- Mẹ Ơi! Gần mười giờ rôi mà chị Như vẫn chưa về, sao con lo quá. Đưa mắt nhìn lên đồng hồ, Bảo Ngọc rầu rĩ nói, thầm lo một lát Tâm Như về sẽ bị mẹ mắng cho một trận. Bà xưa nay khe khắt lắm, chỉ cho con gái ra khỏi đến chín giờ thôi. Huống chi lần này... chị Như lại đi chơi với bạn trai. Nào ngờ mẹ lại cười dễ dãi: - Mới mười giờ, con làm gì đã lo cuống người lên như vậy? Mẹ mong chúng nó đi lâu một chút để cho mẹ nhờ. - Ngưng một chút, bà thở ra một hơi dài lo lắng - Thiệt... không biết có nên trò trống gì không nữa? Con nhỏ bề ngoài đâu đến nỗi nào, sao mà vô duyên quá? Hiểu lòng mẹ, Bảo Ngọc vuốt tay bà: - Chắc chưa đúng duyện nợ thôi mẹ à. Chứ chị Như cũng dễ thương lắm. Lần này đi chơi lâu như vậy.. chắc được rồi đó mẹ. - Mẹ mong thế. - Bà mỉm cười hi vọng. Nói không ngoa. Lần này là lần thứ mười, bà đem Tâm Như ra làm mai mốt. Không phải bà lợi dụng con chài kiếm một chàng rể giàu sang để nương nhờ tấm thân đâu. Bà chỉ mong cho con kiếm được tấm chồng tương đối. Chết vợ nghèo nàn cũng gả, chỉ mong con không lỡ thời, còm cõi sống một mình làm giái già như dì Út của nó thôi. Tấm gương sờ sờ ra trước mắt, vậy mà nó cứ dửng dưng chưa biết sợ. Mỗi lần bị bà hối thúc, lại nhe hàm răng trắng ra mà cười. Rồi còn cãi: "Không có gì nghiêm trọng. Ở giá thì ở giá, chẳng hề gì ". Hai mươi sáu tuổi, ở cái vùng quê này, người ta bằng tuổi nó, con cái dã đề huề. Đầu trên xóm dưới, chẳng còn đứa nào bằng tuổi nó chưa vợ, chưa chồng cả. Thậm chí, con Bảo Ngọc đây mới mười tám tuổi đầu đã có người đến coi mắt, xin bỏ rượu hồng. Mà nó có xấu lắm không nhỉ? Bao lần trộm ngắm con rồi so sánh nó cùng bạn bè trang lứa, bà cảm thấy nó cũng không đến nỗi nào. Ngoài cái trán to bướng bỉnh, chiếc mũi hỉnh và cái miệng rộng rất xinh. Đôi mắt to, đen láy long lanh sáng lúc nào trông cũng như cười hút lấy người ta. Còn gương mặt trái xoan thanh tú, còn là dan trắng mịn màng... Sang qua, bớt lại, bà thấy nó tệ lắm cũng đạt điểm trung bình. Vậy mà... hai mươi sáu năm rồi, bà chưa thấy, chưa nghe nó một lần nhắc đến hai chữ "bạn trai", cũng chưa một lần chứng kiến nó được ai chọc ghẹo. Đám con trai dường như bị dị ứng trước cách ăn nói bốp chát, quá tự nhiên như con trai của nó. Tâm Như dường như không biết dịu dàng, càng không biết làm duyên dáng. Là sinh viên đại học y năm thứ tư rồi, về nhà vẫn độc một chiếc quần đùi, nhảy ùm xuống ao tìm bắt ốc. Vẫn tỉnh bơ cặp cổ lũ con trai, gọi chúng bằng mày, xưng tao như những ngày thơ bé. Bạn bè, họ hàng, chom xom mai bàn ra, tán vào làm bà đã lo lắng, càng sợ cuống cuồng lên. Lẽ nào Tâm Như của bà bị "Pê Đê" như mấy đứa xổ lô tô hôm nào trên hội chợ không? Bằng mọi cách, mọi giá bà phải tìm gặp cho nó một tấm chồng. Lực bất tồng tâm rồi. Mười chàng trai bà đem về mai mối đã cao chạy xa bay hết chín chàng. Chỉ còn gả thứ mười này, xem ra... còn chút hy vọng. Bởi đây là gả trai duy nhất chịu quay trở lại hẹn Tâm Như đi dạo sao lần coi mắt. Cầu mong sao cho chuyện hôn nhân này thành tựu, bà nhất định sẽ ăn chay một tháng. - Mẹ Ơi! Chị Như về rồi. Tiếng Bảo Ngọc reo to, cắt ngang dòng suy nghĩ của bà. Ngẩng đầu lên, chưa kịp nói, bà đã thấy bóng Tâm Như vút nhanh qua như tia chốp, biếng mất vào ngay sau cánh cửa buồng phía sau. Tiến Dũng, chàng rễ tương lai của bà hớt hải chạy theo: - Tâm Như! Em hiểu lầm rồi. Dừng lại nghe anh giải thích. Còn hai bước nữa là gã xóc luôn vô buồn của bà rồi. Cũng may là gả kịp nhìn thấy đôi mắt Bảo Ngọc trợn lên để dừng chân lại. Hoảng hồn, gả cúi thấp đầu, lí nhí: - Xin lỗi. Con vì quá nóng lòng nên... - Không sao, không sao. Bà Minh khoát tay cười giả lả - Hai đứa đi chơi có vui không hả? - Dạ thưa bác... vui lắm - Tiến Dũng gật đầu, nhưng không suy nghĩ. Bàn tay vô tình