Chương 4
Con đường lên trên phản ánh, yêu cầu dài dằng dặc

13. Hưởng thụ sự thờ ơ
Ngày 1 tháng 10 năm 1994 là năm sinh thứ 45 của nước Cộng hòa. Khắp nơi là tiếng ca tiếng cười, tiếng pháo nổ, nhưng Vương Tuấn Bân, thôn dân thôn Vương Doanh, trấn Bạch Miếu, huyện Lâm tuyền, tỉnh An Huy lại tự nhốt mình trong phòng tại xóm Lý Đại, trấn Lưu Phủ, huyện Thẩm Khưu tỉnh Hà Nam, nơi chỉ cách quê nhà anh ta gang tấc.
Hai tháng trước, ngày 30 tháng 7, phòng công an huyện Lâm Tuyền đã ra “Thông tri về việc thúc giục phần tử phạm tội Vương Tuấn Bâm ra tự thú tội”. Mặc dù “Thông tri” đã viết sai tên anh (Bân viết thành Bâm) nhưng anh hiểu rất rõ, cùng với việc tán phát thông tri này đi các nơi, đồng thời với việc anh bị tước đoạt tự do thân thể, còn bị tước đoạt cả quyền biện bạch, anh đã không còn khả năng trở về huyện Lâm Tuyền để bào chữa nỗi oan của mình, trở về bào chữa rõ ràng là tự chui đầu vào lưới, kết quả thế nào không nghĩ cũng biết. Điều làm anh cảm thấy đau lòng, kinh ngạc như giữa trời quang nghe tiếng sét là, hai mươi ngày trước đó, trong một lần liên hệ được với thôn dân thôn Vương Doanh, dẫn thôn dân vượt mọi cản trở, thành công đặt chân lên đoàn tầu về Bắc Kinh phản ánh, yêu cầu với trên thì được biết Ủy ban kiểm tra kỷ luật huyện Lâm Tuyền đã ra “Quyết định về việc khai trừ đảng tịch Vương Tuấn Bân”.
Anh dẫn người phản ánh, yêu cầu với trên, đi tìm tổ chức cấp trên của đảng cũng chỉ là hy vọng quán triệt các chính sách giảm nhẹ đóng góp của nông dân có liên quan của Trung ương đảng và Quốc Vụ viện, mà hậu quả là bị khai trừ khỏi đảng! Đó là điều anh không thông nhất và cũng là điều khiến anh đau khổ nhất. Sự tình đi tới bước đường này là điều có nằm mơ anh cũng không nghĩ tới. Anh đau đớn cảm thấy, nông dân ngày nay, không chỉ phải đối mặt với những khó khăn thiếu thốn vật chất mà còn chịu áp lực to lớn từ tinh thần đến tâm lý. Mặc dù có nhiều lời muốn nói, nhưng con đường để nông dân nói còn chưa thông suốt, dân ý và dân tình còn chưa thể biểu đạt một cách bình thường, không trách có nông dân ở một số địa phương từ lâu đã phải đem cái thân “vùng dậy” của mình quỳ gối khuất phục trước “các quan phụ mẫu”; có người thậm chí đành phải dùng biện pháp “liều chết ngăn kiệu” của người xưa, chặn đoàn ô tô của lãnh đạo trên đường để kêu oan.
Vương Tuấn Bân, năm kết thúc “cách mạng văn hóa” mới sáu tuổi là người không phải lo nghĩ đi lên trên con đường lớn của thời kỳ mới tràn đầy ánh sáng, trong việc tiếp nhận giáo dục ngoài cải cách và mở cửa ra là dân chủ và pháp chế. Năm mười tám tuổi, khi chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của tổ quốc, anh đã bước vào doanh trại quân đội, và từ đó lại nhiều thêm mấy phần tinh thần hiến dân của quân nhân. Đặc biệt là khi anh nghiêm trang giơ cánh tay phải lên, tuyên thệ với đảng, đã hiểu được là bất cứ lúc nào và ở đâu cũng bảo vệ quyết định của đảng và lợi ích của nhân dân là trách nhiệm không thể thoái thác được của một đảng viên cộng sản. Vì thế, Vương Tuấn Bân hôm nay, rõ ràng là không giống những người nông dân đã quỳ gối trước ai, anh cho rằng quyền lợi dân chủ không dựa vào sự ban ơn của một ai; tất nhiên, anh cũng không làm cái việc “liều chết ngăn kiệu”, anh biết mình đã mất mọi cái, chỉ còn một cái không mất là quyền lợi dân chủ.
