Dịch giả: Hồ Thiệu
Chương 2 (tt)

Mọi niềm vui của tôi lúc bấy giờ chỉ là sự chờ đợi tiếng gọi của Chúa Tròi. Người sắp chỉ cho tôi con đường của tôi. Tôi không tin như Eberhard rằng Chúa đã nhìn thấy một cái gì đặc biệt ở tôi. Tôi tự biết tôi lắm chứ, nhưng tôi đã tin và bây giờ còn tin, và cái đó còn mãnh liệt hơn khi tôi có kinh nghiệm chắc chắn của cuộc đời phía sau tôi, rằng Chúa, lớn thế, xa thế vẫn định đoạt số phận mỗi chúng ta. Tôi đã biết là con đường mà Chúa Trời phân định cho tôi là một con đường khiêm tốn, nhưng tôi không biết con đường ấy ở đâu, tôi đã bằng lòng cầu nguyện và chờ đợi.
Tuy thế tôi cần cho các bạn biết vài chi tiết trong cuộc sống của tôi ở Copenhague. Trong đám sinh viên có một cậu mà tôi không bao giờ quên, mặc dù tôi không  biết tên nó. Nhưng tôi sẽ tìm lại được nó trong ngày Đại Tái Ngộ và tôi sẽ dẫn nó đến trước ngai của Chúa, Người sẽ công nhận nó là một trong những đồ đệ của Người. Một buổi sáng, trong đại giảng đường thần học, nó trông thấy như thường lệ tôi không thể viết kịp lời đọc giáo trình, nó chuyển vở của nó cho tôi,ra hiệu cho tôi chép lại những gì nó đã viết trong lúc nó tiếp tục ghi bài lên một tờ giấy rời. Rồi nó lại đưa tờ giấy đó cho tôi khi tôi chép xong trong vở và tiếp tục trao đổi như thế cho đến hết giờ học. Lần đầu tiên vở của tôi cũng đầy đủ chính xác như của người khác.
Tôi muốn nói chuyện với nó, bắt tay nó bởi vì tôi biết rằng tôi không nhầm như với Augustin. Cử chỉ của nó là do Chúa khuyến dụ nhưng tôi vừa dám ngước mắt nhìn nó thì nó đã đi rồi. ngày hôm sau nó không đến, cả những ngày sau nữa. Tôi cũng không rõ lý do vắng mặt của nó, vì tôi chẳng biết ai, hơn nữa cũng chẳng muốn bộc lộ chuyện đó ra trước những người khác. Tôi luôn ước mong nó trở lại, vì nó là người bạn thân duy nhất của tôi nhưng nó vẫn mãi mãi vắng mặt. Về sau lúc tôi ra đi mới được biết rằng nó đã bị chết đuối ngay sau ngày nó đã giúp đỡ tôi, vâng, giúp đỡ tôi sống. Cuối cùng tôi đánh liều hỏi, Adam mới kẻ6 cho tôi nghe tai nạn. Tôi cần có một câu trả lời trước khi rời bỏ thế gian này để tôi có thể mang đi cái hoa đẹp nhất. Tôi nhớ rất rõ ngày đó và Adam cũng nhớ lại dễ dàng bởi vì đó chính là ngày sinh của nó. Nhưng tôi không biết được tên nó. Adam thì không nhớ, thậm chí nó còn chưa bao giờ biết. Nó chỉ nhớ được bạn học của chúng tôi theo mô tả của tôi mà thôi.
Mày muốn biết tên nó làm gì? – Adam nói.
Ồ, Adam! Đối với mày thì chẳng là gì cả, nhưng đối với tao là tất cả.
Các bạn hãy tin chắc rằng tôi sẽ gặp nó. Nó sẽ đến gần tôi với nụ cười nghiêm trang, khuôn mặt sáng như lần đầu tiên, trẻ một cách không tưởng tượng được, nó là người được phép đến với Chúa, không bị vấy bẩn sau hành động tốt đó.
Augustin đã biến mất sau khi Adam phát hiện âm mưu của nó cùng với bà chủ nhà và lấy lại tiền chia phần bất chính. Tuy nhiên, một buổi chiều nó rón rén đi vào chỗ ở mới của tôi để xin tôi cho mượn đúng số tiền ấy và tôi đã cho nó. Nó đếm tiền và gật đầu với một nụ cười bất hảo. Sự tính toán là ở đấy. Rồi nó ra đi.
Tôi cũng muốn nói với các bạn về những cuộc đi dạo trong rừng khi mùa đẹp trở về. Ban đầu Adam đưa tôi đến đó cùng với mấy bạn nữa. rồi sau tôi lại đó một mình. Nếu lần đầu tôi không đi cùng người khác thì tôi tin là tôi không trở về nữa. Tôi sẽ bị chết đuối trong hồ Oresund xanh biếc cũng như Empédocle đã lao mình vào núi lửa để hoà nhập làm một với thiên nhiên.
Với những người khác, tôi vẫn im lặng và dè dặt như cũ, và tôi trở về thành phố cùng một lúc với họ để trở lại gác xép của tôi. Chỉ ở đấy tôi mới thả mình mà khóc được.
Bác sĩ hãy tưởng tượng một đứa trẻ sinh ra bị cầm tù trong một xó tối nhất, đen nhất, đứa bé ấy mù vì sống trong bóng tối, điếc vì bị giam hãm trong các bức tường, đứa bé với máu đông lại vì ngồi nhiêu quá. Ông có thấy nó tỉnh lại bên bờ Oresund một ngày giữa mùa hè? Ông có thấy nó trong lúc hoàng hôn khi những đám mây đen phản chiếu trong những làn sóng? Ông có thấy nó khi đi về dưới ánh trăng, dọctheo những làn sóng chuyển động dưới bầu trời lững lờ hay những làn hơi trắng? Tôi trở lại rừng ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa và rất nhiều ngày nữa. Tôi trốn xaf, xa những quyển sách  của tôi như để tìm lại mẹ tôi mà tôi không biết. Tôi cúi đầu chạy như điên dưới mưa rào và tôi đã vào tận trong rừng sâu, nằm xuống cỏ, giấu mặt vào đấy mà khóc nức nở. rồi ngẩng mắt lên trời về phía mặt trời, lên Chúa mà tôi ca ngợi, tạ ơn, tôi nhẩy lên khỏi chỗ và  bắt đầu nhảy múa say sưa trong một niềm vui đau đớn.
Tôi không ăn không uống không ngủ. Tôi mơ mộng, nhảy múa, chạy nhảy, đi khắp cái khu rừng với một sự sảng khoái như bị quỷ ám. Tôi chỉ trải qua độc nhất có một mùa hè trong những khu rừng sồi của Seeland, tôi chỉ vùi mặt của tôi vào trong cỏ mỗi một mùa hè, trong một mùa hè duy nhất tôi đã hưởng sự phong phú dồi dào của tạo vật của Chúa. Sau đó tôi đã mắc cạn trên cái núi đá giữa biển sóng. Nhưng trong suốt nửa thế kỷ tôi lưu lại ở đây, tôi vẫn sống động và trẻ trung, giàu trong sự nghèo khổ của tôi, đẹp trong sự xấu xí của tôi, nhờ có mùa hè đó. Tôi không ngừng mơ về những khu rừng xanh tươi muôn thuở mà những mảnh rừng đẹp nhất của thế gian này chỉ là một sự phản ánh tầm thường.
Buổi chiều, kiệt sức vì chạy, vì đói, vì hạnh phúc, tôi trở  về, mình bám đầy bụi, mắt hoa vì ngắm mặt trời, mũi còn ngửi thấy mùi đất và lá cây. Lúc bấy giờ mở ra trước mặt tôi vương quốc thứ ba. Tôi đã am tường tôn giáo. Từ thuở bé nó đã như hơi thở của cơ thể tôi tuy tôi không hiểu nó hoàn toàn như Eberhard mong muốn. thiên nhiên? Tôi đã đến. Nhưng lần đầu tiên tôi ở trước thi ca. Ba vương quốc mạnh hoà vào làm một và tồn tại như thế với tôi một xứ sở duy nhất mà ở đấy tôi cảm thấy là mình, xứ sở mà hơn cả những tổ quốc trần thế, nó là chiếc giường của trời.
Mỗi lần tôi đi qua thư viện của thị thần colbjornsen, tôi thèm thuồng dòm những hàng sách. Hình như đó là một chiếc đàn ống uy nghi và ngay cả những quyển sổ đàn đòi hỏi được chạm đến. Tuy nhiên tôi nhớ đến suy luận của Eberhard về những quyển sách. Tôi đã trông thấy chúng bằng con mắt của Eberhard trong tay cha tôi và tôi đã tưởng như Eberhard rằng sách đã gây nên tai hoạ cho cha mẹ tôi.
Nhưng sách có sức mạnh của các đàn ống không? Tuy nhiên, tôi không dám mó tay vào sức mạnh thiêng liêng đó. Đó là một bàn tay khác mạnh hơn bàn tay tôi đã bẻ gãy sự quyến rũ.
Tôi đã đọc. Và như trong thiên nhiên tôi đắm mình vào việc đọc sách để tìm thấy mình. Tôi đọc các nhà lãng mạn Pháp: Chateaubriand, Lamartine, Victor Hugo… Những người Anh: Byron, Sbelley, Keats…Những người Đức: Holderlin, Jean Paul, Novalis..Tôi vật lộn trong ngoại ngữ để tìm hiểu, phỏng đoán chỉ có một ý nghĩ: đi xa, xa hơn, lọt vào trong thế giới hoa huệ, thiên thần thượng đặng những đàn hạc gió, những tiếng thở dài, những vì sao. Thơ ca đã làm tôi chúng mặt cũng như rừng. Trong thơ ca và trong rừng tôi không trông thấy cây Thánh giá trong những khu rừng đen của Eberhard, mà trông thấy Aphrodite, nữ thần của toàn trái đất.
Những cái nhìn của tôi đưa đến bất kỳ nơi đâu, vào trong rừng, giữa những chim muông và động vật, vào thế giới sách vở, giữa đám bạn bè, trên những lối đi có cây anh đào, tôi đều thấy Nàng và tôi giấu mặt trước nữ thần. Cái khó tả nên lời, cái thiêng liêng đều thật gần. Nhưng tôi quỳ xuống cầu xin Chúa chỉ cho tôi thêm cả vương quốc thứ tư và là vương quốccz bằng cách dẫn tôi đến số phận của tôi.
