Dịch giả: Hồ Thiệu
Chương 6

Eberhard và Bénédict rời khỏi chỗ trú trong tầng áp mái của họ và ra đi từ xã hội đến sự tuẫn đạo.
Bàn tay của Ebernard không đặt lên vai của Bénédict nữa. Đứa bé bị mù quáng và tê liêt sau lâu ngày ở lại trong cái nhà thổ, phải đi một mình từ nay. Chúa đã chọn nó và chúc phúc nó bằng những vết thương và mụn nhọt.
Hãy tha thứ cho tôi, các bạn nhé, về những lời mà tôi nói về chuyện của tôi! Những lời đó phải chăng đã như một đám mây bao phủ xuống đời tôi từ khi mới sinh? Nhưng thực tế thì tôi chỉ sinh vào số phận tầm thường của con chim sẻ cho một cuộc đời khiêm tốn và che giấu. Tôi không được tạo ra thành một con thiên nga để hát cho đến chết, lôi cuốn mọi người lên những tầng cao vì sự đau khổ và sắc đẹp. Eberhard trong khi rời khỏi Khu Rừng Đen đã mang theo cùng với anh ấy khát vọng lên trời của những cư dân thung lũng, sự khát khao ánh sáng của những khu rừng tối tăm và của cây thánh giá vùi tận trong rừng sâu. Anh ấy đã trút xuống cho tôi tất cả mọi giấc mơ của anh ấy, tuy vẫn mang Chúa Jesus bằng cái vai khá lực lưỡng, và là ông thánh Christophe duy nhất mà tôi từng biết. Than ôi! Anh ấy muốn rót rượu của Chúa, thứ rượu đã làm nổ những thùng chứa chắc nhất vào trong một cái bình đất dễ vỡ nhất.
Ông bà hãy thử xem ngày ấy tôi, Bénédict Clémens Bek như thế nào trong những quần áo vá chằng vá đụp mà bà Gundlachsen đã cắt may bằng vải áo vét và quần quy lốt của chồng bà. Mắt tôi nửa mù đi, tay chân tôi yếu ớt, nhợt nhạt. Các bạn cứ tưởng tượng tôi bỗng dưng bị đưa ra giữa ánh sáng dữ dội của trường học, bao vây, chen lấn bởi hàng trăm đứa trẻ khoẻ mạnh, vững vàng ăn mặc tươm tất. Tôi chỉ mới bập bẹ được tiếng nói của chúng bởi vì tôi nói một phần thì theo phương ngữ và tiếng lóng của các cô gái, một phần thì theo tiếng Đức – Đan Mạch của Eberhard. Tôi thuộc lòng hàng trăm tiết và đoạn Kinh Thánh, hàng trăm tiết và câu dẫn, nhưng lại không biết một trò chơi nào. Mỗi cái đinh, mỗi cái khe hở trên sàn, mỗi một thay đổi nhỏ của ánh sáng trong gác xép của chúng tôi đều quen thuộc với tôi, nhưng tôi lại chẳng quen một đường phố, một ngôi nhà nào của Copenhague cả. Ngay trong những giấc mơ tôi chỉ thấy trái tim con người đầy những ham muốn của xã hội này, hoặc đầy khát vọng đến với thiên đường nhưng chẳng bao giờ thấy một cái cây, một đồng cỏ, một dòng sông. Chỉ có trái tim con người có thể biết được tôi đau khổ vì cái gì, biết được con người và sự hiểm độc của tâm hồn họ từ thời ấu thơ. Chỉ là  bởi sự nhục nhã và  sự đau khổ về thất bại, bởi những tàn phế và những đau đớn do tuổi tác, trái tim mới dịu lại. Đó chỉ là một cái ao của máu chúng ta đã dạy chúng ta tiết kiệm từng giọt máu của tương lai chúng ta. Tôi đâu có không biết sự tàn ác của con người! Những người nghèo, người xấu xí, người hèn yếu về thể chất và tinh thần cũng như những người cô đơn càng dễ biết được cuộc đời không son phấn đúng như chính nó. Tôi đã thấy con người đúng như chính nó. Tại sao họ lại phải cất công đặt một mặt nạ ra trước tôi? Tôi chẳng là đứa yếu nhất đó ư? Tôi đã trông thấy ở Copenhague cũng như ở trên đảo, cũng như các bạn sẽ biết, con người giống như những con vật. Nhưng, ơn Trời ban phúc! Tôi cũng thấy những người đi theo Chúa Jesus. Những người không tìm lợi riêng của họ, những người dù cho có những yếu đuối và thiếu sót, là muối của đất. Những người đó làm cho cuộc đời chịu đựng được, và sự kiên nhẫn của Chúa thể hiện ở họ. Vì họ, Chúa đối xử rộng lượng và cứu vớt những người khác và một ngày kia, Chúa sẽ kéo tất cả về với Người. Eberhard là một trong những người đó. rồi đến một người bố và một cô con gái mà tôi không nêu ra nhưng tôi sẽ nói sau, rồi đến bác sĩ Orebro, và nhất là Jacobus Uz vừa là thú săn mồi vừa là á thánh. Lucie Camrath là một trong những người đó và cả ông bác sĩ và bà Ellen nữa. Ơn Chúa ban phúc, ông bà đã nghe câu chuyện chẳng thú vị gì về cuộc đời của một ông già khốn khổ, lại còn bảo là chuyện này là bổ ích và làm ông bà hài lòng.
