà nước, nhưng triển khai toàn diện cuộc cải cách này cần phải xem xét đến khả năng chịu đựng của tài chính nhà nước.Nhìn từ tình hình thí điểm cải cách thuế phí nông thôn các nơi ở An Huy v.v… không chỉ trong quá trình cải cách, quan trọng hơn là phải củng cố thành quả của cải cách trong tương lai, thiết thực đề phòng phục hồi lại đóng góp của nông dân, điều đó liên quan mật thiết với nâng cao tố chất chuyển biến tác phong công tác của cán bộ đảng chính quyền các cấp ở nông thôn. Nếu trong cải cách thuế phí, An Huy vừa giảm nhẹ đóng góp của nông dân, vừa bảo đảm được các sự nghiệp giáo dục bắt buộc v.v… phát triển lành mạnh, còn bồi dưỡng ý thức và tác phong làm việc liêm khiết, tận tụy vì dân của đông đảo cán bộ, điều đó sẽ dẫn đầu toàn quốc, cũng đóng góp mới cho phát triển của cải cách của Trung Quốc.
Cuối cùng Chu Dung Cơ nói: Trung ương gửi gắm hy vọng vào An Huy Trung ương quyết định, cải cách này của nông thôn cần phải đạt được kết quả thí điểm rõ rệt và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm chín muồi, mới có thể tiến hành trong cả nước, nếu không, vội vàng triển khai thì có thể xảy ra rủi ro khá lớn, muốn nhanh cũng không đạt!
Tháng 10 năm đó, hội nghị công tác giáo dục cơ sở tỉnh An Huy được triệu tập, tại hội nghị truyền đạt tinh thần hội nghị công tác giáo dục cơ sỏ toàn quốc đó là: từ nay về sau, giáo dục bắt buộc thực hành phương châm: “phân cấp phụ trách, phân cấp quản lý, lấy huyện làm chính”. Qui định rõ: Tiền lương của giáo viên trung tiểu học nông thôn do tài chính cấp huyện đảm nhiệm.
Để ủng hộ An Huy tiếp tục tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn, năm 2000, tài chính Trung ương đã cấp cho An Huy một khoản tiền chuyển chi là 1,1 tỷ NDT; năm 2002 tăng lên 1,7 tỷ NDT.
Mặc dầu khoản chi này, đối với sự thiếu hụt to lớn của tài chính tỉnh An Huy bộc lộ ra khi cải cách này đi sâu toàn diện, chẳng qua chỉ là hạt muối bỏ bể, nhưng “tiếp máu” làm cải cách, cũng quyết không phải là ý nguyện ban đầu của chính phủ Trung ương tiến hành cuộc cải cách này. Trung ương vốn dự định thông qua biện pháp thuế phí nông thôn gộp làm một, phí mờ ám thành thuế phí minh bạch, tiến hành khống chế tổng số chi của địa phương để mong giảm nhẹ đóng góp của nông dân, lại buộc huyện xã, nhất là chính quyền cấp xã tinh giản bộ máy và nhân viên, nhưng đúng như chuyên gia nông nghiệp Đào Nhiên vạch rõ, khi cuộc cải cách thuế phí nông thôn này đi sâu toàn diện, khi người bị cải cách đóng vai người chấp hành của cải cách, thì tệ hại của mô thức thống trị kiểu quản chế sẽ bộc lộ hoàn toàn: Trung ương, địa phương và nông dân sẽ không nắm tay nhau tìm kiếm lợi ích lớn nhất của ba bên, đều chỉ theo đuổi lợi ích lớn nhất của bản thân mình mà trong đó ở vào vị thế yếu nhất, tất nhiên là chỉ có nông dân!
Khi quyền tài chính và quyền công việc của Trung ương và địa phương không ăn khớp nhau nghiêm trọng mà chưa được sửa đổi, trong tình hình tài chính cấp huyện hiện nay vẫn giật gấu vá vai, kinh phí giáo dục bắt buộc của nông thôn to lớn từ xã, trấn chuyển lên cho tài chính cấp huyện đảm nhiệm, liệu có thể giải quyết được vấn đề không?
Sự thực là, một số quan chức địa phương của An Huy lén lút tiết lộ, hiện tại có địa khu đã xuất hiện tình hình cấp thôn mở rộng phạm vi chi tiêu “Bàn từng việc một” và tiêu chuẩn bị thả lỏng, có những địa phương thậm chí ngầm cho phép chính quyền xã và ban phụ trách thôn bán đấu giá tài sản công cộng để bù lấp thiếu hụt tài chính, còn nông dân vĩnh viễn không có quyền phát ngôn đối với giới hạn của tài sản công cộng, đến nỗi xảy ra chuyện nông dân trồng cây trên bờ ruộng của mình còn phải “chuộc lại” của thôn; thậm chí hiện tượng một vòng mới công khai huy động vốn của nông dân lại xảy ra lần nữa trắng trợn hơn.
Mâu thuẫn vốn có chưa giải quyết, vấn đề mới lại nổi lên mặt nước.
Nếu tất cả điều đó đều được giải thích là vấn đề tố chất và tác phong của cán bộ nông thôn, thì đối với tuyệt đại đa số người trong bọn họ, rõ ràng là không công bằng thỏa đáng.
53. Bụng dạ hiểu nhau
Đảng Chí Công Trung Quốc là đảng phái dân chủ Trung Quốc quan tâm sớm nhất cuộc cải cách nông thôn này, đồng thời cũng chú ý đến sớm nhất những vấn đề xuất hiện trong cải cách. đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy tiến hành nghiên cứu toàn bộ quá trình ngay từ khi bắt đầu thí điểm ở An Huy. Trong đó người nhiệt tình nhất phải kể đến Uông Vỹ phó chủ nhiệm đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy. Khi điều tra nghiên cứu, Uông Vỹ chú ý đến cải cách thuế phí tuy được các bạn nông dân ủng hộ rộng rãi, còn được thân thiết gọi là “khoán lớn lần thứ hai”, nhưng đồng thời nó cũng mang lại một số vấn đề cụ thể, trong đó nổi bật nhất tài chính của xã thôn giảm thiểu, bình quân mỗi xã, trấn giảm bớt khoảng 90 vạn NDT, mức độ cấp thôn càng lớn hơn, không ít địa phương khó tiếp tục hoạt động. Vì thế đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy do ông dẫn đầu, còn mời Hà Khai Ấm Tham sự chính quyền tỉnh, người đưa ra cải cách này trước nhất, làm đại biểu đặc biệt, bắt đầu công tác điều tra nghiên cứu chuyên đề.