Và Chúa đã chấp nhận.
Bàn tay hé mở những cánh cửa của vương quốc thú ba rất mạnh, mạnh đến nỗi Eberhard không giữ lại được.
Tên ông chắc đã tái nhợt đi như những cuốn sách trong đo 'tuổi trẻ thời của tôi đã trông thấy những đỉnh cao của nó có thể đạt tới. Người làm cho chúng tôi thấy những đỉnh cao của chúng tôi tên là Carsten Galriel Honorius. Ông là giáo sư văn học ở trường đại học. Ngồi trong giảng đường, chúng tôi chỉ chú ý đến một con người ục ịch nặng nề đứng trên bục. Mắt nửa nhắm lại, ông lắp bắp, rồi bỗng nhiên giuơng mí mắt lên, cái nhìn của ông rực sáng. Trong một khoảnh khắc giải phóng một tia phản chiếu vĩnh hằng đã ló ra với một ánh sáng mạnh dưới cái vỏ trần gian nặng nề làm rực lên cuộc của nhiều người khác cũng như nó đã chiếu sáng cuộc đời nghèo khó và cô lập của tôi.
Nhưng liệu có ai hiểu ông hơn tôi, người đã tìm thấy sự vĩnh hằng bên cạnh con gái ông? Con gái ông thì tinh tế và mảnh dẻ thế, mà ông thì nặng nề, con gái ông đã rũ  bỏ hết những sợi dây ràng buộc của trần thế, con gái ông là mục đích mà ông là phương tiện, con gái ông, mà hình ảnh của cô ấy nấp trong tim tôi đã theo tôi đến tận đây, một hình ảnh được giải thoát khỏi mọi chi phối của thực tại. Giờ đây, sau nửa thế kỷ chịu hình phạt cầu chuộc tội, tôi hiểu rằng, bởi vì tôi đã muốn có cô ấy, lẽ ra phải để mất cô ấy. Nhưng tôi cũng hiểu rằng tội lỗi chống lại cô mà tôi đã phạm phải, cái tội lỗi làm tôi không xứng đáng với sự hiện hữu của cô trên thế gian này và ném tôi lên đảo này, không chỉ là sự kế tục một mối tình bất hạnh, mà còn là sự cứu vớt duy nhất của tình yêu đó. Vì tội lỗi của tôi, Chúa đã gọi tôi đến với cuộc đời mà tôi được tạo ra cho nó. Tội lỗi của tôi đến từ ý chí của Chúa, ấy thế mà tôi thực hiện ý chí của Chúa thì tôi cũng làm vấy bẩn ý chí đó.
Trái tim con người đen đến nỗi ánh sáng của Chúa khi đi qua cũng tối sầm lại. Nhưng chúng ta biết rõ rằng tội lỗi là đồng nghĩa với đau khổ và chỉ bằng đau khổ chúng ta đến được với niềm vui, với Chúa.
Tôi trông thấy cô ấy trong phòng làm việc của bố cô ấy, ở đấy, chúng tôi, những người đến học luôn luôn được chào đón. Tôi trông thấy cô ấy ba lần. Lần đầu tiên cùng với nhiều bạn bè, lần thứ hai cùng giáp mặt rồi đến lần thứ ba này là hết.
Không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện đi thăm Carsten Honorius cả. Cái đó dành cho tất cả những người khác, nhưng với tôi thì không. Tôi đã quá nhớ đến Hội sinh viên và phòng khách của bố tôi để hiểu rằng tôi không đến đúng chỗ ở những nơi tương tự như thế. Nhưng rồi một chiều Adam đến tìm tôi.
Tại sao mày không muốn đi với bọn tao? Mày cũng theo học các bài giảng của ông ấy như chúng tao cơ mà?
Tôi quay mặt đi, không quên rằng sở dĩ Adam là một thính giả cần mẫn của Honorius như thế trong những bài giảng thần học là vì học trò thừa biết một ngày kia nó cũng thành thầy giáo. Nó có thể dễ dàng đến nhà thầy, tôi thì không thể thế, chỉ liếc nhìn qua quần áo của tôi cũng đủ hiểu. Đồng tiên tiết kiệm cuối cùng của Eberhard đã tiêu hết từ lâu và quần áo rách rưới của tôi, mặc dù có vài bộ được chải chuốt luôn nhưng cũng không có cái nào coi được. Adam chộp được cái nhìn của tôi.
Tao cho mày mượn  bộ complê – Nó bình thản nói với tôi không phải như nó làm từ thiện, mà như là nó thực hiện một nhiệm vụ tự nhiên. Nó luôn giúp đỡ và tương trợ tôi theo kiểu ấy, nhưng như thế chỉ làm tăng thêm cái cảm tưởng sâu sắc của tôi về sự thấp kém bẩm sinh. tôi đã không thể chống lại ước muốn của Adam.
Con người ấy, một ngày kia sẽ ở trong một gian phòng mà ngay trong mơ nó cũng không dám bước vào, ở bên cạnh một con người có khả năng về tất cả những gì anh ta thấy, ước mong trong thế gian này, mà anh ta biết rằng không bao giờ bản thân anh ta đạt tới một mảnh nhỏ, chỉ mình con người ấy đến với bộ quần áo đi mượn sau khi sống một năm ròng bằng bánh mì, nước lã và những mẩu khoai, con người ấy không còn hy vọng, không còn can đảm, con người ấy tin chắc cái vô giá trị hiện tại và tương lai, con ấy sẽ hiểu rằng cái sàn nhà của căn phòng này làm  bỏng đế giày của tôi và, toát mồ hôi trán, tôi chỉ nhìn thấy khắp nơi toàn những cái nhìn xoi mói và chỉ trích.
Tôi đã đi tìm mọi món trợ giúp. Nhưng những đứa khác luôn đi trước tôi. Không chỉ mình Augustin túng thiếu như tôi mà cả những bạn mà cha mẹ là những người khá giả, kể cả giàu có nữa. Chúng nó nhận được những món tiền cứu trợ có thể đảm bảo cái ănhàng ngày  cho tôi mà chúng chỉ dùng để xài vặt. Tôi đấu tranh bản thân mãitrc khi đến gặp một giáo sư cho ở miễn phí và có một vài trợ giúp ở trong trường đại học. Tôi hết sức ngạc nhiên thấy ông ấy ở trong một căn hộ lộng lẫy bảy phòng trong toà nhà trước trường, trong khi đó thì phòng sinh viên gồm năm gian áp mái tối om, bé xíu ở nhà đàng sau. Những gian áp mái đối với tôi là cả một sự cứu nạn. Nhưng đã có nhiều đứa đến xin những ưu ái đó. Tất nhiên là tôi đã lọ qua các kỳ thi kiểm tra, đã có những bằng khen chăm chỉ, ngya cả những giấy chứng nhận nghèo khó cũng đủ cả. Tôi có thể ghi tên xin, nhưng cho tôi hy vọng thì giáo sư không dám đánh liều. Thực vậy, ông không dám đánh liều vào đó vì đã hứa với một bạn học cũ, giáo sư Flensburg, là sẽ nhận cậu con một của ông để cho các thầy giáo khác để ý đến nó.
Ngay buổi chiều mà tôi nhận được trả lời từ chối cho đơn xin của tôi, tôi đã nhìn thấy ánh đèn trong căn áp mái mà tôi mong được ở! Cậu con một đã cười nói ầm ĩ với những học sinh ưu ái khác mà giáo sư có quen biết bố mẹ, hoặc được gửi gắm bởi những nhân vật có danh tiếng hoặc bởi một vài mục sư nào đó.
Sau chuyện đó, tôi bắt đầu đi tìm mùi những phương tiện tồn tại khác để có thể sống trong cái thành phố có những cánh cửa đóng này cho đến khi Chúa tiết lộ cho tôi ý chí của Người.
Trong vài tuần lễ ngắn ngủi, tôi có được một chỗ làm ở nhà một thương gia. Ông sai tôi làm những quyết toán trong quyển sổ cái của ông. Tôi vốn chẳng giỏi giang gì về tính toán, thế là tôi bị đè nặng vì tinh thần trách nhiệm và kiệt quệ vì cố sức. Ban đêm tôi cũng chẳng được nghỉ một khi những con số cứ nhảy múa trong đầu. Được một tháng thì người ta cho tôi thôi. Anh con trai của nhà đó, sau chuyến đi chơi về sắp thay tôi làm  công việc đó.
Tôi tìm kiếm việc khác mãi cũng chẳng có kết quả. Chỉ có mỗi một cánh cửa mở ra với tôi. Người ta cần một người sửa bản in trong một nhà xuất bản tiểu thuyết đồi truỵ và bài hát đường phố. Nó còn xuất bản một trong những tờ lá cải bẩn thỉu đầy rẫy từ khi có báo chí.
Tôi không nghi ngờ gì về loại công việc mà tôi sẽ phải làm. Nhưng ngay khi đọc xong dòng đầu tôi đã hiểu là tôi đã lạc đường. Tôi nghe nói là những tờ báo bẩn thỉu hồi đó chẳng là cái gì so với những tờ báo ấy ngày nay. Những người nghèo khổ khác làm việc ở đó để kiếm sống hàng ngày. Đối với tôi, con của Eberhard, cái công việc độc hại, đáng ghét, lừa dối đó là cả một nỗi đau khổ.
Trong cơn xúc động tôi đã bỏ giấy và chạy đến chỗ Adam. Tôi đã đưa những bài chữa của tôi cho nó và đổ người xuống một chiếc ghế, nức nở là đã tận mắt nhìn thấy những nước như thế mà vẫn phải cộng tác vào đấy.
Nó bình thản lướt qua trang giấy và nhún vai.
Mọi người khác mày thừa  biết sự tồn tại của những thứ ô nhục đó và hiểu rằng chẳng ai cấm những thứ đó từ 1849. nếu mày không thích chân đó, một người khác sẽ vui vẻ nhận ngay. Mày đã rút được kinh nghiệm trong những lần tìm việc rồi đấy. Mày muốn, như người ông vô danh của mày đã nói trước, nằm ở bậc thềm, chết rét và chết đói chứ? Ngày ấy, ở nhà ông ta mày đã làm một chuyện ngu ngốc, đừng làm lại nó một lần thứ hai.
