Chương 6
Cán cân đã nghiêng đi thế nào?

22. Tài chính chuyển khống, ăn bánh vẽ cho đỡ đói
Trong phỏng vấn, chúng tôi cảm thấy một cách mạnh mẽ, thể chế của chúng ta đã làm cho cán bộ thôn xã nắm được quyền lực quá nhiều và tài nguyên phi thị trường quá nhiều, mà lại thiếu sự giám sát đôn đốc họ một cách có hiệu quả, nhưng điều đó càng làm cho bọn họ khó nỗ lực xây dựng quan hệ bình đẳng với nông dân. Trong đó còn có một bộ phận khá đông người mà ý thức của tầng lớp đặc quyền đã thể hiện rõ, từ lâu đã vứt bỏ tôn chỉ “vì nhân dân phục vụ” lên tận chín tầng mây.
Tất nhiên chúng tôi cũng còn cảm thụ được, xét về tổng thể, trình độ cán bộ thôn xã rốt cuộc vẫn cao hơn nông dân phổ thông, trong bọn họ, vẫn còn nhiều người lo cho nước cho dân, một số lớn quan chức nhân viên tốt kiểu đầy tớ hết lòng phục vụ nông dân, quan tâm đến nỗi đau khổ của nông dân.
Vấn đề là, rõ ràng tuyệt đại đa số cán bộ thôn xã đều không phải là không hiểu rõ chính sách giảm nhẹ của đảng, nhưng vì sao đảng ủy và chính quyền các cấp đều cảm thấy rất đau đầu vì vấn đề đóng góp của nông dân lâu rồi mà không giải quyết nổi?
“Liệu có thể quan tâm một chút tới vấn đề tài chính của xã, trấn không? Lỗ Đức, bí thư huyện ủy Vọng Giang đã đề xuất một yêu cầu bất ngờ đó với Cát Như Giang, thành viên Tân Hoa Xã đến phỏng vấn.
Huyện Vọng Giang là một huyện ven sông của tỉnh An Huy nhiều năm liền bị thiên tai, phóng viên rất muốn thông qua một bí thư huyện ủy để tìm hiểu xem họ làm thế nào để tích cực sản xuất cứu tế tai họa, nhưng Lỗ Đức đã lập tức vứt bỏ đầu đề câu chuyện “sản xuất cứu tế” do phóng viên một cơ quan tân văn xưa nay đã có thể “lên trời” nêu ra để nói về vấn đề “tài chính của xã, trấn”.
Lỗ Đức, vốn tốt nghiệp khoa Trung văn trường Đại học An Huy, tất nhiên hiểu được tầm quan trọng của dư luận, hơn nữa trước khi điều đến huyện Vọng Giang vào năm 1998, ông đã giữ chức phó bí thư trưởng ủy ban nhân dân thành phố An Khánh khá lâu, tình hình “vĩ mô” cũng hiểu rõ, ông tự tin là mình có quyền phát ngôn.
Ông trả lời Cát Như Giang: “vấn đề tài chính của xã, trấn đã đến lúc không nói không được nữa rồi, nếu không giải quyết sẽ có vấn đề”.
Ông nói, ông mong rằng những lời ông nói chỉ là câu chuyện giật gân, chúng tôi đừng lo chuyện trời sập, thế nhưng mấy hôm trước đây, ông đã nghe được một chuyện để rồi cứ canh cánh trong lòng. Chuyện này không xảy ra ở huyện Vọng Giang, cũng không xảy ra tại tỉnh An Huy, mà phát sinh trên người một vị bí thư chi bộ thôn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Vị bí thư chi bộ thôn này là đảng viên ưu tú trong năm năm liền của trấn, để hoàn thành nhiệm vụ thu nộp thuế phí dự tính do cấp trên đưa xuống, ông ta đã buộc phải vay tiền tư nhân với lãi suất cao. Ai ngờ, khi chi bộ thôn thay bí thư chi bộ mới, món nợ của cựu bí thư chi bộ chẳng ai muốn nhận cả. Nợ ông vay với lãi suất cao vì việc công đã trở thành món nợ treo lên đầu cá nhân. Chịu không nổi sự thúc giục đòi nợ của chủ nợ, hết đường thoát, người bí thư chi bộ già đó đã treo cổ tự tử.
Sự việc này đã làm Lộ Đức suy nghĩ rất lâu. Dù nó không xảy ra ở huyện ông giữ chức nhưng vùng An Khánh, nơi ông đã công tác cũng từng phát sinh một vụ án rất xấu do cán bộ thôn xã cưỡng bức thu nộp gây ra. Sau khi sự việc xảy ra, không ít cán bộ bị xử lý nghiêm khắc, nhưng việc phát sinh sự việc này không phải là ngẫu nhiên. Ông không dám bảo đảm là những sự việc tương tự từ này trở đi không xảy ra tại huyện Vọng Giang.
Theo điều tra của ông, huyện Vọng Giang có hai xã, cuối năm 1999 khi quyết toán, một xã trên sổ chỉ còn 40.000 NDT, nhưng một xã khác trên sổ chỉ còn thừa 1,86 NDT, không đủ để mua một cái bút bi. Thế nhưng hai xã này đang nợ trên 4 triệu NDT, nợ tiền lương giáo viên và cán bộ lần lượt là sáu tháng và tám tháng.
Sự nghiêm trọng của vấn đề là ở chỗ, tình trạng của hai xã này là rất phổ biến tại huyện Vọng Giang.
Huyện đã từng làm một cuộc thống kê, đến cuối năm 1999 trong số 21 xã, trấn trong toàn huyện có 18 xã, trấn nợ lương giáo viên, tổng cộng đạt 14,5 triệu NDT. Rõ ràng là tình trạng này còn xấu hơn nữa.
Vì việc này, Lộ Đức thường thường lo nghĩ không yên. Hiện nay ruộng đất ở nông thôn đã khoán sản lượng tới hộ, độ khó trong công tác nông thôn ngày một lớn: phòng lũ chống thiên tai, xây dựng thủy lợi, sinh đẻ có kế hoạch, giáo dục nghĩa vụ, phát triển kinh tế, trị an xã hội… nhất nhất đều do cán bộ cơ sở tổ chức, phát động, hướng dẫn, thúc đẩy. Công tác của cán bộ cơ sở đã vô cùng vất vả, và không dễ dàng, mà lại phải chịu nhiều khổ sở, làm nhiều việc nhưng rốt cuộc chưa lĩnh được lương, một tháng, hai tháng chưa lĩnh còn tạm được nhưng nếu kéo tới sáu tháng, một năm thì làm sao còn động viên được tính tích cực. “Bọn họ cũng là người, cũng phải sinh tồn, và ai cũng muốn sống tốt!” Lỗ Đức nặng nề nói, “cái mà tôi lo nhất là cuối cùng chính quyền cơ sỏ sẽ rơi vào cảnh người bỏ đi, cửa đóng lại”.
“Hiện nay một số cán bộ xã, trấn bất đắc dĩ phải dùng biện pháp tăng thêm đóng góp của nông dân”. Khi nói ông để lộ nét mặt không biết làm thế nào.
Đây là một bí thư huyện ủy, từ một góc độ khác trả lời nguyên nhân vì sao đóng góp của nông dân càng cấm càng không giảm, càng diễn ra càng dữ dội.
Trong phỏng vấn chúng tôi cũng cảm thấy một cách sâu sắc cục diện chẳng hay ho gì của tài chính nông thôn. Chúng tôi nghe nói về “tài chính xã, trấn” cũng nhiều như là nghe nói về “đóng góp của nông dân”.
Nói đến tài chính xã trấn phần lớn mọi người sẽ nói đến việc cải cách “chế độ phân thuế” mà nhà nước tiến hành năm 1994. Lần cải cách chế độ thuế này, không chỉ không nhảy ra khỏi cái vòng thể chế khoán tài chính, mà do nâng cao tỷ lệ của Trung ương trong thu nhập tài chính, đã làm cho tài chính của hai cấp huyện, xã lâm vào cảnh khó khăn chưa từng có. Theo thống kê của “Niên giám tài chính Trung Quốc, năm 1993 trước khi thực hiện chế độ phân thuế”, thâm hụt thu chi của hai cấp huyện, xã trong cả nước đã là 4,121 tỷ NDT; ngay trong năm thực hiện “chế độ phân thuế”, thâm hụt đã tăng vọt lên hơn bẩy lần, tới 72,16 tỷ NDT; đến năm 1995 tăng lên 82,77 tỷ NDT; sau đó thâm hụt càng lớn.
Do khó khăn tài chính, nên nhiều lãnh đạo xã, trấn khi vừa nhận chức là đã giống như đàn kiến trong chảo nóng chạy khắp nơi kiếm tiến, “bảo đảm tiền lương”, “bảo đảm ổn định” hầu như đã trở thành công tác trung tâm áp đảo mọi việc của họ. Chỉ cần có thể cấp cứu được thì bất kể là hạng mục gì, phát triển nông nghiệp hay là tiền giúp nghèo, tiền cứu tế, tóm được khoản tiền nào là dùng ngay khoản đó, mượn được thì mượn, thay thế được thì thay thế, miễn là có tiền, không cần suy nghĩ gì cả.
Ở huyện Thọ, tỉnh An Huy, chúng tôi nghe nói một vị lãnh đạo xã Bát Công Sơn tạm thời điều đi làm công tác khác nhằm thuận lợi ra đi, ông này trong lúc khẩn cấp đã mượn tiền của nhà hỏa thiêu để trả lương cho giáo viên.
Nợ nần của hương trấn ngày một nhiều “năm nay ăn lương thực của năm sau” không thể là một quyền nghi chi kế “có hiệu quả”.
Thế là, không biết bắt đầu từ lúc nào, bóng ma đáng sợ “tài chính chuyển khống” đã bay khắp nơi không gặp cản trở gì trên nông thôn Trung Quốc rộng lớn.
Chúng tôi mang cụm từ “tài chính chuyển khống”, thỉnh giáo cụ Trần Tam Lạc, người đã từng làm chủ nhiệm Ban nghiên cứu của địa ủy Sào Hồ.
Cụ nói với chúng tôi, đó là chính quyền các cấp hàng năm đều giao xuống dưới theo từng cấp chỉ tiêu tăng trưởng tài chính không phù hợp với thực tế nhằm thể hiện được “thành tích” của mình, việc này được bịa đặt ra theo pháp luật hơn nữa lại từng cấp, từng cấp tăng thêm. Đó còn là nhiệm vụ “chính trị” là chỉ tiêu cứng “sống chết” cũng phải hoàn thành, nên khi đến chính quyền xã, trấn chỉ tạo ra hiện tượng bề ngoài thu nhập tài chính năm nào cũng gia tăng và không thể không yêu cầu các xí nghiệp hoặc hộ công thương về căn bản không sáng tạo ra lợi nhuận đều phải báo cáo láo con số lợi nhuận, sau đó đi vay tiền ngân hàng hoặc tập trung tiền ở nông dân, trước tiên nộp sổ thuế đúng số tiền đã báo, sau đó thông qua các con đường tìm cách rút số tiền đã nộp lên trên về. Trong quá trình đó không hề tạo ra lợi ích kinh tế nhưng thu nhập tài chính ghi trong sổ sách, tài khoản thì lại gia tăng.
Nói trắng ra đó là trên, dưới tự lừa dối nhau, cùng làm một trò chơi vô vị “ăn bánh vẽ cho đỡ đói”.
Bề ngoài thấy thu nhập tài chính của xã, trấn năm nào cũng tăng “tình hình tốt nhiều chứ không phải là tốt ít”, nhưng trên thực tế rất nhiều địa phương từ lâu đã nghèo đến mức ngay việc cọ nồi cũng không có nữa.