Rượu đậm của Chúa Trời mà Eberhard muốn thấy tràn đầy hồn tôi, tôi đã để mất nhưng tôi đã biết gìn giữ những gịot nước mắt vô tư của sự thông cảm khóc về tôi và tôi  sẽ mang đến cho Đức Chúa Trời, không để rơi đi một giọt nào trong ngày Phán xét. Như vậy tôi, một sinh linh bé nhỏ nhất, tôi vẫn có thể sẽ là một trong những bằng chứng mà Eberhard nhìn thấy ở tôi.
Tôi sẽ nói một chút về cuộc đời đi học của tôi. Các giáo sư không chú ý gì đến tôi, khinh tôi nhút nhát và kém cỏi. Bây giờ họ đã chết cũng như phần lớn các  bạn tôi, những đứa đã tiếp tục các trò chơi trẻ con vbz con cóc con giun trêu chọc tôi. Nhưng Chúa đã thấy trongtim chúng là chúng không biết chúng làm gì, cũng như tôi đã thấy từ lâu và tôi đã tha thứ cho chúng. Chúng xé dây đeo quần, bẻ gãy bảng, đổ mực vào mũ và túi áo, vứt lung tung sách vở của tôi. Tôi trốn vào góc nào chúng cũng tìm được, cật vấn tôi về ngôi nhà ở phố Pistolet, về Eberhard, về mẹ tôi mà cô gái mãi dâm đã tìm thấy trên các bậc thềm ở cảng. Tôi chẳng hiểu từ đâu chúng biết tất cả những chuyện ấy. Chúng giữ tôi dưới bơm nước cho đến khi tôi cứng đờ và tái xanh vì lạnh, ném vào người tôi những nắm tuyết và cục nước đá.
Các thầy giáo thấy hành động của chúng thì nhún vai và cười to vì tôi chẳng khác nào một con gà mái ướt.
Một buổi chiều đi học về, khi tôi leo lên chỗ Eberhard để nằm trong gác xép, tôi đã nấp dưới cầu thang để khóc thoả thích. Làm sao mà tôi lại than phiền bên cạnh Eberhard được? chẳng lẽ tôi không nhớ cái khay rung rung trong tay anh? Chẳng lẽ tôi không trông thấy anh trong cơn ngái ngủ, vùng dậy từ ba giờ sáng, lưng còng xuống  vì tuổi tác và bệnh gút sau buổi cầu kinh, nhiệt tâm quỳ trên sàn không trải thảm, mặc quần áo vội vàng để quét các lớp học lạnh lẽo băng giá, để đốt lửa? Tôi biết anh làm cái đó cho tôi, để tôi có thể có được sự học vấn mà anh đã phải từ bỏ chỉ vì bố mẹ và em gái Christine. Với lại chẳng lẽ tôi không giữ được kỷ niệm cái đêm kinh khủng mà những tiếng kêu của tôi làm anh giơ bàn tay chống Chúa?