Tôi nhìn Adam, nhưng cứ để cho nó nói. Các bạn cứ nghĩ xem,chắc là Adam nhìn thấy sự khốn cùng của tôi có thể làm giảm bớt đi chú bằng sự thừa dư của nó chứ. Nhưng liệu nó có bao giờ tực hiện cái số phận người đại diện của Giáo hội, nếu trong thời trai trẻ, nó chỉ thay đổi đi một tí cái luật xã hội cần được xem là thiêng liêng, cái luật định ra rằng cần có người nghèo để có thể có những người giàu. Tôi đã hiểu ra điều đó ngay sau khi nghe những lời mà tôi kể lại đó rơi ra từ đôi môi nghiêm khắc và trong trắng. Chính bản thân Adam là cái giới quan chức, mà để chống lại nó Eberhard đã muốn cho tôi vũ khí, cái xã hội cần có tôi, có một tờ giấy như tờ mà tôi sửa chữa để làm nền cho nó, có thể là làm van an toàn!
Ngày hôm sau, tôi lại ngồi vào cái bàn đầy những chai rượu và thức ăn thừa không ngon, kê giữa bếp lò gỉvà một cái giường đôi bừa bộn. Phòng làm việc đồng thời dùng làm phòng ăn và phòng ngủ cho biên tập và cho những cô gái mà người ta nhặt ở ngoài phố.
Tôi cố nghĩ đến Eberhard, người đã sống trogn một nhà chứa, nhưng chẳng có một so sánh nào khả dĩ giữa hoàn cảnh của ông ấy và của tôi. Ông ấy chỉ làm cái việc lau chùi, lọc trong, trong lúc tôi thì…Tất cả những cái mà tôi có thể làm được gọi là dọn sạch tức là xoá bỏ những lỗi in ấn!
Tôi tự nhủ, khi kiếm được vài xu, rằng tôi trụ vững một cách khó khăn ở xa cái bậc thềm của ông tôi, và tôi sẽ kết thúc ở đấy theo như ông ấy nói. Nhưng tôi kêu với Chúa trong cơn khốn khổ đến nay chưa từng biết này. Tôi cầu xin Người giải thoát thể xác tôi, cái thể xác đang bắt buộc linh hồn tôi phải chịu điều ô nhục này. Tôi làm thuê ở toà soạn đã được ba tháng nhưng chưa khi nào tôi cảm thấy sự khốn khổ của tôi và cái thuyết nhị nguyên không thể chịu được này giữa tinh thần và xác thịt như là buổi chiều tháng mười đó trong nàh của Carsten Honorius, gần một năm sau khi Eberhard mất.
Adam giới thiệu tôi và giáo sư nghe tên tôi với một vẻ chú ý đặc biệt. Ông nhin tôi với đôi mắt tò mò, nửa nhắm nhưng rất sinh động khiến tôi run run tự hỏi không biết tôi có cái gì đáng quý mến, có cái gì cho tôi quyền được vào chỗ con người nổi tiếng này. Cái đầu nặng nề của ông nghiêng về phía tôi, ông hỏi tôi về sự học tập, về dự định tương lai.
Trong chốc lát tôi đã suýt thổ lộ với ông tất cả nỗi khốn khổ của tôi. Ông là người đầu tiên hỏi tôi về bản thân. Nhưng tôi đã dằn lòng lại. Tôi có thể thừa nhận sự tử tế của ông bằng cách trút gánh nặng của tôi cho ông ấy chăng? Với lại, chỉ mình Chúa mới biết được con đường của tôi.
Tuy vậy, sau này khi tôi không bị chìm trong sự khinh bỉ của những người không cho tôi là không xứng đáng với chức vụ trên đảo, tôi đã tìm thấy lại sự thích sống vì nghĩ rằng nhà học giả cao to và khôn ngoan đó cũng đã nhìn tôi với cùng một con mắt nhìn những người khác, có lẽ là với cả một sự thông cảm cảm động.
Ông đặt lên vai tôi một trong hai bàn tay dài thanh mảnh đối lập khác thường với phần còn lại của thân hình đồ sộ của ông.
Đây là lần đầu tiên anh đến thăm tôi, anh hãydn luôn nhé.
Và ông đi, kéo lê cái chân khập khiễng sang phía một người khách khác.
Tôi dám mạnh dạn nhìn căn phòng chật ních những khuôn mặt trẻ trung tươi cười, và, trong một lúc tôi cảm thấy mình là một trong số những sinh viên hớn hở đó. Chắc là sức mạnh tình cảm đã nâng tôi lên. Bỗng tôi trông thấy Dorete Honorius, con gái ông ấy. Tôi trông thấy cô ấy đi tới, theo sau là một chị đầy tớ, cô ấy chuyển theo vòng tròn một  cái khay tàu đựng đầy chén trà, mứt và thìa. Dáng đầu nghiêng nghiêng, cái cổ thon, cánh tay trần cầm cái khay nặng, tất cả những cái đó thật tươi trẻ, thật hồn nhiên, thật sung sướng  khiến tôi bỗng nhớ lại bản thân tôi là gì mà dám vào trong phòng này, mà dám đến gần cô ấy. Nhưng liền đấy tôi không nghĩ về tôi như thường lệ nữa. Tôi không còn nghĩ đến những quần áo của tôi, tài sản của người khác phải trả lại cho người ta sau khi rời khỏi nhà này, tôi không còn nghĩ tới cái gian áp mái của tôi mà cô ấy không thể nào hình dung được sự nghèo khổ của tôi, ngay cả trong mơ. Tôi không còn nhớ đến nguồn gốc của tôi, đến cái chết của mẹ tôi, đến ngôi nhà ở phố Pistolet, cũng không còn nhớ đến bài báo mà tôi phải đọc ngay trong ngày đo 'với những điều tục tĩu hiện ra trong mắt tôi.
Tôi không còn sợ sự ngạc nhiên và những nụ cười, tôi không còn sợ cho tôi nữa. Dáng đi của Dorète như lướt nhẹ trong không khí, da cô trắng quá, đường cong ở gáy cô mềm mại quá. Tôi sợ cho cô, tôi sợ gợi ra cho cô lòng thương hại, tôi, mà ngay cả hơi thở cũng là một nỗi đau đớn: tôi không nên thở ở đây.
Mắt của Dorète Honorius xưa nay chỉ nhìn thấy cái đẹp và hạnh phúc bên cạnh người cha đặc biệt này, trong căn phòng đầy sách và đồ mỹ nghệ. Tôi cảm thấy có tội nếu trộn lẫn bao nhiêu tủi nhục và khổ đau vào một sự hài hoà thanh bình và dịu dàng như thế. Tôi nhìn giáo sư đang đi khập khiễng từ người này đến người khác và tôi tự nhủ ông có thể đuổi tôi đi vì những gì con gái của ông, mồ côi mẹ, mạo hiểm ở tôi.
Khi, với một cử động bất ngờ, cô đến gần tôi, và, một nụ cười nở trên khuôn mặt trắng trẻo đóng khung giữa những lọn tóc, cô hơi cúi mình giơ ra cho tôi chiếc khay, tôi hốt hoảng quay đi làm như tôi không nghe cô hỏi, như không trông thấy những bánh ngọt cô làm, mứt cô mời tôi. Tôi nấp sau một sinh viên bên  cạnh, cố lén lút lách qua sau lưng nó và những người khác, về phía cái cậu dọc theo các ngăn đầy sách.
Tôi không thể đi ra như thế, tôi cần, chỉ một lát nữa thôi, nhìn cô đi qua nhẹ nhàng và im lặng. Tôi cần nhìn vòng lượn mềm mại của gáy cô, nụ cười mơ màng của cô. Tôi muốn biết thế nào là sự ngây thơ, hạnh phúc, tuổi trẻ rồi tôi biến mất. Bỗng nhiên, im lặng quanh tôi. Rồi tôi nghe giọng nói ồm ồm của Carsten Honorius, và, ngước mắt lên, tôi trông thấy ông đang nói, hai tay tựa vào lưng một chiếc ghế. Mọi cái đầu quay sang ông.
Tôi ném một cái nhìn mới vào Dorete. Chị đầy tớ đã cầm đỡ cái khay trên tay, và Dorete cũng lắng nghe. Cô nhìn tôi chẳng có nguy hại gì khi tôi ở xa cô. Tôi có thể cho phép mình ngắm cô trong một khoảnh khắc ngặn cuối cùng, và tôi ở lại, quên hết tất cả. mắt tôi không rời khỏi cô. Đầu cô ngẩng lên trong số những người khác. Cô lắng nghe, miệng hé mở, cái nhìn long lanh. Những bím tóc uốn mvòng lượn thanh bình quanh trán cô và hai bàn tay nghỉ ngơi trên đầu gối. Tôi đã quên những thứ bẩn thỉu mà mắt tôi đã trông thấy và mang theo ngày hôm đó, và tôi dám đặt cái nhìn lên đôi má, lên tai, lên cái cổ uyển chuyển, lên những cánh tay thon thả, lên đôi tay chắp lại và lên đường tròn êm ả của đôi vú. Tôi mải mê ngắm như thể những cái nhìn của tôi đã tìm thấy lại tổ quốc lâu nay tìm kiếm. Đây là lần đầu tiên tôi nghe lấy một tiếng nào trong những lời ông bố cô nói. Tôi chỉ trông thấy cô. Tôi chìm vào trong sự ngây thơ, hạnh phúc, tuổi trẻ này. Bỗng nhiên, tôi gặp cái nhìn của cô  và mọi ưu phiền, mọi tủi nhục đều rời khỏi tôi, vì đôi mắt cô đưa lại cho tôi sự rộng lớn và thanh bình của bầu trời, cái bầu trời nhìn thấy tất cả và không gì làm vấy bẩn được. tâm hồn Dorete mà vật chất chưa chắp nối với tâm hồn tôi, một tâm hồn mà sự sợ hãi và hận thù đã dẫn đến cửa cái chết, đã gặp nhau, ngỡ ngàng nhận ra nhau.
Chúa đã gọi tôi, tôi chỉ còn chờ đợi ý chí của Người.