Hà Khai Ấm vẫn kiên trì cho rằng giải quyết vấn đề “tam nông” của Trung Quốc, con mắt không thể chỉ nhìn vào “tam nông”, đây là một công trình hệ thống to lớn, cần phải xử lý tổng hợp, cần phải tiến hành toàn bộ. Nhưng ông cũng hiểu rõ rằng, việc của Trung Quốc không nóng vội được, cần phải từ từ, giống như ăn cơm và từng miếng một, việc cũng chỉ có thể làm từng việc một. Hiện nay toàn đảng từ t ngờ theo nhau chết yểu, quả thực ông không thể nào chấp nhận được sự thật này. Điều không thể chấp nhận nhất là ngay khi cải cách thuế phí bị buộc dừng lại, những người trước đây ủng hộ nhiệt tình, gặp nhau vui vẻ, bỗng chốc trở mặt, hình như không quen biết; còn những người vẫn thờ ơ đứng nhìn thì lúc này lại nhao nhao đứng ra chứng minh sáng suốt tiên tri của họ; những người vẫn giữ ý kiến phản đối chờ xem chuyện cười thì bắt đầu nhảy ra “sau vụ thu tính sổ”, chụp lên đầu ông các loại mũ thối. Nói những ý tưởng cải cách của ông toàn là viển vông vớ vẩn, nói những bài viết của ông là nói nhăng nói cuội; nói ông cho chính sách lương thực và chế độ tài chính thuế khóa của nhà nước vào một nồi cháo, nói ông làm tất cả điều đó chẳng qua là để khoe tài, để lừa đời lấy tiếng, tiếp theo đó là bài viết của ông vì không có ai ký, văn phòng chính quyền tỉnh cũng không thể đánh máy cho ông, năm 1978, nhờ có lời phê của tỉnh trưởng Vương Úc Chiêu và Phó tỉnh trưởng thường trực Mạnh Phú Lâm lúc đó, ông mới được tham gia bình xét chức danh cao cấp, và năm sau được chức danh “cán sự cao cấp”, bây giờ gặp phải cải cách tiền lương, lại không có ai tính cho ông, nên chỉ được hưởng đãi ngộ cấp khoa [2]. Điều càng làm ông nghĩ chưa ra là, Văn phòng ủy ban tỉnh khi giải quyết nhà ở cho cán bộ; trong cho điểm phân nhà, rõ ràng ông được điểm cao thứ hai trong toàn Văn phòng, nhưng nay mỗi cán bộ của cơ quan văn phòng, kể cả thanh niên vừa mới đến chẳng bao lâu đều được phân nhà ở của văn phòng chính quyền, duy chỉ có ông vẫn ở nhà cũ, rất chật của phòng quản lý nhà thuộc Cục quản lý hành chính trước đây.
Đủ mọi sức ép chính trị, kinh tế, xã hội cho đến đời sống đè lên người ông làm cho ông không thở nổi.
Bà vợ Cố Hàm Tín thấy ông suốt ngày ngổn ngang tâm sự, đi trên phố cũng cắm đầu suy nghĩ, sợ ông xảy chuyện, càng sợ ông chạy đến hội nghị nào đó hoặc nơi nào đó, giống như trước đây đến đâu nói đấy, nên bà động viên ông học hút thuốc, uống rượu. Vì bà nghe người ta nói, rượu có thể tiêu sầu, thuốc giúp người đào sâu suy nghĩ, bà mong ông bình an sống qua ngày.
“Bản thân ông là kỹ sư nông nghiệp cao cấp, mấy năm nay thường xuyên có người đến nhà mời ông đi chỉ đạo kỹ thuật, một việc tốt vừa đỡ mệt óc, vừa lại có tiền thì không làm, cứ muốn chui đầu vào bụi gai để làm gì? Bây giờ, cái gì khó nói thì đừng nói nữa, việc cải cách cũng không nên bận tâm nữa”. Bà Cố Hàm Tín khuyên ông Hà Khai Ấm.
Hà Khai Ấm sao lại không nghĩ đi làm công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp vừa không rủi ro, vừa lại có danh lợi. Nhưng ông đã đổ tâm huyết quá nhiều, cũng gửi gắm hy vọng quá nhiều vào nghiên cứu đi sâu cải cách nông thôn Trung Quốc, bây giờ để ông “rửa tay trong chậu vàng”, điều đó không thể làm được.
Song lúc khó chịu và buồn phiền, ông thật sự chấp nhận đề nghị của phu nhân: hút thuốc, uống rượu. Thế là Hà Khai Ấm bình thường không nhấm một giọt rượu, cũng không hút thuốc bắt đầu chính thức hút thuốc, mỗi tối uống hai chén rượu. Ai ngờ, vừa hút thuốc, vừa uống rượu, bất ngờ phát hiện ra hai thứ thuốc, rượu này quả thực lạ lùng, ông thật sự bình tâm trở lại.
Nhưng chẳng được bao lâu, sóng lòng ông lại dâng lên. Ông phát hiện cải cách thuế phí của tỉnh An Huy không phải toàn quân bị tiêu diệt, phát hiện ra điều này, ông lại trở nên phấn chấn.
Thì ra, sau khi ban hành “Điều lệ thu mua lương thực”, tỉnh trưởng tỉnh An Huy Hồi Lương Ngọc lấy danh nghĩa chính quyền nhân dân tỉnh An Huy viết một bản báo cáo cho Quốc Vụ viện nhấn mạnh vùng Phụ Dương tỉnh An Huy là khu thí nghiệm chính sách nông thôn đầu tiên của cả nước được Quốc Vụ viện chấp nhận, nhằm tìm tòi con đường mới giảm nhẹ đóng góp của nông dân, yêu cầu tiếp tục tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn. Để giải quyết vấn đề cải cách thuế phí gắn với “Điều lệ” của Quốc Vụ viện ban hành, thí điểm của An Huy quyết định điều chỉnh thực thu theo đất canh tác thành nộp tiền theo đầu người.
Nhờ Hồi Lương Ngọc tranh cãi cho ra nhẽ, khi cải cách thuế phí nông thôn ở các nơi trên toàn quốc đều dừng lại, Phụ Dương - An Huy lại là bông hoa nở một mình, công tác thí nghiệm cải cách thuế phí vẫn không dừng lại một ngày.
Được tin vui phấn chấn lòng người này, Hà Khai Ấm rốt cuộc yên tâm, điều càng cổ vũ ông là khi ông tròn 60 tuổi phải nghỉ hưu thì Hồi Lương Ngọc mời ông làm Tham sự cho chính quyền tỉnh. Điều đó có nghĩa là chỉ cần có sức khỏe, ông có thể làm việc đến 70 tuổi, cho ông thời gian 10 năm tiếp tục đi sâu nghiên cứu cải cách nông thôn và không gian rộng lớn hơn.
Cảm thấy vô cùng phấn khởi, ông lập tức bắt đầu nung nấu một kế hoạch mới: nghiên cứu một cách hệ thống chính sách thu mua lương thực hiện nay!
Mặc dù việc nghiên cứu này vào lúc đó là một việc hết sức nhạy cảm, càng là việc rất nhiều nguy hiểm, nhưng ông hạ quyết tâm phấn đấu quên mình.
