Chương V

     gày 3-3-1936, tại Pháp, ba đảng Xã hội, Cấp Tiến và Cộng sản lập Mặt Trận Bình Dân. Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet của đảng Xã hội Quốc tế Lao động truyền cho Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier, chỉ thị cho Thống đốc Nam Kỳ Rivoal tìm nguyện vọng của dân tộc Đông Dương, hầu cải thiện đời sống của họ.
Lê Quang Liêm và đồng bọn trong Hội Đồng Quản Hạt và đảng Lập Hiến được lệnh hành động, liên hợp cùng Nguyễn Phan Long đưa tin trưng cầu dân ý về Chánh phủ Mặt Trận Bình Dân. Dân chúng hoan hô và Ủy Ban Lâm Thời tổ chức Đông Dương Đại Hội được thành hình, sĩ số là 35 người, thành phần gồm: Nhóm La Lutte, có Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Trần Văn Thạch. Nhóm Phú Hào, có Nguyễn Phan Long, Lê Quang Liêm, Trần Văn Khá, Võ Hà Trị. Vai cấp khác có Trịnh Đình Thảo, Bác sĩ Tân, Nam Đình!
Khi Thống đốc Pages sang Sài gòn, ông khiển trách các thành phần hưởng lợi Pháp lại chen chân vào Ủy ban Hành động khiến nhóm Lập Hiến và Hội Đồng Quản Hạt lập Đông Dương Đại Hội lần hai. Họ lấy thỉnh nguyện từ Hội Đồng Quản Hạt, hàng tỉnh, hương chức để cấu thành Hội Nghị Dân Biểu, đề bạt đúc kết, chuyển sang cho Marius Moutet.
Ngày 14-9-1936, Nguyễn Phan Long thông tri cho Ủy ban Hành động bản đúc kết của Hội Nghị Dân Biểu. Pháp giải tán phong trào Đông Dương Đại Hội, truyền Biện lý Dissès, Bồi thẩm Estève, mật thám bắt Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Phan văn Hùm, Huỳnh văn Phương...
Năm 1945, Việt Minh do Trần văn Giàu thuộc nhóm Đệ Tam Quốc Tế thanh toán tất cả đoàn viên của Đệ Tứ Quốc Tế, mặc dù cùng chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.
Hồ Văn Ngà nhà nghèo, chăm học, tài ba, gan dạ, chuyện phải làm là hành động bất chấp hậu quả. Ông đã từng tham gia bãi khóa tại Chasseloup Laubat đến mất học bổng. Ông sang Pháp du học Cao học Kỹ nghệ, Mỹ thuật, luôn đứng major, bị đuổi vì có khuynh hướng xã hội. Ông làm chánh văn phòng cho Khâm sai Nguyễn Văn Sâm, bị Việt Minh thủ tiêu vào 1945.
Trong đời của Ngà, có một tiểu truyện đáng lưu tâm.
Năm 1921, économe của trường Chasseloup Laubat vượt quyền trong việc nuôi ăn và tuyển sinh, khiến các nội trú bãi khóa bằng cách không trở lại trường sau khi được đưa đi dạo phố cuối tuần. Cha của Ngà hay được, từ Tân An lên Sài gòn tìm con. Ông trói Ngà, dẫn độ, trình Đốc học. Ông Đốc qui trách:
- Con của ông ngỗ nghịch, đã họp bạn bãi khóa, ông là cha, lỗi ấy về ông!
Ông lão đáp:
- Thưa quan Đốc! Quan đốc bảo thế, tôi tuy quê dốt cũng xin đỡ lời. Lúc ở nhà, tôi bảo sao, con tôi nghe vậy. Lúc ấy, tử bất giáo, phụ chi quá. Quan Đốc trách tôi là phải. Nhưng lúc đó nó biết vâng lời cha mẹ. Chỉ khi lên đây ăn học, được quan Đốc dạy dỗ, nó trở nên ngỗ nghịch. Hễ giáo bất nghiêm, sư chi noạ! Thưa quan Đốc, lỗi ấy về ai?
Nghe xong, Đốc học cầu hòa.
Hổ quay sang Côn, cậu kết luận:
- Chú thấy đó, người trọng lý, kẻ biết điều, sư và phụ đã gây cho giáo sinh thành những người hữu công để xây dựng một trật tự xã hội tuy tân tiến mà vẫn giữ hệ cấp quân, sư, phụ.
Côn ngoan cố, cãi lại:
- Lẽ của ông lão thâm trầm, nhưng tình của ông Đốc tế nhị. Chuyện đầu voi thành đuôi chuột. Nếu là tên thực dân thiếu giáo dục, tội nhỏ bãi khóa trở nên tội to xách động chính trị!
Hổ lắc đầu:
- Vấn đề đặt ra không chủ tâm lượng phải, trái mà chú trọng tính nên, hư. Ngày chú còn đóng phèn dưới quê, chú nên. Khi chú lên Sài gòn, chú sạch nước cản, chú sinh hư. Tôi lấy chuyện người để dạy đứa em lần lẫn, vì muốn em tôi nên thân!
Hổ nghiêm nghị:
- Còn nữa, thời Đông Chu, Tề Tương Công muốn tranh bá, nhưng bởi đắm sắc nàng Văn Khương, người em một cha khác mẹ, khiến thân không vẹn, quốc chẳng hưng. Công tử Tiểu Bạch nghe lời Bão Thúc Nha, khuyên cha lắm điều hay. Làm cha mà để con điểm khuyết, đó là bất xứng! Lỗ Hoàn Công vâng lịnh nhà Chu, sang lo hôn ước cho Tề Tương Công cùng nàng Vương Cơ. Thế mà Tề Hầu vì bị lộ chuyện tư thông với phu nhân của Lỗ Hầu là nàng Văn Khương, đã ra sát hại Lỗ Hầu, đó là bất nghĩa! Sau khi Vương Cơ nhìn rõ Tề Tương Công là kẻ dâm loạn, nàng sinh sầu đến thác. Tề ngại Chu chinh phạt vì ngược đãi Vệ Kiềm Mâu nên truyền Liên Xưng, Quản Chí Phủ ra trấn biên và hứa sẽ cho người hoán đổi vào mùa dưa sau. Đến hẹn, Tề Hầu vì lạc thú cùng góa phụ Văn Khương nên không giữ thệ. Đó là bất tín. Làm vua một nước mà bất xứng, bất nghĩa, bất tín thì bị tán mạng vào tay một bày tôi vô danh như Liên Xưng, quả là oan uổng cho một thời vang bóng!
Côn gầm:
- Anh hết đem chuyện nay, lại đưa chuyện xưa để ô mỵ tôi à? Anh lạc đề rồi!
Hổ lắc đầu:
- Ô mỵ? Lạc đề? Không đâu côn ạ! Anh làm nhục chú là anh tự mắng anh sao? Quyền huynh thế phụ mà! Thượng bất chính, hạ tắc loạn đấy chú! Cha lắm của, lắm quyền ở ngày còn trẻ, cha quên kiềm thúc mình. Tuy chú hiểu chuyện mà được nuông chiều nên chú không nghe lời cha. Tôi hiểu cha, tôi biết bổn phận của tôi nên tôi giữ mực thước để thay cha gìn em. Cha lầm, con lỡ thì giao nhục đấy Côn ạ!
Cha và ông Cả như nước với lửa. Cha hạ mình để tạ lỗi ông Cả, nài nỉ chú đính hôn với Minh để chính thức hóa đứa con trong bụng của Minh và ngăn con đường tình tội lỗi của chú hướng về Nguyệt. Thế mà chú làm ngơ để Minh làm sẩy thai con của chú. Chú toan dùng đòn ăn chơi để dụ Nguyệt vào tròng, khiến cha và ông Cả phải thương lượng việc gả bán với bác giáo về Tân, Nguyệt.
Minh nhẹ dạ để chú hành động sở khanh. Gái dại thì cam thân, có thể tạm nhận như vậy đi. Nhưng chuyện cha và ông Cả xây dựng hôn nhân cho chú và Nguyệt đâu có khó! Tại sao phải hạ mình cầu cạnh bác giáo, đem con gái quí mà gán cho thằng khờ? Bác giáo là người cao kiến và độ lượng. Cha và ông Cả là người khôn lanh. Họ biết rõ Nguyệt yêu Tân không đậm, trước sau gì cô ả cũng cho chàng Tân ôm sầu. Bác giáo cho con một bài học tình ái đầu đời, có mất mát gì đâu?
Kẻ cả chơi trò tròng tréo như vậy là tránh cho chú và Nguyệt một lỗi lầm có hại. Nhưng chờ đến kết quả hiện thực thì vừa mất giờ vừa bất trắc. Anh làm khác họ, nói xa nói gần đến chừng nào chú hiểu ý thì thôi! Côn à, chú không khờ, chú mù vì yêu thôi! Chuyện Tề Tương Công và nàng Văn Khương là đề tài không lạc đề và không nhằm ô mỵ chú chút nào hết!
Côn chớp mắt:
- Có nghĩa là...
Hổ ngắt lời:
- Hồn ai nấy giữ! Lòng ai nấy sáng! Nói ra nó làm sao ấy chú ạ! Tôi là kẻ hốt thuốc, cho toa.
Bỗng từ xa có tiếng thì thầm. Côn bảo:
- Dường như Tính, Nguyệt đang tới. Ta nên ẩn để xem họ toan tính gì!
Hổ ôn tồn:
- Anh không còn hứng thú kích người nữa. Ai làm gì mặc họ, đó là tự do cá nhân! Anh muốn gặp họ là để minh xác điều đó, bởi mình đã nghe Lương du vào chuyện gái trai một cách nhảm nhí. Không ngờ vướng vào vòng chính trị!
Bóng người càng gần. Hổ, Côn lẩn tránh. Bọn họ vẫn mổ xẻ vấn đề đang bàn cãi:
- Đang ăn yên, ở yên, sao Điệp lặng lẽ ra đi vậy? Tôi đoán cậu bị động ổ?
Điệp ôn tồn:
- Tôi thì không. Mã tà khám nhà như anh chị đã kể, là do chúng nghi cha tôi đang gieo mầm cho thanh niên. Còn tôi trở lại vì có ý tầm người yêu thôi anh Tính ạ!
Nguyệt chen vào:
- Chuyện khá hấp dẫn. Về nhà nói chẳng tiện, ta ngồi xuống đây, vừa ngắm trăng hóng gió, vừa bàn chuyện xem chúng tôi có giúp được Điệp điều gì chăng!
Tính tán đồng:
- Ý kiến hay! Hãy đề cập chuyện Thanh Niên trước để chúng tôi học hỏi. Chuyện tầm người, chắc chắn tôi giúp cậu dễ như trở bàn tay.
Điệp vấn:
- Anh, chị là người của Thanh Niên?
Nguyệt nhanh miệng:
- Không! Cao trào đang lên, hiểu rõ để đánh giá và tránh mang tiếng hủ lậu, chẳng biết gì! Mình đang tuổi thanh niên mà.
Điệp chân thành:
- Thế càng hay! Nếu anh, chị muốn rõ để học hỏi thì phải nói thời khai sinh và biến thể qua các cao trào vậy.
Năm 1940, Pháp bại trận. Tại Vichy, Thống chế Pétain lập chính phủ thân Hitler. Một mặt ông thần thánh hóa lãnh tụ để thu hút quần chúng. Mặt khác ông đoàn ngũ hóa thanh niên để làm hậu thuẫn.
Đề đốc Hải quân Decoux thay Toàn quyền Đông dương Catroux, cũng áp dụng chính sách trên, bằng cách lập phong trào Thanh Niên Thể Dục Thể Thao. Trung tâm huấn luyện đặt tại Phan Thiết. Từ đó, ngầm sinh Thanh Niên Nghĩa Dũng Đoàn, Tiền Phong Cảm Tử Đoàn, Thanh Niên Ái Quốc Đoàn...
Khi Nhật và Đồng minh khởi chiến, Thanh Niên Phòng Thủ Thụ Động ra đời, từ quận tới thị xã. Đoàn sinh mang băng tam tài, còi báo động, tập cứu thương, cứu hỏa hàng ngày...