Trong khoảnh khắc đó, tôi thấy hai mắt nhìn chúng tôi, đó là đôi mắt Adam, giống như những con mắt diều hâu. Dorete rùng mình và cúi đầu. Hai bàn tay của cô tìm nhau trên đầu gối cô và tôi hiểu rằng cô phải là của nó. Nó muốn có cô, cũng như phần thưởng, đối với nó cô ấy biểu hiện như mục tiêu cao nhất. Vậy chúng tôi có luôn luôn cần phải mong ước cùng một thứ không, chúng tôi thật xa nhau mà cũng thật gần nhau?
Tôi tỉnh giấc mơ để thấy rằng tôi đang trong bộ quần áo của Adam và tôi quên rằng cái gì vừa được cho tôi không thể bị lấy lại, ngay cả là do cô ấy.
Trong lúc tôi chờ đợi tiếng nói của Chúa bảo tôi "Đó là quà quý nhất vừa được tặng cho ngươi, ngươi đã trông thấy một tâm hồn chị em, ngươi hãy đi đi và giữ lấy món quà quý đó", sự xung đột giữa tinh thần và xác thịt lại diễn ra. Tôi quên là ân huệ và nỗi đau của sự giải phóng xác thịt thay nhau xảy đến với chúng ta và tôi muốn cô ấy như là tôi trông thấy cô ấy ở đây, trong bộ quần áo yêu kiều của thân thể cô. Tôi không yêu cầu được ôm Dorete vào trong cánh tay, nhưng tôi muốn cô ấy còn nguyên vẹn như bây giờ. Tôi cầu xin cái khoảnh khắc đó ngừng lại, tôi cầu xin thời gian đừng trôi đi. Tôi muốn rằng những người khác quên hai chúng tôi mãi mãi, tôi muốn rằng chỉ mình chúng tôi tồn tại, tôi muốn chỉ mình tôi nhìn cô ấy và cô ấy nhìn tôi, ở trước mặt tôi như bây giờ. Tôi yêu cầu cái gì đã thuộc về tôi như một sự vĩnh hằng cũng phải có khoảng đo trong thời gian.
Tình yêu của tôi với Dorete thức dậy trong tôi tính ích kỷ đã yên ngủ, và tình yêu đó cứu tôi mãi mãi nếu tôi tuân theo ý chí của Chúa chứ không phải đi theo ý chí của tôi.
Khi giáo sư thôi nói và các sinh viên, lòng đầy cảm ơn và ngưỡng mộ, chạm nhau quanh ông để chào ông, Dorete biến mất trong đám đông. Bấy giờ tôi biết là lần sau tôi sẽ lại đến và tất cả các lần khác nữa nếu tôi có thể. Nhưng tôi thoáng thấy cô ấy bên cạnh Adam, cậu này hôn tay cô. Cô cúi đầu chào nó, nó đứng lên, hất mớ tóc vàng hoe ra đàng sau và mắt nó đăm đăm nhìn vào trong mắt của Dorete. Cô run run chắp hai tay trong một lời cầu nguyện thầm lặng. Một tiếng nói bên trong bảo tôi "Mày hãy cầu nguyện tuỳ ý, mày sẽ không chống đối với ý chí đó".
Adam rời cô và đến chỗ tôi. Cô ở lại sững sờ tại chỗ. Cái nhìn của bạn tôi đã xuyên vào tôi với sức mạnh của một lưỡi kiếm và tôi run lên như Dorete. Số phận của chúng tôi đã được định sẵn.
Chúng tôi  cùng đi ra, không nói với nhau một lời, trong các phố đêm mà các biển hiệu rít lên trên những dây xích. Đến trước nhà Colbjornsen, chúng tôi dừng lại và trong khi nó dừng lại ở tôi vẫn cái nhìn lạnh lùng. Adam bảo tôi:
Quả thật là mày đã chịu hết nổi công việc biên tập báo rồi Clemens ạ. Tao có cái khác đề xuất với mày.
Tôi giương mắt nhìn. Nó nói gì thế nhỉ? Có cái gì khác cái mà tôi vừa cảm thấy? Cái mà tôi đã mất đi chiều nay?
Tao thấy hôm nay trên tờ Tổ Quốc có quảng cáo một việc làm. Người ta cần một giáo viên dưới quyền chỉ huy của một mục sư trên một hòn đảo. Tiền ăn và ở một năm là hai mươi lăm rixdan. Người ta ở đấy rất biệt lập, cách bờ biển gần nhất bảy dặm, ở đấy không quá hai trăm cư dân. Nhưng mày thích cô độc. Tàu đang neo ở Christianshaven. Thuyền trưởng biết rõ hơn về vấn đề này. mày có thể hỏi ông ấy, nhưng việc đó người ta cần ngay.
Một ngọn lửa man rợ đỏ lên trong tôi, ngọn lửa tôi chưa từng biết. Cái tôi của tôi bộc lộ mãnh liệt, không nhìn thấy gì nữa, không nghe thấy tiếng nói của người lẫn tiếng nói của Chúa. Tôi chỉ còn là tôi, chỉ mình tôi, và tôi chất đầy bầu trời và mặt đất bằng những tiếng kêu của tôi. Nó muốn xa tôi ra, nó cho tôi là địch thủ. Tôi muốn đứng lên, gào ra khắp bốn phương rằng bây giờ nó phải tính với tôi. Nó sợ tôi như một tình địch bên cạnh cô ấy!
Tuy nhiên Adam đã nhét tờ báo vào túi tôi và mở cổng.
Mày có thể giữ bộ quần áo ấy cho chuyến đi – nó nói trong khi đóng cánh cửa.
Nhưng có quan trọng gì đối với tôi cái vẻ chế giễu của nó khi nói xa nói xôi rằng tôi không thể đến gần cô ấy nếu không có những quần áo đi mượn đó. Có quan trọng gì đối với tôi khi tin chắc  bình thản của nó rằng tôi sẽ đi ra đảo vì tôi bị bắt buộc phải ra đó. Tôi chỉ nhó lại rằng cô ấy đã nhìn tôi và suy nghĩ của Adam đã xoáyvào cái nhìn ấy. Tôi quên đi niềm tin của tôi và những ý định của Chúa. Tôi quên cả chính chúng tôi đã đặt mình cho xã hội phán đoán. Tao đã luôn luôn tuân theo, mày là ai mà đã nhường trước nhân cách của người khác mà lại hoi nghi ngờ về nhân cách của tao, tốt bị ngập chìm trong cái tôi xa lạ của tôi. Tôi sụp xuống trên bậc thềm và ngồi ở đấy cho đến khi người gác đêm xuất hiện và khuyên tôi về nhà để mà say. Tôi sửng sốt nhìn anh ta và đứng dậy đi lảo đảo.
Tôi đã say, thật vậy, như người chưa từng uống rượu vừa nếm thử loại rượu mạnh nhất. Và cũng như rượu có thể tạo lại con người trong một chốc lát, tôi đã được tạo lại bởi những giờ ban đêm đó. Tôi đã trở thành một vị thần, một vị thần của tuổi trẻ, của cái đep, của lòng can đảm và của sức mạnh. Nhưng không, không nghi ngờ gì nữa, tôi chỉ trở thành một con người như những người khác, một người trẻ trung và đầy hy vọng. Tôi có thể thu được tất cả, cho đi tất cả.  C ấy đã nhìn tôi theo cách như Adam, Adam Colbiornsen nhìn thấy ở tôi một đối thủ,một đối thủ mà nó phải xa ra. Tôi bằng nó, tôi hơn nó vì nó sợ tôi. N tưởng là tôi bị thua sút – và đây – tôi có thể leo lên núi.
Bỗng nhiên tôi trở lại trên đường phố yên lặng và lịch sự, trước ngôi nhà của Dorete. Tôi không biết là tôi đến gần đấy. Tôi đã đến đấy như tôi về nhà tôi, như thể những nơi này là của tôi theo luật.
Vâng, tôi có một nhà tôi, tôi có tương lai. Buông mình vào trong những mộng tưởng sung sướng và tươi cười, tôi mở chấn song và đi vào.
Hương thu của những cây đoạn già chào đón tôi, vừa thoa nhẹ vừa cảnh báo một lúc. Nhưng tôi chỉ trông thấy cửa kính chiếu sáng sau những thân cây dày dặc và những chiếc lá cây, cửa kính của người tôi yêu! Tôi tiến lên, hướng dẫn bởi cái ánh sáng cửa kính, ngẩng cao đầu trong đám cành cây như một người chiến thắng trong vương quốc của m`inh.
Tôi đã trông thấy cô ấy như một người chiến thắng trông thấy người yêu. Cô ấy khoả thân trước chiếc gương, trong bông hoa trắng của tuổi trẻ. Cô giơ hai tay quấn tóc trên đầu. Cằm cúi xuống ngực, cô cười một nụ cười huyền bí. Quần áo cô đã tuột xuống dưới chân. Nó như một đài hoa trong đó nở lên một bông hoa. Hồi quang của ánh sáng rung rinh trên da cô.
Tôi không cúi đầu, tôi không chạy trốn nhưng ở lại đó với sức manh của quyền người chủ.
Thình lình một chiếc lá lướt trên má tôi, chân tôi làm lá khô kêu lên.
Giữa lúc ấy mắt cô hướng về cửa kính, hai bàn tay cô như hai chiếc lá đặt lên đôi vú, toàn thân cô chỉ còn là sự run rẩy.
Tôi quỳ thụp xuống và nhìn cô đến gần bên cửa sổ, hai bàn tay vẫn  che đôi vú và cổ nghển lên, nhưng đang mỉm cười vì nỗi kinh hoàng.
Xung quanh nhà  cha cô, khu vườn rộng bảo vệ, không trải rộng ra ư?
Từ chỗ nấp, trong bóng bức tường, trên cỏ mục mùa thu, tôi không rời mắt nhìn những ngón tay thon trắng xoè ra che ngực, đôi mắt mở to tươi cười, bóng làn tóc trên vai cùng cánh tay giơ lên và đầu ngả về đàng sau, côkéo bức màn, biến mất phía trong căn phòng.
Giấu mặt xuống đất, tôi đã thầm kêu lên nỗi thất vọng của tôi. Tôi đã làm gì? Tôi đã rình nhìn cô trong lúc cô đang trần truồng, tôi đã hiếp cô trong lúc cô một mình, xúc phạm cô trong lúc cô không đề phòng.