như ôm lên má, để Bảo Ngọc trông thấy rõ ràng vết tát tay nằm hẳn sau trên ấy - Nhưng Tâm Như vì hiểu lầm đã giận con rồi. - Không sao, không sao. - Bà Minh trước sau gì cũng nỡ nụ cười xoá lỗi - Để rồi bác giải thích cho. - Dạ, nếu được vậy thi con cảm ơn bác - Tiến Dũng tươi ngay nét mặt - bác thuyết phục Tâm Như giùm cháu. Ngày mai, cháu sẽ đưa ba má sang xin cưới ngay Tâm Như về làm vợ. - Hả?? Chiếc miệng Bảo Ngoc hả trợn ra ngơ ngác - Cưới chị Tâm Như? Anh làm gì mà gấp vậy? - Con này! Con nít biết gì mà nói bậy? Im đi. Phút bất ngờ qua nhanh, bà Minh quay mắng Bảo Ngọc, mà nghe máu dồn lên tim o Ân Tuấn. Nỗi vui mừng làm bà co ho muốn ngất đi. Hàm răng cắn chặt vào môi đau điếng, bà vẫn chưa dám tin những gì mình nghe kia là thật. Ôi! Lẽ nào trời cao đã nghe thấu lời van vái của bà? Tâm Như cuối cùng cũng có người chịu cưới về làm vợ. - Dạ, trăm sự con nhờ nơi bác. Bây giờ cũng khá khuya rồi, con xin phép bác con về. Tạm biệt em Bảo Ngọc. Đứng lên chào lễ phép bà Minh, lịch sự vẫy tay chào Bảo Ngọc, Tiến Dũng vội vã quay lưng. Trong nét mặt anh hân hoan, hớn hở như thể ngày cưới đã cận kề. - Ôi! Thật không ngờ... Tiến Dũng về lâu rồi mà bà Minh còn thu người ra ngồi ngay trên ghế. Đến khi tiếng chuông đồng hồ gõ nhịp "Bing Boong", bà mới giật mình, cuống cuồng đứng dậy. - Bảo Ngọc! Mau phụ mẹ dọn dẹp một tay. Ngày mai, đàng trai người ta đến rồi. - Mẹ! Mẹ gả chị Tâm Như thật sao? Mừng cho chị, nhưng Bảo Ngọc vẫn thấy trong chuyện này... có cái gì... vội vàng quá. - Không gả thì để làm mắm à? - Lườm yêu con một cái, bà Minh vui vẽ - Con này hỏi lạ. - Nhưng ít ra, mẹ cũng phải hỏi lại chị Như một tiếng, xem chỉ có đồng ý không? - Sao lại không đồng ý? - Bà trừng mắt - Chuyện đang suôn sẽ, cắm con nói bậy. Tiến Dũng là quá lý tưởng rồi. Tuy nó đã có một đời vợ, một đứa con, nhưng con xem, no lại là chủ một nhà máy xây lúa khá giả nhất vùng này, bao đứa mơ còn chưa được đó con à. - Đúng vậy. Nhưng... - Bảo Ngọc vẫn băn khoăn - Lúc này con thấy mặt chị Như kỳ kỳ làm sao ấy. Mẹ à! Con nghĩ mẹ nên tìm hiểu ý kiến của chị Như trước khi nhận lời với đàn trai. Đang vui, cứ bị Bảo Ngọc cắt ngăn, bà Minh giận dữ hét lên: - Tao không cần hỏi mà cứ gả đó thì sao? Cả đời mới được một đám nhận lời, con ở đó chê này chê nọ, muốn ở giá lắm à? Đi ngủ đi, đừng nói nhiều. Gã con Như xong là tao gã tới mày luôn đó. - Mẹ!!! Biết tính bà có cải cũng chẳng làm được gì. Bảo Ngọc giận dỗi đứng lên, giậm đùng đùng bước vào phòng, cô tỏ ra sự bất mãn của mình cùng mẹ. Bình thường, thái độ dận dỗi của Bảo Ngọc sẽ được bà Minh cho ăn ít nhất bốn chỗi lông gà. Nhưng hôm nay vui quá, bà Minh bỏ qua, phớt lờ vờ không thấy. Mình cũng có phần nào đọc đón. Bà tự biết, nhưng không thể nào khác được. Chẳng phải bây giờ, mà hơn mười tám năm rồi, từ lúc ông mất đi bỏ lại bà một mình cùng hai đứa con thơ dại. Không cương quyết độc đón, bà làm sao nuôi chúng nên người? Mà chuyện này, nghĩ ra cũng chẳng hại gì. Lấy chồng thôi, không chừng mai mốt ngon cơm, ngon canh rồi, nó còn phải cám ơn bà nữa đó. o0o Bước xuống xe, chẳng cần nghỉ ngơi củng chẳng cần nhìn trước, nhìn sau Tâm Như quăng vèo luôn bộc hành lý mà mình đả ôm khư khư trong lòng suốt chặng đường dài vào một góc cột đèn đường. Một đám trẻ con bụi đời nhào đến ngay. Chúng đánh nhau, tranh giành nhau rồi cá(m đầu ù té chạy khi thấy cô bước lại gần. Nhún vai một cái, Tâm Như bật lên cười. Tội nghiệp cho bọn nhóc ngở là trúng mánh, vô được món hời to. Bao lần khốn đốn vì tật nông nổi, hồ đồ, nhưng chưa bao giờ Tâm Như điêu đứng, khổ sở như lần này cả. Vì cái bọc hành trang nặng trỉu, tưởng chừng như quý giá kia lại là... một bao vải vụn. Phải. Là bao vải vụn mà Bảo Ngọc đả nhét đầy vào đấy nhửng thứ vô dụng, phế thải sau khi may xong cho khách. Quỷ tha ma bắt mày đi Tâm Như. Ngồi phệt xuống vệ đừơng. Tâm Như tự mắng mình. Mắt mủi đi đâu mà bao hành trang đầy ấp tiền bạc, áo quần không chọn lại chọn cái bao đầy vải vụn? Tất cả củng tại con Bảo Ngọc chết tiệt kia. Biết tính cô xưa nay vốn nông nổi, hồ đồ. Sao còn để hai cái túi cạnh bên nhau, báo hại cô bây giờ phải dở khóc, dở cười. Lúc nảy trên xe, Tâm Như củng đả một lần điêu đúng khổ sở với người soát vé. Nếu không có vị khách tốt bụng ngồi bên cạnh, có lẻ cô đả phải xuống xe dọc đường rồi. Mùi bánh canh thơm lừng từ đâu xốc nhanh vào mủi Tâm Như, cái bụng ầm ầm kêu đói. Cô ngẩng đầu lên, rầu rỉ nhìn sang bên kia lộ. Một dảy hàng ăn sang trọng kéo dài, mủi tỏi hành phi thơm phưng phức. Trời lành lạnh thế này, giá có được tô bánh canh giò heo thì hết ý. Tâm Như nuốt ngụm nước bọt vào, lòng thầm ước. Xưa nay cô vốn xấu tính ăn, cái gì củng nhịn được, chỉ trừ nhịn đói. Làm sao có được mười ngàn để ăn liền nhỉ? Chao ơi! Chiếc áo gió tuyệt đẹp này... chỉ mới mua tuần trước đúng một trăm ngàn. Bây giờ, có ai chịu mua lại giùm cô bốn chục ngàn... à không, hai mươi ngàn thôi, cô củng bán. Chẳng có ai thèm mua cả. Tâm Như tiu nghỉu đứng lên. Cho hai tay vào túi áo, cô đi tới đi lui nghỉ tới tô bánh canh. Muôn quên, nhưng sao hình ảnh to bánh canh cùng hai cục giò heo cứ hiện lên như khiêu khích. Thôi, đói qua rồi, đánh liều làm ẩu, vào ăn đại. Xong rồi... nói thiếu. Bất quá bị chửi một trận. Mai mốt có tiền đem đến trả, có phải giật luôn đâu mà sợ lương tâm cắn rứt. Nghỉ được kế này, Tâm Như tươi tỉnh hẳn lên, bước vội qua đường, hiên ngang bước vào trong quán. Đúng lúc đó, một chiếc Mercedes mới tinh dừng lại. Bốn ngườ`i khách xuống xe, cùng song song bước qua cánh cửa không rộng lắm. Chao ơi! Ngon quá! Cho muổng bánh canh đầu tiên vao mieng, Tâm Như lịm người đi trong vị ngọt thanh tao. Quả đúng là tiệm sang có khác, nêm nếm thật tuyệt vời. Chưa bao giờ Tâm Như được ăn ở đâu món bánh canh ngon đến thế. Chắc chắn là phải có bí quyết nấu rồi. Muổng bánh canh thứ hai vào miệng, Tâm Như quên hết chuyện đời. Cảm thấy lòng ngất ngay, tràn đầy hạnh phúc. Như thể mình là một cô công chúa đầy đủ nhất trần đời, chứ không phải mình là một kẻ vừa bỏ nhà trốn mẹ đi, hiện trong túi không một đồng một cắc. Tâm Như không bao giờ ngờ rằng, cuộc đời mình có lúc phải bỏ nhà đi vì một gả con trai như vậy. Sáng nay thức giấc, hẳn mẹ sẻ nổi trận lôi đình. Tôi nghiệp con Bảo Ngọc vì mình phải ăn đòn. Liệu nó có dám khai ra đây là kế hoạch và âm mưu của nó và cô cùng bày ra không nhỉ? Chắc không đâu, Tâm Như lơ đảng cầm cục giò heo lên gậm. Bảo Ngọc can trường lắm. Tuy chỉ mới mười tám tuổi, học hành không đến nơi đến chốn như cô, nhưng nó tiến bộ lắm. Khi mẹ quyết định gả cô cho Tiến Dũng, nó cứ theo hỏi mải. - Chị Như! Chị thấy sao? Chị có đồng ý lời mẹ không? Chị có yêu anh Dủng không vậy? - Yêu? - Vốn bản tính vô tư, Tâm Như bật lên cười ha hả, chẳng hề lo lắng - Yêu gả thà tao lấy khỉ còn sướng hơn. - Sao vậy? - Mặt Bảo Ngọc đầy nghiêm trang - Em thấy anh Dũng cũng được lắm mà. Tuy ảnh đả có đời vợ, một đứa con. Nhưng bù lại, tính nét ảnh hiền lành lại có của ăn, của để. Mẹ bảo chị về đó sẻ sung sướng một đời. Có lẻ như vậy thật. Quăng vèo cục xương ra đường cho chó, Tâm Như gọi thêm một tô bánh canh nửa. Vừa ăn, cô vừa ngẩm nghỉ lời Bảo Ngọc. Tiến Dũng đúng là vừa hiền lành, vừa giàu có, được nhiều người trong xóm thương yêu, nể trọng. Nhưng không hiểu sao lòng cô cứ dửng dưng, nếu không muốn bảo là chán ghét. Lần đầu tiên gặp mặt, Tâm Như đả không ưa nụ cười của anh rồi. Đến lúc cùng anh đi dạo, cô càng thấy ghét hơn. Trời ơi! Một tháng qua rồi, giờ nhớ lại, cô còn cảm thấy rùng mình