Chương I: MẤT SỰ SỐNG: SỰ KIỆN LỊCH SỬ Chương II: MẤT SỰ SỐNG: HẬU QUẢ CHO NHÂN LOẠI Chương III: SAU KHI MẤT SỰ SỐNG: VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ Chương IV: SAU KHI MẤT SỰ SỐNG: LỜI HỨA VÀ HY SINH
“
Tội lỗi đã thâm nhập vào thế gian do một người, và vì tội lỗi nên có sự chết…” (Rom 5-2).
CHƯƠNG I ADONG VÀ EVA ĐÃ LÀM MẤT SỰ SỐNG: SỰ KIỆN LỊCH SỬ
I. NHẬP ĐỀ
Adong là tổ tiên của nhân loại. Thiên Chúa đã ban cho ông những ơn siêu nhiên, tự nhiên và trừ nhiên. Đáng ra ông phải chuyển sang cho con cháu mai sau những ân huệ ấy.
Nhưng thay vì sử dụng tự do để làm lành, ông đã dùng nó để phản lại Thiên Chúa. Và như thế chẳng những ông đã làm mất một phần các ơn riêng ấy cho ông, ông còn làm mất cho nhân loại nữa. Như Thánh Phaolô nói: “Do một người, tội lỗi vào trong thế gian”…
Đây không phải là câu chuyện bịa ra để lừa dối trẻ con hay những đầu óc dễ tin; đây là một
biến cố lịch sử đem lại cho mọi người trong chúng ta những hậu quả lớn lao. Biến cố này chẳng những liên quan đến công trình cứu rỗi, mà còn ảnh hưởng quyết liệt đến đời sống luân thường của chúng ta …
II. KINH THÁNH THUẬT
Sách sáng thế trong chương III, thuật lại rằng Thiên Chúa đã đặt Adong và Eva trong tình trạng
thử thách để ông bà có cơ hội tỏ ra hằng tuân phục Thiên Chúa và biểu lộ thái độ hiếu thảo của con cái. Nhưng Eva rồi đến Adong cả hai
để ma quỉ phỉnh gạt tưởng rằng sẽ hưởng thêm một quyền lợi nữa; nên
hai ông bà đã vi phạm lệnh của Thiên Chúa và tức khắc nhận thấy
mất một phần lớn các ân huệ Chúa đã cho, đồng thời toàn nhân loại cũng phải chịu thiệt thòi về những ơn ấy nữa.
III. PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO LỜI TƯỜNG THUẬT CỦA KINH THÁNH?
Căn cứ trên sắc lênh của Uỷ ban chuyên về Kinh Thánh, chúng ta có thể nhận định được như sau đây:
a)
Nội dung của câu chuyện là một biến cố hoàn toàn lịch sử và có thật: Chúa đã thử thách hai ông bà; hai ông bà đã bị cám dỗ; hai ông bà đã sa ngã và đã bị phạt.
b)
Còn về phần các chi tiết và “cách thức” tường thuật Kinh Thánh dùng để đánh động và để ghi vào trí nhớ những sự kiện vừa kể trên, không buộc chúng ta phải chấp nhận các chi tiết ấy đúng nghĩa đen của chúng. Chỉ buộc chúng ta chấp nhận phần cốt yếu của câu chuyện thôi. Giáo hội không buộc chúng ta phải tin rằng Chúa đã thực sự dùng một thứ trái cây để thử thách; ma quỉ đã thực sự hiện ra dưới hình thức con rắn; hay rắn đã thực sự nói chuyện với Eva. Trên những điểm này Giáo hội để chúng ta tự do tìm hiểu.
IV. BẢN CHẤT CỦA TỘI ADONG
Trước tiên chúng ta phải nhận thấy rằng tội của Adong không phải là một tội tham ăn thông thường, hay là tội bất tuân thông thường một lệnh của Chúa. Hình dung Thiên Chúa cấm con cái đá đụng tới một vật, tức là không hiểu nghĩa và tầm quan trọng của Kinh Thánh và hạ giá vai trò giáo dục của Thiên Chúa. Bản chất của tội Adong thì khác hẳn.
Mặc dầu không biết rõ việc cấm đoán, lệnh truyền của Chúa theo đuổi một mục đích quan trọng: bắt con người nhìn nhận những quyền tối thượng của Người như là Tạo hoá và là Cha.
Tội Adong thật là một tội
kiêu ngạo: “Các ngươi sẽ giống như Thiên Chúa”. Ma quỉ gợi nơi hai ông bà tham vọng ấy, nên hai ông bà đã vi phạm mệnh lệnh của Thiên Chúa. Tội Adong không phải do hành động bên ngoài và hình phạt theo sau; nhưng là do thái độ bên trong:
muốn trở nên bằng Thiên Chúa.
V. TÍNH CÁCH NẶNG NỀ CỦA TỘI ADONG
Chúng ta có thể hiểu sâu hơn: tội kiêu ngạo này là tất cả thái độ tâm lý của con người đứng trước Thiên Chúa: thái độ độc lập, một thứ giải phóng nguỵ tạo của thụ tạo khỏi quyền hành của Tạo Hoá, tự do và
ý thức từ chối mọi quyền bính của Thiên Chúa quan niệm con người hoàn toàn tự trị, không còn lệ thuộc một ai trên mình và chỉ biết khoái lạc của một chốc lát.
Có nhận thấy tội Adong và Eva như thế mới thật là xác đáng và chúng ta mới thấy tính cách nặng nề của nó. Đây cũng là thái độ của giới người chủ trương vô thần ngày nay.
VI. HẬU QUẢ CỦA TỘI ADONG
a) Adong và Eva liền mất thăng bằng bên trong, nghĩa là lý trí hết lệ thuộc Thiên Chúa, cảm giác hết tuỳ thuộc lý trí, và từ đó họ ước muốn làm sự dữ, và các bản năng không còn nguyên vẹn như trước nữa.
b) Đồng thời họ cũng
mất luôn những ơn trừ nhiên. Từ nay họ có thể lầm lạc trong khi tìm hiểu, họ phải đau khổ, họ sẽ phải chết, phải làm việc khó nhọc.
c) Hai ông bà mất cả những
ơn siêu nhiên nữa, nghĩa là mất quyền hưởng thụ hạnh phúc đời đời trên trời; mất tình nghĩa với Thiên Chúa ngay dưới đất này. Sống trong tình nghĩa với Chúa dưới đất này là điều kiện tiên quyết chuẩn bị hạnh phúc mai sau.
VII. MỘT ÁNH SÁNG HY VỌNG
Nhưng cũng may là ngày sau khi lên án hai ông bà, Thiên Chúa thốt ra một lời đầy hy vọng: “Một ngày kia nòi giống của người nữ sẽ đạp đầu ma quỉ”. Giáo hội luôn tin rằng đây là lời hứa cuộc cứu rỗi Chúa Kitô sẽ thể hiện mai sau.