Trần Tam Lạc nói: “Tài chính chuyển khống” là một việc rất giả dối, nhưng mọi người đều nghiêm túc làm, nên nguy hiểm rất lớn và cũng đáng sợ nhất. Nếu chúng ta không cải cách lớn về thể chế, không đụng đến trọng điểm về pháp trị thì chiến lược của Trung ương, quyết sách trọng đại của nhà nước đều chỉ nổ vang trên không chứ không rơi đúng chỗ.
23. Mấy chục cái mũ lớn quản một cái mũ cói rách
Lý Thiếu Bạch, trưởng phòng thủy lợi huyện Thủ Thành đã nghỉ hưu, là một trong mười anh hùng chi viện tiền tuyến khi đội quân vượt sông năm ấy, do vinh dự đặc biệt đó mà khi thành lập chính quyền mới của nhân dân, cụ đã được bầu là “xã trưởng dân chủ” đầu tiên của huyện này. Nhắc lại những năm tháng tràn đầy sinh khí như mặt trời mới mọc ấy, đến nay cụ vẫn còn vô cùng kích động.
Cụ nói, vào lúc vừa giải phóng trăm công ngàn việc phải làm nhưng chính quyền huyện Thủ Thành cũng chỉ thiết lập 4 phòng: dân chính, tài chính, giáo dục và xây dựng, mỗi phòng chỉ có năm, sáu người, nhiều nhất cũng chỉ hơn mười người. Người của huyện ủy và ủy ban cùng ăn trong nhà ăn, chỉ mấy cái bàn là ngồi đủ. Thời đó một xã, ngoài xã trưởng, chính trị viên ra chỉ có nhân viên văn thư và tài chính, lương thực, cộng lại cũng chỉ năm, sáu người. Dù ít người, nhưng công việc lúc đó không ít, do mọi người đồng lòng hiệp sức, các loại công tác của xã đều làm hết bay. Ngay đến năm 1956, qui mô xã được mở rộng, đảng ủy xã cũng chỉ có bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, ủy viên tuyên huấn; tổ chức quần chúng cũng chỉ có bí thư đoàn thanh niên, chủ nhiệm phụ nữ, trưởng ban dân quân, chủ tịch hội nông dân, cũng chỉ tăng thêm sáu, bảy người; chính quyền xã cũng tương ứng có chánh, phó xã trưởng, dưới có mấy ban, xã trưởng dựa vào số ban đó triển khai công tác, các ban được phân phối các trợ lý hoặc cán sự về văn thư, dân chính, tài chính, sản xuất, quân sự, công an, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp cũng chỉ vào khoảng bảy, tám người. Bộ máy của hai ban lãnh đạo đảng ủy, và ủy ban cộng lại cũng chỉ tới mười bốn, mười lăm người.
Chúng tôi đã tìm dọc kiểm tra lại một số tư liệu của thời đó, kết quả thấy, năm 1952, Trung ương đã qui định rõ ràng, giới hạn cán bộ thoát ly sản xuất của mỗi xã chỉ là ba người. Sau đó dù có mở rộng qui mô xã, tăng thêm cơ cấu, nhưng các ủy viên của ủy ban xã đều do các phần tử tích cực đảm nhiệm, đều là những người không thoát ly sản xuất. Cộng thêm thời đó chính lệnh thông suốt, kỷ luật nghiêm minh, không khí xã hội tốt đẹp, cán bộ thoát ly sản xuất, nửa thoát ly sản xuất, không thoát ly sản xuất về cơ bản đều có thể lúc lên lúc xuống, lúc vào lúc ra, có thể là cơ quan có thể là dân. Có thể nói từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tiền lương của nhân viên xã, trấn và chi phí văn phòng đều do tài chính huyện cấp phát, chính quyền xã, trấn không có quyền và cũng không có tiền để tăng thêm cơ cấu hoặc nuôi bộ phận “giúp việc” ngoài biên chế. Trong thời kỳ công xã hóa, công xã nhân dân - tương đương như xã, trấn ngày nay, đã thực hiện thể chế hợp nhất chính quyền và hợp tác xã. Lúc này, đảng, chính quyền, quân sự, kinh tế hợp làm một. Ban lãnh đạo, ngoài bí thư đảng ủy công xã, chủ nhiệm công xã, một vài chức phó, trưởng ban dân quân, bí thư đoàn thanh niên, chủ nhiệm phụ nữ ra, chỉ có “tám nhân viên lớn”: nhân viên quản lý máy xúc nông nghiệp, nhân viên quản lý chăn nuôi, nhân viên quản lý thủy lợi, nhân viên kỷ luật nông nghiệp, nhân viên quản lý lâm nghiệp… Cơ cấu nông thôn lúc đó vô cùng tinh giản.
Sau khi nông thôn thực hiện cải cách kinh tế “khoán lớn”, cũng đã tiến hành cải cách thể chế công xã nhân dân “chính quyền và hợp tác xã hợp nhất”. Trong công tác “giải tán công xã, xây dựng lại xã” kéo dài ba năm, đã có 56.000 công xã được đổi thành 92.000 xã, trấn. Công xã nhân dân với tư cách là hình thức tổ chức kinh tế tập thể nông thôn đã kết thúc theo cuộc cải cách này, “kinh tế tập thể” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa chứ trên thực tế không còn, thế nhưng do cơ cấu và nhân viên của xã, trấn bành trướng nhanh chóng, dẫn đến mất khống chế, nên đã làm cho vấn đề đóng góp của nông dân không chỉ “nổi lên mặt nước” mà còn ngày một đột xuất. Một nguyên nhân quan trọng trong đó là việc thành lập tài chính xã, trấn, nhà nước cho phép chính quyền xã, trấn có thể đem lợi nhuận và phí quản lý mà các xí nghiệp hương trấn nộp lên trên, các khoản thu nhập do tập trung vốn và tiền quyên góp, các khoản thu nhập từ tiền phạt và những khoản thu nhập tự lo liệu, dùng làm tài chính của xã, trấn, điều này đã mở rộng cánh cửa thuận lợi do việc hương trấn có thể tùy ý tăng thêm cơ cấu và nhân viên, trưng thu bừa bãi, tập trung tiền vốn bừa bãi, phạt tiền bừa bãi (“ba bừa bãi”).
Cùng với một loạt biện pháp cải cách có xu thế rất mạnh như “phân quyền nhường lợi” và chính sách khoán tài chính “chia bếp nấu cơm”, giữa chính quyền và bộ môn các cấp đã hình thành quan hệ lợi ích rạch ròi, phân minh, thế là một số bộ môn vừa có quyền lực nhà nước lại “chia quân giữ chắc” các lĩnh vực phát triển kinh tế nông thôn đã nhanh chóng trở thành chủ thể hành vi vừa lũng đoạn quyền lực vừa theo đuổi lợi ích. Một khi cán bộ của chúng ta phát triển thành một tầng lớp lợi ích đặc biệt thì việc tranh lợi với dân là không thể tránh được.
Đến năm 1990, số hạng mục trưng thu của nông dân chỉ do những văn kiện của các Bộ, Ủy ban thuộc Quốc Vụ viện cho phép đã nhiều tới hơn 149 cái.
Trên làm dưới bắt chước. Dưới sự thúc đẩy của lợi ích, các bộ môn thuộc chính quyền địa phương các cấp cũng đặt ra hạng mục thu phí càng ngày càng nhiều, phạm vi thu phí càng ngày càng rộng, tiêu chuẩn thu phí càng ngày càng cao; chính quyền hai cấp huyện, xã thuận theo chiếc xe thu phí của nhiều bộ môn cấp trên, đã tăng việc thu phí. Do không có sự ràng buộc và kiềm chế cân nhắc trong quản lý, có nhiều việc vốn thuộc trong phạm vi công tác của các bộ môn chính quyền, nay vì lợi ích thu phí, đã lần lượt thành lập các đơn vị sự nghiệp riêng, để rồi “làm giúp”.
Ai đã tiêu hao hết thành quả của cải cách nông thôn? Những cơ cấu bành trướng vô hạn và những quan lại gia tăng vô hạn!
Những năm 80 là thời lỳ chính phủ Trung Quốc tinh giản cơ cấu và phân lưu nhân viên mạnh nhất nhưng lại là thời kỳ cơ cấu và nhân viên hai cấp huyện, xã tăng trưởng nhanh nhất.
Số cán bộ cơ quan đảng chính trong biên chế của nước ta, năm 1979 là 2,79 triệu người, năm 1989 đã tăng lên 5,43 triệu người, trong đó tăng nhanh nhất dường như mất khống chế là hai cấp huyện, xã. Cơ cấu và nhân viên của hai cấp này trong sự tinh giản không ngừng đã tăng trưởng chí ít mười lần! Đến năm 1997, số cán bộ đảng, chính trong biên chế của nước ta đã lên tới trên 8 triệu người, mà số cán bộ tăng thêm hầu như bằng số cán bộ rời khỏi cương vị trong thời kỳ này là 1.269.000 người; đặc biệt số cơ cấu và nhân viên của hai cấp huyện, xã trong thời kỳ này đã tăng vọt chưa từng có.
“Tinh giản - bành trướng - tinh giản - bành trướng - tinh giản lớn - bành trướng lớn”, đã là điều không còn phải tranh cãi, đã là sự thật thép, không thể không làm cho người ta cảm thấy rõ: đau thương không sao hiểu nổi.
Từ các tài liệu đọc, kiểm tra chúng tôi biết được, trong hơn 200 quốc gia hiện nay, có 8 nước nhỏ chỉ lập chính phủ Trung ương; có 25 quốc gia chỉ lập chính quyền hai cấp là Trung ương và địa phương; có 67 quốc gia, trong đó có nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật, Canada, Úc cũng chỉ lập chính quyền ba cấp; còn nước ta hiện nay là chế độ năm cấp: Trung ương - tỉnh - thành phố - huyện - xã, thật xứng đáng gọi là “đặc sắc Trung Quốc” ít có!
Trong chế độ năm cấp đó cũng có những “đặc sắc” khác: “địa khu” là cơ cấu đẻ ra của tỉnh, nay qui là thành phố cấp một; trong cấp “huyện” lại chia ra “thị” hoặc “khu”; giữa “huyện” và “xã” trước đây cũng đã lập “khu”; mà ở “xã” cấp một lại lập “trấn”, “trấn” và “xã” có sự khu biệt.
Thành phố trực thuộc Trung ương gọi là “thị”, thành phố trực thuộc tỉnh cũng gọi là “thị”, trong cấp huyện cũng lập “thị”, một chữ “thị” mà có ba tầng nấc.
Không những tầng nấc của cơ cấu nhiều, mà cơ cấu trong mỗi cấp lại chồng chất lên nhau, phân công quá tỷ mỉ, chỉ trong cơ cấu cấp huyện, cơ liên quan đến “tam nông” trước đây chỉ có phòng nông nghiệp, hiện nay ngoài phòng nông nghiệp còn có phòng nông khẩn, phòng chăn nuôi, phòng thủy sản, phòng thủy lợi, phòng lâm nghiệp, phòng quản lý hương trấn, phòng phát triển tài nguyên nông nghiệp v.v…, nhiều bộ môn có nghiệp vụ rất gần nhau. Mọi người đều quản công việc, nhưng lại không có ai phụ trách, sự trùng lặp đan xen đó đã định trước việc sản sinh ra hiện tượng cãi cọ đùn đẩy.
Có một huyện nhỏ có 300.000 người, thậm chí tìm không ra một xí nghiệp ra hồn, nhưng có tới hơn 10.000 người do tài chính nuôi sống và có tới hơn 5.000 người do các loại thu phí bừa bãi nuôi sống.
Một việc có thể do một người làm xong, vì sao lại phải để nhiều người làm đến thế?
Nhiều bộ môn về căn bản không quản việc của nông dân, vì sao lại bắt nông dân bỏ tiền ra nuôi sống?
Chỉ nói về xã, trấn. Hiện nay xã trấn đã thiết lập cơ cấu cơ quan hệ đối ứng với cơ cấu cấp huyện, ngoài “bộ sáu” ra, các cơ cấu cấp hai như công, nông, thương, học, binh, tài chính, thanh niên, phụ nữ… đều có đầy đủ. Có người nói đùa ở xã, trấn, ngoài bộ ngoại giao ra, thì về cơ bản, các cơ quan khác đều đầy đủ như cơ quan nhà nước Trung ương.