Một hôm tôi thấy một chuyện mà tôi phải giữ bí mật tuyệt đối, một chuyện đã dập tắt mọi than phiền của tôi nhưng là lần đầu tiên nó dạy tôi hiểu được những lời của Eberhard nói về những bọn quyền qúy ở trong xã hội này. Tôi không bao giờ quên những lời nói đó. Ông hiệu trưởng trường chúng ta, sau này là giáo sư Đại Học và ông mục sư thanh tra nhà trường đã ra lệnh cho Eberhard trèo lên mái nhà đầy tuyết để sửa lại một ống khói bị nghiêng. Eberhard bấy giờ đã gần sáu mươi tuổi, cái thân hình to lớn lực sĩ đã còng và mòn mỏi vì bao năm thiếu thốn, vì lạnh rét của xứ sở này, vì những sàn nhà băng giá và vì những gầu than nặng trĩu.
Tôi thấy cái nhìn Eberhard ném vào họ khi họ ra lệnh cho anh trèo lên cao. Tôi trông thấy cơn giận dữ dội mà anh phải nén xuống vì yêu tôi, vì tình yêu đối với Jesus đã ra lệnh cho chúng tôi phải hoàn thành công trình của chúng tôi, và tôi trông thấy anh kéo cái thang nặng nề ra để leo. Tôi trông thấy anh lên cao trên mái. Tôi trông thấy anh run hết chân tay, tôi trông thấy anh chóng mặt nhắm mắt, tôi trông thấy anh bò trên mặt mái nhà trơn trợt, tôi trông thấy những cụm tuyết dập dờn quanh cái đầu hoa râm của anh rồi chất đống trên cái lưng còng của anh.
Tôi trông thấy hai người đàn ông đứng trong sân chỉ huy anh từ phía dưới và thét ra mệnh lệnh của họ, những con người phì nộn chùm kín áo lông và mũ cát két có tai, những người ủng hộ Giáo hội và Nhà nước. Giờ đây tôi hiểu thái độ của họ. Đối với họ cũng như đối với bọn học sinh của trường, chúng tôi không phải là đồng bào của họ. Họ không thấy rằng chúng tôi nghèo ư? Vả lại lúc đó thì không phải là sự tức giận tràn ngập lòng tôi mà là một thất vọng lớn lao, không phải vì E berhard vất vưởng trên cao mà bởi vì một việc như thế có thể xảy ra. Tôi thất vọng đến mức chỉ muốn vùi mình trong một đống tuyết để rồi không bao giờ ra khỏi đó nữa, nếu tôi dám rời con mắt khỏi Eberhard lấy một lát.
Mày có cầu nguyện không? – Khi xuống, anh hỏi tôi.
Tôi không trả lời bởi vì tôi tin và tôi đã biết rằng Chúa Trời không nghe lời cầu nguyện của chúng tôi, không thấy sự khốn khổ của chúng tôi, mà để cho người ta hành động theo như họ muốn và họ có thể cho đến khi Người gọi họ về với Người. Tôi không dám nói cái đó ra với Eberhard. Vả lại tôi còn khối thứ phải làm, phải nhìn xem anh ấy như thế nào, khi tụt xuống ở ngưỡng cửa, im lặng nhìn trước mặt, tay đung đưa trong lúc ông hiệu trưởng và ông mục sư đi ra xa dưới cổng trường. Anh ấy bất động như vậy suốt một tiếng đồng hồ như người chết. Tôi không dám đánh thức anh, tôi chỉ dám thở khẽ khi bất thình lình anh ấy đứng thẳng dậy cao hết cỡ.
Sáng danh Chúa Trời nhân từ. Chúa đã trông thấy từ thời thơ ấu trái tim con cứng rắn và luôn muốn công bằng cho mình. con tạ ơn Chúa đã đập tan tội lỗi đó trong tuổi già và trong lúc con tàn phế, đã nghiền nát con một cách kiên quyết để con trở thành một viên đá có ích trong nhà Chúa. Con cảm ơn Chúa đã làm nhục con, bởi vì sự kiêu ngạo là tội lỗi ban đầu của con.
