Dịch giả: Hồ Thiệu
Chương 1 (C)

Cô ấy ngồi câm lặng bên cửa sổ của cô, hai mắt dán vào hoang mạc, người quấn kín bằng khăn san trong lúc hai bàn tay tìm chỗ trốn, tay nọ trong tay kia, bởi vì chúng không còn có thể tìm ở đâu nữa.
Tôi nói chuyện với cô, vừa ngập ngừng, về những chuyến đi, về những xứ sở của mặt trời mà tôi nhìn thấy torng các ảo ảnh của sa mạc. Nhưng cô lắc đầu. cô ấy không  biết ngôn ngữ của những vùng đó. Không, không phải, cô ấy sẽ không có khả năng học được các ngôn ngữ đó. Cô chẳng đã quên cả tiếng nói của chính mình đó sao?
Lúc bấy giờ ông Sivert Grunau cập đến đảo chúng tôi và giải thoát cho cô.
Một chiều, chiều cuối cùng năm ấy, khi đang đợi tin tức từ lục địa và chúng tôi tụ tập tất cả trên bãi biển, một chiếc thuyền nhỏ đã đưa đến một người lạ. Ông ta đến một mình dưới bầu trời đe doạ và mặt biển âm u có vẻ như muốn nối liền vào nhau ở bên kia chiếc tàu độc nhất ở ngoài khơi để chôn chúng tôi cùng một thể trong ngôi mộ vĩnh cửu.
Người lạ run lập cập trong những khăn quàng lông to cộm. Ông ấy có những va li nặng bằng da và đi ủng da màu vàng. Cái mũi nhọn dô ra dưới mũ cát két. Ông dắt mũi hai con chó đỏ hung cứ chen sát vào chân ông vừa rú lên về phía hoang mạc và các quả đồi.
Chúng tôi biết ông đến để ở lại đây, vì cũng như hoàng thân, ông bị đuổi đi, nhưng không phải nhà nước đuổi, mà bởi những người nhà của ông. Ông thuộc về một gia đình thống trị của vùng và đã làm mất danh dự gia đình khiên gia đình bắt buộc ông – điều kiện cuối cùng trước khi gia đình dứt khoát từ bỏ phải thề đi ra đảo và không bao giờ rời khỏi đảo.
Ông ấy sẽ ở trong một cái chái của căn nhà mới dho bà Schwargflugel xây dựng.
Chúng tôi, những người mà bến bờ này là quê hương, quê hương mà chúng tôi không thể không gắn bó, mà chúng tôi không thể  bỏ qua, chúng tôi thấy người đàn ông đến kia có vẻ như là đến bến bờ của sự trừng phạt và đói nghèo. Nhưng chúng tôi vẫn chào ông ấy với một nụ cười. Dù sao, ông ấy vẫn là một sứ giả của đất liền, một món quà người ta tặng trong mùa đông hiu quạnh này.
Nhưng ông ta giữ vẻ không tin, rụt cổ vào trong cổ áo và leo lên chiếc xe của hoàng thân đang đợi ông. Chúng tôi thấy xe khuất đi sau những con đê, trong khi chúng tôi trao đổi những cái nhìn lén lút. Biết đâu chúng tôi lại không vừa mới đón nhận Quỉ sứ lên bờ của chúng ta, theo như lời của Greje Staven, ngư dân và người giữ đồ thánh đang dòm ngó dưới cái mũ vải dầu của anh ta. Và quả thế, chúng tôi sắp được biết ông ta là ai, người mà chúng tôi đón tiếp ấy mà – tôi sắp được biết điều đó như những người khác. Vậy tôi có nên thú nhận tội lỗi của thật, tôi, người được Chúa đánh dấu ban ơn siêu phàm? Có nên thú nhận rằng tôi đã không cưỡng nổi sự cám dỗ, trong lúc tội lỗi đó đã bỉêu lộ qua nỗi lo sợ trên khuôn mặt trẻ của Steffen, và đã trả nó về để chết trên cát trắng của tuổi thiếu thời?
Vâng, tôi là con trai của Eberhard Sebastien Baden, tôi đã sống bên ông trong nhà chứa, tôi đã thấy hào quang của sự trong trắng chói lên trên những khuôn mặt bị tàn phá trong lúc tiếng nói được thanh lọc trong các bài thánh ca như miệng của những người được chọn trong lễ Thánh Thần mở ra để ca ngợi Chúa Trời, tôi đã được lôi ra một cách kỳ diệu khỏi cái gác xép áp mái và khỏi toà soạn báo nhơ nhớp, được giải thoát khỏi mọi tội lỗi nhục nhã…
Tôi đã tìm được nơi trú trong sự quạnh hiu của sóng biển dưới bầu trời bao la, tôi đã được Chúa dành cho sống ở đây như trong những ngày đầu tiên của tạo hoá, tôi đã được Eberhard dành để trở thành á thánh của Chúa, thế mà tôi lại bị ngã ngay ở đòn đánh đầu tiên của kẻ thù của Người.
Tôi đã tự hỏi nghìn lần, sao chuyện như thế có thể xảy ra được. Tôi đã như thế thì lmà sao có thể phạm tội được. Tôi đã suy nghĩ, tìm trong sự thừa kế vô ý thức, trong những bản năng tuổi thơ của tôi, trong những giấc mơ đêm của tôi, trong những ham muốn thoáng qua của tôi, một lý do cho sự điên rồ của tôi. Nhưng không ở đâu tôi tìm thấy tôi bị hơi rượu mạnh, làm cho bầu trời và mặt đất của Chúa thành một sự hỗn độn đáng thương và bản thân tôi thành một con vật mù quáng và thấp hèn. Tôi không tìm thấy ở tôi một ý muốn nào đòi hỏi một màu sắc trần thế nào khác với sự tô màu của Chúa.
Tôi đã rất yếu ớt, nhưng thể chất và tinh thần trong sạch. Dù là con của tội lỗi, tim tôi yêu sự tinh khiết cũng như thân thể tôi đòi hỏi phải sạch sẽ.
Và, tuy vậy, trong hơn sáu tháng tôi là bạn của Sivert Grunau, vết thương hở ở cạnh sườn của cả một gia đình, kẻ mang thuốc độc như là một con rắn, như cây tầm ma.
Phải chăng đó là một sức lực chưa biết đến, chưa dùng đến của cái xác thịt không bao giờ được thoả mãn, phải chăng đó là con vật khát máu đòi trả nợ? Tuổi trẻ của tôi báo thù chăng?
Tôi đã cảm thấy hối tiếc. Hôm nay, tôi không hối tiếc gì hết, bởi vì tôi không làm hại ai, cũng không làm hại tôi. Trong khi đánh mất mình, tôi đã nhận được cái khôn ngoan của sự xấu hổ.
Sivert Grunau, như tôi đã nói, ở trong cánh trái ngôi nhà của Malene. Nghe đồn hắn ta đã bố trí nội thất với một sự xa xỉ lạ lùng.
Khi đi theo lối đi phủ cát người ta trông thấy sau con đê bằng đá lởm chởm những cây guốc bê, những tấm màn nhung, những tượng nhỏ, những bình và khói xanh của thuốc lá.
Khi gặp người lạ đó trên con đường đã bị hư hỏng vì bao bước chân giẫm lên, giữa những phế thải của cá, nhiều người trong chúng tôi quay lại, ngạc nhiên rằng con người là kẻ bị loại bỏ, bị gia đình gửi đi biệt xứ.
Ông ta bước những bước ngắn và thận trọng, cái gậy có cán bạc cầm tay. Râu cằm nhét vào trong cổ áo lông, ông ấy nhả vào gió làn khói thuốc và ngâm nga một bài hát tục tĩu.
Thanh niên hít mùi thuốc và mùi hương đắt tiền, đã bị lây nhiễm, họ cố thử tìm l.ai những giai điệu mà họ đã nghe được. Hai tay đút túi, họ nhìn khoảng không bao la xám xịt như thể họ trông thấy một ảo ảnh xa vời nhưng hấp dẫn. Họ kéo lê đôi chân đi guốc bỗng dưng bị nặng trịch vì cát, và mắt họ, sau khi trông thấy ảo ảnh, đã bộc lộ một sự chờ đợi u buồn. Nhưng những người già nhớ đến hồi hoàng thân đến đảo, và những tháng dài thất vọng của ông thì lại lắc đầu "Theo tôi" họ nói "ai mà nhận cuộc đày biệt xứ nhẹ nhàng như thế thì chỉ là một kẻ đại bất lương".