Ông đã sớm chú ý đến, trước thu hoạch vụ hè năm 1993, lúc đó Chu Dung Cơ vẫn là Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện đã truyền đạt “Thông tri về làm tốt hơn nữa công tác thu mua lương thực vụ hè”, “Thông tri” yêu cầu, lương thực phải công khai thu mua theo giá bảo hộ. Nhưng biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của nông dân, bảo đảm cho nông dân tăng sản lượng, tăng thu nhập này lại tiến hành cùng với chế độ tách thuế bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 1994, nên các nơi khó quán triệt. Vì chính sách quy định là Trung ương quy định giá, công khai thu mua, có thâm hụt phải do tài chính địa phương trợ cấp. Vấn đề là ngay huyện lớn sản xuất lương thực cũng không phát nổi tiền lương, lấy đâu ra tiền để trợ cấp. Văn kiện coi như không nêu ra yêu cầu hệ thống lương thực trợ cấp. Chính sách còn qui định, xí nghiệp lương thực quốc hữu chỉ có thể bán ra theo giá thỏa thuận, nhưng hệ thống lương thực của Trung Quốc đã nuôi những người ăn không ngồi rồi nhiều như thế, lại làm thế nào có thể làm được bán ra theo giá thỏa thuận?
Giá bảo hộ theo chính sách quy định, tiền “bảo hộ” của nó không phải trực tiếp “bảo hộ” cho nông dân bán lương thực, mà là một phần tương đối bị một số phần tử đầu cơ trục lợi hoặc kẻ độc quyền cướp đi. Đối với đông đảo nông dân mà nói, những chính sách này chẳng qua là cái bánh vẽ khi đói bụng, trái lại, chỉ đạo sai lầm nông dân sản xuất nhiều lương thực, còn lương thực lại do ngành lương thực độc quyền thị trường, kết quả là làm cho nông dân càng khổ! Những năm qua, tốc độ tăng thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc giảm sút hàng năm, mức độ tăng thu nhập ròng bình quân đầu người đã thấp hơn mức độ tăng đóng góp bình quân đầu người.
“Tình hình đó từ Trung ương đến địa phương đều phải biết rõ, không biết rõ là không xong”. Hà Khai Ấm cảm thấy khó hiểu. Chính sách chế độ quản lý thu mua lương thực rõ ràng bất hợp lý này, trước đây truyền đạt xuống chỉ có “Thông tri”, còn lần này ban hành là “Điều lệ” mang hiệu lực pháp lý, điều đó làm cho nó trở nên thiên kinh địa nghĩa, không được hoài nghi!
Hà Khai Ấm vẫn tỏ ra hoài nghi đối với điều lệ này. Ông thừa nhận, “Điều lệ thu mua lương thực” trên mức độ rất lớn đã bảo hộ lợi ích của ngành lương thực quốc hữu, ở điểm này, cải cách thuế phí có mâu thuẫn với “Điều lệ”. Nhưng ông không cho rằng, thí điểm cải cách ở mặt này là sai, ngược lại, chính cải cách thuế phí này đã đụng chạm đến lợi ích sẵn có của ngành lương thực quốc hữu, mới tiến hành cải cách chế độ mua bán lương thực. Những năm này, đông đảo nông dân tỏ ra bất mãn dữ dội đối với nhà nước thực hành định mua lương thực giá thấp, cải cách chế độ thuế tìm tòi chính sách cơ bản giải quyết đóng góp của nông dân, lẽ đương nhiên phải coi việc bãi bỏ chế độ định mua như vậy là một biện pháp quan trọng của cải cách. Không nghi ngờ gì nữa, thí điểm cải cách như vậy, đi đôi với việc giải quyết về căn bản “gánh nặng ngầm” mà nông dân lâu nay chịu đựng, nó cũng cắt đứt con đường chủ yếu của hệ thống lương thực mưu tìm lợi ích của ngành.
Lâu nay, một số ngành lương thực quốc hữu của chúng ta dựa vào thể chế quản lý không tách rời chính quyền xí nghiệp, quan chức, thương nhân một khối, vô cùng thuận lợi, dối trên lừa dưới: trên khâu thu mua, thông qua các thủ đoạn bất lương hạ cấp ép giá, khấu trừ làm hại nông dân; trên khâu tiêu thụ, thông qua nêu bừa giá thành, nâng cấp nâng giá làm hại dân cư thành phố thị trấn; về sử dụng khoản cho vay, ra sức chiếm dụng vốn thu mua lương thực, hoặc lợi dụng thu ít lương thực định mua, thu nhiều lương thực theo giá thỏa thuận, báo cáo láo để mạo nhận khoản tiền cho vay chính sách; về thanh toán tài vụ, lại thông qua mánh khóe bỉ ổi “chuyển giá quy định thành giá thỏa thuận, chuyển giá thỏa thuận thành giá quy định” để đánh cắp trợ cấp tài chính của nhà nước, chặn quỹ trợ cấp lương thực dự trữ. Tóm lại, cải cách lần này, chính là cải cách thể chế quản lý quan chức, thương nhân một khối, chính quyền xí nghiệp không tách rời của ngành lương thực quốc hữu, một trong những quy định của cải cách là “xí nghiệp lương thực tự chủ kinh doanh, tự chịu lãi lỗ, tự phát triển, tự gánh rủi ro, không gánh vác bất cứ chức năng hành chính nhà nước nào nữa, nhà nước cũng không can thiệp hành vi kinh doanh của xí nghiệp”, buộc xí nghiệp lương thực chuyển đổi chức năng đi ra thị trường.
Cải cách đã là điều chỉnh lại lợi ích, thế thì không thể làm cho tất cả mọi người trong tất cả các ngành đều hài lòng.
Ông cho rằng, cải cách nông thôn Trung Quốc khởi động trong tình hình chuẩn bị lý luận và chuẩn bị chính sách đều chưa hoàn thiện. Cải cách bước một, về cơ bản tiến hành trong nội bộ nông thôn, có tính độc lập tương đối, nội dung chủ yếu của cải cách cũng chỉ là phá vỡ thể chế công xã nhân dân, thực hành khoán cho gia đình kinh doanh, mà chúng ta lại có mấy nghìn năm lịch sử, gia đình kinh doanh, nông dân có ý thức truyền thống đó, chỉ cần chính sách cho phép làm là xong, từng hộ nông dân đều hiểu. Nhưng cải cách lần này thì khác, nó nhất thiết phải đi sâu vào nhiều lĩnh vực tiền tệ, tài chính, giá cả, kế hoạch, vật tư, nội thương, ngoại thương v.v... đụng chạm đến điều chỉnh phần lớn cơ cấu lợi ích tầng sâu giữa thành thị và nông thôn và giữa các ngành, đối mặt với cục diện phức tạp chưa từng có. Nội dung quan trọng của cải cách bước hai là phải xây dựng chủ thể thị trường và hệ thống thị trường hiện đại trên cơ sở thay đổi chủ thể kinh doanh, xây dựng như thế nào, lịch sử của chúng ta không ghi lại, nông dân cũng không hiểu, chính quyền của chúng ta không rõ. Vì vậy, ngày nay đứng trước vấn đề, có nhiều cái là siêu kinh nghiệm, dựa vào kinh nghiệm quá khứ thì không thể nào nắm vững được. Trên ý nghĩa đó mà nói, nếu chúng ta định nghĩa cải cách trước đây là phá cái cũ, thì vòng cải cách mới nên nhận định là sáng tạo, tức sáng tạo tổ chức, sáng tạo chế độ, là đắp cái nền vững chắc cho thị trường vận hành.