ghê sợ. Hôm đó, vâng lời mẹ, Tâm Như đả thay một bộ đồ thật đẹp rồi cùng Tiến Dũng đi dạo phố. Vòng vo một hồi, anh đề nghị rủ cô vào rạp xem phim. Chà! Đề nghị nghe hấp dẩn. Mắt Tâm Như sáng bừng lên. Nảy giờ, đi lòng vòng nghe Tiến Dũng nói toàn chuyện làm ăn, lời lổ, cô buồn ngủ quá rồi. Vào xem phim đúng là thoát nạn. Trời xui đất khiến, xúi quẩy cho Tiến Dũng thế nào mà bộ phim rạp đang chiếu hôm nay là phim "Titanic". Tiến Dũng sợ thót tim, còn Tâm Như thì khoái quá trời. Cả buổi tối, mắt cứ mở to đau đáu dán lên màn hình không chớp. Phim đang đến cao trào, Tâm Như đang hồi hợp trước cảnh con tàu Titanic trong cơn thập tử nhất sinh. Nước mắt sắp trào ra thương cho nhân vật trong phim, cô bổng giật thót người lên. Bàn tay Tiến Dũng đang đặt trên eo của cô bốp mạnh. Bốp! Không suy nghỉ, Tâm Như vung tay tát mạnh vào mặt Tiến Dũng. Quên mất đang ở rạp phim, cô vùng đứng dậy, chỉ tay vào giửa mặt anh, hét lớn: - Đồ sàm sở! Dám giở trò hả? Hàng trăm cặp mắt đổ dồn về phía cô. Tiếng cười dậy lên khắp căn phòng. Chợt nhớ ra, Tâm Như xấu hổ vùng bỏ chạy đi nhanh, mặc cho Tiến Dũng hối hả chạy theo năn nỉ: - Tâm Như! Đứng lại đi. Làm như vậy anh chỉ muốn bày tỏ tình yêu của mình với em thôi. - Yêu! Yêu! Nghe noí mà Tâm Như càng ứa gan hơn. Nói yêu chỉ là những đụng chạm như vậy, cô thà ở giá cho xong. Hai mươi sáu tuổi là người duy nhất ở vùng quê còn sống độc thân, cũng như là cô sinh viên cuối cùng của lớp đại học y nam chưa có người yêu. Chẳng biết có bất bình thường không, mà Tâm Như cứ thản nhiên, không mảy may buồn tủi hay xấu hổ. Mỗi lần nghe ai nhắc đến chồng con, cô cứ nhe hàm răng trắng ra cười, rồi bảo: - Từ từ, gấp gáp gì. Chưa tìm được đối tượng mà. Chưa gặp đối tượng ư? Nghe cô nói vậy, một số người đã không nhịn được cười. Kén cá chọn canh gì? Cứ nói thẳng là "ế độ" đi. Chẳng ma nào thèm theo đuổi, nên mới phải một mình thui thủi vậy. Xì! Tâm Như trề dài môi, nhổ toẹt vào lời dè bĩu xì xầm đó. Tại bọn họ chưa hiểu cô thôi. Đúng là bọn con trai, chưa tên nào theo tán tỉnh cô. Nhưng nói thật, cho dù bọn chúng có theo, chưa chắc cô đã chịu. Tất cả bọn chúng chỉ ở dưới tầm nhìn của cô thôi. Chẳng gã nào ra hồn cả. Tâm Như cao ngạo, kiêu kỳ lắm, dù ai cũng chê cô xấu, cả mẹ và Bảo Ngọc. Nhưng cô cứ thích soi gương và thấy mình đẹp. Cô thấy tự tin, xem lũ con trai dưới mắt chẳng ra gì. Cô ghét nhất mấy đứa con gái ủy mị, viết thư tình bay bướm, nhiều lúc thất tình khóc bù lu bù loa, lại còn hạ mình năn nỉ người yêu nữa. Trông thật là chướng mắt. Được như vậy, có lẽ vì Tâm Như học giỏi. Co luôn đứng đầu từ lớp mẫu giáo đến bây giờ. Hôm đâu vào đại học, cô đã làm mọi người phải ngỡ ngàng vì số điểm trội của mình. Bốn năm học y, cô luôn là niềm tự hào của thầy cô. Chưa trở thành bác sĩ mà cô giải phẫu còn chính xác hơn một bác sĩ chuyên khoa nữa. Tương lai, Tâm Như sẽ trở thành một bác sĩ thiên tài. Một tài hoa trong ngành y đấy. Các thầy cô vẫn thường bảo với Như như thế. Vậy mà... Lau miệng vào chiếc khăn giấy, Tâm Như thở ra một hơi buồn. Mọi việc chưa ngã ngũ, cô đã phải bỏ học giữa đường. Tâm Như biết mình sẽ chẳng còn cơ hội quay về trường học tiếp nữa đâu. Không phải vấn đề tiền bạc, Tâm Như vẫn có thể vừa làm, vừa học. Tất cả cũng vì mẹ thôi. Bà nhất định sẽ lên tận trường bắt cô về để gả chồng. Mà cô thì chẳng muốn chôn đời mình vào cái nhà máy xây gạo ấy. Tô bánh canh thứ hai đã ăn đến muỗng nước cuối cùng, cái bụng no căng, Tâm Như bắt đầu nghe sợ. Lúc nãy đói quá, vào ăn đại, giờ mới thấy mình liều quá. Rủi người ta không cho thiếu thì sao? Năn nỉ à? Dĩ nhiên rồi. Nhưng còn bọn vi khách ngồi kia nữa, họ nghe được sẽ cười cô mất. Đôi mắt vừa đưa qua bàn đối diện Tâm Như bắt gặp ngay một đôi mắt khác nheo