Chính là tôi đã làm chuyện ấy, tôi, con của Eberhard, tôi, con chiên của Chúa, tôi, người yêu cô. Nhưng không, không thể thế được. Có đúng là tôi đã nhìn xuống trước tâm hồn, trước thân thể mà tôi tôn thờ này, cái tâm hồn và thể chất chỉ là một ở cô ấy? Tôi đã ra xa, chạy trên các phố, mang theo trong tim tôi hình ảnh thiêng liêng bỉêu lộ cuộc sống sung sướng  đã được ban cho tôi vì thân thể tôi đã bị chế ngự, ý chí của tôi đã chết đi, tâm hồn tôi sống độc nhất dưới bàn tay của Chúa.
Than ôi! Chối sao được điều đó. Tôi đã thấy. Tôi đã kéo dài sự ngắm nhìn của tôi, tôi đã ăn cắp sự trần truồng đơn độc của cô, tôi đã chiếm cô bằng vũ lực, nên đã mất cô vĩnh viễn.
Tại sao, tại sao? bởi vì cái tôi mà trước kia tôi chưa hề  biết đã được tạo ra như thế, hèn hạ hơn cả con vật. hạnh phúc và cuộc đời đã đánh thức nó dậy. Ôi! Lạy Chúa! Tại sao Người không làm con chết trong sự nghèo khó túng thiếu của con! Người hãy lấy lại hạnh phúc của con, lấy cuộc đời con đi, nhưng hãy trả lại cô ấy cho con, và trở về với con.
Muộn rồi, muộn rồi.
Tôi kêu lên thất vọng của tôi với đất, cầu xin đất đóng lại trên tôi để che giấu tôi. Sao tôi lại có thể hành động kiểu đó đối với cô ấy, mà tâm hồn cô đã thì thầm vào tai tôi "Anh trai ơi, anh là người duy nhất giống em".
Những lá vàng rơi xuống người tôi và tôi đã kêu lên với chúng hãy chôn tôi trong sự hư hỏng của chúng. Hương thơm của chúng quyện với mùi thơm của đất đưa lên làm tôi say sưa như chính hương thơm của cái chết. Tôi nhắm mắt lại với một cái thở dài cám ơn. Biến mất, biến mất. Nhưng những lá úa tuột đi kkhi tôi ngẩng đầu lên. Và tôi thấy mình vẫn còn trên mặt đất, nơi có những dấu chân tôi.
Tôi ra khỏi khu vườn, chạy như thể tôi muốn trốn khỏi hành động mà tôi đã phạm phải, trốn xa bản thân tôi. Chuyện không thể được.
Dưới ô văng tối của bậc thềm, một bàn tay sờ tay tôi và trong ánh sáng mờ ảo của một ngọn đèn dầu tôi nhận ra một khuôn mặt đóng khung trong những lọn tóc xoăn màu nâu. Tôi đã phải giữ  vững chân trên đá lạnh để khỏi ngã. Trời ơi!  Là cô ấy ư?
Cậu sinh viên bé con ơi, cho tôi một si ling và cậu sẽ được một cái hôn – một giọng nói khàn khàn rên lên. Rồi một bàn tay khẩn khoản lắc vai tôi – Cậu có nghe không, một si ling, một cái hôn.
Tôi đang đứng ở một cầu thang bẩn, trong một đường phố bẩn. Có phải là phố Pistolet hay là phố Peter Madsen?
Trước mặt tôi đang quỳ một người đàn  bà quần áo rách rưới, hết sức trẻ, mặt điểm những dấu xanh. Những lọn tóc quyện nhau xoã xuống đôi mắt long lanh. Bàn tay gầy và trắng bệch như của người chết cuống cuồng kéo áo khoác của cô ta.
Cậu sinh viên bé con ơi, một siling và một cái hôn!
Tôi cúi xuống, choáng váng. Ở trên cái mùi mốc và mục rữa bốc lên như đang ngượng ngùng một mùi thơm dịu mát, mùi thơm hoa, mùi đàn bà. Tôi không nhầm thêm một lần nữa. Tôi trở lại khu vườn, cô ấy không tức giận, cô ấy đã mở cửa sổ, cúi xuống phía tôi, chìa môi với tôi cho một nụ hôn xin lỗi!...Và vĩnh biệt.
Tôi nhận ra môi trường thời trai trẻ của tôi, mùi những thùng rác của nhà  thổ, những giường và những quần áo bẩn thỉu, những trần nhà và tường đổ bụi xuống, bùn những con suối trộn với mùi thơm yếu ớt không thể vi phạm và tinh khiết của những thân thể phụ nữ trẻ trung.
Cậu sinh viên bé con ơi, tôi sẽ cho cậu những gì tôi có thể, tôi đã không ăn gì từ ba hôm nay..trừ những gì tôi tìm được trong các thùng rác, và tôi ốm, tôi sẽ cho cậu những gì tôi có thể…
Thấp thoáng sau những nếp gấp của chiếc khăn san rách ánh lên đôi vú trẻ trung và tế nhị.
Tôi đã tin rằng cô giật mất đôi mắt và trái tim tôi bằng bàn tay trắng nõn của cô và đây, trong sự cảm thông thần thánh, cô dâng đôi vú để tôi giải khát và ngăn tôi đau khổ vì cơn khát suốt đời tôi, tôi, người dám đặt cái nhìn vào ngọn suối thiêng liêng. Tôi lảo đảo cúi xuống uống, hai mắt nhắm lại.
Phía trên mùi chết và thối rữa, bông hoa thiên đường giương những cánh hoa lụa về phía mắt tôi, thân thể tôi, tâm hồn tôi.
Tôi đã mất đi trong hương thơm của cô, tôi chỉ còn là một tinh thần đáng nếm mất thơm và muối mặn của cuộc đời thực. Một bàn tay run rẩy đặt xuống gáy tôi, tôi nghe tiếng thì thào rất khẽ: có phải là tiếng nức nở đến từ trái tim và đôi môi?
Ồ, cậu sinh viên bé con! Ồ cậu bạn bé bỏng!
Tôi bèn giương mắt nhìn khuôn mặt cô gái mãi dâm.
Tôi không thể nào cho cậu hơn nữa, một cô gái đĩ đang lạnh cóng và tôi đang ốm. Hãy cho tôi một siling.
Chiều hôm đó ở văn phòng đã trả tiền trợ cấp hàng tháng cho tôi. Tôi đưa tiền vào tay cô. Cô ấy hôn tay tôi, giơ một bàn tay gầy guộc của cô vẫy chào tôi và biến mất trên quảng trường nhỏ. Tay kia lén lút giữ chiếc khăn san áp vào đôi vú trần.
Còn tôi, trước ngưỡng cửa căn nhà tôi sinh ra đời, phố Pistolet, tôi cảm thấy được giải thoát bởi cô tiên tốt bụng này, cho khoảnh khắc hiện tại và cho vĩnh hằng.
Ồ, em gái bé bỏng, em gái của chúng ta, của Dorete và của tôi, em đã đem lại vinh dự cho cô ấy và cuộc đời cho tôi. Cái hôn của em trả lại sự trinh tiết cho sự khoả thân của cô ấy và tha thứ cho kẻ phạm tội. Nhưng em, em gái bé bỏng, người tăng nguồn suối thần tiên trên phố thì chỉ mình Chúa sẽ  giải khát cho em cũng như một mình em đã giải khát cho tôi.
Chẳng bao giờ tôi biết tôi đã trở về căn gác áp mái của tôi như thể tnào, nhưng khi nằm xuống trên giường tôi đã đinh ninh một điều: tôi sắp đi đến đảo. Ở đó có chạy qua con đường của tôi do Chúa chỉ định. Tôi đã đi không phải vì Adam mà bởi vì Chúa đã muốn. Tôi quay mắt đi mãi mãi khỏi Dorete để  có thể trông thấy cô ấy mãi mãi. Tôi tự loại mình ra khỏi số người sống để khỏi phải chết. Quyết định này cho tôi sự bình yên, bình yên của người bị tử hình, của người được ân huệ thần thánh khoan hồng, và tôi đã đi vào giấc ngủ.
Trong giấc ngủ của tôi, cô ấy hiện ra với tôi lần thứ hai, cô ấy, người mà tôi đã có được và mất đi cho sự vĩnh hằng.
Cô ấy đến ngồi bên thành giường của tôi và nói với tôi: cô ấy trần truồng như khi tôi trông thấy cô đàng sau kính cửa sổ và trên phố, trần truồng, hai bàn tay chắp lại, hai chân chéo nhau, chỉ che phủ bằng mái tóc dài. Nhưng tôi đã không ôm cô như cô ấy là của tôi, và tôi không cho rằng ở gần cô là một tội lỗi. Cô ấy mỉm cười với tôi, không hề giận dữ, bằng một nụ cười rụt rè và buồn vô cùng. "Bénédict" – cô ấy nói, gọi tôi bằng tên hồi thơ ấu – "anh thấy không, Bénédict, em đến như Chúa đã dành em cho anh. Chúng ta đã được tạo ra, người này cho người kia, bất kể những khoảng cách, những tính đạo đức giả ngăn cách chúng ta. Anh đã trông thấy sự trần truồng của em, và em đã là của anh trong cái khoảnh khắc ngắn ngủi mà mắt anh lướt qua sự trần truồng đó. Nhưng chúng ta đều là tù nhân của thời đại chúng ta. Vì vậy, anh chỉ sẽ trông thấy lại thân thể em vào buổi sáng của Vĩnh Hằng. Đôi mắt em đã chẳng nói lên đó sao? Chỉ có ở trong Vĩnh Hằng hai chúng ta mới là một. Trên trái đất này, một tâm hồn có thể sống  bên một thân thể nhưng một tâm hồn không thể sống bên một tâm hồn. Anh không có thân thể cho tâm hồn em, em không có thân thể cho tâm hồn anh. Nhưng ở thế giới  bên kia chúng ta sẽ hoà tan vào nhau bởi vì không còn một  bụi trần nào làm lu mờ sự sum họp của chúng ta.