Trung Quốc có 1,2 tỷ dân số, bình quân đầu người không quá một mẫu một sào đất, vĩnh viễn không thể có vấn đề lương thực quá thừa, vì sao ở các nước phát triển bình quân đầu người có 1 tấn lương thực cũng không xuất hiện vấn đề bán lương thực khó, còn bình quân đầu người của nước ta chỉ có 400 kg là đủ xuất hiện lương thực quá thừa? Điều đó đòi hỏi chúng ta không những phải phân tích từ mấy mặt sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng lương thực, mà càng phải tìm nguyên nhân từ tư tưởng quan niệm và chính sách lương thực của chúng ta.
Chúng ta thường xuyên nhấn mạnh: “Lương thực là một thứ hàng hóa đặc thù, quan hệ đến quốc kế dân sinh”. Xuất phát từ tiền đề đó, thường xuyên rút ra kết luận phải do “chính quyền quản lý thống nhất”, coi lương thực là một loại hàng hóa quản lý thống nhất, nhưng đồng thời phải thấy rằng, lương thực có tính đặc thù của nó, nhưng cuối cùng nó lại là một thứ hàng hóa, vẫn phải lấy điều tiết thị trường là chính, chính quyền chỉ là vấn đề điều tiết khống chế thị trường như thế nào thôi. Hơn nữa, hiện nay thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân trong toàn quốc có 68% từ nông nghiệp, thu nhập trồng lương thực trong thu nhập nông nghiệp lại chiếm 52%, thu nhập trồng lương thực đối với nông dân Trung Quốc ngày nay vẫn rất quan trọng, mà nâng cao thu nhập trồng lương thực, tất cả các nghiên cứu đều cho thấy, chỉ có đi hai con đường chất lượng tốt, giá cao và điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp hóa kinh doanh, nhưng rất nhiều chính sách hiện nay trên thực tế, quản chặt hai con đường này đến nghẹt thở nếu không nói là cơ bản thì cũng là đại bộ phận. Có thể nói, không động chạm đến cơ cấu phân phối lợi ích trong thể chế lương thực hiện có, thì việc nâng cao thu nhập cho nông dân mãi mãi chỉ là một câu nói suông.
Hà Khai Ấm qua mấy ngày suy nghĩ đau đớn, nhân đà khí thế đang hăng, lấy ra bài viết dày cộp “Giải quyết triệt để vấn đề thể chế mua bán lương thực, cần phải tiến hành cải cách đồng bộ tổng hợp liên quan đến nông nghiệp, tài chính, lương thực, giá cả, thuế phí”, quyết định gửi lên Trung ương lần nữa.
Nói thẳng không sợ là hành vi của người quân tử cao thượng vậy!
Cải cách thuế phí trải qua mấy năm gian nan vất vả, khiến Hà Khai Ấm hiểu thấu câu danh ngôn chí lý của Mao Trạch Đông: “Việc của Trung Quốc đừng sốt ruột, dần dần sẽ đến”.
Ông nhiều lần nghĩ đến khoán sản xuất đến hộ năm xưa, cuộc cải cách đó chẳng đã phải trải qua trắc trở gập ghềnh đó sao?
Hội nghị toàn thể Trung ương 3 khóa 11, ai cũng biết ý nghĩa đánh dấu thời đại của nó trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng chúng ta thực ra cũng không nên quên, chính ở hội nghị vĩ đại này, “Quyết định của Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề đẩy nhanh phát triển nông nghiệp (thông qua về “nguyên tắc”)” (dự thảo) vẫn quy định rõ ràng: “Không được chia ruộng làm riêng, không được khoán sản lượng đến hộ”, mà những biến đổi vĩ đại của nông thôn Trung Quốc lại chính là “khoán lớn”, thực chất của nó là “khoán sản lượng đến hộ”, “chia ruộng làm riêng”, đạt được đột phá quan trọng, cho nên, khi truyền đạt tinh thần của hội nghị này, nông dân thôn Tiểu Cương huyện Phụng Dương đau lòng nói: “Sớm cũng mong, tối cũng mong, mong được “hai cái không được!””.
Hội nghị Trung ương 3 là “không được”, hội nghị Trung ương 4 “không nên”. Rõ ràng “không nên” khoan dung hơn nhiều so với “không được”, nghiêm cấm biến thành khuyến cáo, biến thành “không phê bình, không đấu tranh, không cưỡng chế sửa chữa đối với đã làm khoán sản lượng đến hộ”. Rồi sau đó, văn kiện số 31 của Trung ương cũng có nới lỏng đối với “không nên”: “Các hộ riêng lẻ ở vùng sâu có thể làm”, lưới đã mở ra một phía; đến văn kiện số 75 của Trung ương, phạm vi này được mở rộng hơn, lại thành “vùng ba dựa có thể làm”.
Thực tiễn cải cách nông thôn Trung Quốc chứng minh, đột phá, sửa đổi, lại đột phá, lại sửa đổi, lặp đi lặp lại như thế, nghĩa là tiến lên, thì phải kết hợp giữa lãnh đạo và quần chúng, phải kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phải từ trong quần chúng mà ra rồi trở về với quần chúng, đó chính là phù hợp với nhận thức luận của chủ nghĩa Mác!
Cuối cùng, sau ba năm kể từ khi họp hội nghị Trung ương 3 khóa 11, trải qua rất nhiều lần lặp đi lặp lại, mấy chục lần sửa đổi, “Kỷ yếu hội nghị công tác nông thôn toàn quốc”, kết tinh của trí tuệ tập thể được gửi lên tầng quyết sách tối cao Trung ương. Trước hết Ban Bí thư Trung ương thảo luận, sau đó Bộ Chính trị nghiên cứu, cuối cùng Thường vụ Bộ Chính trị thông qua, ngày 1 tháng 1 năm 1982 “Kỷ yếu” được coi là Văn kiện số 1 của năm đó in phát cho toàn đảng - nêu rõ: “Các loại chế độ trách nhiệm thực hành hiện nay” kể cả khoán sản xuất đến hộ đều là chế độ trách nhiệm sản xuất của kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa”, “vả lại, bất kể áp dụng hình thức gì, chỉ cần quần chúng không yêu cầu thay đổi thì không nên thay đổi”.
Đỗ Nhuận Sinh chủ trì khởi thảo văn kiện quan trọng này khi nói đến quá trình “khoán sản xuất đến hộ” được xác nhận một cách gian nan, có nói một câu làm người ta suy nghĩ: “Việc của Trung Quốc chỉ có thể từ từ sẽ đến, ăn một miếng béo ngay, đi một bước đến nơi, là không thể nào làm được, đó chính là đặc sắc của Trung Quốc”.
Đó chính là đặc sắc của của Trung Quốc!
Về sau trong một bức thư gửi Dương Văn Lương, Hà Khai Ấm không chỉ nhìn lại chặng đường khúc khủyu quanh co của cải cách nông thôn Trung Quốc đã đi qua, mà còn thử họa lại thơ của Dương Văn Lương để tỏ rõ chí hướng của ông.