Greje Staven, cả tuần là ngư dân, chủ nhật là người giữ đồ thánh, cau mày càu nhàu:
Khỉ thật, sao mà hòn đảo chúng ta lại cứ phải làm cái chuồng phân cho người ta vứt vào những thứ mà người ta không muốn giữ ở nơi khác?
Các cụ già còn nhớ lại cả những chuyện kể của bà goá Abel về những người bị bệnh dịch hạch, và họ nghiến răng xấu hổ.
Vậy ra chúng tôi chỉ là bãi chứa các bệnh dịch và các vết thương của lục địa hay của các tàu thuỷ hay sao?
Tôi không hiểu vì sao mà tôi – một anh giáo viên nghèo và nhút nhát (vì từ khi mục sư Tang bỏ đi, người ta đã trả lại lớp học cho tôi) lại trở thành thân thiết với nhà quý tộc này! Không  còn nghi ngờ gì nữa, tôi đã bị lôi kéo về phía ông như tất cả thanh niên của đảo, và cho đến cả những người bài ngoại nữa – có lẽ tôi còn bị lôi kéo hơn…
Chẳng phải ngày xưa, dù với những đôi giày không đế, tôi đã đạp chân lên các hè phố mà những đôi giày vecni bóng của ông chỉ lướt qua nhẹ nhàng? Chẳng phải tôi đã có trong máu sự ham thích rượu, thích xa xỉ, và, tôi có thể nói thẳng là ham mê cái đẹp?
Và ông ấy là sivert Grunau đẹp đẽ, với mớ tóc đen, cái trán thấp, đôi mắt màu ghi xanh, giọng nói khàn khàn, những cử chỉ lén lút của bàn tay. Ở chỗ ông ta, trong nhà của Malene, lại đủ thứ tơ lụa màu vàng mờ, gỗ gụ, pha lê, nước hoa, bánh ngọt, rượu vang làm quên đi nghèo khổ, gió mưa, cát bụi.
Tôi ít khi đến đấy. Grunau, mặc dù rất cần giao du nhưng chắc hẳn không quên hoàn cảnh khiêm tốn của tôi. Hoặc ông ấy là kẻ nhẫn tâm, cảm thấy ghê tởm khi nhìn người khác hưởng thụ sự giàu có của mình.
Tôi gặp ấy ông ấy lúc đầu ở nhà hoàng thân, sau đó trong các túp lều của ngư dân và cuối cùng ở quán rượu. Mắt, răng, những chiếc nhẫn của ông làm tôi loá mắt vì ánh hào quang, buộc tôi phải cúi đầu. tôi đã đánh mất tôi rồi.
Tôi nhớ lại dư luận về ông và lý do ông đến đảo là để làm gì chứ. Ông ấy đã rượu chè, chơi bời, làm điều sai trái, và thậm chí, như người ta bí mật thì thầm, thì ông ấy đã rắp tâm đầu độc một người phụ nữ mang thai với ông. Tôi buồn nôn trước mùi hơi thở của ông, khi thấy cái cười giả tạo của ông, các cử chỉ ủy mị của ông để mà làm gì chứ? bởi vì tất cả những cái đó và cả đến những quan hệ thân mật với hoàng thân mà ông đã lột bỏ, chỉ càng cuốn hút tôi hơn vào những cái lưới của ông.
Cái tai hoạ mà may phúc tôi vừa thoát khỏi đó tôi thấy kinh hoàng nhưng vẫn lấy đó làm một đồ chưng diện.
Tôi nhớ lại ông ngồi sát liền tôi, chạm ly chúc sức khoẻ tôi với một nụ cười dâm dục và ép tôi cho say.
Ban đầu cơn say làm tôi sung sướng, giải thoát cho tôi mọi gánh nặng, ngay cả gánh nặng nhất. Rồi đến cơn say tàn ác, nó giải thoát mọi bản năng xấu của tôi vốn giấu kín như những chiếc kim lông nhím, và cuối cùng là cơn say lè nhè của súc vật.
Chuyện đó kéo dài cho đến một chiều khi tỉnh lại cơn say thì tôi thấy mình ở trong quán rượu.
Tôi cần phải nói vài câu để các bạn hiểu tôi.
dĩ nhiên là tôi hiểu cái quán rượu đó ở đâu. Tôi đã trông thấy rõ mái nhà đen kịt của nó, đã nghe thấy những tiếng kêu thoát ra từ đấy. Sự tồn tại của quán như thế nào, những người thỉnh thoảng đến đấy đã cho tôi biết, họ bị ám ảnh bởi một sự điên rồ, một mối hoảng sợ, một nỗi khiếp đảm về hòn đảo và về cuộc đời. Bạn của họ đưa họ về nhà giống như những xác chết. Thỉnh thoảng có những người khác cũng bước vào quán uống một ly khi cái lạnh quá khắc nghiệt hoặc khi bỗng dưng một nỗi nhớ nhung vô cớ chiếm cõi lòng họ.
Nhưng mặt khác thì chỉ có một vài ngư dân ngoại quốc nhất là những người Thuỵ Điển hay lui tới quán này. Vì thế xưa nay người ta vẫn gọi nó là quán rượu của người Thuỵ Điển khi tình cờ người ta nói đến và cũng chỉ nói đến trong trường hợp cần thiết. chúng tôi đi qua trước quán với vẻ thờ ơ không biết đến nó.
Có một hôm thì lại khác, bà  goá Abel kể cho tôi, bởi vì từ quán này đã xuất phát ngọn lửa cướp mất của đảo những người đàn ông cũng như nó đã thiêu mất của đảo cả khu rừng. Đó là vào hồi Khu Rừng Lam. Nhưng cũng như người ta bất đắc dĩ mới nói đến cái quán, người ta đã tránh nhắc den cái kỷ niệm đó.
Hồi bấy giờ mọi người đàn ông đều mải mê với rượu. một đêm mùa đông một chiếc tàu chở đầy những thùng rượu bị mắc cạn trên bãi biển. Những người dànd ông rét thấu xương, đã uống ngay ở miệng rót, để sưởi ấm, và phát điên lên, bỏ mặc những người bị nạn. Lũ người la hét đó đã lôi những thùng tô nô về tận nhà họ qua sa mạc. Đêm tối và bão tố hoành hành trên đảo, nhưng những người đàn ông vẫn uống. Họ sống giàu có và sung sướng  trong những xứ sở giàu có và sung sướng. Cuối cùng, thùng rượu cuối cùng cạn hết và họ thức dậy vào buổi sáng, cát và tuyết đầy trong mắt, nhưng rượu đã làm họ quên hòn đảo của họ mà họ không nhận ra được nữa.
Những ngư dân đi biển tùy theo cái ý thích độc đoán của họ, để mặc cho rừng và thạch thảo lấn chiếm hết đồng ruộng. Đàn bà và trẻ con sống lay lắt đói khổ trong lúc những người đàn ông râu tóc bù xù chen chúc nhau trong quán rượu. Lão chủ quán, tên Hinke Gjonge đáng nguyền rủa, kích thích họ uống thêm, thêm mãi, và tất cả của cải trên đảo rơi vào túi hắn hết cả.
Cuộc chè chén vừa mới bắt đầu thì đã dừng lại đột ngột, nhưng nó cũng lấy di cả Khu Rừng Lam.
Một hôm, khi những người đàn ông đang làm huyên náo hơn bao giờ hết bên những bình rượu thì thình lình một tiếng kêu cất lên từ bên ngoài. Họ trông thấy một ánh sáng đỏ lờ mờ qua các cửa kính. Trong nháy mắt cánh cửa mở ra và một tiếng gào "Khu Rừng  Lam! Khu Rừng Lam!" mọi người đổ xô đến phía lò lửa cháy rực.
Ngay cả không khí cũng rực cháy những làn mây loé lửa ngọn. Đám cháy hình nh phun ra từ mặt  biển, dựng lên phía mặt trời, dìm mặt trời vào trong những ngọn sóng khói. Súc vật chạy trốn, đàn bà trẻ con than khóc, tụ tập xung quanh những người đàn ông.