Ngày 9-3-1945, Thanh Niên Tiền Phong ra mắt quần chúng tại vườn Ông Thượng với thủ lãnh là Nguyễn Vĩnh Thạnh.
Để trắc nghiệm sự ủng hộ của quần chúng đối với Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong, Lãnh sự Nhật là Jida cho tổ chức tiệc trà tại số 14 đường Charner và lập ra một Uỷ ban Quản trị, gồm 20 người, trong số đó có Hội trưởng Kha Vạng Cận, Thư ký Phạm Ngọc Thạch, Thủ lãnh Thể thao Nguyễn Văn Thủ, Thủ lãnh Thanh niên Thái Văn Lung. Những người còn lại phụ trách ban Huấn Luyện, Tuyên Truyền, Xã hội, Tài Chánh, Y Tế, Phụ Nữ.
Dưới Thủ Lãnh là Tráng Trưởng, Thiếu Trưởng. Đoàn viên: tráng niên trên 20 tuổi, thiếu niên dưới 20 tuổi.
Giáo điều của Thanh Niên Tiền Phong là tổ quốc, danh dự, hào hiệp, kỷ luật, trong sạch.
Đồng phục: áo sơ mi trắng ngắn tay, quần đen ngắn, nón rơm, dép. Phù hiệu nền vàng sao đỏ, có ghi T.N.T.P. Chào nhau bằng tay trái. Bàn tay đặt lên vai, đứng nghiêm. Bài ca của Đoàn là Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước.
Thanh niên đã tận tình lao động dưới nắng mưa để cứu đồng bào bị máy bay oanh tạc, khiến họ thu phục được lòng dân. Ban Tuyên Truyền còn dạy thanh niên về chính trị, phòng thủ. Họ rỉ tai với nhân dân về thời cuộc.
Ngày 1-7-1945, Thanh Niên Tiền Phong làm lễ tuyên thệ tại vườn Ông Thượng. Người ta nhìn cờ bay trước gió, nghe bài ca Thanh Niên Hành Khúc, nhìn thanh niên diễn hành, ai cũng cảm động rơi nước mắt. Riêng thanh niên, họ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, họ hy vọng đưa non nước đến vinh quang.
Ngày 19-8, Phụ Nữ Tiền Phong tụ tập ở Sân Vận Động Sài Gòn. Mưa rơi, gió lạnh mà lửa ái quốc đã bùng cháy trong lòng của họ.
Ngày 23-9-1945 Sài gòn tản cư. Một số quan lại không hiểu rõ ý nghĩa của Phong Trào nên đã xuyên tạc và gây khó dễ. Thanh Niên Tiền Phong dần dần tan rã.
Tại Nam Bộ, Trần Văn Giàu lập Thanh Niên Cứu Quốc Đoàn. Nhờ khéo vận động, đám trẻ từ Thanh Niên Tiền Phong, đa số đã hưởng ứng tập đoàn này. Đồng thời Giàu cũng lôi cuốn Phụ Nữ Tiền Phong bằng cách lập Phụ Nữ Cứu Quốc Đoàn.
Tháng 9-1945, chính tình miền Nam căng thẳng giữa Pháp với các thành phần quốc gia và cộng sản. Cộng sản Đệ Tam đã phỉnh gạt được các đoàn thể miền Nam, đứng ra lập chính quyền. Tại Đông Dương, họ được Anh, Mỹ, Nga, Tàu ủng hộ bảo toàn nền độc lập.
Điệp ngưng trong giây phút, đoạn cậu kết luận:
- trước, sẽ thừa nước đục để trả đòn. Xét ra, bọn mình khó có đất dung thân. Mình đã chọn định mệnh cho mình. Sinh nghề tử nghiệp là duyên. Hãy lấy câu sinh ký tử qui để sống cầm canh trong an vi vậy!
Vừa lúc ấy ông cựu Hội Đồng bước vào. Ông trực nhập:
- Khổ tâm quá anh giáo ạ! Mấy ông cán Cộng đang xúi tá điền ngưng đong thóc trả tôi, nhưng lại thu gom, nại thế nuôi quân. Tôi làm già. Nông dân vừa trả hụ hợ, vừa mượn oai hùm, dọa cho tôi mò tôm. Thật là bất công!
Thầy Hương Quản ngứa nghề, vấn:
- Cán bộ xuất hiện bao giờ?
Ông Hội Đồng chán ngán, đáp:
- Lúc trước thì lén lút vào đêm. Bây giờ công khai ban ngày. Nhật ngã, Pháp suy, quốc gia yếu nên họ lộng hành!
Ông Hội Đồng quay sang cụ Chánh để vấn kế:
- Anh giáo bao giờ cũng sáng nước cờ. Tôi định bỏ của, dưỡng mạng. Anh liệu có nên chăng?
Thầy Hương Quản vốn không ưa bản tính của ông Hội Đồng. Lúc hưng ông hách, lúc suy ông lộ nết hùm hóa thỏ. Thầy nghe thấy ông tỏ giọng hèn, vội buông lời châm chích:
- Anh Hội Đồng à! Anh từng ăn lộc Pháp thì giờ đây anh phải trả nợ về Lang Sa. Dầu cho anh có đào hang, trốn chui trốn nhủi thì bọn Việt Minh cũng un khói cho anh trổ ngách xuất đầu lộ diện mà thôi!
Ông Hội Đồng thành công tài chánh là do dùng cái khiên nhịn nhục đỡ phía trước, bàn tay hám lợi lùa của thiên hạ vào kho báu phía sau. Ông không giận lời trêu cay nghiệt mà lại vừa cười hì hì, vừa ngọt ngào cám cảnh:
- Anh Hương Quản quả thật sáng suốt, đã vạch rõ cho tôi cái nhân và cái quả, nhưng anh không dạy phép đỡ đòn. Vậy, tôi muốn thưa với anh giáo một việc.