Chùa nhiều, thì sư cũng phải nhiều. Nói chung cơ quan xã, trấn có hai, ba trăm người, những vùng phát triển thậm chí lên tới tám trăm, một ngàn người. Những người này không hề tạo ra một xu giá trị sản lượng và lợi nhuận nhưng vẫn phải phát lương và còn phải phát tiền thưởng; không chỉ đòi lấy nhiều mà còn đòi ăn tốt, ở tốt, còn phải xây nhà làm việc, nhà ở, còn phải có xe cộ, điện thoại, máy nhắn tin. Những thứ này trước đây không dám tưởng tượng, bởi vì thời đó, một huyện chẳng qua chỉ có một, hai chiệc ô tô Jeep. Tiêu Dụ Lộc, bí thư huyện ủy huyện Lan Khảo cho đến lúc chết vẫn chỉ đi xe đạp.
Theo điều tra của Văn phòng kinh tế nông nghiệp tỉnh An Huy, trấn Khám Định, huyện Lợi Tân chỉ có 80.000 nhân khẩu nhưng số nhân viên được cung cấp tài chính đã vượt quá 1.000 người, nếu cộng thêm cả giáo viên thì tới 1.800 người, trong khi thu nhập tài chính của trấn một năm chưa được 6 triệu NDT, ngay phí đầu người cho cán bộ cũng không đủ. Có trấn riêng ban tài chính đã có 35 người, so với người trong phòng tài chính của một huyện bình thường còn đông hơn nhiều; có trấn mà số nhân viên công tác trong ban sinh đẻ có kế hoạch và tổ hoạt động của nó đã đông tới 65 người, thực đáng kinh sợ.
Tục ngữ có câu “nhiều sư không có sãi đóng cửa chùa”, một chính quyền vạn năng không có cái gì không ôm là một chính quyền hiệu suất thấp.
Nông dân tự trào, nói: “Mấy chục cái mũ lớn quản một cái mũ cói rách”.
Thậm chí có người biên tập thành câu hát: “Cải cách chính phủ càng đi sâu, lòng dạ nông dân càng thêm sầu”.
Có người hình dung, chính quyền hiện tại giống như một cái “hố đen”, quay với tốc độc cao, không ngừng hút vào nó các vật chất trong vũ trụ, hố đen càng lớn, vật chất bị hút càng nhiều, chỉ đến khi nó hút hết các vật chất xung quanh mới đình chỉ vận động và mất đi.
Hậu quả trực tiếp của loại thể chế quản lý xã hội này đã được Đặng Tiểu Bình vạch ra một cách tinh tế sâu sắc từ lâu: “Cao cao tại thượng, lạm dụng quyền lực, thoát ly thực tế, thoát ly quần chúng, giỏi phô trương hình thức, giỏi nói những lời trống rỗng, tư tưởng cứng nhắc, bảo thủ không chịu thay đổi, cơ cấu phù thũng, người nhiều hơn việc, làm việc dây dưa, không tính hiệu quả, không chịu trách nhiệm, không giữ chữ tín, đùn đẩy lẫn nhau, dẫn đến đầy vẻ quan dạng, hễ mở miệng là dạy người, đả kích báo thù, áp chế dân chủ, lừa trên gạt dưới, ngang ngược tàn ác, thiên tư hối lộ, tham ô vi phạm pháp luật v.v… “Đồng thời”, Đặng Tiểu Bình còn nghiêm khắc chỉ ra: “Để cho tổ chức của Đảng và nhà nước tiếp tục tình trạng cơ cấu phù thũng trùng lặp, chức trách không rõ, nhiều nhân viên công tác không xứng với chức vụ không chịu trách nhiệm, công tác thiếu tinh lực, tri thức và hiệu suất như hiện nay, là điều không được nhân dân tán thành, đồng ý… thậm chí còn liên quan đến vấn đề mất Đảng, mất nước, có khả năng mất Đảng mất nước”.
Đó là bài nói về “Cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và nhà nước” của Đẳng Tiểu Bình tại hội nghị Bộ chính trị mở rộng ngày 18 tháng 8 năm 1980. Lúc đó thể chế tổ chức ở nông thôn công xã nhân dân “hợp nhất chính quyền và hợp tác xã”, đảng, chính quyền, quân sự hợp làm một thể, còn chưa biến động. Sau lần phát biểu bài nói này không lâu, nhiều tình hình mà ông vừa chỉ ra đã phát triển thêm.
Theo suy đoán của Lý Hiển Cương tại Trung tâm nghiên cứu nông thôn Bộ nông nghiệp: số cán bộ (không bao gồm giáo viên) đòi hỏi nông dân bỏ tiền ra nuôi từ cấp huyện trở xuống trong cả nước là 13.162.000 người, trung bình cứ 60 nông dân phải nuôi 1 cán bộ.
Trong cuốn sách “Phân tích tài liệu điều tra dân số lần thứ ba của Trung Quốc” do nhà xuất bản kinh tế Tài chính Trung Quốc, xuất bản năm 1987, cũng đã công bố tỷ lệ giữa dân và quan ở Trung Quốc trong một số đời: Tây Hán 7.915/1; Đông Hán 7.464/1; đời Đường 2.927/1; đời Nguyên 2.613/1; đời Minh 2.299/1; đời Thanh 911/1; hiện nay 67/1.
Lý Trường Côn, trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính năm 1998 tiết lộ: “Đời Hán, 8.000 người nuôi 1 quan, đời Đường 3.000 nuôi 1 quan; đời Thanh 1.000 người nuôi 1 quan; hiện nay 40 người nuôi 1 công vụ viên”.
Có thể thấy, tỷ lệ quan dân trong lịch sử mà cuốn “Phân tích tài liệu điều tra dân số lớn thứ ba của Trung Quốc” và con số mà Lý Trường Côn, trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính đề cập tới về đại thể là ăn khớp với nhau, chỉ có “hiện nay “thì có chút chênh lệch, nguyên nhân của sự chênh lệch này là do thời gian tiết lộ trước sau cách nhau 11 năm. Nhưng chỉ trong 11 năm đó, tỷ lệ dân quan đã từ “67/1” tăng lên 40/1”. Mà lại là sau khi Đặng Tiểu Bình đã vạch ra hàng loạt nguy cơ nói trên. Trong đoạn thời gian này cơ cấu bành trướng vô hạn, quan lại gia tăng vô hạn đến mức mất khống chế, chủ yếu là ở hai cấp huyện, xã. Trong suy đoán của Lý Hiển Cương “trung bình cứ 68 nông dân phải nuôi 1 cán bộ từ cấp huyện trở xuống” không bao gồm giáo viên, xem xét từ lý luận thấy điều đó đúng, bởi vì giáo dục nghĩa vụ là chính sách quốc gia, tiền lương giáo viên phải do nhà nước trả, giáo viên nông thôn cũng phải bao gồm trong đó. Nhưng sự thực là trong đóng góp của nông dân có một phần quan trọng là tiền lương giáo viên. Cho nên rốt cuộc bao nhiêu nông dân nuôi một “cán bộ” không thể nào biết rõ.
Thực ra, chẳng cần những sự thực nào đó làm kinh ngạc lòng người mà chỉ những con số đơn giản ấy cũng đã đủ để thuyết minh trình độ cấp bách của việc cải cách cơ cấu chính phủ. Tình trạng nông dân phải nuôi một chính quyền không bị ràng buộc, ngày càng bành trướng, cuối cùng sẽ nguy hiểm đến ổn định xã hội.
Theo nghiên cứu của nhà sử học Cát Kiếm Hùng, sở dĩ xã hội phong kiến Trung Quốc phát sinh những động loạn có tính chu kỳ, là vì tỷ lệ số lượng giữa những quí nhân làm quan, mạc liêu môn khách không làm ruộng với những người nông dân đã phát sinh sự thay đổi có tính chu kỳ. Tỷ lệ đó lớn, kinh tế xã hội sẽ ổn định phồn vinh tương đối; tỷ lệ đó nhỏ, kinh tế xã hội sẽ xơ xác, lụn bại. Khởi nghĩa của nông dân chính là thủ đoạn để điều chỉnh tỷ lệ đó. Hoàng Tôn Vũ, học giả Mỹ, cũng nói, vào lúc giao thời giữa Tây Hán và Đông Hán có hai sự kiện đáng chú ý, một là lực lượng quản chế của chính quyền xuống thấp, các đại phu dân gian, thị tộc nổi lên; hai là cơ cấu quan liêu bành trướng, dự tính quan lại Trung ương và địa phương lên tới 130.000 người. Chính là trong thời kỳ đó, xã hội xảy ra động loạn. Nông dân giao tiếp với cái chính quyền khổng lồ ấy, làm sao có thể nói đến công bằng, và cũng làm sao có thể nói đến ổn định vì thế nâng vấn đề đóng góp của nông dân lên độ cao chính trị là sự ổn định lâu dài của đất nước thì cũng không có gì là quá đáng.
Giang Trạch Dân cũng nhiều lần chỉ ra: “Đạo nuôi dân quí ở chỗ giảm bớt quan đi trước”.
“Giảm bớt quan” rõ ràng không chỉ liên quan đến việc giảm nhẹ đóng góp, mà còn quan hệ đến quốc thái dân an. Đã có câu vè sau: “Trời nhiều sao trăng không sáng, đất nhiều hố đường không phẳng, nhân gian nhiều quan không an ninh”.
Thực ra đấy cũng là một đạo lý.24. Phân ra thành phố và nông thôn để quản lý đã mở rộng chênh lệch giàu nghèo
Viện khoa học xã hội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra lấy mẫu có tính toàn quốc, họ đã tiến hành điều tra lấy mẫu bằng cách trả lời câu hỏi viết trên giấy với những ngành nghề có tiếng tăm tới 25.000.919 cư dân thành thị từ 16 tuổi trở lên tại 63 thành phố! Kết quả cho thấy rõ, trong 69 ngành nghề được lựa chọn để hỏi, cư dân thành thị Trung Quốc thích làm nhất là 10 ngành theo thứ tự sau: thị trưởng, bộ trưởng chính phủ, giáo sư đại học, công trình sư internet, chánh án, kiểm sát viên, luật sư, công trình sử dụng công nghiệp kỹ thuật cao, cán bộ lãnh đạo cơ quan Đảng, Chính, nhà khoa học tự nhiên.
Ba vị trí xếp cuối cùng là: người làm thuê hộ cá thể, bảo mẫu, công nhân xây dựng.
Khi đọc những tin này, ý nghĩa đầu tiên của chúng tôi là: đối mặt với kết quả điều tra đó, 900 triệu nông dân sẽ có cảm tưởng thế nào?
Hứa Hâm Hâm, Viện khoa học xã hội thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc nói, sự thay đổi khuynh hướng đánh giá ngành nghề có tiếng tăm và sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của người ta, đã phản ánh sự biến động ở tầng nấc sâu xa xã hội Trung Quốc.
Rốt cuộc kết cấu xã hội Trung Quốc đã phát sinh những biến động sâu xa như thế nào, Hứa Hâm Hâm không nói rõ, và cũng không cần phải nói rõ. Bởi vì kết quả điều tra đã vạch ra một cách trần trụi cái mà nội tâm cư dân thành phố hướng về. Chỉ có điều là ông ta không nói rõ, trong số 25.000.919 “cư dân thành thị” từ 16 tuổi trở lên được điều tra ấy, liệu có người nào là nông dân làm thuê ở thành phố không? Nếu không, chúng ta khó mà tưởng tượng được rằng, lại có một số người nào đó cũng coi “công nhân xây dựng”, “bảo mẫu”, “người làm thuê hộ cá thể” là những “nhành nghề” “có tiếng tăm” và “muốn làm nhất” sao?