"Và bây giờ anh hãy đi đi! Anh hãy đau khổ vì bất công, hãy héo tàn vì buồn nhớ và ân hận. Nhưng để cho nỗi buồn nhớ được tinh khiết, và để anh không quên người vợ dành cho anh, Chúa đã cho chúng ta đêm hôn lễ này, một đêm sẽ dùng cho sự kết hôn của chúng ta mà thiên hạ sẽ không biết gì cả và chỉ mình chúng ta hiểu mà thôi. Anh có biết khi em mỉm cười với chiếc gương của em là em cười với anh đó, khi em nhìn qua kính cửa sổ là em tìm anh đó. Vợ chưa cưới của anh đến phía anh, hai tay đặt lên ngực như đặt lên một bảo vật. Nhưng kính cửa ngăn cách chúng ta, chúng ta trông thấy nhau, chúng ta không thể ôm nhau. Lúc bấy giờ em đã gửi đến cho anh cô em gái của em, anh sẽ lướt qua đôi vú của nó, uống ở dòng suối đôi vú đó như thể đó là đôi vú của em, sau đó anh sẽ không bao giờ khát nữa. Em đã là cuộc sống và anh đã ôm em gái em, và chết. Anh kết tội anh vào cái chết vĩnh viễn bởi vì anh đòi hỏi cuộc sống vĩnh viễn. rồi sẽ là như mong muốn. Đi đi anh, Bénédict, và anh hãy sống về ký ức cuộc hôn nhân của chúng ta.
Nhưng ngày mai anh sẽ đến thăm em nữa để chúng ta có thể nói chuyện, chúng ta biết tất cả và không biết gì hết giữa người này với người kia, nói chuyện lần đầu tiên và lần cuối cùng, buổi sáng hôm lễ cưới của chúng ta và nói với chúng ta lời chào gặp nhau mà cũng sẽ là lời vĩnh biệt và lời chào tái ngộ".
Tôi cảm thấy hơi thở của cô trên môi tôi. phải chăng đó là một nụ hôn, một lời an ủi trần thế hay là  cô ấy chúc phúc tôi cho một cuộc bay lên trời? Tôi không biết gì cả.
Tôi ngủ một giấc say sưa và yên tĩnh như trong một giấc ngủ vĩnh hằng.
Hôm sau, khi thức dậy, tôi đứng lên, thanh thản trong ánh sáng tháng mười, thanh thản như người bị tử hình trong ngày cuối cùng của anh ta.
Tôi biết tôi phải làm gì và tôi có thể làm được. Tôi biết số phận của tôi là thế nào và tôi nhớ lại lời nói của Eberhard về những thứ chỉ có thể nở hoa ở trên trời và lời cầu nguyện của ông ấy với Chúa xin ban cho tôi tặng vật cây Thánh giá. Cuối khu rừng cuộc đời không dựng lên Aphrodite, bông hoa chói sáng mà như trong những silvae nigrae cây Thánh giá.
Tôi rút trong túi ra tờ báo Tổ Quốc Adam đã nhét vào hôm qua, đọc mẩu quảng cáo "Một mục sư phải kiêm thêm nhiệm vụ giáo viên ở một hòn đảo của Kattegat, tìm một sinh viên tạm thời thay trong một thời gian. Ông cho ăn, ở và trả 25 rixdan một năm".
Quảng cáo viết rõ tạm thời thay trong một thời gian, nhưng tôi chắc chắn là mãi mãi. Tôi hiểu vì sao tôi đã được dẫn đến cửa sổ của Dorete và đến bậc thềm ở phố Pistolet. Không phải tôi đã đến đấy vì ý muốn của tôi. Chúa đã dẫn tôi đến. Sai lầm của tôi trở thành một quà tặng của Chúa Trời. Tôi không chỉ chói ngợp vì tia chớp tức giận của Người mà còn biết vẻ huy hoàng uy nghi trên khuôn mặt của Người, ảo mộng ban đêm của tôi đã thể hiện rằng phép lạ đã xảy ra với tôi, với chúng tôi, bởi vì chúng tôi là những sinh linh yếu đuối, mà còn bởi mình phép lạ chúng tôi có thể tồn tại trong thế gian này. Hiểu được lý do của phép lạ, tôi cũng hiểu được cái gía của nó. Đó là những ân hận và những kỷ niệm của tôi.
Tôi tìm tập bản đồ giáo khoa cũ và tìm thấy ở đó hòn đảo có vị trí giữa biển, cách bờ biển gần nhất bảy dặm và cách Seeland mười dặm. Tôi còn tìm cả nơi tàu đang neo ở Christian shaven. Và tôi đến chỗ ông thuyền trưởng, ông này chắc sẽ cho người xin việc biết thêm chi tiết. Trên đường, ở các phố, ánh mặt trời chói lên như lời chào cuối cùng của mùa hè, tôi gặp rất nhiều sinh viên. Có phải là tình cờ không? Hình như tôi chưa bao giờ trông thấy nhiều con mắt sâu hõm và quần áo rách rưới, nhiều bộ mặt nhợt nhạt và nhiều bước chân le6 như thế. Tuy nhiên không có ai đi theo con đường của tôi đến Christianshaven, đến con tàu, đến đảo. đến gần chiếc tàu, tôi trông thấy một cái đầu rậm râu, mà con tàu lùn mập và bẩn thỉu hình như là thân mình, chậm rãi quay sang tôi và trả lời tôi bằng giọng rè rè:
Phải đến ngay nếu muốn làm cái đó. Chiều nay chúng tôi nhổ neo, mùa thu rồi và chúng tôi chỉ sẽ trở lại đảo vào mùa xuân. Ông mục sư Schwarzflugel muốn tìm một sinh viên nào đấy dạy trẻ. Nhưng cái quái gì khiến anh tìm đến xó xỉnh đó? Anh đã nghĩ kỹ chưa? Anh có biết nó giống cái gì không, hòn đảo ấy mà? Ở tuổi anh thì thà cứ coi như đi thẳng đến nghĩa địa của Hội Cứu tế. nếu là tôi thì tôi cho là còn quá hơn thế nữa. Tôi chỉ nói với anh đơn giản như thế này, anh hãy nghỉ cho khoẻ. Tôi thì tôi bảo xin cảm ơn. Chúng tôi khởi hành đúng chín giờ, anh nhớ đấy.
Cái đầu bù xù biến mất như trong một cái bẫy sập. Và tôi trở về. không còn lùi bước được nữa, chiều nay tôi sẽ ra đi để không bao giờ trở lại, để trải qua cuộc đời và chờ chết trên một hòn núi đá hẻo lánh ngoài biển.
Trước tiên tôi phải làm theo lời hứa của cô ấy là thăm cô ấy một lần nữa, lần cuối cùng. Tôi sẽ đến nhà cô đúng trước khi đi, tiếp theo tôi sẽ đến chào vĩnh biệt Adam và lên đường!
Qua môi giới của bà chủ nhà, tôi đã nhờ gọi một người buôn bán rong đến để bán cho anh ta mấy cái đồ gỗ đã theo tôi từ phố Pistolet. Tôi sắp xa chúng cũng như xa những thứ đã thuộc về quá khứ của tôi, chỉ trừ cái hòm của Eberhard. Tôi chẳng còn lấy một siling nào nữa vì đã cho cô em gái của chúng tôi cái ví đựng tất cả số tiền tôi có trong đấy. Người bán hàng rong đến, kéo lê đôi giày cũ. Anh ta hết hít dây mũi xanh thò lò đầu mũi, hết nhìn vào các đồ đạc giường chiếu lại nhìn sang tôi, anh ta  chỉ trả được một phần năm giá của các thứ đó theo như tôi biết. mặc dù anh ta nhếch mép cười khẩy nhưng tôi đồng ý bán. Tôi không muốn mặc cả! Vì tôi đòi giữ mình nguyên như cũ, soa người ta lại không đòi hỏi quyền đó cho người ta?
Tôi gói ghém vào trong cái hòm của Eberhard tất cả tài sản trần gian của tôi, hai chiếc áo sơ mi, bộ complê độc nhất và những quyển sách của bố nuôi tôi. rồi tôi đậy hòm, khoá lại và thuê đưa nó lên tàu. Tôi sẽ tự mang lấy cái túi, chắc nó không nặng lắm đâu. Khi trả tiền cho bà chủ nhà và tiền thuê chở chiếc hòm xong, tôi đếm lại thấy còn một rixdan. Liếc nhìn cái gác xép áp mái với cái cửa sổ con giữa hai xà ngang, tôi mỉm cười. Như thế là tôi rời bỏ nó, như thế là tôi rời bỏ cái tôi đói đó. Tôi đã sẵn sàng.
Mặt trời lặn chiếu xuyên qua cửa kính nghiêng. Tôi thoáng thấy ngọn của một vài cây cao và những thánh giá của những tháp chuông xa. Những cái bóng rộng lướt trên các mái nhà.
Tôi bỏ vào túi chiếc đồng hồ Khu Rừng Đen của Eberhard, cầm xắc và nhìn một lần cuối xung quanh gác xép, đóng cửa và xuống cầu thang để đến mộ Eberhard.
Nếu như do ông quyết định thì mộ này không được đánh dấu gì hết, nhưng tôi, sau khi mất đi một con người mà tôi không thể nào rời bỏ được, tôi đã bám lấy nơi này, nơi mà ông rất khinh ghét, và tôi đã trồng lên mộ một cây thánh giá bằng gỗ tùng. Nó mang hàng chữ trắng ghi lời của thánh Augustin mà Eberhard thường hay dẫn cho tôi như là lời cảnh báo trong những giờ phút thử thách "Trái tim sẽ bị xáo động cho đến khi nó được yên nghỉ bên Người, Chúa Trời". Và ở dưới là tư tưởng của Novalis "Cuộc sống chỉ tồn tại vì cái chết".
Tôi quỳ xuống bên mộ đã bị mưa mùathu làm lún xuống và áp trán xuống mặt đất, tôi có cảm tưởng lần đầu tiên hiểu hoàn toàn Eberhard và do đấy tôi cảm thấy giống ông.
Bởi vì những lời ông cũng sẽ có trên mộ tôi "Inquietum vea cor nostrum, donec requiescat in Deo!"
Vâng, tim tôi đã xáo động cho đến khi tôi nằm dưới mộ như Eberhard trong tay Chúa, và tôi cũng đã xác minh rằng cuộc sống chỉ tồn tại cho cái chết.