Cụ Chánh tự nãy giờ ngồi nghe hai con hùm đánh võ mồm. Bây giờ bất chợt bị gõ cửa nên đành đáp lễ:
- Chẳng mấy thuở anh Hội Đồng mới nhờ cậy. Chuyện dầu trọng đại đến đâu, ta lấy lòng thành đãi nhau thì đều ổn cả!
Ông Hội Đồng lấm lét nhìn thầy Hương Quản, đoạn ngỏ ý:
- Quả đúng như vậy! Trước kia, vụ con Nguyệt, con Minh động trời như vậy mà nhờ anh giáo can gián, nhờ anh Hương Quản nới tay nên gia trung chúng tôi vượt qua đại hạn.
Thầy Hương Quản được dịp kể công. Thầy đắc ý, cao giọng:
- Anh Hội Đồng à! Phép vua thua lệ làng là ở chỗ đó. Sự đồng thuận là yếu tố hữu hiệu để giải quyết vấn đề pháp lý. Thế có đúng chăng anh giáo?
Đã bị vấn thì cố mà đáp, cụ Chánh ôn tồn phân giải:
- Chuyện cháu Nguyệt, cháu Minh là hiện tượng xử chìm xuồng! Tuy rằng sự đồng thuận phát sinh hiệu lực pháp lý bất thành văn trên phương diện dân sự tố tụng, nhưng vẫn còn tồn đọng yếu tố tội phạm về mặt hình sự tố tụng.
Thật vậy, nếu nguyên đơn trở quẻ, họ chống án thì bị cáo sẽ vác chiếu ra tòa. Cháu Minh có thể bị gán tội sát nhân bởi thai nhi chưa được giảo nghiệm trước khi bị thả trôi sông!
Chuyện Hội Tề xử chìm xuồng là vi luật, không nên tái diễn, hầu tránh tội đồng lõa, hay ít nhứt, khỏi bị khiển trách làm thiên lệch cán cân công lý!
Ông Hội Đồng tái mặt:
- Cháu bị sẩy thai mà anh giáo?
Cụ Chánh chậm rãi chỉ điểm:
- Thai nhi không được cấp báo để giảo nghiệm mà lại đem phi tang. Xác thả trôi sông. Thai nhi không được bác sĩ khám. Chỉ có bác sĩ hữu quyền mới tạo biện chứng trước tòa để thẩm định buộc hay tha!
Thầy Hương Quản áy náy:
- Làng xã có ai được thuần huấn về luật đâu anh Hai?
Cụ Chánh nghiêm giọng:
- Chính tôi cũng chẳng sành, nhưng lấy lương tâm để luận khi được hỏi đến. Chuyện này xin dành lại cho giới chức có thẩm quyền và chuyên nghiệp thôi. Nơi thâm sơn cùng cốc có lắm chuyện tai hại bằng trời mà cũng triệt tiêu! Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, chỉ là sáo ngữ mà thôi!
Ông Hội Đồng lại chuyển mục:
- Thưa anh giáo! Tôi cũng xin anh niệm tình bỏ qua chuyện thằng Côn xúc phạm cháu Tân đêm qua!
Cụ Chánh mỉm cười:
- Đó là chuyện con trẻ. Có sức chơi, có sức chịu là luật giang hồ. Tôi dạy con tại gia chưa đủ, Côn là thầy để dạy Tân học lấy đắng cay, vinh nhục. Anh Hội Đồng đáp nghĩa như vậy thật là vạn đội!
Vừa lúc ấy, cựu Hương Cả bước vào. Thầy Hương Quản niềm nở đón. Ông Hội Đồng và ông Cả lườm nhau. Cụ Chánh đưa ông Cả vào phân ngôi chủ khách xong. Cụ đến bàn thờ lấy chai rượu Martini et Rossi cùng hộp lạc rang và mấy cái cốc nhỏ, bày lên bàn. Cụ phân trần:
- Lâu lắm rồng mới đến nhà tôm đông đủ như thế này. Tuy đơn chiếc, tôi cũng thết khách những gì trong nhà có sẵn để tỏ thảo tình.
Nói đoạn cụ rót rượu mời. Sau đó cụ mở lời:
- Có chuyện chi đến anh Cả phải nhọc lòng quá bộ?
Ông Hương Cả nốc rượu, đánh khà khoái trá:
- Vụ con Nguyệt lại tái diễn!
Ông Cả chưa lọn ý, cựu Hương Thân xuất hiện, ông cất tiếng:
- Xin chào làng nước!
Ông Hương Thân tiếp lời ông Cả, bóp méo sự thật:
- Con Nguyệt và thằng Tính nghe lời con Mỹ tổ chức phục kích cháu Tân để tìm nguồn gốc của miếng ngọc gia truyền, kéo theo là trận tái phục kích của cháu Hổ và Côn. Bầy trẻ làm bậy, cha mẹ gánh phiền!
Ông Cả tiếp lời nói ngoa của ông Hương Thân:
- Phải! Tử bất giáo phụ chi quá! May là đủ mặt bạn bè, khỏi cực lòng đi đến từng nhà để giải hòa. Cả bọn chúng tôi sơ xuất trong việc con cái nên động đến quí tử của gia sư. Tôi đề nghị nâng ly giảng hòa.
Mấy cái đầu bạc gật gù gật gưỡng, nhậu!
Ông Hương Thân bản tính ồn ào, quên lẽ cẩn tắc bất cập. Ông đem chuyện trẻ con đổ vạ cho làng:
- Phong Trào Thanh Niên Cách Mạng càng làm tới. Họ rình rập ngày đêm, hết rỉ tai lại đem cờ xí, truyền đơn, biểu ngữ kết bè thả trôi sông để tuyên truyền chống Pháp, diệt cường hào ác bá. Mặt khác, Tây lùng sục, nghi nan dân tình, công chức. Đồng thời Đại Việt Dân Chính, Dân Chủ Đảng, Đại Việt Quốc gia Liên Minh, Đại Việt Quốc Dân đảng cùng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo tổ chức giành quyền tự chủ.
Thầy Hương Quản góp ý, lờ đi chuyện con nít:
- Cuộc chiến bùng nổ, Việt Pháp đang ghìm nhau. Đảng phái, dân chúng nổi dậy đòi quyền sống. Cá nhân chúng mình ở thế gọng kìm, tôi ngại lắm!