Nhưng người đàn bà đã đốt đám cháy lên vẫn bình thản, tay cầm nùi rơm nhìn tất cả mọi người. Đó là một người đàn bà mà cả ba đứa con cũng như những đứa con của những chị em  bất hạnh của bà đều chết đói trong khi những người đàn ông uống rượu.
Chỉ trong một giây những người đàn ông đã tỉnh rượu. nhưng không  còn là vấn đề dập tắt được ngọn lửa nữa. Họ bèn dẫn vợ con đến đầm lầy và xa hơn nữa, đến chỗ những chiếc thuyền rồi ra biển. Từ ngoài khơi họ trông thấy Khu Rừng Lam bao bọc bầu trời bằng tán lá vàng và bao bọc chân trời trong những cành cây của nó. Không ai nói gì hết. Chỉ đến khi họ trông thấy ngọn lửa trên đỉnh núi quây  xung quanh người đàn bà trẻ mà không một sức mạnh nào có thể nhổ ra khỏi đất, và chồng cô ngã sụp dưới chân cô thì một tiếng thở dài thoát ra khỏi những lồng ngực. Những chiếc thuyền run rẩy trong nước đỏ lên vì đám cháy, nơi hiện ra những sừng hươu, những đầu thỏ và cáo. Chim chóc hoảng sợ xoay xung quanh các con thuyền.
Mãi đến ngày thứ ba người ta mới chèo thuyền về bờ dưới làn mưa tro. Khói toả ra rất xa trên mặt biển. Phải chăng bắt đầu lại cuộc sống trên đống than hồng hôi thối giữa sóng biển.
Từ đó, không một người đàn ông nào mải mê rượu chè, bởi vì họ không quên ngày họ trông thấy đảo cháy, họ cũng không quên chỉ vì sai lầm của họ, người đàn bà mới đốt lên đám cháy.
Giữa tiếng xào xạc của cành lá, trong tương lai người ta chỉ nghe tiếng huýt gợi nhớ của bão cát.
Bà goá Abel nói chuyện đó còn dài trong nhà bà ở sau nhà thờ. Bà ấy thì thầm rằng lão Hinke Gjonge, tên chủ quán xấu xa đó bị cuốn lên không trung với những ngọn lửa, hắn bay theo khói trên mặt biển và không bao giờ người ta trông thấy lại hắn nữa.
Không  bao giờ nữa, trước khi.. ha! Ha! – bà già nói – Ông đã trông thấy người chủ quán chứ? ông nghĩ hắn là ai nào? Có ai có thể bảo là hắn từ đâu đến, và hắn đã sống ở đâu xưa kia? Hắn đã đến đột ngột cách đây vài năm. Nhưng để làm gì? không có Khu Rừng Lam nào mọc lên trên đống tro nữa, nhưng sự lãng quên lớn lên nhanh hơn một cái cây. Ông hãy chờ đợi một tí, một tai họ mới đe doạ hòn đảo. Hạnh phúc cho ai sẽ không trông thấy cái xấu chiến thắng lần thứ hai.
Ngày hôm sau cái ngày mà  bà goá Abel nói với tôi như thế, chúng tôi đã trông thấy bà ấy treo cổ ở dây kéo chuông. Đó là sáng ngày đầu năm và trong năm đó Silert Grunau cặp bến đến đảo chúng tôi. Một vài người già bèn cho rằng nếu người chủ quán rượu Thuỵ Điển là Hinke Gjonge, thì Sivert Grunau ít ra cũng giống hệt con tàu mắc cạn trên bãi biển và hắn làm chúng ta say vì cái thuốc độc nước ngoài của hắn ta.
Thanh niên chiều nào cũng chen nhau xung quanh hắn ở quán ra, bị quyến rũ bởi nụ cười và tiền của hắn. hắn trả tiền, những người khác uống, rồi chơi, lại trả giá cho những gì họ đã uống làm lợi cho hắn, và còn hơn thế nữa. Nhưng hôm sau, họ lại bị hắn lôi cuốn như trước.
Và bỗng nhiên, tôi trông thấy chính tôi ở giữa đám người say sưa đó.
Hoàng thân với mới mở một trong những bữa tiệc, bữa tiệc cuối cùng và ồn ào nhất. ngọn lửa ngủ im từ lâu dưới tro tàn của tuổi già và sự cô độc được Grunau làm sống lại còn ném ra một lần nữa ánh sáng khốn khổ và chập chờn.
Đến cái ngày tháng tám nóng như thiêu đó, Grunau đã ở trên đảo được chín tháng. Hoàng thân không quan tâm gì đến ý kiến phản đối của Hans Hofman, đã cho bày bàn lên giữa sa mạc.
Chân bàn lún sa6u trong cát, nhưng những chai rượu hảo hạng, đồ bạc, hoa quả bày trên mặt làm cho nó giống như một loại quả tưởng tượng phun ra từ lòng đất.
Chúng tôi ngồi xung quanh bàn, giữa khoảng rộng úa vàng và nóng cháy bên bờ biển xanh, dưới bầu trời xanh.
Hofman với bộ mặt bí hiểm sau cặp kính không bộc lộ tí gì về sự buồn giận của mình đã xào nấu các món trên cái bếp lò lộng gió toả ra những hạt đỏ tía như một cây quả lửa. rất cao trên đầu chúng tôi, những con chim bay vút một phát lên bầu trời rồi từ  từ rơi xuống.
Ngoài xa sáng lên cây cột trắng của đèn pha giống như một cây nến khổng lồ đốt lên cho lễ hội. tiếng  biển rì rào vẳng đến khe khẽ và bất biến.
Chúng tôi, những người ở đây, nhìn nhau. Chúng tôi thấy hình như chúng tôi đang ở ngay giữa trái tim phập phồng của đảo.
Nhưng cái nhìn của Grunau làm chúng tôi quên ngay  bầu trời và tiếng hát của sóng, và chúng tôi quên cả bản thân và mùi hương của loại quả nhiệt đới đang toả ra cho chúng tôi.
Chúng tôi chạm ly chúc sức khoẻ lẫn nhau, nâng ly uống mừng bốn phương trời. chúng tôi ném ly của chúng tôi lên mặt trời, leo lên ghế vẫy khăn cứ như chúng tôi muốn bay lên với những con mòng trắng, với những làn mây bạc.
Bác sĩ Hagedorn, người được cử đến với chúng tôi chỉ vì ta6.t hay uống rượu bét nhè, và để cho những cuộc đi săn và cuộc sống ngoài trời giúp ông loại trừ thói hư đó, bất thình lình cúi xuống phía trên bàn và bắn một phát súng qua khoảng giữa đầu hoàng thân và người bên cạnh. Ông đã thoáng thấy một con thỏ hoảng sợ vì tiếng ồn ào. Và trong khi con vật chạy trốn, Grunau lẹ làng leo tót lên bàn. Đứng giữa những cốc chai, hắn gọi Hans Hofman:
Chạy lên trên ấy, bắt lấy nó, quay nó lên và chúng ta chén ngay.
Nhưng khi Hans, lẽ ra phải trả lời, lại đưa mắt nhìn hoàng thân sau cặp kính to tròn. Philip Gebhard 29 quỵ xuống bất thình lình, bị đau bởi cái nhìn của anh đầy tớ và lời cảnh cáo của thần Chết. Cái đầu già nua của ông rơi xuống chỗ những chiếc đĩa vỡ và rượu lai láng.
Các người nình xem – Grunau thét, đùi giạng ra, vừa chỉ ngón tay – Hoàng tử tớp sóng đỏ
Tôi chưa khi nào uống say bét nhè như chiều hôm ấy. Khi hoàng thân sụp xuống tôi ngẩng đầu lên rất khó khăn và trông thấy mặt trời hạ xuống sáng rực đàng sau núi Sonderbjaerg, trên chiếc giường mây. Hình như nó đầy cả bầu trời, to lớn biết bao.
Tôi lảo đảo thử cố đứng lên. Cái gì cháy ở đàng kia vậy? Giữa lúc ấy Grunau vừa nắm cánh tay tôi vừa kêu rằng người ta đã đưa hoàng thân về nhà ông ấy, nhưng tôi phải đi theo ông ấy cùng với các thanh niên.