Tôi nhìn anh và không nhận ra anh nữa. Dưới đôi mắt anh hiện ra bóng tối sâu thẳm, cái mũi của anh đã vàng ra và vầng trán rộng của anh hình như đè nặng hơn lên đôi mắt đang chói lên một ngọn lửa lo lắng. Sự việc tình cờ đó và sự chiến thắng bản thân mà Eberhard đạt được đã đè bẹp tội lỗi của anh nhưng cũng đè bẹp luôn cả sức lực của anh. Anh trở nên dịu dàng đến kỳ lạ, cách đọc sách của anh là một chứng cứ. Trong những lúc giải trí ngắn ngủi, Eberhard không cố tìm được những tác phẩm cũ mờ mịt của những người kiên tín, cũng không mê những lời nỉ non mềm yếu trong thơ Herrenhut, mà đọc những truyện thần bí với những khát vọng nhớ nhung với bầu trời của Sainte Thérèse và Jean de la Croix.
Khẩu hiệu của nữ đồng trinh thần tiên Aut pati, aut mea phù hợp quá với tình cảm của Eberhard hồi đó. Eberhard đã mỏi mệt và hiểu rằng sự nghỉ ngơi là đường dẫn đến mọin thứ và cũng như anh trồng những hoa nhỏ của tháng Franocois d'Assise, anh đã lặn vào những bài viết của các đệ tử thánh Thérèse de Jésus và Jean de la Croix, Michael Moliere và Fénelon và trong sự thờ ơ thánh thiện của thuyết tĩnh tịch. Trước kia anh đã muốn bắt mọi người quỳ trước Chúa thì nay chỉ quỳ mình anh thôi. Trước kia anh đã phụng sự Chúa nhiều hơn mọi người nhưng lại từ  bỏ tham vọng một phần thưởng trên thiên đường cũng như anh đã từ bỏ phần thưởng của anh trên thế gian ở ngôi nhà nhỏ ở Gutach.
Một lần duy nhất ông già Eberhard tỉnh ngộ lại. Hôm đó anh đang ngồi ở cửa sổ lợi dụmg một lúc tự do để đọc Rạng Đông của Jacol Boehme thì bỗng thấy bọn trẻ tụ tập lại quanh tôi ở sân và chúng nhấc bổng tôi lên để cho tôi rơi xuống gạch nhiều lần. Lúc bấy giờ cộng tác viên đó của Chúa đã quên ánh rạng đông của giải thoát, cái Mysterium magnum đang hình thành cho mình, và đã chạy xuống cầu thang bốn bậc một để lao đến giữa đám trẻ mà anh giải tán như rơm trước gió. Chúng hoảng sợ bỏ chạy để tránh những cú đấm và  bộ mặt của anh. Bản tính rầu rĩ và dáng vẻ người ngoại quốc của anh đã gợi lên ở chúng một sự kính trọng âm thầm và nếu tôi muốn than phiền với anh thì chúng đã để tôi yên từ lâu. Nhưng anh đã từng dạy tôi bằng tín ngưỡng bản thân, rằng nỗi đau khổ và những vết thương là số phận của chúng ta trên trần gian và nó được Chúa trao cho cơ mà?
Các thầy giáo đến ngay. Mới đầu họ rất tức tối với sự can thiệp mạnh mẽ của người gác cửa, nhưng họ đã bối rối khi anh ngoảnh lại phía họ bộ mặt đóng kkhung trong mái tóc dài bồng bềnh. Ông hiệu trưởng ho mấy tiếng rồi bỏ đi, trong lúc các giáo viên khác nghiêm khắc khiển trách các bạn tôi. Eberhard im lặng nghe họ, rồi cầm tay tôi, anh nói "Xin phép các ông, tôi sẽ đưa cậu bé này về nhà tôi trong ngày hôm nay". Các thầy giáo đưa mắt hỏi ông hiệu trưởng. Ông này ngập ngừng nhún vai và tôi đi theo Eberhard về cái gác xép, ỏ đấy mặt trời, chim hoàng yến, những cuốn sách sùng đạo và thuần tuý đang chờ đợi tôi.