Ông Hương Thân bạo mồm, hù thầy Hương Quản:
- Anh Hương Quản lo là phải! Anh ân oán giang hồ hơi nhiều!
Thầy Hương Quản giọng rầu rầu, kể lể sự tình:
- Ăn cơm chúa phải múa tối ngày! Sinh nghề tử nghiệp oan trái! Hương Quản nào chứ Hương Quản này có bao giờ hống hách với dân đâu! Mình da vàng mà! Đâu phải ai làm việc cho Pháp đều là Việt gian cả! Đâu phải ai theo cách mạng cũng thuần yêu dân, yêu nước đâu! Sao gọi là ân oán giang hồ?
Ông Cả gật gù:
- Tây, Ta, chí sĩ đều có kẻ phá giới, nhảy rào cả! Guồng máy vô tình lắm. Trục nhỏ cưỡng lại vòng lớn sẽ bị nghiền nát. Anh có than thân cũng vô ích!
Ông Hương Thân thở dài, chống chế:
- Bao giờ mới có một guồng máy tốt? Cơ khổ! Tôi là người Minh Hương, thấy Cách Mạng 1789, Cách Mạng 1911 dựa vào nhân bản nên thờ Tôn Văn, treo cờ Thanh Thiên Bạch Nhựt, nào có nghĩa tôi xé rào đâu anh Cả?
Ông Hội Đồng ngứa mồm, gài ông Hương Thân:
- Anh treo cờ Thanh Thiên Bạch Nhựt và hình Tôn Văn? Vậy anh có biết nguyên nhân, hậu quả của việc mình làm không?
Ông Hương Thân tự ái, quên cả giữ gìn, vội dài dòng:
- Tôn Dật Tiên là ông tổ của cuộc Cách Mạng ở Trung quốc. Ông được xem là quốc phụ của dân Hán, vì đã đưa họ thoát vòng hệ lụy của tập đoàn phong kiến Mãn Thanh, tránh được sự thôn tính của liệt cường Âu châu.
Tôn Văn sinh tại xã Tuý Hương, huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông. Cha là Tôn Đạo Truyền, làm nghề thợ may ở Ma Cao.
Lúc thiếu thời, ông học trường Công giáo ở Honolulu. Ông đỗ y khoa tại Ma Cao, đổi tên là Tôn Dật Tiên.
Năm 1895, ông bước vào chính trường. Do ảnh hưởng Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, ông thấm nhuần tư tưởng của J.J. Rousseau, Montesquieue, Voltaire, ông liên lạc với vua Quang Tự để lật đổ Tây thái hậu, nhằm phá cổ duy tân, chuyển ác lập thiện. Âm mưu bất thành, Quang Tự bị đầu độc, Tôn Dật Tiên sang Mỹ để hoạt động.
Năm 1900, Bát Quốc Liên Quân buộc Thanh triều ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng.
Năm 1901, chính biến Mậu Tuất thất bại, ông sang Nhật, Âu để cầu viện.
Ngày 10-10-1911, Cách Mạng Tân Hợi thành công ở Vũ Xương, lan dần Hán Khẩu, Thượng Hải. Chế độ Cộng hòa ở Nam Kinh được thành hình.
Ngày 1-1-1912, Tôn Dật Tiên được công nhận làm Tổng thống lâm thời của Trung Quốc Cộng hòa. Sau đó Viên Thế Khải được Nghị hội Cách mạng bầu làm Tổng thống, Tôn Dật Tiên làm giám đốc thiết vận. Mặc dầu Quốc Dân đảng thắng thế trong cuộc bầu cử, Viên Thế Khải giải tán quốc hội, khủng bố cách mạng.
Năm 1913, cuộc đảo chính Viên Thế Khải bất thành, Tôn Dật Tiên trốn ra nước ngoài. Viên Thế Khải công bố hiến pháp, ấn định nhiệm kỳ Tổng thống là 10 năm.
Năm 1915, Nhật chiếm Sơn Đông, buộc Viên Thế Khải chấp nhận nhị thập nhất điều. Viên Thế Khải xưng vương. Dân vận động tổng khởi nghĩa, Khải buộc lòng trở lại chế độ Cộng hòa. Thất thời, Khải tự tử. Lê Nguyên Hồng lên thay.
Đệ Nhị Thế chiến bùng nổ, liệt cường đưa Trung Hoa lâm chiến với Đức. Tôn Dật Tiên gửi kháng thư cho Anh. Trung quốc bị loạn sứ quân Mãn Châu, Hoa Bắc, Hoa Nam.
Năm 1921, Cách mạng thành công tại Hoa Nam, thiết lập Đệ Nhị Cộng Hòa, Tôn Dật Tiên là Tổng thống. Lúc ấy Quốc Tế Cộng sản thành hình ở Nga, Tưởng Giới Thạch được cử sang Moscou để cầu viện. Nga cử phái bộ Borodine và Galen, trong số đó có Lý Thụy, sang vấn chính.
Tháng 6-1924, với cố vấn Nga, trường võ bị Hoàng Phố được thành lập, dưới sự điều khiển của Tưởng Giới Thạch.
Năm 1924, Bắc Kinh cử Đoàn Kỳ Thụy, Tào Côn; Nam Kinh cử Hồ Hán Dân để dự Hội nghị Thống nhất Trung quốc.
Ngày 31-12-1924, Tôn Văn đến Bắc Kinh và từ trần ngày 12-3-1925.
Ông Hội Đồng rót rượu trao cho ông Hương Thân:
- Đây là ly rượu thưởng, chúng tôi đã rõ ông là ai rồi.
Ông Hương Thân tiếp nhận. Trước khi cạn chung, ông nói:
- Xưa kia, nhà truyền giáo Tây phương biết dân Á châu thâm Khổng, bản chất cứng cỏi mà vẫn dấn thân. Tôi là loại dân cứng đầu đó. Tôi lại không đến đổi ngu để nhận thức giữa bạn và thù. Tôi rõ bạn thì ngại chi chuyện luận về cương lĩnh mình theo?