Ông rất thích chí cao muôn trượng thẩm thấu trong bài thơ của Dương Văn Lương, nhất là hai câu thơ: “Thành bại được mất chờ thực tiễn, lợi hại đúng sai hỏi nhân dân”.
Ông cảm thấy có thể xứng đáng gọi là cây bút thần.
Đúng vậy, quần chúng nhân dân thích hay không thích, tán thành hay không tán thành, hài lòng hay không hài lòng, điều đó mãi mãi phải là xuất phát điểm và kết quả cuối cùng của tất cả mọi công việc của chúng ta!
Trên vấn đề nông nghiệp và nông thôn, nông dân ủng hộ thì chính sách đúng; nông dân phản đối thì chính sách có vấn đề. Mọi việc trên thế giới thế nào gọi là tốt? Tuyệt đại đa số nhân dân hoan nghênh thì gọi là tốt, bằng không, thì không thể gọi là tốt.
Ông viết:
Cải cách há sợ gì tróc vẩy,
Đã quyết vì đất nước hết lòng.
Mở thị trường thu mua lương thực,
Tính chung thuế phí tiện đôi đường.
Nhà nước, tập thể cùng được lợi,
Quần chúng nhân dân rất tán thành.
Đúng sai công tội còn sử sách,
Cười vui trong mưa gió bão bùng.
Sau khi viết mấy câu trên đây, Hà Khai Ấm vẫn cảm thấy có nhiều điều muốn nói, lại viết thêm trong thư:
“Tôi không lo về triển vọng cải cách thuế phí nông thôn, vì cải cách này được đông đảo nông dân hoan nghênh và ủng hộ, tôi tin rằng cũng giống như “khoán lớn” năm nào, dứt khoát phải tiến hành đến cùng, và tôi đầy lòng tin vào điều đó”.
Ông báo cho Dương Văn Lương biết bài viết phân tích thể chế thu mua lương thực, hy vọng cải cách tổng hợp của ông gần đây đã được Tân Hoa Xã đưa vào tin tham khảo nội bộ và đã gửi lên các đồng chí lãnh đạo Bộ Chính trị và Quốc Vụ viện.
Việc Hà Khai Ấm nhìn lại lịch sử “khoán lớn” và tin tức An Huy tiếp tục tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn và cả bài thơ của ông đều trở thành chất kích thích đối với Dương Văn Lương đang chìm sâu trong đau khổ.
Ngày 8 tháng 7 năm 1998, Dương Văn Lương với tình cảm bức xúc không nén chịu được nữa, ông viết một bản báo cáo yêu cầu tiếp tục tiến hành cải cách thuế phí nông thôn trực tiếp gửi lên Trung ương đảng và Quốc Vụ viện.
46. Phúc âm của nông dân Trung Quốc
Sự việc đến tháng 9 năm đó đã có cơ may chuyển biến. Ngày 25 tháng 9 năm 1998, vào ngày Trung Quốc cải cách mở cửa tròn 20 năm, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát biểu một bài quan trọng về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc tại thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy.
Giang Trạch Dân nêu rõ: Tôn trọng thực tiễn, tôn trọng quần chúng là chỗ đứng của chúng ta lãnh đạo cải cách nông thôn 20 năm qua, kinh nghiệm căn bản thu được cũng là nguyên tắc chúng ta cần phải tuân theo để đẩy mạnh cải cách nông thôn, làm tốt công tác nông thôn từ nay về sau. Phải đối xử đúng đắn với sự vật mới xuất hiện trong nông thôn, tôn trọng sự sáng tạo và lựa chọn của nông dân.
Đối với cải cách nông thôn, đồng chí nhấn mạnh kiên trì hai điều: thứ nhất, dám khuyến khích làm thử, không tranh luận; thứ hai, kiên trì tiêu chuẩn phán đoán “ba cái lợi”. Trong thực tiễn cải cách phải không ngừng giúp đỡ quần chúng tổng kết nâng cao, hướng dẫn thêm, cái đúng thì kiên trì, cái sai thì sửa cho đúng.
Giang Trạch Dân còn nêu ra sáu vấn đề lớn cho công tác phải chú trọng nắm tốt trong thời kỳ trước mắt và từ nay về sau. Trong đó đặc biệt nêu ra: “Cải cách và quy chuẩn chế độ thuế phí nông thôn, tìm tòi chính sách cơ bản giảm nhẹ đóng góp của nông dân”.
Đây là lần đầu tiên, Tổng Bí thư của đảng kiên định và rõ ràng đề xướng và cổ vũ cải cách chế độ thuế phí nông thôn, yêu cầu mọi người “tìm tòi chính sách cơ bản giảm nhẹ đóng góp của nông dân”.
Cuối cùng đồng chí nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình: “Đi sâu cải cách nông thôn là một công trình lớn, ở đây tôi chỉ nói qua một số vấn đề. Mong các nơi theo sự bố trí thống nhất của Trung ương, xuất phát từ thực tế địa phương, tiếp tục mạnh dạn tìm tòi và thực tiễn”.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư như luồng gió xuân mạnh mẽ, từ vùng đất rộng lớn An Huy thổi đi khắp nơi trong nước, xua tan khối hoài nghi và sương mù dày đặc bao phủ trong lòng chúng ta.
Thế là, cải cách thuế phí nông thôn xem như dừng lại và vón cục, khoảnh khắc được sức đẩy to lớn, bước đi bỗng chốc nhanh lên.
Sau một tháng, ngày 27 tháng 10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hạng Hoài Thành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trần Diệu Bang và Phó Chủ nhiệm Văn phòng tiểu tổ lãnh đạo kinh tế tài chính Trung ương Đoàn Ứng Bích, ba người gửi thư lên Thủ tướng Chu Dung Cơ về vấn đề cải cách thuế phí nông thôn. Họ nêu ra, cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc đại thể chia làm ba giai đoạn “khởi thảo phương án”, “luận chứng sửa đổi” và “thí điểm thực tiễn”, đồng thời cũng báo cáo về ý tưởng lớn của mỗi giai đoạn, cũng xác định thời gian thực thi. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã nêu ra rất rõ ràng phải coi cải cách thuế phí nông thôn là công tác “chú trọng nắm chắc”, nhiều địa phương trước đây đã sớm tiến hành thí điểm về mặt này đồng thời thu được nhiều kinh nghiệm quý báu, cho nên Chu Dung Cơ cảm thấy không hài lòng đối với cách làm trình tự trước sau đó của Hạng Hoài Thành, Trần Diệu Bang, Đoàn Ứng Bích nêu ra.
Đồng chí phê rõ ràng vào tài liệu của họ: Ba giai đoạn có thể tiến hành xen kẽ, thời gian thực hành không cần phải kéo đến năm 2000. Trước hết ra văn kiện, các tỉnh căn cứ vào tình hình cụ thể tự quyết định thời gian cải cách, tranh thủ sang năm có vài tỉnh thực hiện.