lại để chọc mình. Hừ! Cô quay đi giận dữ. Rồi nghĩ ra một cách, Tâm Như tươi tỉnh đứng lên, xăm xăm bước qua bàn đối diện. Cô cười với gã có đôi mắt vừa nheo lại với mình, rồi nói to cho bà chủ quán cùng nghe thấy: - Tôi ra xe trước nhé. - Ừ. Chẳng hiểu đầu cua tai nhẽo gì, gã gật đầu theo quán tính. Thầm nghĩ, cô gái này muốn xã giao, đáp trả cái đá mắt của mình. Hừ! Thoát rồi! Ra khỏi quán một cách bình yên, Tâm Như nhảy lên một cái reo mừng, thầm khen sao mình thông minh quá. Biết nghĩ ra cách hay lừa bà chủ quán, để bà phải ngỡ cô cùng bọn với bọn vi khách kia. Một lát bị tính oan hai tô bánh canh, chắc bọn họ tức lắm.Nhưng đi xe hơi sang trọng vậy, có mười ngàn đồng bạc, nhằm nhò gì. Coi như làm phước cứu người hoạn nạn này đi. Hì... hì... Đôi chân sáo nhảy tung tăng, Tâm Như nghe lòng thôi không ray rứt nữa. Thả người ngồi xuống chiếc ghế đá, Tâm Như lơ đảng đưa mắt ngắm. Buổi chiều, công viên thật yên ả. Từng đôi nhân tình cập tay âu yếm bước qua. Dòng sông trước mặt long lanh phản chiếu ánh nắng chiều. Cảnh yên bình thơ mộng quá. Vậy mà Tâm Như lại chẳng lòng dạ nào thưởng thức. Tính luôn chiều nay là đúng hài ngày Tâm Như nhịn đói. Chiếc áo gió chết tiệt, hảy còn mới, còn đẹp, vậy mà... bán chẳng có ai mua. Báo hại cô đi rã cập chân, tốn không biết bao nhiêu ca-lo nặng lượng. Những ngày sấp tới của mình sẽ ra sao? Đưa tay xoa bụng, Tâm Như thầm lo sợ. Mấy lần món mén đến trường, mong tìm mấy đứa bạn quen nhờ giúp đở, rồi ngại cảnh bị mẹ tóm đươc bắt về, cô lại thôi không dám đến. Đành phải lang thang trên phố làm kẻ bụi đời. Đêm qua đã ngủ dưới gầm cầu, đêm nay chắc cũng không ngoài chổ ấy. - Có người té x?iu. Có người té, bà con ơi. Một tiếng la thất thanh chợt vang lên, cắt ngang dòng suy nghỉ của Tâm Như. Ngẩng đầu lên, thấy đám đông ùn ùn chạy, có hiếu kỳ cũng bước chân theo dù chẳng hiểu chuyện gì. Vạch đám đông nhìn vào, Tâm Như thấy người bị nạn là một ông già trên dưới năm mươi tuổi, áo quần lam lũ, nét mặt gầy gò ốm yếu. Chứng tỏ một thể lực bệnh hoạn không đủ dinh dưởng. Một ít người tốt bụng đang thi nhau xức dầu, giật tóc mai cố làm ông tỉnh lại. - Hết cách rồi, ông ta vẫn không tĩnh lại. Đưa đến bệnh viện thôi. Một người lên tiếng. Tâm Như bắt phì cười, bước chân vào giửa vòng vây. - Cứu như các người thì đên Tết ông ta mới tỉnh lại được. Dang ra hết đi! Cứ để đó cho tôi. - Cô biết cách à? - Một số người tỏ ý nghi ngờ. Không trả lời họ. Tâm Như bước đến cạnh người bị nạn. Ra hiệu cho đám đông nới rộng ra, cô bắt đầu thực hiện động tác hô hấp nhân tạo cho ông bằng miệng của mình. Chỉ mới mấy hơi thôi, ngực ông đã phập phòng, mặt hồng lên thấy rõ. - Ồ, hay quá! Cô ta thật tài giỏi! Không tài giỏi gì đâu. Tâm Như mỉm cười, thầm nghỉ. Đây chỉ là chút kiến thức sơ đẳng mà trường đại học y đã dạy khi cô hảy còn là cô sinh viên năm thứ nhất. - Ông ta tỉnh lại rồi. Thật là may mắn. Ông lão đã cục cựa được chân tay, rồi mở bừng mắt dậy. Đám đông kêu to mừng rỡ, rồi dẫn trở về công việc của mình. Trên thảm cỏ xanh giờ chỉ còn lại Tâm Như với ông thôi. Biết cô là ân nhân đã cứu mình, ông cất giọng run run: - Cám ơn cháu đã cứu ta. - Dạ không có gì đâu ạ - Tâm Như nhoẽn nụ cười tươi đầy hạnh phúc - Việc phải làm thôi, xin ông đừng quá bận tâm. - Cái gì? - Ông như giật thót người - Có phải cháu vừa gọi ta bằng ông? Ông đã già đến thế sao? - Dạ, ông không già, nhưng... Tâm Như lúng túng. Ông mĩm cười buồn: - Cháu không cần an ủi ta. Ta biết trong ta giống hệt một cụ già dù năm nay ta chỉ mới sáu mươi chín tuổi thôi. - Sáu mươi chín tuổi ư? - Tâm Như giật mình thảng thốt - Vậy mà... Trong vào bề ngoài, ông như đã đến tám mươi. Nếu ông không nói, cô sẽ không tài nào đoán nỗi. Hèn gì, trông ông còn trẽ thế. Tâm Như