Hơn nữa, lẽ công bình đảng đã vạch rõ: tử dành cho kẻ phản, hiểm nguy ban cho kẻ anh hùng! Tôi há sợ chết mà bỏ truyền thông tư tưởng của đảng hay sao?
Nói đoạn, ông Hương Thân nốc chung rượu, hân hoan:
- Tiểu sử đảng và đảng trưởng không quan trọng bằng cương lĩnh. Cương lĩnh ích quốc lợi dân thì người mới chọn mà dâng hiến trọn đời.
Xin mời quý bạn cùng nghe.
Dân Trung Hoa biết được tư tưởng của J.J. Rousseau, Montesquieue, Voltaire qua Vạn Pháp Tinh Lý và Xã Ước Luận của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, nên không tin tưởng nền quân chủ thống trị bởi Hán tộc.
Tôn Dật Tiên đã tuyên bố tìm chân lý khó, thực hiện chân lý dễ. Giác ngộ quần chúng hiểu quyền lợi và nhiệm vụ quật cường, đó là tri nan; khi đã thông con đường để vùng dậy, đó là hành vị.
Điều sinh tồn của một dân tộc là sự tương quan giữa tư tưởng và chủ nghĩa: Chủ nghĩa là một tư tưởng, một tín ngưỡng, một lực lượng. Nhân loại khi nghiên cứu một chân lý, tư tưởng nảy sinh trước tiên, tín ngưỡng xuất hiện kế, tạo thành một sức mạnh sau đó.
Chủ nghĩa dân tộc là phương tiện sinh tồn của nhân loại. Chủ nghĩa này bị bỏ rơi, đồng thời chủ nghĩa thế giới bành trướng, dân tộc sẽ hủy diệt. Muốn phát triển chủ nghĩa dân tộc thì phải theo tiến trình: gia tộc, tông tộc, quốc gia. Đó là dục bình thiên hạ, tiên trị kỳ quốc. Muốn tu, tề, trị, bình thì cá nhân phải trung, hiếu, nhân ái, tín nghĩa, hòa bình. Đó là trung với dân, hiếu với quốc, ái dân như tử. Giữa dân và quốc, phải vô hiệu hóa chủ nghĩa đế quốc để duy trì địa vị dân tộc trên trường quốc tế, trong nhân loại.
Chủ nghĩa Dân Quyền và Nhân Sinh là đường lối gây thực lực chính trị. Chính là chúng nhân chi sự. Trị là quản lý công việc của mọi người. Như vậy, dân có quyền chăm nom công việc chính trị. Quyền là lợi khí quan trọng để bảo vệ sự sinh tồn của nhân loại, thiết lập một nền chính trị dân chủ cho Trung quốc. Uy quyền của nhân loại trải qua bốn thời kỳ: hồng hoang, thần quyền, quân quyền, dân quyền. Thời hồng hoang, người dùng sức tranh với thiên nhiên và thú, chưa biết dùng quyền. Thời thần quyền, người tranh với trời. Thời quân quyền, người tranh với người, quốc gia tranh quốc gia. Thời dân quyền, dân tranh với vua, quan; người lương tranh với kẻ ác; công lý đương đầu với cường quyền.
Thầy Hương Quản nhìn cụ Chánh với sắc diện vui mừng:
- Anh Hương Thân có con mắt tinh đời. Chúng mình tuy làm việc cho Tây mà đích thực đều là công bộc vì đồng tiền. Tôi đang lo sốt vó để tìm con đường chọi lại mọi áp lực chính trị. Anh ấy đã lái chí hướng của tôi.
Chúng ta sẽ gặp nhau có ngày.
Ông Hương Cả móc họng ông Hội Đồng vì thù xưa:
- Anh Hương Quản đã tìm được đường thoái, còn anh Hội Đồng nên thức thời một chút. Mê bơ sữa quá, nhắm mắt ôm chân Tây, có ngày Việt Minh họ cắt đầu treo gốc cẩm để hù trẻ đó!
Ông Hội Đồng trả đũa. Ông cười hì hì, phản pháo:
- Tôi mất đầu. Thiên hạ nhìn cơ thể béo tốt cũng phán một câu thương tiếc: “Kẻ giàu sang sao không sống lâu để hưởng”. Nhưng có người, ngoài liêm khiết, trong mãi lọc lừa của dân đến ốm go gầy mòn. Khi họ làm thằng chổng trôi sông, thiên hạ bảo: “Hắn phì nhiêu giả tạo!”
Ông Cả lườm:
- Anh gài anh Hương Thân móc cả ruột gan ra để trình làng. Anh muốn gì ở tôi mà móc ngoéo vậy?
Ông Hội Đồng bưng chung rượu nốc cạn. Đoạn ông cười hì hì, đáp:
- Tôi đâu nêu đích danh Cả, sao Cả ra miệng? Tôi chỉ đề cập đến rể con của họ, gây khó cho cha vợ thôi!
Ông Hương Cả sừng sộ:
- Anh nói trắng trợn như vậy còn trả treo làm gì?
Ông Hội Đồng phân trần:
- Thằng Tính, rể tương lai của anh, nó ve vãn thằng Hổ, thằng Côn con tôi, thằng Lương con anh Hương Hào, thằng Tân con anh giáo nhập Thiên Địa hội. Bộ nó muốn bầy trẻ bỏ học hay sao?
Ông Hương Thân đỡ lời:
- Anh Hội Đồng cho phép tôi phát biểu. Thằng Tính là con trai tôi, tôi đã ảnh hưởng nó. Tâm địa của nó thường theo đuổi ý tưởng tha nhân. Gặp ai nó cũng mời gọi thương nước yêu nòi. Tình cảm không đủ hiệu lực lôi cuốn người hơn lý tưởng họ hằng mong. Con tôi có tâm địa nhưng thiếu khôn ngoan nên đã gây phiền bạn bè và cô bác, xin...
