hà xuất cảng từ Mỹ, Nhật cũng khẳng định cho giới nhập cảng rằng, điều kiện đòi hỏi của nông dân khá nhức đầu, vì công thức sản xuất urée cho ra màu trắng hay ngà, DAP dù đen hay sọ, KCL sắc thắm hay nhạt, đều đồng nhất về phẩm nên giá xuất cảng của họ không lệ thuộc vào màu sắc. Còn bao bì dù là plastic trong suốt hoặc in hình đều không sai biệt giá ấn định.Dựa vào những thị hiếu của nông dân, mụ vợ của tao thay quần, đổi áo cho các bao phân, lươn lẹo, tráo trở màu sắc để thu lợi rất lớn.Bà Mỹ hiểu được, bà nhập bao bì có logo rồi bọc ngoài các xuất phẩm gói ghém bằng plastic trong, bán theo giá bình, được giới tiêu thụ hoan nghênh. Việc mua bán của bà ấy hanh thông tuyệt lộ.Hơn thế nữa, theo luật của Bộ Kinh Tế nhằm ngăn chặn thế độc quyền, buộc các tổ viên nhỏ phải đứng trong hàng ngũ của một vài siêu đại. Siêu đại đứng ra nhập cảng và chia quota cho tổ viên. Tệ trạng màu sắc khiến tổ viên thường ưỡn ẹo, lắm lúc từ chối quota, gây khó khăn cho các siêu đại. Bà Mỹ khá hơn các tổng giám đốc khác. Mỗi lần tàu cặp bến, bà đích thân liên lạc với thuyền trưởng để nắm vững màu sắc và logo dù hóa phẩm ở hình thức đã được vô bao hoặc ở hình thức phân xá. Khi chia quota, những tổ viên bỏ cuộc, bà đều mua lại những hóa phẩm tốt, bao bì có logo và bán cho nông dân bằng giá phải chăng.Những lúc hàng về dồn dập, thiếu kho, bà cho chất lên sân tráng cement, trưng dụng thợ mộc dựng kho cấp thời để tránh chủ kho làm cao.Tất cả những luồn lách do màu sắc, bao bì, làm chuột, ưỡn ẹo về kho hàng, bỏ quota, mánh mung hóa đơn, hao hụt bốc xếp, bà định giá thị trường để giúp nhà sản xuất lúa gạo đạt được ngày mùa trong số vốn khiêm nhường.Việc làm của bà được lòng nông dân và giới tiêu thụ, nhưng mất lòng đồng nghiệp hơi nhiều. Bà biết thế mà vẫn giữ vững lập trường. Riêng vợ tao lại kết mà không oán mới là lạ! Từ đó tao nghĩ, chẳng phải tác chiến như bọn mình mới gọi là gian nguy, mới gọi là nhát gan hay anh hùng.Tân thở phào nhẹ nhõm. Mỹ đã khôn khéo vượt qua những khó khăn lúc tiên khởi. Nàng đã kiên trì học hỏi không ngừng, nàng đã cảm hóa được nhiều người. Chiến trường không phải nơi độc tôn đem lại chính nghĩa, nêu cao những người hùng hữu và vô danh! Mỹ là người hùng vô danh trong lòng Tân.Thời gian chọn ngành đã đến. Sau lễ mãn khóa khá cảm động tại Vũ Đình Trường, trước đài Tử Sĩ nghi ngút hương khói để tưởng niệm khóa đàn anh, lắm vị đã hi sinh, Sanh chọn lính dù và về quân trường dù để thụ huấn tiếp. Tân được về phục vụ tại Nha Quân Pháp. Trong thời gian nghỉ phép trước khi trình diện nhiệm sở, Tân phụ với Mỹ lo chấn chỉnh lại nhân sự.Ngày Tân ra trường là ngày A Phùng vào thụ huấn tại Quang Trung vì cha mới mất. Thương tiếc ân nhân và nhớ lời dặn dò, Tân bảo Phùng gắng học và tìm cách hoán đổi với bạn cùng khóa để anh em về gần nhau nơi phục vụ. Riêng Phụng, vợ Phùng, được vợ chồng Tân cho làm đại lý miền Tây để chung hưởng phúc lợi. Phượng, em gái của Tân, vợ bác sĩ Điệp, giữ chi nhánh miền Đông. Nguyệt đã thôi dạy, nàng về cùng lo điều hành siêu đại tại thủ đô. Thời gian qua, hai chị em lo đánh đấm trong thương trường khá thành công. Nguyệt nhờ đấy gần Tính và hưởng trọn hạnh phúc, sang giàu. Tăng Diệu Minh, vợ của Sanh, làm phụ tá phân phối miền Trung cho Mỹ. Hai bà vợ lính trở nên rất tương đắc, tuy tính tình khác nhau khá nhiều.Châu càng lớn càng quấn quít cha, nhưng hoàn cảnh tiến thân, Tân quyết để vợ tại thủ đô để đeo đuổi sự nghiệp mua bán và lo đào luyện cho con ước nguyện mà Tân không đạt.Thân đã tu, gia đã tề, Tân không có khả năng bình thiên hạ nên chỉ phục vụ lý tưởng quốc gia. Là một quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Tân đeo đuổi tôn chỉ Danh Dự, Tổ Quốc, Trách Nhiệm để làm phương châm thi hành công vụ. Chính sách của quốc gia minh định Chiêu Hồi là ngưỡng cửa để chào đón những cánh chim lạc lối tìm về tổ ấm. Quốc lệnh, pháp bất vị thân để dành cho những thành phần ngoan cố, dựa ngụy thuyết để chia rẽ tình đồng bào. Những người ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản phải chịu cảnh giam giữ để quốc thái dân an. Những chiến sĩ Cộng hòa đào thoát khỏi nhiệm vụ, sẽ chịu ràng buộc tái phục vụ dưới hình thức lao công chiến trường để có thời gian gẫm tội, hầu trở về phục vụ chính nghĩa quốc gia.Những ngày Tân phục vụ tại đơn vị, vốn là gần địa phương lúc chàng thiếu thời. Những người trẻ ngày xưa, thỉnh thoảng xuất hiện trong phần hành của chàng. Khi phán quyết về họ, Tân luôn luôn thầm nghĩ, ngày thơ chàng phạm nhiều lầm lẫn, tuổi thiếu của họ đã lạc đường. Mãnh lực guồng máy có trăm phương ngàn kế để đưa thanh thiếu niên vào tròng. Sự hăng say của tuổi trẻ, lý tưởng siêu việt để thành người hùng là yếu điểm để cơ chế khai thác. Đã lầm vì tuổi trẻ, khi trưởng thành thấy sai mà không sửa thì mới đáng trách, thấy sai mà bị kềm kẹp, khi được giải thoát biết quay về với chính nghĩa thì nên khoan hồng. Đó là đường lối của quốc gia. Đem hận rửa thù là phương cách của ngụy chính. Mình ngụy mà bảo người ngụy là gian ngôn.Hơn nữa, ông bà ta thường bảo nhất thế phán, tam thế hoạn, để chỉ sự hời hợt trong luận tội người, vì vậy Tân đến độ sợi tóc xẻ làm tư.Ngày trước, Bao Công xử án Quách tặc thần, phải giả cách Diêm Vương để tầm sự thật rồi buộc tội; thì ngày nay chẳng có lý do gì mình áp đ!!!15108_2.htm!!!
Đã xem 8574 lần.
http://eTruyen.com