Tai chẳng nghe thấy gì, mắt lóa chẳng thấy gì, tôi để người ta lôi về tận làng qua những đất đá sụt lở trên các ngọn đồi cát trên truông, khắp nơi chỉ thấy toàn ngọn lửa đỏ.
Tôi chỉ tỉnh lai khi một cánh cửa đóng lại với đám cháy, khi tôi hít thấy một mùi đất nồng và khi tôi thoáng nhìn thấy một bộ mặt hoàn toàn lạ, mặc dù tôi đã quen biết tất cả mọi người trên đảo. Tôi thức dậy, nhưng không biết mình đang ở đâu.
Đó là một bộ mặt ghê gớm, một con người ghê gớm mà tôi trông thấy trước mặt tôi. một khối vàng nhạt không có sợi lông nào cưỡi lên hai miếng dồi có hai viên thịt nổi lên. Hai quả cầu bất động sừng sững nhìn tôi giữa những khe hở màu xanh của chúng. Chốc chốc một làn hơi nóng bốc lên từ cổ họng của tạo vật đó.
Nhìn nó tôi tưởng tôi đã xuống dưới âm phủ. Nhưng giọng nói chói tai và rồ rồ của Grunau đang gọi đem rượu làm cho tôi hiểu ra là chúng tôi ở trong quán rượu Thuỵ Điển. Khuôn mặt mà tôi chưa bao giờ trông thấy ấy là mặt của Hinke Gjonge và ngoài kia Khu Rừng Lam đang cháy. Và thình lình một ngọn lửa loé sáng giữa những khói rượu. Tôi trông thấy nó dựng lên như một mũi tên ở trong không khí dày đặc, phản chiếu ở đó thành một vòng ánh sáng.
Dorete trẻ trung, thon thả, khoả thân, đang chải tóc giữa vòng tròn sáng đó.
Tôi quay đi để chạy vội ra ngoài, vào trong lò lửa đỏ, và lảo đảo đến được cửa của tôi, để ngã vào phòng tôi, bất tỉnh, nhưng đã được cứu thoát.
Khi tôi hồi tỉnh lại, Jacobus Uz ở bên cạnh tôi. Suốt trong ba quý vừa qua, từ ngày Grunau đến đảo, Jacobus Uz vắng mặt ở đảo. Ông theo học ở Copenhague những khóa thần học, vì ông muốn có khả năng làm các công việc của mục sư, ma chay, cưới xin, rửa tội cũng như những nghiên cứu Kinh Thánh trong những việc làm thêm thường xuyên của mục sư. Từ khi Tang ra đi, chúng tôi đã thấy đi qua hai mục sư và nhiều phó hạt. Hơn nữa, đã có Jacobus Uz từ lâu làm nhiệm vụ mục sư trong chúng tôi.
Khi nhìn ông ngồi bên cạnh, khuôn mặt hiền từ cúi xuống dưới cái bướu, và đôi mắt sáng của ông nhìn vào mắt tôi, tôi hiểu rằng Grunau ở không b gã có một tí quyền hành gì ở đây nếu ông ấy đã có ở đây và cũng chẳng bao giờ tôi nằm ở cái giường này.
Khóc nức nở lên vì thất vọng và xấu hổ, tôi giấu mặt vào cánh tay của Jacobus Uz. Nhưng ông ấy vuốt ve gáy tôi và thì thầm những lời an ủi. bây giờ khi tôi nghĩ lại và xé rách quần áo của tôi để sự thăng thiên của tôi được dễ dàng hơn…Rồi ông siết chặt bàn tay tôi, ông cau mày thề rằng sắp mở cuộc chiến với Grunau.
Cuộc chiến của tôi thắng được nhờ có ông ấy, thắng hoàn toàn, không đổi lại được. Nhưng tội lỗi của tôi vẫn còn. Như những ngày đầu tiên, tôi học ca ngợi cái hoang mạc, nơi tôi ẩn nấp xa con người. Nó che giấu sự trần truồng của tôi và nhận những giọt nước mắt của tôi như là tôi đã nhỏ nước mắt đó vào chính lòng của Chúa mà ở dưới bóng của Người mỗi con người chỉ là chính mình.
Tôi ngồi một mình ở nơi mà chúng tôi đã tiệc tùng, hai tay chắp lại trên đầu gối, lưng dựa vào một công trường đá lửa ngày xưa. Xung quanh tôi chỉ có sự yên lặng của mồ mả, cát và đá. Ở rất xa nổi lên những ngọn đồi sẫm, nơi con người sống, những con người đó tôi không dám nhìn lại họ nữa bởi vì tôi đã không trung thành với sứ mệnh của sự điều độ, của phẩm hạnh mà cai cộng đồng bé nhỏ của chúng tôi cần phải có. Hơn bất kỳ ai khác, tôi được giao phó tương lai của đảo, tức là những đứa trẻ…Hình ảnh của tôi trong mắt bọn trẻ đó đã giết chết tôi nếu mấy tuần lễ say sưa đó không trùng hợp với kỳ nghỉ và nếu tôi không thường xuyên tìm bóng những túp lều mỗi khi đi qua làng như một con vật bóng tối.
Tôi được giấu đi với tất cả bọn trẻ nhưng không với Dorete, với Chúa! Tôi rất có thể úp mặt vào trong hai bàn tay tôi, lấp đất trên đảo như Lavrus Pottet, nhưng họ vẫn trông thấy tôi và tôi cũng thấy mình nữa.
Tôi nghe tiếng thở êm êm của biển và chẳng nghe thấy tiếng động nào khác. Tôi đã có thể tin rằng đến cuối thế kỷ chỉ còn có tội lỗi của tôi và tôi ở lại trên mặt đất, bị bỏ quên bởi Người Phán xử lớn, bỏ quên để chúng tôi tự thiêu huỷ nhau.
Một đàn chim bay qua trên đầu tôi trong bầu trời trong, có lẽ là chuyến bay cuối cùng của những linh hồn bị gọi đến cuộc Phán xử.
Tôi là sinh mạng cuối cùng trên mõm đá ngầm được gọi đến đầu tiên. Trong vẻ âm u ở đàng xa một tia sáng loé ra bất thình lình. phải chăng đó là tia sáng của một người cắt đá lửa? Tôi có đi gặp nó không? thời gian có trở về nguồn gốc của nó không? Nhưng không, đó là cây đèn pha gửi ánh sáng ccn đến cho tôi. Vậy còn những người sống? Hay là những tạo vật mới lần đầu tiên cố thử chiếu sáng những bóng tối chưa biết? Có phải con đê chắn sóng mà từ mỏ đá lửa tôi trông thấy ở bên kia ngọn Sonderbjaerg tiến ra một biển chưa khám phá?
Tôi cảm thấy sương mù ban mai làm mát trên trán. Tim tôi thấy lại quá khứ của đảo từ lúc cuộc sống câm lặng và cô đơn của con người thời kỳ đồ đá cho đến cuộc sống của tôi, trải qua cuộc đời của hàng nghìn người khác đã tìm một chỗ trú ở đây, tim tôi đập nhẹ nhàng trong sự đổi mới này của thế giới.
Thế giới đã mới từ đêm nay và tôi cũng mới như thế giới. Tội lỗi của tôi được tha thứ. Tôi dám vượt qua cánh đồng đá và tìm lại những quả đồi, tìm lại những người đàn ông và cả trẻ con. Những hối tiếc của tôi đã khiến sinh ra một mảnh đất mới, chúng đã tạo ra trong tôi một tâm hồn mới. Jacobus Uz có lý. Tôi leo lên đỉnh bằng những  bước đi nhẹ nhàng hơn.
Vâng, thế giới đã thay đổi khi tôi từ hoang mạc trở về. Người ta sợ quán rượu, người ta tránh nó như nấm mồ của tên giết người. cũng như các cụ già, những người trẻ tuổi đi qua trước quán không một tiếng nói, không một cái nhìn.
Khi Silvert Grunau vội vã ngang đảo mỗi lần đi từ nhà Malene ra bãi biển và tư~ Bãi biển trở về nhà Malene, người ta chào hắn như một người xa lạ, một người chưa quen.