nói dối vụng về: - Có lẽ cháu chỉ nên gọi ông bằng bác thôi. Ba cháu năm nay cũng sáu mươi rồi đấy. - Ừ. Chỉ nên gọi ta bằng bác thôi, cháu ạ. - Ông ta gật đầu đồng ý ngây. Trông thái độ, Tâm Như thấy dường như ông rất sợ ai đó bảo mình già. - Vậy bác... bác ạ.. cho cháu hỏi - Tự nhiên thấy mến mến ông, Tâm Như quan tâm hỏi - Bác làm sao lại bị té xỉu giữa đường như vậy? Còn cháu của bác đâu? - Ta không có vợ con, cũng chẳng có cháu, chỉ sống một mình thôi. Thở ra một hơi dài, đôi mắt ông bổng trở nên xa vắng, buồn thiu. Bây giờ Tâm Như mới nhận ra, dù thân xác tiều tụy già nua, nhưng đôi mắt ông vẫn còn linh hoạt lắm. - Còn chuyện té xỉu thế này với ta vốn bình thường như cơm bửa. Ta bị hẹp van tim mà. - Bị hẹp van tim? - Tâm Như giật mình thảng thốt - Trời! Bệnh này nguy hiểm lắm. Bác có thể chết bất cứ lúc nào. Tại sao bác không phẩu thuật? - Ta cũng có ý định nay, nhưng chưa dành dụm đủ tiền. Cháu biết không? Phẩu thuật tim tốn kém lắm, phải đến mấy chục triệu đồng - Nói đến đây, giộng ông bỏng phấn chấn hẳn lên - Nhưng khoe với cháu, ta đã dành dụm được mười bốn triệu rồi. Chẳng còn bao lâu nữa, ta sẽ chữa khỏi bệnh này. - Cháu mừng cho bác. - Tâm Như nắm lấy tay ông - Nhưng cháu cũng có lời khuyên. Từ nay đến ngày dành đủ tiền phẩu thuật, bác nên giử giừn sức khỏe. Xúc động hay buồn vui quá mức, đều không tốt cho trái tim của bác đâu. - Ta biết, ta biết mà - Ông gật đầu vui vẻ, rồi chợt hỏi - Thế còn cháu nhà ở đâu? Sao mấy mặt có vẻ bơ phờ, hóc hác thế kia? - Dạ.... - nụ cười trên môi chợt tắt. Tâm Như nhớ về hoàn cảnh thực của mình. Cái bụng lại kêu lên một tiếng to. - Cháu đói bụng à? - Ông phát hiện ra ngây. Tâm Như không thể giấu, đành kể cho ông nghe tất cả. - Sao, đã nhịn đói hai ngày rồi à? - Giọng ông đầy hốt hoảng - Vậy mà nảy giờ cứ ngồi đây nghe ta kể chuyện trên trời dưới đất. Mau, đứng dậy mau! - Dạ, đi đâu ạ? - Mắt Tâm Như ngơ ngác. Ông kéo mạnh tay cô: - Thì đi kiếm cái gì bỏ bụng chứ đi đâu? - Ăn ư? - Tim Tâm Như như nhẩy thót lên mừng, cô nhỏm dậy rồi ngồi trở xuống ngây - Thôi, cháu không đi đâu. - Sao thế? - Đôi mày ông câu lại - Cháu chê ta nghèo, không đủ sức bao cháu một đĩa cơm hay sao chứ? - Không phải - Tâm Như lắc lư đầu - Nhưng cháu không muốn lợi dụng bác, càng không muốn bắt bác trả ơn cho cháu. - Ai nói thế? - Ông bật lên cười lớn. Cóc nhẹ xuống đầu Tâm Như, ông trìu mến - Đồ ngóc à! Cháu không lợi dụng, cũng chẳng bắt ta phải trả ơn đâu. Đây chẳng qua là ta muốn giúp cháu, tạo phúc đức cho mình - ngưng một chút, ông tiếp - Thế nào, cô bé mắc nạn kia? Có cho ta cơ hội ra tay nghĩa hiệp không thì bảo? Miệng từ chối, nhưng cái bụng giục đứng lên. Cuối cùng, kẻ tham ăn đã thắng người sĩ diện trong Tâm Như. Cô chóng tay, miển cưởng đứng lên, thầm nhủ: Coi như vậy tạm ông bữa cơm này. Bao giờ làm được tiền, cô nhất định trả lại cho ông. Không phai một mà là mười dĩa cơm gà thật ngon lành. - Mười dĩa cơm gà ư? Cô có đùa không vậy? Giọng một người thảng thốt bên tai, Tâm Như mở to mắt bừng tỉnh mộng. Trước mặt cô, ông và người bán cơm đang trợn tròn đôi đong tu nhìn cô đầy kinh ngạc. Thì ra mải nghỉ ngơi lung tung, cô đã theo ông ngồi vào quán tự lúc nào. Bà chủ quán hỏi cô dùng gì, đúng lúc cô buột miệng nói đến mười dĩa cơm gà. - Cháu à! Ta không phải tiếc - Thay Tâm Như cứ ngồi đó sững người ra, ông cất giọng ôn tồn - Cháu nhịn đói đã hai ngày nên ăn từ từ thôi. Một lúc mười dĩa cơm, cháu sẽ trúng thực mà chết đó. Trời ơi! Ông tưởng mình đói ăn cùng một lúc mười dĩa cơm ư? Xấu hổ quá! Đói mà đỏ bừng lên, Tâm Như xua tay loạn xạ: - Ồ không! Cháu không phải nói thế. Cháu nói lộn, lỡ lời. Dì ơi! Cho cháu một dĩa cơm không với nước mấm thôi cũng được. - Hả - Bà bán cơm thêm một lần xanh