Hoặc là nói, có thể trong 69 hạng mục lựa chọn đó không có hạng mục “nông dân”, nên chọn mấy hạng mục cuối, không phải là vì cho rằng “có tiếng tăm” mà chỉ là tự nhận rằng mình chỉ có thể làm được việc đó.
Bất kể là nói như thế nào, vẫn có thể khẳng định được một điều: trong lần điều tra này, không có một người nào muốn làm nông dân Trung Quốc.
Đó khẳng định là điều bất hạnh nhất cho một nước lớn nông nghiệp có 900 triệu nông dân!
Đi sâu nghiên cứu vấn đề nông dân, không thể không nhìn thẳng vào môi trường kinh tế xã hội mà nông dân đang sống, cũng có nghĩa là không có cách gì lảng tránh khỏi một sự thực tàn khốc, hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc đến nay vẫn sống trong một kết cấu phát triển kinh tế nhị nguyên chia cắt thành thị và nông thôn, hàng ngày họ đều phải đối mặt với sức ép tinh thần và kinh tế to lớn, sự thất lạc tâm lý mạnh mẽ cũng như sự buồn khổ về tư tưởng nặng nề. Lảng tránh nguyên nhân về chế độ đóng góp của nông dân để bàn chuyện giảm nhẹ đóng góp của nông dân coi như là không nói gì cả.
Một buổi sáng tháng 3 năm 2001, chúng tôi đến Viện khoa học xã hội Trung Quốc, phỏng vấn nghiên cứu viên [1] Lục Học Nghệ. Đó là một vị học giả nổi tiếng trong giới khoa học xã Trung Quốc, đã từng giữ chức Hội trưởng Hội khoa học xã hội Trung Quốc, nhưng thực ra ông là một chuyên gia nghiên cứu công tác nông thôn. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, ông đã là phó giám đốc Viện nghiên cứu phát triển nông thôn thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, chuyên tâm nghiên cứu vấn đề nông thôn Trung Quốc, sau đó được điều lên làm giám đốc Viện nghiên cứu xã hội. chính là vì ông đã có những từng trải đặc biệt đó, nên khi nghiên cứu vấn đề đóng góp của nông dân Trung Quốc, ông đã đứng trên một mặt bằng cao mới, có tầm nhìn rộng khắp và suy ngẫm sâu sắc hơn.
“Khi giải quyết vấn đề đóng góp của nông dân, ánh mắt phải để ngoài nông thôn”. Trong lần nói chuyện đó, ông đã thẳng thắn mở đầu như vậy.
Ông sinh tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô nơi có phong cảnh tú lệ, trên người như vẫn còn giữ được những ưu tú và thông tuệ của kẻ sĩ Giang Nam, nhưng từ khi ông thi đỗ vào khoa triết, trường đại học Bắc Kinh năm 1975 đến nay, đã sống ở thủ đô hơn 20 năm, nên bước đi, tay vung đã có phần hào sảng và thẳng thắn của nam tử Bắc phương nhiều hơn.
Ông nói, cục diện “phân ra thành phố và nông thôn để quản lý, một nước hai chính sách” hình thành dưới điều kiện kinh tế kế hoạch, đến nay vẫn chưa thay đổi. Lâu nay chúng ta đã chia cắt thành thị và nông thôn, cư dân thành thị và nông dân một cách nhân tạo. Dùng chế độ hộ tịch chia người ta thành nhân khẩu thành thị và nhân khẩu nông nghiệp, ngăn mấy trăm triệu nông dân ở ngoài thành phố; dùng chế độ thống nhất thu mua, thống nhất phân bổ cả lương thực cũng chia ra làm lương thực nông nghiệp và lương thực hàng hóa, để nông dân nuôi dân thành phố, dùng chế độ lao động chia người ta thành công nhân và nông dân, lại cũng ngăn nông dân ở ngoài nhà máy; dùng chế độ tiền lương phúc lợi chia người ta thành hai loại người có quyền hưởng thụ và không có quyền hưởng thụ, cuối cùng ngăn nông dân ngoài mọi chế độ an sinh xã hội…
Ông nói, loại chia cắt dứt khoát giữa thành thị và nông thôn, thể chế “một nước hai chính sách” thành thị và thị dân là một bên, nông thôn và nông dân là một bên đã làm cho nông dân Trung Quốc bất kể là trên một số đãi ngộ xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm lao động, dưỡng lão, phúc lợi, hay là trên một số đãi ngộ kinh tế như lưu thông, trao đổi, phân phối, công ăn việc làm, thuế má đều xuất hiện sự mất cân bằng nghiêm trọng.
“Sông nước Sở nhưng biên giới nhà Hán”, sự chia cắt do con người tạo ra giữa thành thị và nông thôn, đã trở thành Hồng Câu [2] mà trăm triệu nông dân Trung Quốc không thể nào vượt qua. Khoảng cách đó đã làm cho mỗi một nông dân từ khi lọt lòng mẹ ra đã bị định trước là “công dân hạng hai” trong xã hội.
“Đóng góp của nông dân không chỉ nặng nề, hơn nữa còn mang tính kỳ thị”. Nói đến chỗ cảm động, Lục Học Nghệ đột nhiên biến thành khảng khái, cảm kích, lòng quan tâm đến cảnh ngộ của nông dân thể hiện ra bằng lời nói: “Thực tiễn mấy chục năm chứng minh, phàm là một loại vấn đề kinh tế hoặc xã hội mà không phải là một năm, hai năm mà là lâu dài không giải quyết nổi, thì đó không còn là vấn đề công tác nói chung, cũng không còn là vấn đề tăng cường lãnh đạo là có thể giải quyết được, mà là chính sách của mặt này có vấn đề, thể chế của mặt này có vấn đề”.
Chúng tôi đã đọc nhiều tài liệu có liên quan đến mặt đó, và phát hiện được, sản sinh ra những chính sách và thể chế đó, đúng là có một quá trình quanh co mà lại hiện thực, thực ra, sau ngày xây dựng nước, cùng với việc phát triển công nghiệp hóa nên lôi kéo nông dân tiến vào thành phố, tăng cường qui luật tiến trình đô thị hóa, Trung ương đã có nhận thức rõ ràng. Trong bài “Bàn về chính phủ liên hiệp” Mao Trạch Đông đã từng chỉ ra: “Nông dân là tiền thân của công nhân Trung Quốc. Tương lai còn cần có mấy chục triệu nông dân tiến vào thành phố, tiến vào nhà máy. Nếu như Trung Quốc cần xây dựng công nghiệp dân tộc lớn mạnh, xây dựng những thành phố lớn cận đại rất to, thì cần có một quá trình biến nhân khẩu nông thôn thành nhân khẩu thành thị”. Thế nhưng, sau giải phóng, khi hiểu được tình hình đất nước phức tạp mà lại cụ thể, xuất phát từ đòi hỏi xây dựng công nghiệp hóa thành thị, loại nhận thức trên đã bị thay đổi. Ông cảm thấy ở đây có vấn đề từng bước xóa bỏ sự chênh lệch đó. Vì vậy tại hội nghị Trịnh Châu đã đề xuất biện pháp giải quyết mới: “Nước ta có một đặc điểm, dân số nhiều tới 600 triệu, diện tích canh tác chỉ có rất ít - hơn 110 triệu ha, nếu không dùng một số biện pháp đặc biệt, sợ rằng nhà nước làm không tốt”. Biện pháp đặc biệt đó là: “Muốn giảm bớt nhân khẩu nông thôn phải làm thế nào? không được dùng người thành thị ra sức xây dựng công nghiệp ở nông thôn, làm cho nông dân trở thành công nhân tại chỗ”.
Ý tưởng chia ra thành phố, nông thôn để quản lý, một nước hai chính sách đã bắt đầu hình thành như vậy đó.
Để nhân khẩu nông thôn không ùa vào thành thị, về mặt chế độ công ăn việc làm ở thành thị, vừa bắt đầu đã thực hành chế độ dùng công lao động, về nguyên tắc chỉ là đảm nhiệm việc xắp xếp việc làm cho “nhân khẩu phi nông nghiệp” ở thành thị, không cho phép nhân khẩu nông nghiệp vào thành phố tìm việc làm. Điều này trong “Quyết định về vấn đề công ăn việc làm của lao động” do Quốc Vụ viện đề ra tháng 8 năm 1952 đã nói rất rõ: “Cần phải làm tốt công tác thuyết phục nông dân”. Sau này đến tháng 12 năm 1957, khi công bố “Quyết định thi hành tạm thời về việc các đơn vị dùng công nhân tạm thời đến từ nông thôn”, đã làm rõ hơn: “Các đơn vị nhất luật không được gọi dùng riêng người từ nông thôn và không được sử dụng riêng những nông dân mù quáng kéo vào thành thị”.
Như thế là từ vấn đề việc làm của người lao động, đã cắt đứt con đường để nông dân tiến vào thành thị.
Chính cái “qui định tạm thời” này của Quốc Vụ viện đã gọi những nông dân vào thành phố làm việc là “nông dân mù quáng kéo vào thành thị”, và từ đó bộ phận nông dân có một tên gọi vô cùng không vẻ vang là “mù quáng kéo vào”.
Về mặt chế độ cung ứng lương thực và dầu ăn, tự nhiên cũng có “biện pháp đặc biệt”. Cùng với việc chính sách thống nhất thu mua, thống nhất tiêu thụ lương thực ra đời năm 1953, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chế độ cung ứng theo kế hoạch lương thực và dầu ăn. Chính Vụ viện ra “mệnh lệnh” thực hành thu mua và cung cấp lương thực theo kế hoạch, tiếp đó đã chế định “biện pháp tạm thời” quản lý thị trường lương thực, sau này khi Quốc Vụ viện được thành lập, đã công bố thêm “biện pháp tạm thời cung ứng định lượng lương thực ở thành phố, thị trấn”. Những mệnh lệnh và biện pháp này, đều thể hiện rõ một thái độ kiên định của chính phủ Trung ương là bài trừ về cơ bản khả năng nhân khẩu nông thôn mua được tiêu chuẩn lương thực ở thành phố.
Dân lấy ăn làm trời, nông dân ở thành phố không thể có tiêu chuẩn lương thực có nghĩa là mất không gian sinh tồn ở thành phố.
Đã có qui định cứng rắn về chế độ việc làm và cung cấp lương thực, dầu ăn ở thành phố, thì “biện pháp đặc biệt” về chế độ hộ tịch cũng theo đó mà ra đời. Tháng 1 năm 1958, hội nghị lần thứ 91 của Ủy ban thường vụ quốc hội đã thảo luận và thông qua “điều lệ đăng ký hộ khẩu nước Cộng hòa nhân nhân Trung Hoa”. Khoản thứ hai, điều thứ mười của điều lệ này, cũng đã có những qui định mang tính ràng buộc với nhân khẩu nông thôn vào thành phố. Qui định này tiêu chí cho sự hình thành chế độ di chuyển hộ khẩu lấy việc nghiêm khắc hạn chế nhân khẩu nông thôn lưu động vào thành phố làm hạt nhân.
Từ đó, thành thị và nông thôn Trung Quốc trở thành hai chiếc xe chạy trên đường. Cả hai có sự khác biệt to lớn về phương thức sản xuất và điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt và môi trường cư trú cũng khác nhau một trời một vực, làm cho tỷ suất thu nhập thực tế của cư dân thành thị và nông thôn Trung Quốc mỗi năm một mở rộng. Sự mở rộng này, mãi đến thời kỳ mới - cải cách mở cửa, không những không thu nhỏ, mà còn do trọng tâm của cải cách đã chuyển vào thành thị khiến tỷ suất thu nhập thực tế của cư dân thành thị và nông thôn bị mở rộng hơn nữa.