Từ mộ của Eberhard tôi đến mộ của bố tôi. Hai mộ chỉ cách nhau mấy bước chân, nhưng một bức tường đã dựng lên ở khoảng giữa. Trên mộ của bố tôi người ta đã xây lên một nhà lăng bằng đá cẩm thạch với tên dòng họ bằng chữ vàng dưới một vòng hoa trắng. Tên của bố tôi là cuối cùng. Nhiều tên đã ghi trong lịch sử bằng những chữ vàng và những vòng hoa thắng. Tất cả những hạt  bụi trong ngôi đền quyền lực và vinh dự cũng là vật chất làm nên thân thể tôi, thế mà tôi còn xa lạ ở đây hơn là trong phòng khách của ông tôi. Tôi cố đến gần bố tôi một cách vô hiệu. Vàng và những vinh dự đã ngăn cách chúng tôi. Tôi bèn quay trở lại chỗ Eberhard nằm yên nghỉ trong đám người nghèo và người bị lãng quên. Dưới chân cây thánh giá này tôi đang ở nhà mình.
Ngôi mộ của mẹ tôi đã biến mất, chẳng ai biết nó nằm ở đâu. Một thân thể khác giờ đây đã lẫn lộn vào trong tro bụi của thân thể mẹ tôi. Bà đã hoà quyện vào với những phụ nữ khác, với bà Gundlachsen, với những cô gái khác để cho tôi ở bên cạnh họ, những bàn tay mò mẫm bé bỏng đã tìm thấy những người mẹ. Bây giờ bà đã trộn lẫn vào với Dorete và với em gái của chúng tôi. Tôi chỉ biết về bà có mỗi một chuyện, đó là bà rất trẻ, rất thon thả, bà có mái tóc rất đen, bà không muốn nói ra tên của cha bà và người quyến rũ bà, và trong những nỗi đau lớn bà đã tự lên án mình, bà đã chết.
Rời khỏi những người chết trong nghĩa địa, tôi trở về với những người sống mà trong số đó tôi cũng không hiện hữu. Tôi đến nhà cô ấy, đi qua khu vườn và bấm chuông không phải rụt rè như lần đến thăm cùng Adam, với cảm tưởng là tôi có quyền. Tôi là chồng của Dorete. Chính cô ấy mời tôi đến.
Tiếng chuông không đưa tôi ra khỏi giấc mơ và tôi không nhận ra vẻ kinh ngạc của u già khi tôi xin gặp cô chủ sau khi bà bảo tôi rằng giáo sư đi vắng. Nhưng khi đã đứng trước mặt cô trong một căn phòng nhỏ có trần thấp, những màn cửa màu tôi, những khuôn cửa sổ đầy hoa, tôi đã trở về với tôi. Cô lễ phép đứng trên cái bục mà cô ngồi thêu để chào tôi và cô nhìn tôi, tay vẫn cầm cái khung thêu. Một tí nữa thì tôi đã thụp xuống khóc dưới chân cô khi nhớ đến những gì tôi đã dám làm. Nhưng tôi nhớ đến lý do có mặt của tôi ở đây và tôi lấy lại bình tĩnh. Tôi ấp úng mấy tiếng về chuyện tôi muốn hỏi giáo sư về một cuốn sách…
Tôi đã nói dối lần đầu tiên trong đời và nói dối với cô ấy. Nhưng cái đó cần được tha thứ.
Cô bình thản trả lời một cách nhã nhặn rằng cha cô sẽ trở về trong nửa giờ nữa. nếu tôi muốn đợi ông ấy thì… chính nhờ có nửa giờ đó, nhờ cái khoảnh khắc trong vườn mà tôi đã sinh ra, tôi đã son hàng nghìn giờ của đời tôi chỉ để cho những khoảnh khắc ấy. Khi nó trôi qua thì tôi chết.
Tôi ngồi trên chiếc ghế con thấp ở chân bục.
Những cây đoạn cổ thụ trong vườn ngủ gật dưới tán lá héo mùi khét của chúng. Những viên ngói màu lục của mái nhà thờ lộ rõ trong ánh sáng lờ mờ ẩm ướt trên bầu trời chiều màu tím đang mọc những ngôi sao yếu ớt.
Cô kéo mũi kim một cách thanh bình với với một động tác nhẹ nhàng cô đã hất những lọn tóc bồng bềnh trên trán và mỉm cười hỏi tôi.
U già ngạc nhiên nhìn vào trong phòng nhưng Doret đã thân mật bảo bà:
Cảm ơn bà Rosine, ông đây đợi bố tôi.
Vâng, tôi đợi ông ấy đến, tôi đợi cái chết của tôi. chúng tôi lại một lần nữa được một mình. Chiếc kim kèn kẹt xuyên qua vải mộc cứng đờ và Dorete khe khẽ hát. Chúng tôi một mình như trong giờ kết hôn của chúng tôi, trong giờ của nụ hôn,. Một mình trong ngày cưới đang đến gần chỗ kết thúc. Cô càng cúi đầu xuống để nhìn rõ hơn, nhưng mặc dù bóng tối, tôi vẫn trông thấy cô đỏ mặt. Có phải vì điều thầm kín của cô không? Tim tôi đập không phải vì sợ hay vì hy vọng, nó đập trong sự tĩnh tâmvà lòng biết ơn với Chúa mà trong khoảnh khắc đó tôi cảm thấy Người rất gần chúng tôi. Cô nói chuyện với tôi, và tôi nói cô không biết tôi, nhưng cô vừa lắc lắc cái lọn tóc vừa cúi thấp xuống khung thêu với một nụ cười nở trên môi.
Có, có, em biết chứ - cô nói tiếp với giọng trầm và khác lạ - em biết vì anh trốn khi em muốn mời trà anh, anh lẩn trốn rồi biến mất.
Lúc này đầu cô đã sát xuống tận khung thêu. Cô im lặng hình như để lắng nghe tiếng lòng mình.
Tôi cũng nghe, bất động trên chiếc ghế thấp, cái mũ sinh viên úp trên đầu gối. vậy là cô đã nhớ đến tôi bởi vì tôi đã rời bỏ, tôi là tôi chứ không phải là một người khác.
Và tôi đã mong muốn được giống như người khác. Vì thế tôi đã mất cô, nhưng bây giờ tôi tìm thấy lại cô vì bây giờ tôi đã trở lại chính tôi, thì bây giờ tôi lại rút lui.
Giờ này sẽ không có phần tiếp tục. Nó đã là một sự bắt đầu và một sự chấm dứt và tôi muốn nó như thế.
Cô nói chuyện với tôi, dịu dàng với giọng nhỏ nhẹ. Những câu hỏi, những câu trả lời nho nhỏ về cuộc họp hôm trước, ở đây chúng tôi đã gặp nhau, chúng tôi đã cùng ngồi trong căn phòng ấy và chúng tôi sẽ dùng những tiếng mà ánh sáng mờ ảo với sự thầm kín của chúng tôi đã làm cho êm nhẹ và dịu dàng hơn. Trong phòng phảng phất mùi hương thơm, mùi sách vở và hoa. Ở đây cô ấy đã sống cả cuộc đời cô và sẽ tiếp tục sống cho đến…Nhưng tôi không muốn nghĩ đến điều đó trong lúc này. Tôi đã được cho nửa giờ này, không ai có thể lấy đi và xoá bỏ sự xum họp của chúng tôi.
Tàn lá đỏ sau cửa kính rực lên, ánh sáng tắt đi trên những màu ngói xanh lục của nhà thờ và sắc nhợt nhạt màu tím của bầu trời trở thành đêm tối. Chiếc đồng hồ đỉểm tiếng lanh lảnh, nửa giờ đã đi qua. Tôi đứng lên và chìa tay cho cô. Cô siết tay tôi và cười, không hỏi tôi có muốn chờ cha cô không, mà vẫn ngồi cúi xuống, bộ đồ thêu trên đầu gôi, và nhìn theo tôi khi tôi quay lại ở ngưỡng cửa nói với cô lời chào vĩnh  biệt…chứ không phải tạm biệt.
Tôi cầm lên cái xắc giấu ở hành lang, vì cô ấy không hiểu lời chào gặp gỡ của tôi thì càng không hiểu được lời chào vĩnh biệt của tôi.
Từ biệt xong Dorete tôi đến báo cho Adam biết cuộc khởi hành của tôi vào buổi đêm. Nó nhìn tôi từ phía trên quyển sách của nó, một cuốn sách giáo khoa mà chẳng bao giờ tôi phải mở ra nữa, ánh sáng rơi thẳng xuống mặt nó. Cái nhìn của chúng tôi gặp nhau và tôi tin là đã đọc được trong cái nhìn của nó hầu như là lòng biết ơn. Rồi nó đẩy quyển sách ra, vừa cười:
Nào, chúng ta uống một ly sâm banh trước khi mày lên đường! – nó nói, vừa lắc chuông gọi người hầu.
Tôi không trả lời, ngồi xuống trước mặt nó, một nửa bị chồng sách che mất. Tôi nghĩ là tôi đã trông thấy cô ấy, lần cuối cùng, tôi rời bỏ vĩnh viễn thế giới này, mọi người, tương lai của tôi để vượt biển đến đảo này, đến cái chết. Tôi sẽ không bao giờ thấy những tác phẩm đó, mà nó sẽ có thể mở ra cho tôi một con đường khá hơn và có ích hơn cho đồng bào tôi. Không bao giờ nữa tôi được nghe tiếng ầm ầm xa xôi và quen thuộc của xe cộ và hoạt động của con người trong gã lớn. Tôi sẽ bị bao bọc bởi sự im lặng heo hút như trong mồ.
Chúc sức khoẻ - Adam nói. Rượu vang sủi bọt trong những chiếc ly dài hẹp và  chảy vào mạch máu của tôi như một ngọn lửa trong suốt, như không khí mùa xuân thanh khiết. Và ngước mắt về phía Adam tôi chạm ly với nó. Bỗng Adam mặt đỏ gay gắt và giấu trán vào đôi bàn tay mịn màng, run run. Nó có vẻ đang chống chọi với một trở ngại, hai vai nó co rúm lại, nó cúi gáy xuống. Nhưng nó ngước mắt lên, phản quang thắng lợi chói loé trong cái nhìn bình tĩnh và lạnh lùng của nó.