Jacobus đã chiến thắng cái ác như thế nào? Tôi đã trông thấy họ gặp nhau có mỗi một lần, trên bãi cỏ ở chân đồi làng, nơi thanh niên đang đá bóng ngày chủ nhật. Grunau đã lẻn vào giữa đám người chơi, vừa mỉm cười lôi kéo họ đến chơi một trò khác ở quán rượu.
Tôi rất lúng túng, đến nỗi bỏ trốn khi trông thấy cái bóng bé nhỏ của Uz thong thả đi xuống sườn đồi, hướng đến chỗ Grunau, và khi tôi nghe tiếng nói của họ xen lẫn nhau.
Tôi không có ý muốn nghe Jacobus Uz phán xét về chúng tôi và những lời của ông ấy nói với kẻ quyến rũ đám thanh niên.
Nhưng tôi quay lại trong cuộc chạy trốn và tôi trông thấy Grunau lùi lại, hạ thấp cây gậy xuống. Hắn lùi cho đến con đường, lùi tận về nhà. Uz giơ cao tay, có vẻ đẩy hắn đi. Ở  dưới chân đồi, bọn trẻ chúng tôi nhóm họp lại, vợt cầm ở tay. Tôi ngã xuống ở trên dỉnh Sonderbjaerg, cảm ơn Chúa đã giải thoát tất cả chúng tôi trước khi ngọn lửa phá hoại thiêu đốt chúng tôi và hòn đảo của chúng tôi.
Những lời mà  Jacobus Uz đã nói với kẻ quyến rũ và đã bắt bọn trẻ phải về nhà chúng như sau:
Các cậu muốn từng đứa trong số bọn trẻ trên đảo này cũng ngà xuống bất tỉnh trước ngưỡng cửa của hắn như anh giáo  trẻ của chúng ta ư? Và các cậu thanh niên, các cậu muốn anh ấy, người mà các cậu đã biết từ mươi ba năm nay, nằm ra đấy mà không được báo thù chăng? Nếu cái lão đó đã lôi kéo được anh ấy đi xa như thế, thì các cậu sẽ còn đi đến đâu? Các phụ nữ liệu có buộc phải một lần nữa như hồi Khu rừng Lam, đốt hòn đảo đi để giải thoát khỏi các cửa và giải thoát khỏi kiếp người?
Không ai nhắc lại cho tôi những lời đó, nhưng tôi đã nghe được ngang qua từng phần của câu chuyện Lucie Camrath kể. Ý nghĩ về điều nhục nhã của bản thân và ý nghĩ về lòng Chúa nhân từ an bài cho tôi sự vấp ngã để cứu vớt tôi đã khiến tôi run lên và tôi hiểu vì sao sự tha thứ đã làm tôi tái sinh.
Con ác quỷ rút lui vào trong hang để làm sa vào lưới con mồi cuối cùng, Malene. Chúng tôi đã quên Malene và một mình co6 ấy ở lại với Grunau.
Những ngày đó hoàng thân bị ốm, bị đánh gục bởi lễ hội cuối cùng và bước lao cuối cùng tới cuộc sống mà ông đã xiết bao yêu quý nhưng lại đã hoàn toàn phá hỏng nó.
Tất cả ý nghĩ của chúng tôi xoay quanh ông ấy, ông chủ già của chúng tôi, người đã chia sẻ số phận của chúng tôi trong nửa thế kỷ.
Ông ấy đã làm loá mắt cả đảo bằng những cảnh huyền hoặc của ông, nhưng những cảnh đó là một thú vui buồn thảm đối với chúng tôi cũng như đối với ông ấy. Bao giờ nó cũng gợi lên những ham muốn điên rồ. Không ai ở đây quên thời gian ông hối hận lúc đầu. Ông ấy đã yêu mọi người như một ngư dân nghèo khổ chứ không phải như một người gây dựng nên tội lỗi. Grunau quyến rũ ông ấy, cũng như hắn đã quyến rũ tất cả chúng ta, nhưng ông ấy đã phải trả giá cho sự yếu mềm trong cuộc đời của ông ấy.
Bác sĩ  Hagedorn xấu hổ vì bị sa ngã lại tìm bước trên lối đi của bổn phận nghề nghiệp (ông được phái đến đảo vì phạm tội) đã chung thuỷ đến thăm hoàng thân, nhưng cũng cho chúng tôi ít hy vọng. Cái thân già cỗi, khô héo vì gió buốt của đảo và  những thiếu thốn không thể nào chống đỡ được sự đổi mới của dòng nhựa bị bỏ quên này.
Ông nằm  bên cái cửa sổ thấp mở ra đường để còn có thể "chia sẻ cuộc sống của người khác", như lời ông nói, và "theo dõi những cuộc đi lại của chúng tôi". Nét mặt của ông đã lấy lại vẻ uy nghi vương giả. Hào quang của đôi mắt ướt đã tái nhợt đi, cái cằm bé và nhẽo nằm trên ngực ông.
Khi đi qua thấy khuôn mặt đóng khung trong mớ tóc bạc trắng, chúng tôi thấy hình như nhìn rõ bộ mặt của hòn đảo chúng tôi với những cảnh quạnh hiu buồn bã, vẻ khắc nghiệt của những quả đồi bao bọc bởi bọt sóng trắng.
Một hôm khuôn mặt sau cửa sổ biến mất. Ông vua và người tù của đảo không còn nữa.
Chúng tôi hôn đôi bàn tay chắp lại lạnh cóng của ông, đôi bàn tay yếu đuối và bất lực đã lấy lại sức và khép lại trên tài ản của ông. Vầng trán mà những cách chữa trị đáng buồn của ông làm nhăn lại cũng như bão tố làm nhăn cát của đảo, đã nằm nghỉ trong yên lặng. Thân thể long khớp từng lảo đảo trước làn gió nhẹ đã cứng lại trong bộ áo giáp của cái chết. Người tù đã được giải thoát và đã rũ bỏ xiềng xích ra xa mình.
Ông Hans Hofman già như một con vật bị đánh chết, tựa đầu vào xác của chủ. Ông chỉ còn đòi đi theo hoàng thân đến những đất săn mới mà thôi. Nước mắt của ông ứa ra dưới cặp kính đen giống như hai cốc rượu trong đám tang.
Hoàng thân Philippe Gebhard 29, người cuối cùng của dòng họ Bernburg Lippe được chôn thật sâu trên đảo, bên bờ hoang mạc, dưới một ngôi mộ bằng đá màu xám như cát của chúng tôi.
Trong khi lâm bệnh ông đã gửi đơn lên đức vua, có lẽ ít ra là lá đơn thứ năm mươi. Lần này ông không xin cuộc sống nữa, mà ông cầu mong cái chết sẽ giải thoát ông khỏi đảo. Và đó là lần đầu tiên ông được chấp thuận..Nhưngkhi ông già Hans đã nhận vượt  biển trong mùa đông để đưa đơn và đem trả lời về cho chủ, thì ông này mỉm cười. Ông đã đi đến sự tự do mà không một vị vua nào có thể cướp đi được.
Cám ơn Hans! – ông nói – nhưng chính ở đây tôi sẽ để chiếc giường của tôi. Vả lại, làm sao Chúa Trời tìm được tôi ở kia?
Như thế là khi sống ông là tù nhân trên đảo, ông vẫn là tù nhân ở đó khi chết. Nhờ có ông, chúng tôi có được niềm tin rằng mảnh đất của chúng tôi không phải là một nhà tù như mọi nhà tù khác, và người ta ngủ giấc ngủ cuối cùng tốt hơn ở nhà mình. Chính ở nhà sè tìm chúng tôi hơn cả.
Ông Hans già còn sống sáu tháng nữa, rồi người ta  chôn ông dưới chân quan tài chủ ông, cho con chó trung thành đi theo đến bến bờ của sự phục sinh.
Ngay trong ngày chúng tôi đặt hoàng thân nằm trong ngôi mộ chờ ông, cái ngày tối sầm lại vì bão cát, Grunau và  Malene cập bến vào đảo. Họ với mới kết hôn xong và vội vã trở về nhà họ, đóng cửa lại ở trong ấy.
Cái gì đã thúc đẩy họ sum họp với nhau? Ý định của hắn chẳng mấy chốc chúng tôi đã biết tỏng tòng tong.