Trong thời gian đi khảo sát miền Nam, Chu Dung Cơ luôn luôn tâm niệm việc cải cách thuế phí. Theo “Quảng Tây nhật báo” ngày 30 tháng 10, Chu Dung Cơ nêu rõ trong cuộc nói chuyện ở Bắc Hải và Nam Ninh: “Phí giữ lại cho thôn, thu ngân sách xã v.v… là một trong những nguyên nhân hủ bại hiện nay. Có những địa phương lấy cớ này để thu thêm các loại phí rất nhiều khoản. Chính quyền năm nào cũng kêu không đủ tiền, nông dân ngày nào cũng oán thán đóng góp nặng. Việc này không thể kéo dài, các đồng chí phải điều tra nghiên cứu, giải quyết kịp thời”.
Đồng chí còn nói, “mấy năm trước tôi đã có suy nghĩ, suy nghĩ rất nhiều năm, suy nghĩ của tôi là đưa tất cả thu phí hợp lý vào phạm trù của thuế nông nghiệp, để cho cán bộ thôn ăn “cơm vua” nâng cao chút ít một số thuế thì cũng được, nông dân cũng đóng góp nổi, ngoài thuế nông nghiệp, các thu phí khác đều phi pháp”. Ngoài ngành thuế, bất cứ đơn vị cá nhân nào khác đều không được thu phí của nông dân, ai thu người đó vi phạm luật pháp. Như vậy, người thu phí bừa bãi không còn có lý do, nông dân càng cương quyết cự tuyệt thu phí bừa bãi. Trên vấn đề này, chỉ cần Trung ương và địa phương thống nhất tư tưởng, thống nhất nhận thức thì hoàn toàn có thể làm được. Điều đó có lợi cho nông dân, có lợi cho nhà nước, cũng rất có lợi cho việc ngăn chặn có hiệu quả thu phí bừa bãi, làm tốt quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, ngăn chặn hủ bại. Tỉnh Hà Bắc đã tiến hành thí điểm mấy năm nay thực tiễn chứng minh là đúng”.
Ngay sau đó, Chu Dung Cơ một lần nữa có lời phê gửi Hạng Hoài Thành, Trần Diệu Bang và Đoàn Ứng Bích:
“Căn cứ vào trao đổi giữa tôi và lãnh đạo nhiều tỉnh thành, cải cách này đã chín muồi. Không cần phải kéo thời gian dài như thế. Tất nhiên công việc phải làm tỉ mỉ, cũng không nhất thiết phải do Trung ương quy định mọi chi tiết, vạch ra thời gian thực thi. Trên thực tế, một số tỉnh đã thực hành ở một số vùng. Tiểu tổ lãnh đạo và Văn phòng càng nhiều, càng làm không hết việc, cần ngành nào làm và trao đổi, Quốc Vụ viện ủy quyền cho các đồng chí triệu tập”.
Ngày 4 tháng 12 năm 1998, “Diễn đàn quyền uy” số 47 “Tham khảo quyết sách” của Trung tâm tin tức Tân Hoa Xã ấn hành đưa tin, tại hội nghị thường vụ Quốc Vụ viện, Chu Dung Cơ lại một lần nữa nói đến cải cách thuế phí, đồng chí nói: “Ở một địa phương tỉnh Hà Bắc đã làm những mấy năm rồi, áp dụng chế độ công lương, đồng loạt cầu là cầu, đường là đường, không thu của nông dân phí ngân sách xã, phí giữ lại cho thôn, đều thu trong thuế nông nghiệp, rất có hiệu quả”. Cuối năm đó tại hội nghị công tác kinh tế toàn quốc, Chu Dung Cơ một lần nữa nói đến “phí xã thôn đổi thành thuế”, lại nói rất rõ ràng: “Năm 1999, phí xã thôn đổi thành thuế phải bắt đầu làm, cải cách này thực hiện ở An Huy, Hà Bắc vẫn tốt, phải tiếp tục làm”.
Ngày 5 tháng 3 năm 1999, hội nghị lần thứ hai Quốc hội khóa 9 họp ở Bắc Kinh, trong báo cáo của chính phủ, Thủ tướng Chu Dung Cơ trang nghiêm hứa: “Nắm chắc chế định phương án phí nông thôn đổi thành thuế và ra sức thực thi, giải quyết về căn bản vấn đề đóng góp của nông dân quá nặng”.
Sau hội nghị, văn kiện số 6 (tham khảo) năm đó của Văn phòng Quốc Vụ viện đăng “Báo cáo điều tra nghiên cứu về cải cách thuế phí nông thôn liên quan đến vấn đề chính sách trọng đại” của Hạng Hoài Thành, Trần Diệu Bang, Đoàn Ứng Bích cùng viết chung.
Đến lúc này, cuộc “Hội thảo phương án cải cách chế độ công lương” của tỉnh Hà Bắc bị đẩy lùi hơn 9 tháng vì ban hành “Điều lệ thu mua lương thực”, cuối cùng được tổ chức long trọng ở Thạch Gia Trang.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Triệu Kim Đạc khẳng định và biểu dương đầy đủ nhất đối với Dương Văn Lương bao nhiêu năm kiên nhẫn miệt mài nghiên cứu cải cách chế độ công lương. Đồng chí nói đầy tình cảm:
“Có thể nói đồng chí Văn Lương hết sức kiên trì bền bỉ theo đuổi về vấn đề này. Dù lúc cải cách thuận lợi hay lúc gặp phải vấn đề và khó khăn, đồng chí đều vẫn tiến bước không gì ngăn cản nổi, quả thực, cũng tốn rất nhiều tâm huyết. Nhất là sau khi “Điều lệ thu mua lương thực” ra đời, đồng chí viết một loạt bài, quan điểm của những bài viết đó có trọng lượng, tôi thấy rất nhiều quan điểm rất có sức thuyết phục, cũng có tính hiện thực nhất định. Những bài viết đó lần lượt gửi đến các đơn vị Văn phòng Thủ tướng Chu, Văn phòng tài chính Trung ương, Ban nghiên cứu Quốc Vụ viện v.v…”
Tham sự chính quyền tỉnh An Huy Hà Khai Ấm là người đề xướng sớm nhất cải cách này cũng nhận lời đến Thạch Gia Trang và phát biểu chuyên đề. Đề tài phát biểu của ông là: “Phúc âm của nông dân Trung Quốc: Cải cách thuế phí nông nghiệp là biện pháp đắc lực của nông dân giảm đóng góp tăng thu nhập, dàn xếp quan hệ lợi ích nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp”.
Phát biểu của ông đã gây tiếng vang rất lớn tại cuộc hội thảo.
Ngày 29 tháng 5 năm 1999, Văn phòng Quốc Vụ viện gửi đi trong toàn quốc “Báo cáo về tình hình kiểm tra chấp hành pháp luật đóng góp của nông dân năm 1998” của Bộ Nông nghiệp, Bộ Giám sát, Bộ Tài chính, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Văn phòng pháp chế Quốc Vụ viện yêu cầu các tỉnh thành, khu tự trị “nắm chắc chế định và thực thi phương án “phí đổi thành thuế” nông thôn, tích cực tìm tòi con đường có hiệu quả giảm nhẹ về căn bản đóng góp của nông dân”.