Adam này – tôi nói, ly rượu cầm ở tay – tag gần mười tám tuổi và tao biết là tao sẽ không trở lại nữa, nhưng tao sung sướng  ra đi đến đảo ấy. Mày cũng biết như tao, chỉ ở đó tao mới ở đúng chỗ của tao. Mày đừng băn khoăn gì cả và đừng bao giờ hối tiếc.
Nó có một cử động nhanh trong chiếc cổ cồn mềm, rồi không nói một lời nào, nó bắt tay tôi thật chặt.
Mày thành thực đấy Adam ạ, thành thực hơn cái thế giới mà mày bảo vệ chống lại tao, một thằng len lỏi, một thằng mất tư cách.
Tôi cầm xắc lên:
Đến giờ ra đi rồi.
Adam đột ngột đứng lên, giơ hai cánh tay và đứng một lúc như thế. Nhưng tôi không đến với nó và nhìn nó một cách yên tĩnh. Hai cánh tay nó buông xuống, nó bắt đầu giở một cách nôn nóng những quyển sách của nó, và kêu lên với giọng nghẹn lại:
Xin lỗi Clemens, tất nhiên là tao muốn đi tiễn mày chiều nay, nhưng có một cuộc lễ lớn ở… - và nó đọc lên tên của ông tôi, lễ lớn đầu tiên, con gái ông ấy cũng sẽ có mặt – Nó nói thêm, vừa hạ thấp mí mắt.
Nó đã đâm dao găm vào đúng giữa tim tôi! chuyện sẽ xảy ra chiều nay! Dorete sẽ chịu theo ý chí của nó và sẽ nhận là của nó.
Tôi bình tĩnh lại.
Tôi đã đi đến vân của tôi đó thôi, sao lại ngăn nó đi đến vận của nó!
chẳng có lý do gì mày phải đi tiễn tao cả. Vĩnh biệt và cám ơn!
Và, một tay tôi cầm xắc lên, tay kia chìa ra với nó. Nó ném vào tôi một cái nhìn dài như để hỏi tôi vì sao lại cám ơn nó, nó không hiểu cái đó như tôi. Nó muốn nói nhưng lại im, tôi buông tay nó ra, quay lại, cái nhìn của tôi dạo một lần cuối cùng căn phòng lịch sự và tiện nghi này, rồi tôi chạy trốn.
Tôi sẽ gặp cô em gái của chúng tôi ở đâu? Cũng như mẹ tôi, nó đã biến đi dưới đất trong số những người chết không quen biết. Nhưng trong khi khóc trên cái mộ chung to lớn này, nơi tất cả chúng tôi sinh ra, tôi cũng khóccho cả nó. Một ngày kia chúng tôi sẽ gặp nhau ở đấy. đến lúc đó nó sẽ sống trong ký ức của tôi bao bọc trong hương thơm của nó, cái hương thơm sẽ giải toả cho tôi khỏi mùi của những rác rưởi.
Lần đầu tiên tôi đi qua những đường phố hai bên có những ngôi nhà cao đổ bóng đen dưới ánh sáng mới của những ngọn đèn ga. Tôi trông thấy những cửa hàng, những quán, những phòng khách của những người giàu, những gác áp mái của người nghèo. Những cỗ xe của các ông chủ chạy đến các nhà hát hay đến các lễ hội. những nhóm sinh viên hát ca. Những sĩ quan kéo lê gươm của họ. Những giáo sĩ đi qua trong những bộ quần áo đàn bà của họ. Tôi gặp những nhà kinh doanh bự mỡ, những kẻ ăn xin áp sát vào các bức tường. tất cả Copenhague mà tôi đã sống nhưng không bao giờ biết nó, tôi từ bỏ nó mãi mãi. Cuối cùng, ở đầu một con phố hẹp dưới chân những bức tường xám đồ sộ dễ sợ của một kho hàng cao như một quả núi, tôi trông thấy chiếc thuyền buồm sẽ đưa tôi đi, và tôi leo lên.
Một con chó bông trắng bẩn lao tới tôi giận dữ, nhưng nó bị xích giữ chặt, cái nhảy lộn xộn của nó bỉêu lộ những ý đồ của nó đối với tôi, ánh sáng một cái đèn chiếu đổ xuống chân tôi, và cái đầu râu ria đội mũ vải cùng với đôi cánh tay lông lá che hết lối đi vào cabin.
Tôi là anh sinh viên… - tôi bảo.
Được – Ông ta nói càu nhàu và cái đầu rút vào trong.
Tôi ngồi trên hòm của Eberhard, cai 'hòm có vẽ một cái vòng giọnt máu, đã từng thực hiện chuyến đi từ Gutach đến Copenhague để không bao giờ lên đường trở về, và giờ đây sẽ lại đi từ Copenhague đến đảo để rồi cũng không bao giờ trở lại.
Con chó nhìn chòng chọc đôi mắt than hồng vào tôi. Hãy đợi một tí, hình như nó muốn nói thế. Tôi cảm thấy sự thù hằn của con chó trên khắp chân tay như một đe doạ đau đớn, nhưng tôi không chú ý đến những nỗi sợ hãi vì trông thấy một khuôn mặt quen và những ngón tay mảnh khảnh xoè ra giống như những móng vuốt đang hiện ra trên bức tường.
Đó là Augustin. Tôi không quên được nó đã muốn gì ở tôi.
Tôi đứng dậy trầm tĩnh, lại được chào bởi những tiếng gâu gâu của con chó. Thằng này đâu có sợ gì tôi thoát khỏi nó, và tôi tựa vào bờ thành tàu, hỏi to:
Có phải Augustin đấy không? Chào cậu.
Nó xuất hiện từ trong bóng tối, ngay bên cạnh tôi. Tôi không gặp nó từ cái buổi chiề1u nó cưỡng đoạt của tôi số tiền được Adam lấy lại cho tôi khi biết nó thông đồng với bà chủ nhà lấy của tôi một cách vô liêm sỉ. Cặp mắt lol của nó nhấp nháy và nó rụt đầu xuống dưới vai.
Tao muốn…Tao được  bà chủ nhà của mày cho biết là mày sắp ra đi. Tao muốn vì tình bạn cũ…
Tôi trả lời:
Chào tạm biệt, Augustin, khoẻ nhé.
Nhưng nó ngước cặp mắt đầy dử về phía tôi, nuốt nước bọt, rồi ngó về phía những cái bóng di động của các dây và cột buồm.
Mày có thể cho tao vay…Chỉ một rixdan thôi. Cuộc sống ở thành phố lớn này đắt đỏ và mày ra đi.
Tôi nhìn nó, cái thằng chuyên vơ vét, cái thằng trục lợi, và chìa ra cho nó đồng rixdan cuối cùng của tôi. Nó chộp lấy, nháy mắt về phía tôi rồi biến mất.
Bấy giờ tôi bị lột trụi hết cả, trần truồng trong tay Chúa.
Một lát sau, khi các thuỷ thủ hối hả lên boong, kéo những cánh buồm bị buộc lại lên cao và tàu rẽ sóng trong những làn nước tối om, vỗ bập bềnh, tôi ném một cái nhìn sau cùng về thành phố và các cảng  sáng. Một lần cuối cùng bộ mặt Augustin hiện ra với tôi giống như cái đầu người chết với cái nhếch mép thoả mãn.
Phải chăng đó cũng là toàn bộ bộ mặt của các thành phố lớn?
Thưa bác sĩ thân mến, thưa bà thân mến, có lẽ ông bà nghĩ rằng đời tôi thế là hết và tôi không còn gì để kể nữa.
Ồ, bản thân tôi nghĩ thế, bởi vì tôi muốn nó như thế. Cuộc chạy trốn của tôi đến đảo là gì nếu không phải là cuộc chạy trốn xa mọi người, đến với cái chết mà tuổi trẻ của tôi đã mong muốn. Tôi đã muốn mưu mẹo với Chúa. Nhưng mọi mưu mẹo đều vô ích với Người.
Lúc đó tôi mười tám tuổi và chỉ sau bảy mươi năm tôi mới trở về với tro bụi. cuộc đời của tôi chỉ là bắt đầu. các bạn thấy đấy, cuộc đời của một người như tôi không phải gồm những biến cố bên ngoài. Nó không biết đến những cuộc đấu tranh mãnh liệt, những hạnh phúc lớn. Đó là đời sống bên trong.Giờ đây tôi đã có một đối tượng để làm việc, để sử dụng. Tôi cần chứng tỏ rằng tôi xứng đáng với quà tặng này và với những gì nó đòi hỏi ở tôi. Tôi cần phải chi rõ, nếu tôi biết ăn năn và nhớ lại, nếu tôi không phải là á thánh của Chúa mà Eberhard mơ ước, thì cũng là một trong vô số người mang cây Thánh giá.
Xưa sao mà tôi mơ mộng thế! Tôi đã tưởng tượng rằng đảo mà tôi đã phải thừa nhận là nó là hòn đảo của cuộc sống. Nó trôi nhẹ như một chiếc lá lìa ra giữa hai khoảng mênh mông của bầu trời và mặt biển, nhưng nó mang tất cả những gì mà bước sống tạo ra, thực tế là con người, người câm, người biết nói, người điên và người khôn, đao phủ và nạn nhân.
Tôi rời thành phố lớn mà ở đấy tôi  có thể  biến mất trong đám đông để đến hòn đảo mà không một ai trong số hai trăm  cư dân có thể giấu giếm người khác.
Tôi được che chở và giấu giếm dưới những mái nhà bảo vệ và giờ đây tôi được ném vào trên đống cát này giữa một nhân loại gồm những ma quỷ và thiên thần như từ hồi nguyên thuỷ.
Bây giờ tôi sẽ nói với các bạn về cuộc đời này theo những kinh nghiệm của một ông già chứ không phải theo những giấc mơ của một người trẻ tuổi, về cuộc đời sau này được điều khiển bởi ý chí của Chúa chứ không phải bởi ý chí của con người.
Vâng, cụ Clemens Bek – Erik thì thầm vừa giơ một bàn tay siết chặt hai tay ông già, trong lúc đó bàn tay kia tìm bàn tay của Ellen – Cụ hãy nói về cuộc sống trên đảo cho chúng tôi nghe, chúng tôi, những người trẻ tuổi sẽ phải sống ở đây.
Và cụ Bek gật đầu đồng ý.