mặt. Ông lại phải đở lời: - Cháu tôi vui tính, hay hài hước. Phiền cô cho nó một dĩa cơm sườn đặc biệt. - Dạ - Bà chủ quán vui vẻ bước đi ngay. Ông nhìn Tâm Như, mắng khẻ: - Tự nhiên đòi ăn cơm nước mam. Cháu làm ta mất măt. quá. Cúi thấp đầu, Tâm Như lí nhí: - Tại cháu sợ bác tốn tiền tthôi. - Một dĩa cơm có đáng là bao mà cháu ngại? - Ông thật tình. Bà bán cơm đem ra một đĩa cơm với miếng sườn nướng thật là to, vàng ươm thơm phức, trông hấp dẫn vô cùng. Tâm Như không chịu được, nuốt ngay ngụm nước bọt rồi kêu lên xấu hổ: - Ôi! Thật là mất mặt. - Chẳng hề gì, sinh lý tự nhiên thôi - Đẩy đĩa cơm đến trước mặt Tâm Như, ông vui vẻ - Cháu ăn đi. - Dạ. - Cho luôn hai muỗng cơm vào miệng, rồi mới chợt nhớ ra. Tâm Như vội nói với ngụm cơm còn đầy trong miệng - Thôi chết! Mời bác dùng cơm. - Cứ tự nhiên đi - Ông mỉm cười sảng khoái - Lúc sáng ta đã ăn rồi. - Dạ. Vậy thì... cháu ăn đây, không khách sáo nữa. Tâm Như múc cơm ăn ngấu nghiến theo bản năng một con người bị đói những hai ngày. Ngon quá! Ngon quá! Những muỗng cơm trôi vào bụng không kịp nuốt, cô không biết vị ân nhân của mình đang mỉm cười hạnh phúc. Con bé thật đáng yêu, thật hồn nhiên và cũng thật là nhân hậu. Nhìn con bé hạnh phúc khi ăn, ông bỗng có một ước muốn mơ hồ. Phải nó là... con ông nhỉ? - Tối nay, cháu sẽ ngủ ở đâu hả? Ngửng đầu lên, ngụm cơm vẫn còn trong miệng, Tâm Như đáp: - Cháu cũng không biết nữa. Nhung trước mắt vẫn là cái gầm cầu đêm hôm qua, bác ạ. Ông lắc đầu, trầm giọng: - Con gái, con đứa đêm hôm ngủ gầm cầu, xó chợ, không tốt đâu. Lỡ gặp côn đồ thì khổ. - Ông đừng lo... - cắn một miếng thịt to, Tâm Như ngồm ngoàm nói - Cháu có võ, bọn chúng sợ không dám chạm đến cháu đâu. - Không được. - Nhưng ông đã không cười nổi với câu nói đùa của Tâm Như - Hay là... cháu về nhà ta ngủ tạm đi. Một ngày, hai ngày, hay... bao lâu cũng được. - Về nhà của ông ư? - Chiếc miệng ngừng lại không nhai nữa. Ông gật đầu, hạ giọng: - Phải. Hãy về nhà ta ở tạm đi. Ta tuy không giàu, nhưng vẫn có thể san sẻ cùng cháu qua cơn hoạn nạn này. Đừng tròn mắt ra nhìn ta như thế. Ta nói thật đó. Để cháu lang thang vất vương thế này, ta chẳng an tâm. Chỗ ngủ chẳng nói làm gì, còn cái ăn nữa. Hãy về ở với ta. Bao giờ tìm được việc làm rồi hẵng tính. Giọng ông chân thành, ánh mắt ông đầy yêu thương trìu mến, bao la một tấm lòng nhân hậu. Tâm Như không ngờ lại có người tốt như ông vậy. Tự nhiên nghe mắt cay xè, cô khóc ngon lành như đứa trẻ. - Thôi, thôi nào - Nước mắt của cô làm ông chợt quýnh lên, ngỡ cô chẳng bằng lòng với đề nghị của mình - Ông nói bậy, đừng khóc nữa. Ta không ép cháu, muốn đi hay ở tùy cháu mà. - Không. - Tâm Như lắc đầu, nói nghẹn ngào - Bác đừng hòng đổi ý. Đã hứa cho cháu vào nhà rồi thì cháu nhất định vào cho bằng được. Chỉ sợ bác hối hận thôi. - Ồ! Tưởng gì... - Đưa tay ôm ngực, ông thở phào ra - Ta không hối hận đâu - Rồi nhìn thấy đĩa cơm của cô đã hết, ông nói - Ăn thêm nhé. - Vâng. - Tâm Như gật đầu nhè nhẹ ngượng ngùng. Không đề ý đến thái độ bẽn lẽn của cô, ông gọi to bà chủ quán: - Cho một đĩa cơm nữa nhé. Thêm một ly trà đá luôn, bà chủ. Ông thật là tốt quá. Một lần nữa Tâm Như nghe sóng mũi cay xè. Tự nhiên muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ông, cô nói: - Một ngày nào đó làm được tiền, cháu nhất định sẽ giúp bác phẫu thuật tim - Nói rồi cô mới nhớ ra mình đường đột quá. Tâm Như vội bịt lấy miệng mình ấp úng - Xin lỗi, mong bác đừng giận. Cháu chỉ muốn bày tỏ lòng yêu thương với bác thôi. - Ồ! Không đâu. - Ông lắc đầu, mắt long lanh sáng. - Ta thật cần được giúp đỡ lắm. Nếu cháu làm được tiền hãy cho ta mượn đó. Ta không thể chết trước khi tâm nguyện được hoàn thành. - Bác có tâm nguyện gì? Tâm Như nhìn ông, thầm nhủ: Nếu trong