Gói thư tín chờ ở Copenhague để được đưa đến đảo trong mùa xuân, và ông già Hans nhận trách nhiệm chuyển cùng một lúc với giấy phép cấp cho hoàng thân, có một bức thư gửi cho Grunau.
Mẹ hắn, một người đàn bà tế nhị và bất hạnh, mà hắn là nguyên nhân mọi đau khổ của bà, vừa mới chết và các anh em hắn giảm bớt trợ cấp cho hắn đi bảy phần tám. Sự phạt tù sẽ thay thế mọi tiền góp nếu hắn cả gan rời khỏi đảo. Thế là hắn đã tìm được sự bồi thường trong đống vàng của ông già Schwarzflugel. Nhưng còn cô ấy, Malene? Vậy thì cô ấy bị bần cùng hóa chăng? Sự ôm ấp lạnh lẽo của đảo phải chăng đã hoàn toàn dập tắt ngọn lửa xưa kia bốc cháy trong người Malene khiến cô phải sưởi ấm bên cạnh một người nước ngoài?
Chúng tôi nhớ lại khi cô còn trẻ và đốt nóng tất cả chúng tôi. chúng tôi giơ ra với cô những  bàn tay lạnh giá của chúng tôi và, cô ấy hào hiệp chia sức nóng của cô cho mọi làn gió.
Và bây giờ? Không ai trong chúng tôi lo lắng cho cô, nghĩ đến cô từ ngày Schwarz flugel giam cô ở nhà ông ấy như là tài sản riêng của ông ấy.
Tôi nhớ lại ngày mất của ông mục sư già. Đó là mùa hè và Malene thở dài, quay về phía cửa sổ mở ra phía mặt trời.
Ôi! Liệu cô ấy có biết rằng khi thoát khỏi vòng ôm của ông già thì cô vẫn tiếp tục mang họ của ông ấy không? cô ấy là vợ của mục sư, vĩnh viễn cách xa với những người ngang hàng,  cô đơn như những viên chức khác trên đảo này, cô đơn ngay giữa những người mình như một con chim lọt vào tay con người.
Và thế kia, cô ấy lại bị một người bẫy chim ngoại quốc  bắt được! Đột nhiên hình như hòn đảo nhớ lại cô ấy là người con của đảo, thấy rằng cô ấy là con cừu bị hy sinh cho con sói mà suýt nữa chúng tôi đều là nạn nhân. Thù hận hắn gây ra ngày một tăng. Những người như tôi, không sinh ra ở đây nhìn thấy điều đó trong môi trường, trong im lặng. Càng ngày người ta càng sống cho riêng mình…
Nhưng năm tháng qua đi và tôi điều khiển cái trường học bé nhỏ của tôi dưới thòi giáo chức của một mục sư mới mà  chúng tôi cũng có được.
Ông ấy tên là Florentius Flak, và ngay từ khi nhìn thấy ông trên chiếc thuyền đưa ông đến, chúng tôi đã biết vì sao ông đến chỗ chúng tôi. Ông đến để ngủ.
Cao khoảng hơn 2 mét, và to bề ngang, ông đúng là một khối thịt khổng lồ với đôi mắt ti hí ngái ngủ trên một khuôn mặt có cằm kép và đôi má to bành. Giọng ông khàn. Ông có vẻ như đau đớn trong từng cử động. Cái nhìn của ông chói ra một ánh sáng ẩm ướt, buồn bã và những bàn tay dị dạng của ông hình như cầu xin đặc ân cho ngủ được.
Thực ra tôi không lo ông ấy cho tôi nghỉ việc. Ông còn cám ơn tôi đã loại bỏ cho ông ấy cái công việc mục mà, cũng như khi ông chọn đến đảo, là chỉ để tránh phải cố gắng lớn.
Khi chúng tôi chia tay nhau trên vịnh kho, nơi tất cả chúng tôi chạy dbn xem đệ tử này của Chúa Jesus đã có lòng thương chúng tôi bị bỏ rơi, chúng tôi đã hiểu rằng hễ người ấy còn sống thì chúng tôi sẽ không bị bỏ rơi. Ông ấy đã chuẩn bị một cái giường nghỉ cho lâu dài trên sự bình yên không bị xâm phạm của những chiếc gối bằng cát của chúng tôi.
Còn ở đâu người ta có thể ngủ tốt như ở chỗ chúng tôi?
Tôi ở bên  cạnh ông khi ông ấy chết, hai năm sau đó. Tôi ngồi bên cạnh ông, tôi nhìn ông ngủ, như ông đã luôn luôn ngủ trong căn nhà tối tăm và, trống rỗng, nói đúng chữ là căn phòng bảo hoà giấc ngủ.
Ba mươi năm đã qua đi từ ngày ông đến đây, nhưng tôi không nhận ra có thể nói là một thay đổi nào trên khuôn mặt nặng nề buồn bã và nhẵn nhụi lấp lánh những hạt mồ hôi.
Ngay cả những lông tơ cũng không chịu mọc ở ông.
Trong khi ngắm nghía những nét thất vọng của con người nghỉ ngơi trong ánh sáng chiều vàng lọc qua những cửa sổ thấp, tôi thấy những nét đó giống như hoang mạc của chúng tôi và tôi hiểu vì sao ông ấy đã tìm nơi nương thân và giấc ngủ ở chỗ chúng tôi. Nơi nương thân chống lại những đòi hỏi của một công việc ông không thể hoàn thành và giấc ngủ để thoát khỏi nỗi buồn của ông. Hòn đảo này là mảnh ván cứu nạn với ông cũng như với tôi.
Ông khó nhọc giương mí mắt đỏ lừ, mỉm nụ cười mệt mỏi với tôi, vừa giơ bàn tay ẩm ướt ra cho tôi vừa thì thầm:
cuối cùng, tôi sắp sửa có thể ngủ thực sự.
Rồi cái cằm của ông rơi xuống ngực, đôi mắt ông không động đậy, ông ấy đã chết.
Buột tiếng thở dài cám ơn, tôi cảm thấy giấc ngủ là một cái hay và giấc ngủ của tôi cũng đã đến gần. Các bạn thử xem hiện giờ  chúng tôi đã gần nó biết bao.
Tuy nhiên tôi cũng phải trở lại đàng sau – nhưng cũng sẽ là để gặp các ngôi mộ. Chắc các bạn đã nhận xét câu chuyện tôi kể quá lâu, dài dòng và đã đến đoạn chót.
Rồi đến một ngày không thể nào tưởng tượng đối với chúng tôi, những người đã quen biết Malene Tambor trong hồi thanh xuân của cô, một ngày mà chúng tôi xúm quanh một chiếc quan tài mở. cô ấy nằm trong đó giữa những tấm vải phủ liệm màu trắng, lạnh lẽo và đông cứng như một cây nến tắt.
Vâng, cô ấy vừa mới chết, Malene, sau gần hai năm trong cuộc sống vợ chồng với Sivert Grunau, vừa mới chết đột ngột, trong một đêm, không hề đau ốm gì hết, ở tuổi ba mươi sáu.
Và chúng tôi phải cám ơn Chúa vì xưa kia trên hòn đảo băng giá này, cô ấy là sức nóng và ánh sáng của ngọn lửa cho tất cả chúng tôi.
Cô Malene mà c tôi thấy hôm nay chính là cô gái hoang dã xinh đẹp và tốt bụng, cô gái đầu tiên đón tôi trên bãi biển để tỏ cho tôi biết rằng không phải là ngọn lửa của cái chết mà là ngọn lửa giấu kín của cuộc sống trên cát lạnh của chúng tôi mà cô ấy biết làm cho nó loé ra.
Trên tuyết trắng của gối, cô ấy có vẻ nhìn chúng tôi một cách ngạc nhiên và hai bàn tay xưa kia giơ ra với biết bao độ lượng, đã quắp lại sát liền nhau.
Trong những bàn tay nửa giấu dưới những đăng ten áo sơ mi của cô, cô cầm một bức thư.
Tất cả chúng tôi đều thấy lá thư. Jacobus Uz và tôi đứng ở đầu quan tài, các ngư dân dọc hai bên, mục sư Flak ở cuối quan tài, và Sivert Grunau ngồi trên chiếc ghế ngay gần đó, hai cánh tay vòng quanh lưng ghế, mắt nhìn dán vào chúng tôi.