Theo tính toán của Triệu Nhân Vỹ, Viện nghiên cứu kinh tế thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, tỷ suất thu nhập thực tế của cư dân thành thị và nông thôn, năm 1978 là 2,36, trừ năm 1985 giảm xuống còn 2,14 ha, còn lại đều tăng vọt, năm 1987 mở rộng đến 2,38, năm 1995 đã mở rộng đến 2,79. Khi ông làm tính toán này, còn chưa có các số liệu của năm 2000, nhưng ông dự tính không thấp hơn 3,2. Nếu cộng thêm nhiều phúc lợi vật chất mà cư dân thành phố được hưởng thì tỷ suất thu nhập thực tế của cư dân thành thị và nông thôn của Trung Quốc phải là trên 4.
Về mặt chế độ phúc lợi xã hội, ngay từ tháng 2 năm 1952, Chính Vụ viện đã công bố “điều lệ bảo hiểm xã hội”, sau đó lại không ngừng được hoàn thiện hơn nữa, đã qui định tỷ mỉ các loại bảo hộ lao động, đãi ngộ mà công nhân viên chức xí nghiệp quốc doanh ở thành phố được hưởng, từ chi phí do nhà nước chịu trong chữa bệnh, điều dưỡng, nghỉ ngơi sau khi bị ốm, bị thương, cho đến lương hưu tiền trợ cấp sau khi nghỉ việc, thời kỳ nghỉ đẻ của nữ công nhân viên chức, và chỉ đẻ một con, ngay cả tiền cứu tế sau khi có thương tật cũng như chi phí cho tang lễ và tiền trợ cấp sau khi chết, thậm chí ngay cả thân thích trực hệ của công nhân viên chức cũng được hưởng một nửa chi phí về y tế và được trợ cấp tang lễ. Các xí nghiệp tập thể cũng phần lớn tham khảo làm theo biện pháp trên của các xí nghiệp quốc doanh; những nhân viên công tác tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì không cần phải nói nữa. Ngoài những đãi ngộ được hưởng nói trên, nhân khẩu thành thị còn được hưởng nhiều loại trợ cấp suốt năm không sót một loại nào, nhân viên đang làm việc còn được đơn vị cung cấp nhà ở hầu như không phải trả tiền.
Tóm lại, người thành thị một khi chào đời là đã được sự che chở đặc biệt, từ ăn, uống, đại tiểu tiện, ngủ, sinh, lão, bệnh, tử, chôn cất… đều được nhà nước ôm hết. Thế nhưng người nông thôn lại không được như vậy.
Tháng 3 năm 2001, trong một cuộc họp báo giữa thời gian họp Quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp thương, phóng viên “Nhân dân nhật báo” đã đưa vấn đề phân phối thu nhập đang có phản ánh dữ dội trong xã hội ra hỏi thủ tướng Chu Dung Cơ, nhìn nhận đối xử với vấn đề này như thế nào, có chuẩn bị sử dụng biện pháp có hiệu quả gì để điều tiết phân phối thu nhập hay không? Trả lời của Chu Dung Cơ là ba câu nói: đáng chú ý, còn chưa nghiêm trọng, đang giải quyết. Rồi đặc biệt nói rõ: “Đã coi việc gia tăng thu nhập của nông dân là nhiệm vụ hàng đầu của công tác kinh tế hiện nay, được đặt ở vị trí đột xuất, chúng ta sẽ đưa ra một loạt biện pháp để giải quyết vấn đề này”. Nhưng sự thực, điều mà người ta trông thấy trong năm đó là, tài chính Trung ương đã bỏ ra một khoản tiền khổng lồ dùng vào việc hai lần tăng lương cho cán bộ công nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp hành chính thành phố, cuối năm lại phát thêm tiền thưởng tương đương một tháng lương - điều chưa từng có. Hạng Hoài Thành, Bộ trưởng Bộ tài chính còn nói rõ hơn nữa: cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Trung Quốc, tiền lương của viên chức, công nhân sẽ còn được gia tăng không ngừng. Năm 2000 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ chính phủ khóa đó, người ta vẫn chẳng hề thấy việc tăng thu nhập cho nông dân đã được đặt vào “địa vị đặc biệt” như thế nào, được coi là “nhiệm vụ hàng đầu” ra sao, và càng không hiểu sự chênh lệch thu nhập của cư dân thành thị và nông thôn đạt đến tỷ suất lợi như thế nào thì mới được coi là vấn đề “nghiêm trọng”. Cũng trong năm này, tài chính Trung ương có kế hoạch tăng chi thêm 11,8 tỷ NDT để dùng riêng vào việc nâng cao tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức cơ quan, đơn vị sự nghiệp và lương hưu của cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu ở thành phố. Khi kiểm tra, phó Cục trưởng Cục thống kê quốc gia lo lắng chỉ ra: chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và nông thôn đã cao hơn rất nhiều con số 3/1 ghi trên giấy, chênh lệch này phải là 5/1, thậm chí đến 6/1, đạt đến giá trị cao nhất kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa đến nay, tỷ lệ chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn của nhiều nước trên thế giới chỉ là 1,5/1.
Từ những tư liệu do Chu Khánh Phương, Viện nghiên cứu xã hội thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, có thể thấy, tiền lương bình quân của nông dân năm đó chỉ là 134 NDT, thu nhập bình quân theo đầu người của công nhân viên chức thành thị đã gấp 4,5 lần thu nhập ròng bình quân theo đầu người của nông dân! Năm 1998, tiền lương bình quân của cư dân thành thị đã từng lên đến 8.346 NDT, trong cùng thời gian này, mặc dù thu nhập ròng bình quân của nông dân cũng được nâng cao, nhưng chỉ là 2.210 NDT, có nghĩa là tiền lương bình quân của cư dân thành thị cao hơn thu nhập ròng bình quân của nông dân tới 6.136 NDT! Cần phải đặc biệt chỉ ra rằng, do nhiều nguyên nhân như lạm phát v.v…, 100 NDT năm 1987 đến năm 1999 chỉ tương đương với 22,6 NDT, đồng tiền đã mất giá tới 77%, tính theo chỉ tiêu ngược, mỗi năm giảm 7,1%, theo cách tính này thì 2.210 NDT thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân năm 1999, thực ra chỉ bằng 97,78 NDT năm 1978, so với thu nhập ròng bình quân đầu người năm 1978 là 134 NDT, thì thu nhập thực tế đã giảm. Sau năm 2000, khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn càng bị kéo dài.
Người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo, “hiệu ứng Mathey” về của cải, đã hiện ra ngày càng gay gắt giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc rộng lớn.
Từ thời kỳ kế hoạch “năm năm lần thứ nhất” hồi mới thành lập nước, đến thời kỳ kế hoạch “năm năm lần thứ năm” trước cải cách, nhà nước đầu tư vào nông nghiệp nói chung đều ổn định ở tỷ trọng khoảng 10%. Thế nhưng bắt đầu từ năm 1981, sau cải cách mở cửa không lâu, tỷ trọng đầu tư của nhà nước vào nông nghiệp đã giảm dần, năm 1985, tổng số đầu tư trong cả nước so với năm trước tăng trưởng 45%, nhưng đầu tư vào nông nghiệp đã giảm rõ rệt, chỉ còn tăng 0,5%. Điều này đã làm cho nông nghiệp Trung Quốc vốn đã đầy rẫy khó khăn càng mất đi sức sống.
Vấn đề lớn nhất của “kết cấu nhị nguyên” là các thành viên trong một xã hội về các mặt kinh tế văn hóa không thể phát triển cân bằng có tính chỉnh thể, và như vậy tất sẽ dẫn đến việc hiện đại hóa trong một nước bị đoạn tầng: Một bộ phận người nhanh chóng đi lên hiện đại hóa nhưng đại đa số người lại vô duyên với hiện đại hóa.
Một bên là những thành phố khổng lồ, sản xuất công nghiệp quá thừa, một bên là nông dân nghèo khó mua không nổi sản phẩm công nghiệp. Khi kinh tế Trung Quốc mới đạt bình quân GDP đầu người là 700 USD thì đã xuất hiện sản xuất quá thừa, ở mức độ rất lớn là 800 triệu nông dân không có sức mua, tổng mức tiêu dùng của nông dân chiếm trên 77% dân số không sao so được với cư dân thành thị chỉ chiếm không đến 30% tổng số dân, đó chính là nỗi lạnh lẽo sẽ phải sinh ra cho sự phát triển dị hình công nghiệp thành thị Trung Quốc đã định trước.
Có thể nói, nhân tài có tố chất cao ở Trung Quốc hiện nay đều đã tập trung toàn bộ ở thành thị, và hầu như toàn bộ đầu tư giáo dục của nhà nước cũng đều dùng ở thành thị, sự lạc hậu về kinh tế xã hội của nông thôn, tất sẽ dẫn đến sự lạc hậu về môi trường và sự lạc hậu về giáo dục. Sự tập kích của các cơn bão cát đã làm cho người thành thị cảm thấy một cách đau xót những xâm phạm quấy nhiễu của môi trường xung quanh. Nhưng “văn hóa bão cát bụi” của nông dân Trung Quốc sẽ mang lại nguy hại cho thành thị Trung Quốc bài học trọng đại này đến nay vẫn chưa có ai hỏi đến.
Bão cát bụi tàn phá thành thị không chỉ là một hình thức báo thù của thể chế nhị nguyên hóa chia cắt thành thị và nông thôn, mà nông thôn rộng lớn của Trung Quốc đang xấu đi lại không chỉ vì môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
Sự thực đã chứng minh: không ít tội phạm phát sinh ở Trung Quốc hiện nay là sự báo thù của nghèo khổ với giàu có, là sự báo thù của nông thôn với thành thị, là sự báo thù của vùng lạc hậu với vùng phát triển. Ngoài việc khiển trách và căm hận, người ta rất ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân trong đó.
Tuy nhiên cũng có nhiều sự thực như vậy đang chứng minh: chúng ta vẫn coi thường không quan tâm đến sự tồn tại của thể chế nhị nguyên hóa thô bạo mà vô nhân đạo này.
Nói đến đó, Lục Học Nghệ lại một lần nữa kích động, nhìn qua mắt kính trông ánh mắt càng thêm sắc bén. Ông nói: “Thực hiện theo chiều dọc” phân ra thành thị, nông thôn mà quản lý, một nước hai chính sách” từ trước đến này đã có lịch sử hơn 40 năm, khi sự vận hành kinh tế xuất hiện xáo động, gập khó khăn, người bị xúi quẩy thiệt thòi nói chung vẫn là nông dân. Nhà nước thông qua độ nghiêng của các chính sách tài chính, thu thuế, giá cả, tiền tệ, tín dụng, bảo đảm cho thành thị và công nghiệp quốc gia phát triển, nhưng nông dân và nông thôn trong điều kiện đó lại phải cống hiến càng lớn hơn.
Ông phát âm trong miệng chữ “cống hiến” rất nặng, trong thực tế nghe thành “hy sinh”.
Lúc này, chúng tôi như xuất thần, đột ngột nhớ tới một câu nói của Đỗ Nhuận Sinh. Đỗ tiên sinh vốn đã từng giữ chức chủ nhiệm Ban nghiên cứu chính sách nông thôn của Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời kiêm nhiệm Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn của Quốc Vụ viện, đó là một nhân vật hàng đầu về công tác nghiên cứu phát triển nông thôn và chính sách nông thôn, lời nói của ông tất nhiên có tình quyền uy. Ông nói rằng: “Chúng ta nợ nông dân quá nhiều!”
Đã nợ quá nhiều, không cho cơ hội nghỉ ngơi khôi phục nguyên khí thì thôi, tại sao mỗi khi nền kinh tế “xuất hiện xáo động, gặp phải khó khăn” lại chỉ đòi riêng nông thôn và nông dân Trung Quốc đã không còn sức hoàn thành nhiệm vụ “cống hiến lớn hơn” nữa? chúng tôi thỉnh giáo Lục Học Nghệ, nhưng ông vẫn hồi ức theo dòng suy nghĩ của ông.