Đến đây, cải cách thuế phí nông thôn cuối cùng đã trở thành vấn đề nóng hổi được các giới xã hội quan tâm. Khắp nơi đều tích cực tìm tòi và theo sát thực thi phương án cải cách thuế giảm nhẹ đóng góp của nông dân, một cao trào cải cách mới lại bùng lên ở khắp nông thôn Trung Quốc!
Vào thời gian này, tạp chí “Bán nguyệt đàm” của Tân Hoa Xã đưa ra “ba mô thức lớn” có tính tiêu biểu nhất trong số tìm tòi cải cách thuế phí nông thôn nhiều đến hoa mắt ở khắp nơi trong toàn quốc, đó là: mô thức “khoán lớn tổng số thuế phí nông thôn” của huyện Thái Hòa tỉnh An Huy, mô thức “chế độ công lương” của huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc và mô thức cải cách phí “ba khoản để lại thôn, năm khoản thu ngân sách xã” thành “thuế xây dựng sự nghiệp công ích nông thôn” của thành phố Vũ Cương tỉnh Hồ Nam.
Đến ngày 13 tháng 11, trong bài phát biểu tại hội nghị công tác kinh tế Trung ương, Thủ tướng Quốc Vụ viện Chu Dung Cơ kiên quyết bày tỏ: “Phải đẩy mạnh cải cách chế độ thuế phí nông thôn” và công khai thời gian biểu tiến hành: “Sang năm, nhà nước tiến hành thí điểm trước ở mấy tỉnh-khu, các tỉnh-khu khác cũng có thể thí điểm ở huyện (thị) cá biệt, tranh thủ năm sau nữa triển khai trong cả nước”.
Chu Dung Cơ bỗng nhiên đẩy nhanh bước đi của cải cách.
Thực ra không có lý do gì để không đẩy nhanh bước đi của thí điểm cải cách này nữa. Mặc dù phương án thí điểm cải cách của Hạng Hoài Thành, Trần Diệu Bang, Đoàn Ứng Bích soạn ra chưa chính thức ra đời, càng chưa hiểu được các tỉnh thành khu tự trị có ý kiến như thế nào đối với phương án thí điểm đó, hơn nữa, trước mắt còn hơn một tháng là đến “sang năm”, Chu Dung Cơ vẫn dứt khoát quyết định thời gian “mấy tỉnh khu tự trị tiến hành thí điểm là vào “sang năm”, đồng thời tuyên bố mấy tỉnh khu tự trị chỉ cần thí điểm khoảng một năm thì có thể “tranh thủ năm sau nữa triển khai trong toàn quốc”.
Quyết tâm và lòng tin của Chu Dung Cơ đều rất lớn, hãy cải cách, vẫn là thể hiện đặc sắc cầm quyền thúc đẩy mạnh mẽ kiểu mưa to gió lớn của đồng chí.
Thế nhưng, sau khi tổ lãnh đạo chuyên môn được Quốc Vụ viện ủy quyền cho Bộ trưởng Tài chính Hạng Hoài Thành v.v… thành lập đưa ra “ý kiến về cải cách thuế phí nông thôn” và gửi phương án làm thử của họ vạch ra cho các tỉnh, khu tự trị liên quan trong cả nước, vì phương án này không tập hợp kinh nghiệm thành công trong công tác thí điểm của các nơi, khiến chính sách có khiếm khuyết rõ rệt, chấp hành phương án này, có thể giảm nhẹ đóng góp của nông dân, nhưng tài chính địa phương sẽ xuất hiện thiếu hụt tài chính rất lớn, không có sức để bù đắp. Cho nên, trừ Bí thư Tỉnh ủy An Huy Hồi Lương Ngọc vì là chuyên gia về mặt này tỏ ra chủ động, đầy đủ lòng tin, còn các tỉnh khác đều lần lượt đánh trống lui quân. Nhưng Hồi Lương Ngọc, người duy nhất kiên trì thí điểm vì nhu cầu công tác, chẳng bao lâu được điều khỏi An Huy về làm Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, làm cho công tác thí điểm “phí đổi thành thuế” nông thôn bỗng chốc trở nên rối rắm như tơ vò, rơi vào bế tắc.
Nhưng quyết tâm của Chu Dung Cơ không thay đổi. Trước đây một năm, trong lời phê gửi Bộ trưởng Tài chính Hạng Hoài Thành, Bộ trưởng Nông nghiệp Trần Diệu Bang và Phó Chủ nhiệm Văn phòng kinh tế-tài chính Trung ương Đoàn Ứng Bích, đồng chí nêu rõ: “Thời gian thực hành không cần phải kéo đến năm 2000”, “trên thực tế một số tỉnh đã thực hành ở một số vùng”, “cải cách này đã chín muồi không cần phải kéo dài thời gian như thế”. Tiếp theo đó lại nêu rõ tại hội nghị kinh tế toàn quốc: “Cải cách phí thành thuế nông thôn năm 1999 phải bắt đầu làm”. Có thể thấy rõ ràng là, thời gian biểu đồng chí xác định lại vẫn bị nhỡ, cuối cùng vẫn phải kéo đến năm 2000, năm “không nhất thiết phải kéo” đến!
Cái thế này như đạn đã lên nòng, không thể không bắn, năm 2000 cần phải tiến hành cải cách, điều này, không thể giao động nữa.
Vì thế, ngày 2 tháng 3 năm 2000, Trung ương chính thức ra “Thông tri về tiến hành công tác thí điểm cải cách thuế phí nông thôn”.
Chúng ta chú ý đến Bí thư đảng ủy xã Kỳ Bàn, huyện Lâm Lợi tỉnh Hồ Bắc Lý Xương Bình viết thư gửi cho lãnh đạo Quốc Vụ viện, về sau làm xôn xao cả nước, phản ánh “nông dân thật khổ, nông thôn thật nghèo, nông nghiệp thật nguy hiểm”, chính là ngày 2 tháng 3 năm 2000.
Đây là một sự trùng hợp, như có ngụ ý, chí ít nó nói lên, “Thông tri” này của Trung ương đảng, Quốc Vụ viện không những thuận theo lòng dân, còn rất kịp thời!
“Thông tri” nói rõ: “Trung ương xác lập tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn lấy tỉnh làm đơn vị tại tỉnh An Huy. Các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc khác có thể căn cứ vào tình hình thực tế lựa chọn số ít huyện (thị) thí điểm, công tác thí điểm cụ thể do đảng bộ, chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc quyết định và chịu trách nhiệm, phương án thí điểm báo cáo Trung ương lưu hồ sơ. Cải cách thuế phí nông thôn toàn quốc làm rõ tình hình, tích lũy kinh nghiệm, triển khai từng bước trên cơ sở thí điểm”.
