Dịch giả: Hồ Thiệu
Chương 4

Cụ đã nghe tin chúng ta sắp có một mục sư trên đảo chưa? – Ellen nói.
Đứng ở ngưỡng cửa, cô cầm một ôm cành cây xanh và nâu hái trên những cây liễu già của đầm lầy. Cô mệt thở hết cả hơi. Những giọt nước chảy từ mớ tóc vàng hoe, hơi ẩm và bùn bám đen viền áo. Một cơn mưa nhỏ sáng nay đã đổ xuống làm cho đầm lây rất ẩm ướt.
- Bà nói sao? Ở đây, một mục sư?
Cụ già Bek tì cùi tay:
Một mục sư có ý định ở lại?
Vâng.
Ellen bỏ bó hoa xuống bàn, sau khi đã gạt ra bên cái khăn lót.
Nhân viên bưu điện vừa báo tin đó đêm qua. Mọi người biết chuyện đó ở cảng sáng nay rất sớm. Cụ có thể tưởng tượng ai đã xin làm chức vụ này không? Ông ấy tên là Honorius. Ông ấy thuộc một gia đình học giả cũ...Nhng cụ sao thế, thưa cụ Bek?
À không!
Ông già lại ngã xuống đống gối.
À! Tôi...không có gì, bà Ellen ạ. Tôi quá vui cho mọi người trên đảo. Miễn sao ông ấy trụ được.
Cô bày cắm những cành cây vào trong cái bình đật mà cô đã biết chỗ lấy ở trên ngăn giá.
Tôi nghĩ là ông ấy sẽ làm được, vì người bưu tá nghe ở Grenaa rằng đấy là một nhà thần học hơi lớn tuổi, ngày xưa đã có hoạt động trí thức nhiều ở Copenhague và đã dạy những lớp học tư ở trường Đại học. Hơn nữa, hình như ông ấy giàu có. Mới đầu tôi cũng nghĩ bụng, thế thì ông ấy sẽ không ở lại đâu. Nhưng Erik lại nghĩ rằng nếu một người đã chọn chức vụ này đã bị bỏ trống từ gần năm nay, chắc đúng là sẽ ở lại. Bởi vì ông ấy không bị bắt ép, mà là tự nguyện, lại chưa vợ!
Vâng – ông già đáp sau khi lấy lại tư thế thường ngày, mắt nhìn ra cửa sổ.
Dưới bầu trời xám màu lông cu gáy nơi hoàng hôn tô màu phớt hồng, trải ra những cánh đồng guốc bê ẩm ướt mà hoang mạc lặng lẽ, đen lại vì mưa. Cây thánh giá Agnète nghiêng những cánh tay rộng trên cồn cát:
 Một người tên là Honorius không lừa dối kẻ khác, bà Ellen ạ - Ông đột ngột nói – Tôi đã đánh lừa bà, tuy nhiên, tôi đã hứa với bà là kể hết chuyện của tôi. Tôi không vui mừng thấy đảo từ nay không còn thuộc thế giới không có mục sư nữa..Tôi không tin rằng các mục sư đã đặc biệt đóng góp, trong bao năm trời mà tôi trải qua ở đấy, vào việc làm cho cuộc sống được an ủi hơn. Không, tôi đã cảm động bởi vì...ồ, thưa bà, tôi ngần ngại đụng chạm đến điều đó, tôi không bao giờ nói điều đó cho Jacobus Uz và Mamzelle Camrath...Nhưng khi tôi trông thấy bà vào đây, ướt sũng mà tươi mát và hồng hào như rạng đông, giấc mơ của tôi lại hiện lên sinh động trước mặt tôi, giấc mơ của tuổi trẻ. Nó ở đây, đang đến thăm tôi trên giường hấp hối. Không chỉ bà giống cô ấy. Nhưng bà trẻ và dịu dàng như cô ấy, bà là một phụ nữ như cô ấy và bà vừa nói lên tên của cô ấy, Honorius. Cô ấy là Dorète Honorius.
Ellen đã đặt  bình hoa lên bàn và đi đến gần giường. Cô chỉ dám thở rất khẽ. Cụ ngước mắt lên phía cô với một nụ cười mơ hồ, nhưng cô đột ngột cúi xuống hôn  bàn tay cụ già.