Thầy Hương Quản vội cướp lời:
- Anh Hương Thân lịch sự thái quá! Chuyện này cũng tương tự như kẻ bán có quyền quảng cáo, người mua tự do lựa chọn và quyết định. Như vậy, kẻ trách cứ, người xin lỗi, đều làm chuyện thừa thãi cả! Không ai có thể độc quyền yêu nước, nhưng người có lòng cũng chẳng nên làm ngơ khi quốc nạn. Sợ con thất học mà để mất nước, mất dân, dốt lại hoàn dốt. Trí thức lại thua thằng mù chữ như tôi hay sao?
Ông Hội Đồng tõn tè, lái sang chuyện khác:
- Thực ra tôi đang cùng đường nên mới sang đây vấn kế anh giáo, không ngờ gặp được anh Hương Thân, người mà tôi hằng ái mộ. Bầy trẻ nhà tôi mách rằng anh ấy là người của Thiên Địa hội. Tôi muốn nhờ quới nhơn tiến cử, nhưng e quá đường đột nên đưa đà nói chuyện chủ nghĩa Tam Dân để tìm chính quả.
Anh Hương Thân à! Nếu anh có lòng tha nhân xin anh trình bày nốt lai lịch và chủ trương để tôi thông suốt mà theo!
Ông Hương Thân từ tốn:
- Anh Hội Đồng có thiện ý như thế, tôi chẳng tiếc công. Việc vào Đảng cũng khá tế nhị, xin anh về suy cạn rồi tôi sẽ tiến cử đến kẻ có thẩm quyền nói hết, nói tất.
Thầy Hương Quản gật gù:
- Chúng ta quấy rầy gia chủ hơi nhiều, chuẩn bị nhổ neo là vừa. Nào! Dô! Dô!
Tất cả cử tọa đều hưởng ứng. Riêng ông Hội Đồng chỉ nâng ly và phẩm bình lời nói ngọng của thầy Hương Quản:
- Ông thần lưu linh mà đọc ám tả thì trò nhỏ đành cắn bút chào thua! Vô thì vô!
Ông nốc cạn và đánh khà một tiếng có vẻ khoái trí.
Ông Hương Cả nhớ hận cũ nên đỡ đòn cho thầy Hương Quản:
- Người dốt chữ nghĩa có thiện chí thì còn hy vọng hay chữ, chứ kẻ dốt nhân cách, có căng nọc đét đít, tính mất nết cũng tồn căn!
Ông Hương Thân giảng hòa:
- Chúng mình là kẻ đồng hội đồng thuyền, trống đánh xuôi kèn thổi ngược mãi, chìm xuồng thì chết cả!
Ông Hội Đồng cười hì hì:
- Ngày xưa háo thắng, háo danh, háo sắc, háo tiền tài nên tôi làm bậy hơi nhiều, anh Hương Cả dạy cũng phải lời. Xét cho cùng, bầy trẻ bây giờ khá giác ngộ nên nhìn gương mà bọn già chúng mình đáng ngả mũ chào. Tôi dù có lì như trâu, roi đòn thời gian giáng xuống lương tâm đau lắm, đâu cần phải bị căng nọc, chịu ăn roi mới chừa! Những gì tôi xúc phạm tới bạn bè ngày trước, cũng xin niệm tình bỏ qua:10px;'>
- Đồng hội đồng thuyền là thế đấy!
Điệp cười và bày tâm tưởng:
- Điệp luôn luôn duy tâm. Điệp tin, mọi chuyện trên đời đều do con tạo xoay vần. Lớp lang nằm trong trật tự đã được an bày, đầy đủ éo le, gay cấn. Kẻ mất, ôm niềm cay cú. Người được, bộc lộ hân hoan. Thiên đàng, địa ngục cân phân, đang mở cửa chực chờ. Tình cảm đa cung đa bậc, thúc giục âm nhạc nảy sinh, cuồng nộ khơi mầm, điều lành ban bố, tội ác phô trương, đạo pháp ra đời, luật người khởi động...
Tính trêu:
- Khá khen cho cậu thông minh, nhưng lém vặt! Cậu đã đoán tôi là ai, nên cậu mới phơi bày tâm khảm. Cậu thân với Tân và A Phùng mà cậu giấu nhẹm tông tích. Cậu liên kết chặt chẽ với thân phụ của họ mà ém cung. Cậu đi công tác mà dám bảo chỉ tầm người!
May cho cậu đấy! Cậu gặp tôi, cậu không vướng họa mà lại được ngọc. Đó là phước đức lập trùng.
Điệp mừng rỡ:
- Thế anh là...
Tính tiếp lời:
- Cậu hữu lý lắm! Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Đã mấy thế hệ trôi qua. Hai họ của chúng ta lưu lạc giang hồ. Tìm người như thể tìm chim. Thế mà chúng ta từ bể bắc lại trùng phùng bể nam.
Nguyệt chen vào, chúc tụng:
- Điệp hòa Mỹ, đúng là châu hoàn Hiệp Phố!
Điệp hân hoan:
- Người ngọc của Điệp tên Mỹ? Người hẳn đẹp như tên?
Tính nghiêm nghị:
- Gia phả đã rõ, nhưng chứng tích có chăng?
Điệp lo lắng:
- Có. Nhưng Phụng, em gái của Điệp, đã trộm ngọc trao cho Tân nên Điệp mới tìm Tân để xin lại.
Tính dò xét:
- Tôi thì không đặt thành vấn đề, nhưng cha mẹ tôi thì trọng nghi thức. Hơn nữa, Mỹ thấy ngọc trong tay Tân, nó nghĩ Tân là ý trung nhân của nó, nó đã cảm nhưng muốn xác tín để nó sẵn sàng trao thân, nó giục tôi khám phá.
Nếu ngọc vào tay Tân, cậu có cam lòng để cho Mỹ cùng Tân nên duyên cầm sắt không?
Điệp phân vân:
- Tôi không muốn mất Mỹ mà cũng không muốn làm mất lòng Tân. Tân là người trung tín, đáng quí. Nhất là Phụng rất thương Tân. Nó không muốn Tân bị mất sỉ diện.
Nguyệt bàn:
- Cậu mâu thuẫn mất rồi, cân phân không hợp lý. Cậu phải bằng mọi giá giữ lấy Mỹ, đưa Tân về với Phụng. Đôi đàng đều đẹp cả!