Ông nói, lạm phát năm 1988, nhà nước tiến hành một lần điều chỉnh kinh tế vĩ mô, cán cân kinh tế vẫn nghiêng về phía thành thị, đã làm cho thu nhập ròng bình quân của nông dân năm 1989 giảm bớt, xuất hiện lần đầu tiên tăng trưởng thực tế thu nhập ròng của nông dân từ ngày cải cách đến nay là số âm, là - 1,6%; sau đó vào giữa những năm 90 đến này, lại có một lần nhà nước điều chỉnh kinh tế vĩ mô nữa, cái giá mà nông dân phải trả so với mấy lần trước đều lớn hơn.
Ông nói, lúc đó nhà nước hạ quyết tâm tiến hành cải cách xí nghiệp quốc hữu, động tác điều chỉnh kinh tế vĩ mô rất lớn, các nơi trên cả nước có hàng chục triệu công nhân viên chức tại các xí nghiệp quốc hữu rời khỏi cương vị, tỷ lệ thất nghiệp đăng ký mỗi năm một tăng, có một khu căn cứ công nghiệp cũ, số nhân viên rời khỏi cương vị thất nghiệp thậm chí vượt quá 10%, tình hình kinh tế tương đối nghiêm trọng. Thế nhưng do giá cả, đặc biệt là giá cả sản phẩm lương thực, dầu ăn mỗi năm đều hạ, gạo từ 4 NDT một kg hạ xuống còn dưới 2 NDT, trứng gà từ 7 NDT một kg, giảm xuống còn 3,6 NDT, giá các loại rau, dưa cũng liên tục giảm, vì thế mặc dù trợ cấp cho những người rời khỏi cương vị rất ít, họ vẫn có thể sống được, toàn xã hội vẫn giữ được sự ổn định cơ bản. Cục diện ổn định tốt lành đó không dễ mà có được, tất nhiên là do nhà nước điều chỉnh kinh tế vĩ mô thành công, nhưng cũng chẳng phải là kết quả của sự hy sinh to lớn mà 800 triệu nông dân đã làm vì đó sao?
Vị hội trưởng Hội học xã hội đã tính cho tôi chúng tôi mấy khoản?
Năm 1996, tổng sản lượng lương thực nông thôn Trung Quốc là 545 triệu tấn, năm 1987 là 494,15 triệu tấn, năm 1998 là 512,3 triệu tấn, năm 1999 là 508 triệu tấn, lấy 500 triệu tấn làm số tròn để tính, thì tháng 11 năm 1996, giá trung bình mỗi kg gạo, tiểu mạch, ngô là 2,071 NDT, tiền lương thực nông dân thu được năm đó là 1.035,15 tỷ NDT. Thế nhưng đến tháng 11 năm 1999, giá ba loại lương thực trên giảm còn 1,405 NDT một kg, tiền mà nông dân thu được từ lương thực chỉ còn 707,5 tỷ NDT, điều này có nghĩa là, mặc dù tổng sản lượng lương thực năm 1999 không ít hơn so với năm 1996, nhưng sản lượng tăng, thu nhập không tăng, thu nhập thực tế của nông dân đã giảm 328 tỷ NDT.
Ngoài lương thực ra, giá mọi sản phẩm phụ nông nghiệp khác cũng giảm với mức độ lớn. Tính toán sơ bộ, chỉ so sánh năm 1999 với năm 1996, thu nhập của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, chí ít cũng giảm bớt 400 tỷ NDT. Năm 2000, nông nghiệp vừa giảm sản lượng vừa giảm thu, thu nhập của nông dân từ nông nghiệp so với năm 1996 càng giảm nhiều hơn nữa.
Có thể nói, chỉ trong 4 năm ngắn ngủi từ năm 1996 đến năm 2000, thu nhập thực tế của nông dân Trung Quốc chí ít cũng giảm trên 1.600 NDT.
Đây là sự hy sinh to lớn mà nông dân Trung Quốc chịu nhục chịu khổ để bảo đảm cho các mặt như nhà nước điều chỉnh kinh tế vĩ mô, thực hiện thuận lợi viện trợ cải cách xí nghiệp quốc hữu, ổn định xã hội thành thị v.v…
Điều đáng tiếc là, hiện nay từ chính giới cho đến giới học thuật Trung Quốc, người đại biểu cho lợi ích của nông dân quá ít, tiếng kêu gọi cho lợi ích của nông dân quá yếu, trên thực tế nông dân Trung Quốc đã trở thành một quần thể dễ bị tổn thương điển hình trong xã hội Trung Quốc.
Thực ra, mỗi khi phát triển thành phố và phát triển nông thôn phát sinh xung đột, cái đòi hỏi phải hy sinh trước là lợi ích của nông dân; và khi lợi ích các quần thể phát sinh mâu thuẫn xung đột, thì cái đầu tiên bị kiềm chế cũng lại là kinh tế nông thôn. Để bảo vệ các xí nghiệp lương thực quốc hữu, bắt đầu từ năm 1996, các xí nghiệp gia công lương thực hương trấn các nơi bị chỉnh đến chết khá nhiều; để bảo vệ sự kinh doanh lũng đoạn của các hợp tác xã cung tiêu quốc gia, một loạt lớn xí nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp do nông thôn làm, dân làm và xí nghiệp gia công bông ở khắp nước đã trước, sau bị chết yểu; để bảo đảm chắc chắn hiệu quả cho các xí nghiệp gang thép lớn quốc hữu, chỉ một tờ mệnh lệnh hạ xuống năm 2000 đã buộc các xưởng gang thép nhỏ địa phương đóng cửa hết. Để thủ tiêu đóng cửa một loạt xưởng đường và xưởng tinh đường hương trấn, giá đường của Trung Quốc vốn từ 2.300 NDT một tấn đã được đưa lên 3.100 NDT một tấn hiện nay, do đó đã làm cho ngành sản xuất đường giảm lỗ…
Cái giá phải trả đã được chuyển dời lẫn cho nhau trong các bộ môn như vậy đó.
Khi chúng ta thấy các xí nghiệp quốc hữu chuyển lỗ thành lãi, liệu có nghĩ tới các xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc, đã từng một dạo được coi là “đội quân lạ đột ngột vùng lên”, nắm giữ “một nửa giang sơn” đang biến thành vô cùng nguy hiểm và 800 triệu nông dân càng thêm đóng góp nặng nề không?
Sự bất bình đẳng trong phân phối tài nguyên, rõ ràng là bắt nguồn từ việc nhà nước đã bất bình đẳng trong mặt phân phối tài nguyên chính trị. Giáo sự Hồ An Cương, chuyên gia nghiên cứu về tình hình đất nước, trường Đại học Thanh Hoa chỉ ra, trong việc phân phối số lượng đại biểu hội nghị nhân dân toàn quốc, đã tồn tại hiện tượng kỳ thị nghiêm trọng nhân khẩu nông thôn - cứ 960.000 nhân khẩu nông thôn mới được phân bổ một đại biểu, ở thành thị thì lại khác, cứ 260.000 dân thành phố, thị trấn là đã có một đại biểu, hai bên chênh lệch nhau gần 4 lần. Ông cho rằng điều này đã trực tiếp vi phạm qui định trong điều 33 “Hiến pháp” nước ta về việc: “công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tròn 18 tuổi, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, nam nữ, nghề nghiệp, xuất thân gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình trạng tài sản, thời hạn cư trú đều có quyền được bầu cử và ứng cử”. Hơn nữa, việc tạo ra sự sai khác về tỷ lệ của đại biểu các vùng cũng vô cùng rõ ràng, tỷ lệ đại biểu quốc hội của Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân cao, còn tỷ lệ đại biểu quốc hội ở 12 tỉnh lớn nông nghiệp như Hà Nam, An Huy, Giang Tây, Hà Bắc v.v… lại rất thấp.
Nhà văn Nga Dostojevski đã từng nói: “Không có sự bình đẳng hoàn toàn thì không có tình yêu”. Trong những người phát biểu thay lợi ích của các tầng lớp khác nhau tại quốc hội và hội nghị chính trị hiệp thương đã có ai đã vì nông dân đang ở vào địa vị yếu thế tuyệt đối mà lên tiếng kêu to không?
Trọng Đại Quân ở Trung tâm nghiên cứu quan sát kinh tế Bắc kinh, vì việc này đã phát biểu cách nhìn với lời lẽ cực kỳ gay gắt, ông nói: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta, có nên mở rộng khoảng cách lớn đến như vậy trong nhân dân không? Rốt cuộc phương hướng và mục tiêu phát triển của Trung Quốc là gì? Là lấy con người làm trung tâm, hay là lấy tiếp tục đuổi, vượt làm trung tâm? Mục đích của đuổi, vượt là gì? Chẳng lẽ chỉ là để cho một số ít người ngang bằng với các nước phát triển, chỉ là sự phát triển mấy vùng mẫu để người nước ngoài xem, sau đó chứng minh rằng Trung Quốc đã đạt được trình độ tiến tiến? Việc phân bổ tài nguyên Trung Quốc nên tiếp tục tập trung ở vùng đô thị hay là nên phân bổ cân bằng? Trong một thời gian dài sau khi xây dựng đất nước, đã thực hiện chiến lược phát triển ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, tập trung mọi tài nguyên để đuổi, vượt tiên tiến, thực hiện đối đầu quân sự, nhưng cái giá của sự đuổi, vượt là làm cho nông thôn lạnh lẽo, hy sinh một loạt người, và cũng làm môi trường sinh thái tự nhiên xấu đi. Bây giờ đã bước vào thế kỷ 21, mô thức phát triển kinh tế và phương pháp tư duy thời kỳ chiến tranh lạnh đã không thể tiếp tục tiếp diễn, thu nhỏ khoảng cách giữa các vùng và khoảng cách giữa thành thị và nông thôn rất lớn hình thành từ 50 năm trước đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu chiến lược cấp bách của Trung Quốc trong thế kỷ mới. Phải phá bỏ thể chế quản lý hộ tịch hình thành từ thời kỳ kinh tế kế hoạch, bảo đảm các loại tài nguyên lưu động hợp lý trong phạm vi toàn quốc, xác lập chiến lược phát triển lấy con người làm gốc phải trở thành suy nghĩ chủ yếu của chúng ta”.
“Tự do di chuyển là một trong những quyền lợi cơ bản của con người”. Nếu không có sự lưu động tự do sức lao động thì làm sao có nổi kinh tế thị trường. “Lưu Học Nghệ, đại biểu quốc hội, trong kỳ họp quốc hội đã viết riêng một đề án, ông nói: “bây giờ không phải là vấn đề quán triệt chính sách, mà là vấn đề quán triệt hiến pháp. Chí ít phải để cho 800 triệu nông dân được đãi ngộ quốc dân”
25. Chênh lệch cánh kéo
“Phân ra thành thị và nông thôn để quản lý, một nước hai chính sách” đã mang lại do nông dân Trung Quốc một hình thức đóng góp nặng nề khác, đó là “chênh lệch cánh kéo” trong trao đổi sản phẩm công nông nghiệp.
Quyền phát minh lý luận “chênh lệch cánh kéo” không biết thuộc về vị chuyên gia kinh tế học nào, cách nêu này vừa vô cùng hình tượng sâu sắc vừa đơn giản, mộc mạc.
Nhìn bản vẽ thể hiện “chênh lệch cánh kéo”, mọi cái có thể rõ ràng:
Nguyên lý không phức tạp, thậm chí không cần có trình độ văn hóa từ phổ thông cơ sở trở lên cũng nhìn qua là thấy ngay: nếu giá sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp bằng với giá trị, thì đường tỷ giá của nó là AB, tức là 1; thế nhưng do xuất hiện hai đường AC và AD, như đường cái kéo mở ra, cách xa đường tỷ giá AB, nên sự “đóng góp có tính tiềm ẩn” giữa sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp sẽ rơi vào thân người nông dân. Nói gọn lại là, sản phẩm công nghiệp được nâng cao lên mức thoát ly giá trị thực tế bản thân để bán cho nông dân, còn nông sản và sản phẩm phụ của nông dân lại bị ép xuống thấp hơn giá trị thực có của nó để bán đi, tất cả những điều này đều thực hiện bằng cách dựa vào thủ đoạn hành chính có tính cưỡng bức của nhà nước.