Không, không, thưa bà, bà làm gì thế? – cụ nói, vừa giơ bàn tay kia lên trong một cử chỉ phản đối – đối với những người khác tất cả những cái đó không bõ công nghe, nhng vì tôi vẫn phải nói về tôi và về những gì liên quan đến tôi,tôi được an ủi vì được nói ra bây giờ và bà biết là tôi cũng đã có một tình yêu.
Cụ qua người, gáy gầy gò của ông già run run dưới mớ tóc bạc. Đôi môi Ellen không rời bàn tay của cụ Clemens Bek, cụ nói tiếp, mặt vẫn quay đi.
 Đừng khóc, bà Ellen. Bà hãy nhớ lại là tôi đã nói với bà về chuyện sợi vàng. Sợi vàng của tôi, đó là tình yêu của tôi. Tôi không có lòng tin vững chắc và nhớ nhung bầu trời của Eberhard. Tôi quá gắn bó với mảnh đất, với đảo, nhưng tôi đã yêu.
Giọng của cụ cao lên như tiếng hát rồi hạ xuống.
Chiếc đồng hồ ngắt nhịp thời gian trong sự im lặng khá sâu khiến Ellen tưởng chừng các năm trôi đi từng thập kỷ giữa mỗi giao động của quả lắc.
Nếu một người đàn ông có tên như thế đổ bộ lên đảo tức là để ở lại.
Mặt cụ Bek hơi đỏ lên. Ellen nhìn cụ. Năm tháng có thực đã trôi đi? Phải chăng cô đang ở trước mặt một sinh viên trẻ măng, sinh viên thời yêu đương, thời Dorète Honorius?
Suỵt! Kìa ông chồng bà!
Ellen vểnh tai:
Tôi không nghe được.
Thật ư? - Cụ Bek mỉm cười - Đó là vì bà không nghe sự im lặng trong số năm nh tôi. Nhưng ông ấy đến và chắc là đi quá nhà cha xứ rồi.
Cụ nhắm mắt lại một nửa và nắm chặt tay Ellen.
Tôi nóng lòng và không yên tâm nhìn thấy ông mục sư Honorius vào trong phòng tôi.
Không, không phải các năm tháng qua đi không trở lại. Bek run rẩy như thể chính Dorète sắp sửa bước qua ngưỡng cửa.
Thưa cụ Bek – thiếu phụ thì thào – bà ấy có bao giờ đến đảo này không?
Đến đây?
Cụ nhìn cô, sững sờ:
 Làm sao cô ấy đến đây được?
Nhưng bà ấy còn sống chứ?
Vâng, nhờ ơn Chúa, cô ấy vẫn còn sống, cô ấy goá chồng.
Bà ấy có biết cụ ở đây không?
Cụ lắc đầu.
Không, không. Cô ấy làm sao mà biết được.
Ellen ngắm nhìn cụ vẻ trầm ngâm, cô van nài:
 Cụ phải kể cho tôi nghe về bà ấy và về cụ.
Tôi sẽ kể, nhưng phải đến lúc, tôi có quyền kể bởi vì chuyện chỉ liên quan đến tôi.
Chỉ liên quan đến mình cụ?
Tôi tin thế - Cụ thì thầm vừa tránh cái nhìn của cô thêm một lần nữa.
Những bước chân bước nhanh lên làm  cát kêu xào xạo phía ngoài. Cánh cửa mở. Erik, áo choàng phanh ra, chòm râu ướt nước mưa, bước vào trong phòng. Ánh sáng ban mai phản chiếu lấp lánh trên đôi mắt xanh trong của anh.
Thế nào, cụ khoẻ chứ? – Anh nói.
Chúng ta đừng nói về tôi. Bác sĩ thân mến ơi, tôi rất sung sướng  được gặp ông, nhưng không phải là tôi gọi thầy thuốc. Tôi biết rất rõ rằng giờ ra đi của tôi đang đến gần.
Ôi! Cụ Bek...
Chính ông cũng đã bảo rằng ông không tìm ra một bệnh gì ở tôi cả, tôi hết thời rồi, thế thôi.
Erik nhìn cụ bằng con mắt dò la rồi cúi đầu xuống.
Nhờ ơn Chúa – ông già nói thêm, mắt đưa nhìn hai thanh niên hết người nọ sang người kia – Bởi vì nếu ông bà tuổi thanh xuân, thì tất nhiên tôi là tuổi già.
Nhưng cụ đã từng có tuổi thanh  xuân – Ellen thì thào.
Cụ già cười:
 Đúng thế, tôi đã có một thời thanh xuân.