Điệp cúi đầu:
- Chỉ còn cách chinh phục Mỹ quên ngọc. Tòng phu chứ đâu tòng ngọc!
Nhưng không sao! Tân rất quân tử, tôi nói phải, tất anh ấy sẽ nghe.
Tính thách đố:
- Nếu Tân đánh mất ngọc hay quyết giữ lấy thì sao?
Điệp tươi nét mặt:
- Nếu Tân mất ngọc thì trời giúp tôi. Tôi hơn Tân về gia phả. Tân không hoàn ngọc, đó là hành vi tự giết chết tình yêu giữa Mỹ và Tân.
Điệp tỉnh ngộ:
- Dù cho cầm ngọc di chứng trong tay hay không, mình vẫn lợi thế hơn Tân. Vậy mà cứ nghĩ quanh. Yêu nên sinh mù!
Nguyệt an ủi:
- Ngưu lang nên đến gặp Chức nữ thì vừa!
Đợi bọn họ đi xa, Tân dìu Mỹ ra khỏi nơi ẩn. Hai người chỉnh trang y phục. Tân toan thốt lời nhận tội, hối tiếc những việc đã làm đời Mỹ mất mát. Mỹ đưa ngón tay giữ miệng người yêu. Cô ôm Tân hôn nhẹ, mắt long lanh, cô nhìn trân trối, trao ngọc, dặn dò:
- Cái gì của anh là của anh vĩnh hằng!
Tân nhìn theo Mỹ cho đến khi hồng nhan khuất bóng. Tân quay về, ngang qua đình làng. Cuộc vui vẫn liên tục nhưng lòng Tân mang nặng một nỗi sầu tư. Cảm giác ngây ngất lúc hai đứa tay trong tay, thân kề thân còn vương vấn. Hương mái tóc mềm còn thoang thoảng đâu đây. Nụ hôn cuối còn nghe ấm. Lời thệ nguyện của nhau vĩnh hằng, nhưng thân xác của nhau sẽ nghìn trùng xa cách. Một thứ tình yêu thật lãng mạn, nhưng để làm gì chớ? Tại sao không bên nhau suốt đời mà lại cách nhau vĩnh viễn? Cậu ngậm ngùi: “Người đâu gặp gỡ làm chi!” Một phút lỡ lầm, trăm năm vương hận.
Khi đến nhà, Tân đẩy cửa bước vào. Cậu thấy cha còn ngồi bên án thư đọc sách. Đúng là cha đang chờ mình. Tân mặc cảm tội lỗi, cậu bày tỏ cảm tưởng:
- Con đi hoang để cha ngồi đợi, con cảm thấy áy náy vô cùng!
Cụ Chánh trấn an bằng lời dò hỏi đẩy đưa:
- Có lẽ con trải qua nhiều trò chơi hào hứng nên vết hằn còn đậm châu thân?
Tân che giấu bộ mặt đưa đám, cậu cười cầu tài:
- Cuộc chơi nào cũng thường để lại hoài cảm vui buồn lẫn lộn cả cha ạ! Con xin phép đi tắm gội.
Cụ Chánh gỡ kính, mỉm cười, truyền:
- Hãy ngồi xuống ghế để cha kiểm chứng bài học vỡ lòng khi con hạ san!
Cụ đi quanh Tân, vừa quan sát vừa điểm khuyết:
- Đầu bù tóc rối, áo ngoài để lại cho người! Quần ống thấp ống cao, bám đầy bụi bẩn!
Cụ nhích gần Tân hơn, và tiếp tục kiểm điểm:
- Thân thể thoang thoảng hương lài, pha mùi ammoniac, mùi xà phòng nội hoá!
Cụ đứng hơi xa, soi mói nét mặt:
- Nụ cười gượng gạo, ánh mắt thoáng sầu.
Cụ quay lại án thư và trầm giọng:
- Con mất mẹ lúc tuổi hồng, con gần gũi cha nên cha rõ con khôn từ tuổi lên ba.
Trong giai đoạn tuổi xanh, con tỏ ra đa sầu đa cảm. Cha đoán vào tuổi thanh, con sẽ vướng hận tình! Vì vậy khi con xin trẩy hội, cha giả vờ trao cẩm nang để nhắc khéo con nên cẩn trọng khi giao du với bạn gái, phải chân tình đãi ngộ bạn trai. Hời hợt trong hai phương diện đó sẽ gánh hậu quả mâu thuẫn về tâm tình.
Cha nói thế, con nghĩ thế nào?
Tân than thân:
- Có lẽ con sinh ra nhằm vì sao xấu nên thường gặp cảnh phước bất trùng lai, họa vô đơn chí.
Cụ Chánh ngăn lại:
- Ở tuổi thanh xuân ôm nỗi bi quan chỉ làm tổn hại ý chí tiến thủ mà thôi!
Phước bất trùng lai khiến Tái Ông vừa chuốc họa con bị té ngựa và mất ngựa, nhưng nhờ thế mà quí tử khỏi cảnh da ngựa bọc thây ngoài chiến tuyến. Như thế, không hẳn họa vô đơn chí hoàn toàn xấu!
Đời người cũng không hẳn thiếu song hỷ. Đây là biện chứng:
Vương An Thạch, thời Bắc Tống, lúc còn là thư sinh, trên đường kinh thí, khi dừng chân tại quán trọ của viên ngoại họ Mã, thấy chiếc đèn kéo quân kén rể có câu: “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ”, có nghĩa đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt, quân ngừng bước.
Thạch đắm sắc tiểu thư nhà họ Mã nhưng không đối đáp được, đành lên đường dự thí.
Tại trường thi, Thạch ngang điểm cùng hai thí sinh khác. Để lấy điểm phúc khảo, giám quan nhìn lá cờ có tượng hổ, ứng khẩu: “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển, hổ tàng thân”, có nghĩa: cờ bay hổ, hổ bay cờ, cờ cuốn, hổ tàng hình. Vương An Thạch lấy câu xuất của viên ngoại họ Mã để họa câu xướng của giám quan.