Chúng tôi ở đấy, im lặng xung quanh cô cũng chẳng khác nào chúng tôi đọc bức thư qua phong bì niêm phong bởi vì chúng tôi biết Sivert Grunau đã giết vợ sau khi hút hết giọt máu cuối cùng mà Schwarzflugel để lại cho Malene. Mặc dù các cửa đóng và các bức tường kín của ngôi nhà, chúng tôi đã thấy cuộc sống của họ rõ ràng như hôm nay chúng tôi đọc được lời thú nhận chứa đựng trong thư.
Chúng tôi nín thở, nhưng mọi người siết nắm đấm sẵn sàng nhảy vào con ma cà rồng hút máu, tên đao phủ, tên giết người đang ngồi rình trên ghế.
Líếc nhìn trộm những khuôn mặt gầy, cứng và tái dưới những chòm râu đen, bất động như những đầu người chết bao quanh quan tài, tôi bỗng thấy hoảng sợ, biết đâu người ta không chỉ tìm cách báo thù hắn, mà cả tôi và những người ngoại quốc từ  bao thế kỷ nay sống nhờ vào bờ  biển và bị bỏ rơi và bị phản bội. Nỗi sợ hãi làm tôi chóng mặt một lúc. Liệu người ta có tóm cả tôi và ném cùng với hắn xuống cái biển khơi đã đưa chúng tôi đến đây?
Tôi nhận thấy trên trán mục sư Flak những giọt mồ hôi hình như tỏ ra cùng chung nỗi lo lắng. Môi ông mấp máy, có vẻ như ông muốn bắt đầu nghi lễ. Nhưng ông không rời mắt khỏi bức tươi và hai bàn tay ông lóng ngóng tìm chỗ dựa vào nhau.
Ngay trong lúc Flak sắp đành cất tiếng thì Jacobus Uz bước ra khỏi hàng tối, và tôi nhận thấy khuôn mặt nghiêm khắc và trắng của ông sao mà giống khuôn mặt những người khác đến thế, nhưng cũng lại nhận thấy rằng cái nhìn long lanh của ông mở ra với toàn thế giới thì cái nhìn của họ chỉ nghiêng vào hòn đảo.
Sivert Grunau, thay mặt tất cả những người có mặt ở kia, tôi hỏi anh, lá thư vợ anh cầm trong tay là cái gì vậy?
Grunau ngước mắt nhìn chúng tôi như một con nai nhìn những con chó vây quanh. Nhưng hắn không trả lời, Jacobus Uz tiến đến gần thêm một bước, và cất cao giọng nói tiếp:
Sivert Grunau, có phải tự anh viết bức thư này không?
Hắn đột ngột cúi đầu xuống, người ta có thể nói người ta đã đánh hắn.
Thế cô ấy phải đưa bức thư cho ai?
Tôi nghe những người khác thở hổn hển, giống như những con chó chỉ chờ một dấu hiệu là lao vào con mồi để xé nó ra.
Grunau thèm thuồng nhìn về chúng tôi và hai bàn tay hắn bám vào lưng ghế.
Mang đến cho Chúa – hắn thì thầm.
Thôi được.
Jacobus lùi lại một chút và khuôn mặt ông hình như sáng chói lên.
Bắt đầu thôi, ngài mục sư, để cho Malene có thể đưa đến nơi mà nó được gửi đi.
Hai hàng người đang cúi mặt về phía trước run rẩy như những ngọn sóng sẵn sàng nhảy vào cơn bão. Nhưng Jacobus Uz giơ bàn tay lên và nhìn họ. Uy lực ông tác động vào họ quá lớn khiến cả đám người lắc lư lùi về phía sau và đứng im xung quanh quan tài.
Nhưng vừa đi ra khỏi nhà một tí, mọi người liền vây quanh Uz.
Ông đứng trên bậc thềm, lại một lần nữa giơ tay lên để ra lệnh cho họ im, và ông nói:
Có ai trong các người dám mở lá thư đó không?
Flak lắc đầu. Nửa ngất đi, ông dựa vào khung cửa và lau trán.
Sao? – Jacobus Uz liếc mắt nhìn hết người nọ đến người kia – Các người không tin rằng Grunau đã tự giao nộp cho Người Phán Xử đích thực, Người Báo Thù đích thực à?
Tất cả im lặng, rồi cùng một hành động đồng loạt, họ bước xuống thành nhóm sát nhau đi về làng từng người một khuất vào dưới những mái nhà bằng tảo dạt.
Nhưng Jacobus Uz bỏ mũ và đưa tay qua lông mày, mỉm cười lên bầu trời mây.
Ông mục sư và ông Bek, các ông có biết là tất cả các nơi khác trên thế giới này đều  buộc Grunau phải viết bức thư đó không?
Ông im lặng một lúc rồi nói tiếp:
Và có lẽ cũng không có ở nơi nào khác, hắn không bị dồn đến hành động đó. vậy là hắn đã tìm được người phán xét đích thực, người tạo ra hắn và tạo ra hòn đảo. Còn chúng ta – ông nói thêm, và cái nhìn đượm buồn của ông dừng lại ở ông mục sư, rồi ở tôi – chúng ta cần phải học sống với đất liền và đất liền phải học sống với đảo không phá hoại lẫn nhau và trong mối thù qua lại của chúng ta. Con người đã thích Malene và rồi lại giết cô ấy, hắn không thể làm khác được, cũng như là cuối cùng hắn phải nộp mình vào tay Chúa.
Tôi nhớ lại nhất những lời đó bởi vì nó là giá cuộc đời cho người đã phát biểu ra. Sau khi đã có ngày cứu được người mình khỏi hàm răng của chó sói, ông đã giật con sói ra khỏi tay họ. nhưng không phải để trả thù họ, vì việc trả thù đó đã được thực hiện trong vòng chưa đầy một năm. Không đợi đến sự can thiệp của Chúa mà Grunau đã cầu xin, hắn đã hoàn toàn thay đổi trong năm đó. hắn đã tự đóng kín cửa sau khi thất bại trong trò chơi và trong  việc kết hôn với Malene, bỗng bất thình lình xuất hiện giữa chúng tôi, không phải còn dưới bề ngoài là một kị sĩ thanh lịch mà trong những quần áo nghèo khổ bình thường, tức là mặc áo chật như ngư dân và chân đi guốc gỗ. hắn tìm cách giấu mình lẫn vào trong những người dân đảo, để trở thành một người trong số họ, để giấu mình khỏi Malene, để cô ấy và Chúa không nhận ra hắn nữa.
Nhưng sự im lặng chung đã trả hắn lại với hai người đó. Bất kỳ chỗ nào hắn đi đến cũng là chỗ trống không, hắn trốn khỏi nhà hắn để đến gần một người hắn đi qua trước cửa, nhưng chẳng con mắt nào nhìn hắn, chẳng lỗ tai nào nghe hắn.
Nhợt nhạt như một xác chết, lảo đảo đi đôi guốc gỗ mà hắn không quen, lưng còng xuống dưới sự cải trang mà hắn muốn làm cho hắn khác đi trong con mắt của hắn và của những người khác, hắn theo gót các ngư dân, bắt chuyện, hỏi han, xin xỏ, hứa hẹn vàng của hắn.
Nhưng không một cái nhìn, không một lời nói, không một nụ cười đáp lại hắn. Hắn ở lại đàng sau, trên bờ đường, ở bìa sa mạc, cái nhìn dán vào họ đi cứ như hắn tự hỏi không biết tất cả cái đó có thật không, không biết hắn có nói chuyện, có xin, có hứa không, có phải hắn không tồn tại nữa không.
Một đêm hắn đến chỗ tôi, lúng túng, tái nhợt. tiếng gõ cửa của hắn lôi tôi ra khỏi giường, hắn chạy bổ vào phòng tôi, lao vào tôi, hai tay nắm cánh tay tôi và bắt tôi phải khẳng định là hắn thực sự có tồn tại.
Nhưng tôi là người ngoại quốc, mà hắn lại tìm câu trả lời cho câu hỏi của hắn ở trong dân đảo cơ. Đêm đó hắn kêu khóc với tôi rằng không phải hắn đã giết Malene, mà chính là họ, những người dân ở đây. Từ ngày Jacobus Uz đuổi hắn ra khỏi sân chơi, họ đã bắt hắn phải sống với cô ấy.