khả năng, cô nhất định sẽ giúp ông. - Tâm nguyện của ta... - Đôi mắt ông xa vắng - Là được vào viện tim "Hy Vọng" làm phẫu thuật. - Ồ! - Tâm Như thở phào ra nhẹ nhõm - Tâm nguyện của ông thật chẳng khó thực hiện chút nào. Nhưng sao phải vào viện tim "Hy Vọng" làm phẫu thuật cho tốn kém? - Cô tò mò hỏi - Sao bác không chọn bệnh viện công điều trị? Viện tim đó... nghe đâu, chi phí rất cao. Điều trị Ở đó mắc gấp ba lần so với những bệnh viện khác. - Ta biết vậy - Ông cất giọng trầm trầm. - Nhưng ta thà chết chớ không muốn điều trị Ở bất kỳ bệnh viện nào, ngoại trừ nơi ấy. - Bác không tin vào tay nghề bác sĩ ở các bệnh viện khác? - Tâm Nhu thấy tội nghiệp cho kiến thức hẹp hòi của ông - Bác lệch lạc mất rồi. Tuy ở các bệnh viện khác, trang thiết bị không tối tân hiện đại bằng viện tim "Hy Vọng" nhưng vẫn có các bác sĩ giỏi tay nghề, giàu ý đức. Cháu nghĩ, bác có thể yên tâm điều trị. - Ta không phải thế - Ông lắc đầu nhanh - Chỉ tại... ta.. ngoài viện tim "Hy Vọng" ra, ta không muốn phẫu thuật ở bất kỳ nơi nào khác. Dù có phải chết trên bàn mổ, ta cũng vui lòng. Miễn sao ta được đích thân viện trưởng viện tim "Hy Vọng" mổ cho. Ồ! Đúng là một ý thích quá ngông cuồng, kỳ quặc. Tâm Như không cãi lời ông, lặng lẽ nâng ly nước trà lên uống cạn. Viện tim "Hy Vọng" chỉ mới thành lập bốn năm nay, nhung tiếng vang của nó thì... vượt trội thời gian thành lập gấp trăm gấp ngàn lần. Đám sinh viên tụi cô, đứa nào cũng mơ ra trường được xin vào làm ở đấy. Lương cao là một lẽ, lẽ thứ hai là sẽ được cận kề, học hỏi bên cạnh vị bác sĩ tài hoa, tên tuổi lẫy lừng Ân Tuấn. Bàn tay vàng của ông đã cắt ghép, cứu không biết bao nhiêu trái tim tưởng chừng như đã không còn đập nữa. Ông ta già hay trẻ, đẹp hay xấu, Tâm Như còn chưa biết. Cô chỉ biết mình vô cùng ngưỡng mộ Ông. Từ lâu đã thầm xem ông là thần tượng, mơ một ngày sẽ trở thành một bác sĩ tên tuổi lẫy lừng như ông vậy. Tuy nhiên, những người muốn được vào điều trị trong bệnh viện của ông phải là người thật sự giàu có, thuộc tầng lớp thượng lưu. Vậy mà... một người quét chung cư, lương một chưa đến triệu đồng lại muốn được vào điều trị Ở cái bệnh viện tư nhân được coi là cao cấp nhất khu vực Đông Nam Á này. Lại còn mơ được đích thân viện trưởng giải phẫu nữa... Thật hão huyền, xa tầm tay với. - Ta sẽ ân hận một đời nếu chết đi mà không tròn điều tâm nguyện của mình - Ông cất giọng bùi ngùi như than thở. Cảm thấy tội nghiệp ông, Tâm Như nhẹ nắm lấy tay ông, an ủi: - Bác đừng buồn. Cháu nhất định sẽ giúp bác tròn tâm nguyện. - Nếu được vậy thì ta biết ơn cháu lắm. Bóp chặt tay Tâm Như, ông nói như thể cô đã đặt trước mặt mình món tiền to rồi vậy. - Vâng - Tâm Như mỉm cười rồi nói nhỏ - Tính tiền đi bác, chúng ta ngồi nãy giờ cũng lâu rồi đó. - Được. - Ông gật đầu hăng hái - Chủ quán ơi! Tính... Ủa! Đâu mất tiền rồi? - Có chuyện gì vậy bác? Nhìn mặt ông chợt xanh lè, Tâm Như lo lắng. Ông cho tay tìm khắp các túi trên áo mình. - Cái bóp... cái bóp của ta đâu mất rồi? Mấy lần bị Ông đùa. Lần này, Tâm Như không để mắc lừa nữa, cô tỉnh queo: - Bác đừng hù cháu, cháu không có tin đâu. - Ta không đùa với cháu đâu - Ông lắc đầu, vẻ khẩn trương - Là thật đó. Bóp tiền của ta... mười bốn triệu. Toàn bộ số tiền dành dụm tròn cuộc đời ta không cánh đã bay rồi. Trời ơi là trời! Nói đến đây, ông như không còn chịu đựng nổi, té nhào xuống bàn bất tỉnh. Bao nhiêu chén ly trên bàn rơi xuống đất vỡ tan. Bà chủ quán hớt hải chạy đến ngay: - Có chuyện gì? Chuyện gì vậy hả? - Dì làm ơn gọi giùm con xe cấp cứu, bác ấy bị xỉu rồi. Biết lần này mình sẽ không đủ khả năng cứu ông tỉnh lại. Tâm Như hốt hoảng nhờ bà chủ quán. Bà hớt hải chạy đi nhanh. Còn Tâm Như thì đưa tay lên ngực, cầu mong xe cấp cứu đừng đến muộn.