Erik bỏ áo mưa ra và treo lên cái móc ở cánh cửa, rồi anh ngồi xuống cạnh Ellen, nắm tay cô trong tay mình, cô tươi cười nhìn anh.
Chiếc đồng hồ quả lắc lại không ngừng, tuổi trẻ và tuổi già! Tuổi trẻ và tuổi già! Họ nghe, ngón tay họ đan vào nhau, mắt họ nhìn vào cụ giáo già đang chắp tay, ngước mắt lên bầu trời. Nhịp điệu bình thản đều đặn chính xác của chiếc đồng hồ khẳng định quyền muôn thưở của thời gian, đã có tiếng vang vọng trong tim họ. Tuy nhiên cụ Bek lấy những giấy tờ ở giá phía trên giường của cụ và bắt đầu sắp xếp lại những tờ giấy chứa đựng một thời kỳ đánh dấu bởi những tiếng đập của chính chiếc đồng hồ này, những tiếng đập cùng lúc vừa làm dịu lòng vừa là báo hiệu.
Ngươi hãy nhớ rằng khoảnh khắc này thuộc về ngươi, nhưng nó như một món vay mà ngươi phải trả trong khoảnh khắc sau. Ngươi cũng chính là cái giây đang chạy trốn. Ta là thời gian đã sinh ra hàng ngàn giây và làm cho nó tính ra hàng ngàn giây khác. Tuy nhiên, ta, sự Vĩnh Hằng, ta chỉ được tạo nên bởi tất cả tiếng vang của tất cả các cuộc đời của các người.
Được đệm bởi bài hát này, cụ Bek tiếp tục chuyện kể của cụ.
Eberhard đứng lênsau lời  cầu nguyện cuối cùng này, mang xắc lên lưng và cầm cây gậy trên tay. Anh có cảm tưởng đã sống chỉ một ngày trong nhà này chứ không phải hai mươi ba năm. Anh bước xuống cầu thang như là anh đã ở ngay trước cửa nhà anh tại Gutack, chỉ cần mở ra để tìm thấy lại tuổi trẻ của anh, để trải qua tuổi già ở đấy.
Anh không thấy rằng cái nhì của Bénédict gắn bó với gian phòng tối tăm hiện giờ trống trải, nhưng trước kia, với cái đồ đạc ít ỏi đã là tổ ấm của đứa trẻ. Mỗi chỗ rách của giấy sơn, mỗi vết rãnh trên sàn, mỗi khe nứt ở ống máng đều thuộc về nó. Nó chưa khi nào rời khỏi cái gác xép mà giờ đây Eberhard muốn đổi cho nó lấy bầu trời lộng lẫy, những khu rừng sâu, tất cả cái thế giới mà nó đã thoáng thấy một hôm và đã khiến nó choáng ngợp đến ngây ngất.
Nhưng đây, những tiếng động mạnh vang lên ở cửa. Eberhard đột ngột đặt cái hòm xuống và quay sang Bénédict một cái nhìn cũng hốt hoảng, một bộ mặt cũng tái xanh như bộ mặt của Saul khi sét của Chúa Trời đổ xuống trước mặt. Nó không động đậy, nín thở hình như nó tưởng rằng giấu mình đi thì có thể thoát khỏi thầy giáo của nó và làm cho ý muốn của mình thắng được ý Chúa. Những tiếng động lại vang lên, dồn dập. Lúc bấy giờ Eberhard cúi gáy xuống, hướng ra cửa và xuống cầu thang, vừa buông một tiếng thở dài thật sâu thật đau khổ mà không bao giờ Bénédict quên được. Nó còn nghe thấy trong giấc ngủ.
Bénédict thụp qùy xuống cầu xin Chúa cho cái bàn tay đập phá ở ngoài kia cản lại việc ra đi của họ và nhốt họ lại mãi mãi trong gác xép này, xa hẳn Khu Rừng Đen, xa bầu trời, xa thế giới. Tiếng của Eberhard cất lên. Một tiếng nói là trả lời nó, tiếng nói hỏi nó, Bénédict Clémens Be. Nó bắt đầu run lên trong nỗi khiếp sợ sự trừng phạt của Chúa vì lời cầu xin ích kỷ của nó đi ngược lại hạnh phúc của Eberhard. Chúa đâu có bỏ nó lại cho người xa lạ, để cho Eberhard trở về nhà một mình, để nhận thưởng ở đấy cho anh? Bénédict không còn nghe thấy các tiếng nói và cả tiếng cửa khép nữa, nó chỉ lấy lại tinh thần khi trông thấy Eberhard đứng ở cửa sổ đang đọc một bức thư anh cầm trên tay. Khuôn mặt đầy đặn đã già hẳn đi trong khoảnh khắc ngắn ngủi diễn ra các tiếng đập ở cửa!