Anh phải khiếu nại.
Mặc dù còn chưa rõ yêu cầu bộ môn nào bảo vệ quyền lợi của mình là thích hợp hơn, nhưng anh đã không hề do dự viết ngay ngắn trên giấy hai chữ “Đơn kiện”.
Tuy biết người bị khiếu nại, nói chung chỉ là đại biểu pháp nhân của bộ môn nào đó, và một bí thư huyện ủy của đảng không thể là bị cáo, nhưng anh bất chấp những cái đó, kiên định viết tên Trương Tây Đức dưới chữ “người bị khiếu nại”. Anh cho rằng Trương Tây Đức, bí thư huyện ủy Lâm Tuyền trong “sự kiện Bạch Miếu” đã chịu trách nhiệm không thể chối cãi, đã đóng một vai rất không hay ho gì.
Huyện Lâm Tuyền thuộc địa khu Phụ Dương, được gọi là “Si-bê-ri” của An Huy, đây là một mảnh đất đã trải đủ mùi tang thương trong lịch sử, sông Hoàng Hà đã nhiều lần nhấn chìm nó để lại những đám đất cát, bùn lắng vô bờ, trở thành khu vực tràn nổi tiếng của sông Hoàng Hà. Năm đó khi đại quân của Lưu Bang đột phá phòng tuyến rãnh nhà trời Hoàng Hà của kẻ địch, vươn vào Đại Biệt Sơn ngàn dặm, chính là đã mở một con đường máu ở đây, mở ra màn giáo đầu của cuộc đại phản công. Ngày nay, người dân Lâm Tuyền thiên tính thuần phác, dựa vào hai bàn tay lao động đang thay đổi bộ mặt quê hương, nhưng do dân số quá đông, một huyện nhỏ bình nguyên mà có tới hơn 1,8 triệu người, được gọi là “Huyện thứ nhất của Hoa Hạ”; lại cộng thêm giao thông còn chưa tiện, ruộng đất bạc màu nên đến nay vẫn là một huyện nghèo nổi tiếng xa gần.
Vương Tuấn Bân là người trấn Bạch Miếu nghèo nhất trong cái huyện đó.
Mùa đông năm 2001, sau khi việc này xảy ra được sáu năm, chúng tôi mới tới mảnh đất ấy, sự nghèo khó ở đây đã để lại cho chúng tôi ấn tượng cực kỳ sâu xa. Trên đường đi ngắm nhìn, không thấy một xí nghiệp hương trấn nào, trên đồng ruộng toàn là một màu xanh của hành và rau cải trắng, rất nhiều năm nay, nông dân ở đây đều dựa vào trồng hành và cải trắng để kiếm sống. Cách xóm làng không xa có một con đường quốc lộ đi sang tỉnh khác, hai bên đường chỗ nào cũng chất từng núi hành, đợi những lái xe tiện đường mua đi. Chúng tôi hỏi giá mà giật mình, 1 kg chỉ có 12 xu, một xe ba gác hành chỉ được 2-3 NDT; giá cải trắng đắt hơn một chút, nhưng 1kg cũng chỉ được 2 hào. Mặc dù rau rẻ như vậy, nhưng người trồng lại không dám ăn. Khi chúng tôi vào thôn, thấy một nông dân khoảng ba m!!!4994_4.htm!!! Đã xem 23130 lần.


Nguồn: talawas.de
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 11 tháng 3 năm 2005