Họi đã áp đặt cho Malene một sự cô đơn khiến hắn phải lấy cô ta rồi giết cô để được giải thoát, để trả thù.
Hắn ngã quỵ xuống đất, van nài tôi cứu hắn khỏi  Malene, khỏi Chúa. Và tôi chẳng có lấy một lời an ủi, một sự giúp đỡ nào hiến cho hắn, bởi vì tôi biết rõ hòn đảo và dân đảo. Tôi  chỉ có thể trả lời rằng hắn thực tế có tồn tại và không có một sự phủ nhận nào về sự tồn tại của hắn có thể tiêu diệt hắn.
Nhưng những lời nói của tôi chỉ làm cho nỗi sợ hãi của hắn tăng thêm, nếu hắn sống thì sai lầm của hắn cũng sống.
Từ nhà tôi hắn chạy ra chỗ những ngư dân đi qua lúc sáng sớm để đến Sonderstand thăm mẻ lưới ban đêm. Rồi rời những ngư dân, Grunau trốn vào hoang mạc như thể hắn là con ma mà người ta nghĩ chính là hắn. năm ấy tôi thì gãy tay chân, Jacobus Uz thì chết. Ông yêu cầu những người khác đừng đọc bức thư niêm phong đó và để cho nó vẫn giữ kín đến với Chúa. Ông yêu cầu nhân danh sự tha thứ, lòng thương hại, nhân danh người phụ nữ đã chết. nhưng lời yêu cầu của ông gặp phải những khuôn mặt cũng đóng kín, những đôi môi cũng câm lặng như là với những nài nỉ của Grunau. Cuối cùng ông cố làm cho Grunau phải ra đi nhưng gửi hắn đi đâu? Đi đến nhà tù ư? Nếu hắn rời khỏi đảo, hắn sè không thoát khỏi đó đâu. Ông muốn lấy hắn ra khỏi đảo để nộp hắn hoàn toàn vào bàn tay của Chúa. Làm cho hắn  thoát khỏi sự trừng phạt của con người để bỏ nó cho ơn huệ của Chúa. Ông đã đấu tranh cho hắn cũng như đấu tranh cho chính ông, cho tội lỗi của chính thời trai trẻ của ông, cho sự đoán chắc của việc chuộc mọi tội lỗi và khả năng của việc đứng dậy. Tất cả những cái đó đã kết thúc đúng như nó đã bắt đầu ở Chúa.
Đêm cuối cùng của năm đó chúng tôi tụ họp tất cả ở nhà ông, trong cái phòng lớn, nơi xưa kia đã sinh ra những kế hoạch hành động toàn cầu, nơi tổ tiên của Jacobus vạch ra những bản đồ biển, bày ra trước mặt họ những con đường tội ác mà các tàu thuyền của họ phải đi theo để cho các thuyền trưởng của họ nghe. Bây giờ người hậu duệ cuối cùng của họ đấu tranh cho tội lỗi của họ, cho tội lỗi của mình, cho tội lỗi của Grunau. Những cánh tay dai của ông giơ lên phía trần nhà, ông khẩn khoản các bạn bè của ông nhận Grunau vào cộng đồng của họ, để cho hắn sống, thừa nhận hắn và sẽ mở bức thư c hắn, Chúa, Người phán xử duy nhất. Ông câu xin đừng làm cho Grunau chết trong cô đơn trên đảo. Nhưng những khuôn mặt chéo ném vào ông những cái nhìn  bướng bỉnh. Cuối cùng khi những ánh đèn nhạt đi trước bình mình, Jacobus Uz ngã xuống bất tỉnh trên chiếc ghế lãnh chúa của tổ tiên ông. Nhưng ông đã thắng, mọi người thề vâng lời ông và nhận Grunau vào trong cộng đồng, để mặc sự phán xét cho Chúa.
Clémens! – ông bạn thân thì thầm khi tôi cúi xuống – tôi thấy hình như tôi đã được Chúa tha thứ khi được Người cho một cuộc sống nhân loại ngay tại nơi có cuộc sống mà tôi đã phá hỏng. Ôi! Tôi tin rằng tôi đã chiến thắng mọi cái xấu, chiến thắng tính kiêu căng của con người tưởng mình ngang hàng với Chúa, Người phán xử của chúng tôi.
Tiếc thay! Khi mọi người thất bại và chịu khuất phục xiết chặt hàng đi về phía đầm lầy và nhà của Grunau, đập cửa để gọi hắn trở về với cuộc sống thì thấy cửa và bàn ghế lổng chổng, như trong một cuộc chạy trốn điên cuồng. chẳng ai trông thấy Sivert Grunau.
Về sau người ta cũng không tìm thấy hắn. hắn đã bị ngã vì tuyết trong đêm khi Jacobus Uz tiến hành cuộc chiến cho Grunau, cho bản thân, cho Chúa. Và các dấu vết đã bị gió đêm xoá hết.
Các dấu vết đó phải đi ra biển – tôi tự nhủ.
Nhưng ai nấy đều im lặng lắc đầu, bởi vì không bao giờ hắn trở lại, mặt nnta đã trải qua mấy đêm sau đó để khám phá bờ biển, để biết xem ai có lý, dân chúng hay Jacobus, và xem Chúa sẽ đưa hắn lại hòn đảo để tha thứ hay Người sẽ lấy hắn đi khỏi họ mãi mãi. Hắn đã không về. ngày hôm nay nữa, mọi người tin chắc họ đã không nhầm. Chính bàn tay Chúa đã bắt hắn để trừng phạt. Jacobus Uz không đứng lên khi ông được biết thắng lợi của ông là vô ích và Grunau đã chứng tỏ rằng những người khác có lý khi ông công nhận rằng hắn đã chết trong đêm đó.
Vậy là Chúa đã không nhận sự sám hối của chúng tôi – Jacobus nói.
Ông nằm trên giường của ông, trong ngôi nhà của tổ tiên ông, hai tay dài của ông khoanh lại trên ngực và đôi mắt ông nhìn chòng chọc rất xa trên biển.
Vậy là Grunau và tôi sẽ cần phải ở trên một hòn đảo mới trong một cuộc đời mới. Nhưng tôi chưa bị mệt mỏi vì cuộc sống và vi đấu tranh, nhưng chúng tôi chỉ đấu tranh bên cạnh Chúa, bàn tay chúng tôi trong bàn tay Người.
Chẳng có gì ngạc nhiên rằng toàn dân đảo đi theo đám tang Jacobus Uz, có đám tang nào mà chúng tôi không cùng đi tất cả! Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi người gác đèn pha, chồng của Madeleine, lại đi đầu quan tài, nếu hia người có thể tiêu diệt nhau trên cái nhà tù tức là hòn đảo này thì họ cũng lại trao cho nhau nụ hôn hoà  bình. Không, cái kỳ lạ là ở Jacobus Uz, lời của Kinh Thánh xác nhận, ông ấy không chết, mà ông ấy sống.
Ông ấy sống như chỉ những người vĩ đại sống, mà sự hiện diện của họ không thiếu với chúng tôi như một người bạn thân đã mất, người ta không khóc ông như khóc một người chết, bởi vì ông sống. Ông ấy sống bởi kỷ niệm, bởi những lời nói, bởi tấm gương của ông. Ông sống, ông là cứu tinh của hòn đảo này, vị cứu tinh đã thắng lợi vì cái chết của ông. Tôi đã biết môi trường của đảo trước lúc ông chết, tôi đã biết nó về sau. Và mỗi lần tôi đều nhận thấy hơi thở của tinh thần ông.
Trong các ngăn kéo mà ông giao cho tôi sắp xếp lại, tôi không tìm thấy một dòng nào của sử thi ông viết về hòn đảo. Nhưng bản thân ông là sử thi của hòn đảo này, nó bị ép rất chặt bởi những ngọn sóng phải vọt đứng lên giữa bầu trời.
Bằng giá trị tài sản ccoo để lại, dân đảo đã mua lại quyền tự do của họ với những người thừa kế của hoàng thân. Họ đã được giải phóng khỏi cái ách lâu đời của họ.