Những tiếng đập đó  báo cho nó, Bénédict, một tin. Vấn đề là về nó trong bức thư, và nó có ý muốn điên cuồng kêu lên rằng nó muốn ở bên cạnh Eberhard bất kỳ ở đâu họ phải đặt chân tới, ngay cả phải cầm lại xắc và gậy lên đường đến miền đất lạ, miễn là từ đây họ được cho ở cùng nhau. Nhưng, như thường lệ nó không dám nói ra trước và nó đã im lặng. Nó nhớ lại duy chỉ một lần nó đã khóc và kêu. Bấy giờ nó năm tuổi, nó đói và rét, nó đã khóc lên để được ấm và được ăn. Đó là một ngày mùa đông, tuyết đập ở kính cửa và lọt vào trong phòng qua các khe hở mỗi khi gió thổi mạnh ở cửa. Eberhard ngồi viết ở bàn. Anh đã bọc Bénédict vào áo khoác và chăn của anh, và anh run lên dưới cái áo mỏng có đuôi, cái tráp và cái xắc kéo sát vào đùi để giữ ấm. Tuyết kêu kèn kẹt dưới ngòi bút và dưới khuỷu tay anh, nhưng anh tiếp tục viết bằng những ngón tay cóng buốt mãi cho đến khi làm xong công việc, sau đó anh phải chuẩn bị bữa ăn cho Bénédict và cho anh. Anh đã giảng giải tất cả cái đó cho Bénédict nhưng nó không muốn nghe gì cả. Bây giờ nó đang muốn ăn, bây giờ nó đang muốn ấm. Nó không thể chịu nổi đói, chịu nổi rét.
Bà  Gundlachsen đã cố làm cho nó im bằng cách chỉ cho nó Eberhard. Nhưng Bénédict biết là bà đã dọn cà phê nóng và bánh mì lấy từ bữa ăn của bà và của các cô gái. Bà còn cho cả củi. Eberhard đành phải lắc đầu, vẻ kiêu kỳ.
Không bao giờ, không bao giờ, không phải vì cái đó mà chúng ta ở trong nhà này. Chúa Trời chu cấp cho các nhu cầu của chúng ta.
Vì thế Bénédict kêu và không muốn im, không muốn rét, không muốn đói.
Bà Gundlachsen buồn rầu,bước ra khỏi phòng.
Bỗng dưng Eberhard nhảy ra khỏi ghế, mạnh đến nỗi lọ mực và hộp cát của anh lộn nhào và cái ghế đổ ầm xuống. Hai nắm tay giơ lên, người đàn ông nguyền rủa số phận hẩm hiu. Mặt vàng khè, đầu tóc hoa râm rối bù, anh nguyền rủa Chúa của anh đã gọi anh đến miền đất dã man này với mùa đông triền miên để làm cho anh chết đói và chết rét, để bắt anh tham dự một cách bất lực vào những tiếng kêu thiếu thốn của một đứa trẻ.
Chúa Trời muốn gì ở con? Người hãy  chà nát con ngay đi. Con có không vâng lời Người từ tuổi ấu thơ,  con có không theo lệnh Người cho đến cuối cùng? Con chẳng đã hiến đời mình cho người khác như Người đó ư? Xin đừng đòi hỏi con thêM nữa để con khỏi quay đi khỏi Người, Chúa Trời ơi. Người đã thấy con là đầy tớ thế nào của Người rồi đó. Người có sợ con khi con trở thành kẻ thù của Người, Người có biết rằng con rất khoẻ không?
Bénédict cuộn mình lại đầu giường và kinh ngạc nhìn Eberhard sùi bọt mép, bàn tay nắm lại, thoá mạ Chúa. Bất thình lình anh ngã xuống phía trước, suy sụp như bị búa bổ, kiệt quệ vì đói và xúc động.
Bénédict không thể quên cảnh đó và những đêm của những năm tháng về sau, suốt đêm E berhard hai cánh tay giơ ra, chỉ mặc mỗi chiếc sơ mi thô để hở đùi dơ xương và lông lá quỳ trên sàn lạnh giá để cầu xin Chúa tha thứ. Anh xấu hổ, tự lên án là đã ngạo mạn, đã tin rằng mình được giải thoát và những công trình của mình, anh tự xếp mình thấp hơn bọn tội phạm, kém cả những người đàn bà trong nhà này, thấp hơn cả tên nhà giàu đã giam họ ở đấy.