Tôi sẽ không khi nào quên được hạnh phúc của chiều hôm ấy, nó chỉ rõ cho tôi thấy cuộc sống học đường đau khổ biết mấy. một nỗi khổ vô tận cho tôi là phải tập trung vào việc học, phải giải phóng đầu óc ra khỏi các mộng mơ, khỏi mọi giày vò, khỏi các kỷ niệm để hiểu tầm quan trọng của những biến cách ngữ pháp, những công thức. Tôi tiếp thu dịu dàng thi ca Hy Lạp La Mã, lịch sử và thần thoại. Còn ngữ pháp và toán học, tôi có thể học thuộc lòng nhưng hiểu được ý nghĩa và cách dùng thì….Tôi không khi nào đạt được đến đó cả. Phải chăng nó là cơ cấu của xã hội? Rõ ràng là tôi và những người như tôi đâu có là thành phần của xã hội. Có phải nó như tôi đã đọc trong Triết lý vật chất của Novalis, cũng chính là đời sống của các thần thánh? Các thầy của những công thức, các nhà toán học có phải là những duy nhất được hạnh phúc? Thế thì sự yên tĩnh sung sướng  của suy niệm, sự tĩnh mịch của bầu trời đã bị khép lại với tôi vĩnh viễn.
Trong số các giáo viên, có một người ít ra cũng đau khổ như tôi. Ông ấy dạy thuật viết chữ đẹp và âm nhạc. Đó là một người nghèo khổ sinh ra ở thị trấn Jutland, ở đấy chắc có mục sư nào đó, phát hiện ra năng khiếu thông minh, đã gửi ông đến trường rồi đến Copenhague để thi bằng tú tài. Sau đó ông còn quên ngay cả việc hàng trăm sinh viên nghèo cũng được dẫn dắt bởi những mục sư tốt bụng đã phát hiện và đã lôi họ đi khỏi hoạt động êm đềm của ông cha họ, cũng như ông Tobias Beutle đã làm đối với Eberhard.
Người đó tên là Smaakjaer, tự nuôi sống một cách vất vả bằng chữ đẹp và khả năng âm nhạc của mình. Tôi tin rằng khả năng của ông rất lớn tuy không hiểu được hết nhưng it ra cũng nghe được trong tiếng đàn của ông tiếng than của gió tây ở trên những ngôi nhà lụp xụp của thành phố quê hương ông, lờ đờ và loong coong gần biển, với những tiếng thở dài muôn thuở. Đúng là từ khi mới lọt lòng tôi đã có khả năng cảm nhận được cái âm thanh rất khẽ xé ra từ sự đau khổ, tiếng thì thầm khẽ nhất. Với chiếc đàn vĩ cầm và cuốn vở tập viết ông chạy từ trường này qua trường khác, từ cửa nọ đến cửa kia, khắp các phố ở Copenhague, hồi đó rất hẹp. Ông đi đến đâu các giáo viên khác cũng chỉ chào miễn cưỡng hoặc quay lưng lại. Ông không bao giờ có thể trở thành một sinh viên đại học thực sự được vì uy tín của kỳ thi hồi đó rất lớn.
Bọn học sinh kêu rú lên vui thích khi ông bước vào, những miếng xốp, những bút viết bảng, ngay cả đến phân ngựa khô ở đường phố tung khắp quanh ông. Những lời chửi rủa, những cái giậm chân, tiếng đấm thình thình vào bàn át cả tiếng của ông và tiếng đàn violon khốn khổ mà ông dùng để giải trừ các dã tâm, cuối cùng là tiếng nấc của ông. Tôi nghe những điều mà tôi đã thừa biết, những chế giễu vẽ quần áo bạc màu, giày mòn gót, tất len thô, và về nguồn gốc cùng khổ của ông. Lúc bấy giờ ông giấu bộ mặt xanh gầy vào hai bàn tay và giữ như thế cho đến lúc giật mình ngẩng lên khi có tiếng két lên và cửa mở ra, ông bắt gặp cái nhìn của ông hiệu trường sau cặp kính. Một sự yên lặng chết chóc tiếp theo, rồi ông cúi đầu nghe khiển trách. Vậy là ông đã không giữ được trật tự và bắt học sinh vâng lời như ý kiến ông hiệu trường và các giáo viên khác? Người ta doạ thải hồi ông và màn kịch kết thúc bằng một vài nhận xét nhẹ nhàng đối với học sinh về bổn phận phải phục tùng thầy giáo. Nỗi thống khổ này được lặp lại trong từng trường, ngày này qua ngày khác, năm nọ sang năm kia, ở nhà, con người khốn khổ này có bà vợ bị bệnh lao phổi và ba đứa con. Buổi sáng ông phải dậy sớm làm đủ mọi việc.