Nguồn gốc vấn đề “chênh lệch cánh kéo” của sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp đã có từ lâu, tồn tại từ trước ngày giải phóng, chúng ta đã từng coi nó là một dẫn chứng cho việc chính phủ Quốc dân đảng bóc lột nông dân để vạch trần không thương tiếc. Sau giải phóng không lâu, Trung ương đã đề xuất phải thu nhỏ vấn đề đóng góp của nông dân cực bất hợp lý do xã hội cũ để lại.
Thực ra vấn đề “chênh lệch cánh kéo” không chỉ tồn tại ở Trung Quốc, Liên Xô cũ cũng tồn tại. Mặc dù lúc đó chúng ta gọi Liên Xô là “đại ca”, nhiều phương diện làm theo mô thức chính trị, kinh tế của Liên Xô, nhưng bất kể là Mao Trạch Đông hay Lưu Thiếu Kỳ, ban đầu đều không tán thành Stalin thông qua cách làm “chênh lệch cánh kéo”, bóc lột nông dân, tiến hành công nghiệp hóa. Thế nhưng sau đó, khi phát hiện chỉ dựa vào việc lấy thuế nông nghiệp thì không đủ thu nhập tài chính dùng vào năng lực đầu tư tái sản xuất mở rộng, thì tình hình đã nhanh chóng phát sinh thay đổi. Xem xét từ những tư liệu chúng tôi nắm được, chính phủ Trung Quốc, năm 1982 đã lợi dụng “chênh lệch cánh kéo” để “tước đoạt” từ nông dân hơn 2,456 tỷ NDT.
Người công khai sớm nhất tư liệu này, là Mao Trạch Đông tại hội nghị Trung ương 2 khóa 8 họp tháng 11 năm 1956. Trong hội nghị này, ôn g đã chỉ ra một cách vô cùng rõ ràng: “Có một số đồng chí hy vọng nhanh chóng làm cân bằng giá cánh kéo sản phẩm công nông nghiệp, điều này không có khả năng. Bởi vì giá chênh lệch cánh kéo đã chiếm 30% thu nhập tài chính, còn thuế nông nghiệp trực tiếp chẳng qua chỉ chiếm 10% trung bình cả nước. Nếu bây giờ xóa bỏ giá chênh lệch cánh kéo, làm được việc trao đổi ngang giá, thì tích lũy của nhà nước sẽ bị ảnh hưởng”.
Điều này cho thấy, chính phủ Trung ương lúc đó biết rất rõ rằng, dù về tổ chức, thậm chí là về cảm tình, đều khó có thể tiếp thu cách làm của Stalin, thông qua chênh lệch cánh kéo bóc lột nông dân tiến hành công nghiệp hóa, và cũng không thể nào tiếp nhận cách làm bóc lột nông dân mà chính phủ Quốc Dân Đảng luôn luôn sử dụng, thế nhưng, muốn xây dựng công nghiệp hóa quốc gia trên đống hoang tàn đổ nát vì phải trải qua nhiều năm chiến tranh, ngoài việc để nông thôn và nông dân hy sinh ra, quả thực không có sự lựa chọn nào khác.
Tất nhiên cũng trong hội nghị này, Mao Trạch Đông còn đề xuất: “Giá chênh lệch cánh kéo quá lớn làm cho nông dân không thu được lợi ích gì, cũng là sai lầm. “Thế nhưng, chẳng qua chỉ là đề cập tới mà thôi. Vì thế khi đã lựa chọn kinh tế kế hoạch, đã thực hiện phân ra thành thị, nông thôn để quản lý, một nước hai chính sách thì vấn đề “chênh lệch cánh kéo” sẽ tự nhiên như nhanh chóng đột xuất ra, đó là việc không thể dùng ý chí của con người mà di chuyển được”.
Ngày 1 tháng 3 năm 1995, bài xã luận “Thời báo kinh tế” đã có một đoạn viết ý vị sâu xa: “Địa vị cơ sở của nông nghiệp yếu đi trong tiếng hô tăng cường, thu nhập của nông dân giảm thấp trong tiếng hô hào lớn, tư liệu sản xuất nông nghiệp tăng giá trong tiếng kêu gọi hạn chế tăng giá”. Xem ra mấy câu nói đó có chút làm cho người ta khó hiểu, và cũng có mấy phần hoang đường, nhưng suy nghĩ kỹ, lại nhằm thẳng vào vấn đề. Đó chính là: cái mà chúng ta một mực vâng lệnh thi hành, thực ra chẳng qua chỉ là một loại “nông nghiệp nói đầu lưỡi”.
Xem xét từ sự chi ra của tài chính quốc gia thấy, trong 25 năm từ năm 1959 đến năm 1984 tổng số tiền chi viện nông nghiệp là 220 tỷ NDT, hình như là do từ chính quốc gia thu được từ “chênh lệch cánh kéo” rồi thông qua tiền chi viện nông nghiệp trả lại cho nông dân. Thực ra nói “tiền chi viện nông nghiệp”, nhưng nó chẳng có bao nhiêu quan hệ với nông dân cả. Phí sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi phải chi trả, chủ yếu là dùng vào việ‡c chi tiêu có tính hành chính cho người làm nông nghiệp ở các bộ môn các cấp, nông dân chả được tý gì; đầu tư của nhà nước để xây dựng thủy lợi, trồng rừng, ví dụ như đối với các nhà máy thủy điện lớn và chỉnh trị lưu vực sông Hoàng Hà, sông Hoài, tại các hạng mục đó, tài chính chủ yếu đầu tư vào thiết bị vật tư, những công trình đó còn chiếm dụng rất nhiều ruộng đất của nông dân, và còn buộc nông dân mang theo lương thực lao động nghĩa vụ để tham gia đắp đê… cuối cùng người được lợi chủ yếu vẫn là thành thị và công nghiệp. Một ví dụ có sẵn là, mỗi khi nước sông Hoài lên to, để bảo đảm cho các thành phố đường sắt, hầm mỏ ở trong và hạ lưu sông này, thường là phá đê hoặc cho nổ vỡ đê để thoát lũ, nông thôn và nông dân ven sông chỉ trong một đêm là đã lâm vào cảnh tràn ngập trong nước.
Theo suy đoán của Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn của Quốc Vụ viện, trong 25 năm kể từ năm 1953 đến năm 1978 của thời kỳ kinh tế kế hoạch, chính phủ Trung ương thông qua “chênh lệch cánh kéo” về giá cả sản phẩm công, nông nghiệp đã thu được tổng cộng từ 600 tỷ đến 800 tỷ NDT, mà cho đến năm 1978, trước khi cải cách mở cửa, thì tổng tài sản công nghiệp cố định của nhà nước lúc đó chẳng qua chỉ được hơn 900 tỷ NDT. Vì thế có thể cho rằng, tích lũy tư bản nguyên thủy của công nghiệp hóa quốc gia Trung Quốc về cơ bản bắt nguồn từ nông nghiệp Trung Quốc!
Chênh lệch cánh kéo nên giảm nhỏ từng bước, mở rộng ra, rõ ràng là sai lầm. Sau khi bước vào cải cách và mở cửa, định giá theo kế hạch nông sản phẩm và công nghiệp phẩm được xóa bỏ từng bước, nhân tố chế độ của “chênh lệch cánh kéo” sản phẩm công, nông nghiệp từng bước đã được cải cách, thế nhưng do cải cách chưa thực sự đến đúng vị trí, giá chênh lệch cánh kéo không những vẫn tồn tại như cũ mà trên thực tế còn tiếp tục mở rộng.
Đóng góp mang tính tiền ẩn của nông dân chủ yếu thể hiện ở việc biến tướng nâng cao giá mức, điện dùng cho nông nghiệp và tư liệu sản suất dùng cho nông nghiệp. Nhất là trong mấy năm gần đây, giá điện dùng cho sinh hoạt của nông dân tăng nhanh nhất, nói chung, giá điện xuất xưởng là 0,32 NDT một kW, dẫn tới mạng lưới điện chỉ là 0,35 NDT một kW, đến Cục quản lý điện thành phố, cũng chỉ là 0,37 NDT một kW, nhưng đưa đến trạm quản lý điện xã thì đã tăng lên 0,78 NDT một kW, điện đưa đến nông dân, giá rẻ nhất dùng cho sinh hoạt cũng là 0,8 đến 1 NDT một kW, giá loại vừa là 1- 1,5 NDT một kW, giá cao nhất tới 2,5 NDT một kW. Giá điện từ nhà máy phát điện đến mạng lưới huyện đã tăng 64,3%; từ trạm quản lý điện xã đến nông dân dùng điện, giá điện đã tăng lên mấy lần!
Chỉ cần chúng ta tổng hợp thành quả nghiên cứu của ba vị chuyên gia nông nghiệp - Từ Chí Toàn trong tác phẩm “Tiến trình không cân bằng trong công nghiệp hóa Trung Quốc và sự lựa chọn chính sách nông nghiệp”, Vương Quí Thần trong cuốn “Hiện đại hóa nông thôn Trung Quốc và nông dân” và Trương Chiếu Tâm theo chỉ số giá cả có liên quan trong niên giám “thống kê Trung Quốc năm 1999” để suy tính ra các số liệu thì có thể nhìn thấy một cách vô cùng rõ ràng những đóng góp mà “chênh lệch cánh kéo” từ cải cách mở cửa đến nay áp đặt lên người nông dân vẫn không ngừng gia tăng.
Năm 1980, 33,4 tỷ NDT; năm 1885, 39,18 tỷ NDT; năm 1990, 72,645 tỷ NDT; năm 1991, 96,8 tỷ NDT; năm 1992, vượt quá trăm tỷ; đạt 125,1 tỷ NDT; năm 1993, 171,8 tỷ NDT; năm 1994, đột phá hai trăm tỷ, đạt 218,9 tỷ NDT; năm 1995, 267,1 tỷ NDT; năm 1996, 281,6 tỷ NDT; năm 1997, vượt ba trăm tỷ, đạt 314,4 tỷ NDT; năm 1998 cao tới 359,1 tỷ NDT…
Chỉ trong mười tám năm ngắn ngủi, chênh lệch cánh kéo đã tăng gần 20 lần!
Những con số tăng thêm hàng năm đó, xem ra rất khô khan và vô vị; chúng tôi cũng đã từng cảm thấy chúng không hề có giá trị “văn học”. Thế nhưng khi nghe một vị nông dân Hoài Bắc xòe ngón tay ra tính một khoản tiền, chúng tôi bắt đầu cảm thấy nhạy cảm với các con số. Vị nông dân đó nói với chúng tôi: một ha lúa mì chỉ hạt giống thôi đã cần 375 NDT, phân bón cần 1.650 NDT, thuốc trừ sâu 150 NDT, cày máy mất 900 NDT, tưới nước ít nhất cũng phải 600 NDT, cộng thêm 1.200 NDT thuế nông nghiệp (xin chú ý, thuế nông nghiệp đã ít tới mức không có ý nghĩa điển hình phổ biến), tổng cộng giá thành là 4.875 NDT; nhưng 6.750 kg lúa mì chỉ có thể bán được 4.950 NDT. Điều này có nghĩa là nếu 1 ha lúa mạch chỉ đạt sản lượng 6.750 kg, thì năm đó người nông dân chỉ làm không công.