Cuối cùng anh đứng dậy, khuôn mặt thanh bình nhưng tràn nước mắt, anh nói: cám ơn Đức Chúa Trời, giờ đây con cảm thấy nhờ có công trình của Người mà tính kiêu ngạo của con đã chết. Chúa trời ơi, Người hãy cày trái tim con bằng lưỡi  cày của sự tức giận của Người. Chỉ duy nhất Người là vĩ đại và hùng mạnh.
Chính là vì đó mà Bénédict im lặng. Eberhard muốn dạy nó rằng sự giải thoát, hoà bình chỉ đạt được bằng cách làm theo ý chí của Chúa. Chỉ khi nào ý muốn riêng của chúng ta chết đi thì Chúa mới vào trái tim ta.
Bénédict cũng nhớ lại khi nhìn chiếc hòm với vành giọt máu, cái buổi sáng xa xưa ấy cửa đã đóng lại với Eberhard ở mảnh đất lạ và thù địch này. Anh đã đánh thức Bénédict trước khi đi tìm một việc làm khác thay cho công việc người ta đã cho anh nghỉ vì anh đã ở trong nhà phố Pistolet và đã tổ chức các buổi hội họp buổi sáng. Bénédict trông thấy dưới ánh sáng nhợt nhạt của kính cửa đọng sương giá, anh giơ cho nó cái khay thức ăn hàng ngày. Đứa bé đói bụng nhưng còn ngái ngủ, cầm lấy nhưng chỉ thấy trên đó mỗi một mẩu bánh mì mốc và một ly nước lạnh. Trong khoảnh khắc một giây nó suýt kêu lên. Những tiếng kêu hồi nó còn bé thơ, những tiếng kêu của thể xác muốn được no bụng và sưởi ấm. Nhưng nó nhận được một tiếng động khẽ từ phía Eberhard, cái khay rung lên trên bàn tay anh, bàn tay mạnh mẽ mà Bénédict trước kia chưa bao giờ  trông thấy run, và đứa trẻ đã cầm lấy cái khay trong hai bàn tay của anh chỉ cốt để làm ngừng sự run rẩy này. Trong lúc đó, nó còn nghe tiếng động của cái khay và nó im lặng.
Bất thình lình một tờ bạc năm mươi couron rơi ra từ trong thư. Eberhard quay lại, khuôn mặt biến đổi khác hẳn và giọng nói mơ hồ, anh bảo:
- Bénédict, mày muốn ở lại một mình, phải không? Mày hãy ngồi trên cái hòm này. Mày không sợ bà Gundlachsen phải không? Ta sẽ đóng cửa ra vào lại để không ai có thể đến chỗ này. Ta phải đi tìm anh đầy tớ đã đưa cho ta lá thư này. Đó là quyền và nghĩa vụ của ta.
Anh quàng lên người chiếc áo khoác với một sự mãnh liệt và một tốc độ mà Bénédict chưa bao giờ thấy, chạy ra cửa.
Benédict – anh kêu trước khi đi ra – chúng ta không ở trong phòng này, nhưng chúng ta ở trong đất nước này, quê hương của mày.
Giọng của anh hình như vỡ ra ở những tiếng cuối cùng đó, rồi Bénédict nghe anh chạy lao xuống cầu thang. Nó ở lại, ngồi trên cái hòm trong căn phòng có mùi tù hãm khó chịu, lờ mờ chiếu sáng bởi ngọn lửa yếu ớt của cây nến. Đôi mắt nó không rời tờ bạc  trên sàn nhà. Tờ bạc này từ đâu đến, nó muốn gì? Bénédict nghĩ đến cuộc sống của nó và của Eberhard, đến cuộc sống của những người đàn bà ở các tầng dưới. Nó nghĩ đến bao ngày âm u mùa đông, có tuyết rơi, khi không còn lấy một mẩu bánh mì nào cả ở chỗ nó, cả ở dưới nhà và không còn một que củi nào để đốt nóng cái lò sưởi đang hút gió.