Hồi tôi còn là học sinh mới ở trường, một buổi sáng tôi đã bỏ mũ khi trông thấy ông Smaakjaer đang đi nhanh dọc theo các bức tường, đàn violon cầm tay, cái bàn viết mòn lòi ra ở túi. Ông ngạc nhiên dừng lại nhìn tôi, tưởng rằng cử chỉ của tôi là một kiểu chế giễu mới đối với ông. Nhưng do tôi không đi, ông đã cúi xuống đặt bàn tay lên má tôi và nói:
Em là ai? Em tên là gì, cậu bé của tôi?
Ngay lúc ấy bọn học sinh rú lên đàng sau chúng tôi:
chuyện rồ dại này nghĩa là thế nào? Mày chào Smmakjaer? Hãy đợi một tí, mày sẽ phải hối hận đấy. Chào Smaakjaer, thằng điên!
Tôi lại thêm đau khổ, nhưng tôi đứng vững và tôi tiếp tục chào ông, tiếp tục im lặng khi những đứa khác kêu lên, tiếp tục chăm chỉ tập viết và ca hát. Ông ấy biết, chúng tôi quen biết nhau, nhưng cái nhìn của chúng tôi gặp nhau, tin tưởng nhau giữa tiếng ồn ào ghê người. Âm nhạc của ông thâm nhập nhẹ nhàng từ tai vào tận trái tim tôi, và qua tiếng hát của tôi – ngày xưa tôi có giọng hát tạm được – tôi cố trả lời, có, tôi ở đây, người anh em.
Tôi nhớ lại có một hôm, trước lời đe doạ sa thải, ông đã trả lời ông hiệu trường kết tội ông một cách khôi hài là không làm cho một đứa bé nào chào mình được cả "Có chứ, thưa ông hiệu trưởng, con trai người gác cửa, thằng bé Clémens Bek chào tôi và còn hát trong giờ học".
Rồi thời điểm giải thoát của ông đến. học sinh đã bỏ thuốc xổ vào  cái tẩu thuốc nhỏ của ông, niềm an ủi duy nhất của ông. Ngọn lửa toé lên mặt và ông thét lên đau đớn, ngã nhào xuống bục. Một lát sau, được chào bằng một loạt tiếng cười rộ, ông đã ở ngoài sân. Hoảng sợ và đau khổ, ông đột ngột quằn quại, sùi bọt mép, ngã quỵ xuống, chân tay rã rời. Trong lúc hấp hối, ở giữa đám giáo viên và học sinh chạy đến, còn sợ cho sự sinh tồn của ông và người thân, ông còn lắp bắp:
Nó, nó chào tôi, nó hát trong các giờ học.
Một cử chỉ tôi tôi đã làm cho con người ấy chỉ là biểu hiện nhỏ của lòng biết ơn đối với cái vỗ nhẹ ông đã cho tôi sau khi tôi chào. Cái vỗ này là cái vuốt ve duy nhất tôi được nhận trong một cuộc đời, bên cạnh những cái vuốt ve của các cô gái điếm bị bà Gundlachsen mắng là dám động đến tôi. Tôi còn chịu ơn ông Smaakjaer về một tấm gương lớn về lòng kiên trì và nhẫn nại. Nếu ông đã sống một cách vô ích (vợ con ông phải nhân cứu tế) thì ông chết lại chẳng phí hoài, bởi vì cả các thầy giáo lẫn các học sinh đều không thể quên cảnh xảy ra trong sân trường. Một tinh thần mới dịu dàng hơn, thân thiện hơn, hình như toát lên từ những viên đá lát vấy máu như thể ông giáo âm nhạc đã để lại ở đó một phần tâm hồn ông. Tất cả không trở nên tốt, vả lại người ta cũng không như thế trong bất kỳ trường nào hồi ngày xưa. Hoặc là các thầy giáo hành hạ học sinh hoặc là học sinh đẩy các giáo viên và bạn đồng học đến chỗ thất vọng. Tuy nhiên những bạo hành không xảy ra nữa và tôi tiến tới bằng tú tài của tôi bằng những lối đi bớt chông gai hơn là tôi có thể mong muốn.