Lần đầu tiên khi nghe từ miệng vị nông dân nói ra những con số đó, chúng tôi hầu như không có cảm giác gì, bởi vì trong cuộc điều tra, nghiên cứu, viết lách dài tới hai năm chúng tôi đã tiếp xúc với quá nhiều con số, đến mức tê liệt, thậm chí chán chường mệt mỏi với chúng. Thế nhưng khi nghe vị nông dân Hoài Bắc tính những khoản trên, chúng tôi đã cảm thấy xáo động dữ dội. Bởi vì rõ ràng là ông không hề tính vào đó công lao động vất vả dưới mặt trời chói chang hoặc mưa gió dầm dề từ sáng đến tối. Mà đã bỏ đi tất cả những công lao đó không tính một chút nào, và nếu sản lượng một ha lúa mì chỉ là 6.750 kg, thì coi như làm không công - một con tính nghe như một tiếng thở dài nặng nề.
Rõ ràng đó không còn là những con số có ý nghĩa chung chung nữa. Mà rõ ràng là sự bất lực của những người bán mặt cho đất bán lưng cho trời; rõ ràng là sự buồn bực lo lắng của đất đai và mồ hôi nước mắt trộn lẫn với tâm huyết!
Nông dân tại thôn Đường Miếu, xã Lại Viện, huyện Trường Phong, rất gần nơi cư trú của chúng tôi, có thu nhập bình quân đầu người năm chỉ là 960 NDT, có nghĩa là quanh năm vất vả nhưng mỗi tháng chỉ kiếm được 80 NDT. Mặc dù sự nghèo khó của thôn Đường Miếu, là cá biệt, nhưng nông dân của phần lớn nông thôn Trung Quốc, dưới sự “chia cắt” vô tình của “chiếc kéo”, đã rất khó duy trì nổi tái sản xuất đơn giản, tổ chức kinh tế tập thể cũng khó duy trì nỗi tái phục vụ đơn giản.
Khi chúng tôi kiểm tra hàng loạt con số trên bảng ghi nhân tố giá cả làm tăng thu, tăng chi của nông dân toàn quốc, sự cảm nhận của chúng tôi không chỉ là kinh ngạc nữa.
Trong 7 năm từ 1989 đến 1995, nông dân cả nước tăng thu 1.188,7 tỷ NDT, nhưng tăng chi là 1.33,7 tỷ NDT, so sánh giữa tăng thu và tăng chi, nông dân lỗ vốn ròng 155 tỷ NDT.
Tổn thất do “chênh lệch cánh kéo”, từ xưa tới nay có hai quan điểm. Một loạt quan điểm qui kết nó là di tích của xã hội cũ, Trung Quốc mới chỉ có thể thu nhỏ dần cho đến lúc cuối cùng xóa bỏ được. Quan điểm này rõ ràng là thiếu sức thuyết phục, bởi vì từ lúc thành lập Trung Quốc mới, đến thời kỳ mới, đến thời kỳ mới, chúng ta đã trải qua thời gian nửa thế kỷ lâu dài, mà “di tích” của xã hội vẫn không thấy “thu nhỏ”, ngược lại còn có xu thế gia tăng, rõ ràng là cách nói đó nghe không lọt. Một quan điểm nữa là “lý luận tích lũy nguyên thủy”, cho rằng trong quá trình từ nước nông nghiệp chuyển hóa thành nước công nghiệp, thì việc nông nghiệp cung cấp, tích lũy tiền vốn cho công nghiệp hóa là điều tất yếu. Loại quan điểm này, lâu nay không có ai nghi ngờ, hình như là thiên kinh địa nghĩa, thế nhưng giáo sư Dư Hồng, trường đại học kinh tế tài chính Thượng Hải, sau 6 năm dài nghiên cứu về đóng góp xã hội và phát triển nông thôn của nông dân Trung Quốc, đã đứng ra nói rằng không phải thế. Bà cho rằng quan điểm này vừa không phù hợp tính chất của nhà nước chúng ta, lại càng không phù hợp với ý nguyện của đông đảo anh chị em nông dân. Trên thực tế, “chênh lệch cánh kéo” của chúng ta là sự sai lầm về chính sách kinh tế lâu nay, là thói xấu lâu ngày khó sửa của thể chế kinh tế kế hoạch.
Thực ra, “chênh lệch cánh kéo” còn có thể xem là một loại đóng góp của nông dân, mà chính sách thu mua lương thực của nhà nước áp đặt lên trên người nông dân, lại là một đóng góp nặng nề hơn mang tính tiềm ẩn.
Trong thời gian hơn 30 năm sau ngày thành lập nước, để bảo đảm đòi hỏi của công cuộc xây dựng của nhà nước, cung cấp cho thành phố vùng mỏ và xuất khẩu, đã luôn luôn coi việc thực hiện chế độ thống nhất thu mua, thống nhất tiêu thụ là một chế độ cơ bản của chủ nghĩa xã hội, ai phản đối thống nhất thu mua, thống nhất tiêu thụ, người đó là chống đảng, chống chủ nghĩa xã hội. Do chính sách thu mua này cắt đứt mối liên hệ của hàng trăm triệu nông dân với thị trường, nên về cơ bản, nông dân không có quyền xử trí sản phẩm. Ruộng đất trồng cấy cái gì, trồng nhiều trồng ít, đều phải theo mệnh lệnh; lương thực thu hoạch rồi, bán bao nhiêu, giá thế nào cũng đều do bên trên quyết định. Năm 1984, chính phủ Trung ương đã đổi việc thống nhất thu mua thành ký hợp đồng định mua, nhưng do các nơi phổ biến được mùa lớn lương thực, nhất thời xuất hiện bán lương thực khó, nông dân bị việc “khó bán” làm cho hoảng sợ, vì vậy đều hết sức ký hợp đồng định mua lương thực với nhà nước. Thế nhưng, sau đó, sản lượng lương thực đã xuất hiện cục diện liền nhiều năm quanh quẩn một chỗ, xu thế giá định mua thấp hơn giá thị trường càng diễn ra càng dữ, giá cả lương thực lệch khỏi giá trị rất lớn, hợp đồng định mua lương thực lại trở thành nhiệm vụ thống nhất thu mua có tính cứng rắn. Sau năm 1990 “hợp đồng định mua” đổi thành “nhà nước định mua”, thì ngay một phần vật tư kế hoạch nông dân có thể được sau khi hoàn thành hợp đồng định mua vốn có từ trước cũng bị thủ tiêu. Hơn nữa số lương thực thừa sau khi hoàn thành nhiệm vụ định mua cũng không được phép mang ra chợ bán, mà chỉ đem bán cho trạm lương thực theo “giá thỏa thuận”. Cái gọi là “giá thỏa thuận” chỉ cao hơn “giá định mua” một chút, vẫn thấp hơn giá thị trường nhiều. Ví dụ, giá định mua năm 1988 là 0,45 NDT một kg, giá thỏa thuận là 0,7 NDT một kg, còn giá thị trường là 1,1 NDT một kg, chỉ năm đó, cống hiến của nông dân An Huy về lương thực hàng hóa đã là trên 5 tỷ NDT. Nhà nước định mua lương thực, đã trở thành một nghĩa vụ to lớn nhưng nặng nề của nông dân!
Huyện Thái Hòa, tỉnh An Huy thí điểm việc cải cách thuế phí ở nông thôn đầu tiên, năm 1994, khi bắt đầu làm thử, mặc dù họ đã giảm nhẹ tại chỗ nhiều đóng góp của nông dân, nhưng nhiệm vụ định mua của nhà nước nộp lên trên là 13.554 tấn; lúc đó giá định mua một kg lúa mì và một kg ngô, chênh lệch với giá thị trường tới 0,66 NDT, huyện Thái Hòa chỉ có 353.459 hộ và 1,22 triệu nhân khẩu, chỉ một hạng mục đó thôi, đã chịu một “đóng góp tiềm ẩn” cao tới 40,47 triệu NDT! Bình quân một nông dân đóng góp 36,66 NDT, mỗi hộ đóng góp 114,5 NDT!
Không nói tới việc chế độ định mua lương thực đã tạo ra nhiều loại giá cả: giá định mua, giá vượt mức, giá thỏa thuận, để sản sinh ra nhiều hiện tượng hủ bại như đầu cơ, lừa đảo v.v…, cũng không nói tới việc một lượng tiền vốn khổng lồ của nhà nước bị mất không từ những con đường trung gian, mà đóng góp của nông dân đã trở nên nặng nề như chưa bao giờ có; vấn đề là, ngày nay khi nền kinh tế xã hội nước ta ngày đang đi về thị trường hóa, chế độ thu mua lương thực đó đã áp chế sản xuất hàng hóa ở nhiều, cắt đứt liên hệ giữa nông dân và thị trường, chính là vì nó có tính “hợp pháp” thiên kinh địa nghĩa, vì thế sự đả kích của nó vào nông dân Trung Quốc, đặc biệt là vào tính tích cực sản xuất của nông dân vùng sản xuất lương thực là không có cách gì tính được!
Một nhà bình luận không muốn để lộ tên tuổi đã bình luận: “Nông dân Trung Quốc là người đầu tư lớn nhất vào xí nghiệp quốc hữu cũng như 6.000 tỷ NDT tài sản quốc hữu, là cổ đông “lớn nhất” nhưng hơn 50 năm qua chưa hề được “chia lợi tức” cần phải được, chính phủ với tư cách là “Tổng giám đốc” tài sản quốc hữu, còn có lý do gì nữa để tiếp tục không ngừng buộc nông dân Trung Quốc chỉ còn hai tay không, “đầu tư” nữa ư?
Ngô Chiêu Nhân, phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế nông nghiệp tỉnh An Huy đã nói với chúng tôi một chuyện cũ sau.
Ông nói, có một hôm, ông dẫn vợ về nhà mẹ vợ, ông phát hiện thấy lúa nước ở đó rõ ràng là kém hẳn mấy năm trước, nên đã tìm hỏi nông dân bản địa. Lúc đó mới biết, hiện nay “phân bón hóa học tăng giá, thủy lợi phí nâng giá, điện lực thỏa thuận giá, xăng dầu giá cao, gỗ và đồ dùng gia đình không có giá chính thức, chỉ có mỗi giá bán lương thực không tăng. Mọi người hầu như đồng loạt nói với ông: “Trồng lương thực không có lợi, chỉ cần đủ lương ăn cho mình là được rồi, bỏ tiền ra không có hy vọng gì”.
Nghe xong câu nói đó, ông vô cùng kinh ngạc, hỏi lại: “Các vị chỉ cấy trồng đủ ăn, thì người thành thị làm thế nào?”
Các nông dân nghe vậy, cười rất kỳ quái: “Để nông dân chúng tôi cấy trồng lỗ vốn cho người thành thị ăn, vậy người thành thị có cho chúng tôi thứ gì tốt không?”
Ngô Chiêu Nhân không biết trả lời thế nào.
Ông lâm vào cảnh lo nghĩ sâu xa.
Ngô Chiêu Nhân nói, Trung Quốc có hơn 1 tỷ dân, ăn cơm là một việc lớn, “không có lương thực sẽ loạn” mà! Dựa vào nhập khẩu lương thực để ăn là không được, thị trường lương thực thế giới cung ứng không nổi, mà chúng ta cũng không có nhiều ngoại tệ đến thế, nên vẫn phải tự lực cánh sinh, đứng chân ở trong nước mà giải quyết.
Ngô Chiêu Nhân cho rằng, ngày nay tính tích cực cấy trồng lương thực của nông dân giảm sút là do qui luật giá trị đang phát huy tác dụng. Làm kinh tế thị trường mà không công nhận qui luật giá trị là không được, làm trái nó, tất sẽ bị nó trừng phạt. Nếu như ngày nay chúng ta vẫn để cho nông dân “chảy mồ hôi làm ruộng, gạt nước mắt bán lương thực”, không những là không nên mà cũng không làm được, mà nếu cứ cứng rắn làm như vậy chỉ có thể dẫn tới sự chống đối mạnh mẽ của nông dân, hậu quả không thể nào tưởng tượng nổi!

[1]Một chức danh, tương đương với giáo sư.
[2]Tên sông đào thời xưa, là ranh giới Hán - Sở - được dùng với nghĩa là khoảng cách.