Nó hiểu một cách mù mờ về sự khác biệt giữa nhà này và các nhà khác, không phải là sự khác biệt trong các ngõ và ngõ cụt Peter Madsen vì các nhà ở đây đều giống nhau. Khi gió làm bập các cửa thì tất cả các cửa trong khu đều vang lên trong bão tuyết và thời tiết xấu như tiếng nghiến răng của thần chết. Không, Bénédict nghĩ đến những ngôi nhà ở các phố khác, những toà nhà lớn mà nó trông thấy cùng với Eberhard trong những cuộc dạo chơi hàng tuần của họ vào buổi chiều, những toà nhà có tường lớn màu xám có cổng sơn và khóa chặt. Không bao giờ các cổng đó kêu cót két. Nhớ lại những lời nói gần đây của ông mục sư, nó hiểu rằng Eberhard và nó đói khổ là chỉ vì họ ở đây, nhưng nó đã sinh ra ở đấy. Chúa đã quyết định để chọ, Eberhard và nó, sống ở đây cho đến khi cô gái cuối cùng vượt qua ngưỡng cửa. Bây giờ người cuối cùng đã đi, bà Gundlachsen nằm chết ở tầng dưới. Bản thân họ phải ra đi. Tờ giấy bạc thu hút họ ở bên ngoài. Nó có thể có giá trị gì? Nếu nó đến sớm hơn thì có lẽ tất cả mọi người đã rời khỏi nhà từ lâu rồi, bản thân nó, Eberhard, bà Gundlachsen, các cô gái.
Tại sao ông mục sư lại nổi giận vì họ đã sống ở đây? Đó là ý Chúa cơ mà, hơn nữa họ đã thành công khi đem được các cô gái đến những thành phố và cả những ngôi nhà lớn. Một buổi chiều Bénédict đã trông thấy Eberhard nói chuyện lâu với một người trong số đó. Đó là ở cổng một ngôi nhà khá rộng và khá chắc chắn, bão đừng hòng lay chuyển. Cô gái mặc bộ áo đen, mang tạp dề trắng và đội chiếc mũ  bé.
Tại sao tờ bạc lại đến gọi họ trong khi họ vẫn phải rời khỏi cái nhà trống, nơi mà họ chẳng còn việc gì để làm? Bénédict nhắm hai mắt lại. Nó run và cuộn mình chặt hơn ở trên chiếc hòm. Vậy tại sao mọi người ghét cái nhà này đến thế? Tại sao Eberhard mất hết chỗ dạy học khi người ta biết tin anh ở đây? Tại sao các cô gái phải ra khỏi nhà này?
Đúng là ở đấy người ta đói. Nhưng về mùa hè khi mặt trời giống như một mũi tên vàng đập lên các bức tường đen và nâu, và những bông hoa ngũ sắc của cô Lieblein lấp lánh trên cửa sổ của cô, khi người ta hít thở mùi hương lạ và êm đến từ xa, rất xa.  Bénédict muốn khóc. Khẽ thôi để Eberhard không nhận ra. Nó muốn khóc vì sung sướng  thấy trời quá đẹp ở đây.
Một hôm có con bướm đến bay trong phòng, một con bướm trắng tuyết. Lúc đầu Bénédict tưởng là một cụm tuyết. Nó kêu lên, rất lo lắng, Eberhard, kìa, mùa đông đến. Nhưng Eberhard mỉm cười, bảo rằng đó là một con bướm. Anh đã giữ nó rất lâu trong lòng bàn tay. Mắt Eberhard rớm lệ bộc lộ sự dịu dàng như khi anh nói về Khu Rừng Đen ngày chủ nhật.
"Một đứa bé ở đây!" Ông mục sư đã thét lên như thế. Thưa vâng, đúng là ở đây một đứa trẻ đã được sung sướng. Các cô gái thật tử tế đối với nó. Các cô ấy quỳ xuống để nhìn nó khiến nó rất cảm động. Bà Gundlachsen hay vào và nói:
Các cô phải nhớ rằng các cô không được đụng vào nó.
Các cô ấy khóc khi nhìn thấy bàn tay họ đầy vết thương như bàn tay những người tuẫn đạo.
Đúng là buổi tối các cô thường hay say sưa và kêu gào, nhưng đó là khi những người đàn ông đến. Lý ra ông mục sư phải doạ nạt và trừng trị bọn đàn ông theo ý kiến của Bénédict. Thỉnh thoảng có những ông đến, đầu đội mũ lụa. Eberhard đã nói rằng ông mục sư là đầy tớ của họ và tiền lương của ông ta cũng lấy từ quỹ trả cho các cô gái.