“Thông tri” yêu cầu: “Các ngành cơ quan Trung ương và nhà nước phải đi đầu quán triệt thực hiện tinh thần của Trung ương về cải cách thuế phí nông thôn, tích cực ủng hộ và phối hợp làm tốt công tác thí điểm. Phải thích ứng yêu cầu cải cách, kịp thời điều chỉnh tư duy công tác, phương pháp công tác và chính sách hữu quan, kiên trì phương châm tất cả xuất phát từ thực tế, lượng sức mà làm, việc gì có thể làm thì phải làm, có thể không thì không làm, việc gì có thể hoãn lại làm sau thì hoãn lại, tuyệt đối không được dùng biện pháp hy sinh lợi ích của nông dân để đạt được sự nghiệp phát triển”.
Xác lập An Huy là tỉnh thí điểm duy nhất cải cách thuế phí, đó là sự tín nhiệm và cổ vũ lớn nhất của Trung ương đảng, Quốc Vụ viện đối với An Huy, tất nhiên càng khẳng định đầy đủ đối với việc An Huy đi đầu đưa ra cải cách thuế phí và mạnh dạn mày mò liên tục suốt 7 năm.
Vào lúc này, hội nghị lần thứ 3 Quốc hội khóa 9 triệu tập tại Bắc Kinh, khi đoàn đại biểu tỉnh An Huy thảo luận xem xét báo cáo công tác của chính phủ, Thủ tướng Chu Dung Cơ đến dự với các đại biểu tỉnh An Huy.
Đồng chí nói rất chân thành thẳng thắn: “Tôi luôn luôn quan tâm vấn đề nông nghiệp, suy nghĩ tăng thêm thu nhập của nông dân, giảm nhẹ đóng góp của nông dân, đây là chính trị lớn nhất hiện nay, nhưng biện pháp có thể áp dụng lại không nhiều, chỉ có “giảm nhẹ đóng góp”. Đây là điều cần phải hạ quyết tâm. Cải cách thuế phí là một công trình tổng thể, thu phí bất hợp lý rất nhiều, những 200 loại, 300 loại, tôi thấy chỉ có một loại, đó là thuế nông nghiệp, các loại khác đều phi pháp, không thể để người làm việc nông thiệt thòi nữa. Công tác này đã điều tra nghiên cứu một năm, cũng định được một số thí điểm nhưng đến hôm nay chỉ có An Huy là không đánh trống bỏ dùi, mà bây giờ đồng chí Lương Ngọc vẫn đi Giang Tô”.
Chu Dung Cơ nhìn Bí thư Tỉnh ủy mới Vương Thái Hoa hỏi: “Đồng chí Thái Hoa vẫn làm chứ?”
Vương Thái Hoa rất rõ cuộc cải cách này mang ý nghĩa như thế nào. Không có kinh nghiệm, sẵn có để noi theo, tình hình nào cũng có thể xuất hiện, khó khăn nào cũng có thể xảy ra, nhưng để làm cho hàng trăm triệu nông dân sống hạnh phúc, giàu có, đồng chí sẵn sàng gánh vác mọi hiểm nguy, đón nhận khó khăn. Có lẽ lúc này đồng chí có nhiều lời muốn nói nhưng chỉ cười trang nghiêm, nói một chữ “làm!”
Chu Dung Cơ phấn khởi gật đầu, nói: “Có dũng khí này phải biểu dương!” Rồi đồng chí nói tiếp: “Con đường này rất gian nan, cũng rất vinh quang. Đồng chí Vạn Lý hồi làm “khoán lớn” ở An Huy đã sáng lập nên một lịch sử; ý nghĩa của cải cách thuế phí ngày nay không kém “khoán lớn”, chúng ta cần phải nhận thức được ý nghĩa to lớn của sự việc này”.
Nói đến đây, tình cảm của đồng chí trở nên phức tạp. Đồng chí chăm chú nhìn quanh một vòng, xúc động nói: “Tôi là người Nam Lăng, huyện Nam Lăng là quê nội của tôi, tôi có dòng máu của An Huy.
Lịch sử của An Huy có “tên đẹp” phù phiếm, tất nhiên cả nước đều có, nhưng An Huy tương đối nghiêm trọng, tôi lo cải cách thuế phí lần này, bên dưới vẫn dở trò phù phiếm. Bây giờ mọi người đều sợ tôi, nhưng An Huy không sợ, nhất là người Nam Lăng không sợ, năm 1998 tôi đi thị sát trạm lương thực Nam Lăng, họ dở trò lừa dối tôi. Ngày nay chỉ có một con đường cải cách “phí thành thuế”. Chúng ta cần phải nắm chắc công việc, nhất thiết phải cẩn thận đề phòng báo cáo láo, không thể thu thuế phí của nông dân quá nặng được nữa. Nếu lần này làm không tốt thì tôi chỉ có mất chức”.
Đồng chí khảng khái nói: “Bao nhiêu năm nay, chúng ta đã bồi dưỡng một loạt cán bộ biết báo cáo, những cán bộ này không đi thăm nghèo hỏi khổ, không đi điều tra nghiên cứu. Ngày nay chúng ta làm cải cách thuế tức là phải nói thật, phải nói thành tích, cũng phải nói khuyết điểm, nói vấn đề. Tôi mong các đồng chí An Huy cải tiến hơn nữa tác phong lãnh đạo, có thể nghe thấu những lời chướng tai, như vậy mới có thể làm tốt công việc”.
Cuối cùng đồng chí nói: “Đồng chí Thái Hoa trẻ hơn tôi, hiểm nguy tôi sẽ gánh cho đồng chí, nhưng tôi vẫn vắt mồ hôi đồng chí, bởi vì công tác “thuế phí” vô cùng gian nan. Tôi sắp nghỉ rồi (trong nhiệm kỳ này), không nhìn thấy kết quả, nhưng tôi mong muốn toàn tỉnh An Huy trên dưới đoàn kết, dũng cảm gánh lấy gánh nặng này”.
Trong thời gian hội nghị Quốc hội lần đó, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cùng đến với đoàn đại biểu tỉnh An Huy.
Sau khi chú ý lắng nghe ý kiến và đề nghị của mọi người đối với việc làm tốt thí điểm cải cách thuế phí nông thôn, đồng chí thân thiết nói với các đại biểu của quê hương: “Thực hành cải cách thuế phí nông thôn là biện pháp căn bản giảm nhẹ đóng góp của nông dân. Trong công tác sẽ có không ít khó khăn, An Huy là nơi thí điểm, chúng ta nhất định phải tổ chức chu đáo, sắp xếp cẩn thận, tiến hành nhịp nhàng”.
Lịch sử lại một lần nữa giao trách nhiệm nặng nề cho An Huy. Cuộc cải cách vĩ đại bước hai của nông thôn Trung Quốc mà hàng trăm triệu nông dân mong đợi từ lâu cuối cùng đã mở màn vào buổi giao thời của thế kỷ này, tại nơi cội nguồn của “Khoán lớn”!
Con cháu Giang Hoài một lần nữa dũng cảm đứng lên trước đầu ngọn sóng.

[1]Bí thư trưởng Quốc Vụ viện, một chức vụ xếp dưới Ủy viên Quốc Vụ, nhưng xếp trên Bộ trưởng trong Quốc Vụ viện Trung Quốc. Việt Nam không có chức vụ này.
[2]Khoa, đơn vị hành chính dưới cấp phòng.