Than ôi, ngày tôi được quyền đội mũ mão mà tôi mua hết sức gian nan đó lại là ngày đau đớn nhất của đời tôi. Nỗi đau đó lớn hơn cả nỗi đau mà tôi sắp nói với các bạn bởi vì nỗi đau khác này cũng là niềm hạnh phúc duy nhất của tôi. Khi tôi lảo đảo bước vào chỗ Eberhard (sau bao nhiêu cố gắng mà không ai biết được tôi đã tốn bao nhiêu công sức) tay cầm mảnh bằng mà tôi đưa đến cho anh như một con chó đem con thú săn được đến cho chủ, không phải là nó muốn, mà để vâng theo ý muốn của chủ, tôi trông thấy Eberhard nằm ở giường. Anh nghển dậy, hai tay giơ ra, mặt tươi cười:
Đừng lo cho ta – anh nói – ta đã mong đứng mãi cho đến khi mày đến, nhưng không thể được. Ta đành phải nằm xuống. Ta cúi xuống đất, mày thấy không. Nhưng đây là kỳ nghỉ, mày là sinh viên, ta có quyền ngã xuống.
Lệ trào trên mùi, nhưng mặc dù mệt mỏi và lo lắng, nó vẫn không chảy xuống và với bàn tay run run tôi mở ra trước Eberhard tờ giấy lớn có đóng dấu của trường Đại học. Anh nhìn, gật đầu:
Đây rồi, tấm bằng! Mày hãy quỳ xuống và cám ơn Chúa đã dẫn dắt chúng ta tới đây. Hãy cầu nguyện xin Người cho phép mày đi lên hơn nữa trong khoa học để với vũ khí đó trong tay, mày có thể đánh bại những kẻ thù của Chúa Trời. Hãy cầu nguyện Người nắm lấy mày từ trong tay ta vào tay Người và để mày thực hiện đến cùng ý chí của người. Đừng sợ cho sự sinh tồn của mạy nó còn được bảo đảm đủ một thời gian nữa.
Tôi không biết anh muốn nói gì và không hiểu cả sự đe doạ trong hứa hẹn của những lời nói đó. Tôi đành quỳ xuống và cúi đầu dưới cái ách của sứ mạng này mà từ lâu anh không nói đến nữa và tôi mơ hồ nghĩ rằng anh sẽ giải phóng cho tôi, khỏi sứ mạng đó vì anh biết đôi vai tôi khó mà gánh vác nổi. Nhưng tối hôm đó đôi mắt anh sáng chói lên ngọn lửa ngày xưa và trong khi tôi cầu nguyện theo yêu cầu của anh tôi đã run đến tận đáy lòng, tin chắc mình không phải là người anh tưởng. Một sự thú nhận khác mà tôi phải nói ra với anh, một bí mật khác mà tôi phải nêu ra đã giày vò tôi. Nhưng anh không để cho tôi nói ra lúc bấy giờ cũng như suốt cả thời gian anh ốm về sau. Ngồi trong giường, anh hát bài thánh cá của Novalis như là anh đọc lời thề cho anh và cho tôi.
Nếu tất cả trở nên không trung thành, con vẫn là trung thành với Người để cho sự biết ơn không biến mất khỏi thế gian này.
Rồi anh kêu lên, mắt long lanh, tay giang ra:
Mày hãy nhớ rằng mày phải dẫn dắt cả cái thế giới nhục dục này, tất cả những ai chơi bời và cười cợt tới tận bậc đi dưới ngai của Người. Mày phải bóp nghẹt ở mày mọi giấc mơ, mọi hy vọng, mọi ham muốn, nhấn chìm nó trong máu nếu mày muốn Người thừa nhận mày trong ngày cuối cùng. Chúa Trời ơi, sức lực của con đã thuộc về Người, chỉ thuộc về Người. Nhưng Chúa ơi, hãy thực hiên ý chí của Người bằng đứa trẻ này, ở nó cả Người, Đức Cha và Con. Người hãy dẫn nó đến đỉnh đồi Golgotha. Con không sợ cho nó vì cuộc sống và cái chết phải chăng nó ở trong số những đứa con yêu dấu của Người?
Anh ngã lại ra đàng sau, vừa mỉm cười, anh ấy, người hầu như không khi nào mỉm cười. Còn tôi không sợ nụ cười này, cũng như hai bàn tay lạnh giá, đôi má xanh tái mét, đôi mắt lõm của anh nữa. Tôi van nài anh cho mời thầy thuốc.
Một thầy thuốc đích thực – anh nói với một cái chép miệng kiêu căng – thầy thuốc đích thực sẽ không đến chậm đâu. Đừng đi làm hỏng công trình của ông ấy. Ông ấy có thể chữa cả những vết thương của ta, ngay cả vết thương tội lỗi của ta.
Mắt nhoà lệ, bị lo lắng giày vò vẫn ngoan ngoãn, vâng lời, tôi lên giường nằm. Kỳ nghỉ qua đi, Eberhard vẫn nằm, bề ngoài vẫn thế, xanh mướt, nhăn nheo và lạnh lùng, nhưng anh vừa hát thánh ca vừa đọc những lời cầu nguyện với một giọng khoẻ đến nỗi tôi phải ngạc nhiên thấy nó thoát ra từ bộ ngực mỗi lúc một lõm xuống. Anh không cho người ta gọi bác sĩ và không ăn gì cả. Anh có vẻ như quên cả sự có mặt của tôi, chỉ hát và cầu nguyện, chốc chốc ngừng lại để kêu lên "Chúa Trời, Người đừng quên rằng nếu con nguyền rủa Người một lần thì con đã chúc tụng Người hàng nghìn lần".
Trong lúc đó, tôi im lặng, đầu áp vào khung cửa sổ nóng bỏng. Loá mắt vì tia phản quang đỏ của mặt trời, tôi ngắm nghía cái sân vắng vẻ của nhà trường. Như thường lệ, tôi đến chỗ bà vợ người gác cổng để kiếm gì ăn và lấy ít sữa cho Eberhard. Tôi kiệt quệ vì lo sợ, vì nước mắt, vì nắng cháy, bị điếc vì tiếng kêu của người hấp hối.
Một đêm tháng chín, khi năm học đã bắt đầu từ lâu và khi ông hiệu trưởng bắt đầu càu nhàu là chúng tôi ở kéo dài mãi, tôi đã bị thức tỉnh lại bởi một tiếng hát tự phát vang lên giữa các bức tường hẹp, như một hợp xướng của sự phán xét cuối cùng:
Hãy xuống trong lòng đất,
Sức mạnh của sự đau khổ,
Là dấu hiệu của cuộc ra đi hạnh phúc.
Trên chiếc thuyền hẹp chúng ta sẽ nhanh đến
Bến bờ của bầu trời
Chúc phúc lành cho đêm vĩnh cửu
Chúc phúc lành giấc ngủ ngàn năm.
Tôi vùng dậy trên giường, rất kinh hoàng, muốn chạy nhanh đến anh, đến hai cánh tay giơ lên của anh như muốn đẩy đổ trần nhà. Tôi muốn bịt miệng anh đang hát với sự bộc lộ niềm vui đến đáng sợ. Nhưng khuôn mặt anh sáng lên như lửa, như ánh mặt trời trong căn phòng đã ló xanh rạng đông. Chân tay anh không còn chống đỡ một cuộc đấu tranh nào nữa, chúng ôm lấy Chúa của Jacob với cái siết say sưa của người đang bay tới bầu trời.
Và tôi hoảng sợ nhắm mắt lại.
Anh hát cho đến hết bài thánh ca của Novalis, rồi tôi nghe một tiếng gọi:
Vâng, vâng, con đây, Eberhard! – Sébastien Baden, đầy tớ trung thành của Người, cửa mở ra, thánh giá chói sáng trong "Góc của Chúa". Con đến, thưa Chúa Trời. Hãy nghe tiếng róc rách của suối và tiếng xì xào của rừng. Chúa hãy cầm lấy nó trong tay Người, hãy thực hiên những gì Người đã định cho nó, Saint Christophe.
Anh ngã xuống đàng sau rất mạnh, đầu đập vào thành giường kêu to. Anh chết.
Còn tôi – giọng cụ Bek chỉ còn là một tiếng thì thầm – tôi ở lại một mình. Tôi,con cừu của Chúa.